1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Agribank Phan Chu Trinh - Đăk Lăk

75 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHI NHÁNH (14)
  • 1.3. CƠ CAU TO CHỨC HOẠT ĐỘNG CUA CHI NHÁNH (16)
    • 1.3.2. Cơ cau nhân sự (17)
  • 14. TINH HÌNH HOAT ĐỘNG KINH DOANH CUA CHI NHANH GIAI DOAN 2009 — 2012 (19)
    • 1.4.1. Tình hình huy động von của Chi nhánh (19)
    • 1.4.3. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh (29)
  • THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHANH AGRIBANK PHAN CHU TRINH - DAK LAK (32)
  • 2.1, THUC TRANG CONG TAC QUAN TRI RUI RO TIN DUNG (32)
    • 2.1.2. Phân tích nợ quá hạn theo ngành, thành phần kinh tế và (34)
    • 2.2. DANH GIÁ CÔNG TAC QUAN TRI RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHANH AGRIBANK PHAN CHU TRINH - DAK LAK (43)
      • 2.2.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân (44)
  • GIẢI PHAP TANG CƯỜNG CONG TAC QUAN TRI RỦI RO (50)
  • TIN DUNG TAI CHI NHANH AGRIBANK PHAN CHU TRINH (50)
  • DAK LAK (50)
    • 3.1. MUC TIEU VA ĐỊNH HUONG HOAT DONG TRONG NHUNG NAM TOI TAI CHI NHANH AGRIBANK PHAN CHU (50)
      • 3.1.1. Những cơ hội và thách thức đối với Agribank Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (50)
        • 3.1.1.1. Những cơ hội đối với Agribank Việt Nam (50)
        • 3.1.1.2. Những thách thức đối với Agribank Việt Nam (52)
    • 3.2. GIAI PHAP TANG CƯỜNG CONG TAC QUAN TRI RỦI (54)
      • 3.2.2.1. Nâng cao chất lượng trích lập dự phòng rủi ro tín (66)
    • 3.3. MOT SO KIÊN NGHỊ (68)
      • 3.3.1. Đối với NHNN và các cơ quan có liên quan (68)
      • 3.3.2. Đối với Chính quyền các cấp (69)
      • 3.3.3. Đối với Agribank Việt nam (71)
      • 3.3.4. Đối với Chi nhánh Agribank cấp trên (72)
  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (75)

Nội dung

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TATCNH - HDH Công nghiệp hóa — Hiện đại hóa VNĐ Việt Nam đông VHĐ Vốn huy động KKH Không kỳ hạn CKH Có kỳ hạnTCKT Tổ chức kinh tế NV Nguồn von KH Khach hangDNNQD Do

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHI NHÁNH

Chức nang chính cua Chi nhánh Agribank Phan Chu Trinh như sau:

- La một đơn vi kinh doanh da năng trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng trên địa bàn tỉnh, đứng ra huy động mọi khoản tiền tệ chưa sử dụng của các chủ thể khác nhau trong xã hội để hình thành quỹ cho vay tập trung, trên cơ sở đó sử dụng để cho vay nhu cầu vốn bé sung phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa, nhu cầu tiêu dùng của các thành phần kinh tế; đồng thời thực hiện chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền tín dụng.

- Là đại diện pháp nhân hoạt động theo điều lệ của Agribank Việt

- Là đơn vị nhận khoán tài chính theo quy chế tài chính của Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam, được giao chỉ tiêu, tính toán xét duyệt và hưởng lương theo kết quả kinh doanh của đơn vị.

Chi nhánh Agribank Phan Chu Trinh cũng như mọi Chi nhánh

Agribank trong toàn Quốc đều có nhiệm vụ là huy động vốn dé cho vay, nhận tiếp vốn, nhận vốn ủy thác đầu tư và cung cấp các dich vụ Ngân hàng Cụ thê:

- Căn cứ thông báo của Agribank Việt Nam ấn định lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi để thực hiện cho vay và huy động tiền gửi trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuộc bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ Cụ thé:

+ Nhiém vu huy dong von: Tap trung moi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức thông qua thể thức tiết kiệm, huy động kỳ phiếu, mở tài khoản tiền gửi tư nhân, tiền gửi của các tổ chức chính trị xã hội và các tô chức kinh tế Nhằm tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi dé khơi tăng nguồn vốn của Ngân hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế Bên cạnh nhiệm vụ trên, Chi nhánh Agribank Phan Chu Trinh còn tiếp vốn từ Ngân hàng cấp trên và các nguồn vốn ủy thác nước ngoài, từ các tổ chức tín dụng nước ngoài.

+ Nhiệm vụ cung cấp von: Thực hiện nhiệm vụ chính trị kinh tế của địa phương, với nhiệm vu di vay dé cho vay, Chi nhanh Agribank Phan Chu Trinh có nhiệm vụ cho vay ngắn, trung và dai han bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với mọi thành phần kinh tế trên địa ban; cho vay cầm có, trả góp, vay theo lương đối với nhân viên Nhà nước và các tang lớp dan cư Nhằm đáp ứng kip thời nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp — nông thôn trên địa bàn huyện theo định hướng phát triển của tỉnh đề ra Đa dạng hóa đối tượng đầu tư, tìm kiếm những dự án, phương án khả thi để đầu tư; tìm kiếm thị trường đầu tư, củng cố thị phần trên địa bàn.

- Thực hiện các phương tiện và dịch vụ thanh toán — chuyền tiền trong và ngoài hệ thống Agribank Việt Nam cho các đơn vị, cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng.

