Chưa quy định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác thuế- Nhìn chung, trình độ hiểu biết về thuế, ý thứ
Trang 1Đề tài : Phân tích những khó khăn trong hoạt động
quản lý thu thuế của nhà nước hiện nay?
NỘI DUNG
Những khó khăn trong việc quản lý thu thuế nội địa thu thuế nội địa:
1.1 Những khó khăn trong việc quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2 Những khó khăn trong việc quản lý thu thuế giá trị gia tăng
1.3 Những khó khăn trong việc quản lý thu thuế tiêu thụ đặc biệt
1.4 Những khó khăn trong việc quản lý thu thuế thu nhập cá nhân
1.5 Những khó khăn trong việc quản lý thu thuế tài nguyên, môi trường
Những khó khăn trong việc quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
2.1 Do ảnh hưởng do thực hiện các cam kết Hiệp định thương mại tự do (FTA).
2.2 Buôn lậu
2.3 Khai sai chủng loại hàng hoá
2.4 Khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
2.5 Gian lận giá tính thuế
2.6 Giả mạo mục đích xuất khẩu, nhập khẩu để được hưởng ưu đãi thuế
2.7 :Chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI
3 Khó khăn về mặt thủ tục hành chính trong việc quản lý thu thuế
4 Những khó khăn của việc quản lý thu thuế trong thời kỳ hội nhập quốc tế và sự chuyển dịch trong cơ cấu nguồn thu thuế.
4.1 Những khó khăn và thách thức phát sinh của việc quản lý thu thuế khi tham gia hội
nhập kinh tế quốc tế
4.2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu nguồn thu thuế
Trang 21 Những khó khăn trong việc quản lý thu thuế nội địa thu thuế nội địa:
1.1 Những khó khăn trong việc quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.1 Môi trường quản lý thuế chưa tạo điều kiện cho công tác quản lý thu
Công tác quản lý thuế là công tác kinh tế - chính trị - xã hội tổng hợp liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội Vì vậy, để làm tốt công tác quản lý thuế đòi hỏi chính sách, chế độ và các biện pháp quản lý thuế phải đơn giản, minh bạch, công khai, dân chủ để nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong xã hội nhằm tuân thủ tự giác các nghĩa vụ về thuế Song môi trường tác động đến công tác quản lý thuế trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, thể hiện:
- Nội dung các sắc thuế còn phức tạp, cơ chế quản lý thuế chưa được quy định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật Thủ tục hành chính thuế còn rườm rà, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân nộp thuế Chưa quy định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác thuế
- Nhìn chung, trình độ hiểu biết về thuế, ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế của đại bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên trong các cơ quan nhà nước còn nhiều hạn chế, chưa tạo được dư luận rộng rãi lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, thậm chí còn khá nhiều trường hợp thờ ơ, khuyến khích
1.1.2 Năng lực, trình độ quản lý thuế chưa đáp ứng được so với yêu cầu quản lý thuế
Trang 3hiện đại, khoa học.
- Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế chưa được đặt đúng tầm và chưa phù hợp với thực trạng của nước ta là trình độ dân trí thấp, nhận thức trách nhiệm pháp luật chưa cao Chất lượng kiểm tra còn hạn chế, chưa phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi gian lận trong việc tính thuế, kê khai thuế, miễn giảm thuế Chức năng và quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế còn bị bó hẹp và chưa trở thành công cụ
có hiệu lực để thống nhất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế
- Về tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn giải thích chính sách thuế chưa thường xuyên, liên tục
để nâng cao tính tuân thủ, tự nguyện, nâng cao trách nhiệm pháp luật về thuế
- Ứng dụng công nghệ tin học trong việc quản lý thuế còn ở mức thấp, mới tập trung chủ yếu vào công việc quản lý về đăng ký thuế, cấp mã số thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ Đại bộ phận công việc quản lý thuế vẫn là thủ công, năng suất, hiệu quả quản lý thuế còn thấp dẫn đến hạn chế khả năng kiểm soát và quản lý thuế của cơ quan thuế
- Một bộ phận cán bộ quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực thi về chính sách thuế còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thu Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế còn có một số trường hợp chưa thật tận tuỵ, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của nhà nước với quyền lợi của đối tượng nộp thuế Chưa trở thành người bạn đồng hàng đáng tin cậy của các đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện các luật thuế
1.1.3 Ý thức chấp hành của người nộp thuế chưa tốt
- Tình trạng trốn thuế, lậu thuế, gian lận về thuế, nợ đọng thuế vẫn còn diễn ra ở nhiều khoản thu, sắc thuế, ở các địa phương trong cả nước, vừa làm thất thu cho ngân sách nhà nước, vừa không đảm bảo công bằng xã hội
- Một số DN, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh cố ý, tìm mọi thủ đoạn, dưới mọi hình thức gian lận các khoản thuế phải nộp
