Về mức độ hiểu biết của người xem về các chương trình có vấn đề của VTV...72.. Chưa có một cuộc nghiên cứu chính thức nào về phản ứng của người xem trước các chương trình có vấn đề của V
Trang 1Mục lục
A TÓM TẮT 1
B NỘI DUNG CHÍNH 3
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CUỘC NGHIÊN CỨU 3
1 Bối cảnh cuộc nghiên cứu 3
2 Lí do tiến hành cuộc nghiên cứu 3
3 Vấn đề nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu 4
4 Mục tiêu nghiên cứu 4
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
II Phương pháp nghiên cứu 5
1 Phương pháp thu thập dữ liệu 5
2 Thiết kế mẫu nghiên cứu 5
3 Thiết kế bảng hỏi 6
4 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu 7
5 Thu thập dữ liệu và công việc ở hiện trường 7
6 Những thay đổi so với bản đề xuất nghiên cứu ban đầu 7
III Kết quả nghiên cứu 7
1 Về mức độ hiểu biết của người xem về các chương trình có vấn đề của VTV 7
2 Về cảm nhận của người xem trước các chương trình có vấn đề của VTV 14
3 Về hành động của người xem sau khi xem các chương trình có vấn đề của VTV 15
4 Về ý định của người xem với các chương trình của VTV và cả đài VTV 17
5 Kết quả về kỳ vọng của người xem với cách giải quyết các chương trình có vấn đề của VTV 20
IV Kết luận và kiến nghị 22
1 Kết luận 22
2 Kiến nghị 23
C Phụ lục 26
I Bảng hỏi hoàn chỉnh 26
II Hệ thống bảng biểu SPSS 32
III Danh sách đáp viên 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO………
Trang 2A TÓM TẮT
Đài truyền hình Việt Nam là kênh thông tin chính thống và được đa số người dân chấp nhận và tin tưởng Gần đây, có nhiều chương trình của VTV khi phát sóng đã gây ra những tranh cãi trong dư luận Chưa có một cuộc nghiên cứu chính thức nào về phản ứng của người xem trước các chương trình có vấn đề của VTV nên có thể coi là bản nghiên cứu sơ bộ về nội dung này
Để tỉm hiểu được phản ứng của người xem, nhóm đi trả lời cho 5 câu hỏi nghiên cứu lớn (mức độ hiểu biết, cảm nhận, hành động, ý định và mong muốn cách giải quyết của VTV từ phía người xem) Để từ đó, biết được thực trạng phản ứng của người xem với các chương trình của VTV, với đài VTV và nêu ra các đề xuất, kiến nghị cần thiết Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp nghiên cứu điều tra phỏng vấn với số lượng mẫu là 211 người
Kết quả nghiên cứu như sau:
- Về mức độ hiểu biết, có 74,5% người được hỏi biết đến các chương trình có vấn đề của VTV Định nghĩa về các chương trình có vấn đề là như thế nào còn tùy thuộc vào mục đích xem VTV của mỗi người Tuy nhiên, với VTV, chủ yếu
họ xem để cập nhật các thông tin thời sự và giải trí (phim truyện, show truyền hình) nên họ cho rằng các chương trình có thông tin không chính xác, khách quan là những chương trình có vấn đề
- Về cảm nhận của người xem, có hai cảm nhận chính là “Giảm lòng tin với VTV” và “Tiếp tục tin tưởng VTV” Có sự liên quan mật thiết giữa độ tuổi và cảm nhận của người xem Nhóm người xem trẻ tuổi (dưới 35 tuổi) có một tỉ lệ khá cao cảm thấy mất lòng tin ở VTV ( khoảng 30-35%) nhưng cũng có một tỉ
lệ khác là Không quan tâm và vẫn tin tưởng VTV Còn nhóm người xem trên
35 tuổi thì đa số vẫn tin tưởng VTV Nhìn chung, có thể nói: Nhiều người xem vẫn tin tưởng VTV, tuy nhiên một số lượng không nhỏ đã bắt đầu cảm thấy mất lòng tin ở VTV
- Về hành động của người xem, đa số họ có tìm hiểu và bàn luận sau khi thấy các chương trình có vấn đề Hầu hết tìm hiểu qua mạng và bàn luận với nhau để phân tích rõ hơn các vấn đề mà họ nhận thấy
- Về ý định, với cả chương trình có vấn đề: có 2 xu hướng chính là “ Hạn chế xem” và “Tiếp tục theo dõi bình thường” Còn về với cả đài VTV, thì đa số người xem sẽ tiếp tục theo dõi VTV với tần suất như bình thường
- Về cách giải quyết: Khá nhiều người xem chưa biết đến các cách giải quyết của VTV Với các trường hợp đã biết, đa phần họ cảm thấy chưa hài lòng với cách giải quyết của VTV Họ mong muốn VTV sẽ “Lên tiếng giải thích về các vấn đề” để giải đáp các thắc mắc của họ, và “Chính thức gửi lời xin lỗi tới người xem” nếu chương trình có sai sót hay những gì không đúng
Trang 3Kiến nghị, đề xuất danh cho đài VTV.