- Có nhiệm vụ thực hiện mọi yêu cầu sử dụng vốn tiền gửi Ngân hàng của chủ tài khoản trong quyền hạn của họ, đảm bảo khả năng thanh toán theo yêu cầu của khách hàng và luôn giữ bí mật các hoạt động nghiệp vụ giữa khách hàng và Ngân hàng.

- Tài trợ xuất khẩu và thanh toán quốc tế.

- Tư vấn đầu tư cho các dự án đầu tư bằng VND và ngoại tệ.

- Thực hiện dịch vụ chi trả kiều hối cho khách hàng.

- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng kinh doanh xuất nhập khẩu, đấu thầu, thực hiện hợp đồng vay vốn trong và ngoài nước.

CƠ CAU TO CHỨC HOẠT ĐỘNG CUA CHI NHÁNH

Cơ cau nhân sự

Bảng 1.1:Tình hình lao động của Chỉ nhánh

II Phân theo trình 28 độ

IH Phân theo công việc

(Nguôn: Phòng KTNO chỉ nhánh Agribank Phan Chu Trinh)

10 Đáp ứng nhu cầu của sự phát triển, lực lượng lao động chi nhánh Agribank Phan Chu Trinh đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng cũng như trình độ chuyên môn Về số lượng, với đặc thù địa bàn hoạt động là nông nghiệp nông thôn, nhu cầu đầu tư tín dụng không ngừng tăng lên, nên số lượng lao động của Chi nhánh được bổ sung hàng năm theo yêu cầu khối lượng công việc và chỉ tiêu được Agribank tỉnh Đăk Lăk phân bé.

1.3.3 Chức nang, nhiệm vụ của các phòng ban

- Ban giám đốc giữ chức năng trực tiếp điều hành hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch của Chi nhánh Agribank tỉnh Đăk Lak, cũng như theo kế hoạch riêng đặt tại Chi nhánh.

- Ban giám đốc gồm có hai thành viên: Giám đốc và Phó giám đốc.

- Giám đốc là người điều hành cao nhất tại Chi nhánh, đại diện theo pháp luật, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Chi nhánh Đồng thời trực tiếp chỉ đạo bộ phận tín dụng.

- Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc và trực tiếp phụ trách Phòng Kế toán — Ngân quỹ và Phòng Kế hoạch- Kinh doanh; là người được ủy quyền thay mặt cho Giám đốc giải quyết mọi vấn đề khi Giám đốc đi vắng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

* Phòng Kế hoạch — Kinh doanh - Gồm 09 người, trong đó có: 01 Trưởng phòng, 01 Phó phòng và 07 cán bộ tín dụng trực tiếp.

- Có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, thâm định các dự án vay vốn trước khi trình Giám đốc duyệt cho vay, hướng dẫn và theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ, lập báo cáo tổng hợp tình hình kinh doanh tín dụng Ngân hàng, tiếp thị thị trường, thu thập thông tin, đề xuất phương án kinh doanh.

* Phòng Kế toán — Ngân quỹ - Gồm 13 người, trong đó có: 01 Trưởng phòng, 01 Phó phòng, 02 nhân viên kế toán, 02 nhân viên thủ quỹ và 01 nhân viên hậu kiểm và các giao dịch viên.

- Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, quản lý an toàn kho quỹ, quan lý quỹ tiền mặt, thu chi tiền mặt, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh Cung cấp các nghiệp vụ Ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hoạch toán các giao dịch Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng. s* Phòng Giao dich

- Chi nhánh Agribank Phan Chu Trinh có 01 phòng giao dich.

Phong giao dịch Tân Thanh là đơn vi trực thuộc và chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc chi nhánh Quyền hạn, nhiệm vụ của Giám đốc Phòng giao dịch thực hiện theo quy định của Chủ tịch Hội đồng Quản tri va theo sự phân công ủy quyền của Giám đốc Chi nhánh Phòng giao dich là don vi trực tiép kinh doanh Truc tiép trién khai thuc hién chuong trinh,kế hoạch kinh doanh của Giám đốc chi nhánh Việc kinh doanh thực hiện theo quy định, quy chế của Agribank.

TINH HÌNH HOAT ĐỘNG KINH DOANH CUA CHI NHANH GIAI DOAN 2009 — 2012

Tình hình huy động von của Chi nhánh

Huy động vốn là một nghiệp vụ rất quan trọng trong các nghiệp vụ Ngân hàng vì nguồn vốn huy động được là cơ sở cho các hoạt động tín dụng đầu tư và các dịch vụ khác Nó quyết định đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng cơ sở, bởi lẽ nó ân định lãi suât cao hay thâp và nó tạo

12 cho Ngân hàng tính chủ động hoặc bị động trong đầu tư tín dụng Chính vì vậy mà bất cứ một NHTM hoặc một TCTD nào cũng coi trọng nghiệp vu nay.

Hoạt động huy động vốn là van dé mà lãnh đạo ngân hàng luôn quan tâm nhăm tăng trưởng nguồn dé chủ động cho vay, tránh phụ thuộc quá nhiều vào việc sử dụng vốn ngân hàng cấp trên Mặt khác, chi phí sử dụng vốn bình quân của ngân hang cấp trên thường cao hơn nguồn vốn huy động, dẫn đến chênh lệch lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra ít, ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng Với phương châm “Đi vay để cho vay” nham tạo thế chủ động về nguồn vốn, bảo đảm tính thanh khoản.