1.1.4 Sự buông lỏng trong quản lý của các cơ quan chức năng và tổ chức lien quan.
Một số cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa quan tâm và chưa thực sự coi công tác thuế
là nhiệm vụ của địa phương mình Các cơ quan chức năng, các tổ chức có liên quan như: Công an, ngân hàng… ở từng nơi, từng lúc thiếu sự phối hợp chặt ché, đồng bộ và có hiệu
Trang 4quả với cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin và áp dụng các biện pháp hỗ trợ để thu đầy đủ, kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước
1.2 Những khó khăn trong việc quản lý thu thuế giá trị gia tăng
1.2.1 Gian lận, thất thu thuế còn nhiều
- Mặc dù ngành thuế ngày càng có nhiều nỗ lực, nhưng các biện pháp chống thất thu thuế
xem ra chưa hữu hiệu, dường như người ta mới tận thu được với các đơn vị và công dân gương mẫu trong nghĩa vụ thuế, còn những người cố tình trốn thuế thì không bị chế tài
- Rất nhiều doanh nghiệp, khách sạn, cửa hàng… không làm hoá đơn cho khách hàng, còn khách hàng thì rất nhiều người cũng không có nhu cầu lấy hoá đơn (trừ những doanh nghiệp cần có hoá đơn để khấu trừ thuế giá trị gia tăng) Phần lớn khoản doanh thu không nhỏ đó Nhà nước không thu được thuế, cả thuế giá trị gia tăng lẫn thuế thu nhập doanh nghiệp Tình trạng đó không những gây tổn hại cho lợi ích của đất nước mà còn tạo ra sự bất bình đẳng về nghĩa vụ thuế của công dân, vô hình chung tạo thêm sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp
1.2.2 Phối hợp các ngành còn lỏng lẻo
- Một khó khăn hiện nay đang đặt ra với ngành thuế là, khi phát hiện ra dấu hiệu vi phạm
của các doanh nghiệp đang tồn tại sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng của doanh nghiệp vi phạm
bỏ trốn, nhưng lại thiếu chế tài xử lý cụ thể đối với những trường hợp vi phạm đó Thế nên, ngành Thuế chỉ có thể trao đổi theo diện phối hợp giữa cơ quan Thuế và cơ quan Công an để điều tra làm rõ
- Sự thống nhất hoạt động giữa các cơ quan chức năng còn chưa cao, một số còn chưa nhiệt tình trong việc cung cấp các thông tin để cơ quan thuế tổng hợp nhằm đưa ra những giải pháp bổ sung kịp thời cho các sắc thuế Cụ thể:
+ Việc cấp giấy phép kinh doanh của cơ quan Bộ, Sở Đầu tư, UBND tỉnh – thành phố các cấp không gắn liền với việc kê khai đăng kí kinh doanh, đăng kí nộp thuế của các đơn vị với cơ quan thuế, từ đó nhiều doanh nghiệp tuy có quyết định thành lập nhưng địa điểm và hoạt động ở đâu, từ bao giờ, cơ quan thuế cũng như cơ quan ban hành quyết định thành lập doanh nghiệp cũng không tìm ra
Trang 5+ Do việc Ngân hàng phải đảm bảo bí mật về thông tin và quyền lợi của người gửi tiền (chủ tài khoản) nên sự phối hợp giữa cơ quan thuế và ngân hàng trong việc thực hiện cưỡng chế để đảm bảo thu đủ tiền thuế vào ngân sách Nhà nước của đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật chưa được thực hiện