Về phần nội dung:
- Nên có một bộ phận chuyên trách kiểm duyệt kĩ càng nội dung, thông tin chính xác chưa, có phù hợp với thuần phong mỹ tục không,… Bộ phận này VTV đã
có, tuy nhiên chưa thực sự kiểm soát tốt, để nhiều chương trình gây tranh cãi
Để hoạt động hiệu quả hơn, cần đưa ra chế tài khen thưởng, xử phạt rõ ràng
Về quản lý thông tin:
- Lập ra chuyên mục, website quản lý thu thập phản hồi của người xem Để từ
đó, nắm rõ và trước hết các thắc mắc của người xem, kịp giải thích và đưa ra phản ứng, trước khi bị truyền thông dẫn lối và bị động xử lý
- Đẩy mạnh hoạt động hòm thư điện tử và đường dây nóng sẵn có, lập ra một số chuyên phản ánh các sai sót của các chương trình
Về cách giải quyết
- Khi xuất hiện chương trình có vấn đề, gây tranh cãi trong dư luận Lập tức có một bộ phận đứng ra giải thích những thắc mắc nghi vấn cho người xem Những giải thích này có thể được đưa ra dưới dạng thông cáo báo chí, qua văn bản rõ ràng trên fanpage chính thức của cả chương trình và kênh truyền hình phát sóng (VTV1, VTV3 )
- Khi phát hiện ra thực sự lỗi sai là ở phía VTV, cần thể hiện lời xin lỗi một cách chân thành và cám ơn người xem đã quan tâm đến chương trình…
Sự chân thành và minh bạch luôn được mọi người đón nhận tích cực
Trang 4I NỘI DUNG CHÍNH
II GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CUỘC NGHIÊN CỨU
III Bối cảnh cuộc nghiên cứu
Ngày nay, mọi người tiếp cận thông tin theo nhiều cách khác nhau chứ không chỉ đơn thuần qua báo giấy, sách giấy, radio và truyền hình quốc gia Thực sự, thế giới công nghệ thông tin đã thay đổi cách chúng ta tiếp nhận thông tin Đài truyền hình quốc gia VTV không còn là cách tiếp cận thông tin, giải trí,… ở một ví trí gần như “độc tôn” trước sự ra đời của hàng loạt kênh truyền hình trả phí, website, báo mạng, mạng xã hội, google,….Tuy nhiên, “Dù Việt Nam có tỷ lệ người sử dụng internet và tham gia mạng xã hội thuộc top đầu ở Đông Nam Á, nhưng TV vẫn là kênh thông tin trọng yếu
Và vẫn có trên 72% người Việt Nam tiếp nhận thông tin chủ yếu qua TV” theo ông Đoàn Duy Khoa - Giám đốc mảng nghiên cứu thói quen tiêu dùng của Nielsen Việt Nam
Người đọc, người xem có nhiều sự lựa chọn hơn tùy theo sở thích, nhu cầu và sự phù hợp với mình Hơn thế, các nguồn thông tin bổ sung cho nhau nhưng cũng cạnh tranh nhau gay gắt Đài truyền hình quốc gia tuy rằng là đài trực thuộc chính phủ, đặt dưới
sự bảo trợ của bộ Thông tin Truyền thông, đã có uy tín lâu năm, các thông tin chính thống đáng tin cậy bậc nhất,…nhưng cũng không tránh khỏi cạnh tranh và cần nhiều
nỗ lực đổi mới
IV Lí do tiến hành cuộc nghiên cứu
Trong tình hình đó, một số chương trình chiếu trên đài VTV lại gây ra những phản ứng, tranh cãi trái chiều trong dư luận Các bài báo, các dòng trạng thái trên mạng xã hội,…là chất xúc tác quan trọng khiến cho những cuộc tranh luận về các chương trình không dứt, và phản ứng có xu hướng ngày càng mạnh mẽ
Thực tế, chưa có cuộc nghiên cứu chi tiết nào về phản ứng của người xem trước các chương trình có vấn đề của VTV Một số báo cáo tổng kết có nhắc qua đến sự xuất hiện của các nhân tố liên quan đến các chương trình có vấn đề của VTV như Thống kê hàng tháng của BuzzMetrics về tần suất các sự kiện, người nổi tiếng được nhắc đến nhiều nhất trên Social Media,….Thực tế là chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về phản ứng của người xem trước các chương trình có vấn đề của VTV
Sợ mất lòng tin ở người xem, sợ tỉ lệ người xem giảm sút,…những tiêu cực và lo lắng này có căn cứ khi tần suất xuất hiện và độ lan toản thông tin, bàn luận ngày càng nhiều trên các phương tiện truyền thông gây ảnh hưởng Đây là những nguyên nhân nhóm quyết định tiến hành cuộc nghiên cứu này Để từ đó, biết được thực trạng phản ứng của người xem với các chương trình của VTV, với đài VTV và nêu ra các đề xuất, kiến nghị cần thiết
Trang 5V Vấn đề nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu
Phản ứng của người xem trước các chương trình có vấn đề của VTV
Mức độ hiểu biết của người xem về các chương trình có vấn đề của VTV như thế nào?