Những năm qua, Chi nhánh Agribank Phan Chu Trinh đã áp dụng đa dạng các hình thức huy động với lãi suất và chính sách khuyến mãi mang tính cạnh tranh cao Trong tình hình nguồn vốn dé cho vay trong cả nước nói chung còn đang gặp khó khăn, các Ngân hàng cơ sở luôn bị khống chế mức sử dụng vốn của Trung tâm điều hành Nếu Ngân hàng cơ sở không tăng trưởng được nguồn huy động thì công tác đầu tư vốn sẽ bị hạn chế, đôi lúc còn bị ách tắc, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình.

Xuất phát từ ý nghĩa như vậy, mặc dù công tác huy động vốn trong những năm qua gặp không ít khó khăn do bị cạnh tranh bởi các TCTD khác trên địa bàn và do cơ chế lãi suất huy động vốn còn thấp, chưa thu hút được nhiều đối với thị hiếu của khách hàng Song nhờ vào các chính sách khuyến mãi đặc biệt của Agribank và sự chỉ đạo linh hoạt mà trong những năm qua Chi nhánh Agribank Phan Chu Trinh là một trong những

Chi nhánh loại 3 thường xuyên có một số dư tăng trưởng nguồn vốn lớn trong hệ thống các Chi nhánh Ngân hàng trực thuộc Chi nhánh Agribank tỉnh Đăk Lăk đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Kêt quả huy động vôn, cơ câu và biên động nguôn vôn huy động qua các năm được thê hiện ở bảng 1.2.

Bang 1.2: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh từ năm 2009 —

So sánh tăng (+); giảm (-) ơ 2009 2010 2011 2012 2009- 2010- 2011- CHỈ TIỂU 2010 2011 2012

Số tiền | Số tiền | Số tiền | Số tiền

(Nguồn: Phòng Ké hoạch kinh doanh Agribank Phan Chu Trinh)

Nghiệp vụ huy động vốn của Chi nhánh Agribank Phan Chu Trinh được thực hiện thông qua hành vi mở tài khoản dé thực hiện thanh toán cho khách hàng, hoặc huy động các loại tiền gửi định kỳ có lãi Đây là nguôn gôc cơ bản đê Ngân hàng phát ra tín dụng vào nên kinh tê, còn phân vôn tự có của Ngân hàng tham gia vào nguôn vôn đê cho vay rât thấp Vốn tự có của Ngân hàng chủ yếu phục vụ cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua săm thiết bị máy móc.

Có thé thấy được sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động của chi nhánh Agribank Phan Chu Trinh qua các số liệu ở bảng 2.1.

Qua số liệu ở bảng 2.1, ta thấy nguồn vốn huy động năm 2009 là 185,100 triệu đồng đến năm 2010 là 150,700 triệu đồng, giảm so với năm 2009 là 34,400 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 18.59%; bước sang năm 2011 tổng nguồn vốn huy động là 167,500 triệu đồng tăng 34,930 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 11.15% so với năm 2010; Năm 2012 nguồn vốn huy động là 188,700 triệu đồng tăng 21,200 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 12.06% so với năm 2011.

Mặc dù có hàng loạt NHTM mới mở chi nhánh và thành lập trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk trong những năm qua, nhưng nguồn vốn huy động của Chi nhánh Agribank Phan Chu Trinh vẫn duy trì tương đối 6n định, đặc biệt là nguôn vôn có kỳ hạn.

Mỗi loại nguồn vốn đều có mặt tích cực riêng Đối với nguồn vốn không kỳ hạn, nếu duy trì ổn định thì việc sử dụng vốn có chi phí thấp do lãi suất phải chi trả thấp (0.2% đến 0.3% trên tháng); Riêng nguồn vốn huy động từ tài khoản thanh toán của các tô chức kinh tế, tổ chức tín dụng có lãi suất thấp đồng thời tương đối ôn định, giúp cho việc thanh toán chuyên tiền, thanh toán bù trừ giữa các đơn vị, cá nhân được thuận lợi Còn nguồn vốn có kỳ hạn giúp ngân hang đầu tư theo chiều sâu (các dự án, phương án trung dài hạn) Điểm nỗi bật cần lưu ý là nguồn tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng kể từ năm 2009 hầu như không còn Điều nay có thé lý giải là do ảnh hưởng và tác động của sự khủng hoảng tai chính và suy thoái kinh kinh tế thế giới, sức mua giảm thấp, tính thiếu 6n định của đồng tiền dẫn đến khách hàng có xu hướng gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn dé dé bảo đảm thanh khoản thuận tiện, đồng thời dé dàng chuyển đổi mục đích sử dụng vốn khi có nhu cầu đầu tư thích hợp Tình hình huy động vốn của Chi nhánh khá tốt dù trong thời gian qua nền kinh tế có những chuyên biến bat thường, đây là nỗ lực rất lớn của toàn bộ cán bộ trong Chi nhánh Đây là điểm cần phải tăng cường phát huy hơn nữa.

Diễn biên các loại nguôn vôn qua các năm được thê hiện qua biêu đô 1.1.