+ Xử lý các hành vi vi phạm của các cơ quan chức năng còn chậm và chưa nghiêm là một nguyên nhân làm cho việc chiếm dụng tiền thuế ngày càng nghiêm trọng Cụ thể là một
số doanh nghiệp được hoàn thuế giá trị gia tăng bị cơ quan thuế và công an phát hiện có sự gian lận, nhưng cho đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm với nhiều lý do như thiếu kinh phí, con người để điều tra, xác minh hoặc tội danh chưa rõ Đối với những trường hợp đã bị
xử lý thì mức phạt chưa nghiêm không có tác dụng răn đe, giáo dục
+ Việc cưỡng chế thi hành các quyết định xử lý về thuế, về phạt có nhiều bất cập về lực lượng, tổ chức, các trình tự thủ tục cưỡng chế đảm bảo thu đủ tiền thuế, tiền phạt…
+ Công tác thống kê, khai thác thông tin kinh tế - xã hội trong công tác quản lý thu thuế bị coi nhẹ dẫn đến các cơ quan quản lý Nhà nước không nắm sát tình hình sản xuất kinh doanh ở địa phương nên khi kiểm tra không so sánh, đối chiếu được thực lực, khả năng nguồn hàng của địa phương cung cấp để từ đó có cơ sở đối chiếu, đấu tranh với các hành vi
vi phạm, cũng như hoạch định chính sách kinh tế của địa phương
+ Về phía cơ quan pháp luật (Công an, Viện kiểm soát) do lực lượng cán bộ chưa nắm
rõ và cập nhật đầy đủ các chính sách, chế độ, nghiệp vụ trong lĩnh vực thuế, chưa quan tâm được nhiều tới việc bố trí lực lượng đủ mạnh để phối hợp thường xuyên với cơ quan thuế trong công tác điều tra xác định rõ hành vi sai phạm của các đối tượng trong lĩnh vực thuế để
xử lý công khai, kịp thời các tội phạm trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, nhằm giáo dục răn đe các đối tượng khác trong việc kê khai, thực hiện nghĩa vụ thuế
Việc trao đổi thông tin, uỷ thác điều tra, xác minh giữa Việt Nam và các nước khác trong lĩnh vực thuế còn hạn chế
1.2.3 Cơ chế quản lý còn chưa hợp lý
- Đối với hệ thống thuế nói chung và riêng với sắc thuế giá trị gia tăng, một điều đáng chú
Trang 6ý là hệ thống cơ quan hành thu còn quá cồng kềnh, số lượng cán bộ thuế nhiều mà tỷ lệ thanh tra thuế lại không đáng kể… Các khâu hành thu phức tạp, một số trường hợp còn xảy ra hiện tượng chồng chéo…
- Khi áp dụng cơ chế hành thu tự khai, tự nộp do các điều kiện cần thiết chưa xuất hiện một cách đồng bộ nên vẫn xảy ra hiện tượng trốn lậu thất thoát thuế
- Công tác quản lý mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong thời kỳ mới nhưng vẫn còn nhiều bất cập trên tất cả các lĩnh vực từ thể chế đến cách thức quản lý Quản lý thuế hầu hết dựa trên kinh nghiệm, chưa khoa học, hợp lý
- Sau một thời gian khi Luật thuế giá trị gia tăng đã đi vào thực tiễn thì vẫn còn tồn tại một số bất cập trong quản lý và tổ chức như chức năng, nhiệm vụ điều tra khởi tố, cưỡng chế thu nợ thuế chưa đủ cơ sở pháp lý…
1.3 Những khó khăn trong việc quản lý thu thuế tiêu thụ đặc biệt
1.3.1 công tác triển khai thực hiện luật thuế tiêu thụ đặc biệt cũng như công tác quản lí thuế còn nhiều bất cập.
