Nghị Quyết Đại HộiVIII của Đảng đã chỉ rõ: “ Phát triển đa dạng công nghiệp chế biến và tiểu thủ côngnghiệp ở nông nghiệp ở nông thôn, thị tran, thị tứ liên kết với công nghiệp tập trung
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRUONG DAI HỌC KINH TE QUOC DÂN
KHOA MOI TRUONG VA DO THI
~ » LH
« -Đề tài:
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP TREN DIA BAN THÀNH PHO LAO CAI
Ho va tén sinh vién : Pham Thi Yén
Mã sinh viên : 11134681
Lớp : Kinh tế và Quản lý đô thị 55
Khóa :55
Hệ : Chính Quy
Giảng viên hướng dẫn : TS.Bùi Thị Hoang Lan
Cán bộ hướng dẫn : Trần Thị Hiệp, Cán bộ Phòng Kinh tế
UBND Thành phố Lào Cai
HÀ NOI - 2016
Trang 2Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Bui Thị Hoàng Lan
chân thành cảm ơn TS.Bùi Thị Hoàng Lan, người đã tận tình hướng dẫn em trong
suốt thời gian thực tap Sự chỉ bảo tận tình và chu đáo của cô đã giúp em hoàn thànhtốt hơn bài báo cáo, giúp em nhận ra sai sót cũng như tìm ra hướng đi đúng khi emgặp khó khăn, bối rối
Kế tiếp, em xin cảm ơn đến phòng Kinh tế, UBND thành phố Lào Cai đã cho
em có cơ hội thực tập và xin cảm ơn tất cả các cô, chú, anh, chị phòng Kinh tế đãtạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian em tiến hành thực tập và cho em những lờikhuyên để hoàn thành tốt hon bai báo cáo thực tập
Do thời gian thực tập có hạn và kiến thức của em còn hạn chế nên bài báocáo chuyên đề tốt nghiệp này khó tránh khỏi những sai sót nhất định Em mong thầy
cô thông cảm va cho em những ý kiến dé em có thé rút nhiều kinh nghiệm hon cho
bản thân đê sau khi ra trường em có thê làm việc tôt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 3Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Bùi Thi Hoàng Lan
LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan nội dung báo cao đã việt là do bản thân thực hiện, không sao chép, cat ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nêu sai phạm tôi xin chiu
kỷ luật với Nhà trường.
Hà Nội, ngày 6 — tháng 12- năm 2016
Ký tên
Phạm Thị Yến
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 4Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Bui Thị Hoàng Lan
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, SƠ ĐÒ
10) By (0) 0 2).\ 1
CHUONG I: KHAI QUAT CHUNG VE HOAT DONG TIEU THU CONG NGHIỆP TẠI CAC DO THIL sscsssssssssessssssssseseesssssssssessesssssusssssscssnsssssessscssnseessseesees 4 1.1 KI 7a 6 6 4
1.2 Đặc trưng của các hoạt động tiểu thủ công nghiệp . -s ss << 5 1.3 Sự phát triển của hoạt động tiểu thủ công nghiệp đến nền kinh tế đô thị 7
1.4 Kinh nghiệm tăng cường hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp của một số địa phương và quốc gia khác s- s- ss< se se se seEsessessessesersersersersess 13 1.4.1 Kinh nghiệm phát triển tiểu thủ công nghiệp của tinh Bac Giang 14
1.4.2 Kinh nghiệm phát triển tiểu thủ công nghiệp của Hà Tây 15
1.4.3 Kinh nghiệm phát triển tiéu thủ công nghiệp của Nhat Bản 15
1.4.4 Kinh nghiệm phát triển tiéu thủ công nghiệp của Indonesia 16
1.4.5 Những kết luận chung về bai học kinh nghiệm 2-5525: 17 TIỂU KET CHUONG Lovesssssssssssssssssssssssssssssssesssssssssssssssssssssssssssssssesessssssssssesseosesss 18 CHUONG 2: PHAN TÍCH CAC HOAT DONG TIỂU THU CÔNG NGHIỆP CUA THÀNH PHO LAO CAL .sssssssssssessssssssssscsssscsscssnsosscssnssssssnsesssssnessssssnsessess 19 2.1 Giới thiệu chung về thành phố Lào Cai . -s- 5 ssssscseesessessess 19 2.2 Phân tích sự phát triển các hoạt động tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn 00101800099 616 0118 21
2.2.1 Phân tích tong quan sự phát triển các hoạt động tiêu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai - 2: 2552 S222 2EE‡EEE2EEE2EEEEEEEEEEEEErEEkrrkrrrkrervee 21 2.2.2 Phân tích sự phát triển hoạt động các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Lao Cai giai đoạn 201-201 5 -2- 22 5¿2c++2z+zcx++cxe2 27 2.3 Nguyên nhân và các hạn chế của hoạt động tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Lao Cai << s5 s ssss£Ss£Es£Es£ E339 EseEseEsersersesz 37
2.3.1 Hạn chẾ -. : 22+ctEE tt HT reo 37 2.3.2 Nguyên nhân của những han chế 2-2-5222 z+£E+£E+E++£e+rxezsez 40
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 5Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Bui Thị Hoàng Lan
TIỂU KET CHƯNG II 5-2 s<s£SsESs£Ss£Ss£ESseEseEveEvsersseerseerssre 44
CHUONG 3 GIẢI PHAP TANG CƯỜNG HOAT ĐỘNG TIỂU THU CÔNG
NGHIỆP TREN DIA BAN THÀNH PHO LAO CAI « sscs< 453.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển hoạt động tiểu thủ côngnghiệp của thành phố Lao Cai . -s- 5 << se se se s s£ssessessessesersersersess 45
3.1.1 Quan điểm phát triển hoạt động tiểu thủ công nghiệp của thành phố Làoe1 45
3.2.3 Giải pháp V6 vốn ¿2-22 2 12E157121121121171211211111111 1.1 11x 513.2.4 Giải pháp về dao tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho sản xuất TTCN 523.2.5 Giải pháp về thị trường - 2:5 5+22x+2ExtEE2EEE22E 2212112712211 crxe 533.2.6 Giải pháp về tổ chức, quản lý ¿- ¿5+ +++2x+2ExtEE+trxzrxerreerkrerxee 553.2.7 Giải pháp về bảo vệ môi trường -:-2¿ 2¿+++++x++zx++zxezxesrxrsrxee 553.2.8 Các giải pháp kha eee eeceecessesecessecesecesececeeeeesecceseceaeceseceeesieeeaeeeaeeaees 56
3.3.1 Đối với UBND thành phố Lào Cai 2-2-5252 525£2££2E££Ee£Ee£Eerxerxzsez 573.3.2 Đối với các sở, ban, ngành liên Quan .o cecceceecssecsessessesessessesessessessessessesseaee 57TIỂU KET CHƯNG III - <2 2s s2 Ss£SsEssEse£seeEseEseEseessrrserssrssrr 59
3:10000155 61DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -° 2 se s2 ssessesseessessess 67
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 6Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Bùi Thi Hoàng Lan
DANH MUC CAC TU VIET TAT
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
KTXH Kinh tế xã hộiKTĐT Kinh tế đô thị
Trang 7Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Bui Thị Hoàng Lan
DANH MỤC CÁC BANG, HÌNH VE, SƠ DO
Bang 1: Tốc độ tăng trưởng Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai
Giai oan 2013-2015 oo Ố 22Bang 2: Quy mô và chất lượng lao động của hộ và co sở sản xuất ngành nghề tiêu
thủ công nghiệp trên dia ban Thành phố Lào Cai năm 2015 23Bảng 3: Phân bồ lực lượng lao động trong các thành phần kinh tế thành phố Lào Cai
gal doan 2013-2015 1107 24
Bảng 4: Tinh hình hoạt động sản xuất gia công co khí, máy nông cụ giai đoạn
2013-"0h 27Bảng 5: Tình hình hoạt động sản xuất Chế biến lâm sản trên địa bàn thành phố Lào
Cai giai đoạn 2013 -20 ÏŠ ác 3k HH ng Hàn HH già 30Bảng 6: Tình hình hoạt động sản xuất rượu bia, nước giải khát trên địa bàn thành
phố Lào Cai giai đoạn 2013-2015 - - ¿2 2+S2+E+E££EeEEeEkerxrrxeree 32Bảng 7: Tình hình hoạt động sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thành phố Lào Cai
Giai oan 20501 33Bang 8: Tình hình hoạt động sản xuất Chế biến nông sản, thực phẩm thành phố Lào
Cai giai doan 02060920 S110 34
Bảng 9: Tình hình hoạt động sản may mặc, dét thêu thé cam thành phố Lao Cai giai
hi: 2050117 36
Biểu đồ 1: Tỉ lệ cơ sở sản xuất của các lĩnh vực trong Tiểu thủ công nghiệp thành
phố Lào Cai giai đoạn 2013 -2015 2- 2 2+52+Ec£EczEerxerxersereee 25Biểu đồ 2: Số lượng cơ sở sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng thành phố Lào Cai
Bị): 02060/20B5117177 28
Biểu đồ 3: Giá trị sản xuất theo giá thực tế của sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng
trên địa bàn thành phố Lào Cai giai đoạn 2013 — 2015 - 29
Hình 1: Ban đồ địa lý tỉnh Lào Cai - 2-2 55c 5S2222EE‡EEEEEEEEEEEEEEerkrrkrrkerkrrex 19
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 8Chuyên đề thực tập 1 GVHD: TS.Bui Thị Hoàng Lan
LỜI NÓI ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương phát triển theo hướng công nghiệp hóa
— hiện đại hóa; chuyên dịch cơ cấu kinh tế, đây mạnh phát triển công nghiệp và dịch
vụ, nhất là những ngành nghề sử dụng nhiều lao động; coi đây là hướng chính détạo ra nhiều việc làm mới, góp phần tăng thu nhập cho người dân Tuy nhiên trongquá trình phát triển phần lớn các khu vực đều gặp nhiều khó khăn như: sản xuấtmanh mún, lao động thiếu việc làm, thiếu kiến thức về kĩ thuật, lao động thủ công làchủ yếu, ling túng trong việc định hướng sản xuat,
Trong những năm qua tiêu thủ công nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam có vaitrò vô cùng quan trọng trong việc chuyên dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làmcũng như góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất
lượng cuộc sông dân cư và duy trì, khôi phục bản sắc văn hóa của dân tộc.
