BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA _ HO CHi MINH
PHAN VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN
` NGUYỄN THỊ TRƯỜNG GIANG
TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
(KHẢO SÁT NHÂN DÂN ĐIỆN TỦ, VNEXPRESS, VIETNAMNET, VOVNEWS, VTY TU THANG 9/2003-6/2004)
Chuyên ngành: Báo chí học —~ - Mã số: 60 32 01 fs pen
i |
LUAN VAN THAC SI BAO CHI
NGUOI HUONG DAN KHOA HOC T.S THANG DUC THANG
Ha Noi, nam 2004
Trang 3Danh mục các hình vẽ
Hình 1: Trang chủ của VnExpress
Hình 2: Trang “Bạn đọc viết” của VnExpress
Hình 3: Diễn dan “Tam sự” trong trang Đời sống của VnExpress Hình 4: Trang chủ của VietNamNet
Hình 5: Mục “Chia sé” trong trang Phóng sự-Ký sự xủa VietNamNet Hình 6: Trang “Thư Hà Nội” của VietNamNet
Hình 7: Trang chủ của Nhân Dân điện tử
Hình 8: Trang “Ý kiến bạn đọc” của Nhân Dân điện tử Hình 9: “Hộp thư bạn đọc” của Nhân Dân điện tử Hình 10: Trang chủ của VOVNews
Hình 11: Trang “Bạn đọc viết” của VOVNews Hình 12: “Hộp thư VOVNews”
Hình 13: “Trưng cẩu ý kiến” trên VnExpress Hình 14: “Trăm đò dự luận” của VietNamNet Hình 15:Trang “Bạn đọc viết” của VietNamNet
Hinh I6: Mục “Góc nhìn bạn đọc” trong trang Văn hoá của VnExpress
Hình 17: Trang “Diễn đàn VietNamNet”
Hình 18: “Thảo luận” trong trang “Diễn dan VietNamNet”
Trang 4Mục lục Trang Trang phụ bìa nu ye 1 Danh mục các hình V6 ccc ec ccecceeseeeseeeeeeeeeeeeneeenteneeeree 2 Mở đầu ¬ 5
1 Tính cấp thiết của dé tail eee n2 5
2 Lịch sử nghiên cứu của đỀ tài Su cà cư §
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cỨU .- che 10
4 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU Án tt 10 5 Phương pháp nghiên CỨU -.- cà khai 11
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài csrreierrke H HC co ôn 12
Chương 1: Nhận thức chung về diễn đàn trên báo mạng điện tỬ - 250 2cctirrrrrrrerrrrrrie l3
1.1 Diễn đàn và vai trò của diễn đàn trên báo mạng điện tử 13
1.2 Sự khác nhau giữa diễn đàn trên báo mạng điện tử và diễn đàn trên các loại hình báo chí khác : c+s+c+c+r+csrrcrerers 19 1.3 Các khái niệm có liên quan - 5c cty 23
Chương 2: Thực tiễn hoạt động của các diễn đàn trên
báo mạng điện tử -ccccctreiererrrrrrde 27
2.1 Khảo sát các diễn đàn trên một số tờ báo mạng điện tử tiêu biểu
ị của Việt Nam vceetiiethrhhhhhrhrderrrererriee 27
Trang 5đàn trên báo mạng điện tử -.ccccrceee- 66
| 3.1 Các hình thức tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử Ó6
3.2 Cách thức tổ chức một diễn đàn trên báo mạng điện tử 88
10) 1a 99
Danh mục các công trình khoa học của tác giả 105 Danh mục tài liệu tham khảo 552 106
Trang 6Mo dau
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Anvil Toffer, nhà tương lai học nổi tiếng người Mỹ của thế kỷ hai mươi, trong tác phẩm “Làn sóng thứ ba” đã dự đoán: thời đại mà chúng ta đang sống hiện nay là thời đại thong tin Trong đó, sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng trở thành một yếu tố cơ bản, đặc biệt quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu cung cấp và trao đổi thông tin của nhân đân
Tuy nhiên, các phương tiện thông tin đại chúng truyền thống như báo ïn, đài ' phát thanh, đài truyền hình dù có hiện đại và phát triển đến đâu thì cũng khó tránh khỏi tính truyền thông một chiều - một đặc điểm bất khả kháng, không thể thay đổi Tất nhiên, nói như vậy cũng chưa hoàn toàn chính xác bởi việc thiết lập các chuyên mục trao đổi, thư góp ý của độc giả, các diễn đàn thông tin qua lại giữa các loại hình báo chí trên với công chúng đã và vẫn được thực hiện Nhưng dù sao, quá trình trao đổi đó vẫn có sự hạn chế nhất định
Thêm nữa, trước sự phát triển rầm rộ của các phương tiện thông tin đại chúng và sự gia tăng về số lượng của các cơ quan báo chí làm cho xu thế thông tín đại chúng bị phi đại chúng hoá ngày càng trở nên rõ ràng Bởi vậy, làm thế nào để lôi kéo công chúng đến với tờ báo của mình và không phải chia sẻ họ với những tờ báo khác luôn là vấn đề trăn trở của mỗi cơ quan báo chí nói riêng cũng
như mỗi loại hình báo chí nói chung
Nhưng muốn lôi kéo được công chúng, các phương tiện thông tin đại chúng phải thực sự quan tâm đến nhu cầu, tâm lý, sở thích của công chúng, tức là luôn có sự tương tác qua lại giữa mình và công chúng Mà điều này, các loại hình báo
Trang 7Có thể thấy rằng nhờ sinh sau đẻ muộn, báo mạng điện tử đã biết phát huy những thế mạnh, khắc phục những hạn chế của các loại hình báo chí khác để trở thành một phương tiện thông tin nhanh nhạy nhất, hiện đại nhất và vô cùng hấp
dẫn đối với công chúng
Sự ra đời của báo mạng điện tử với những ưu thế vượt trội về tốc độ truyền
tin, về lượng thông tỉn, về phạm vi phổ biến thông tin và đặc biệt về phương thức
trao đổi thông tin với công chúng đã giúp cho nó trở thành một phương tiện trao đổi thông tin rất hữu hiệu giữa báo chí và công chúng Hơn nữa, vì là loại báo đa phương tiện (multimedia) tức là có thể tích hợp được cả chữ viết, âm thanh, hành
ảnh nên việc trao đổi thông tin lại càng trở nên thuận tiện
Việt Nam nối mạng Internet toàn cầu vào ngày 19-11-1997, điều này đã tạo ra sự thay đổi mới trong phương thức thông tin của xã hội Chỉ một tháng sau, tạp chí Quê Hương đã trở thành tờ báo mạng điện tử đầu tiên của nước ta Liên tiếp những năm sau đó là sự ra đời của hàng loạt các báo mạng điện tử khác như: Nhân Dân, Lao Động, VietNamNet, Vnexpress, VDC, Thời báo Kinh tế Việt Nam Theo số liệu thống kê của Cục Báo chí — Bộ Văn hố-Thơng tin, đến nay, chúng ta đã có 7 tờ báo mạng điện tử và 49 trang thông tin điện tử của các báo
với những màu sắc, phong cách hết sức phong phú, đa dạng Từ chỗ ban đầu
những tờ báo mạng điện tử gần như chỉ là phiên bản của những tờ báo in nay đã phát triển độc lập hơn, có đường nét hơn, đần đần thoát ra khỏi cái bóng của người anh cả và ngày càng tỏ rõ ưu thế vượt trội của mình
Tuy nhiên để tồn tại được thì báo mạng điện tử không chỉ phải cạnh tranh
với các loại hình báo chí khác mà còn phải cạnh tranh với chính mình Sự phát
triển đa dạng của các tờ báo mạng điện tử đòi hỏi chúng phải có sự cạnh tranh
lẫn nhau và chất lượng của mỗi tờ được phản ánh bằng sự theo dõi và tham gia
của đông đảo bạn đọc Vì vậy, bên cạnh việc quan tâm đến đưa thông tin thế nào
Trang 8
cho nhanh, hấp dẫn, các tờ báo mạng điện tử còn luôn chú ý đến những thông tin phản hồi từ độc giả bởi họ hiểu rằng những ý kiến, những thông tin đó là những yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình làm báo, là cơ sở để điều chỉnh nội dung, phương thức đưa tin và là thước đo để đánh giá hiệu quả của thông tin Tờ báo nào không làm tốt công tác trên là đã tự bớt dần đi những độc giả quý giá của mình
Sự quan tâm của độc giả chính là yếu tố quyết định sự sống còn đối với bất kỳ tờ báo nào cũng như bất kỳ loại hình báo chí nào Với khả năng trao đổi tức thì thông tin qua mạng, diễn đàn trên báo mạng điện tử trở thành một đặc sản truyền thông thời đại số Nó giúp công chúng đến với báo mạng điện tử nhiều
hơn để từ đó hình thành thói quen đọc báo mạng điện tử và biến việc đọc báo
mạng điện tử trở thành một nhu cầu không thể thiếu của công chúng
Việc các tờ báo mạng điện tử lập ra các diễn đàn khơng nằm ngồi mục đích mong muốn thiết lập được thêm những chiếc cầu nối giữa foà soạn và công chúng Vai trò của chiếc cầu nối này là cực kỳ quan trọng bởi nó thể hiện trực
tiếp vai trò của báo chí là “diễn đàn của nhân dân”
Trong kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XI, khi Quốc hội có kế hoạch tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về hai đạo luật quan trọng: Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi và Luật đất đai, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An nói “Báo mạng điện tử là kênh thông tin tốt để dân tham gia lập pháp” “Các cơ quan báo chí cần góp sức để làm sao ngay từ khi luật mới sơ thảo là dân dã được biết và có quyển nêu ý
kiến.”