- Khái niệm các chương trình có vấn đề
- Những chương trình nào có vấn đề?
Cảm nhận của người xem về các chương trình có vấn đề của VTV như thế nào?
- Cảm nhận như thế nào (Tức giận, mất niềm tin, không quan tâm, tò mò, )
Người xem hành động như thế nào sau khi xem chương trình có vấn đề của VTV?
- Có hành động tìm hiểu hay không và tìm hiểu qua đâu?
- Có hành động bàn luận không, bàn luận qua đâu?
- Ý kiến của người xem là gì?
Ý định của người xem với các chương trình của VTV nói riêng và đài VTV nói chung
- Mức độ xem các chương trình có vấn đề đó nói riêng và toàn bộ các chương trình có vấn đề của đài VTV sau khi biết đến các chương trình có vấn đề như thế nào? (Tẩy chay, hạn chế, bình thường, quan tâm hơn) Tại sao?
Kỳ vọng của người xem về cách giải quyết của VTV?
- VTV có những cách giải quyết nào? Mức độ hài lòng của người xem về các cách giải quyết đó?
- Kỳ vọng của người xem về cách giải quyết của VTV là gì? (Im lặng, gỡ chương trình, giải thích, xin lỗi,…)?
VIII Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên câu hỏi nghiên cứu, có thể tương ứng đưa ra 5 mục tiêu nghiên cứu dưới đây:
1 Đánh giá mức độ hiểu biết của người xem về các chương trình có vấn đề của VTV
2 Tìm hiểu cảm nhận của người xem về các chương trình có vấn đề của VTV
3 Tìm hiểu hành động của người xem trước các chương trình có vấn đề của VTV
4 Xác định xu hướng hành động, ý định của người xem với các chương trình của VTV nói riêng và đài VTV nói chung
5 Nắm bắt được kỳ vọng của người xem về cách giải quyết của VTV, từ đó đưa
ra gợi ý cách giải quyết cho VTV
IX Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng:
- Các chương trình có vấn đề của VTV
Trang 6- Phản ứng của người xem trước các chương trình có vấn đề.
Phạm vi:
- Người xem tuổi từ 20 – 65
- Người xem trên địa bàn Hà Nội
X Phương pháp nghiên cứu
1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp nghiên cứu điều tra phỏng vấn:
- Phỏng vấn trực tiếp cá nhân: sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp 1-1 tại các địa điểm đã dự định từ trước Đây được coi là cách thu thập thông tin linh hoạt, trực tiếp và nhận được nhiều phản hồi
- Phỏng vấn trực tuyến: Dựa trên bảng hỏi đã thiết kế, nhóm đã làm các bảng hỏi online, và gửi trực tiếp bằng inbox, mail tới đối tượng mục tiêu Cách này được coi là nhanh chóng, thuận tiện và hỗ trợ cho phỏng vấn trực tiếp cá nhân Tuy nhiên do không tiếp xúc trực tiếp với người được hỏi, nên đáp viên có thể không hiểu rõ ý thực sự của câu hỏi, thắc mắc hoặc làm cho xong Trong bảng hỏi online, nhóm đã đưa ra nhiều chỉ dẫn và giải thích cụ thể để đáp viên có thể hiểu rõ và chỉ gửi một tỷ lệ bảng hỏi online là 15% tới những người khá tin cậy và yêu cầu làm cẩn thận
Thu thập dữ liệu thứ cấp:
- Bài báo về các chương trình có vấn đề của VTV và phân tích phản ứng
người xem về các chương trình có vấn đề của VTV trên một số trang như Vnexpress.net, dantri.com.vn,…
- Bài viết của các nhân vật nổi tiếng trên mạng xã hội về các chương trình
có vấn đề của VTV
- Fanpage của các chương trình VTV sản xuất, Fanpage của người xem
chương trình VTV
- Thông tin được công bố trên các cơ quan, bộ, ngành như trên các website
chính thức
- Thông tin số liệu từ hệ thống Đo lường định lượng khán giả truyền hình
VIETNAM TAM, thông tin số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường như Cimigo,…
2 Thiết kế mẫu nghiên cứu
Mô tả đáp viên:
- Những người không làm việc tại đài VTV và theo dõi các chương trình VTV
- Giới tính: Nam, Nữ
- Đang sinh sống tại: Hà Nội
Trang 7- Tuổi: từ 20 tuổi trở lên.
