1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cao học môn chính trị học - Tư tưởng chính trị Hy Lạp La Mã cổ đại điều kiện ra đời và đặc điểm của những tư tưởng đó

26 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 693,08 KB

Nội dung

MỤC LỤC: A - Mở đầu…………………………………………………………… 1 I/ Lí do chọn đề tài .1 II/ Lịch sử nghiên cứu 1 III/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 IV/ Phương pháp nghiên cứu 2 B - Nội dung…………………………………………………………….3 I/ Điều kiện kinh tế xã hội để ra đời các tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại .3 1.Tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại 3 2.Điều kiện kinh tế xã hội ra đời các tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại 3 II/ Đặc điểm của tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại 12 1.Đặc điểm của tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại 12 2.Một số chính trị gia tiêu biểu của tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại 16 III/ Giá trị của tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại 21 C - Kết luận 22 Tài liệu tham khảo 23 A – MỞ ĐẦU I/ Lý do chọn đề tài Nền văn minh Hy Lạp-La Mã cổ đại đã tạo tiền để hình thành và phát triển khá sớm những tư tưởng chính trị của nhân loại Những vấn đề căn bản của chính trị, tư duy chính trị đã được đặt ra và luận giải trên những nét chính yếu ngay ở thời kỳ này Những mâu thuẫn trong xã hội, đặc biệt là mâu thuẫn giữa các tập đoàn trong giai cấp chủ nô nhằm tranh giành quyền lực và mâu thuẫn giữa chủ nô với nô lệ và tầng lớp thị dân tự do ngày càng gay gắt dẫn đến hình thành các phe phái chính trị và xuất hiện những chính trị gia xuất sắc Nhờ vậy, tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại đã hình thành rất sớm ở phương Tây, là nền tảng cho rất nhiều trường phái và xu hướng trong lịch sử tư tưởng chính trị của nhân loại cho đến ngày nay Nhiều tác phẩm chính trị học của các nhà tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại đã trở thành những tác phẩm kinh điển, cho đến ngày nay các nhà tư tưởng vẫn luôn tìm hiểu và áp dụng Những di sản tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại đã đạt đến độ phát triển phong phú và sâu sắc Nghiên cứu về tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại để chúng ta hiểu rõ về sự vận động phát triển của chính trị, trong đó phải kể đến nền chính trị hiện đại Đối với tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại thì hệ tư tưởng chính trị này vẫn còn nhiều bí ẩn và là một kho tàng đồ sộ về tổ chức và sự vận hành của hệ thống chính trị, những lí giải về thủ lĩnh chính trị đáng để cho các nhà chính trị gia, cũng như những người say mê với lĩnh vực chính trị như chúng ta đi vào tìm tòi và phân tích Với những lí do trên, em đã chọn đề tài: “Tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại: điều kiện ra đời và đặc điểm của những tư tưởng đó” để nghiên cứu và phân tích trong bài tiểu luận này II/ Lịch sử nghiên cứu 1 Tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại là một hệ tư tưởng đã hình thành và phát triển từ lâu đời Vì vậy, đây là một trong những đề tài được các nhà chính trị gia, triết học, tư tưởng,… nghiên cứu tương đối nhiều Có rất nhiều đề tài, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, bài báo hay các sách chuyên về chính trị đề cập đến vấn đề này bằng nhiều hình thức và khía cạnh khác nhau Có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu có liên quan như: Nguyễn Anh Tùng (2015) “Tư tưởng chính trị của Arixtot trong tác phẩm chính trị luận” - Luận văn thạc sĩ Aristotle (2013) “Chính trị luận” Nxb Thế giới, Hà Nội Nguyễn Thị Thanh Huyền (2017) “Tư tưởng triết học chính trị Hy Lạp cổ đại” Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội III/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng đề tài hướng đến để nghiên cứu là điều kiện kinh tế xã hội để ra đời tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại và đặc điểm của tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại 2.Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về không gian: Hy Lạp - La Mã Phạm vi về thời gian: Thời cổ đại IV/ Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản của phép biện chứng duy vật Phương pháp logic - lịch sử, tổng hợp, phân tích, để có thể tìm hiểu một cách cụ thể về tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại 2 B - NỘI DUNG I/ Điều kiện kinh tế xã hội để ra đời tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại 1 Tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại Các quan điểm, tư tưởng, học thuyết chính trị với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, trước hết nó là sự phản ánh hiện thực lịch sử xã hội với những đặc điểm và tính quy định của nó Mặc dù, không ít những học thuyết mà nội dung của nó hàm chứa những khái quát vượt ra khỏi thời gian và không gian của hiện thực lịch sử trực tiếp nó phản ánh những quy luật phát triển cuả loài người Trong lịch sử tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại có không ít những tư tưởng, học thuyết như vậy Các học thuyết này là kết quả của sự đúc kết, sự khái quát từ chính hiện thực lịch sự phát triển đương thời 2 Điều kiện kinh tế xã hội ra đời tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại 2.1 Điều kiện địa lý tự nhiên và dân cư Điều kiện địa lý tự nhiên và dân cư của Hy Lạp: Hy Lạp cổ đại là một quốc gia ở khu vực Địa Trung Hải, có vị trí địa lý rất quan trọng trong việc giao thương giữa phương Đông và phương Tây Lãnh thổ Hy Lạp cổ đại bao gồm ba phần: phần Hy Lạp lục địa, Hy Lạp quần đảo và Hy Lạp Tiểu Á Hy Lạp lục địa tương ứng với lãnh thổ Hy Lạp ngày nay, là vùng đất ở nam bán đảo Bancăng, giống như một cái đinh ba từ đất liền chĩa ra Địa Trung Hải Đây là vùng đất giữ vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử Hy Lạp Toàn bộ vùng lục địa Hy Lạp được chia làm ba miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam 3 Cư dân bản địa Hy Lạp cổ đại đã là một khối thống nhất, có cùng chung một nền văn hóa, sử dụng chung một loại ngôn ngữ Ngay cả khi các tộc người từ phía bắc di cư đến vùng lãnh thổ Hy Lạp, chính họ cũng đã đồng hóa với khối cư dân bản địa trước đó Cho đến khoảng nửa cuối của thiên niên kỷ II tr CN, người ta khó có thể phân biệt được cư dân bản địa với cư dân di cư Họ đều coi mình là con cháu của thần Hêlen và tự gọi mình là Hellad (theo phiên âm tiếng Trung Quốc là Hy Lạp) Hy Lạp cổ đại là một quốc gia đa dân tộc, nhưng ngay từ buổi đầu, giữa các vùng cư dân và các tộc người có cuộc sống khá bình đẳng cả về chính trị và khinh tế Và có lẽ, đó chính là một trong những tiền đề cho việc hình thành một thiết chế nhà nước dân chủ của người Hy Lạp cổ đại sau này Điều kiện địa lý tự nhiên và dân cư của La Mã: Bán đảo Ý là nơi quần cư khá sớm của người Châu Âu Trước thiên niên kỷ II TCN, người Ligures đã sinh sống ở đây Đến đầu thiên niên kỷ II TCN, nhiều bộ lạc ở phía Bắc đã vượt dãy Alpes tràn xuống định cư ở các vùng Campanium, Latium, Britium… Cuối thiên niên kỷ II TCN, một đợt thiên di mới của người Châu Au từ phía bắc xuống tạo thành một cộng đồng người Châu Âu định cư tại đây và được gọi chung là người Italiotes Bộ phận Italiotes sống ở đồng bằng Latium được gọi là người Latin; sau đó, một nhánh của người Latin dựng nên thành La Mã trên bờ sông Tibres nên được gọi là người La Mã - Roma) - Tiếp sau đó, vào khoảng thế kỷ X TCN người Etrusque từ Tiểu Á cũng thiên di đến bán đảo Ý, sống chủ yếu ở vùng giữa sông Ácnơ và sống Tibres - Khoảng thế ky VIII TCN, người Hy Lạp cũng bắt đầu di cư đến Nam bán đảo Ý và đảo Scicile, thiết lập nên nhiều thành bang như Xiraquyadơ, Cuma, Tarentum,… 4 - Muộn hơn là sự thiên di của người Xentơ (Galia) ở phía Bắc dãy Alpes tràn xuống định cư ở vùng đồng bằng sông Pô và Bắc bán đảo Ý Cho đến khoảng thế kỷ II TCN, cư dân trên bán đảo Ý cơ bản được phân bố như sau: + Người Xentơ (Galia) ở miền Bắc, chủ yếu ở đồng bằng sông Pô + Người Etrusque ở vùng giữa sông Ácnơ và sông Tibres + Người Italiotes tập trung ở miền Trung và Nam bán đảo Ý + Người Hy Lạp ở các thành thị ven biển phía Nam bán đảo Ý và đảo Scicile Người Italiotes với nhánh người Latin đi xây dựng thành La Mã giữ vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử La Mã sau này 2.2 Điều kiện kinh tế 2.2.1 Nông nghiệp Nông nghiệp diễn ra trên hai lĩnh vực chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi *Trồng trọt: Sản phẩm chủ yếu trong trồng trọt của người Hy Lạp là nho và ô liu, cung cấp nguồn nguyên liệu cho các xưởng thủ công sản xuất rượu nho và ép dầu Việc trồng cây lương thực không phổ biến và năng suất cũng không cao, tạo ra giá thành cao hơn giá nhập sản phẩm cùng loại từ nước ngoài (trên thực tế, có những năm mất mùa, Hy Lạp phải nhập lúa mỳ của một số các quốc gia trong khu vực) Ở La Mã, do điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn nên việc phát triển trồng trọt mạnh hơn so với Hy Lạp Chính vì thế, sản phẩm trồng trọt của La Mã cũng đa dạng hơn, gồm các loại cây ăn trái, lương thực, cây công nghiệp dài ngày… Ở thời kỳ đầu, kinh tế nông nghiệp đã giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của ngành chăn nuôi 5 *Chăn nuôi: Trong nông nhiệp, trồng trọt và chăn nuôi ở Hy Lạp - La Mã cổ đại đã có sự phân chia khá rõ rệt Chăn nuôi được tiến hành theo phương thức bầy đàn không chuồng trại (khác với các quốc gia phương Đông cổ đại), do địa hình có nhiều đồng cỏ rộng lớn, nhiều thung lũng an toàn, nguồn thức ăn phong phú và môi trường khí hậu tốt Các sản phẩm chăn nuôi khá đa dạng và phát triển, tạo ra một số sản phẩm thừa và được sử dụng như một phương tiện trung gian để trao đổi hàng hóa, chứ không chỉ đơn thuần phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày (một nữ nô được định giá trị bằng bốn con bò) Các con vật nuôi chủ yếu là cừu, dê, bò, ngựa, sơn dương… Mọi sản phẩm nông nghiệp đều có thể trở thành hàng hóa đem ra thị trường trao đổi 2.2.2.Thủ công nghiêp Với nguồn tài nguyên rừng, khoáng sản phong phú, ngành chăn nuôi phát triển, thủ công nghiệp là xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế Hy Lạp- La Mã cổ đại Các xưởng thủ công ra đời sớm để chế biến các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt là sự xuất hiện ngành khai khoáng (ở Hy Lạp cổ đại đã xuất hiện những hầm mỏ khai khoáng đầu tiên trong lịch sử loài người) Sự phát triển của ngành khai khoáng đã thúc đẩy các ngành nghề thủ công nghiệp ra đời ngày càng nhiều như: nghề luyện kim, chế tạo vũ khí, đóng tàu, đồ trang sức, đồ da, xương, đồ gỗ, đá, nhạc cụ, may mặc, dệt vải… Các sản phẩm thủ công vì thế cũng phong phú và ngày càng tinh xảo hơn Quy mô sản xuất cũng lớn dần lên Quá trình phân công lao động và chuyên môn hóa cũng đã diễn ra (trong các xưởng may, luyện kim…) Với loại đất sét đặc biệt có ở một số vùng của Hy Lạp, nghề gốm đã xuất hiện rất sớm với 6 độ tinh xảo cao và với tài nguyên rừng phong phú, các xưởng sản xuất gỗ cũng phát triển Lực lượng sản xuất chính trong nông nghiệp và các xưởng thủ công là nô lệ - lực lượng lao động chủ yếu của cả xã hội - chỉ có một số ít thợ thủ công là dân tự do (đa số là thợ giỏi, lành nghề sản xuất những mặt hàng tinh xảo) Mọi sản phẩm thủ công nghiệp cũng trở thành hàng hóa đem ra trao đổi trên thị trường 2.2.3 Thương nghiệp Sự phát triển của nông nghiệp, nhất là thủ công nghiệp đã thúc đẩy kinh tế thương nghiệp và mậu dịch hàng hải phát triển mạnh mẽ Nằm ở một vị trí địa lý thuận lợi (tiếp giáp với ba châu lụch Á, Phi, Au ngày nay), bờ biển dài và khí hậu ôn hòa, thương mại mậu dịch của Hy Lạp- La Mã cổ đại đã sớm mang tính quốc tế Các hải cảng xuất hiện sớm cùng với sự ra đời của các đội tàu buôn, dần dần hình thành nên các thương hội Giữa các thương hội đã có sự phân chia thị trường và mặt hàng buôn bán khá chặt chẽ Từ các hải cảng, người Hy Lạp - La Mã cổ đại xuất khẩu sang các quốc gia lân bang những sản phẩm nổi tiếng như rượu nho, dầu ôliu, đồ gốm màu, cẩm thạch, thiếc, chì, vải… (cấm xuất khẩu lương thực), và nhập khẩu về lương thực, cá, da súc vật, giấy, thủy tinh… và đặc biệt là nô lệ Kinh tế thương nghiệp và mậu dịch hàng hải phát triển dẫn đến sự ra đời của tiền tệ từ rất sớm Hệ thống ngân hàng cũng đã xuất hiện dưới dạng những cửa hiệu đổi tiền và cho vay lãi Hệ thống tiền tệ ở Athens và Roma có giá trị sử dụng không những ở trong nước mà còn ở các thị trường khác (nhiều lái buôn nước ngoài sau khi bán hàng ở Athens, họ chỉ chấp nhận đem tiền Athens về nước) 7 Như vậy, có thể nói nền kinh tế hàng hóa tiền tệ (cổ điển) đã xuất hiện từ rất sớm trong nền kinh tế của người Hy Lạp - La Mã cổ đại và được xem như tiền đề tạo nên những đặc trưng của chế độ chiếm hữu nô lệ điển hình của hai quốc gia này Sự phát triển mạnh mẽ của thủ công nghiệp, nhất là thương nghiệp mậu dịch với các quốc gia khác tạo cho cư dân Hy Lạp - La Mã cổ đại có điều kiện tiếp xúc và tiếp thu những thành tựu của nhiều nền văn minh khác nhau Thủ công nghiệp và thương mại chính là hai yếu tố chủ yếu thúc đẩy nền kinh tế Hy Lạp - La Mã cổ đại phát triển một cách mạnh mẽ Nền kinh tế phát triển, cùng với sự giao lưu và tiếp thu các thành tựu từ các nền văn minh khác nhau là một trong những tiền đề để người Hy Lạp - La Mã cổ đại sáng tạo nên một nền văn minh rực rỡ trong lịch sử nhân loại 2.3 Tổ chức nhà nước: * Hy Lạp: Những yếu tố về điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế dẫn đến sự hình thành nhà nước ở Hy Lạp cổ đại có những sắc thái rất riêng biệt Nhà nước Hy Lạp cổ đại xuất hiện trên cơ sở tan rã của chế độ thị tộc và hầu như không có sự can thiệp của bạo lực của bên ngoài Chế độ tư hữu được hình thành và phát triển dẫn đến sự phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc làm cho xã hội thị tộc dần dần tan vỡ từng bước một Nhà nước Hy Lạp cổ đại xuất hiện dưới dạnh những quốc gia thành bang (polis) Các quốc gia thành bang hình thành là do điều kiện tự nhiên và xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế công thương nghiệp, mậu dịch hàng hải của chính Hy Lạp Hạt nhân cơ bản của mỗi thành bang là một thành thị, vừa là trung tâm chính trị, vừa là trung tâm kinh tế công thương nghiệp và một vài vùng phụ cận Diện tích của một bang không lớn (không quá 8000km2) với khoảng từ 30 đến 40 vạn dân Mỗi thành bang đều có đặc trưng của một nhà 8 mới hoàn chỉnh Năm 510 TCN, sau khi người Roma lật đổ Rex Tarquin kiêu ngạo, La Mã bước vào thời kỳ Cộng hòa Ở thời kỳ này, nhà nước La Mã vẫn tồn tại Đại hội nhân dân, Viện nguyên lão, nhưng đứng đầu nhà nước là 2 Quan chấp chính, thay cho Rex trước đó Ngoài ra, Đại hội nhân dân và tầng lớp bình dân Pơlép còn bầu ra Viện giám sát (Viện quan bảo dân) để bảo vệ quyền lợi cho mình (lúc đầu gồm 2 người, sau tăng lên 7 người và cuối cùng là 10 ngươi) Viện này có quyền phủ quyết những quyết nghị của quan lại quý tộc cao cấp, nếu những quyết nghị ấy xâm phạm tới quyền lợi củ bình dân; bắt giữ và lấy cung những nhân viên quan lại nhà nước khi cần thiết * Thời quân chủ chuyên chế: 30 TCN – 476 SCN Từ cuối thế kỷ II TCN, nhất là từ giữa thế kỷ I TCN, do sự đấu tranh của quần chúng nhân dân trong nước, sự chống đối ngày càng mạnh của các tỉnh, nhà nước La Mã ngày càng có xu hướng tăng cường chuyên chính Thêm vào đó là những mâu thuẫn giữa Đại hội nhân dân và Viện nguyên lão, đã làm cho thiết chế nhà nước chuyển dần từ kiểu cộng hòa quý tộc sang kiểu quân chủ chuyên chế Người đứng đầu nhà nước La Mã lúc này là hoàng đế và các quan lại trong bộ máy chính quyền trung ương Dưới chính quyền trung ương là các quan lại địa phương Chính quyền trung ương đã thiết lập được sự kiểm soát đối với địa phương một cách chặt chẽ hơn; quân đội được tăng cường đáng kể, trở thành công cụ đắc lực bảo vệ quyền lợi cho giai cấp chủ nô thống trị Như vậy, có thể nói, thiết chế nhà nước ở Hy – La thời cổ đại, dù biểu hiện dưới dạng dân chủ chủ nô, cộng hòa quý tộc hay quân chủ, người dân vẫn được hưởng những quyền lợi dân chủ hơn cư dân Phương Đông cùng 10 thời Đặc biệt, dười nhà nước cộng hòa dân chủ Athens, nền dân chủ đã đạt đến đỉnh cao nhất trong lịch sử cổ đại 2.4 Kết cấu giai cấp: Sự phát triển sớm nền kinh tế hàng hóa tiền tệ (cổ điển), thương mại mậu dịch đã làm cho quá trình tan rã của chế độ thị tộc diễn ra thêm nhanh chóng Chế độ tư hữu ngày càng lấn át quyền sở hữu công cộng của thị tộc Xã hội lúc này đã xuất hiện một số quý tộc thị tộc sở hữu nhiều tư liệu sản xuất, sống dựa vào sức lao động của dân nghèo, đó chính là tiền thân của tầng lớp quý tộc chủ nô ruộng đất sau này Song song đó, sự phát triển của công thương nghiệp làm cho một số người (không phải là quý tộc thị tộc) giàu lên, và họ là tiền thân của tầng lớp quý tộc chủ nô công thương – tầng lớp có thế lực nhất cả về kinh tế lẫn chính trị trong giới quý tộc chủ nô Tầng lớp quý tộc chủ nô hình thành đã hoàn toàn thoát ly khỏi lao động chân tay Chính vì thế, họ có điều kiện chuyên tâm hơn trong lĩnh vực hoạt động trí óc, và chính họ là lực lương chủ yếu sáng tạo ra những thành tựu rực rỡ của nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại Tầng lớp thứ hai là tầng lớp công dân Họ là những công dân tự do thuộc thành viên của các bộ lạc liên minh Trước khi xuất hiện nô lệ, chính họ là lực lượng sản xuất chính của xã hội Tầng lớp công dân thực chất là tầng lớp trung gian, nhưng họ được nhà nước và pháp luật bảo vệ Tầng lớp này chiếm không nhiều trong xã hội, họ không bóc lột và cũng không bị bóc lột Giữa tầng lớp công dân và nô lệ là những người thuộc tầng lớp Đêmốt (Athens) và Pơlép (Roma) Thực chất, họ là những kiều dân nơi khác đến sinh sống ở Athens và Roma, làm các nghề buôn bán và sản xuất các mặt hàng thủ công nghiệp Họ không có quyền công dân nhưng cũng không phải là nô lệ Tầng lớp này đã tiến hành nhiều cuộc đấu tranh nhằm đòi quyền bình đẳng với công dân và đã đạt được một số thành quả nhất định 11 Tầng lớp xã hội thứ tư là những tầng lớp nô lệ Đây chính là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội Hy Lạp – La Mã cổ đại Họ chính là lực lượng lao động chính làm ra của cải vật chất cho xã hội, nhưng luật pháp Athens quy định dù họ là nô lệ tư nhân hay là nô lệ của nhà nước đều bị thừa nhận là tài sản riêng của chủ nô Luật pháp thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu này Thân phận của học không được thừa nhận, họ được xem như những công cụ biết nói, không có tài sản, không có gia đình, không có tên gọi Như vậy, ta có thể hình dung kết cấu giai cấp của xã hội Hy Lạp – La Mã cổ đại, giống như một hình tháp có 4 tầng Dưới cùng là tầng lớp nô lệ, đông đảo nhưng thấp hèn nhất trong xã hội, kế đến là tầng lớp công dân tự do, bên trên là tầng lớp quý tộc, và trên cùng là vua Các tầng lớp này luôn tồn tại những mâu thuẫn, đặc biệt là mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô là hết sức sâu sắc, tầng lớp nô lệ bị chủ nô bóc lột hết sức tàn nhẫn đã dẫn đến những cuộc vùng lên của giai cấp nô lệ Ở đây, sự bóc lột nô lệ trở thành quan hệ bóc lột chủ đạo Chế độ chiếm hữu nô lệ Hy Lạp– La Mã cổ đại được xem là hình mẫu điển hình trong lịch sử nhân loại II/ Đặc điểm của tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại 1 Đặc điểm của tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại Trong lịch sử Hy Lạp - La Mã cổ đại, đặc biệt trong thời kỳ thành bang tồn tại hàng trăm quốc gia với những đặc điểm lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội, dân cư khác nhau Sự khác biệt đó trong chừng mực nhất định phản ánh những tính chất phong phú của những khuynh hướng phát triển của các quốc gia - thành bang, của hiện thực chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại 1.1 Đặc điểm của tư tưởng chính trị Hy Lạp cổ đại Theo Ernest Barker, nguồn gốc của tư tưởng chính trị bắt đầu từ thời Hy Lạp cổ đại Nói cách khác, tư tưởng chính trị Hy Lạp được coi là một 12 trong những lâu đời nhất trên thế giới Nó có ảnh hưởng sâu sắc đến các thể chế chính trị không chỉ thời cổ đại mà cả thời hiện đại Lý do đơn giản cho điều này là lý trí, quan điểm thế tục và quản lý hiệu quả các quốc gia thành phố của người Hy Lạp Trên thực tế, các quốc gia thành phố này đóng vai trò là phòng thí nghiệm để thử nghiệm với các tổ chức khác nhau Tổ chức chính trị xã hội của các quốc gia thành phố Hy Lạp giống như một xã hội thịnh vượng chung, trong đó có rất nhiều chia sẻ lẫn nhau về cuộc sống và môi trường sống Tôn giáo không có tác động đến cuộc sống của người dân Toàn bộ cộng đồng Hy Lạp cho rằng nhà nước là một thể chế tự nhiên ra đời vì sự phát triển đạo đức và cá nhân của cá nhân Nhà nước được coi là một phương tiện để kết thúc Con người được coi là một công dân độc lập của xã hội tự quản và có sự bình đẳng hoàn hảo cũng như các cơ hội và quyền lợi Hơn nữa, một số quốc gia thành phố Hy Lạp đã thực hành các hình thức chính phủ khác nhau như quý tộc, quân chủ và dân chủ Người Hy Lạp tin tưởng vững chắc vào một xã hội đạo đức Theo quan điểm của họ, một nhà nước thành phố không chỉ là một cơ quan tự cung tự cấp, mà còn là một cơ quan tự quản Cuộc sống của một người đàn ông được kỳ vọng là có đạo đức vì nhà nước được coi là một tổ chức đạo đức Một số tính năng độc đáo của các quốc gia thành phố Hy Lạp cổ đại như sau: Nhà nước thành phố được quản lý trực tiếp do các lãnh thổ nhỏ của nó, Nhà nước thành phố là một nhà thờ cũng như một nhà nước, Nhà nước thành phố tự túc và tự trị, và công dân được hưởng tự do, và 13 Nhà nước thành phố là một cơ quan giáo dục, đạo đức và chính trị; có sự tham gia tích cực của người dân vào các hoạt động chính trị, và có sự hài hòa lớn hơn ở các quốc gia thành phố Người Hy Lạp đã rất coi trọng luật pháp nhờ khả năng suy nghĩ hợp lý của họ Khái niệm quyền công dân được tổ chức ngày nay không phải là sự tiếp nối từ người Hy Lạp Trên thực tế, có sự khác biệt rõ rệt giữa quan niệm về quyền công dân của người Hy Lạp và quan điểm hiện đại Quyền công dân không chỉ là thanh toán thuế, quyền thực hiện bỏ phiếu hoặc tuân theo pháp luật Đó là sự tham gia trực tiếp vào các vấn đề chính trị của nhà nước, vì người Hy Lạp không tin vào hệ thống đại diện Tuy nhiên, không phải tất cả các thành viên của xã hội đều được trao cơ hội tham gia vào các vấn đề chính trị của nhà nước Những người nô lệ, trẻ vị thành niên, người già và ở một số quốc gia thành phố, phụ nữ không được phép tham gia hoặc không có quyền công dân vì người ta tin rằng họ không thể thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước Ngay cả các lớp làm việc, cả có tay nghề và không có kỹ năng, đều bị từ chối quyền công dân vì họ thiếu sự nhàn hạ, và với điều này, lý luận và một tâm trí đầu cơ Hệ thống quản trị ở các quốc gia thành phố Hy Lạp cổ đại không thống nhất mặc dù có giới hạn lãnh thổ và dân số giống hệt nhau Ba hình thức quan trọng của chính phủ là trong thực tế ở các quốc gia thành phố khác nhau, viz., Chế độ quân chủ, quý tộc và dân chủ Người Hy Lạp có một niềm đam mê lớn về lý trí, đức tính và kiến thức Họ gắn liền với ý nghĩa quan trọng đối với các cuộc thảo luận để đạt được sự thật Toàn bộ cuộc điều tra chính trị được thực hiện thông qua các cuộc thảo luận và đối thoại 14 Về phương pháp luận, họ có thể được xem là những người tiên phong cho việc áp dụng các phương pháp tiếp cận quy nạp và suy diễn để phân tích các hiện tượng chính trị Không thể chối cãi rằng các nhà tư tưởng Hy Lạp đã để lại một dấu ấn không thể phai mờ về truyền thống trí tuệ của các nhà triết học chính trị kế tiếp của thời trung cổ, hiện đại và đương đại ở phương Tây 1.2 Đặc điểm của tư tưởng chính trị La Mã cổ đại Nhà nước La Mã cổ đại xuất hiện tương đối sớm và trải qua một thời kì phát triển lâu dài Lịch sử La Mã cổ đại gắn liền với các cuộc đấu tranh gay gắt giữa các tầng lớp xã hội khi quan hệ thi tộc bước vào giai đoạn tan rã hoàn toàn và sự hình thành vào quan hệ chiếm hữu nô lệ Tư tưởng chính trị pháp lí ở La Mã cổ đại được hình thành trong điều kiện phát triển tột đỉnh của phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ và sau đó là sự sụp đổ của nó Các mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô đạt đến độ sâu sắc và đồng thời diễn ra các cuộc đấu tranh gay gắt giữa các chủ đất lớn và chủ đất nhỏ, các tộc trưởng và thi dân về vấn đề ruộng đất và quyền lực chính trị K.Marx nhận xét rằng: “có thể hoàn toàn coi lịch sử bên trong của nước Cộng hòa La Mã là cuộc đấu tranh của tiểu điền chủ và đại điện chủ, đương nhiên là dưới dưới dạng thay đổi đặc biệt do chế độ nô lệ tạo nên”(1) Các mâu thuẫn xã hội sâu sắc càng trầm trọng thêm do có các cuộc đấu tranh trong nội bộ thượng tầng giai cấp thống trị, giữa quý tộc thị tộc và quý tộc công nghiệp thương mại Trong tư tưởng thống trị của La Mã cổ đại, các vấn đề về nhà nước; nguồn gốc;thiết chế và hình thức của nó; các vấn đề về nô lệ; địa vị pháp lí của các tầng lớp khác nhau của người tự do; việc bảo vệ sở hữu cá nhân có vị trí quan trọng Tư tưởng chính trị - pháp lí của La Mã cổ đại có nhiều nét với Hy Lạp cổ đại, song so với Hy Lạp, tư duy chính trị của La mã nghèo nàn hơn Theo một số tác giả thì sự tiếp nhận quan điểm của của Platong hay Aristote của người La Mã rất non yếu và hạn chế, và vì những nguyên do sau: 15 Thứ nhất, người La Mã vốn có tinh thần thực tiễn nên nền cộng hòa đã sản sinh ra những con người cầm quyền nhà nước, những cố vấn pháp lí, những nhà hùng biện, những quân lính trung thành với các công việc thực tế và các bài học của họ, lo lắng đến các sự kiện hơn là soạn thảo ra các lí thuyết Thứ hai, người La Mã rất năng động lại chịu sự tác động của chiến tranh, bởi những cuộc hội nghị của chính trưởng và bởi việc theo đuổi những vinh dự mà đã làm, họ xa cách những duy lí Phạm vi lãnh thổ rộng là sản phẩm của những chinh phục mà La Mã đã tiến hành trên thế giới cũng không thuận lợi cho việc nghiên cứu lí luận Thứ ba, người La Mã có tính kiêu căng, họ tự tôn sùng họ quá mức nên họ chỉ quan tâm đến lịch sử của riêng họ mà không quan tâm đến nghiên cứu các thiết chế của các dân tộc khác vì họ cho rằng đó chỉ là những dân tộc bị họ đánh bại hoặc phải phụ thuộc vào họ nên không đáng tìm hiểu học hỏi Tuy vậy, ở La Mã thời kì này cũng đã xuất hiện một số khuynh hướng tư tưởng đại diện cho các giai cấp, các tầng lớp khác nhau như tư tưởng của những người nô lệ khởi nghĩa, tư tưởng của nền dân chủ chiếm hữu nô lệ, tư tưởng của các luật gia La Mã 2 Những chính trị gia tiêu biểu của tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại 2.1 Hêrôđôt (484 - 425 trước công nguyên) Hêrôđôt được coi là "người cha của chính trị học" Ông đưa ra các loại hình thể chế chính trị và chỉ ra ưu điểm cũng như hạn chế cuả từng loại hình Đó là: quân chủ, quý tộc, và dân chủ Quân chủ: là thể chế độc quyền của một người là vua Vua có công lập quốc vì nước vì dân Cho nên vua có quyền cấm tất cả những ý kiến phản 16 biện, phản kháng Chính những đặc quyền và quá lạm dụng khiến vua dễ trở thành tội lỗi Quý tộc: là thể chế đuơc xây dựng trên cơ sở cầm quyền của một nhóm người ưu tú nhất của đất nước vì lợi ích chung Tuy nhiên thể chế này dễ có sự khác biệt bất hoà, chia bè phái dẫn đến tranh dành tàn sát lẫn nhau Dân chủ: là thể chế mà quyền lực do đông đảo nhân dân nắm bằng con đường bỏ phiếu để bầu ra những chức vụ công cộng một cách đúng đắn, xây dựng nhà nước trên nguyên tắc cơ bản: tất cả cả đều bình đẳng trước pháp luật hạn chế là ở những dân số có trình độ thấp thì rất có thể họ bầu ra những lãnh đạo kém hiểu biết, dễ bị kích động, từ đó xảy ra tình trạng vô chính phủ Ý nghĩa: Hêrôđôt thiên về loại hình thể chế quân chủ Song ông cho rằng thể chế chính trị tốt nhất là thể chế hỗn hợp những đặc trưng tốt nhất của 3 loại hình nói trên Ông là người đầu tiên chỉ ra và so sánh những loại hình thể chế khác nhau, làm cơ sở cho chính trị học, là tiền đề sản sinh 2.2 Xênôphôn (427 - 355 trước Công nguyên) Ông thuộc tầng lớp quý tộc Tư tưởng chính trị của ông thể hiên ở quan niệm về thủ lĩnh chính trị Bàn về thủ lĩnh chính trị, ông cho rằng: thủ lĩnh chính trị là người biết chỉ huy, giỏi kĩ thuật, giỏi thuyết phục, biết cảm hoá người khác Nhưng người thủ lĩnh phải có những phẩm chất đặc biệt như biết bảo vệ lợi ích chung, có khả năng tập hợp sức mạnh của quần chúng Ý nghĩa: ông là người đầu tiên đưa ra quan niệm về NT và quan niệm về thủ lĩnh chính trị 2.3 Platon (427 - 347 trước Công nguyên) 17 Ông là nhà chính trị xuất sắc Tư tưởng chính trị của ông được phản ánh trong các tác phẩm: Nước cộng hoà, các đạo luật… Quan điểm chính trị: Platon cho rằng chính trị là nghệ thuật cai trị, cai trị bằng thuyết phục mới đích thực là chính trị Chính trị phải là sự chuyên chế, tất cả các cá nhân phải phục tùng quyền uy Tự do chỉ dẫn đến hỗn loạn gây tai hoạ cho đời sống công dân Xã hội lý tưởng của Platon là xã hội được trị vì bởi sự thông thái Ông chia xã hội thành 3 hạng người: Các nhà triết học thông thái đảm nhận vai trò lãnh đạo, cai quản nhà nước Tầng lớp chiến binh bảo vệ an ninh xã hội Tầng lớp nông dân, thợ thủ công làm ra của cải vật chất đảm bảo cuộc sống cho xã hội Ông chủ chương xoá sở hữu cá nhân vì một xã hội lý tưởng Đó là khởi nguồn của chủ nghĩa cộng sản không tưởng Quan điểm chính trị của Platon có nhiều mâu thuẫn: vừa đòi hỏi xoá bỏ tư hữu vừa muốn duy trì chế độ xã hội đẳng cấp Ông đưa ra mô hình xã hội lý tưởng nhưng lại bảo vệ tầng lớp quý tộc, chủ nô Tuy vậy, ông đã có những quan điểm cụ thể và hệ thống chính trị, sự phát triển của xã hôi nói chung 2.4 Aritxtốt (384 - 322 trước Công nguyên) Theo Aritxtot, nhà nước xuất hiện tự nhiên, được hình thành do lịch sử Con người là động vật chính trị Nhà nước ra đời trên cơ sở gia đình, chính quyền nhà nước là sự tiếp tục chính quyền trong gia đình Thể chế chính trị là trật tự làm cơ sở để phân 18

Ngày đăng: 20/03/2024, 17:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w