Trang 9
Tuy nhiên, các diễn đàn trên báo mạng điện tử được hoại động như thế nào,
việc quản lý nội dung của chúng hiện nay ra sao và cần phải làm gì để nâng cao chất lượng là vấn đề đặt ra cho cả những người đang hoạt động trong những cơ quan báo mạng điện tử lẫn những người nghiên cứu (học tập, giảng dạy) về loại hình báo chí này
Thêm nữa, lý luận về loại hình báo chí mới này còn đang ở những bước đi đầu tiên, vì vậy, những nghiên cứu mang tính chuyên sâu về báo mạng điện tử hau như chưa có công trình nào Xuất phát từ thực tế trên, việc chọn đề tài nghiên cứu " Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay” mang tính cấp thiết
2 Lịch sử nghiên cứu của đề tài:
Báo mạng điện tử là loại hình báo chí hết sức mới mẻ, mới xuất hiện ở Việt Nam được tám năm Vì vậy, nghiên cứu về nó mới chỉ dừng lại ở một số đề tài cử nhân và thạc sĩ sau đây:
e Dé tai cu nhan:
* Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Ha Noi):
+ “Thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc trên báo Nhân Dân điện tử” của
Nguyễn ChiTrung
+ “Tính cập nhật thông tin của báo Internet” của Lê Thanh Huyện
+ “Đặc thù công tác biên tập bdo chi Internet” cua Nguyễn Thị Ngọc Linh
* Phân viện Báo chí và Tuyên truyền:
Trang 10+ “Sự hình thành và thành tựa phát triển của báo chí Imernet ở Việt Nant`
của Hoàng Thị Mai Hồng
+ “Báo trên mạng Internet — thực trạng và xu hướng phái triển” của Đỗ Minh Hùng
+ “Báo điện tử Việt Nam” của Hoàng Thu Trang
+ “Thơng tin văn hố - xã hội trên hai tờ báo trực tuyến Vnexpress và VASC
Oriemt trong năm 2001” của Nguyễn Thị Quý Phương
+ “Quảng cáo trên báo trực tuyến ở Việt Nam hiện nay” của Hoàng Văn
Minh
e Đề Đi thạc sĩ:
* Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội):
+ "Bước đâu tiếp cận loại hình báo chí trực truyến" của Nguyễn Sỹ Hoàng,
+ "Thực trạng và triển vọng kinh doanh báo chí Internet ở Việt Nam" của Nguyễn Thu Hương
+ "Ngôn ngữ báo chí Internet" của Phạm Thu An
+ “Phát thanh trên mạng Infernef` của Nguyễn Sơn Minh
# Phân viện Báo chí và Tuyên truyền:
+ "Nghiên cứu đặc điểm công chúng độc giả báo Imernet Việt Nam" của Hà
Thu Hương
Cho đến nay, chưa có một đề tài nào ở nước ta đi sâu tìm hiểu vẻ diễn đàn
Trang 11
10
một cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về diễn đàn nói riêng, báo mạng điện tử nói chung đặc biệt trong giai đoạn đầu phát triển này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích của đề tài này là tìm hiểu thực trạng các diễn đàn trên báo mạng điện tử thông qua khảo sát một số tờ báo tiêu biểu của Việt Nam, từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và nâng cao chất lượng của hình thức
trao đổi thông tin này
Mục đích trên được cụ thể hoá thành những nhiệm vụ sau:
+ Phân tích vai trò và các hình thức diễn đàn trên báo mạng điện tử hiện nay + So sánh sự khác biệt giữa diễn đàn trên báo mạng điện tử và điễn đàn trên
các loại hình báo chí khác
+ Khảo sát một số tờ báo mạng điện tử tiêu biểu
+ Đề xuất một mô hình quy trình các bước thực hiện diễn đàn + Đề xuất một số giải pháp
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Hiện nay, ở Việt Nam có trên 50 tờ báo mạng điện tử và trang thông tin điện
tử nên trong khuôn khổ hạn chế của đề tài, chúng tôi không thé khảo sát tất cả
điến đàn của các tờ báo và các trang thông tin điện tử đó
Chúng tôi chỉ chọn một số tờ báo mang tính đại điện là Nhân Dân điện tử,
Vnexpress, VietNamNet, VOVNews Trong đó Nhân Dân điện tử là một tờ báo
Trang 12il
trình khảo sát, chúng tôi đã sử dụng VTV (trang thông tin điện tử của Đài Truyền
hình Việt Nam) như một đối tượng để so sánh
Khi bắt đầu làm luận văn, chúng tôi dự định chỉ khảo sát các tờ báo trên trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2003 đến tháng 6 năm 2004, nhưng xét thấy như thế không phù hợp với tốc độ cập nhật của báo mạng điện tử Vì vậy, chúng tôi đã mở rộng thời gian khảo sát đến tháng 9 năm 2004
5 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện trên nền tảng khoa học lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước về báo chí và công tác tư tưởng
Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi áp dựng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, khảo sát, thống kê, nghiên cứu tài liệu Trong
đó, phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh về những ưu điểm, hạn chế của
diễn đàn giữa các loại hình báo chí truyền thống và báo mạng điện tử; phương
pháp phân tích dùng để phân tích những dữ kiện, số liệu ; các phương pháp nghiên cứu tài liệu, khảo sát, thống kê, là những phương pháp cơ bản của xã hội học sử dụng để có thu thập, xử lý tư liệu trong quá trình khảo sát
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Xét về ý nghĩa khoa học, để tài sẽ có những đóng góp bổ sung nhất định
trong việc nghiên cứu về báo mạng điện tử, làm cơ sở khoa học phục vụ cho việc
học tập, nghiên cứu của sinh viên ngành báo chí và những ai quan tâm đến đề tài;
gợi mở hướng nghiên cứu để những người tâm huyết tiếp tục đi sâu tìm hiểu
Vẻ mặt thực tiễn, những kết quả phân tích của dé tài sẽ là cơ sở để những
Trang 13
những cách thức tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử hiệu quả nhất Đồng thời nó giúp cho chính những người đang hoạt động trong các báo mạng điện tử có
cái nhìn sâu sắc và toàn điện hơn về báo mạng điện tử nhằm nâng cao nãng lực
hoạt động chuyên môn của mình
7 Kết cấu của đề tài:
Mở đầu
Chương 1: Nhận thức chung về điễn đàn trên báo mạng điện tử
Chương 2: Thực tiễn hoạt động của các diễn đàn trên báo mạng điện tử
Chương 3: Hình thức và cách thức tổ chức một điễn đàn trên báo mạng điện
Kết luận
Danh mục các công trình khoa học của tác gia Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 1413
Chương 1: Nhận thức chung về diễn đàn
trên báo mạng điện tử
1.1 Diễn đàn và vai trò của diễn đàn trên báo mạng điện tử
Xã hội càng phát triển, đời sống xã hội càng được dân chủ hoá, nhân đân
càng có nhiều quyền lực và điều kiện để tham gia giải quyết các vấn đề chung
của xã hội Báo chí là một trong những phương tiện quan trọng, có sức mạnh đặc biệt to lớn trong việc tổ chức thực hiện mục tiêu dân chủ hoá, tạo ra các điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia vào tiến trình chính trị — xã hội , góp sức lực và tài năng để giải quyết các vấn để chung của quốc gia, dân tộc
Trong lý luận cũng như trong hoạt động thực tiến, Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò, sức mạnh to lớn của báo chí Đảng ta khẳng định: “Báo chí
vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của đoàn thể, vừa là diễn đàn của nhân dân" [32;1,2] Tai Diéul, Luật báo chí (1989) và Luật sửa đổi và bổ sung