- Phỏng vấn viên tiếp cận các đáp viên môt cách phi ngẫu nhiên tiện lợi, loại trừ các đáp viên không có khả năng trả lời và không có hứng thú trả lời câu hỏi Sau khi phỏng vấn, dựa vào các phiếu trả lời phỏng vấn viên chọn ra phiếu trả lời có ý nghĩa
Kích thước mẫu: 211
Đơn vị mẫu: cá nhân
Thành phần
- Phương pháp chọn mẫu: lấy mẫu phi ngẫu nhiên tiện lợi
- Tỷ lệ phiếu trả lời đạt yêu cầu đạt:
3 Thiết kế bảng hỏi
Dựa trên các câu hỏi nghiên cứu nhóm đưa ra các câu hỏi chi tiết, cụ thể Bảng hỏi được thay đổi tới 8 lần, sửa đổi sau mỗi lần nhận được thông tin phản hồi: từ tham khảo ý kiến các bạn trong lớp, phỏng vấn thử bạn bè người thân, rồi phỏng vấn thử tại hiện trường
Bảng hỏi:
- Phần giới thiệu:
- Phần nội chính:
+ Câu hỏi sàng lọc: 2 câu hỏi
+ Gồm 14 câu hỏi: Tất cả là các câu hỏi lựa chọn một hoặc nhiều đáp án, chỉ sử dụng câu hỏi mở ở phần bổ sung cho các đáp án bổ sung, dùng câu hỏi phân đôi
và thang đo Likert
- Phần thông tin cá nhân:
Bảng hỏi online được thiết kế dựa trên nội dung chính của bảng hỏi chính, tuy nhiên được đưa ra với nhiều chỉ dẫn và giải thích rõ ràng hơn (như nói chuyện trực tiếp)
Trang 84 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
- Sử dụng phương pháp phân tích thống kê miêu tả
Bước 1: Thu thập dữ liệu từ các bảng hỏi, miêu tả lại các câu trả lời bằng các kỹ thuật lập bảng Loại bỏ các phiếu trả lời không hợp lệ, giữ lại các phiếu trả lời có ý nghĩa Bước 2: Tính toán các chỉ tiêu thống kê như phân phối tần suất, phân phối tỷ lệ, sử dụng đồ thị
Bước 3: Lập bảng tần suất cho mỗi câu hỏi, lập bảng so sánh chéo giữa các biến trong mỗi vấn đề được hỏi, vẽ biểu đồ, đồ thị,
- Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 và phần mềm Exel để phân tích, tổng hợp và dịch các biểu bảng để tiện theo dõi, trình bày
- Xử lý bảng hỏi: làm sạch bảng hỏi
5 Thu thập dữ liệu và công việc ở hiện trường
Thời gian thu thập dữ liệu từ ngày 20/9 đến 14/10, khu vực phỏng vấn trên khắp các quận Hà Nội Các địa điểm phỏng vấn chủ yếu là hồ Gươm, phố đi bộ, hồ Tây, các trung tâm thương mại Royal City, Times City
Trong quá trình phỏng vấn thu thập dữ liệu, các thành viên trong nhóm đã gặp một số khó khăn xuất phát từ tâm lí ngại chia sẻ thông tin cá nhân gồm địa chỉ và số điện thoại/email, tuy nhiên các thanh viên đã cố gắng giải thích mục đích cuộc nghiên cứu tới đáp viên và được hầu hết đáp viên giúp đỡ
6 Những thay đổi so với bản đề xuất nghiên cứu ban đầu
Về số lượng mẫu dự kiến: Ban đầu dự định số lượng 350, nhưng do có 2 thành viên không tham gia cuộc nghiên cứu nên đã giảm kích thước mẫu xuống còn 211
XI Kết quả nghiên cứu
1 Về mức độ hiểu biết của người xem về các chương trình có vấn đề của VTV
a Về khái niệm chương trình có vấn đề là gì?
