1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyên đề thực tập công tác tiền lương của các ngân hàng thương mại việt nam

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 257,14 KB

Nội dung

Công tác tiền lương của ngân hàng cũng rất được coi trọng đặcbiệt là các ngân hàng thương mại, nhưng thực tế đặt ra rằng công tác tiền lương củacác ngân hàng thương mại hiện nay là như t

Trang 1

Đề án quản trị doanh nghiệp

Công tác tiền lương của các ngân hàng thương mại

Việt Nam

Sinh viên: Phạm Thị Bích Phương

Mã sinh viên: 11143458 Lớp: Quản trị doanh nghiệp 56A

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

PHẦN 1: LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG 4

I Bản chất về tiền lương 4

1 Lý luận tiền công của C Mác 4

1.1 Bản chất của tiền công 4

1.2 Các hình thức cơ bản của tiền công: 4

1.3 Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế 5

2 Lý thuyết tiền lương của W.Petty 6

II Quan điểm trả lương của A.Smith và Ricardo 6

1 Quan điểm trả lương của A.Smith 6

2 Quan điểm trả lương của Ricardo 7

III Phương pháp trả lương: 8

1 Phương pháp trả lương theo 3Ps : 8

2 Phương pháp trả lương theo HAY 9

IV Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiền lương: 10

PHẦN II: 11

THỰC TRẠNG TIỀN LƯƠNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 11

I Giới thiệu về ngân hàng thương mại Việt Nam 11

1 Khái niệm: 11

2 Chức năng của ngân hàng thương mại: 11

2.1 Chức năng trung gian tín dụng 11

2.2 Chức năng trung gian thanh toán 11

2.3 Chức năng tạo tiền 12

3 Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 13

II Phân tích công tác tiền lương của một số ngân hàng thương mại 13

1 Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) 13

Trang 3

1.1 Giới thiệu: 13

1.2 Quy trình trả lương: 14

2 Ngân hàng TMCP Công Thương ViettinBank: 15

2.1 Giới thiệu: 15

2.2 Quy định trả lương 15

III Thực trạng của công tác tiền lương 16

IV Các nhân tố ảnh hưởng 17

1 Các nhân tố bên ngoài: 17

1.1 Thị trường lao động: 17

1.2 Các quy định và pháp luật của Chính Phủ 17

2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp: 18

2.1 Đặc điểm của ngành nghề Kinh doanh 18

2.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức công ty: 18

2.3 Chính sách của công ty: 18

2.4 Đặc điểm lao động: 18

PHẦN III: 20

PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT THỰC TRẠNG 20

I Cơ sở khoa học của việc thiết lập hệ thống đãi ngộ người lao động 21

II Một số đề xuất để cải thiện cơ chế đãi ngộ các ngân hàng thương mại 23

PHẦN IV: PHỤ LỤC 25

MỘT SỐ ĐIỀU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG QUY TRÌNH TRẢ LƯƠNG CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VP BANK) 25

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Vấn đề tiền lương là vấn đề mà nhiều đối tượng quan tâm nhất trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp họ quan tâm vì tiền lương là một phần chi phí phải trả trong quá trình hoạt động nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của

cả doanh nghiệp, còn người lao động họ quan tâm vì đó là lợi ích trực tiếp của họ.Các Ngân hàng cũng không nằm trong ngoại lệ, dù loại hình doanh nghiệp đặc biệt về sản phẩm tuy nhiên các ngân hàng vẫn có cấu trúc hoạt động giống như các doanh nghiệp khác Công tác tiền lương của ngân hàng cũng rất được coi trọng đặc biệt là các ngân hàng thương mại, nhưng thực tế đặt ra rằng công tác tiền lương của các ngân hàng thương mại hiện nay là như thế nào? Trước những thông tin rầm rộ của báo chí về việc lương của ngân hàng thương mại cao nhưng nhân viên vẫn kêu gào không đủ sống Bài tiểu luận này xin đưa ra một số ý kiến về vấn đề này dựa vào phân tích 2 ngân hàng thương mại lớn là Viettin Bank và VP Bank

Trang 5

PHẦN 1: LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG.

I Bản chất về tiền lương

1 Lý luận tiền công của C Mác

1.1 Bản chất của tiền công

Người công nhân bán sức lao động cho nhà tư bản trong một thời gian nào

đó, sản xuất ra một số lượng hàng hóa hoặc thực hiện một dịch vụ nào đó cho nhà

tư bản thì nhận được một số tiền nhất định, gọi là tiền công Bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là giá trị hay giá cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện

ra bề ngoài thành giá trị hay giá cả của lao động.

