1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Chính trị học đại cương

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

I LỜI MỞ ĐẦU

Những năm 30 của thế kỉ XX là thời điểm quan trọng trong lịch sử thếgiới Tại thời điểm này, thế giới đang chứng kiến sự sự bùng nổ dâng cao củacác phong trào cách mạng Trong nền chính trị quốc tế, cuộc khủng hoảngkinh tế toàn cầu (1929-1933) bắt nguồn từ nước Mỹ rồi lan sang các nước tưbản đã khiến cho nhiều quốc gia phải đối mặt với nhiều thách thức và để lạicho thế giới nhiều hậu quả nặng nề: chủ nghĩa phát xít ở Đức, Ý và Nhật Bảntrỗi dậy, các nước thực dân cũ càng ra sức bốc lột thuộc địa Bên cạnh đó,phong trào yêu nước song song đó là chủ nghĩa yêu nước phát triển mạnh mẽtại các thuộc địa mà một trong những đại diện tiêu biểu là Việt Nam

Có thể khẳng định rằng, trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời,nền chính trị Việt Nam không có sự đoàn kết và ổn định chính trị Trongcảnh tối tăm của đất nước chìm dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dânPháp và chế độ phong kiến suy tàn, lạc hậu Hầu hết các phong trào đấutranh, giải phóng dân tộc ở Việt Nam đứng trước sự khủng hoảng, bế tắc cảvề lý luận, đường lối và phương pháp đấu tranh Bằng nhãn quan sáng suốt vàtinh tường, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã sớm nhậnthấy con đường cứu nước của những bậc tiền bối như cụ Phan Bội Châu,Phan Chu Trinh khó có thể giải phóng được dân tộc Trên cơ sở đó, Ngườiquyết tâm “Đi tìm hình của nước”- tìm một con đường mới Trong suốt quá

trình hoạt động cách mạng, Người thành côngđưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ vàtrở thành tấm gương về phẩm chất chính trị sángngời của một vị lãnh đạo trong bất kể thời đạinào

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “HồChí Minh vừa là một nhà đạo đức học vừa làbiểu tượng toàn vẹn của đạo đức cách mạng”

Trang 2

Chủ tịch Hồ Chí Minh là minh chứng tiêu biểu nhất cho phẩm chất chính trịcủa một chính trị gia: Lập trường vững vàng, kiên định; tài năng lãnh đạo,ứng phó trước hoàn cảnh; năng lực trí tuệ học rộng hiểu sâu và đạo đức chuẩnmực Chính vì những lẽ đó, em chọn phân tích về phẩm chất chính trị của chủtịch Hồ Chí Minh trong đề tài tiểu luận này.

II NỘI DUNG1 Giới thiệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày19/5/1890 tại làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện NamĐàn, tỉnh Nghệ An; mất ngày 02/9/1969 tại Hà Nội Hoàn cảnh giáo dục vàhoàn cảnh xã hội đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người Người sinh ra trong mộtgia đình nhà nho yêu nước gốc nông dân, có anh, chị tích cực tham gia cáchoạt động chống Pháp thuở đầu và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, cótruyền thống yêu nước chống ngoại xâm

Sống trong hoàn cảnh Tổ quốc chìm dưới ách đô hộ của thực dânPháp, người thanh niên yêu nước sáng dạ đã chứng kiến nỗi khổ cực củađồng bào và những nỗ lực đấu tranh chống bọn thực dân tàn bạo suốt thờiniên thiếu và thanh niên của mình, Nguyễn Tất Thành sớm nung nấu ý chíđuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đưa đồng bào đến với hòa bình,tự do, ấm no, hạnh phúc Người có những đóng góp to lớn cho cách mạngViệt Nam, bên cạnh đó Người được UNESCO vinh danh là “Danh nhânvăn hóa Thế giới thứ 21”

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam,lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, mộtchiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tếvà phong trào giải phóng dân tộc Bản lĩnh chính trị vững vàng của Ngườichính là tấm gương sáng để ta noi theo

Trang 3

2 Về phẩm chất chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh2.1 Về phẩm chất chính trị

Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật, theo Từ điển TiếngViệt (NXB Thanh Hóa, tr920,1998) Phẩm chất được hình thành và phát triểntrong quá trình sống, học tập, Phẩm chất còn là thước đo giá trị con người.Con người rèn luyện phẩm chất tốt sẽ không những nâng cao giá trị bản thânmà còn góp phần vào sự phát triển của xã hội nói riêng và toàn thế đất nướcnói chung

Chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, các quốc gia, các lực lượng xãhội trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước Chính trị là hiệntượng xã hội ra đời gắn liền với giai cấp và nhà nước Về ảnh hưởng, từ khixuất hiện thì chính trị luôn có tác động sâu sắc đến quá trình tồn tại và pháttriển của mỗi một dân tộc, quốc gia và toàn thể nhân loại Chính vì nhữngảnh hưởng to lớn đó, để xây dựng một quốc gia vững mạnh thì nền chính trịổn định là nhân tố hàng đầu V.I Lenin khẳng định rằng: “Trong lịch sử, chưahề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu nó không đào tạo rađược hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phongcó đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” Quan điểm đề cao vaitrò của thủ lĩnh chính trị xuất sắc trong xã hội, là điều không thể phủ nhậntrong bất kỳ thời đại nào

Việt Nam đã có một người thũ lĩnh chính trị như thế, chính là Chủ tịchHồ Chí Minh

2.2 Phẩm chất chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người học trò xuất sắc của Chủ tịch HồChí Minh nhận định: “Với Đại hội Tours, một người dân thuộc địa trở thànhmột trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp ở ngay chính quốc.Với việc tổ chức ra Hội Liên hiệp thuộc địa, một người dân mất nước không

Trang 4

chỉ lo giải phóng cho dân tộc mình mà còn lo đấu tranh vì sự nghiệp giảiphóng các dân tộc anh em… Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên viết “Bản ánchế độ thực dân”, và cũng chính là người đã cùng với dân tộc người thi hànhbản án” Hồ Chí Minh đúng thật là vị thủ lĩnh chính trị xuất sắc, là người dẫndắt cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi Để đạt được chiến thắng ấy, suốtquá trình lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Người mang trong mình phẩmchất chính trị tiêu biểu, rõ nét Điều đó được thể hiện qua các luận điểm sauđây:

Thứ nhất là nhãn quan chính trị: Người sớm giác ngộ lợi ích giai cấp,là

đại diện tiêu biểu cho lợi ích nhân dân, trung thành với mục tiêu và lý tưởng đã chọn, dũng cảm đứng lên vì quyền lợi chính đáng của giai cấp,mà bao trùm hết cả là toàn thể dân tộc

Karl Marx và P Engels đã khẳng định: Con người là sản phẩm của lịchsử Tuy là sản phẩm của hoàn cảnh và chịu sự tác động của hoàn cảnh nhưngcon người không thụ động vào nó Cần lưu ý rằng con người là sản phẩm củalịch sử và bản thân con người, nhưng con người, khác với các động vậtkhác, không thụ động để lịch sử làm mình thay đổi, mà con người còn làchủ thể của lịch sử.5 Trong những mức độ nhất định, con người có thể tácđộng lại hoàn cảnh để biến nó trở nên thuận lợi hơn, có ích cho sự pháttriển của mình và xã hội Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, các phong tràoliên tục phát triển rồi lại thất bại, Người đã có những suy nghĩ sâu sắc vềnguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX - đầuthế kỉ XX, để rồi năm 1911 quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước Suốt hơn30 năm bôn ba khắp thế giới, với hành trang là lòng yêu nước, cốt cách vănhóa, kinh nghiệm của dân tộc Việt Nam đi cùng với những năm tháng tìm tòikhông mệt mỏi về lý luận giải phóng dân tộc Người hoạt động sôi nổi trongphong trào công nhân quốc tế Cuối cùng, người thanh niên Nguyễn TấtThành đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, trở thành nhà hoạt động quốc tế xuất

Trang 5

sắc với cái tên Nguyễn Ái Quốc Đi nhiều nơi, làm nhiều việc, tiếp xúc nhiềuđối tượng đã giúp Bác phát triển nhãn quan chính trị vượt thời đại đồng thờixây dựng và tổng kết lý luận giải phóng dân tộc sao cho phủ hợp thực tiễn.

“Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộngsản đã đưa tôi theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba … Tôi kính yêu Lênin vìLênin là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình” Ngườichọn sống và lao động cùng những người công nhân, những người lao độngnghèo và tìm thấy ở đó những điểm tương đồng với hoàn cảnh của nhândân thuộc địa, ở đâu cũng có người bóc lột và người bị bóc lột

Năm 1919, Người gửi đến Hội nghị Hòa bình Versailles bản “Yêu sáchcủa nhân dân An Nam”, đòi các quyền cơ bản của dân tộc Tuy bản yêu sáchkhông được chấp nhận nhưng đã gây được tiếng vang lớn đồng thời vạch trầnbản chất, dã tâm của thực dân bấy giờ Sau khi đọc, nghiên cứu bản Luậncương “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đềthuộc địa” của V.I Lenin, Người đã tìm thấy ở đó con đường giải phóng dântộc - con đường cách mạng vô sản Xuất phát từ chiều sâu đặc điểm xã hộiViệt Nam là một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, Người tiếp thu có sáng tạochủ nghĩa Marx -Lenin về cách mạng vô sản, từ đó truyền bá chủ nghĩa vàoViệt Nam sao cho phù hợp, đưa phong trào công nhân chuyển từ tự phát lêntự giác, phong trào yêu nước chuyển dần sang lập trường vô sản Đó lànhững bước chuẩn bị tiền đề cơ bản về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sựra đời của một chính đảng vô sản

Vấn đề dân tộc, ở thời đại nào cũng được nhận thức và giải quyết trênlập trường và theo quan điểm của một giai cấp nhất định Nhìn nhận vấn đềdân tộc và giai cấp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, để giải quyết mối quanhệ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt lợi ích dân tộc là trên hết, là nguyêntắc tối cao trong quá trình lãnh đạo cách mạng Chủ trương thành lập ĐảngCộng sản Việt Nam - đảng riêng của nhân dân Việt Nam là tư duy độc lập,

Trang 6

sáng tạo của Người khi đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu, dù gặp những trởngại từ Quốc tế Cộng sản nhưng Người vẫn kiên định, vững vàng với mụctiêu Điều này có thể thấy rõ trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịchHồ Chí Minh: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổquốc, và hạnh phúc của quốc dân Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non,hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó Đếnlúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánhviệc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng - cũng vì mục đíchđó Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làmcho ích quốc lợi dân”.

Bên cạnh đó, Người còn đề cao đại đoàn kết, chủ trương tập hợp cáclực lượng yêu nước, không phân biệt giai cấp, từ vô sản đến tư sản dân tộc.Có thể nói, đại đoàn kết là tư tưởng nhất quán, xuyên suốt tiến trình cáchmạng Việt Nam

Thứ hai là sự nhạy bén trước thời cuộc, khả năng tổ chức, đề ra

mục tiêu nhiệm vụ đấu tranh phù hợp với hoàn cảnh

Triết gia Hy Lạp cổ đại Heraclitus nhận định: “Không ai tắm hai lầntrên cùng một dòng sông” Hàm ý rằng vạn vật trên thế giới luôn luôn vậnđộng và thay đổi Hoàn cảnh cũng vậy, khi cuộc kháng chiến của nhân dân tađứng trước những biến động không ngừng của thế giới, trên toàn ĐôngDương Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn chủ động trước tình thế.Quan điểm được thể hiện qua các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ươngĐảng xuyên suốt từ năm 1930 đến trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.Qua các đại hội, hội nghị ta có thể thấy nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trướcmắt thay đổi nhưng vẫn giữ vững mục tiêu chiến lược:

- Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 7/1936 khắc phụcnhững hạn chế của Luận cương khi đề ra nhiệm vụ chiến lược đánh đổ Đế

Trang 7

quốc và Phong kiến, tức là đề cao giải phóng dân tộc trước giải phóng giaicấp

- Chiến tranh Thế giới II đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đếncác nước thuộc địa Cuối tháng 9- năm 1940, phát xít Nhật tràn vào lãnh thổViệt Nam, trước tình thế đó Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng ĐCS Đông Dươngđã kịp thời chuyển hướng đấu tranh, tích cực chuẩn bị về mọi mặt