Ở vấn đề này, nhóm tìm hiểu các tiêu chuẩn của một chương trình VTV mà người xem coi là quan trọng Nhưng vì mỗi người có một mục đích khi xem VTV là khác nhau, nên nhóm tìm hiểu người xem xem VTV để làm gì (để lấy thông tin hay giải trí,….) rồi từ đó bao quát được tiêu chuẩn các chương trình của VTV của người xem là như thế nào
Khi biết được các tiêu chuẩn của người xem đối với các chương trình của VTV, nhóm
sẽ đối chiếu so sánh để biết được: “chương trình có vấn đề là chương trình như thế nào, có những đặc điểm, đặc tính nào” ?
Về lí do xem đài VTV
Trang 9Xét theo tổng thể
Có đến 79,9% người xem VTV để “theo dõi các tin tức thời sự” và 60,7% người xem các chương giải trí Đây được coi là hai mục đích xem VTV chính, tương ứng với hai kênh được xem nhiều nhất là VTV1 và VTV3
1 0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
90.00%
41.70%
79.90%
60.80%
23.50%
Lý do theo dõi VTV
Có thêm nhiều kiến thức Theo dõi tin tức thời sự trong và ngoài nước Giải trí (phim truyện, show trò chơi, ) Vì VTV là đài truyền hình quốc gia
Biểu đồ 1.1: Lí do theo dõi đài VTV
Tất cả các nhóm tuổi đểu có tỉ lệ xem VTV vì “tin tức thời sự” chiếm tỉ lệ cao nhất (đến 70-80%) Ngoài ra nhóm người trẻ tuổi ( dưới 25 tuổi) xem các chương trình giải trí ở VTV cũng rất cao (72,4%) bằng với tỉ lệ xem “tin tức thời sự”, ở các nhóm tuổi khác thì tỉ lệ xem các chương trình giải trí cũng rất cao
Lí do theo dõi các
chương trình VTV
Độ tuổi Dưới 25 tuổi 25 – 35 36 – 45 Hơn 45 tuổi
Theo dõi tin tức thời sự
trong và ngoài nước
Vì VTV là đài truyền
hình quốc gia
Bảng 1.1 So sánh chéo giữa độ tuổi người xem với những lí do xem các chương trình VTV của người xem.
Còn về câu hỏi lí do quan trọng nhất khi xem VTV của các đáp viên, kết quả thống kê như sau:
Về lí do quan trọng nhất khi xem VTV chỉ được chọn một đáp án nên kết quả đã có sự thay đổi Dù lí do xem “tin tức thời sự” vẫn là lí do chủ yếu nhất (46%) nhưng để “biết thêm kiến thức” lại là lí do quan trọng thứ hai chiếm đến 31% Còn mục đích để “giải trí” chỉ chiếm 12%
Trang 10Có thể nhận thấy, các “tin tức thời sự” là “top of mind” với đa số người xem VTV Và
“giải trí” là lí do nhiều người xem nhưng không phải lí do tối quan trọng với đa số Nhóm người dưới 25 tuổi là đối tượng xem VTV vì lí do “giải trí” nhiều nhất Tuy nhiên đây lại là nhóm đối tượng dành ít thời gian nhất cho VTV theo Trung tâm Đo kiểm và dịch vụ phát thanh truyền hình người ở “nhóm 15 đến 29 tuổi xem TV ít nhất, trung bình, nhóm người này mở TV không đến một tiếng mỗi ngày”
Như vậy, chủ yếu người xem xem VTV để xem các tin tức thời sự và giải trí Trong
đó, tin tức thời sự vẫn là yếu tố quan trọng nhất Có một điều khá thú vị là ở nhóm 45 tuổi trở lên, lí do xem VTV vì VTV là đài truyền hình quốc gia khá cao
Lí do quan trọng nhất khi xem VTV
Kiến thức Thời sự Giải trí Đài quốc gia
Biều đồ 1.2: Lí do quan trọng nhất khi xem VTV
Theo độ tuổi:
Lí do theo dõi các
chương trình VTV
Độ tuổi Dưới 25 tuổi 25 – 35 36 – 45 Trên 45 tuổi
Theo dõi tin tức thời sự
trong và ngoài nước
Vì VTV là đài truyền
Bảng 1.2: So sánh chéo giữa độ tuổi và lí do quan trọng nhất theo dõi VTV
Về tiêu chuẩn của các chương trình VTV