- Việc thiếu phương tiện kĩ thuật hỗ trợ, thiếu hệ thống điện toán toàn diện, thiếu máy kiểm tra chuyên dụng…trong giai đoạn hiện nay gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả áp dụng các loại thuế nói chung và pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt nói riêng Đây là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng gian lận trốn thuế, nhất là trong giai đoạn hiện nay tình trạng gian lận thuế ngày càng được thực hiện bằng những thủ đoạn tinh vi hơn
- Trong thời gian qua,việc quản lí in, phát hành, sử dụng hóa đơn đã phát huy hiệu quả tích cực góp phần phục vụ cho công tác quản lí thu thuế Tuy nhiên, việc sử dụng hóa đơn cũng làm phát sinh nhiều vấn đề bất cập Trong những năm gần đây việc vi phạm về hóa đơn diễn
ra khá phổ biến và phức tạp, ví dụ như việc lập hóa đơn chậm, ghi sai lệch thông tin giữa các liên trên hóa đơn, chuyển nhượng hợp đồng in hóa đơn Chế độ hóa đơn chưa được thực hiện nghiêm chỉnh, nhiều thủ đoạn trốn lậu tinh vi như hóa đơn giả hóa đơn khống, sử dụng hóa đơn bộ tài chính để hợp pháp hóa việc mua bán hàng trốn lậu thuế, ghi danh thu chênh lệch giữa các liên của hóa đơn vẫn diễn ra
1.3.2 Về đối tượng chịu thuế và không chịu thuế.
Trang 7- Theo quy định hiện hành thuế tiêu thụ đặc biệt hiện chỉ thu vào 17 loại hàng hóa và dịch vụ Nhìn chung, đối tượng chịu thuế thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay ở nước ta còn khá hẹp, đi sâu nghiên cứu, cho thấy: có nhiều loại hàng hóa, dịch vụ lẽ ra phải được điều chỉnh bởi thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa được đưa vào diện chịu thuế như các loại thiết bị điện, điện tử gia dụng cao cấp,nước uống có ga…; Ngược lại, có trường hợp có loại hàng hóa đáng
lý ra phải được khuyến khích tiêu dùng do yêu cầu sức khỏe, văn minh đô thị thì lại chưa được xem xét đưa ra khỏi diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như xe ôtô từ 16-24 chỗ ngồi; Có trường hợp lại thể hiện sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước
- Về hàng hoá nhập khẩu vào khu phi thuế quan: Theo quy định của pháp luật về hải quan
và về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quan hệ trao đổi hàng hoá từ thị trường nội địa và từ nước ngoài vào các khu khu phi thuế quan là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của cũng đã có quy định hàng hoá từ thị trường trong nước nhập khẩu vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan thuộc diện không phải chịu các thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Thông lệ quốc tế cũng cho thấy hàng hoá thuộc diện này đều không phải chịu các khoản thuế gián thu Tuy nhiên, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành lại chưa