các điều của Luật Báo chí (1999) của nước ta cũng khẳng định: “Báo chí ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại ching thiết yếu với đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan
Nhà nước, tổ chức xã hội, là diễn đần của nhân dan’ [15:45]
Diễn đàn chính là cơ sở để phát huy tính đại chúng và thể hiện bản chất dân chủ của nên báo chí Một mặt nó tạo môi trường thuận lợi cho đông đảo quần chúng tham gia tích cực và thường xuyên vào các vấn dé của đời sống xã hội, mặt khác nó khơi đậy được tính tích cực xã hội của cộng đồng
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng Thuật ngữ đại chúng đù chưa đẩy đủ song phần nào đã nói lên được tính nhân dân và bản chất dân chủ của báo
Trang 15quan trọng biểu hiện mối quan hệ giữa báo chí với đông đảo quần chúng Chính thực tiễn cuộc sống vô cùng sinh động, phong phú và cũng rất phức tạp của các tầng lớp nhân dân với sự đan xen của cả những cái tốt và cái xấu, cả những thành tựu và hạn chế, cả những mặt được và chưa được là nguồn để tài vô tận và hấp dẫn cho báo chí
Báo chí thực hiện nhiệm vụ là diễn đàn dân chủ, công khai của nhân dân lao động, phản ánh cuộc sống của họ theo ba hướng sau:
Trước hết, báo chí phản ánh thường xuyên, trung thực, kịp thời mọi tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân trước các sự kiện thời sự cũng như những vấn
dé lien quan đến vận mệnh quốc gia, dân tộc Việc phản ánh này thực hiện bằng
hai phương thức là ý kiến trực tiếp của người dân trên báo chí và gián tiếp thông qua sự phản ánh của nhà báo Cả hai loại thông tin này bổ sung cho nhau, trở thành dữ kiện quan trọng trong hoạch định chính sách, là thước đo hiệu quả, chất
lượng của sự phát triển cả xã hội
Thứ hai, báo chí phản ánh ý kiến, đánh giá của nhân dân về các chính sách
quốc gia đang thực thi Ý kiến của nhân dân về điều kiện thực hiện hay những bất
hợp lý khi thực hiện chính sách đối với từng địa phương, khu vực có ý nghĩa rất quan trọng đối với cơ quan lãnh đạo, quản lý Nó là chỗ đựa cho việc điều chỉnh, hoàn thiện để tăng cường tính hợp lý và hiệu quả của chính sách
Cuối cùng, báo chí phản ánh thái độ, yêu cầu của nhân đân về chất lượng
hoạt động của các cơ quan quyền lực, về trách nhiệm thực thi nhiệm vụ của cán
bộ nhà nước Ý kiến của nhân dân về những hoạt động này vừa thể hiện trách nhiệm công dân, trình độ dân chủ hoá đời sống xã hội, vừa có vai trò giám sát,
cảnh báo để ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực
Trang 1615
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Báo chí ta không phải để cho một
số ít người xem mà để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền giải thích dường lối,
chính sách của Đảng và Chính phú cho nên phải có tính chất quân chúng” [11;259]
Tiếp thu lời dạy của Người “Tờ ước đến nay những người làm báo cách mạng rất tôn trọng vai trò của nhân dân với báo chí, nhắc nhỏ phải phan anh tâm tư, nguyện vọng nhân dân, phải thể hiện sao cho nhân dân lao động là nhân
vat chi yếu trên báo.” [28;23,24]
Tuy nhiên, công chúng không chỉ tiếp nhận thông tin mà họ còn vừa chủ động đi tim thong tin theo chủ đề, theo nhu cầu riêng vừa tham gia vào quá trình làm mới báo chí từng ngày, từng giờ
Thực tiễn cuộc sống rất sinh động, phong phú vì thế người làm báo chuyên
nghiệp dù có tài năng, hiểu biết đến đâu cũng không thể thấu suốt, nắm bất hết
được mọi thông tin Vì vậy, bên cạnh việc thông tin, định hướng hành động cho công chúng, báo chí phải luôn tạo cơ hội để công chúng tham gia viết bài góp ý, phê bình xây dựng báo
Lênin từng kêu gọi: “Hấy tạo cho công nhân điều kiện rộng rãi để viết bài cho báo chúng 1a, viết tất cd mọi vấn để, càng viết nhiễu càng tốt về đời sống hàng ngày, về những lợi ích và công tác của mình.” [14;120,125] Người còn nói thêm rằng: “Một tờ báo sống được và trổ nên sinh động khi nào nó có chừng năm
người viết và biên tập viên chuyên nghiệp giỏi nhưng đông thời phải có năm
trăm, thậm chí năm nghìn cộng tác viên không chuyên nghiệp” [14;125]
Những “Ý kiến bạn đọc”, “Thư bạn đọc”, “Điều tra theo đơn thư bạn đọc”,
“Trả lời thư bạn đọc”, “Dân viết, dân bàn, dân kiểm tra”, “Khán giả với màn ảnh nhớ”, “Hộp thư truyền hình", “Tiếp chuyện bạn nghe đài” là những mảnh đất
Trang 17
dành riêng cho công chúng Những mảnh đất đó gọi chung là “dién dan’ Nhu yay, theo nghia hep “dién dan” 1a noi cho phép cong chung tu đo sáng tạo và chia sẻ ý kiến một cách không hạn chế với nhau, đồng thời nó còn là nơi giúp họ có thể xâm nhập sâu vào quá trình làm mới tờ báo từng giờ, từng phút Ngược lại, các nhà báo lại có thêm thông tin về công chúng, biết họ đang nghĩ gì muốn gì để ngày càng tiến gần hơn với nhu cầu của họ
@)
HOLOLE ©)
(z) `
Š$: (Sourse) nguồn phát M: (Message) thông điệp
C: (Channel) kênh R: (Receiver) người nhận
E: (Effect) hiéu qua N: (Noise) nhiéu F: (Feedback) kénh phan héi
Nhìn vào mô hình truyền thông trên, chúng ta thấy rằng vai trò của công
chúng được phát hiện như là một trong những yếu tố quyết định quá trình truyền thông Tính tích cực của công chúng với tính chất là đối tượng tiếp nhận thông điệp không chỉ thể hiện ở sự lựa chọn thông tin tiếp nhận, sự bày tô mong muốn, yêu cầu về thông tin mà còn là sự tham gia trực tiếp, trở thành một yếu tố quyết định trong quá trình vận hành của hoạt động truyền thông đại chúng Bản thân công chúng cũng có thể trở thành nguồn phát thông điệp nếu họ muốn
Trang 18
17
Nếu một tờ báo nào hay một nền báo chí nào bị công chúng quay lưng lại (không đọc, không nghe, không xem) thì sớm hay muộn cũng đi đến phá sản Bởi công chúng chính là người trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp nhận các sản phẩm báo chí và sự tiếp nhận này được tăng lên theo cấp số nhân do có sự “phản ứng dây truyền” giữa công chúng Đồng thời công chúng vừa là đối tượng tác động của báo chí (viết cho ai? viết để làm gì?) vừa là người phán xét cuối cùng về chất lượng các sản phẩm của báo chí Công chúng còn là chất liệu, là động lực và là nguồn cảm hứng sáng tạo của báo chí
Đây là mối quan hệ hai chiều, có tác động qua lại lẫn nhau và sự tác động
đó là có chủ định, có mục đích Báo chí tác động đến công chúng là nhằm thực
hiện đây đủ các chức năng thông tin, giáo dục, định hướng của mình, còn công chúng tìm đến báo chí nhằm thoả mãn nhu cầu thong tin, giải trí, thẩm mỹ
Với những ưu thế vượt trội của mình như: tốc độ cập nhật và tính tương tác cao, khả năng truyền tải và lưu trữ thông tin không giới han, tinh da phương tiện báo mạng điện tử nói chung, diễn đàn trên báo mạng điện tử nói riêng thực sự là “mảnh đất màu mổ của công chúng, của nhân dân vì nó đáp ứng được đa dạng các nhu cầu của nhiều đối tượng