- Sang năm 1945, tại mặt trận Châu Á- Thái Bình Dương, quân Nhậtthua lớn ở nhiều nơi Nhật đầu hàng quân Đồng minh, khi thời cơ đến, tanhanh chóng nắm bắt tiến hành tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8 thànhcông, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa Thời cơ ngàn năm có mộtcủa Cách mạng Tháng Tám chỉ tồn tại trong khoảng thời gian rắt ngắn bêncạnh đó là những nguy cơ khó lường, Đảng ta đã hết sức khôn khéo, linh hoạtđẩy lùi nguy cơ để chớp thời cơ thuận lợi

- Bên cạnh đó, trong cuộc chiến đấu chống chiến lược chiến tranhViệt Nam hóa chiến tranh, Đông Dương hóa chiến tranh (1969-1973) Chủtịch Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ tấm nhìn chiến lược của mình trước lúc ra đimãi mãi Người dự đoán vào năm 1968 khi 4 hoặc 5 năm nữa, Mỹ sẽ rảibom B52 trên Việt Nam Nhờ đó mà dân quân ta đã có những sự chuẩn bịtrước để đối phó với loại bom có sức tàn phá khủng khiếp này Trải qua ngàyđêm chiến đấu, chiến thắng Điện Biên Phủ trên không năm 1972 đã buộc Mỹphải dừng các hoạt động chống phá miền Bắc và đặt bút kí Hiệp định Paris,lặp lại hòa bình trên toàn Việt Nam Sự kiện là mốc son chói lọi trong cuộckháng chiến, giải phóng dân tộc

Thứ ba là biết vận dụng người tài, thúc đẩy sự sáng suốt, tài năng của người khác

Tri năng bất cử tắc vi năng – Biết có tài mà không dùng sẽ mấtngười tài; Tri ác bất truất tắc vi họa – Biết người ác mà không loại bỏ sẽgặp họa Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi nhân tố con người là vấn

Trang 8

đề có tính chất phương pháp luận quan trọng nhất và nhân tài có vai trò tolớn, là một động lực để phát triển đất nước, phải được phát hiện, phát huy,trọng dụng vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc Trước lúc đi xa, Người vẫnnhắc nhở về bồi dưỡng và phát triển thế hệ cho đời sau.

Người lãnh đạo giỏi cần biết quy tụ người tài Chủ tịch Hồ Chí Minh làmột người như thế, bởi có lẽ người hiểu rất sâu vai trò của nhân tài đối vớicách mạng, họ có ý nghĩa quan trọng gắn liền với sự nghiệp kháng chiến &kiến quốc Nhiều người trí thức, học vấn cao sâu, tài đức ở trong nước và hảingoại đã không ngần ngại đi theo Đảng, theo Người Họ trở về Tổ quốc đónggóp không chỉ trí tuệ mà còn là tài sản cá nhân trong hai cuộc kháng chiếnchống Pháp và chống Mỹ

Nhờ biết phát hiện, trọng dụng những người có tài năng, đức độ, Chủtịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã tập hợp được đội ngũ cán bộ tài giỏi thamgia vào nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng và kháng chiếnkiến quốc, vượt qua tình thế ngàn cân treo sợi tóc sau Cách mạng tháng 8 Đólà minh chứng rõ ràng cho nghệ thuật dụng nhân tài của Chủ tịch Hồ ChíMinh Trong số những nhân tài mà Người trọng dụng, không thể không kểđến Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Giáo sư Trần Đại Nghĩa:

Về Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013): Ông là vị Đại tướngđầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam trong lịch sử Từ một thầy giáo dạylịch sử trở thành Đại tướng, Tổng tư lệnh, Võ Nguyên Giáp được chính lịchsử và Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn “Văn lo vận nước văn thành võ; Võthấu lòng dân võ hóa văn” Bằng quan sát và thời gian làm việc chung, Người

sớm đã thấy Võ Nguyên Giáp là người có triển vọng trong lĩnh vực quân sự.Dù không phải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giápđược phong quân hàm Đại tướng Hồ Chí Minh đã từng trả lời phỏng vấnrằng: "Đánh thắng đại tá phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng phong thiếu

Trang 9

tướng, thắng trung tướng phong trung tướng, thắng đại tướng phong đạitướng" về tiêu chí phong tướng.