E Tiền gửi không KH 100000 ứ Tiền gửi cú KH dưới 12

E tiền gửi có KH trên 12 tháng

Biểu đồ 1.1: Tình hình huy động vốn qua các năm của Chỉ nhánh

Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy:

Năm 2009 tiền gửi không kỳ hạn của Chi nhánh là 46,300 triệu đồng chiếm tỷ lệ 25.01% trong tổng nguồn vốn huy động Còn tiền gửi có kỳ hạn là 138,800 triệu đồng chiếm tỷ lệ 78.95% trong tổng nguồn vốn huy động, trong đó chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là

81,800 triệu đồng, còn lại là tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là 57,000 triệu đồng Do trong năm 2009 nền kinh tế nước ta chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Trong khi nước ta đang dần thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng thì thiên tai lại xảy ra liên tiếp vào cuối năm, cụ thể là cơn bão số 9, số 11 và lũ lụt bất thường xảy ra đầu tháng 11/2009 làm thiệt hại lớn, gây thêm những khó khăn cho nền kinh tế - xã hội của địa

16 phương nên trong năm nay mặc dù Chi nhánh đã rất nổ lực đưa ra nhiều hình thức huy động hấp dẫn khách hàng (như huy động tiết kiệm bốc thăm trúng thưởng, phát hành kỳ phiếu ngắn hạn, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tự điều chỉnh tăng lãi suất theo LSCB, ) với lãi suất cao, đảm bảo yếu tố cạnh tranh nhưng cũng rất khó khăn để huy động.

Năm 2010 tiền gửi không kỳ hạn của Chi nhánh là 62,700 triệu đồng chiếm tỷ lệ 41.60% trong tổng nguồn vốn huy động tăng 35.42% so với năm 2009 Còn tiền gửi có ky hạn là 88,000 triệu đồng chiếm tỷ lệ

58.4% trong tổng nguồn vốn huy động giảm 36.6% so với năm 2009, trong đó chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 78,000 triệu đồng, còn lại là tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là 10,000 triệu đồng.

Tuy vậy tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh giảm so với năm 2009.

Kết quả kinh doanh của Chi nhánh

Mục tiêu lợi nhuận vẫn là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh Agribank Phan Chu Trinh Việc huy động nguồn vốn dé cho vay theo điều hành lãi suất cơ bản của NHNN, cho vay theo lãi suất thỏa thuận, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng các chỉ nhánh phải tự cân đối được để kinh doanh hướng đến có lợi nhuận, trên cơ sở bảo đảm được chất lượng tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cho đồng vốn đầu tư Những năm qua, chi nhánh Agribank Phan Chu

Trinh đã có kế hoạch kinh doanh thích ứng, tự cân đối thu nhập chi phí và kinh doanh dé dat lợi nhuận Số liệu bảng 1.4 cho thấy được diễn biến thu nhập, chi phí va lợi nhuận của đơn vi qua các năm.

Bảng 1.4: Kết quả kinh doanh của chỉ nhánh từ năm 2009 - 2012.

Chỉ Tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền

Tổng thu nhập 51,745 62,712 76,755 92,186 Tổng chi phí 46,245 56,312 69,155 82,986

Chênh lệch 5,500 6,400 7,600 9,200 thu chỉ: lãi(+), lỗ(-)

(Nguồn: Tổng hợp tại phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank Phan Chu Trinh)

Về thu nhập thì năm 2009 thu nhập của Chi nhánh là 51,745 triệu đồng Năm 2010 thì thu nhập đạt 62,712 triệu đồng tăng 21.19% so với năm 2009 Năm 2011 thì thu nhập là 76,755 triệu đồng tăng 22.39% so với năm 2010 Năm 2012 thì thu nhập của Chi nhánh là 92,186 triệu đồng tăng 20.10% so với năm 2011.

Về chi phí thì năm 2009 chi phí của Chi nhánh là 46,245 triệu đồng Năm 2010 thì chi phí đạt 56,312 triệu đồng tăng 21.77% so với năm 2009 Năm 2011 thì chi phí là 69,155 triệu đồng tăng 22.81% so với năm 2010 Năm 2012 thì chi phí của Chi nhánh là 82,986 triệu đồng tăng

Trong cơ cấu thu nhập - chi phí thì ty trọng từ hoạt động tín dụng chiếm chủ yếu Thu nhập dịch vụ ngoài tín dụng tăng dần qua các năm. Đây là kết quả đáng khích lệ đối với Chi nhánh trong việc định hướng ngày càng nâng cao thu nhập ngoài tín dụng.

Trong tổng chỉ phí thì chi phí trả lãi hoạt động huy động vốn và trả phí sử dụng vốn Agribank cấp trên (do thiếu nguồn vốn) chiếm tỷ trọng cao nhất Ty trọng chi phí này qua các năm có xu hướng giảm Mặc dù từ năm 2008 đến 2009 thị trường vốn có nhiều biến động, đặt biệt là khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, rồi đến việc điều hành chính sách tiền tệ "thắt chặt" từ tháng 5 - 9/2008, các NHTM đua nhau tăng lãi suất huy động để thu hút nguồn nhằm bảo đảm tính thanh khoản, dẫn đến mặt bằng chi phi vốn huy động và phí sử dụng vốn tăng cao Tuy nhiên, Chi nhánh Agribank Phan Chu Trinh vẫn luôn giữ được lượng khách hàng truyền thống, không những ồn định được nguồn của mình mà còn giữ được mức lãi suất hợp lý nhờ cơ cấu các loại lãi suất linh hoạt ở nhiều kỳ hạn gửi Ngoài ra, thành công này phải nói đến tính “chung thuỷ” của khách hàng với Ngân hàng, họ thiên về sự ổn định và an toàn do gắn bó lâu dài với hệ thống Chi nhánh Agribank Phan Chu Trinh hơn là tìm kiếm lãi suất cao ở các

Mặc dù tình hình kinh tế trong những năm qua có nhiễu biến đồi lớn nhưng nhìn chung hoạt động kinh doanh cua Chỉ nhánh Agribank

Phan Chu Trinh đúng theo pháp luật, đúng chỉ đạo của cấp trên; quy mồ, sản phẩm và chất lượng hoạt động năm sau cao hơn năm trước theo xu hướng ổn định và vững chắc Khách hàng đến với ngân hàng ngày càng đông, giữ vững và phát huy vị thế Agribank; thực hiện nghiêm túc các giới hạn an toàn kinh doanh tiền tệ tin dụng; hoàn tất xuất sắc chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của Agribank cấp trên giao; kinh doanh có lãi, năm sau cao hơn năm trước; thực hiện đây đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.