Thứ nhất, nhờ khả năng cập nhật nhanh chóng, liên tục, trực tiếp và không bị giới hạn về không gian nên trong cùng một thời điểm, diễn đàn trên báo mạng điện tử có thể thu nhận và lưu trữ một khối lượng thông tin phản hồi vô cùng lớn từ độc giả
Thứ hai, điễn đàn trên báo mạng điện tử có thể cung cấp thông tin đa dạng, sâu sắc và toàn diện nhờ được nhìn nhận, đánh giá, phân tích, lý giải từ nhiều quan điểm, khía cạnh khác nhau Một điều dễ thấy nữa là nếu người đọc cần
cung cấp thông tin, cần trợ giúp hoặc tư vấn về một vấn đề gì đó đều có thể lên
Trang 19diễn đàn và bày tỏ mong muốn của mình Ngay lập tức, độc giả đó đã nhận được sự trợ giúp của các độc giả khác
Thứ ba, diễn đàn trên báo mạng điện tử là môi trường bình đẳng, công khai để mỗi người tự nêu lên chính kiến của mình Tất cả các thành viên tham gia tranh luận đều có cơ hội và vai trò ngang nhau trong việc gửi bài viết của mình
Họ có quyền tự do thể hiện quan điểm của mình dù họ là ai, ý kiến của họ đồng
tình hay phản đối, chặt chẽ, có thuyết phục thì đều được đưa lên mạng Đương nhiên, những quan điểm của họ phải “đúng luật”, không đi ngượi lại với lợi ích chung của cộng đồng và quan điểm của Đảng, Nhà nước
Thứ tư, điễn dan trên báo mạng điện tử giúp củng cố mối quan hệ thân thiết giữa công chúng với tờ báo Đây là mối quan hệ hữu cơ, tác động và chỉ phối lẫn
nhau Người đọc tham gia diễn đàn để thổ lộ, bày tỏ những quan điểm, chính
kiến của mình, còn diễn đàn lại cần thu hút ngày càng nhiều hơn độc giả để đạt hiệu quả xã hội và tăng uy tín của tờ báo Có thể gọi điễn đàn trên báo mạng điện tử là một nhịp cầu nối giữa tờ báo và công chúng, giữa công chúng và các tổ chức
xã hội, giữa nhân dân với Đảng, Chính phủ
Diễn đàn là nơi tạo ra một không khí tự do ngôn luận nhất Đã là diễn đàn thì phải chấp nhận những ý kiến khác nhau Mỗi người đều có thể phát biểu những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của mình với một hoặc nhiều người khác trong “cộng đồng ảo” Tuy nhiên, giới hạn là ở chỗ không biến sự khác nhau đó thành chống đối, không biến sự đa dạng phong phú của tờ báo thành tổ chức đối
lập gây hỗn loạn xã hội Cũng giống như khái niệm “# do”, “tự do ngôn luận”
Trang 2019
Vi vậy, ở mỗi diễn đàn của báo mạng điện tử cần phải đạt được ba việc sau: Một là, nơi độc giả bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình; hai là, nơi độc giả đóng góp ý kiến vào những văn kiện mà Đảng, Nhà nước và các đoàn thể sẽ ban hành, kiến nghị những công việc cần làm vì lợi ích chung của cộng đồng; ba là, nơi độc giả biểu đương những việc tốt, tiến hành đấu tranh chống các tiêu cực trong xã hội, làm cho xã hội ngày càng trong sạch, nơi để mọi người kiểm tra hoạt động của Đảng, Nhà nước và kiểm tra lẫn nhau
1.2 Sự khác nhau giữa diễn đàn trên báo mạng điện tir va điễn đàn
trên các loại hình báo chí khác
Diễn đàn trên báo mạng điện tử với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn, mới mẻ đã và đang thu hút được một số lượng công chúng vô cùng lớn Trong
các loại hình báo chí khác như báo in, phát thanh, truyền hình cũng có điễn đàn
nhưng không thể tan dụng hết vai trò của diễn đàn như trên báo mạng điện tử Để thấy rõ được ưu thế của diễn đàn trên báo mạng điện tử trong tương quan với diễn đàn trên các loại hình báo chí khác, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số nhà báo đang trực tiếp tổ chức diễn đàn và tham khảo kinh nghiệm của một số giảng viên đang giảng dậy về diễn đàn của các chuyên ngành trên Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành khảo sát diễn đàn trên các loại hình báo chí và so sánh chúng với nhau Những kết luận có được dưới đây là kết quả của một quá trình lao động khoa học nghiêm túc, cầu thị của tác giả
Tuy nhiên, trong luận văn này chỉ đề cập đến sự khác biệt mà không nêu ra sự giống nhau vì theo chúng tôi chính sự khác biệt này sẽ chỉ ra ý nghĩa đích thực
Trang 211.2.1 So sánh diễn đàn trên báo in và trên báo mạng điện tử
Diễn đàn trên báo in Diễn đàn trên báo mạng điện tử - Chậm hồi âm độc giả - Hồi âm ngay lập tức
- Số lượng độc giả có hạn - Số lượng công chúng vô cùng lớn
- Số lượng ý kiến đăng tải ít vì bị |- Không bị giới hạn bởi SỐ trang và
hạn chế về khuôn khổ, số trang khuôn khổ nên khả năng đăng tải ý
kiến gần như vô hạn
- Độc giả khó có điều kiện giao lưu | - Mọi người rất dễ dàng trao đổi thông với tác giả của mỗi ý kiến tin với nhau nhờ có thư điện tử (email)
ở dưới mỗi ý kiến
- Cường độ xuất hiện ít - Cường độ điễn ra liên tục
- Không thể thay đổi thông tin khi | - Có thể chỉnh sửa thông tin ngay cả
đã phát hành khi đã phát hành trên mạng Internet
Bạn đọc có thể dễ dàng tìm thấy các diễn đàn trên các tờ bao in như: “Ý kiến bạn đọc” (trang 3 hoặc trang 5 của báo Nhân Dân), “Chúng tôi lên tiếng” (trang 6 báo Lao Động), “Điểu tra theo đơn thự bạn đọc” (trang 8 báo Pháp luật)
Trên thực tế, khi điễn đàn trên báo mạng điện tử ra đời đã thu hút được một số lượng rất lớn công chúng tham gia trao đổi ý kiến, thảo luận Tuy nhiên, số lượng độc giả đọc báo in và tham gia vào các diễn đàn trên báo in cũng không hề giảm sút mà ngày càng được củng cố Bởi những ưu thế về độ chính xác, tiện lợi, dễ sử dụng của báo in thi vẫn còn là điều mà báo mạng điện tử luôn mơ ước
Điều đó càng khẳng định rằng mỗi loại hình báo chí đều có thế mạnh của riêng nên không thể có sự thay thế nhau mà chỉ có sự bổ sung cho nhau
Trang 2221 1.2.2 So sánh diễn đàn trên phát thanh, truyền hình và trên báo mạng điện tử Diễn đần trên phát thanh và truyền hình Diễn đàn trên báo mạng điện tử - Nội dung thường đề cập đến vấn - Chủ để đa dạng, gần gũi với công
đề lớn, nhiều người quan tâm chúng
- Hình thức đơn điệu - Hình thức phong phú - Thực hiện trên sóng phát thanh, truyền hình - Thực hiện trên mạng thơng tin tồn cầu Internet - Có số lượng công chúng hạn chế nhất định vì phụ thuộc vào vùng phủ sóng - Số lượng công chúng không bị hạn chế - Diễn ra trong trường quay và phải đần dựng kịch bản - Diễn ra thông qua các máy tính cá nhân và không cần kịch bản - Người tham gia phải đi đến trường quay
- Người tham gia có thể ở bất cứ đâu
với chiếc máy tính nối mạng Internet
- Có khoảng cách giữa vai trò của những người tham gia và công chúng - Mọi người tham gia đều có vai trò ngang nhau - Thời gian diễn ra ngắn (tính bằng giờ) - Thời gian kéo dài (tính bằng ngày)
- Công chúng không có thời gian suy nghĩ lâu nên thông tin đưa ra
ngắn và thường không sâu sắc
- Công chúng có thời gian viết thành
bài nên thông tin thường sâu sắc