Hình thức biểu hiện đó lại gây ra sự nhầm lẫn do những thực tế sau đây :

- Đặc điểm của hàng hoá sức lao động là không bao giờ tách khỏi người bán,

nó chỉ nhận được giá cả khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức là lao động cho nhà tư bản, do đó bề ngoài chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho lao động

- Đối với công nhân, toàn bộ lao động trong cả ngày là phương tiện để có tiền sinh sống, do đó bản thân công nhân cũng tưởng rằng mình bán lao động Còn đối với nhà tư bản bỏ tiền ra là để có lao động, nên cũng nghĩ rằng cái mà họ mua là lao động

- Lượng tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động hoặc số lượng sản phẩm sản xuất ra, điều đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả lao động

Tiền công đã che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao động được trả công

và lao động không được trả công, do đó tiền công che đậy bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản

1.2 Các hình thức cơ bản của tiền công:

Tiền công có hai hình thức cơ bản là tiền công tính theo thời gian và tiền công tính theo sản phẩm

Trang 6

- Tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công mà số lượng của nó tỉ lệ

thuận với thời gian lao động của công nhân Tiền công tính theo thời gian thường áp dụng đối với các công việc khó tính được số lượng sản phẩm cụ thể do đó phải căn

cứ vào độ dài ngày lao động, cường độ lao động, trình độ lành nghề để trả công Giá

cả của một giờ lao động là thước đo chính xác mức tiền công tính theo thời gian

- Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công mà số lượng của nó tỷ lệ

thuận với số lượng sản phẩm hay chi tiết sản phẩm mà công nhân đã chế tạo ra tùy theo số lượng công việc đã hoàn thành Mỗi sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định Đơn giá tiền công được xác định bằng thương số giữa tiền công trung bình của công nhân trong một ngày với số lượng sản phẩm trung bình mà một công nhân sản xuất ra trong một ngày, do đó về thực chất, đơn giá tiền công là tiền công trả cho thời gian cần thiết sản xuất ra một sản phẩm Vì thế tiền công tính theo sản phẩm là hình thức chuyển hoá của tiền công tính theo thời gian

1.3 Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế

Tiền công tính theo thời gian và tiền công tính theo sản phẩm mới chỉ là biểu

hiện của tiền công danh nghĩa, do đó chúng ta cần phân biệt tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế.

- Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức

lao động của mình cho nhà tư bản

- Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hoá tiêu

dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình Tiền công danh nghĩa là giá cả sức lao động, nên nó có thể tăng lên hay giảm xuống tuỳ theo sự biến động của quan hệ cung - cầu về hàng hoá sức lao động trên thị trường Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa không thay đổi, nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hoặc giảm xuống, thì tiền công thực tế sẽ giảm xuống hay tăng lên Như vậy, tiền công thực tế tỷ lệ thuận với tiền công danh nghĩa và tỷ lệ nghịch với giá cả hàng hóa, dịch vụ và phụ thuộc vào các khoản thuế mà công nhân phải đóng cho nhà nước

Trang 7

2 Lý thuyết tiền lương của W.Petty

Dựa trên lý luận giá trị - lao động W.Petty phân tích lý luận tiền lương Ông coi tiền lương là một hiện tượng hợp quy luật, bởi vì đây là một hiện tượng kinh tế mới xuất hiện trong thời kỳ này, mà trong thời đại phong kiến không hề có

Về bản chất của tiền lương, ông đã nắm đuợc mối quan hệ giữa công của người với giá trị những tiêu dùng của họ Tiền lương là khoản sinh họat tối thiểu cần thiết cho công nhân và không vượt quá mức này Ông phản đối việc trả lương cao, nếu lương cao người công nhân không muốn làm việc mà chỉ thích uống rượu Điều này là hợp lý trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản chưa phát triển, năng suất lao động còn thấp, chỉ có hạ thấp tiền lương của công nhân xuống mức tối thiểu cần thiết mới đảm bảo lợi nhuận cho nhà tư bản Như vậy, Petty là người đầu tiên đề cập đến "quy luật sắt và tiền lương"