có quy định này nên đã dẫn đến một số vướng mắc khi thực hiện
1.3.3 Về ý thức pháp luật và chấp hành pháp luật của cán bộ thuế, đối tượng nộp thuế chưa cao.
Hiện nay, tình trạng cán bộ ngành thuế còn thiếu trách nhiệm để xảy ra tình trạng gian lận thuế, trốn thuế còn xảy ra khá phổ biến Thậm chí, 1 bộ phận cán bộ bị tha hóa, biến chất còn tiếp tay cho hành vi gian lận trốn thuế, trogn khi các văn bản pháp luật hiện nay gần như chưa
có chế tài xử lí thích đáng đối với cán bộ thuế khi có vi phạm Nếu không có chính bản thân cán bộ sẽ gợi ý cho đối tượng nộp thuế có quen biết cách trốn thuế
Đối với đối tượng nộp thuế, khi thực hiện hành vi trốn thuế sẽ bị xử lí bằng các biện pháp hành chính hoặc hình sự tùy vào mức độ vi phạm Tuy nhiên, thực trạng vi phạm pháp luật thuế vẫn diễn ra 1 cách phổ biến Chẳng hạn như hiện nay tồn tại khá nhiều các doanh
nghiệp thành lập ra không vì mục đích kinh doanh mà để mua bán các hóa đơn của nhà nước rồi bán lại cho các cá nhân, tổ chức khác để sử dụng vào việc khấu trừ khống tiền thuế của nhà nước và hợp thức hóa hàng hóa buôn lậu để trốn thuế, rút ruột tiền chi của ngân sách nhà
Trang 8nước ở các công trình xây dựng cơ bản, những đơn vị hành chính sự nghiệp Ngoài ra cũng phải kể đến tâm lí chây ỳ nộp thuế của đối tượng nộp thuế Các doanh nghiệp còn lợi dụng sự thông thoáng và chưa thực sự hoàn thiện của luật doanh nghiệp để chây ỳ nộp thuế
1.3.5 Các chế tài xử lí các trường hợp vi phạm pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt chưa đủ sức răn đe
Điều này dẫn đến tâm lí coi thường nghĩa vụ nộp thuế và cố tình trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước Chẳng hạn như theo báo cáo thống kê của cục hải quan Bình Dương tính đến tháng 4 năm 2012 có tới 34 doanh nghiệp có chủ nước ngoài nợ thuế bỏ trốn, mất tích, không kinh doanh tại địa chỉ đăng kí, ngừng kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động Tổng số tiền nợ thuế của các doanh nghiệp này lên tới 43,4 tỷ đồng, nợ thuế tiêu thụ đặc biệt là hơn 4,4 tỷ đồng
1.4 Những khó khăn trong việc quản lý thu thuế thu nhập cá nhân
1.4.1 Về công tác cấp mã số thuế cá nhân
- Để triển khai Luật Thuế TNCN, bước đầu tiên là việc cấp mã số thuế cá nhân Mã số này sẽ gắn với mỗi cá nhân suốt đời và là cơ sở để quản lý đối tượng nộp thuế TNCN Do số lượng đối tượng nộp thuế TNCN quá lớn nên công tác cấp mã số thuế gặp rất nhiều khó khăn Việc người nộp thuế chưa có mã số thuế sẽ gây thiệt hại cho chính người nộp thuế vì phải nộp thuế TNCN với tỷ lệ trích cao hơn Đặc biệt, việc các cá nhân phụ thuộc không có mã số thuế dẫn đến khe hở và khó kiểm soát chính xác vấn đề giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, từ đó, gây thất thu thuế TNCN
1.4.2 Về công tác kê khai nộp thuế, quyết toán thuế TNCN
- thực tế cho thấy số đông người nộp thuế, kể cả những người có từ 2 nguồn thu nhập trở lên,
đều ngại tự mình quyết toán thuế hoặc không rõ thủ tục tiến hành, nên ủy quyền cho đơn vị chi trả thu nhập thực hiện hộ Từ đó, có thể làm thất thu ngân sách nhà nước hoặc gây thiệt hại cho quyền lợi chính đáng của chính người nộp thuế
- Chưa kiểm soát được mọi nguồn thu nhập của từng cá nhân Nguồn hình thành TNCN quá
đa dạng và phức tạp
Trang 9- Nền kinh tế Việt Nam vẫn là một nền kinh tế ưa chuộng tiền mặt, phần lớn các khoản thu nhập cá nhân đều được chi trả bằng tiền mặt, do đó, khó có thể tạo ra cơ chế kiểm soát thu nhập cá nhân một cách chính xác và hiệu quả
- Trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành Luật của một bộ phận lớn dân cư còn hạn chế, tâm lý trốn thuế còn lan truyền, trong khi lực lượng cán bộ thuế còn mỏng, không thể thực hiện thanh tra kiểm tra thuế TNCN trên diện rộng để phát hiện các hành vi vi phạm và xử lý
1.5 Những khó khăn trong việc quản lý thu thuế tài nguyên, môi trường
1.5.1 Khai thác nhiều, đóng góp ít