- Phải có người dẫn chương trình - Không cần người dẫn chương trình và
Trang 23
và một êkíp làm việc một êkfp làm việc - Cường độ điễn ra không nhiều - Cường độ xuất hiện liên tục
- Công chúng gần như không thể |- Dễ dàng tim kiếm thông tin từ các tìm lại được thông tin từ điễn đàn | diễn đàn trước và thoải mái trao đổi trước và khó có điều kiện giao lưu | thong tin với các thành viên khác cùng với các khán giả khác tham gia diễn đàn nhờ địa chỉ email
xuất hiện cuối mỗi ý kiến
- Không thể thay đổi thông tin khi | - Có thể chỉnh sửa thong tin ngay cả
đã phát sóng khi đã phát hành
Công chúng có thể theo đối một số diễn đàn trên Đài Tiếng nói Việt Nam
như: Câu lạc bộ bàn tròn và Giao lưu tác giả tác phẩm (Ban Âm nhạc); Diễn đàn
kinh tế và kinh tế tổng hợp từ 9°-9*30 ngày chủ nhật và Diễn đàn khoa học công
nghệ tài nguyên môi trường từ 10"-10°30 ngày chủ nhật hàng tuần (Ban Kinh tế); Khách mời trực tiếp cuối tuần lúc 12"30 thứ 6 hàng tuần (Ban Thời sự)
Và một số diễn đàn trên Đài truyền hình Việt Nam như: Đối thoại từ 5" —
6" chiều chủ nhật hàng tuần (VTV1), Diễn đàn từ 10°-10°30 sáng thứ 6 hoặc 4'30
chiều thứ 5 hàng tuần (VTV1), Cùng nông dân bàn cách làm giàu (VTV2), Với
khán giả VTV3 từ 10°-10°30 tối thứ 3 hàng tuần (VTV3)
Nói về tính phổ cập thì có lẽ phát thanh và truyền hình vẫn chiếm ưu thế hơn
cả bởi vậy đù bị hạn chế rất nhiều trong việc liên kết với công chúng nhưng hàng ngày vẫn có hàng trăm khán, thính giả khắp nơi gọi điện, viết thư góp ý, bày tỏ quan điểm của mình với các chương trình mà họ yêu thích Trong tương lai, nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ và kỹ thuật, phát thanh và truyền hình sẽ có những cải tiến mạnh mẽ và một trong những cải tiến đó là họ sẽ tiến gần hơn với
Trang 24
23
công chúng Có lẽ cũng chẳng bao xa nữa sẽ có một sự kết hợp hoàn hảo giữa ba phương tiện radio, tivi và máy tính nối mạng Internet
1.3 Các khái niệm có liên quan
1.3.1 Khái niệm báo mạng điện tử
Ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với loại hình báo chí mới này như: báo điện tử (electronic journal), báo trực tuyến (online
newspaper), báo mạng (cyber newspaper), báo Internet và báo mạng điện tử “Báo điện tử?" là khái niệm thông dụng nhất ở nước ta Nó gắn liền với tên gọi của nhiều tờ báo in phát hành trên mạng Internet, ví dụ như Quê hương điện tử, Nhân Dân điện tử, Lao động điện tử Ngay trong các văn bản pháp quy của Nhà nước cũng sử dụng “báo điện tử” Tuy nhiên, khái niệm này có nghĩa rất chung chung, không giúp hiểu rõ đặc điểm của loại báo phát hành trên mạng Đồng thời, đã có thời gian chúng ta sử dụng cách gọi này để chỉ phát thanh và truyền hình nên nếu dùng lại rất đễ gây nhầm lẫn
“Báo trực tuyến” là khái niệm được sử dụng đầu tiên ở Mỹ và đã trở thành
cách gọi của quốc tế Thuật ngữ “/rc (uyến” trong các từ điển tin học dùng để
chỉ trạng thái của một máy tính khi đã kết nối với mạng máy tính và sẵn sàng hoạt động Hiện nay, thuật ngữ này đang sử dụng rong rai trong nh vực truyền thông để chỉ các khái niệm có cùng đặc tính như: “xuất bản truc tuyến” (online publishing), “phương tiện truyền thông trực tuyén’” (online media), “nhà báo trực
tuyến” (online journalist), “phát thanh trực tuyến” (online radio), “truyền hình
trực tuyến” (online television) Tuy nhiên, cách gọi này gắn với tin học nhiều hơn và chưa được Việt hoá
Trang 25“Báo mạng" là cách gọi tắt của báo mạng Internet Đây là cách gọi không mang tính khoa học vì nó không rõ nghĩa, không đầy du, dễ làm hiểu sai bản chất của thuật ngữ Bởi Internet là mạng thông tin toàn cầu, dưới nó còn rất nhiều loại
mạng như mạng nội bộ của các tổ chức, các công ty, các chính phủ gọi tắt như
thế sẽ không xác định rõ ràng ranh giới giữa khái niệm “mạng” và “mạng
Internet”
“Bao Internet” cũng là khái niệm được đùng khá rộng rãi Theo TS Thang Đức Thắng (Tổng biên tập tờ báo VnExpress) thì đây là tên gọi chính xác nhất, cho phép hiểu rõ ràng đặc trưng của loại hình báo chí này Qua thực tiễn hoạt động trong ngành, rất nhiều người đã đồng tình với cách gọi trên
“Báo mạng điện tử" là khái niệm mới được sử dụng gần đây, sau khí Phân viện Báo chí và Tuyên truyền có tuyển sinh một chuyên ngành đào tạo mới “báo
mạng điện tử” và thành lập tổ bộ môn là “báo mạng điện tử.”
Nói chung có nhiều cách gọi về loại hình báo chí mới này Gọi như thế nào là do thói quen của mỗi người, nhưng điều quan trọng là phải hiểu đúng Trong khi chờ một khái niệm thống nhất, luận văn này sẽ sử dụng khái niệm “báo mạng điện tứ”
Vậy báo mạng điện tử là gì?
Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng Internet
Trang 26
25
1.3.2 Khái niệm diễn đàn trên báo mạng điện tử
Hiện nay, có rất nhiều từ điển định nghĩa về diễn đàn song nhìn chung đều thống nhất rằng diễn đàn là nơi để nhiều người có thể phát biểu ý kiến của mình
một cách công khai Ví dụ như:
“Diễn đàn là nơi để nhiều người phát biểu ý kiến của mình một cách công
khai” [35:538]
“Diễn đàn là nơi để cho nhiều người có thể phát biểu ý kiến một cách công
khai và rộng rấ?` [33;257]
“Diễn đàn là nơi để nhiều người có thể phát biểu ý kiến một cách công khai
cho mọi người biết" [30;286]
Trên cơ sở những định nghĩa trên về diễn dàn, chúng tôi đưa ra một định nghĩa về diễn đàn trên báo mạng điện tử như sau:
Diễn đàn trên báo mạng điện tử là nơi để công chúng của báo mạng
điện tử có thể phát biểu ý kiến, bày tô quan điểm của mình một cách công
khai về một vấn đề nào đó
Tiểu kết
Như vậy, trong toàn bộ chương 1, chúng tôi đã trình bầy một cách tương đối cơ bản về khung lý thuyết của diễn đàn trên báo chí nói chung, báo mạng điện tử nói riêng Khi nói đến vai trò của diễn đàn, chúng tôi đã đề cập đến các vai trò thu nhận, lưu trữ và cung cấp thông tỉn, vai trò tao moi trường bình đẳng, công khai, vai trò là cầu nối giữa công chúng với tờ báo, công chúng với nhau
Trang 2726
Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành khảo sát diễn đàn trên các loại hình báo chí và
so sánh chúng với nhau Chúng tôi đã rút ra được những sự khác nhau cơ bản, đó
là sự khác nhau về vai trò, vị trí của nhà báo, về hình thức và cách thức tổ chức,
về số lượng công chúng tham gia và ý kiến được đăng tải, về cường độ và tần suất
xuất hiện, về thời gian diễn ra và tính tương tác giữa những người tham gia
Trong chương này, chúng tôi cũng đã đưa ra một số khái niệm có liên quan như: khái niệm báo mạng điện tử, khái niệm diễn đàn trên báo mạng điện tử
