1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Trong Bối Cảnh Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới
Tác giả Phạm Hải Nam
Người hướng dẫn PGS.TSKH Nguyễn Ngọc Thạch, PGS.TS Hà Văn Dũng
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 324,26 KB

Nội dung

TÓM TẮT Luận án được thực hiện nhằm nghiên cứu các yếu tố tác động đến KNSL của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng và hậu khủng hoảng kinh tế thế giới, so sánh chiều hướn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM HẢI NAM

KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG

KINH TẾ THẾ GIỚI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM HẢI NAM

KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG

KINH TẾ THẾ GIỚI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TSKH Nguyễn Ngọc Thạch

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị Tiến sĩ tại bất cứ một cơ

sở đào tạo nào Luận án là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây, các trích dẫn trong Luận án đã được ghi rõ nguồn gốc đầy đủ

Nghiên cứu sinh

Phạm Hải Nam

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tác giả muốn gửi lời tri ân sâu sắc nhất tới tập thể giảng viên hướng dẫn: PGS.TSKH Nguyễn Ngọc Thạch đã tận tình chỉ bảo và đặt nền móng, định hướng nghiên cứu trong suốt quá trình tác giả thực hiện Luận án, PGS.TS Hà Văn Dũng đã có những góp

ý chi tiết trong quá trình tác giả hoàn thiện Luận án và hỗ trợ tác giả trong việc công bố các kết quả nghiên cứu của Luận án

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, cán bộ phụ trách Khoa Sau Đại học – Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã tạo điều kiện tốt nhất để tác giả học tập và hoàn thành chương trình đào tạo

Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, đặc biệt là các con, là nguồn động viên tinh thần cho tác giả trong suốt những năm học ở trường và trong thời gian hoàn thành Luận án Sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình chính là động lực giúp tác giả có thể nỗ lực để hoàn thành Luận án này

Trang 5

TÓM TẮT

Luận án được thực hiện nhằm nghiên cứu các yếu tố tác động đến KNSL của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng và hậu khủng hoảng kinh tế thế giới, so sánh chiều hướng tác động của các yếu tố trong hai giai đoạn; tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến KNSL của các NHTM Việt Nam Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định tính và định lượng theo phương pháp Bayes thông qua thuật toán lấy mẫu Gibbs nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 30 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2018

Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng, vốn ngân hàng, dự phòng rủi ro tín dụng, dư nợ cho vay là các yếu tố có chiều hướng tác động như nhau đến KNSL của NHTM Việt Nam trong hai giai đoạn và trong toàn bộ thời kỳ nghiên cứu Các yếu tố tài sản thanh khoản, chi phí hoạt động có chiều hướng tác động thay đổi khi so sánh hai thời kỳ Ngoài

ra, chi phí trả lãi, lạm phát, tăng trưởng kinh tế là các yếu tố tác động đến KNSL của NHTM, mặc dù chiều hướng tác động khác nhau lên từng chỉ tiêu ROA và ROE Nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng KNSL của NHTM Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng tốt hơn khi

so sánh với giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới Ngoài ra, khi so sánh với phương pháp GMM hệ thống (SGMM), kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các NHTM Việt Nam đạt được KNSL cao hơn trong giai đoạn khủng hoảng

Từ các kết quả nghiên cứu của Luận án, tác giả đưa ra các kết luận và khuyến nghị đối với ban lãnh đạo NHTM và các nhà hoạch định chính sách vĩ mô nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng vững chắc, đảm bảo việc kinh doanh ngân hàng an toàn, lành mạnh, hạn chế tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới và nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam

Từ khóa: Bayes, khả năng sinh lời, khủng hoảng kinh tế, ngân hàng thương mại

Trang 6

ABSTRACT

The puupose of this thesis is to study the factors affecting the profitability of Vietnamese commercial banks in the world economic crisis and post-crisis period, comparing the trend of impacts of factors in two phases; the impact of the world economic crisis on the profitability of Vietnamese commercial banks The research was done by qualitative method and quantitative method by Bayesian method via Gibbs sampling algorithm to accomplish research objectives Data were collected from the financial statements of 30 Vietnamese commercial banks for the period 2007 – 2018

The research results show bank size, bank capital, loan loss provision, bank loans are factors that tend to equally affect Vietnam's commercial banks in two periods and entire period Factors of liquid assets, operating expenses tend to change when comparing two periods In addition, interest expenses, inflation, economic growth are factors affecting the profitability of commercial banks, although the trend of impacts varies with each indicator ROA and ROE The study also found evidence of better profitability of Vietnamese commercial banks in the world economic crisis period when compared to the post-crisis period In addition, when compared with the system GMM method (SGMM), the research results also show that Vietnamese commercial banks achieved higher profitability during the crisis period

From the research results of the thesis, the author gives conclusions and recommendations for the leaders of commercial banks, and macro policy-makers to build a sustainable banking system to ensure a safe and healthy banking operation, limit the negative impacts of the world economic crisis and improve the operational efficiency of Vietnamese commercial banks

Keywords: Bayes, profitability, economic crisis, commercial bank

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC HÌNH x

CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu trên thế giới và trong nước 1

1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan và khoảng trống khoa học 3

1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 7

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 7

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 7

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu 8

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 8

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 8

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 8

1.4 PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 9

1.5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 9

1.6 KẾT CẤU LUẬN ÁN 12

CHƯƠNG 2CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 13

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHU KỲ KINH TẾ VÀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 13 2.1.1 Khái niệm về chu kỳ kinh tế và khủng hoảng kinh tế 13

2.1.2 Các lý thuyết về chu kỳ kinh tế và khủng hoảng kinh tế 14

2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 19

Trang 8

2.2.1 Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời của ngân hàng

thương mại 19

2.2.2 Các lý thuyết về khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại 24

2.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại 26

2.3 TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 28

2.3.1 Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô 28

2.3.2 Khủng hoảng kinh tế làm tăng rủi ro tín dụng 29

2.3.3 Khủng hoảng kinh tế làm tăng rủi ro thanh khoản 29

2.4 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 31

2.4.1 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại 31

2.4.2 Nghiên cứu thực nghiệm tác động của khủng hoảng kinh tế đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại 45

2.5 THẢO LUẬN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC 51

CHƯƠNG 3PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 55

3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 55

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 56

3.2.1 Phương pháp Bayes 56

3.2.2 Tính ưu việt của phương pháp Bayes so với phương pháp tần suất 59

3.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 61

3.3.1 Quy trình nghiên cứu 61

3.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 62

3.3.3 Giả thuyết nghiên cứu 64

3.4 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 73

3.4.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu 73

3.4.2 Kiểm định mô hình 74

CHƯƠNG 4KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 76

4.1 KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 76

4.1.1 Thống kê mô tả và tương quan giữa các biến 76

Trang 9

4.1.2 Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 78

4.1.3 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 82

4.1.4 Phân tích và thảo luận kết quả 86

4.2 KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HẬU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 91

4.2.1 Thống kê mô tả và tương quan giữa các biến 91

4.2.2 Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 93

4.2.3 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 97

4.2.4 Phân tích và thảo luận kết quả 100

4.3 TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 105

4.3.1 Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 105

4.3.2 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 109

4.3.3 So sánh chiều hướng tác động của phương pháp Bayes với phương pháp truyền thống 112

4.3.4 Thảo luận tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam 114

4.4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 115

CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ĐỂ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐẠT ĐƯỢC KHẢ NĂNG SINH LỜI HỢP LÝ TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 122

5.1 KẾT LUẬN 122

5.2 GỢI Ý CHÍNH SÁCH ĐỂ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐẠT ĐƯỢC KHẢ NĂNG SINH LỜI HỢP LÝ TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 124

5.2.1 Đối với các ngân hàng thương mại 125

5.2.2 Đối với cơ quan quản lý nhà nước 131

5.3 HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 133

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO i

CÁC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN xiii

PHỤ LỤC xiv

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AN

KÝ HIỆU

VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI ĐẦY ĐỦ

HQKD Hiệu quả kinh doanh

ESS Số lượng mẫu hiệu quả Effective Sample Size

FEM Mô hình tác động cố định Fixed Effects Model

FGLS Phương pháp bình phương bé

nhất tổng quát

Feasible Generalized Least Squares

GMM Mô hình hồi quy moment tổng

GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product

IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế International Monetary Fund KNSL Khả năng sinh lời

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên Net Interest Margin

NHTM Ngân hàng thương mại

OLS Bình phương nhỏ nhất thông

thường

Ordinary Least Squares REM Mô hình tác động ngẫu nhiên Random Effects Model

ROA Lợi nhuận trên tổng tài sản Return on Assets

ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Return on Equity

RRTD Rủi ro tín dụng

RRTK Rủi ro thanh khoản

WB Ngân hàng Thế giới World Bank

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tổng kết các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của NHTM 36

Bảng 2.2 Tổng kết các nghiên cứu về tác động của khủng hoảng kinh tế đến KNSL 47

Bảng 3.1 Các mô hình dự kiến 63

Bảng 3.2 Tổng hợp các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu 64

Bảng 3.3 Đo lường các biến sử dụng trong mô hình 71

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong giai đoạn 2007 – 2011 76

Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan 78

Bảng 4.3 Tóm tắt kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROA 79

Bảng 4.4 Số lượng mẫu hiệu quả 81

Bảng 4.5 Tóm tắt kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROE 83

Bảng 4.6 Số lượng mẫu hiệu quả 86

Bảng 4.7 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong giai đoạn 2012 – 2018 91

Bảng 4.8 Ma trận hệ số tương quan 93

Bảng 4.9 Tóm tắt kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROA 93

Bảng 4.10 Số lượng mẫu hiệu quả 94

Bảng 4.11 Tóm tắt kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROE 97

Bảng 4.12 Số lượng mẫu hiệu quả 97

Bảng 4.13 Tóm tắt kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROA 105

Bảng 4.14 Số lượng mẫu hiệu quả 106

Bảng 4.15 Tóm tắt kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROE 109

Bảng 4.16 Số lượng mẫu hiệu quả 109

Bảng 4.17 Tóm tắt kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROA 113

Bảng 4.18 Tóm tắt kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROE 113

Bảng 4.19 So sánh các yếu tố tác động đến KNSL của các NHTM Việt Nam 115

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1 Kiểm định hội tụ của chuỗi MCMC đối với biến ROA 81

Hình 4.2 Kiểm định hội tụ của chuỗi MCMC đối với biến ROE 85

Hình 4.3 Kiểm định hội tụ của chuỗi MCMC đối với biến ROA 96

Hình 4.4 Kiểm định hội tụ của chuỗi MCMC đối với biến ROE 99

Hình 4.5 Kiểm định hội tụ của chuỗi MCMC đối với biến ROA 109

Hình 4.6 Kiểm định hội tụ của chuỗi MCMC đối với biến ROE 112

Trang 13

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu trên thế giới và trong nước

Hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính và nền kinh tế của mỗi quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường Đặc biệt, tại Việt Nam, thị trường chứng khoán chưa đáp ứng được là kênh dẫn vốn trung dài hạn chủ yếu cho nền kinh

tế thì vai trò của NHTM càng nổi bật, quyết định tới sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng cũng bị tác động mạnh bởi các chu

kỳ kinh tế bao gồm các giai đoạn khủng hoảng, suy thoái, phục hồi, tăng trưởng công nghiệp (Marx), vốn là một quy luật quan trọng của nền kinh tế thị trường Trong năm 2007, kinh tế thế giới đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện, xuất phát từ thị trường bất động sản và cho vay dưới chuẩn tại Mỹ Khủng hoảng kinh tế là là một giai đoạn của chu kỳ kinh tế (Gordon, 1994) có tác động tiêu cực một cách sâu rộng đến các doanh nghiệp, thị trường tài chính, thị trường ngân hàng… Cuộc khủng hoảng từ Mỹ sau đó lan ra toàn thế giới với đáy của cuộc khủng hoảng là năm 2009 khi tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới là -0,1% (IMF, 2009) hay - 1,67% (WB, 2009), hàng loạt các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật,

EU có mức tăng trưởng kinh tế âm (IMF, 2009), làm cho sản lượng sản xuất suy giảm, thất nghiệp gia tăng, hoạt động kinh tế lâm vào tình trạng đình đốn, từ đó lan ra các nước khác và toàn cầu (Bùi Tất Thắng, 2009) Nền kinh tế thế giới có dấu hiệu bước sang giai đoạn phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế dương trở lại là 5,4% năm 2010 ( IMF, 2010), 4.30% năm 2010 (WB, 2010) Mức tăng này tương đương với mức tăng năm 2006 là 5,5 % (IMF, 2006), trước giai đoạn khủng hoảng Điều này chứng tỏ kinh tế thế giới đã bước vào giai đoạn phục hồi, là một trong bốn giai đoạn của chu kỳ kinh tế Cũng trong năm 2010, các nền kinh tế trên thế giới đều có mức tăng trưởng ấn tượng: Các nền kinh tế phát triển 3,1%, các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi 7,4% (IMF, 2010)

Khủng hoảng kinh tế gây ra nhiều hậu quả nghiệm trọng và lan ra khắp thế giới, trong đó có Việt

Ngày đăng: 07/04/2024, 21:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w