2.1, THUC TRANG CONG TAC QUAN TRI RUI RO TIN DUNG

Phân tích nợ quá hạn theo ngành, thành phần kinh tế và

> Nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế

Hiện nay cơ cấu ngành nghề của chi nhánh được chia thành 3 nhóm ngành cơ bản: nông-lâm-ngư nghiệp, thương mại- dịch vụ, ngành khác được thể hiện cụ thể dưới bảng sau:

Bảng 2.2: Nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế

(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank Phan Chu Trinh)

Nợ quá hạn của ngành thương mại — dich vụ có xu hướng ngày cảng tăng Sở dĩ nợ quá hạn của ngành thương mại dịch vụ cao như vậy là do trong kinh doanh mua bán hiện nay người ta rất ít khi áp dụng hình thức thanh toán ngay (giao tiền xong nhận hàng), mà người ta thường sử dụng hình thức thanh toán sau, thanh toán gối đầu (tức là tiền hàng của đợt hàng thứ nhất chỉ được thanh toán khi bán xong và nhận đợt giao hàng thứ hai) Do đó đối với các doanh nghiệp có khả năng tài chính yếu thì rất dé dẫn đến tình trạng nợ quá hạn Với những khách hàng nay không thé xếp họ vào thành phần những khách hàng xấu bởi vì họ không

28 hề cô ý gây ra Mặc khác, đây thường là những khoản nợ ngắn hạn (dưới 6 tháng) nên khả năng thu hồi vốn là rất cao Ngoài ra thành phố Buôn Ma Thuộc còn là trung tâm kinh tế, văn hóa của Tây Nguyên đang trên đà phát triển nên cũng chịu ảnh hưởng mạnh khi nền kinh tế biến động.

Nợ quá hạn trong ngành thương mại — dich vụ ngoai nguyên nhân chu yêu là do các doanh nghiệp thực hiện chính sách thương mại (bán chịu), còn có do việc sử dụng vốn không có hiệu quả Cá doanh nghiệp, cá nhân khi vay vốn đều muốn vay với mức cao hơn nhu cầu đầu tư để sử dụng cho những mục đích khác không khả thi cộng với vốn tự có ít nên khi hoạt động kinh tế gặp khó khăn thì không có khả năng trả nợ Xét về mặt chủ quan, thì đây cũng có một phần lỗi của Chi nhánh khi đã không thường xuyên kiểm tra vốn vay Mặc dù phần lớn nợ quá hạn đều có tài sản thé chấp và không có nguy co bị mat trắng nhưng vẫn là điều đáng lo lang cho ngân hang Do đó, ngân hàng cần kiên quyết hơn trong việc thu nợ, đặc biệt là các khoản nợ cô ý kéo đài.

Còn ngành nông — lâm — ngư nghiệp thi nợ quá han lại có xu hướng giảm dần vì các khoản vay này chiếm tỷ trong không lớn mà còn được các cấp lãnh đạo quan tâm đúng mức nên đang trên đà phát triển. Đối với các ngành khác thì tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng tăng, tuy nhiên tỷ lệ tăng không cao lắm va dang có xu hướng bình ổn, điều này cũng là điều đương nhiên trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

> Nợ quá hạn phân theo thành phan kinh tế

Qua thống kê dư nợ cho vay của chi nhánh ta thấy khách hàng chính của chi nhánh chủ yếu tập trung ở hai thành phần kinh tế là: doanh nghiệp ngoài quốc doanh(DNNQD) và hộ gia đình, cá nhân Về cơ cau nợ quá hạn theo thành phần kinh tế thì nợ quá hạn của Chi nhánh của hai thành phần kinh tế khá cân bằng, tuy vậy nợ quá hạn vẫn tập trung ở thành phần kinh tế là DNNQD và được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 2.3: Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế

` yo 4a 2,430 3,055 | 3,045 | 2,570 | 1,465 435 950 đình , cá nhân 2 Tỷ trọng (%)

(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank Phan Chu Trinh)

Trong năm 2010, môi trường kinh doanh không thuận lợi, các chủ thé trong nền kinh tế gặp khá nhiều khó khăn trong việc tô chức sản xuất kinh doanh và do vậy không thể trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ và kịp thời cho ngân hàng Tuy nhiên đến năm 2011, đầu năm 2012 với nỗ lực kiềm chế, kiểm soát lạm phát của Chính phủ, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có những chuyền biến tích cực đã tác động tốt đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nhưng trên hết vẫn là sự né lực trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng của Chi nhánh, tăng cường xử lý và thu hồi nợ nhất là nợ xấu, nợ có van dé, vi vậy đến cuối 2012 tình hình nợ quá hạn đã giảm han.

> Nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay

Với thời hạn cho vay, tỉ lệ nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn, trung va dai hạn đều nằm trong giới hạn cho phép Thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4: Nợ quá hạn phân theo thời hạn vay x Chénh léch

Du no qua h Tr.đ 4,980 7,070 7,495 7,970 2,090 425 475 an

Tỷ lệ NQH trung, dài 37.25% | 47.03% | 53.24% | 58.97% | 9.78% | 6.21% | 5.74% ` % hạn

(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank Phan Chu Trinh)

Biểu đồ 2.3 Nợ quá hạn phân theo thời hạn vay

Tỷ lệ nợ quá hạn ngăn hạn có xu hướng ngày càng giảm dần còn tỷ lệ nợ quá hạn trung, dai hạn ngày càng tăng dan.

Nợ quá hạn ngắn hạn năm 2009 là 3,125 triệu đồng chiếm 62.75% trong tong dư nợ quá hạn Năm 2010 tăng lên là 3,750 triệu đồng, tuy

31 nhiên chỉ chiếm 53.04% trong tổng dư nợ quá hạn giảm 9.71% so với năm 2009 Năm 2011 nợ quá hạn là 3,505 triệu đồng chiếm 46.76% trong tông dư nợ quá han và giảm 6.28% so với năm 2010 Năm 2012 nợ quá hạn của Chi nhánh là 3,270 triệu đồng chiếm 41.03% giảm 5.73% so với năm 2011.

Việc tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn giảm va tỷ lệ nợ quá hạn trung,dai hạn tăng trong thời gian qua tại Chi nhánh là do biến động chung của nền kinh tế như tăng trưởng thấp đi kèm với lạm phát cao, Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt, trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng sử dụng chính sách thắt chặt cho vay chính điều này làm cho người đi vay gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, mat thanh khoản và hoàn trả vốn không đúng hạn Hậu quả của việc theo đuổi tăng trưởng tín dụng cao trong thời kỳ trước, trong khi năng lực quản lý rủi ro còn thấp, cộng với những biến động bat lợi của nền kinh tế nên chất lượng các khoản vay bị suy giảm Ngoài ra đối với sự khó khăn của nền kinh tế nên các khoản vay trung va dai hạn của các cá nhân và doanh nghiệp để đầu tư không mang lại lợi nhuận, nguồn vốn bị ứ đọng không thé thu hồi gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng Do biến động mạnh của giá vàng, giá dầu cũng gây tác động không nhỏ.

2.1.3 Phân tích nợ xấu theo ngành, thành phần kinh tế và thời hạn vay

Bảng 2.5: Nợ xấu phân theo ngành, thành phần kinh tế và thời hạn vay

II Nợ xấu theo thời hạn | 4,000 | 1.43% | 5,840 | 1.82% | 6,320 | 1.73% | 6,820 | 1.67% | 0.4% | -0.1% | -0.1% cho vay

2 Cho vay trung, dài 2.36% | 2,230 | 6.93% | 2,930 | 8.32% | 3,640 | 9.76% | 4.6% | 14% | 1.4% han

(Nguon: Phong Kế hoạch kinh doanh Agribank Phan Chu Trinh)

Tỉ lệ nợ xấu của Chi nhánh ở mức thấp, bình quân qua các năm dao động khoảng 1,5 - 2% so với tổng dư nợ, thấp hơn ngưỡng đề ra của chỉ nhánh (ti lệ nợ x4u/téng dư nợ Củng có và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng

Thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình thâm định tín dụng và ra quyết định tín dụng Muốn nâng cao chất lượng thâm định và quyết định cho vay cần phải nâng cấp hệ thống thu thập thông tin Chỉ khi có được những thông tin đầy đủ, nhanh và chính xác thì mới có thể ra các quyết định tín dụng nhanh và chuẩn xác đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của khách hàng trong khi đảm bảo an toàn cho ngân hàng trong cấp tín dụng Bên cạnh đó thông tin có thể cung cấp cho chúng ta những cơ sở để phân tích đánh giá, phát hiện những dấu hiệu của rủi ro từ đó có biện pháp điều chỉnh ứng phó kịp thời.

Trong tình hình kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế thế giới, các yếu tô vĩ mô và thị trường biến đổi một cách nhanh chóng, các doanh nghiệp chịu tác động mạnh mẽ vừa tích cực vừa tiêu cực Yêu cầu cần phải mở rộng và chuẩn hóa việc thu thập các thông tin liên quan phục vụ cho việc phân tích thâm định, đánh giá rủi ro và quyết định cho vay là rất cần thiết.

- Thiết kế mẫu thu thập thông tin hiệu quả để yêu cầu các thông tin thống nhất và đầy đủ đối với từng loại khách hàng để thu thập dễ dàng.

- Tăng cường sử dụng thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của Agribank, nguồn thông tin này vẫn chưa được Chi nhánh quan tâm nhiễu.

- Tăng cường sử dụng nguồn thông tin CIC, mua thông tin từ trung tâm nước ngoài nếu cần thiết.

- Có quy định về trao đổi, cung cấp thông tin giữa các bộ phận, phòng ban của Chi nhánh liên quan đến cung cấp các dich vụ cho khách hàng dé có các thông tin về nhiều mặt hoạt động của khách hàng.

- Hop tác trao đổi giữa các ngân hàng trên địa ban dé cùng nhau trao đổi chia sẻ thông tin về khách hàng.

- Thông tin một cách thường xuyên, công khai các chính sách, mục tiêu tín dụng của Chi nhánh đến toàn bộ các cán bộ công nhân viên liên quan.