Sẽ là vô dụng đối với bất kỳ một tờ báo mạng điện tử nào được sinh ra mà không có người truy cập Một tờ báo có nội dung tốt, thiết thực chưa hẳn đã là tờ báo có số lượng người truy cập cao nhất nếu người đọc không biết, không được giới thiệu về tờ báo đó Người đọc không tự đến với báo thì báo phải tìm mọi cách để tiếp cận với họ, trong đó có cả cách gõ cửa từng nhà Việc thu hút người đọc chính là mục đích của những người làm báo, phải làm sao để họ biết đến, truy cập, hài lòng và muốn quay trở lại tờ báo của mình Tổ chức ra những diễn đàn hay, đáp ứng được đa dạng nhu cầu của độc giả cũng là một cách quảng bá cho tờ báo của mình
Nhờ tận dụng triệt để được những thế mạnh của khoa học công nghệ mà diễn đàn trên báo mạng điện tử đã tạo cho mình những lợi thế hơn hẳn so với diễn đàn trên báo in, phát thanh và truyền hình Điều này có khả năng làm thu hẹp công chúng của các loại hình báo chí truyền thống bởi họ có nhiều kênh lựa chọn hơn trong khi quỹ thời gian đành cho việc tiếp nhận lại ngầy càng ít đi
Tuy nhiên, với những nguy cơ luôn tiểm ẩn như tin tặc, vỉ rút, các lỗ hồng về
bảo mật báo mạng điện tử sẽ không bao giờ có thé “lam biến mất” các loại hình báo chí trước Xét cho cùng thêm một loại hình báo chí mới là tăng thêm mâu
thuẫn biện chứng, giúp cả nền báo chí phát triển
Trang 28
27
Chương 2: Thực tiễn hoạt động của các
diễn đàn trên báo mạng điện tử
2.1 Khảo sát các điễn đàn trên một số tờ báo mạng điện tử tiêu biểu của Việt Nam 2.1.1 Vnexpress (Tin nhanh Việt Nam) 2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ki hi Ti Be ck Ci aoe Kinh tế thế giới điều đứng ì đầu
iển biến giá dầu trong tuần qua đang khiẩn ác nhà phân tích lo ngại sẽ xãy ra một cuộ m phat trầm trạng như những năm 1970, <a Rois
Đi hí mà cuộc khủng hoãng nẵng lương đã
khiến kinh tế thể giới hị suy thoái nghiêm trọng,
thổ Xã hội:
TP HCM: Cháy rụi 33 căn nhà tại quận 8
Bát sống, ;Š Ngon lửa bốc lân từ lúc 9h sáng nay, tại tổ 74,
BM hu phế 5 đường Dương Bá Trẹc (suận 8), Đền
Cie © Oh4S', 3B c&m nha tai đây bị cháy rụi hoàn toan, aff hông tin ban dau từ những người dân ở khu Ewm 7 nec chay cho biết chưa có tường hợp thiệt
any nae,
Cae tin Xã hội khác
Thể giới:
Thêm một người Mỹ bí chiến binh chặt đầu
REE Tre Hôm nay, nhóm chiến bỉnh trung thành với nghỉ
or phạm AI 2aeds Abu Musab oi-Zanjgti đã cha công bế đoạn băng video trên rmột website Hỗi giáo,lrong 8ó có cảnh một công dân MỸ đang b
Ce ee eg
Hình 1: Trang chủ của VnExpress
Trang 29
chỉ hoạt động trên mạng Internet của Việt Nam Hàng tháng có hơn 13 triệu lượt
người truy cập thường xuyên vào VnExpress
Ngoài lợi thế đưa thông tin nhanh như phần tin tức được cập nhật 24/24 giờ, VnExpress còn hấp dẫn độc giả trong việc tận dụng triệt để lợi thế của báo mạng điện tử nhằm nối kết những bài viết theo từng chủ đề một cách khoa học và đặc biệt là tổ chức các cuộc giao lưu trực tuyến với những khách mời nổi tiếng Vì vậy, năm 2003, VnExpress đã được bạn đọc báo PC World Việt Nam bầu chọn là tờ báo mạng điện tử ưu chuộng nhất Việt Nam
VnExpress là một trong những tờ báo mạng điện tử biết cách khai thác triệt để thế mạnh tương tac cao Ngoài việc thiết lập địa chỉ email cho riêng từng trang thì báo còn lập riêng một chuyên mục “Gii foà soạn” để công chúng thuận tiện trong việc liên lạc với toà soạn Khi muốn gửi thư cho báo, bạn đọc không cần phải nhớ địa chỉ của báo cũng như của từng trang, chỉ cần đánh tên, địa chỉ email của mình và nội dung theo mẫu có sẵn là họ có thể gửi thư đi ngay lập tức
Biết được tâm lý của bạn đọc sau khi gửi thư là lo lắng sợ thư của mình bị thất lạc, VnExpress đã sử dụng công nghệ để thông báo cho bạn đọc biết kết quả Ngay khi toà soạn nhận được thư thì sẽ có một cửa số nhỏ hiện lên với đồng chữ: “Cảm ơn Quỹ vị đã liên lạc với toà soạn! Chúng tôi đã nhận được yêu cầu của
quý vị Nhân viên của toà soạn sẽ liên lạc với quý vị.” Điều này giúp cho bạn đọc
cảm thấy được tôn trọng và yên tâm là thư của mình đã đến đúng địa chỉ
2.1.1.2 Khảo sát tổ chức diễn đần
Tổ chức diễn đàn trên VnExpress rất đa dạng vẻ hình thức và phong phú về nội dung, bao gôm: “Bạn đọc viết” (trang chủ), “Tâm sự” (rang Đời sống), “Góc độc gi” (rang Thế giới), “Góc nhìn bạn đọc” (trang Văn hoá) và “Thăm đò ý kiến” ở rất nhiều trang
Trang 30
29
Trang “Bạn đọc viết” được thiết kế khá tiện lợi, chia làm ba phần chính Bên
trái là menu chức năng chứa các tên trang, bên phải là mục “Bạn đọc đã viết” liên
kết với các chủ đề đã được thảo luận (khi bấm chọn vào một chủ đề sẽ đọc được
một chuỗi những ý kiến trao đổi về chủ dé đó), còn giữa trang chứa các ý kiến
chính trong ngày
Ngoài các đường dẫn bằng mũi tên, cách bố trí thông tin theo cấu trúc dạng cây của VnExpress rất dễ hiểu và dễ tiếp cận, giúp xâu chuỗi các thông tin liên quan theo trình tự diễn biến của sự kiện Bạn đọc có thể đi đến mọi trang, mục, thông tin lưu trữ của tờ báo một cách nhanh chóng và có hệ thống nhờ một loạt các đường dẫn (link) Từ đầu đề của ý kiến sẽ dẫn đến nội dung chính, rồi từ nội dung chính đó sẽ lại có các đường dẫn đến các nội dung khác có liên quan
Chúng tôi xin được mơ hình hố một vài ví dụ như sau:
Ví dụ 1: “Nên cải tiến đèn giao thông” (1.9.03) Ý kiến bạn đọc ngày 1.9.03 Nên cải tiến đèn giao thông
Nên cải tiến đèn gino tha
Bài đăng ngày 22.12.2000 ên cải tiến đèn giao thông
TP HCM: Đưa vào sử
Hiện nay, ở các giao lộ của
dụng hệ thống đèn giao Việt Nam đã có lắp đặt loại đèn thông mới giao thông có hiển thị thời gian
Hệ thống đèn giao thông Tuy nhiên, theo tôi đèn hiện số có
Trang 31Ví dụ 2: “Trưởng phòng CSHS Đông Nai làm hạ uy tín của công an” (1.9.03) Trưởng phòng CSHS Đồng Nai Trưởng phòng CSHS Đồng Nai < làm hạ uy tín của công an làm hạ uy tín của công an
Tôi hết sức bất bình khi đọc tin về
việc ơng Hồng Mai — Trưởng Trưởng phòng Cảnh sát HS
, W go
phòng Cảnh sát hình sự công an AT say rou, no sung
Đồng Nai- say rượu, gây náo loan Chiều qua, trung tá Hoàng ở trạm thu phí quốc lộ 51 Hành Mai, Trưởng phòng Cảnh sát động của ông Mai đã vi phạm lời hình sự Công an Đồng Nai, thé thiêng liêng của lực lượng không chấp hành hướng dẫn khi
công an nhân dân Lễ ra, cấp bậc qua trạm thu phí Quốc lộ 5l
càng cao thì càng phải biết kiểm Dân phòng Đoàn Ngọc Cẩn tới
chế và gương mẫu can thiệp liền bị ông Mai rút súng bắn, song viên đạn đĨ chệch hướng Tiếp đó, trung tá
công an huy động cấp dưới cầm súng đến đánh ông Cẩn
Trang 32
32
phan nộ Chúng tôi đòi hỏi phải xử lý ông Mai như một công dân phạm tội, đồng
thời, phải xử lý kỷ luật với tư cách một cán bộ cao cấp, chiến sĩ công an phạm
tội”
Ý kiến “Giá vé của Vietnam Airlines có cạnh tranh?” (14.8.04) có sapô:
“ôi muốn mọi người hãy cùng tham gia ý kiến của mình về chủ đề này Theo tôi nghĩ việc giá xăng đầu thế giới hiện nay làm cho chỉ phí về nhiên liệu của các hãng máy bay tăng mạnh.”