Việt Nam là một nước có mật độ dân số khá cao, với phần lớn người dân sống
ở khu vực nông thôn Đời sống của người dân hầu hết vẫn còn gắn liền với các hoạtđộng sản xuất nông nghiệp, làng nghé truyền thống, buôn bán manh mún, nhỏ lẻ.Đây là một hạn chế đến công cuộc phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộcsông người dân Do vậy Việt Nam đã xác định rõ vai trò của tiểu thủ công nghiệp
dé huy động tối đa các nguồn lực kinh tế dé rút ngắn khoảng cách giàu nghẻo, tránhtình trạng di cư từ nông thôn ra thành thị tìm kiếm việc làm Nghị Quyết Đại HộiVIII của Đảng đã chỉ rõ: “ Phát triển đa dạng công nghiệp chế biến và tiểu thủ côngnghiệp ở nông nghiệp ở nông thôn, thị tran, thị tứ liên kết với công nghiệp tập trung,phát triển các làng nghề truyền thống làm hàng xuất khẩu, mở mang các loại hình
dịch vụ ”
Xuất phát điểm từ việc là một tỉnh có thế mạnh về vị trí địa lí khá thuận lợi,nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú cũng như sự đầu tư, hỗ trợ từ Nhà nước;thành phố Lao Cai đã tận dụng tối ưu mọi nguồn lực dé khai thác và phát triển sảnxuất các hoạt động tiểu thủ công nghiệp Các hoạt động của tiểu thủ công nghiệptrên địa bàn thành phố đã đóng góp vai trò rat quan trọng đến kinh tế xã hội của tinh
và đặt ra một vấn đề cấp thiết là không ngừng nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt độngsản xuất của tiểu thủ công nghiệp dé tối thiểu hóa chi phí và mang lại lợi nhuận tối
ưu Góp phân nâng cao vị thê kinh tê và chât lượng cuộc sông người dân trên địa
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 9Chuyên đề thực tập 2 GVHD: TS.Bui Thị Hoàng Lan
bàn cũng như đóng góp tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước Nhưng trong những năm qua việc phát triển kinh tế nói chung và ngành nghềtiêu thủ công nghiệp nói riêng của thành phố Lào Cai còn nhiều bất cập, chưa khaithác được hết thế mạnh tiềm năng, sức cạnh tranh của sản phẩm tiểu thủ côngnghiệp của thành phố Lào Cai còn thấp, chưa đáp ứng được như cầu của địa
phương.
Nhận thức được vai trò của tiêu thủ công nghiệp trong phát triển kinh tế đô thịtôi đã nghiên cứu và hoàn thiện đề tài: “Giải pháp tăng cường hoạt động tiểu thủcông nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai”
2 Mục tiêu nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng hoạt động của tiêu thủ công nghiệp trên địa bàn thànhphố Lào Cai
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thủ công nghiệp trênđịa bàn thành phố Lào Cai
- Đưa ra các giải pháp và đề kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động tiêu thủcông nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai
3 Đối tương và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối twong nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về tăng cường hoạtđộng tiêu thủ công nghiệp Thông qua đó phân tích thực trạng hoạt động tiểu thủcông nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai trên 7 ngành nghề sản xuất chủ yếu là:
Chế biến nông sản thực phẩm; Sản xuất rượu bia, nước giải khát; Chế biến lâm san;
Gia công cơ khí, sửa chữa máy nông cụ; Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Sản xuất,khai thác vật liệu xây dựng; May mặc, dệt thêu thé cam Cùng với đó là phân tíchnhững nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của tiêu thủ công nghiệp và một số giải
pháp, kiến nghị nham tăng cường hoạt động tiéu thủ công nghiệp trên địa bàn thành
Trang 10Chuyên đề thực tập 3 GVHD: TS.Bui Thị Hoàng Lan
- Phạm vi thời gian: phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tiểu thủ côngnghiệp từ năm 2013 đến năm 2015 Các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường hoạtđộng tiêu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Lao Cai giai đoạn 2017-2020
- Gidi hạn nội dung:
+ Đánh giá về hoạt động tiêu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai
trên 7 ngành nghề sản xuất chủ yếu: Gia công cơ khí và sửa chữa máy nông cụ; Sanxuất, khai thác vật liệu xây dựng; Chế biến lâm sản; Sản xuất rượu bia, nước giải khát;Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Chế biến nông sản, thực phẩm; May mặc, dệt thêuthô câm.
+ Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai
+ Kiến nghị một số giải pháp dé tăng cường hoạt động tạo ra nguồn lợi tối ưucho thành phó
4 Tên và cầu trúc đê tài.
TEN DE TÀI: “GIẢI PHÁP TANG CƯỜNG HOAT ĐỘNG TIỂU THỦCÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ LÀO CAI.”
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 3
chương:
Chương 1: Khái quát chung về hoạt động tiểu thủ công nghiệp tại các đô thi
Chương 2: Phân tích hoạt động tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phốLào Cai.
Chương 3: Giải pháp tăng cường hoạt động tiêu thủ công nghiệp trên địa bànthành phố Lào Cai
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 11Chuyên đề thực tập 4 GVHD: TS.Bui Thị Hoàng Lan
CHUONG I: KHÁI QUAT CHUNG VE HOẠT ĐỘNG TIỂU
THU CONG NGHIỆP TẠI CÁC ĐÔ THI.
1.1 Khái niệm.
Ở Việt Nam trong chính cương của Đảng lao động Việt Nam (1951) lần đầutiên đã nói đến thuật ngữ công nghiệp, thủ công nghiệp Mặc dù các văn bản chínhthức của Nhà nước chỉ dùng chung một thuật ngữ “thủ công nghiệp” nhưng đềuhiểu rằng nó bao gồm cả công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Ngày nay với sự pháttriển của khoa học công nghệ con người đã biết sử dụng các trang thiết bị kỹ thuậtthay cho sức người trong các khâu sản xuất thủ công nghiệp, chính vì vậy mà cácnhà nghiên cứu đã đề xuất ý kiến nên bỏ thuật ngữ “thủ công nghiệp” mà thay vào
đó là dùng thuật ngữ “tiêu thủ công nghiệp”
Có những quan niệm cho rằng tiểu thủ công nghiệp (TTCN) là ngành sản xuấtchủ yếu dựa vào đôi tay của con người; các sản phẩm thường mang tính phường hội
và ban sắc truyền thống cùng những bí quyết riêng của từng ngành nghề, từng địaphương Trong điều kiện hiện nay do trình độ khoa học kỹ thuật phát triển nhanhchóng, các nước trên thé giới đã trải qua những cuộc cách mạng công nghệ thì việcđưa máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất TTCN là điều tất yếu Một số côngđoạn máy móc còn thay thế một phần thậm chí hoàn toàn cho sức người dé nângcao hiệu quả sản xuât.
Tổ chức phát triển công nghệ Liên Hiệp Quốc (UNIDO) cũng đã đề nghị thay
đổi khái niệm nghề thủ công bằng khái niệm công nghiệp truyền thống Phát triểnTTCN là hướng đi cơ bản, góp phần chuyên dịch cơ cấu kinh tế Từ điển bách khoacủa nhà xuất bản Mac Milan Conpany đã viết: “Thủ công nghiệ vừa là một cáchthức sản xuất có tính công nghiệp, vừa là một dạng hoạt động có tính chất mỹthuật” Như vậy ngành nghề TTCN còn là một trong những nơi lưu giữ và thể hiệnbản sắc dân tộc một cách tinh tế nhất
Tiểu thủ công nghiệp là một lĩnh vực sản xuất có quan hệ với sản xuất côngnghiệp, TTCN được coi là một lĩnh vực vừa độc lập, vừa phụ thuộc với côngnghiệp Xét về trình độ kỹ thuật và hình thức tổ chứ sản xuất thì TTCN chính làhình thức phát triển sơ khai của công nghiệp Trong quá trình phát triển lịch sử,ngành công nghiệp đã trải qua hình thái tiểu thủ công nghiệp, ở đây tiểu thủ côngnghiệp có thé là: Thủ công nghiệp và tiêu công nghiệp
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 12Chuyên đề thực tập 5 GVHD: TS.Bui Thị Hoàng Lan
Tiểu thủ công nghiệp phát sinh và phát triển cùng xã hội loại người Ở các xãhội phát triển tư bản gọi là sản xuất tiểu thủ công nghiệp đảm bảo toàn bộ các sảnphẩm lao động và tiêu dùng của con người, trừ các sản phâm nông nghiệp Với quátrình phát trié của nền công nghiệp hiện đại ngày nay thì tiêu thủ công nghiệp can
được xác định rõ ràng hơn.
Theo một số tác giả mới nghiên cứu về ngành nghề TTCN gần đây có địnhnghĩa về TTCN như sau: “Tiểu thủ công nghiệp bao gồm toàn bộ cơ sở sản xuất cóquy mô nhỏ, được tiễn hành bằng các kỹ thuật thủ công nghiệp kết hop với máymóc cơ khí, chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùn phi nông nghiệp truyền thống
được tiến hàng sản xuất 6 nông thôn, ở làng nghé, thi tran, thi tir, d6 thi.”
1.2 Đặc trưng của các hoạt động tiểu thủ công nghiệp
* Đặc điểm của sản phẩm
Sản phẩm của ngành nghề TTCN được sản xuất đơn lẻ, thậm chí độc nhất.Những sản phẩm của TTCN thường được tạo ra bởi bàn tay của những nghệ nhântài hoa, thậm chí cò mang tính bí truyền trong từng sản phẩm Các sản phầm củaTTCN có chu kì sản xuất thường ngăn, sản pham chủ yếu là hàng hóa tiêu dùng, itdùng làm tư liệu sản xuất Hàng hóa thường vượt ra ngoài những giá trị lợi ích kinh
tế thông thường, chứa đựng cả những giá trị về văn hóa, bản sắc dân tộc Các sảnphẩm thường gan liền với yêu tố thâm mỹ và thị hiếu của người tiêu dùng cho nênđòi hỏi kèm theo đó là trình độ thâm mỹ cũng như tay nghề của người lao động
* Đặc điểm về lao động và sử dụng lao động
Lao động trong ngành nghề TTCN là một dạng lao động thích hợp cho từng
hộ gia đình và thường mang tính kế truyền Lao động sử dụng chủ yếu là lao động
tại chỗ và thường được chia ra làm hai loại: lao động gia đình và lao động đi thuê.
Quy mô lao động nhỏ, số lượng laođộng bình quân của một hộ gia đình thườngkhoảng 3-4 lao động thường xuyên và 2-3 lao động thời vụ Ở một cơ sở sản xuấtthì bình quân có khoảng 10-20 lao động thường xuyên và 10-15 lao động thời vụ.