- Đầu tư công nghệ, chương trình máy tính hiện đại để thống kê, phân tích các số liệu một cách chính xác và nhanh nhất.

> Hoàn thiện quy trình tín dụng

Xây dựng quy trình tín dụng hợp lý, khoa học là điều kiện tiên quyết đầu tiên dé giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tin dụng Tuy nhiên, để quy trình tín dụng thực sự phát huy tác dụng cán bộ tín dụng phải tuân thủ quy trình một cách nghiêm túc đặc biệt ở các bước: Thâm định trước khi cho vay, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ Đặc biệt là đối với các khoản cho vay dài hạn của Chi nhánh thì việc đôn đốc thu hồi nợ ở các kỳ hạn nợ là quan trọng và cân thiệt.

Nguồn thu từ quá trình sản xuất kinh đoanh còn tài sản đảm bảo chỉ là biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ cho quá trình thu nợ Vì vậy, cần thẩm tra kỹ, chat chẻ tính khả thi, tính hiệu qua của các dự án Xu hướng hiện nay, quy mô tín dụng ngày cảng lớn, khách hàng càng đa dạng hon, diễn biến của thị trường thất thường và phức tạp tính cạnh tranh của thị trường hàng hoá mà khách hàng kinh doanh, và cạnh tranh trong hoạt động tín dụng có phần quyết liệt hơn Do đó, thâm định là khâu quan trọng nhất giúp ngân hàng đề ra kế hoạch đầu tư, quyết định đầu tư một cách chuẩn xác Từ đó hạn chế nợ xấu phát sinh, đảm bảo chất lượng tín dụng bền vững, đối với Chi nhánh phải có các giải pháp cụ thể:

- Trong quy trình thâm định phải tuân thủ chặt chẽ các van dé thuộc vê nguyên tac, các van đê mâu chôt tránh thâm định tuy tiện.

- Thâm định khách hàng vay vốn, về mặt tư cách pháp lý phải khang định khách hàng có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật.

- Xem xét năng lực của khách hàng, phẩm chất khách hàng, năng lực kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch sản phẩm, phân phối khả năng mở rộng thị phan, nguồn nhân lực thực hiện dự án, phương án Điều hành hoạt động phải đảm bảo về mặt chuyên môn, năng lực tô chức, uy tín trong hoạt động kinh doanh.

- Tham định năng lực tài chính phải dựa vào báo cáo tài chính, các nguôn thông tin về tài chính, phi tài chính so sánh các dự án phương án cùng loại để rút ra kết quả.

- Đảm bảo đầy đủ các hồ sơ theo quy định của Pháp luật và của ngành.

- Phân tích tính khả thi của dự án phương án xem xét khả năng trả nợ của dự án, thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, hệ thống bán hàng, khả năng cạnh tranh

- Quy định cụ thể mức giới hạn tín dụng cho từng khách hàng, từng dự án, khả năng quản lý của cán bộ tín dụng, khả năng quản lý, giám sát của ngân hàng, củng cố tổ thâm định rủi ro tín dụng để chuyên môn hoá và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát giữa hai bộ phận cán bộ tín dụng, cán bộ thâm định.

- Cân thực hiện kiêm toán băt buộc đôi với bảng cân đôi kê toán của các doanh nghiệp, đê năm được kêt quả sản xuât kinh doanh thực của doanh nghiệp, từ đó mới có thể xác định tính trung thực, hiệu quả.

Việc kiểm tra trong và sau khi cho vay là khâu không kém phần quan trọng Nhiều khoản vay mặc dù qua thẩm định cho thấy hiệu qua kinh doanh tốt, đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng nhưng nếu cán bộ tín dụng thiếu kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng dễ dẫn đến khách hang sử dụng vốn vay sai mục đích và điều này sẽ tiềm ấn nguy cơ rủi ro Việc kiểm tra trong và sau khi cho vay nhằm giúp cho ngân hang phát hiện nhanh chóng những khoản nợ có van dé, dé kịp thời xử lý qua đó hạn chế đến mức thấp nhất tốn thất trong cho vay Dinh kỳ thường xuyên đánh giá, phân loại khách hàng.

Ngân hàng thực hiện kiểm tra, phân tích, đánh giá nợ quá hạn, nợ xấu, phân loại nợ để xử lý nợ kịp thời Cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, cùng họ tháo gỡ những khó khăn, 6n định sản xuất kinh doanh Đây cũng có thé là một trong biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả vì một mặt đảm bảo được việc thu hồi nợ của ngân hàng, mặt khác giữ được khách hàng của ngân hàng, nhất là khách hàng truyền thống, khách hàng có quan hệ tốt trong vay trả với ngân hàng.

MOT SO KIÊN NGHỊ

3.3.1 Đối với NHNN và các cơ quan có liên quan

- Tăng cường công tác thanh tra của NHNN trên địa bàn nhằm không ngừng hoàn thiện va tạo môi trường kinh doanh lành mạnh giữa các TCTD với nhau Trên thực tế, nhiều NHTM cổ phan ra đời, do áp lực cạnh tranh dé thu hút khách hàng, nên các NHTM đã hạ thấp các điều kiện tín dụng, điều kiện nhận thế chấp tài sản để lôi kéo khách hàng, tạo ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh.