“Bạn đọc viết” là nơi tap hop tất cả các ý kiến của bạn đọc gửi về cho VnExpress nên chỉ cần nháy chuột vào đây là có thể xem được cả ý kiến góp ý và những trao đổi trong các diễn đàn trên các trang khác (ngoại trừ “Fâm sự” của trang Đời sống)
Trong trang Thế giới của VnExpress có “Góc độc giđ” là hình thức dién dan đo toà soạn đưa ra chủ đề, trao đổi về những vấn đề thời sự thế giới Tuy nhiên, bạn đọc vẫn có thể đọc mọi ý kiến của trang này khi vào “Bạn đọc viet”
Đặc biệt, VnExpress còn có một điễn dan mà chưa có một báo mạng điện tử
nào có đó là “Tâm sự” trong trang Đời sống Đây là một diễn đàn được đánh giá là có sức hấp dẫn, thu hút một số lượng rất đông độc giả tham gia Nó dành riêng để nói về vấn đề tình cảm mà ở đó có những câu chuyện thật thầm kín, riêng tư
Bất kỳ ai có những khúc mắc về tình cảm trong cuộc sống đều có thể tâm sự với
người khác và nhận được từ họ những lời góp ý chân thành mà không sợ họ biết mình là ai
Chỉ cần đọc qua đầu dé trong “?%eo đòng tâm sự” cũng thấy được muôn hình muôn vẻ của những khúc mắc mà bạn đọc muốn tâm sự
“Anh Dũng đang chao đảo vì tình yêu” (2.8.04) “Có lối thoát nào cho tình yêu của Thuỷ” (16.7)
Trang 33
33
“Anh Tuấn không ai lặp lại chuyện giống mình” (8.7)
“Chéng chi Thuy liên tục ngoại tinh” (8.7) “Vợ tôi có tình ý với em rể” (19.5) Z2004, Lhiời GMT+7 Gy SER
+ giúp tơi hồn think tam nguyen cuỗi cũng: NGA | lầy giấp tãi hoàn th Í tgtiyện ond cohen Ảnh Chinấ: tuyết vụng vi ti thiệu gà ñghhện nC | inà không thế thuật Khôi m + | quân hệ AF CG ay | Chị ¡nh không Hiề quần được | Irgời yết cũ ] Quả khứ luôn dẫn vật { họa trong) Ì ảnh Bững đang chan đầu sĩ Ì nh yên tang) ¡ Gá cản tới thet ade cho Bak tân jm
Thug liền tực nagt Anh Minh cảng nỗ ioôn, lợi càng rath haynes
Hình 3: Diễn đàn “7m sự” trong trang Đời sống
Những lời chia sẻ của bạn đọc cũng đề cập đến rất nhiều khía cạnh của vấn
đề có thể giúp cho người trong cuộc tìm ra một cách giải quyết thích hợp nhất khúc mắc của mình Ngay cả khi họ không thể ứng dụng những lời khuyên kia vào thực tế thì điễn đàn cũng đã trở thành nơi để họ giải toả hay chút bỏ “gánh nặng” trong lòng
“Tình yêu bất chấp tuổi tác anh Tuấn 4” (20.7) “Bạn gái muốn chỉa tay Tuấn vì lí do khác” (16.7) “Chị Thuỷ hãy cho anh ấy một thời gian” (9.7) “Chuyện của tôi giống Tuấn đến kỳ lạ” (6.7)
Dung lượng của mỗi tâm sự khá dài, thường khoảng từ 1500 đến 2000 từ
còn dung lượng của mỗi chia sẻ thường ngắn hơn, khoảng 500 đến 700 từ
Trang 34
34
nữ, chương trình “Cửa sổ tình yêu” của Đài Tiếng nói Việt Nam Song một điều
đặc biệt là những lời góp ý đó có thể không phải từ những nhà báo bay những chuyên gia tâm lý như trên báo in, phát thanh và truyền hình mà là từ những bạn đọc bình thường khác
Một trong những ưu thế nổi bật của diễn đàn nói riêng, VnExpress nói chung so với các tờ báo mạng điện tử khác là đã thiết lập được một công cụ tim kiếm khá hiệu quả Chỉ cần gõ từ khoá vào ô tìm kiếm hoặc chọn ngày, tháng, năm trong ô “xem” dưới cuối mỗi tin, bài là tất cả những ý kiến có liên quan được sắp xếp theo thứ tự ngày tháng lùi dân về quá khứ sẽ được hiện ra
Bên cạnh đó, để thuận lợi cho bạn đọc, ngay dưới mỗi ý kiến trong “Góc nhìn bạn đọc” của trang Văn hoá đã làm sẵn một khung nếu bạn đọc muốn gửi ý kiến chỉ phải nhập họ tên, địa chỉ email, tiêu đề, nội dung ý kiến và bấm vào “Gii
toà soạn” là đã có thể gửi ý kiến một cách nhanh nhất Hạ tàu Email Bi tôi Tiêu để
Trang 35máy bay nội địa” (14.8.04 — trang Kinh doanh), “Bạn làm gì khi mắc bệnh khó
nói?” (3.7.04 — trang Sức khoẻ), “Những chương trình PC giá rẻ ở Việt Nam sẽ thu húi những người mua?” (10.8.04 — trang Vi tinh)
2.1.2 VietNamNet
2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 19.12.1997, VieiNamNet chính thức được đưa lên mạng với cái tên
ban đầu là VASC Orient tại địa chỉ www.vnn.vn Từ chỗ chỉ là các bản tin tiếng
Việt và câu lạc bộ, đến nay ViefNamNet đã có hai phiên bản tiếng Việt và tiếng
Anh mỗi ngày cung cấp cho độc giả hàng trăm tin bài về những sự kiện nóng hổi,
đang được dư luận quan tâm Ngoài các chuyên mục, những câu lạc bộ đặc sắc, VietNamNet còn là một địa chỉ hữu ích, thu bút rất nhiều người tham gia bàn
luận, trao đổi về những vấn đề thời sự, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế
Tuy mới hoạt động không lâu nhưng VieiNNamNet cũng đã tạo ra được chỗ
đứng trong ngành Năm 2002, VietNamNet đã nhận được giải Website Việt Nam được ưu chuộng nhất do Tạp chí PC World Việt Nam bình chọn Ngày 23.1.2003, VietNamNet được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép công nhận là tờ báo mạng điện tử
Với một giao điện đẹp mắt, bố cục chặt chẽ, hiện đại, màu sắc khá trẻ trung
và cách làm nổi bật các tin, bài chính, các chuyên mục được nhiều người quan tâm VietNamNet đã giúp cho người đọc dễ dàng lựa chọn thông tin Đồng thời,
được sự hỗ trợ về mặt công nghệ của Công ty phát triển phần mềm VASC,
VietNamNet đã phần nào phát huy được chức năng đa phương tiện (Multimedia), tạo khả năng truy cập thông tin da dang qua các thiết bị có day va khong day như
điện thoại di động, điện thoại cố định
Trang 3636 tiyến sinh 2004 Điểm chuẩn trường CŨ dân lập CNTT TPHCM
- Tin mới nhất: Trưởng CB dan lập ig nghé Thông tin TP.HGM ira công bỗ kết quả điểm thì của thỉ
sinh và điểm chuẩn vào trường, eu Te Xem điểm tia ĐỊI-+GÓ Sa “RpdoinGioauce lo lạo Quốc tế I§0 ieee else ee BI Dee eee chờ điểm sản, mi các bạn “em điểm thi của mình
#) = Mồi các bạn thí sinh xem điểm thi trên
VietMamNet, Đến 12/8 sẽ có điểm sản chung để xác RE
định những bạn đủ điều kiện trúng tuyển
Hình 4: Trang chủ của VietfNamNet
VietNamNet là một tờ báo đã tạo ra cho mình được một phong cách đặc trưng với việc tận dụng và phát huy được những đặc tính cơ bản của báo mạng điện tử Đây là một mô hình có sự kết hợp giữa thông tin báo chí và các dịch vụ
trực tuyến đa dạng nhằm thoả mãn nhiều nhu cầu của công chúng
Khi đến thăm báo VietnamNet, PGS.TS Trần Đình Hoan-Uỷ viên Bộ chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng đã đánh giá: “những công cụ mà các đông chí dang sử dụng có tính ưu việt hơn hẳn báo in và với số lượng gần 300 triệu người truy cập mỗi tháng, sự hiểu biết của nhân dân thế giới về Việt Nam
đã và sẽ thay đổi nhanh chóng”
2.1.2.2 Khảo sát tổ chức diễn đàn
Tổ chức diễn đàn trên VietNamNet là nơi mợi người cùng trao đổi, thảo luận về nhiều vấn đề và nó đã tạo ra được sự tương tác đa chiều từ độc giả Nó bao
Trang 37
gồm: “Diễn đàn VietNamNet”, “Thư Hà Nội” và “Bạn đọc viết” ở trang chủ, “Diễn đàn các vấn đề xã hột" ở trang Xã hội và “Thăm đò dự luận” ð các trang
“Diễn đần VietNamNet' và “Diễn đàn các vấn đề xã hội” là hình thúc diễn
đàn do báo đưa ra chủ đề Đây là tờ báo mạng điện tử duy nhất ở nước ta thiết lập riêng hình thức diễn đàn này với nội dung hết sức phong phú Từ tháng 9 năm 2003 đến tháng 9 năm 2004 đã có 57 chi dé được nêu trong “Diễn đàn
VietNamNeP” (trung bình 5 chủ đê/tháng)
Các chủ để thường dé cập đến những vấn đề đang được nhiều người quan tâm nhưng lại chứa đựng trong nó những mâu thuẫn cần giải quyết Và khi toà soạn đưa ra những vấn đề này, chúng luôn thu hút được đông đảo độc giả tham gia trao đổi, tranh luận
Cách bố trí các để mục và đường dẫn trong diễn đàn của VietNamNet cũng khá hợp lý Ngay dưới bài viết giới thiệu chủ để là các mục “Pháo luận”, “Gửi tin qua email”, “In tin” va “Gui phan hồi”
Ee
Nếu độc giả thấy hứng thú với chủ để thì chỉ cần kích chuột vào “Thảo luận” là vừa có thể xem được các ý kiến của người khác đã gửi đến, vừa có thể tham gia nói lên chính kiến của mình Trong mục này có chứa rất nhiều ý kiến của bạn đọc đã gửi về được xắp xếp theo thứ tự l, 2, 3 rất để tra cứu
Khi bạn đọc muốn gửi bài viết này cho một ai đó hoặc muốn in ra thi nhay vào “Gửi tin qua email" và “In tin”, còn muốn góp ý với toà soạn thì đến với “Gui
Trang 38
38
Đây là một cố gắng nhằm tiến gần hơn với công chúng cua VietNamNet vi không chỉ có trong các diễn đàn mà là dưới bất kỳ một tin, bài viết, ý kiến nào của VietNamNet cũng có phần này Bạn đọc có thể phát biểu ý kiến, nêu lên suy nghĩ và thắc mắc của mình về vấn để nêu trong bài viết chỉ với một thao tác cực kỳ đơn giản là nháy chuột vào “Gửi phản hồi” Điều này đã tạo cho độc giả có cảm giác mình có thể thâm nhập vào bất kỳ chỗ nào trong tờ báo Với cách làm này, mặc dù VietNamNet không tạo được đường dẫn trực tiếp đến từng tác giả (bằng việc ghi email của họ dưới bài viết) nhưng công chúng vẫn có thể tham gia gửi phản hồi đến bất cứ phóng viên nào của toà soạn
Cuối của trang là mục “Các fin khác” liệt kê các chủ dé đã được đưa ra thảo luận trong thời gian gần đây và đường dẫn để bạn đọc có thể lục lại “xem tiép” tir thời gian trước đó
“Diễn đàn các vấn đề xã hội” cũng được thiết kế tương tự song chủ đề hẹp
hơn, chỉ đi sâu vào các vấn đề xã hội như:
“Phố đi bộ ~ chỉ đi bộ hai tốt cuối tuần” (13.7.04
“Chấn hưng nên giáo dục: “Kế” của bạn thế nào?” (19.8.04)
Đặc biệt, trong trang này VietNamet còn áp dụng “Tin liên quan” đặt ngay dưới bài viết có nhiều tin liên quan để bạn đọc tiện theo đõi Ví dụ như dưới bài
“Thương lắm phố cổ Hà Nội ơi” (12.8.04) có bốn tĩn liên quan được tạo đường
dẫn đến là:
“Phố cổ Hà Nội tiến tới di sẵn thế giới — Hành trình chưa bắt đầu”
“Phố cổ Hà Nội đón bằng Di tích Quốc gi4”
“Thanh di tích, phố cổ Hà Nội bắt đâu ãược bảo tôn”
“Phố cổ Hà Nội bắt dâu trổ thành Di sản Thế giới”
Trang 39một bài phóng sự, ký sự nào đó Đây cũng là một dạng của diễn đàn do tờ báo đưa ra chủ đề PS mà bắn khơi Đ Quan Chú ha? mg bi thể Ký trước sót đại của 4 sở 4Hông x g Bên DỆ đ8 ngày sim sứ đều Bie len chia
Hinh 5: “Chia sé” trong trang “Phóng sự-Ký sự”
“Nhiều độc giả chia sẻ với người đàn bà sinh con cười” (13.7.04) sau khi
đọc phóng sự “Người đàn bà sinh con cười” (6.7.04) nói về bà Đỗ Thị Mười với
10 đứa con bị nhiễm chất độc màu đa cam
“Anh Tiến — chúng tôi vẫn luôn ở bên anh” (28.6.04) đông tình với “Chuyện
anh Tiến “oan” đòi Toà bồi thường 2,7 tỷ đồng” (U7.6.04)
Độc giả “Chia sẻ cùng bác Lê Huy Ngọ” (7.6.04) sau khi đọc “Chuyện của
éng Lé Huy Ngo” (1.6.04)
Tình thức bạn đọc quyết định chủ đề của VietNamNet có “Bạn doc viet” va “Thu Ha Noi.” Riéng “Ban doc viét’ da đăng được khoảng 320 ý kiến (trung bình gần 27 ý kiến/tháng) Số lượng ý kiến mỗi tháng không đều nhau ví dụ như: tháng | chỉ có 2 ý kiến, tháng 2 có 18 ý kiến nhưng tháng 6 lại có tới 42 ý kiến, tháng 7 có 41 ý kiến Điều này tuỳ thuộc vào sự hấp dẫn của các sự kiện trong tháng
Trang 4040
trong một hồ sơ để bạn đọc tiện theo đối và cé chung mot sapo như : “Ý kiến độc
giả về vụ việc liên quan đến ông Lương Quốc Dãng” (17.02.2004), loạt bài về sự
“Bức xúc của bạn đọc xung quanh chú trương cấm xe máy ngoại tỉnh và kinh
doanh Karaoke của Sở GT-CC Hà Nội và Bộ VH-TT” (25.02.2004), “Ban doc bày tả nỗi tiếc thương đối với PGS Tôn Thất Bách” (29.03.2004) sau khi nghe tin
ông qua đời
Tuy nhiên, đa phân các ý kiến của độc gia trong “Ban doc viếf” là viết về
chính những vấn đề mà báo đã nêu:
“Luật phải là động lực sáng tạo” (13.8.2004) phản hồi bài "Quá nhiều giấy
phép trong lĩnh vực xuất bản" (9.8)
Loạt bài “Bạn đọc nêu ý kiến về “quả bom” PJICO SLNA” (8.8) phản hồi bài “SLNA: Những chuyện khó hiểu trước giờ G” (8.8)
“Tôi thật sự bất bình”(10.8) phân hồi bài “Một nàng dâu bị hình hạ dã man”
(6.8)
Hoặc nhiều ý kiến rất xúc động của độc giả gửi về bày tỏ sự đồng cảm sau khi đọc phóng sự “Đế đ#” (17.03.2004) của tác giả Đăng Vỹ nói về những hoàn cảnh thương tâm, những mảnh đời bất hạnh của trẻ em trong vùng bị nhiễm chất độc màu da cam thuộc xã Sa Nghĩa, huyén Sa Thay (tinh Kon Tum.)
Khi đọc những ý kiến này bạn sẽ thấy đường dẫn (link) đến những bài báo đã được nhắc đến Suy cho cùng thì đây cũng là một dạng của hình thức diễn đàn
do tờ báo đưa ra chủ để, nếu xếp vào những “chia sể” như trong trang “Phóng sự
~ Ký sự” thì hợp lý hơn