Về tư tưởng quân sự, Võ Nguyên Giáp chú trọng lấy ít địch nhiều, lấyyếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại Tư tưởng ấy kế thừa quan điểm quânsự Hồ Chí Minh, có tên gọi là Chiến tranh nhân dân được đúc kết từ nghệthuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới và kinh nghiệm tronghai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ Năm 1954 là mốc thời gian quantrọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, Võ Nguyên Giápđược tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi vẻ vang, được gọi là chiến thắng lừnglẫy năm châu, chấn động địa cầu Sau thắng lợi này, Chính phủ Pháp phải đặtbút ký Hiệp định Gèneve về Đông Dương Buộc một dấu chấm hết cho sựxâm lược của thực dân Pháp tại Việt Nam, nhân dân ta bước vào thời kỳ xâydựng lại đất nước

Về Giáo sư, viện sĩ, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa 1997): Ông là một người tài đức vẹn toàn Ông là người có công lớn trong

(1913-việc gầy dựng nền quân giới, chế tạo vũ khí, góp phần đặc biệt quan trọngvào thành công của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ Têntuổi Trần Đại Nghĩa gắn liền với những loại vũ khí nổi tiếng trong lịch sửkháng chiến như Bazoka, súng SKZ, các loại bom bay có sức công phá lớnvà mạnh mẽ Vào năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang gặp gỡ Chính phủPháp và chỉ đạo Đoàn đàm phán tại Fontainebleau Song song đó tích cựctiến hành hoạt động ngoại giao nhằm nêu cao thiện chí hòa bình của nhân dânta, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế đối với cuộc kháng chiến Tạichuyến thăm lịch sử đó, Người đã đưa một số trí thức yêu nước về Tổ quốcđể phục vụ cuộc kháng chiến trong đó có người Kỹ sư Phạm Quang Lễ-sau này Người đặt cái tên là Trần Đại Nghĩa, tức là vì nghĩa lớn Nghetheo tiếng gọi của Tổ quốc, của Bác, Phạm Quang Lễ và các trí thức yêu

Trang 10

nước đã sẵn sàng từ bỏ cuộc sống ổn định tại nước ngoài để về với cáchmạng, với nhân dân.

Thứ tư là khả năng đối ngoại, đàm phán, có sách lược mềm dẻo nhún nhường vì lợi ích quốc gia

Phong cách ứng xử tài tình, linh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh tronghoạt động đối ngoại đã góp phần lớn vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam.Cuộc phỏng vấn giữa phóng viên tờ báo L’Humanité và Bác vào ngày5/6/1964 là minh chứng rõ ràng cho tài năng ngoại giao của Người Quacuộc phỏng vấn, Người đã thể hiện những gì tiêu biểu nhất về cốt cách, ý chídân tộc, Người khéo léo, có phần dí dỏm trả lời những câu hỏi có hàm ý gàibẫy mà phóng viên đưa ra, bên cạnh đó khẳng định cuộc kháng chiến củanhân dân ta là chính nghĩa: nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam làmột Mỹ vô cớ đem quân vào xâm lược, chủ động phát động cuộc chiến tranhxâm lược thì Việt Nam phải đánh trả Đó là sự tự vệ, bảo vệ đất nước, là chânlý không thể phủ nhận

Trong chính sách đối ngoại và lĩnh vực ngoại giao, Chủ tịch Hồ ChíMinh luôn luôn xác định mục tiêu quan trọng nhất là bảo vệ và giữ vững độclập, chủ quyền của nước ta Kiên định về nguyên tắc, cơ động, linh hoạt vềsách lược “Dĩ bất biến ứng vạn biến” là phương châm hàng đầu củaNgười Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) là nước cờngoại giao xuất sắc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh Mặc dù tính chất sơbộ, tạm thời trong mối quan hệ giữa hai nước của trong cả hai hiệp định làđiều không thể phủ nhận nhưng đã thể hiện một sự nhất quán của Việt Nam,không khuyến khích chiến tranh, bảo vệ nền hòa bình trong độc lập, tự dothật sự Cả hai văn kiện đều có ý nghĩa lớn đối với nước Việt Nam Dân chủCộng hòa lúc bấy giờ Nó đã tạo nền tảng vững chắc để bảo vệ nền độc lậpdân tộc, giữ vững chính quyền mà ta mới giành được, trong giai đoạn đầu củachế độ trước tình thế thù trong giặc ngoài, văn hóa và xã hội bất ổn định Với

Ngày đăng: 31/08/2024, 09:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w