Lao động có trình độ văn hóa thấp, chưa qua đảo tạo ở các cơ sở sản xuất chiếm
khoảng 40%, còn ở hộ gia đình chiếm khoảng 70%; bởi lẽ với hình thức sản xuất hộgia đình hầu hết là đi lên từ gia đình thuần nông nên thường sử dụng lao động tự có
của gia đình hoặc lao động địa phương chưa qua đào tạo.
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 13Chuyên đề thực tập 6 GVHD: TS.Bui Thị Hoàng Lan
Có những ngành nghề đòi hỏi lao động có tay nghề cao và con mắt thâm mỹ
do đó lao động thường là những nghệ nhân, thợ lành nghé Nguoc lại có nhữngcông việc đơn giản không đòi hỏi tay nghề của người lao động như: khuân vác, vậnchuyên hàng hóa Có những công việc lại đòi hỏi người lao động có kiến thức
chuyên môn nhât định như các ngành liên quan đên máy móc móc, sửa chữa
Như vậy lao động trong ngành nghề TTCN vừa là những người có chuyênmôn và không chuyên, vừa là những người có trình độ tay nghề cao nhưng đồngthời cũng là những người có tính thâm mỹ cao Lao động được sử dụng còn tùythuộc vào lĩnh vực sản xuất Nhưng nhìn chung việc phát triển ngành nghề TTCN
đã và đang góp phần giải quyết việc làm cho rất đông bộ phận người lao động tại đô
thị và cả nông thôn, đặc biệt là những lao động dư thừa, nhàn TÔI.
* Nguyên liệu đầu vào
Nguyên liệu cung cấp cho các hoạt động sản xuất của TTCN chủ yếu là từđịa phương và các địa phương khác trong nước Đó là các sản phẩm của ngànhnông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và khai khoáng Một phần nhỏ nguyên liệuđược nhập từ nước ngoai, chủ yếu phục vụ cho việc cải tiến và nâng cao chấtlượng mẫu mã sản phẩm Do qua trình sản xuất ngày càng gia tăng nhưng lạichưa có biện pháp đề bảo tổn và tái tạo nên có một số nguồn nguyên liệu đang có
xu hướng cạn kiệt và khan hiếm gây cản trở cho quá trình phát triển của một sốngành nghề Sự khai thác bat hợp lý các nguyên liệu quý đã làm cho giá nguyênvật liệu không 6n định, sản xuất kém chủ động từ đó kéo theo giá thành sảnphẩm tăng, sức cạnh tranh không cao
* Về kỹ thuật sản xuất
Đặc trưng của tiêu thủ công nghiệp là đôi khi đơn giản trong khâu kỹ thuật.Nếu như đối với công nghiệp thì đỏi hỏi máy móc trang thiết bị hiện đại, công nghệcao thì với tiểu thủ công nghiệp được sản xuất trên cơ sở đơn giản về mặt kỹ thuật
cũng như quy trình sản xuất Đôi khi kỹ thuật còn không đóng vai trò quan trọng
trong quá trình sản xuất thậm chí đôi khi nó còn mang tính truyền thống trong một
thời gian dải.
* Tinh linh hoạt trong sản xuất
Xuất phát điểm từ việc đơn giản trong máy móc sản xuất nên các loại máy
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 14Chuyên đề thực tập 7 GVHD: TS.Bùi Thi Hoàng Lan
móc thiết bi được sử dung trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp đều là các loại phổthông; do đó việc chuyên từ sản xuất mặt hàng này sang sản xuất mặt hàng khác làkhá đơn giản Đồng thời nguồn vốn yêu cầu cũng khá thấp do chi phí đầu vàokhông cao tạo ra sự linh hoạt và mềm dẻo trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp
* Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Sản phẩm của TTCN có đến trên 75% được tiêu thụ trong nước Số sản phamcòn lại được tham gia xuất khâu chủ yếu là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ hay détmay truyền thống Sản phẩm TTCN nhìn chung còn đơn điệu, mẫu mã chưa phongphú, chưa theo kịp với thị hiểu của người tiêu dùng trong nước đặc biệt là nước
ngoai Người tiêu dùng luôn tìm tòi, khám phá những nét tinh hoa văn hóa dân tộc
độc đáo trên mỗi sản phẩm Do chu kỳ sản xuất các sản phâm ngắn nên khi hànghóa bị ứ đọng sẽ tác động ngay đến đời sống của người sản xuất Một điều quantrọng nữa là các sản phẩm của TTCN da phần thường gắn liền với yếu tố thẩm mỹnên việc nam bắt và đón đầu xu hướng và thị hiếu của người tiêu dùng a điều hếtsức quan trọng.
1.3 Sự phát triển của hoạt động tiểu thủ công nghiệp đến nền kinh tế đô thị
Tiểu thủ công nghiệp được phân loại theo một số ngành nghề sản xuất thémạnh và đem lại nguồn thu tương đối ổn định Cụ thé ở từng địa phương sẽ cónhững lĩnh vực sản xuất khác nhau Trong đó có một số ngành nghề phô biến, gópphan đem lại nguồn thu lớn như: chế biến nông sản thực phẩm; sản xuất rượu bianước giải khát; chế biển lâm sản; gia cơ khí, sửa chữa máy móc nông cụ; sản xuấthàng thủ công mỹ nghệ; san xuất vật liệu xây dựng: may mặc, dệt, thêu thổ cam
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 15Chuyên đề thực tập 8 GVHD: TS.Bui Thị Hoàng Lan
Chế biến nông sản thực phẩm bao gồm: chế biến ché, bánh kẹo, đường mật,
thức ăn gia súc, xay xát lúa gạo Đây là ngành nghề tận dụng thế mạnh và nguồnnguyên liệu đầu vào từ hoạt động sản xuất nông nghiệp Góp phần giải quyết mộtphần đầu ra cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương cũng như tạo việc
làm cho một bộ phận lớn người lao động lúc nông nhàn và lao động chưa qua đào
tạo; góp phần giảm thiểu gánh nặng lên công tác giải quyết tình trạng thất nghiệp đôthị Hoạt động chế biến nông sản thực phẩm cũng góp phần cung cấp thực phẩmcho địa phương thậm chí có thể trao đổi buôn bán với các địa phương lân cận vaxuất khẩu sang một số nước khác Số lượng các cơ sở sản xuất, chế biến nông sảnthực phẩm tại các địa phương hiện vẫn đang chiếm ưu thế với số lượng lớn và đemlại giá trị sản xuất cao do Việt Nam xuất phát là một nước nông nghiệp truyềnthống, vẫn đang trên đà công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuy ngành nàyđem lại mức thu nhập chưa thực sự cao cho người lao động nhưng có thể giải quyếtđược phan lớn công ăn việc làm cho lao động tại địa phương Bởi ngành này khôngđòi hỏi lao động có trình độ tay nghề cao hay chuyên môn kỹ thuật cũng như hệthống máy móc dây chuyền như một số ngành nghề khác Nhìn chung, hoạt độngchế biến nông sản thực phâm đang có những chuyên biến tích cực và đem lại nguồnthu lớn cho các địa phương.
Sản xuất rượu bia nước giải khát là ngành đem lại nguồn thu khá cao và 6nđịnh Bởi lẽ khi chất lượng cuộc sống của người dân đã được nâng cao thì nhu cầu
với các loại rượu bia, nước giải khát cũng tăng lên Ngành nay đòi hỏi các trang
thiết bị, máy móc hiện đại hơn, cũng như quy trình thống nhất và an toàn hơn vì nógắn liền với sức khỏe con người Yêu cầu các cán bộ quản lý cần có sự giám sátchặt chẽ trong khâu sản xuất cũng như sự đầu tư nâng cao hệ thống máy móc và tưduy, nhận thức của đội ngũ sản xuất nhằm mang lại những sản phẩm an toàn và chấtlượng đến người tiêu dùng và gia tăng sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập hoặc từnhững địa phương khác Đây là một ngành đang ngày càng được đầu tư và chútrọng; đây cũng có thể coi là một điểm sáng mới của hoạt động TTCN Hiện naytrên thị trường nước giải khát, rượu bia mang nhãn hiệu nội địa đang chiếm phầnlớn thị phần trên cả nước; tuy nhiên vẫn chưa có sức cạnh tranh với các nhãn hiệuđến từ nước ngoài Điều này đòi hỏi các chủ doanh nghiệp cần đầu tư hệ thông máymóc, dây chuyền dé nâng cao chất lượng và đầu tư quảng cáo, marketing dé nângcao vị thế và gianh lay thị trường, cạnh tranh với các đối thủ ngoại nhập So với
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 16Chuyên đề thực tập 9 GVHD: TS.Bui Thị Hoàng Lan
những lĩnh vực sản xuất khác thì nhìn chung số lượng các cơ sở sản xuất vẫn chiếmkhá ít; tuy nhiên mức thu nhập đem lại cho người lao động lại nằm trong nhữngngành có mức thu nhập cao nhất
Chế biến lâm sản bao gồm gỗ xẻ, đồ nội thất Đây là một ngành lấy nguyênliệu đầu vào từ trồng trọt lâm sản Thay vì bán sản phẩm thô ra ngoài thị trường thichế biến và sản xuất đồ nội thất đem lại sản phẩm có nguồn thu cao hơn Đối vớingành nghề này đòi hỏi lao động có sức bền cao cũng như có kỹ năng và con mắtthẩm mỹ Lao động của ngành nghé này thường là nam giới và có thâm mỹ cũngnhư tay nghề Sản phẩm của ngành chế biến lâm sản thường có giá trị cao, giá trịthường được quyết định bởi mẫu mã cũng như nguyên liệu gỗ, càng được sản xuất
từ các loại gỗ quý hiếm va kĩ thuật tinh xảo thi giá trị sẽ càng cao Hiện nay các sảnphẩm của ngành này có sức cạnh tranh tốt trên thị trường, giá thành thường cao nênđem lại mức thu nhập 6n định cho người lao động Góp phan nâng cao chất lượngcuộc sống cho và 6n định xã hội Tác động tích cực trong các hoạt động sản xuấtcủa ngành góp phần tăng trưởng kép cho nền kinh tế
Gia công cơ khí, sửa chữa máy móc nông cụ bao gồm sản xuất các sản phẩm
cơ khí phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, sửa chữa gia công cơ khí, cửa hoa cửaxếp đòi hỏi lao động có trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật cao Do đất nước
đang trong giai đoạn công nghiệp hóa — hiện đại hóa nên việc ứng dụng các máymóc, trang thiết bị hiện đại hơn và sản xuất nông nghiệp cũng gia tăng Người nôngdân thay vì sử dụng sức người là chủ yếu đã dần chuyển sang ứng dụng các máymóc, thiết bị Kéo theo đó là sự phát triển của gia cơ khí và sữa chữa máy móc nông
cụ Lao động của ngành này cũng chủ yếu là nam giới và được qua đào tạo cơ bản
về kỹ thuật Khi xã hội ngày càng phát triển thì ngành này cũng có xu hướng pháttriển theo và đem lại mức thu nhập cao cho người lao động
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm các mặt hàng từ gỗ, trạm khắc bạc
và các vật liệu khác Lấy gốc từ các làng nghề truyền thống nhằm duy trì và pháthuy bản sắc dân tộc Ngành nghề này yêu cầu lao động có trình độ, tay nghề vathẩm mỹ nhất định Chất lượng sản phẩm gắn liền với thẩm mỹ và thị hiếu củangười tiêu dùng Do vậy đòi hỏi nhà quản lý phải tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu thịtrường và tạo điều kiện thúc đây người lao động không ngừng sáng tạo ra những sảnphẩm mới, chat lượng cao hơn dé có thé cạnh tranh trên thị trường
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 17Chuyên đề thực tập 10 GVHD: TS.Bui Thị Hoàng Lan
Sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng bao gồm cát, sỏi, đá nghiền các loại vàcác vật liệu khác Với đặc thù là khai thác tài nguyên vốn có của địa phương và sảnxuất các vật liệu nhăm phục vụ cho hoạt động xây dựng Ngành này đòi hỏi nguồntài nguyên sẵn có của địa phương cũng như hệ thống máy móc dây chuyền có kích
thước lớn, cũng như hiện đại.