Petty thấy đuợc mối quan hệ giữa tiền lương và lợi nhuận Đây là một quan hệ nghịch, một khi tiền lương tăng thì lợi nhuận giảm Như vậy, ông đã thấy đuợc tính mâu thuẫn và đối lập giữa lợi ích của người công nhân và nhà tư bản Theo ông, việc tăng lương trực tiếp gây thiệt hại cho xã hội, tức là thiệt hại cho các nhà tư bản Thực sự thì tiền lương là một phần của giá trị thặng dư do chủ sở hữu chiếm lấy Nhìn chung, lý luận tiền lương của W.Petty còn rời rạc nhưng dù sao ông cũng

đã đưa ra đuợc một số nguyên lý đúng đắn về tiền lương

II Quan điểm trả lương của A.Smith và Ricardo

1 Quan điểm trả lương của A.Smith

A.Smith cho rằng, tiền lương là thu nhập của bất kỳ người lao động nào Nó là

sự bồi hoàn nhờ công lao động Trong xã hội tư bản tiền lương là thu nhập của giai cấp công nhân làm thuê Như vậy, tiền lương là thu nhập có lao động, nó gắn liền với lao động Theo ông, trong sản xuất hàng hóa giản đơn cũng có tiền lương, nó bằng toàn bộ sản phẩm của lao động Còn trong chủ nghĩa tư bản, tiền lương cần phải đủ để đảm bảo người công nhân mua phương tiện sống, tồn tại và phải cao hơn mức đó Ông cho rằng tiền lương không thể thấp hơn chi phí tối thiểu cho cuộc sống của công nhân Nếu quá thấp họ sẽ không làm việc và bỏ ra nước ngoài Tiền

Trang 8

lương cao sẽ kích thích tiến bộ kinh tế bởi vì nó làm tăng năng suất lao động Ông thấy được các nhân tố tác động tiền lương Đó là điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa, thói quen tiêu dùng; quan hệ cung cầu trên thị trường lao động; tương quan lực lượng giữa nhà tư bản và công nhân trong cuộc đấu tranh của công nhân đòi tăng lương.Ông nói rằng công nhân ít được đảm bảo, họ gặp khó khăn trong việc duy trì thời gian bãi công, còn các nhà tư bản lại dễ dàng cấu kết với nhau, luật pháp của nhà nhà nước thì lại dễ dàng cấu kết với nhau, luật pháp của nhà nước thì lại bênh vực cho nhà tư bản A.Smith còn tuyên bố rằng lương cao là điều hay, ông không đồng ý với một số nhà kinh tế cho rằng lương cao là sự kích thích đối với người lao động Ông nói rằng bao giờ người ta cũng thấy thợ thuyền đuợc trả công cao, lanh lẹ hơn là công xá thấp

Để xác định đuợc mức tiền lương A.Smith đã tính đến những đặc điểm cụ thể

về lao động của con người Theo ông chỉ trong những ngành khó khăn thì cần phải trả lương cao, A.Smith còn nói tới mối quan hệ giữa tăng tiền lương và tăng cung về lao động, tăng sự cạnh tranh giữa công nhân

Tuy nhiên, Smith không hiểu được bản chất của tiền lương Ông chỉ thấy đuợc

sự khác nhau về số lượng giữa tiền lương trong sản xuất hàng hóa giản đơn và trong chủ động bởi vì ông không hiểu phạm trù sức lao động Đây là một hạn chế lớn của Smith khi phân tích tiền lương

2 Quan điểm trả lương của Ricardo

Ông coi lao động cũng như các hàng hóa khác có giá cả thị trường và giá cả tự nhiên Giá cả thị trường của lao động là tiền lương, nó lên xuống chung quanh giá

cả tự nhiên của lao động Giá cả tự nhiên của lao động bằng với giá trị tư liệu sinh họat cần thiết cho cuộc sống của người công nhân và gia đình anh ta Nó phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, trình độ phát triển, thuyền thống và hình thức tiêu dùng của mỗi dân tộc

Ricardo ủng hộ "quy luật sắt về tiền lương", tiền lương phải ở mức tối thiểu

và không được cao hơn mức đó Ông cho rằng, người công nhân không nên than phiền về tiền lương thấp vì đây là quy luật tự nhiên Ông giải thích sự xung đột của

Trang 9

tiền lương là phụ thuộc vào độ màu mỡ của tự nhiên và sự tăng dân số Ông chống lại sự can thiệp của nhà nước vào thị trường lao động và không nên giúp đỡ người nghèo, vì vậy sẽ vi phạm quy luật tự nhiên

Như vậy, lý luận tiền lương của Ricardo có những tiến bộ nhất định tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế Thứ nhất Ricardo coi lao động là hàng hóa nên chưa hiểu đuợc bản chất của tiền lương tư bản chủ nghĩa; thứ hai, khi nói về giá cả những

tư liệu sinh họat tối thiểu ông chỉ đề cập đến nhu cầu tối thiểu về mặt sinh lý Do

đó, ông không thể giải thích được sự giảm sút của tiền lương một cách có hệ thống; thứ ba, vì cho rằng sự tăng dân số tự nhiên là nhân tố điều tiết tiền lương, nên ông không hiểu được tiền lương phụ thuộc vào số công nhân có việc làm và số công nhân bị thất nghiệp

III Phương pháp trả lương:

1 Phương pháp trả lương theo 3Ps :

3P: POSITION – PERSON – PERFORMANCE P1: Pay for Position – Trả lương theo vị trí

P2: Pay for Person – Trả lương theo cá nhâp

P3: Pay for Performance – Trả lương theo hiệu quả, kết quả hoàn thành công việc

Trang 10

1.1 Position là định giá lương theo vị trí cấp bậc chức vụ Ví dụ: cấp nhân viên

hệ số là 1, chuyên viên hệ số 2, quản lý hệ số 3, điều hành hệ số 4…

1.2 Person là định giá lương theo, chậc, khó mà có thể dịch ra thành lời, vì nguồn gốc từ Person trong 3P này hơi gượng ép Có thể diễn giải Person là định giá lương theo bản chất công việc, do thị trường quyết định

Ví dụ: khi thị trường chứng khoán vừa xuất hiện ở VN, các broker được đào tạo bài bản rất ít nên vị trí này rất hot trên thị trường nhân lực Các cty chứng khoán sẵn sàng trả một khoản lương rất cao để lôi kéo các broker về cty mình Tuy nhiên, hiện nay, thị trường chứng khoán tuột dốc thê thảm, nhiều cty phải giảm thiểu broker hoặc cắt hợp đồng với các broker part-time nên lương cho vị trí này bị kéo xuống ngang bằng các vị trí tuơng đương

Một ví dụ khác, hiện nay, trên thị trường nhân lực có một số vị trí tuyển dụng

có yêu cầu khá đặc biệt, như chuyên viên kiểm định mùi, màu cho các nhà máy thực phẩm Công việc này không đâu đào tạo và ít nhiều dựa vào năng khiếu bẩm sinh Chính bản thân công việc đã tạo ra sức hút về lương

1.3 Performance: bản thân nó cũng bao hàm ý năng lực cá nhân rồi vì năng lực làm việc tốt mới cho kết quả công việc tốt

Điểm hay nhất của Paying for 3Ps là hạn chế được vấn đề “lâu năm lên lão làng”, nguyên tắc này hoàn toàn chú trọng đến điều employee đem lại cho employer

2 Phương pháp trả lương theo HAY

Đánh giá công việc + Khảo sát thị trường lao động = Hệ thống lương theo HAY Không có phương pháp trả lương duy nhất tối ưu mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa

chọn cho mình một hình thức trả lương sao cho kích thích năng suất, sử dụng là

công cụ quản lý lao động, thể hiện chính sách đãi ngộ, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, bền vững; đảm bảo hiệu quả hoạt động và là công cụ quản lý hữu dụng Bản chất về lý thuyết nhiều anh chị và các bạn có thể nắm được phần nào tuy nhiên khi áp dụng thực tế vẫn còn gặp nhiều lúng túng Do đó phương pháp hiệu quả nhất là trau dồi thật nhiều kinh nghiệm làm việc để thực hành nhiều hơn

Trang 11

IV Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiền lương:

Sơ đồ 1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới tiền công lao động

Trang 12

PHẦN II:

THỰC TRẠNG TIỀN LƯƠNG TRONG NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

I Giới thiệu về ngân hàng thương mại Việt Nam

1 Khái niệm:

Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng

số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán (Wikipedia)

Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản

là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội

2 Chức năng của ngân hàng thương mại:

2.1 Chức năng trung gian tín dụng

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay Cho vay luôn là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, nó mang đến lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng thương mại

2.2 Chức năng trung gian thanh toán

Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi

Ngày đăng: 08/06/2024, 07:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w