- Khoản thu chính trong khai thác khoáng sản là thuế tài nguyên Tuy nhiên, chính việc nộp thuế theo hình thức tự khai tự nộp có nhiều lỗ hổng, tạo điều kiện để doanh nghiệp (DN) khai thác khoáng sản trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách
- Không chỉ khai báo không trung thực về khối lượng khai thác khoáng sản, mà thậm chí có nhiều DN khai thác ồ ạt, nhưng cố tình không khai nộp thuế Bên cạnh đó, có nhiều DN đã được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng lại không khai thác và không có mặt tại địa phương, nên ngành thuế rất khó quản lý
1.5.2 Đánh giá chưa đúng, chưa đủ, thiếu khách quan về trữ lượng
Việc đánh giá trữ lượng khoáng sản cũng được giao cho các DN đảm nhiệm, UBND tỉnh quyết định về trữ lượng khoáng sản trước khi cấp phép thì cũng dựa vào báo cáo của DN để đưa ra quyết định Vì thế, khả năng báo cáo đưa ra trữ lượng thấp hơn trữ lượng thật khi khai thác là điều khó tránh khỏi
1.5.3 Nhiều lỗ hổng trong quản lý khai thác khoáng sản
- Một trong những khó khăn nữa là dù được tỉnh cấp phép, nhưng tại các địa phương có mỏ lại không biết mỏ đó cấp phép cho ai và đã thu hay chưa Do đó, để việc cấp phép, quản lý khai thác và đóng thuế của DN được chặt chẽ, tránh thất thoát thuế thì các cơ quan liên quan phải có sự phối hợp, cung cấp thông tin cho nhau
- Cùng đó, việc đánh giá, phân loại rủi ro trong công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra, nhằm phát hiện đối tượng có nhiều khả năng trốn, lậu thuế còn hạn chế…
Trang 102 Những khó khăn trong việc quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo Tổng cục Hải quan, tính đến đầu tháng 8, tổng thu ngân sách của ngành đạt hơn
149.870 tỷ đồng (bằng 55,5% dự toán), tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2015 Tuy nhiên, số thu ngân sách tháng 7 chỉ đạt 21.000 tỷ đồng, giảm 16,45 tỷ đồng so với tháng trước…Trong những tháng cuối năm, ngành Hải quan phải tiếp tục nỗ lực mới đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách 270.000 tỷ đồng
2.1 Do ảnh hưởng do thực hiện các cam kết Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do trong và ngoài khu vực với mức độ tự do hóa trung bình khoảng 90% (cắt giảm thuế suất về 0%) vào các thời điểm khác nhau tùy từng FTA ảnh hưởng lớn đến tình hình thu thuế
2.2 Buôn lậu
Đây là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hoá cấm, không khai báo, tránh sự quản lý của hải quan và trốn nghĩa vụ thuế Thời gian qua, việc buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng cấm có diễn biến phức tạp, với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, khó kiểm soát Hàng nhập lậu chủ yếu là hàng tiêu dùng như quần áo, vải, giày dép, đồ chơi trẻ em, rượu, bia và các loại nước giải khát, hàng điện máy gia dụng, điện lạnh, thực phẩm… Sau khi nhập lậu vào Việt Nam, các mặt hàng này được xé nhỏ, vận chuyển bằng xe khách, xe tải và được hợp pháp hoá bằng hệ thống hoá đơn mua qua bán lại giữa các DN.Bên cạnh hoạt động buôn lậu nêu trên, lợi dụng sự thông thoáng về thủ tục hải quan, nhiều chủ hàng đã thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không khai báo đầy đủ các mặt hàng hoặc cố tình khai thiếu số lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu để không phải nộp thuế
- Theo số liệu thống kê của Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Bộ Công an về tình hình vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế được phát hiện trên cả nước từ ngày 16/11/2012 - 15/11/2013 là 11.648 vụ với tổng số 17.091 đối tượng gây thiệt hại 1.386.401 triệu đồng Trong đó số vụ về tội sản xuất, tàng trữ vận chuyển buôn bán hàng cấm có 3.974
vụ chiếm 43,1%; tội buôn lậu có 3.745 vụ chiếm 32,2%, đặc biệt số đối tượng chiếm tới 54,5%; tội sản xuất, buôn bán hàng giả có 445 vụ chiếm 3,7%
Bảng 1: Số liệu về cơ cấu tội phạm xâm phạm TTQLKT năm 2013