May mặc dét thêu thé cam Ngành này đòi hỏi số lượng người lao động khálớn và có kinh nghiệm, ta nghề Có xu hướng đang ngày càng phát triển mạnh vìnhu cầu về may mặc, trang phục ngày càng gia tăng Đặc biệt là những sản phẩmchất lượng cao do thu nhập và mức sống của người dân đang ngày một được nângcao Cán bộ quản lý cần có sự đầu tư đội ngũ thiết kế sáng tạo dé đa dạng hóa mẫu
mã kèm theo nâng cao chất lượng nhằm tăng sức cạnh tranh giữa những sản phẩmtrên thị trường.
Nhìn chung, hoạt động tiêu thủ công nghiệp đang đóng vai trò vô cùng quantrọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Tiểu thủ công nghiệp đã vađang đóng góp tích cực vào công cuộc chuyên dich cơ cấu kinh tế Thay vì chủ yếu
tập trung phát triển thế mạnh nông nghiệp truyền thống cùng với các ngành sản xuất
cổ truyền manh mun; cơ cấu kinh tế đang có xu hướng giảm ty trọng sản xuất nông
nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp va dịch vụ:
- Tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, kích thích cácngành dịch vụ; thu hút và giải quyết việc làm nhờ vậy mà tăng thu nhập và nâng caochất lượng cuộc sông của người dân Nhu cầu các sản phẩm chất lượng cao dé phục
vụ cuộc sông ngày càng lớn, cũng như các loại hình dịch vụ cũng ngày càng pháttriển do nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân Qua đó khiến tỷ trọng của ngành nôngnghiệp giảm, tỷ trọng công nghiệp và thương mại — dịch vụ tăng Đây là một cơ cấukinh tế hợp lí và đang có xu hướng tăng hơn nữa tỷ trọng đóng góp của ngành dịch
vụ và công nghiệp Đưa nước ta phát triển theo con đường công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
- Góp phan tăng cường giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các địa phương, thúcđây phát triển các sản phẩm của thương mại - dịch vụ Thay vì hoạt động sản xuấtnông nghiệp truyền thống và mang tính chất tự cung tự cấp việc tạo ra sản phâmTTCN sẽ kích thích trao đổi hàng hóa giữa các địa phương, khu vực trong và ngoàinước, tạo ra sự phat triển dịch vụ Các địa phương sẽ khai thác và tiến hành sản
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 18Chuyên đề thực tập 11 GVHD: TS.Bui Thị Hoàng Lan
xuât các san pham thê mạnh cua dia phương dé san xuât va xuât khâu cũng như trao
đồi, buôn bán với những địa phương khác có nhu cầu
TTCN góp phan tăng trưởng và phát triển kinh tế đô thị (KTĐT):
- Dong góp vào tổng sản phẩm quốc dân Nếu hoạt động sản xuất nông nghiệpmang tính chất mùa vụ, nguồn thu mang tính chat không 6n định thì tiêu thủ côngnghiệp không bị phụ thuộc theo mùa và các yếu tố thời tiết nên nguồn thu mang tinhchất ôn định và cao hon do giá trị san phâm cũng lớn hơn Nhờ vậy mà hang nămnguồn lợi đem lại về mặt kinh tế đóng góp địa phương và cả nước cũng lớn hơn sovới việc phát triển nông nghiệp thuần túy hay các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, manh múntruyền thống
- Tác động tích cực trong các hoạt động sản xuất và chế biến nông lâm thủysản qua đó cho thấy phát triển tiêu thủ công nghiệp sẽ tạo ra sự tăng trưởng kép chonền kinh tế Một số sản phẩm dau ra của ngành nông nghiệp chính là nguyên liệusản xuất đầu vào của tiêu thủ công nghiệp Ví dụ như lúa gạo, gỗ, bông Khi tăngcường phát triển các cơ sở sản xuất tiêu thủ công nghiệp góp phần giải quyết phầnnào vấn đề đầu ra cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp đồng thời các hoạt độngnông nghiệp cũng giúp vấn đề thu mua nguyên liệu của tiêu thủ công nghiệp trở nênthuận lợi hơn.
Địa bàn nông thôn xuất hiện nhiều ngành nghề công nghiệp, dịch vụ, phi nông
nghiệp Hàng hóa nông nghiệp gia tăng, dịch vụ, hạ tầng phát triển tạo điều kiện
giao lưu kinh tế giữa nông thôn và thành thị Cơ hội việc làm cho lao động nôngthôn không ngừng mở rộng Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp thường mangtính chất mùa vụ từ đó dẫn tói tình trạng nông nhàn, thất nghiệp Hết thời gian mùa
vụ người lao động thường không tìm được công việc phù hợp mà chờ đợi đến mùa
vụ tiếp theo, dan tới tình trang lãng phí nguồn lực lao động địa phương Hơn thếnữa còn gây ra các tệ nạn xã hội, gây mất ôn định trật tự an ninh, gây khó khăn chocông việc quản lý của cán bộ địa phương Còn đối với tiểu thủ công nghiệp thì sảnxuất mang tính ôn định cao hơn do sản phẩm của ngành này không còn mang tínhmùa vụ mà được sản xuất và cung cấp quanh năm Hơn thế nữa sản xuất nông lâmnghiệp còn đòi hỏi điện tích đất ngày càng được mở rộng mà đây là một tài nguyênhữu hạn; thậm chí diện tích đất canh tác còn đang ngày một bị thu hẹp lại nhườngđất cho các khu dân cư do dân số tăng, các nhà máy xí nghiệp cũng ngày càng
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 19Chuyên đề thực tập 12 GVHD: TS.Bui Thị Hoàng Lan
nhiều Ké cả với các đô thị, van dé thất nghiệp cũng đang ngày càng gia tăng doluồng di cư từ nông thông lên dé tìm kiếm việc làm Do vậy các họat động sản xuấttiêu thủ công nghiệp có thé giải quyết việc làm cho cả nông thôn cũng như giảmthiểu luồng nhập cư vào đô thị nhờ đó giảm áp lực đến bộ máy quản lý về van đềthất nghiệp, an ninh trật tự đô thị
Cùng với việc giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn, chất lượngđời sống nông dân cũng không ngừng được cải thiện Do thay đổi cách thức sảnxuất nông nghiệp từ việc sử dụng sức người là chính và phụ thuộc vào tự nhiên sangứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ nên năng suất lao động tăng cao Mộtngười lao động có thé làm ra khối lượng sản phẩm gap 3, 4 lần trước đây, không chỉphục vụ đủ nhu cau bản thân và gia đình mà nguồn sản phẩm đó còn trở thành hànghóa bán ra thị trường, mang lại lợi nhuận lớn cho người lao động, cải thiện chấtlượng đời sống Giảm tỷ lệ nghèo đói, nâng cao chất lượng cuộc sống: TTCN đãgiải quyết việc làm cho bộ phận lớn lao động nhờ đó tạo ra nguồn thu nhập ôn địnhcho người dân Qua đó thu ngăn khoảng cách giàu nghèo, giảm tỷ lệ nghèo đói.Cùng với đó là việc sản xuất được nhiều sản phẩm phục vụ cho cuộc sống hơn gópphần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Những sản phầm của TTCNphục vụ trực tiếp cho đời sống của người dân địa phương có thé đảm bảo cung capthường xuyên và mức giá tốt hơn so với việc nhập khâu từ nước ngoài hay từ địa
phương khác.
Phát triển hoạt động sản xuất TTCN thúc đây sự phát triển kết cấu hạ tầngnông thôn theo hướng hiện đại Các công trình công cộng, như điện, đường, trường,trạm, nhà văn hóa, khu vui chơi, được đầu tư xây dựng và có nhiều cơ hội pháttriển đã ngày một nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân nông thôn.Các loại hình dịch vụ nông nghiệp phát triển tạo nên sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ
giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng nông thôn với nhau, các gia đình nông
thôn có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện thông tin giải trí hiện đại hơntrước, Cu dân nông thôn được tiếp thu văn hóa và kiến thức mới, nâng cao đờisông vật chất và tinh thần
Cơ sở thúc day quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới theo hướng vănminh hiện dai, góp phần 6n định kinh tế - xã hội đất nước Công nghiệp hóa nôngnghiệp, nông thôn là con đường tất yếu phải tiến hành đối với bat kỳ quốc gia nào
và phát triển kinh tế theo định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động TTCN là một
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 20Chuyên đề thực tập 13 GVHD: TS.Bui Thị Hoàng Lan
bước đệm cho quá trình ấy Quá trình này gắn với chuyền dich cơ cau kinh tế và cơcầu xã hội: nông nghiệp - nông dân - nông thôn sang công nghiệp - thị dân - đô thị,góp phần phát triển xã hội nông thôn ngày càng văn minh và hiện đại
Khi đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ, người dân có cơ hội và nhu cầunâng cao nhận thức, hướng tới lối sống văn minh và lành mạnh, các tập quán sinhhoạt cũng phát triển theo hướng tiến bộ hơn Các tổ chức xã hội phát triển, thu hútnhiều thành viên, mang lại những lợi ích thiết thực về vat chất va tinh thần chongười dân Các tổ chức chính trị - xã hội có điều kiện để phát triển vững mạnh, bảođảm an ninh, trật tự xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh hiện đại cho cư
dân nông thôn.
Như vậy, phát triển các hoạt động của TTCN là xu thế khách quan dé pháttriển đá nước theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nôngthôn, đồng thời là cơ sở để xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh hiện đại,góp phần ồn định kinh tế - xã hội đất nước
1.4 Kinh nghiệm tăng cường hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp của một
số địa phương và quốc gia khác
Ở nước ta đã có rất nhiều địa phương thực hiện dé án phát triển TTCN và ghinhận bước chuyên biến và thay đổi đáng ké diện mạo địa phương TTCN không đòihỏi kĩ thuật cao hay địa hình, địa lý đặc thù Mỗi địa phương với những thế mạnhvốn có sẽ có những lựa chọn ngành nghề phù hợp; cũng như phương hướng phát
triển riêng biệt.
Nhắc đến sự thay đổi diện mạo nhờ chú trọng phát triển TTCN ở các địaphương ở nước ta có thé kế đến Bắc Giang, Hà Tây cũ ( nay thuộc Hà Nội mở
rộng), Bình Phước, Vĩnh Phúc Đây là những địa phương đã đạt được những
thành công nhất định và đem lại nguồn lợi kinh tế cao, thông qua đó mức sống dân
cư cũng có những chuyền biến đáng ké Hay thậm chí à ở những quốc gia có nền
kinh tế phát triển và tiến bộ hơn nước ta họ cũng lựa chọn con đường ưu tiên phát
triển TTCN làm bước đệm dé phát triển công nghiệp và dịch vụ Với mỗi địaphương, mỗi quốc gia với những đặc điểm riêng biệt về vị trí địa lí, nguồn lợi tàinguyên, nguồn lực lao động sẽ có những phương hướng phát triển riêng tuy nhiêncũng sẽ có những nét tương đồng, những bước đi đáng để học hỏi và phát triển
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 21Chuyên đề thực tập 14 GVHD: TS.Bui Thị Hoàng Lan
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Bắc Giang
Tập trung cao cho phát triển các khu, cụm TTCN tập trung ở các địa phương cólợi thế, nhất là các huyện, thành phố có Quốc lộ LA chạy qua, nhằm tạo điều kiện thuậnlợi dé day mạnh thu hút đầu tư vào địa bàn, trước hết là vào các khu, cụm công nghiệp
Ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao như: Chế tạo máy va gia công kim loại;sản xuất thiết bị kỹ thuật tiên tiến; điện, điện tử; vật liệu mới thay thế nhập khâu
Chú trọng làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, nhất là ở các khu, cụm côngnghiệp tập trung; chủ động tạo quỹ đất cho phát triển công nghiệp Xây dựng đồng bộ
hệ thong cơ chế, chính sách, gắn với cải cách thủ tục hành chính và khuyến khích đầu
tư, bảo đảm sự thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn
Giúp đỡ các doanh nghiệp hiện có xây dựng chiến lược đầu tư, phát triển phùhợp Nâng cao khả năng cạnh tranh, chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện hội nhập kinh
tê khu vực và quôc tê.
Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên cơ sở đâymạnh tiết kiệm, chống lãng phí; tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, tăngnăng suất lao động; thực hiện đầy đủ các chính sách pháp luật và không ngừng mởrộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động
Tiếp tục phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong khu vực nông thôn;khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế như: Chếbiến nông, lâm sản; sản xuất vật liệu xây dung; khai thác khoáng sản; các dự án sửdụng nhiều lao động nông thôn Mở rộng làng nghề hiện có; đồng thời, đây mạnh hoạtđộng du nhập nghề mới
Tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế; bảodam phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn gắn với phát triển nôngnghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm Củng có, khôi phục làng nghề truyền thống;phát triển làng nghề mới, tạo thêm khoảng 15 đến 20 nghìn việc làm với nghề nghiệp
én định, tao sự chuyên dịch rõ nét về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong khu vực
nông thôn.
Khuyến khích, tạo điều kiện hình thành các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất
công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp trong các làng nghề khu vực nông thôn Phát triểnngành nghề có tính chất hỗ trợ và phục vụ trực tiếp nông nghiệp, nông thôn như: Chế
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 22Chuyên đề thực tập 15 GVHD: TS.Bui Thị Hoàng Lan
biến nông, lâm, thuỷ sản; hàng thủ công mỹ nghệ, mộc dân dụng; vật liệu xây dựng; cơkhí sửa chữa; may mặc
1.4.2 Kinh nghiệm phát triển tiểu thủ công nghiệp của Hà Tây
Cơ câu ngành nghề của tỉnh Hà Tây có sự phân chia rõ rệt nhằm khai tháctiềm năng của địa phương Với thế mạnh là địa phương có nguồn tài nguyên về giátrị sản xuất vật liệu xây dựng cho nên sản xuất vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọngđáng ké trong giá trị của ngành TTCN Mặt khác Hà Tây là địa phương có điều kiệnphát triển nông nghiệp nên ngành chế biến nông sản cũng chiếm tỷ trọng lớn (40%)vào năm 2000 Đây là một ngành quan trọng và ngày càng khang định vị trí củamình trong TTCN Ngành này cũng có xu hướng tiếp tục duy trì phát triển vì nhucầu cung cấp sản phẩm phục vụ đời sống cho người dân trên địa bàn toàn thành phố
Hà Nội và các địa phương lân cận Đây là lĩnh vực đang chiếm ưu thế trong suốtquá trình hình thành và phát triển TTCN của địa phương
Người lao động được tham gia đào tạo trực tiếp bởi đội ngũ can bộ có kiếnthức và năng lực dé nâng cao tay nghề Đồng thời có sự giao lưu giữa các doanh
nghiệp, hộ cá thé và hợp tác xã dé trao đổi kinh nghiệm Các hợp tác xã cũng tự mở
các lớp đào tạo, không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng người lao động qua đónâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm
Phát triển TTCN theo hướng sản xuất hàng hóa Lựa chọn các ngành nghề, ưutiên phù hợp với lợi thé của từng địa phương Khuyến khích mọi thành phan kinh tếtham gia phát triển sản xuất TTCN theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước Hình thành các vùng chuyên môn hóa sản xuất tại nông thôn làm vệ tinh chocác xí nghiệp tại thành thị Quy hoạch phân vùng trong việc bồ trí vị trí các cum,điểm sản xuất TTCN tạo thuận lợi phân bô nguồn lực chuyên môn hóa
1.4.3 Kinh nghiệm phát triển tiéu thủ công nghiệp của Nhật Bản
Nhật bản là một trong những nước có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại bậcnhất thế giới, công nghiệp phát triển nhưng ngành nghề TTCN vẫn được chú trọngduy trì và phát triển Hơn nữa, Nhật bản lại chú trọng trong việc phát triển các xínghiệp vừa và nhỏ ở thị tran, thị tứ, ở nông thôn dé làm vệ sinh cho các xí nghiệo ở
đô thị lớn Ngành thủ công vẫn rất được quan tâm
Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của Nhật bản bao gồm: đan lát, dét chiếu,
chế biến lương thực, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, dệt lụa, rèn công cụ đầu thế kỷ
XX, Nhật ban có 867 nghề thủ công cổ truyền Những năm 1970 ở tinh OITA có
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 23Chuyên đề thực tập 16 GVHD: TS.Bui Thị Hoàng Lan
phong trào “ Mỗi nông thôn một sản phẩm” nhằm phát triển nghề cô truyền trongnông thôn và ngay những năm ñầu tiên của phong trào ấy họ đã có được 143 loạisản phẩm với doanh thu đạt 1,2 tỷ USD
Phong trào phát triển nghành nghề cổ truyền này đã nhanh chóng lan rộngkhắp nước Nhật Biện pháp hàng đầu ma Nhật bản áp dụng dé hiện đại hoá nghànhTTCN là đầu tư dé dao tạo các nhà cô van dưới sự hỗ trợ của trên 300 viện đào taonghề Biện pháp thứ 2 mà chính phủ Nhật bản chú trọng là tài trợ vốn cho phát triểnTTCN thông qua việc thành lập nhiều ngân hàng phục vụ TTCN phát triển Có thểnói pháp luật Nhật bản rất quan tâm đến việc phát triển nghề thủ công cô truyền vàđến năm 1974 “ Luật nghề truyền thong” đã được ban hành
Như vậy, cho dù là một đất nước công nghiệp hiện đại và phát triển rất mạnhnhư ở Nhật ban thì ngành nghề TTCN van tôn tai, phát huy va phát triển trật tự
trong nông thôn dưới sự hỗ trợ to lớn và hiệu quả trên mọi phương diện của chính phủ Hiện nay Nhật bản đã có nhiều mặt hàng dân dụng được sản xuất bằng phương
pháp kỹ thuật truyền thống, góp phần làm phong phú sản phẩm hàng hoá và pháttriển kinh tế của đất nước, của khu vực
1.4.4 Kinh nghiệm phát triển tiểu thủ công nghiệp của Indonesia
Ở Indonexa chương trình phát triển TTCN được Chính phủ hết sức quan tâm,
sự quan tâm ay được thé hiện thông qua kế hoach 5 năm một lần, với 3 kế hoachnhư sau:
Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất là xây dựng các xưởng sản xuất, các trung tâmnhằm bán các mặt hàng sản xuất của TTCN
Kế hoạch 5 năm lần thứ hai là thực hiện các dự án hướng dẫn và phát triển
công nghiệp nhỏ, nhằm giáo dục, đào tạo, mở mang các hoạt động sản xuất của các
“ Hội đồng TTCN quốc gia” được tô chức dé chi đạo và thúc đây nghề TTCNphát triển với các việc làm như: Tổ chức nghiên cứu và trưng bay mẫu mã, tổ chức
hội chợ triển lãm ở nông thôn.
Sự nỗ lực của chính phủ Indonexia trong việc phát triển ngành nghề TTCN đã
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 24Chuyên đề thực tập 17 GVHD: TS.Bùi Thi Hoàng Lan
dem lại kết quả thiết thực Theo ghi nhận của giáo sư Nguyễn Điền: ở đảo Java có
10 làng nghề và 44% lao động nông thôn có tham gia hoặc ít nhiều có tham gia vàohoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp này Thu nhập của nông dân ở đây từ nguồnngoài nông nghiệp tăng từ 12% đến 23% tông thu nhập của họ
1.4.5 Những kết luận chung về bài học kinh nghiệm
Về cơ cấu ngành nghề sản xuất TTCN ở nước ta rất đa dạng từ các hoạt độngsản xuất, chế biến cho tới các làng nghề truyền thống Ban đầu cơ cấu các ngànhnghề này thường gắn liền với nhu cầu thực tế từ thị trường và sau đó cần có nhữngđịnh hướng nắm bat đón dau từng giai đoạn dé có được những cơ cấu hợp lý
Tùy thuộc từng ngành nghề mà lựa chọn các đối tượng lao động khác nhau
Có những ngành chi cần lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề hay kinhnghiệm cao nhưng cũng có những ngành đòi hỏi tay nghề cũng như sự khéo léo nhưsản xuất thủ công mỹ nghệ hay dệt may
Mặc dù quy trình sản xuất là đơn giản và thống nhất nhưng cũng cần những sựnghiên cứu và sáng tạo từ phía nhà quản lý và người tham gia sản xuất dé tối thiểuhóa chi phí và thời gian nhằm nâng cao tối đa lợi nhuận Hơn thế nữa cần tận dụngtối đa lợi thế có được từ những trang thiết bị để tăng cường hiệu quả sản xuất vànâng cao chất lượng, tính đồng bộ của sản phẩm Với mục tiêu không chi phát triểnsản phẩm trong khu vực mà còn có thê trao đổi với các địa phương khác hay trởthành mặt hàng xuất khẩu
Có những chính sách ưu tiên phát triển, đầu tư và tạo điều kiện xây dựng cáckhối, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhằm mở rộng quy mô và tập trungsản xuất Đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại để nâng cao năng suấtcũng như tính đa dạng và thống nhất của sản phẩm Thông qua đó gây dựng thươnghiệu nhằm duy trì và phát triển thị trường
Một vấn đề hết sức quan trọng đó là kêu gọi nguồn vốn Không chỉ dừng lại ởnguồn vốn tự có ban đầu mà cần nỗ lực thu hút đầu tư từ bên ngoài dé mở rộng quy
mô sản xuất Có sự tham mưu, hỗ trợ từ các tổ chức khác dé xây dựng nên dé ánphát triển có tính khả thi và có khả năng thu được lợi nhuận cao nhằm thu hút đượcvốn đầu tư
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 25Chuyên đề thực tập 18 GVHD: TS.Bui Thị Hoàng Lan
TIỂU KET CHUONG I
TTCN ngày nay đã và đang có những chuyền biến và đóng góp tích cực vàonền kinh tế; thông qua đó cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân,đồng thời góp phần xây dựng xã hội phát triển theo hướng “dân giàu nước mạnh xãhội công bang dân chủ văn minh”.Có thé coi phát triển hoạt động sản xuất TTCN làbước đệm để tiễn đến con đường “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” TTCN
là ngành nghề hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào đôi bàn tay con người và sản
phẩm thường mang tính đơn lẻ, thậm chí độc nhất; mỗi cơ sở thường chỉ sản xuấtmột hoặc một vài sản phẩm đặc trưng Nguyên liệu đầu vào của ngành cũng chủ yếuxuất phát từ sản phẩm của Nông nghiệp — Lâm nghiệp — Thủy sản Kỹ thuật sảnxuất của các cơ sở thường không được chú trọng, thậm chí có khi còn bi coi nhẹthay vào đó là sử dụng sức người Lao động của TTCN thường mang tính kế thừa,gia truyền chứ ít được trực tiếp thông qua dao tạo qua trường lớp Vì quy mô sảnxuất của TTCN không lớn nên thường gọn lẹ trong quản lý, người quản lý đôi khicũng chính là người trực tiếp tham gia vào các khâu sản xuất Các sản phẩm củaTTCN thường gắn liền với yếu tố thẩm mỹ nên việc năm bắt thị hiéu của người tiêudùng là một yếu tố vô cùng quan trọng dé không đánh mắt thi phan
TTCN đang nắm giữ vai trò tận dụng khai thác và sử dụng tối ưu các nguồnlực sẵn có của địa phương Đặc biệt thích hợp với các địa phương trước đây vốnthuần nông và muốn đi lên phát triển các ngành công nghiệp Bởi lẽ TTCN khắc
phục được những ton tại của nông nghiệp truyền thong như tính mùa vụ, nông nhàn,
phụ thuộc vào yêu tố địa lý, thời tiết .Đồng thời đem lại mức thu nhập cao và ồnđịnh hơn cho người lao động Dé phát triển TTCN mỗi địa phương cần có sự nhìnnhận và đánh giá thế mạnh cũng như khó khăn của địa phương dé có bước địnhhướng phát triển đúng đắn; đem lại lợi ích lớn nhất Không những vậy các cán bộ,nhà quản lý còn cần đến sự học hỏi và tích lũy từ những địa phương khác, cần có sựhọc hỏi có chọn lọc và không ngừng giao lưu trao đổi dé tin cường phát triển tối ưumọi tiêm năng.
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 26Chuyên đề thực tập 19 GVHD: TS.Bùi Thi Hoàng Lan
CHƯƠNG 2: PHAN TÍCH CAC HOAT ĐỘNG TIỂU THU
CONG NGHIEP CUA THANH PHO LAO CAI.
2.1 Giới thiệu chung về thành phố Lào Cai
LAO CAI MAP.
(Nguon:https://www.google.com/maps)Hinh 1: Ban dé dia ly tinh Lao Cai
* Vi tri dia ly
Thành phố Lao Cai giáp các huyện Mường Khương, Bảo Thắng, Bat Xát, Sa
Pa cùng của tỉnh Lào Cai phía bắc, thành phố giáp huyện Hà Khẩu châu tự trị dantộc Hani va Yi Hồng Hà, tinh Vân Nam, Trung Quốc Từ thành phó lên thị tran dulịch Sa Pa theoQuốc lộ 4D chỉ chừng 40 km
Thành phố Lào Cai có 2 con sông chảy qua Sông Nậm Thi chạy quanh phíabắc tỉnh, đồng thời là ranh giới tự nhiên với Trung Quốc Nước sông quanh nămtrong xanh, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho nhà máy nước của thành phó.Sông Nậm Thi hợp lưu với sông Hồng ngay tại biên giới giữa thành phố Lào Cai vàTrung Quốc Sông Hồng sau khi được Nậm Thi hợp lưu thì chảy hắn vào lãnh thổViệt Nam, mang lại nguồn phù sa màu mỡ cho đồng bằng sông Hồng Thành phốLào Cai nằm hai bên bờ sông Hồng Các cây cầu Cốc Léu, Phố Mới bắc qua sôngnối hai phần của thành phố
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 27Chuyên đề thực tập 20 GVHD: TS.Bui Thị Hoàng Lan
* Điều kiện tự nhiên
Thành phố Lào Cai nằm trong khu vực thung lũng sông Hồng, được tạo bởihai dãy núi Con Voi và Hoàng Liên Sơn Địa hình có xu thế dốc dần từ Tây Bắc -Đông Nam và bị chia cắt nhỏ bởi các sông suối, khe tụ thuỷ, đồi núi Ranh giới
thành phô năm ở cả hai bên bờ sông Hồng, xung quanh có các dãy đôi núi bao bọc.
Điêu kiện khí hậu khá điêu hoà là yêu tô thuận lợi cho phát triên nên nông nghiệp đa dạng các cây trông vật nuôi như các cây ăn qủa nhiệt đới và á nhiệt đới như nhãn vải, xoài, chuôi, dứa, đào, mận, táo, lê ; các cây công nghiệp như
chè, mía và chăn nuôi nhiêu loại gia súc, gia câm và thuỷ sản.
* Kinh tê xã hội
- Phát triên kinh tê
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: giảm tỷ trọng ngành nông lâmnghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ Đến hết năm 2015,
tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 28,3% (năm 2010) xuống còn
15,7%; công nghiệp và xây dựng tăng từ 37,8% (năm 2010) lên 43,1%; dịch vụ tăng
từ 37,9% (năm 2010) lên 41,2%.
Diện mạo kinh tế xã hội từ thành thị đến nông thôn có những thay đổi rõ nét;đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn không ngừng được cải thiện Số hộnghèo hàng năm giảm nhanh, bình quân là 5,56%/năm Tính hết năm 2015, tỷ lệ hộnghèo toàn tỉnh còn 12,11%; có 21 xã đạt chuân nông thôn mới Kết cấu ha tangkinh tế xã hội đều có bước phát triển vượt bậc Công tác tô chức sắp xếp lại doanhnghiệp nhà nước được triển khai và hoàn thành theo đúng kế hoạch và đề án đãduyệt Các mặt văn hoá - xã hội, bản sắc dân tộc, y tẾ, giáo dục, an ninh quốcphòng, trật tự xã hội, tiếp tục được giữ vững
-Y tế và sức khỏe cộng đông
Trong giai đoạn từ 2010-2015, trên địa bàn toàn thành phố tình hình dịch bệnhđược kiểm soát, không có dịch lớn và vừa xây ra Giám sát chặt chẽ các loại dịchbệnh Triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế đảm bao kếhoạch đề ra
Đảm bảo công tác khám, cấp cứu và điều trị bệnh nhân ở tất cả các tuyến Chỉ
đạo, kiểm tra, không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thực hiện y đức
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 28Chuyên đề thực tập 21 GVHD: TS.Bui Thị Hoàng Lan
trong các cơ sở khám chữa bệnh Tiếp tục duy tri củng có, phát triển và hoàn thiệncác kỹ thuật cao; tăng cường phát triển, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến huyện gópphần giải quyết người bệnh tại và giảm tải cho tuyến tỉnh Công tác khám, chữa
bệnh cho người nghẻo, cận nghèo, đối tượng chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi được triển khai thực hiện tốt ở các tuyến Khánh thành và đưa vào hoạt động Bệnh viện
đa khoa tinh Lao Cai với quy mô 500 giường bệnh.
- Giáo duc
Công tác giáo dục của thành phố Lào Cai được phát triển mạnh mẽ Tỉnh chỉđạo các trường, cơ sở dạy nghề, đào tạo nghé cho lĩnh vực tiêu thủ công nghiệp mỗinăm từ 4000-5000 người, đảm bảo đến hết năm 2016 số lao động trong các cơ sởsarnn xuất đã qua đảo tạo đạt từ 60-80%; tạo việc làm ồn định cho 3500-4000 laođộng, đồng thời mỗi năm chuyền từ 500-1000 lao động từ sản xuất nông nghiệpsang làm nghề tiểu thủ công nghiệp
- Các hoạt động khoa học và công nghệ
Trong những năm qua thành phố Lào Cai đã phối hợp tốt trong công tác thanhtra, kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm hang hoá trong sản xuất,lưu thông nhằm hạn chế tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận về đolường góp phần bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng
2.2 Phân tích sự phát triển các hoạt động tiểu thủ công nghiệp trên địa bànthành phố Lào Cai
2.2.1 Phân tích tong quan sự phát triển các hoạt động tiểu thủ công nghiệp trêndia bàn thành phố Lào Cai
Sản xuất TTCN đang nắm giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xãhội Sản xuất TTCN đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và mở rộng thị trườngđầu ra cho sản xuất nông, lâm nghiệp; tạo ra khối lượn lớn hàng hoá phục vụ tiêudùng và xuất khâu; đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho lao động trong dân cư
Những năm qua, sản xuất TTCN của thành phố đã đi đúng hướng và có bướcphát triển khá: Đầu tư cho sản xuất TTCN bước đầu được chú trọng; Quy mô vàchất lượng hoạt động của các cơ sở sản xuất TTCN cũng được mở rộng và nângcao Sản phẩm của sản xuất TTCN từng bước được cải thiện và nâng cao Năm
2015, giá trị của sản xuất TTCN đạt 714 tỷ đồng, bằng 106,6% mục tiêu của Nghị
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 29Chuyên đề thực tập 22 GVHD: TS.Bui Thị Hoàng Lan
quyết của Đại hội Đảng bộ đã đề ra
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố
Lào Cai giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: %
Năm 2013 2014 2015Tốc độ tăng trưởng 3,4 4,5 4,7
(Nguon: Phòng Kinh tế Thành phố Lào Cai năm 2016)
Giai đoạn 2013-2015, sản xuất TTCN thành phố Lào Cai đã có bước phát triểnđáng ké, tốc độ tăng trưởng bình quân khá và đồng đều Dau tư cho sản xuất TTCNtăng, số lượng các cơ sở sản xuất tăng nhanh Quy mô và chất lượng hoạt động củacác cơ sở cũng được mở rộng và nâng cao.
Trong lĩnh vực sản xuất TTCN trên địa bàn thành phố Lào Cai có 1.202 cơ sởvới các lĩnh vực, ngành nghề: chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất cơ khí, chếbiến lâm sản, mộc dân dụng, thủ công mỹ nghệ và khai thác, sản xuất vật liệu xâydựng và các ngành, nghề khác Hiện, trên địa bàn đã hoàn thành quy hoạch và đầu
tư xây dựng được Khu Thương mại - công nghiệp Kim Thành, Khu Công nghiệp
Bắc Duyên Hải và Khu Công nghiệp Đông Phố Mới Ngoài ra, còn có 3 cụm tiểuthủ công nghiệp là Bắc Duyên Hải, Đông Phố Mới và cụm sản xuất công nghiệpSơn Mãn - Vạn Hòa Riêng Cụm tiêu thủ công nghiệp Bắc Duyên Hải, hiện đã thuhút được 103 cơ sở vào đầu tư hoạt động sản xuất với các ngành nghề như, cơ khí,mộc dân dụng, chế biến nông - lâm sản, sản xuất bia, chiết nạp ô-xI, sửa chữa ôtô với tỷ lệ lắp đầy diện tích đạt 100%
Năm 2015, sản xuất TTCN trên địa bàn thành phố tương đối ồn định và pháttriển, chất lượng sản phẩm của sản xuất TTCN đã từng bước được cải thiện, đápứng nhu cầu thị trường: năng suất lao động được nâng cao; góp phần chuyền dịch
cơ cấu kinh tế, lao động, việc làm của thành phố Theo Phu lục I: “Báo cáo tình
hình sản xuất Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai năm 2015” tonggiá trị sản xuất TTCN trên địa bàn thành phố năm 2015 ước đạt 714 tỷ đồng, đạt207,7 tỷ đồng , đạt 106,6 % kế hoạch năm, tăng 22,5 % so cùng kỳ Trên địa bànthành phố có 1.202 cơ sở sản xuất TTCN (85 Doanh nghiệp, 23 Hợp tác xã, 1094 hộ
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 30Chuyên đề thực tập 23 GVHD: TS.Bùi Thị Hoàng Lan
sản xuất cá thê), tăng 24 cơ sở so với năm 2014
Lao động trong lĩnh vực TTCN có 3.900 lao động tính đến năm 2015 Quy mô
và chất lượng nguồn lao động đang ngày càng được quan tâm đây mạnh Người lao
động đang dân được đào tạo và tiêp cận với những kiên thức chuyên sâu, thực tê và
hệ thống máy móc hiện đại nhằm định hướng và mở rộng tư duy tân tiễn Đội ngũ
quản lý cũng được tham gia các lớp dao tạo, buổi giao lu trao đổi dé nâng cao tư
duy, nhận thức góp phần tìm ra hướng đi đúng đắn cho doan nghiệp, cơ sở sản xuất
Bảng 2: Quy mô và chất lượng lao động của hộ và cơ sở sản xuất ngành
nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Thành phố Lào Cai năm 2015
Hộ
Cơ sở Hộ : Chi tiéu thuan
+ Tốt nghiệp cấp III trở lên 34.41 |24.71 15.94
Lao động Quy mô LDTV người | 6.85 0.45 4.23
thời vụ
Tỷ IELDTV so với LDTX % 25.85 13.55 228.02 (LĐTV)
Số tháng hoạt động trongThời gian tháng | 9.83 10.79 -
(Nguon: Phòng Kinh tế Thành phố Lào Cai năm 2015)
Trang 31Chuyên đề thực tập 24 GVHD: TS.Bui Thị Hoàng Lan
Quy mô và tỷ lệ lao động thời vụ so với lao động thường xuyên ở hộ gia đình cònthấp, chất lượng lao động nhìn chung đã được cải thiện và phát triển theo hướng ôn địnhhơn Trình độ văn hoá của lao động ngành nghề nông thôn đang ngày càng được nângcao dần Điều này được phản ánh ở tỷ lệ lao động ngành nghề tốt nghiệp cấp II trở lênchiếm trên 70% ở các hộ và các cơ sở chuyên Thời gian lao động trong năm của các hộ
và các cơ sở cũng cao hơn, đạt khoảng 10 tháng trong năm Đây là dấu hiệu đáng mừng,
có biểu hiện của sự phát triển sản xuất ngành nghề TTCN, từ đó nhà quản lý có thé yêntâm mạnh dạn đâu tư cho mở rộng phát triên ngành nghê và các cơ sở sản xuât.
Tăng cường hoạt động TTCN nông thôn phát triển đã làm cho kinh tế ngày càngphát triển và đời sống nhân dân được nâng cao Thu nhập của người lao động làm nghềthường cao và ôn định hơn so với thu nhập của người lao động làm nông nghiệp truyềnthống Mức lương bình quân của người lao động trong khoảng 3,5-6,5 triệu đồng/người/tháng; trong đó ngành Chế biến lâm sản và gia công, sửa chữa máy móc nông
cụ là hai ngành đem lại thu nhập cao nhất ch người lao động Nhờ vậy góp phần giảiquyết tình trạng nông nhàn, thất nghiệp ở các đô thị; cũng như giảm bớt gánh nặng
về van đề việc làm và an ninh đô thị cho cán bộ địa phương Qua đó đóng góp vàotong sản phẩm quốc dân Đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sông, trình độ dân tricho người dân, hướng tới một xã hội văn minh và tiến bộ hơn Qua đó thúc đấy phát
triên các lĩnh vực sản xuât, kinh doanh của công nghiệp, dịch vụ.
Bảng 3: Phân bố lực lượng lao động trong các thành phần kinh tế thành
phố Lào Cai giai đoạn 2013-2015
Nông lâm thủy sản 5.279 4.967 4.137
(Nguồn: Cục thống kê Thanh phố Lào Cai năm 2016)
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 32Chuyên đề thực tập 25 GVHD: TS.Bùi Thi Hoàng Lan
Giai đoạn 2013 — 2015 nông lâm thủy sản van là ngành chiếm số lượng lớn laođộng thành phố Lao Cai tuy nhiên đang có xu hướng giảm di qua các năm Lao động
có xu hướng tăng khá nhanh ở hai ngành tiểu thủ công nghiệp va dịch vụ Tiểu thủcông nghiệp đang đóng vai trò giải quyết phần lớn việc làm cho người dân tại thànhphố Lào Cai, giải quyết tình trạng thất nghiệp mùa vụ, nông nhàn Qua đó đem lạinguồn thu nhập cao và 6n định hơn, góp phan nâng cao mặt bang chung về mức sốngcho dân cư trên địa bàn Thành phố Lào Cai, thậm chí là từ những vùng khác trong địabản tỉnh di chuyên tới tìm việc làm Định hướng phát triển tiêu thủ công nghiệp thaycho sản xuất nông nghiệp làm cho cơ cấu kinh tế nông thôn chuyền dịch theo hướng
giảm ty trong gia tri nông nghiệp, tang ty trọng giá trị công nghiệp và dich vụ Cùng
với sự chuyền dịch cơ cấu kinh tế là sự phân công lao động theo hướng phù hợp với
cơ cau đó Lao động lĩnh vực nông nghiệp giảm dan, lao động lĩnh vực TTCN, côngnghiệp và dịch vụ tăng lên trong nội bộ nền kinh tế nông nghiệp nông thôn Địa bàn
nông thôn xuất hiện nhiều ngành nghề công nghiệp, dich vụ, phi nông nghiệp Hàng
hóa nông nghiệp gia tăng, dịch vụ, hạ tầng phát triển tạo điều kiện giao lưu kinh tếgiữa nông thôn và thành thị.
m gia công cơ khí và sửa chữa
máy nông
10%
0% + T T | M chế biến nông sản thực phẩm
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Biểu đồ 1: Tỉ lệ co sở sản xuất của các lĩnh vực trong Tiểu thủ công
nghiệp thành phố Lào Cai giai đoạn 2013 -2015
(Phân tích trên nguồn: Phòng Kinh tế Thanh phố Lào Cai)
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 33Chuyên đề thực tập 26 GVHD: TS.Bui Thị Hoàng Lan
Tính đến năm 2015 chế biến nông sản thực phẩm là ngành có số lượng các cơ sởsản xuất lớn nhất là 362 cơ sở chiếm 30,1% tổng số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệptrên địa bàn thành phố Lào Cai Tiếp đó là gia công cơ khí và sửa chữa máy nông cụvới 272 cơ sở chiếm 22,63%; may mặc, dệt thêu thé cam với 190 co sở chiếm 15,81%;sản xuất rượu bia, nước giải khát chiếm 11,23%; chế biến lâm sản với 131 cơ sở sảnxuất tương đương 10,9%; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có 37 cơ sở sản xuất tươngđương 3,01%; sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng với 34 cơ sở sản xuất chiếm 2,83%
và các ngành nghê khác với 3 cơ sở sản xuât chiêm 3,41%.
Dựa vào “Biểu đô 1: Tỉ lệ cơ sở sản xuất của các lĩnh vực trong Tiểu thủ côngnghiệp thành pho Lào Cai giai đoạn 2013 -2015 ”cho thay cơ cau các ngành trong sảnxuất tiêu thủ công nghiệp có xu hướng phát triển các ngành nghề có nguyên liệu đầuvào trực tiếp từ hoạt động sản xuất nông — lâm — thủy sản, tài nguyên sẵn có và nhữnglĩnh vực sử dụng tới lao động tay nghề và qua đảo tạo cũng như là các máy mócchuyên dụng hơn đồng thời đem lại nguồn lợi lớn hơn
Qua đó ta thấy trong giai đoạn 2013-2015 hoạt động tiêu thu công nghiệp đã cónhững bước phát trién khá ôn định với tốc độ tăng trưởng là 4,7% tính đến năm 2015.Giá trị sản xuất TTCN đạt mức khá và hiện vẫn đang có xu hướng gia tăng qua cácnăm, đóng góp phan lớn vào tổng san phâm quốc dân cho tỉnh Lào Cai; giá trị sản xuấttrung bình trong giai đoạn 2013-2015 thường vượt dự kiến mà Đảng bộ đề ra Thànhphố Lào Cai đã tiễn hành giải phóng mặt bằng và xây dựng 3 cụm tiểu thủ công nghiệpqua đó góp phần giải quyết việc làm cho 3900 lao động (tính đến năm 2015) và nângcao thu nhập, góp phần cải thiện mức sống cho người dân Các cơ sở sản xuất ngàycàng được đầu tư hệ thống máy móc dây chuyền, cùng với đó là sự đầu tư vào đào tạo
đội ngũ quản lý và người lao động; tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo ngày một gia
tăng Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyên biến đúng hướng: giảm tỷ trọng nông nghiệp;tăng ty trọng công nghiệp, dịch vụ.
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 34Chuyên đề thực tập 27 GVHD: TS.Bùi Thi Hoàng Lan
2.2.2 Phân tích sự phat triển hoạt động các ngành nghề tiểu thủ công nghiệptrên địa bàn thành phố Lào Cai giai đoạn 2013-2015
2.2.2.1 Gia công cơ khí, sửa chữa may nông cụ.
Bang 4: Tình hình hoạt động sản xuất gia công cơ khí, máy nông cu giai
(Nguôn: Phòng Kinh tế thành phố Lào Cai năm 2016)
- Số lượng các cơ sở: Năm 2013 số lượng các cơ sở là 191; trong đó có 12 cơ sởdoanh nghiệp, 4 cơ sở hợp tác xã và 175 cơ sở hộ cá thể Năm 2014 có tổng 262 cơ sởsản xuất TTCN trong đó cụ thé có 41 cơ sở hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp, 4
cở hợp tác xã và 217 cơ sở là hộ cá thể Đến năm 2015 thành phố Lào Cai có 272 cơ sở
; 48 cơ sở là doanh nghiệp, 7 cơ sở hợp tác xã và 217 hộ cá thé Qua đó ta thấy sốlượng các cơ sở gia công cơ khí, sửa chữa máy nông cụ đang có chiều hướng gia tăng
do nhu cầu càng lớn của thị trường Trong đó số lượng cơ sở sản xuất dưới hình thức
hộ cá thé chiếm chủ yếu dao động trong khoảng 81,3% - 91,6% trong giai đoạn
2013-2015 Còn hình thức hợp tác xã thì chiếm tỷ lệ nhỏ nhất do yêu cầu cao hơn
- Giá trị sản xuất TTCN: Theo giá thực tế năm 2013 là 100,395 tỷ đồng, đến năm
2014 là 140,210 tỷ đồng và năm 2015 đạt 177,5 tỷ đồng Qua đó ta thấy trong 3 nămGTSX đã có sự gia tăng đáng kê đạt tới 76,2 tỷ đồng Và cả 3 năm giá trị sản xuất cũngvượt dự kiến của thành phố Qua đó cho thay sự đầu tư và mở rộng phát trién TTCN
đã đem lại nguồn thu ngày càng tăng; đóng góp không hề nhỏ cho tông thu nhập quốcdân của tinh Lào Cai.
- Số lượng lao động tham gia trong giai đoạn 2013-2015 đã tăng từ 578 lên 1132
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 35Chuyên đề thực tập 28 GVHD: TS.Bùi Thi Hoàng Lan
người Mức tăng gan 2 lần chi trong 3 năm cho thấy TTCN nói chung và gia công cơkhí, sửa chữa máy móc nông cụ ngày càng thu hút nhân lực của thành phố Lào Cai Việcnày đã giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn người lao động còn đang tìm kiếm việc.Giải quyết tình trạng nông nhàn, thất nghiệp, cũng như giảm áp lực cho các cơ quanchính quyền trong van dé giải quyết việc làm, anh sinh xã hội, trật tự an ninh thành phó
- Thu nhập bình quân đầu người: Xu hướng đang ngày một gia tăng, mức thunhập từ 3,5 triệu đồng/người/tháng đã tăng lên 4,75 triệu/người/tháng Cho thấy mứcsống đang ngày một gia tăng của người dân nhờ nguồn thu từ gia công cơ khí sữa chữamáy móc nông cụ Nhờ đó góp phan nâng cao trình độ dan tri, văn hóa - xã hội; đồngthời thúc đây phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ trong địa bàn thành phó
Lào Cai xuất phát là một địa phương thuần nông, cho đến nay nông nghiệp vẫnchiếm vi trí ưu thé Các công cụ máy móc dang dần được áp dụng vào sản xuất chonên ngành gia công cơ khí, sửa chữa máy nông cụ đang ngày một phát triển và đanggiải quyết bộ phận đông lao động cho thành phố Lào Cai và địa bàn huyện, xã khác
2.2.2.2 Sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng
l Hợp tác xã
# Doanh nghiệp
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Biểu đồ 2: Số lượng cơ sở sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng thành phố
Lào Cai giai đoạn 2013-2015
(Nguồn: Phòng Kinh tế thành phố Lào Cai năm 2016)
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 36Chuyên đề thực tập 29 GVHD: TS.Bùi Thi Hoàng Lan
Qua “Biểu đổ 2” ta thay tổng số lượng các cơ sở sản xuất qua các năm giảm từ
55 cơ sở xuống còn 34 cơ sở Trong đó cụ thê, loại hình hộ cá thê chiếm tỷ phần lớnnhất nhưng cũng có sự biến động mạnh nhất; giảm từ 37 xuống còn 17 cơ sở; trong khidoanh nghiệp và hợp tác xã chỉ có sự giảm nhẹ Điều này một phần do sản xuất và khaithác vật liệu xây dựng một phần phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên như cát, sỏi, đất,đá Đây là những nguồn tài nguyên sẵn có tuy nhiên không phải là vô hạn; và khi tháckhông hợp lý có thể gây lên hệ lụy đến môi trường ví dụ như: lũ lụt, sạt lở đất, ô nhiễmmôi trường nước Do vậy khi số cơ sở tăng lên trong khi nguồn nguyên liệu thì cóhạn, một số cơ sở do không tìm được nguồn cung đầu vào những sản phầm ké trên dẫnđến không thê duy trì sản xuất Đồng thời ngành này cũng đòi hỏi hệ thống máy móclớn, day chuyền đồng bộ nên nếu không có sự đầu tư thì cũng khó có thé đạt hiệu quảsản xuất và duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh
GIA TRI SAN XUẤT THEO GIÁ THUC TE
(TY DONG)
120
100
80
60 E GIÁ TRI SAN XUẤT THEO GIA
THUC TE (TY DONG)
40
20
0 T T
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2915
Biểu đồ 3: Giá trị sản xuất theo giá thực tế của sản xuất, khai thác vật
liệu xây dựng trên địa bàn thành phố Lào Cai giai đoạn 2013 — 2015
(Nguon: Báo cáo tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp thành pho Lào Cai
năm 2016)
Giá trị sản xuất các mặt hàng: năm 2013 là 66,930 tỷ đồng trong đó 18,2 tỷ từ sảnxuất và khai thác cát; 9,3 ty từ sỏi; 12,1 tỷ từ đá nghiền các loại; 18,6 từ gạch khôngnung và 8,7 tỷ đồng từ gạch nung Đến năm 2015 tổng giá tri sản xuất các mặt hàng đã
SV: Phạm Thị Yến Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 55
Trang 37Chuyên đề thực tập 30 GVHD: TS.Bui Thị Hoàng Lan
đạt 98 tỷ đồng trong đó đóng góp của sản xuất và khai thác cát là 27 tỷ; đá nghiền cácloại à 16 tỷ; gạch không nung là 20 tỷ và gạch nung là 15 tỷ đồng Đây là một mứctăng khá nhanh trong đó đóng góp chủ yếu là từ hoạt động sản xuất khai thác cát Tuynhiên dé có thé phát triển bền vững thì đòi hỏi phải có sự khai thác hợp lý dé bảo vệmôi trường vì đây không phải là nguồn tài nguyên vô hạn
Số lượng lao động trong lĩnh vực sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng giảm từ
578 người xuống còn 525 từ năm 2013-2015 Bởi lẽ một phan do nhiều cơ sở đã dừnghoặc thu nhỏ quy mô sản xuất đồng thời số lượng lao động có xu hướng giảm tronggiai đoạn này cũng vì nhờ có sự đầu tư dây chuyền máy móc nên đã thay thế cho sứcngười; con người không còn trực tiếp tham gia vào mọi khâu trong qua trình khai thác
và sản xuất mà năm giữ vai trò điều hành và kiểm soát hệ thống máy móc vận hành.Sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng là ngành đòi hỏi hệ thống máy móc dây chuyềnlớn và đồng bộ, đồng thời nhưng ngườii lao động cần có sức bên, dẻo dai vì phải làm
việc ngoài trời va tinh chat công việc khá nặng nhọc.
Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2,5 triệu/ngườitháng lên 3,6triệu/người/tháng Đây là ngành sản xuất có mức thu nhập chưa thực sự cao so vớinhững ngành nghề lao động khác Lao động được sử dụng của ngành khai thác và sảnxuất vật liệu xây dựng thường là nam giới và có sức khỏe tốt bởi lẽ tính chất công việc
khá nặng nhọc.
2.2.2.3 Ché biến lâm sản
Bảng 5: Tình hình hoạt động sản xuất Chế biến lâm sản trên địa bàn
thành phố Lào Cai giai đoạn 2013 -2015
Số cơ sởGTSX theo giá F `
Năm Á /T, ah Doanh _ | SỐ lao động
thực thê (Tỷ đông) B Hop tác xã | Hộ cá thé