- Có biện pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng (CIC) Thực hiện tốt biện pháp này NHNN sẽ cải thiện được tình trạng thiếu thông tin hoặc thông tin không day đủ, chính xác, cập nhật, giúp cho các NHTM thực hiện tốt công tác cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng hạn chế được rủi ro Dé đạt được điều đó, NHNN cần phải nghiên cứu thực hiện các biện pháp sau:

+ Quy định bắt buộc các NHTM và các TCTD phải tham gia vào hệ thống CIC coi như đây là một quyền lợi và nghĩa vụ bắt buộc Việc cung cấp thông tin của từng NHTM phải luôn được thực hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của NHNN.

+ Trung tâm thông tin tín dụng NHNN phải thực hiện tốt việc kiểm chứng thông tin, thu thập thêm thông tin (Ké cả mua thông tin) và tổ chức hệ thống hoá, lưu trữ đầy đủ, khoa học các nguồn thông tin.

+ Thực hiện tốt thông tin cho các NHTM, đưa quy định về các thông tin CIC và thé lệ, chế độ cho vay của ngân hàng.

- Khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tôi thiểu là 6 tháng đối với các khoản nợ trung và đài hạn, 3 tháng đối với các khoản nợ ngăn hạn kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại ”, NHNN nghiên cứu lại vẫn đề này bởi vì trên thực tế khách hàng sau khi đã hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ cũng đồng nghĩa với việc khách hàng đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ, mặt khác khi thực hiện theo nội dung trên thì tình trạng nợ của doanh nghiệp vẫn ở nhóm nợ xấu trong khi khách hàng đã hoàn tất việc trả nợ.

3.3.2 Đối với Chính quyền các cấp

- Chính phủ tập trung 6n định vi mô, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh, kiềm chế và kiểm soát lạm phát, chỉ đạo hạ nhiệt lãi suất trong nền kinh tế.

- Quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp của khu vực Tây nguyên nói chung và tỉnh Dak Lăk nói riêng là hết sức cần thiết Nhà nước cần đầu tư xây dựng thêm một số nhà máy chế biến sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch trên địa bàn, đồng thời có chính sách khuyến khích thu hút đầu tư đối với các thành phần kinh tế khác vào lĩnh vực này nhằm giúp cho các sản phẩm

62 nông nghiệp có được day đủ giá trị gia tang, đủ sức cạnh tranh trên thị trường Việc xây dựng các cơ sở chế biến các sản phẩm nông nghiệp sẽ góp phần xây dựng quy hoạch các vùng chuyên canh lớn trong nông nghiệp, bảo đảm đầu ra cho nông dân và góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm Dak Lak là tỉnh có nhiều loại sản phẩm nông nghiệp có tính hang hóa cao ( như cà phê, cao su, tiêu, sắn ), nhưng hầu hết các sản phẩm sau thu hoạch của nông dân đều chuyển ra khỏi Tỉnh để chế biến, lợi nhuận thu được của người nông dân thấp.

- Nhà nước cần kịp thời phối hợp với các ngành liên quan xử lý những vấn đề phức tạp như: Đăng ký giao dịch đảm bảo, quản lý đất đai, quy hoạch xây dựng, quyền sử dụng đất những vấn dé có tính đa ngành, liên bộ, có liên quan đên xử lý rủi ro tín dụng.

- Tỉnh Đăk Lăk có chiến lược phát triển đối với các lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, xây dựng và dịch vụ nhằm tạo ra sự phát triển cân đối, bền vững kinh tế tỉnh Điều này giúp cho các chủ thể sản xuất kinh doanh trong đó có Chi nhánh Agribank Phan Chu Trinh có điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình nhất là đa dạng hóa danh mục cho vay theo hướng cho vay đa lĩnh vực nhằm phân tán rủi ro.

- Day nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất UBND tinh Đăk Lăk chỉ đạo các ngành, các cấp tích cực hơn nữa trong việc đây nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao diện tích ao hồ, mặt nước, diện tích rừng cho các hộ gia đình dé họ yên tâm mạnh dạn trong đầu tư và có tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng.

- UBND tỉnh Đăk Lăk cần có các chính sách đồng bộ về phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư với các quy hoạch tổng thể cũng như quy hoạch chi tiết các vùng, khu vực, ngành nghề tạo định hướng để ngân hàng mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- UBND tỉnh Đăk Lăk cần quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp

63 tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao áp dụng công nghệ mới đối với cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn người nông dân định hướng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa.

3.3.3 Đối với Agribank Việt nam

- Chi nhánh cần sớm đề xuất với Agribank Việt Nam hỗ trợ cùng với sự chủ động từ Chi nhánh xây dựng các phần mềm chuyên dụng trong việc ứng dụng các mô hình định lượng để phân tích và đo lường rủi ro tín dụng Các mô hình định lượng và mô hình định tính cùng với các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng sẽ tạo ra bộ các công cụ phân tích và lượng hóa rủi ro tín dụng hoàn chỉnh giúp Chi nhánh quản trị tốt hơn rủi ro tin dụng.

- Tổ chức, nghiên cứu, xây dựng chiến lược hoạt động tín dụng đài hạn cho toàn hệ thống Chiến lược này phải được cụ thể hoá theo từng vùng, từng khu vực, từng thời kỳ cụ thể, bám sát định hướng phát triển kinh tế xã hội của chính phủ Chiến lược kinh doanh tín dụng được xây dựng hoàn thiện sẽ giúp cho các chi nhánh có định hướng đầu tu đúng đăn, từ đó nâng cao chât lượng đâu tư và hạn chê rủi ro.

Ngày đăng: 01/09/2024, 02:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN