1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tieu luan chinh tri hoc một số vấn đề đặt ra và giải pháp tăng cường quản lý hoạt động khoa học công nghệ ở việt nam hiện nay

55 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số vấn đề đặt ra và giải pháp tăng cường quản lý hoạt động khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện nay
Chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ
Thể loại Khóa luận
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 8,06 MB

Nội dung

Nó bao gồm một diện rộng các hoạt động từ nghiên cứu cho đến dịch vụ khoa học, công nghệ trong sản xuất, đào tạo kỹ năng vận hành công nghệ phục vụ cho việc phát triển công nghệ.Từ những

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu của khóa luận 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ 4

1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

1.2 Hình thức, nội dung, phương pháp, công cụ quản lý hoạt động khoa học, công nghệ 9

1.3 Sự cần thiết phải quản lý hoạt động khoa học, công nghệ 17

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 22

2.1 Thành tựu 22

2.2 Hạn chế 32

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 40

3.1 Một số vấn đề đặt ra 40

3.2 Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong giai đoạn hiện nay 42

KẾT LUẬN 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia không ai cóthể phủ nhận được vai trò đặc biệt quan trọng của khoa học và công nghệ Ở ViệtNam, khoa học, công nghệ đã được xác định là “quốc sách hàng đầu, là động lựcphát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc vàxây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”, là “động lực đẩy nhanh quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa”

Nhận thức rõ được vai trò to lớn của khoa học, công nghệ, Đảng và Nhànước đã có nhiều chủ trương, đường lối, chính sách liên quan đến khoa học, côngnghệ và quản lý hoạt động khoa học, công nghệ Để bảo đảm cho các hoạt độngkhoa học, công nghệ thực sự có hiệu quả, tiết kiệm yêu cầu đặt ra là quản lý khoahọc, công nghệ phải luôn được coi trọng và chỉ đạo chặt chẽ (Như: Nghị quyếtHội nghị Trung ương 2 khóa VIII (1996); Luật Khoa học và Công nghệ (2000)sửa đổi 2013; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 272/2003/QĐ-TTg vềchiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010; Nghị quyếtHội nghị Trung ương 6 khóa XI (Nghị quyết số 20-NQ/TW, 2012); và nhiềuchính sách cụ thể khác về xây dựng tiềm lực và đổi mới cơ chế quản lý khoa học,công nghệ Nhờ đó, hoạt động khoa học, công nghệ trong cả nước có bướcchuyển biến đáng để, trình độ công nghệ của nền kinh tế được nâng cao.Trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực và chủ động trong việc pháttriển khoa học, công nghệ thu hút công nghệ tiên tiến thông qua đầu tư nướcngoài, hình thành các khu công nghiệp để hỗ trợ cho các doanh nghiệm, thực hiệnchính sách đào tạo nhân lực chất lượng… Những nỗ lực đó đã mang lại nhữngkết quả không nhỏ trong phát triển khoa học, công nghệ, góp phần thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, giải quyết những vấn đề xã hội, môi trường, nâng cao đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dân

Tuy vậy, so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện naycũng như so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới thì trình độ khoahọc, công nghệ của nước ta còn thấp Trong xây dựng chính sách quy hoạch bộmáy và tổ chức cán bộ khoa học, công nghệ; trong việc quản lý điều hành trên

1

Trang 3

thực tế, trình độ khoa học, công nghệ ở Việt Nam nói chung chưa đáp ứng yêucầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện mới; mức độ nội địa hóa công nghệnước ngoài chưa cao.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung

và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng đang đặt ra yêu cầu lớn và cấp thiết vềtiếp tục đẩy mạnh phát triển kho học, công nghệ Điều đó đòi hỏi tiếp tục đổi mớicăn bản và toàn diện quản lý hoạt động khoa học, công nghệ ở Việt Nam Xuấtphát từ tình hình thực tế đó, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện quản lý hoạt độngkhoa học công nghệ ở Việt Nam là vấn đề thiết thực và cấp bách cũng như nhấnmạnh vai trò của quản lý hoạt động khoa học, công nghệ, đặt ra vấn đề lý luậnthực tiễn giúp ích cho quản lý khoa học, công nghệ nói chung Vì vậy, tác giả lựachọn đề tài “Quản lý hoạt động khoa học, công nghệ ở Việt Nam hiện nay” làmnội dung nghiên cứu của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động khoa học, công nghệ ở Việt Namhiện nay, để từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quảquản lý trong giai đoạn tới

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý hoạt động khoa học, côngnghệ trong giai đoạn hiện nay

- Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động khoa học, công nghệ ở Việt Namhiện nay, chỉ ra những kết quả đã đạt được cũng như một số hạn chế còn tổn tại trongquản lý hoạt động khoa học, công nghệ

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý hoạt độngkhoa học, công nghệ ở Việt Nam hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động khoa học, công nghệ ở Việt Nam hiện nay

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động khoahọc, công nghệ ở Việt Nam hiện nay

2

Trang 4

- Phạm vi thời gian: 05 năm trở lại đây (từ năm 2012 đến năm 2017).

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- nin: Phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng

Lê-4.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp nghiên cứu tàiliệu; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh,

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của đề tàibao gồm 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động khoa học,công nghệ

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động khoa học, công nghệ ở Việt Namhiện nay hiện nay

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý hoạt động khoa học, công nghệ ởViệt Nam hiện nay

3

Trang 5

từ rất lâu, nhưng thuật ngữ quản lý cho đến nay vẫn còn nhiều cách hiểu Tùytừng mục tiêu nghiên cứu khác nhau, dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau,người ta đưa ra những quan niệm khác nhau về quản lý.

Có quan điểm coi quản lý là tiến trình bao gồm các khâu lập kế hoạch, tổchức, lãnh đạo và kiểm tra những nỗ lực của các thành viên trong tổ chức và sửdụng tất cả các nguồn lực khác nhau của tổ chức để đạt mục tiêu đã định trước.Cũng có quan điểm cho rằng quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệthống nào đó nhằm trật tự hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quyluật nhất định

F.W Taylor (1856 - 1915) là một trong những người đầu tiên khai sinh rakhoa học quản lý và là “cha đẻ” của trường phái “quản lý theo khoa học”, tiếpcận quản lý dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật cho rằng: “Quản lý là biết được chínhxác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thànhcông việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”

M.P Follet (1868 - 1933) tiếp cận quản lý dưới góc độ quan hệ con người,khi nhấn mạnh tới nhân tố nghệ thuật trong quản lý đã cho rằng: “Quản lý là mộtnghệ thuật khiến cho công việc của bạn được hoàn thành thông qua người khác”.Các quan niệm trên đã nhấn mạnh đến vai trò của con người trong việcthực hiện các nhiệm vụ của tổ chức Nhấn mạnh đến một đặc trưng cơ bản củahoạt động quản lý là sự tác động giữa người với người, để thực hiện mục tiêu của

tổ chức Tuy nhiên, nó lại coi con người chỉ như một loại công cụ, phương tiện đểhoàn thành mục tiêu Ngoài ra, F.W Taylor chỉ mới đề cập đến việc cải tiến công

4

Trang 6

cụ lao động và quan hệ lao động giữa người chủ và công nhân mà chưa chú ý đếncác nội dung khác của hoạt động quản lý.

Theo giáo trình Khoa học quản lý: “Quản lý là quá trình dẫn dắt có chủđích, có hướng đích của chủ thể quản lý với đối tượng quản lý để đạt được mụctiêu trong quá trình quản lý” Có thể coi đây là khái niệm khái quát nhất, đầy đủnhất về bản chất, nội dung của quản lý, do đã bổ sung, khắc phục được nhượcđiểm của những quan niệm trên Quản lý là sự tác động do con người thực hiện

để tổ chức và điều chỉnh hành vi của những người khác nhằm gắn kết từng người,từng nhóm người độc lập đối với nhau thành một hệ thống, đó còn là sự tác độnglẫn nhau giữa các chủ thể trong quá trình quản lý để đạt được hiệu quả quản lý.Những cách tiếp cận khác nhau đó đã tạo ra bức tranh phong phú, đa dạng

và sống động về lĩnh vực hoạt động đặc biệt này Từ đó góp phần giúp conngười nhận thức ngày càng đầy đủ và tiếp cận được bản chất của hoạt độngquản lý

* Đặc điểm của quản lý:

+ Chủ thể quản lý: có thể là cá nhân, tổ chức Những cá nhân, tổ chức nàyphải là những đại diện có quyền hạn và trách nhiệm liên kết, phối hợp các hoạtđộng riêng lẻ của từng cá nhân hướng tới mục tiêu chung nhằm đạt được kết quảnhất định trong quản lý

+ Đối tượng quản lý: tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý Tùytheo từng loại đối tượng khác nhau mà có thể chia thành các dạng thức quản lýkhác nhau

+ Khách thể quản lý: có thể là hành vi thực thể (cá nhân, tổ chức, sự vậthay môi trường) nhưng cũng có thể là mối quan hệ giữa thực thể trong quá trìnhvận động của chúng

+ Mục tiêu quản lý: là cái đích đạt được tại một thời điểm trong tương lai

do chủ thể và khách thể thống nhất định trước

+ Môi trường quản lý: bao gồm cả môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị,

xã hội ảnh hưởng đến quá trình quản lý

Quản lý là sự tác động qua lại một cách tích cực giữa chủ thể và đối tượngquản lý qua con đường tổ chức, là sự tác động điều khiển, điều chỉnh tâm lý vàhành động của các đối tượng quản lý, lãnh đạo cùng hướng vào việc hoàn thànhnhững mục tiêu nhất định của tập thể và xã hội Tựu trung, hoạt động quản lý vừa

là khoa học, vừa là nghệ thuật

5

Trang 7

1.1.2 Khái niệm về khoa học và công nghệ

* Khoa học

Khoa học (science) ra đời từ cuộc đấu tranh của con người với tự nhiênnhằm làm chủ cuộc sống Khoa học lý giải, tìm kiếm nguyên nhân của các sự vật,hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy đề trả lời câu hỏi “Tại sao?”của con người

Khoa học là một loại hình hoạt động xã hội đặc biệt, mà sản phẩm lànhững tri thức mới và vận dụng những tri thức đó vào sản xuất và đời sống trongnhững điểu kiện kinh tế - xã hội nhất định Luật Khoa học và Công nghệ (2013)của Việt Nam nêu rõ: “Khoa học là hệ thống tri thức về bản chẩt, quỵ luật tổn tại

và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy”

Có rất nhiểu cách phân loại khoa học Nhìn chung, lĩnh vực khoa học đượcchia thành 2 loại:

- Khoa học tự nhiên: nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tựnhiên, phát hiện các quy luật, xác định các phương thức chinh phục và cải tạo nó

- Khoa học xã hội và nhân văn: nghiên cứu các hiện tượng, quá trình vàquy luật vận động, phát triển của xã hội, làm cơ sở để thúc đẩy tiến bộ xã hội vàphát triển nhân tố con người

* Công nghệ

Trước đây, người ta hay dùng khái niệm kỹ thuật với ý nghĩa là công cụ,giải pháp và kiến thức được dùng trong sản xuất thay vì là khái niệm công nghệ(technology) Ngay cả khi mới xuất hiện, khái niệm công nghệ có nghĩa là trật tựcác giải pháp kỹ thuật trong một dây chuyền sản xuất

Ngày nay, công nghệ được hiểu là phương tiện và hệ thống phương tiệndùng để thực hiện quá trình sản xuất, nhằm biến đổi đầu vào và cho đầu ra là cácsản phẩm và dịch vụ mong muốn

Nói đến kỹ thuật là nhấn mạnh đến yếu tố phần cứng (thiết bị, phương tiện,máy móc), còn nói đến công nghệ là bao gồm cả phần cứng và phần mềm; trong

đó, muốn nhấn mạnh đến yếu tố phần mềm (bí quyết, kinh nghiệm, quy trình,phương pháp ) Luật Khoa học và Công nghệ (2013) của Việt Nam định nghĩa:

“Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc khôngkèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”

6

Trang 8

* Các thành phần cấu thành công nghệ:

+ Nhóm các yếu tố về kỹ thuật: bao gồm các trang thiết bị cầm tay hoặc cơgiới hóa; trang thiết bị tự động, trang thiết bị được máy tính hóa và trang thiết bịliên kết

+ Nhóm các yếu tố thuộc về con người: bao gồm những năng lực vận hành

và khởi động , năng lực và tái sản xuất , năng lực thích nghi và hoàn thiện vànăng lực phát minh sáng tạo

+ Nhóm các yếu tố về thông tin: bao gồm các thông tin dữ liệu và bí quyếtliên quan đến việc sử dụng thành thạo và khai thác trang thiết bị

+ Nhóm các yếu tố thuộc về tổ chức: bao gồm những cách thức tổ chứcnhằm vận hành liên kết các yếu tố khác của công nghệ

Bốn thành phần trên của công nghệ liên quan chặt chẽ với nhau và cũngcần thiết cho việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ

* Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ

Về bản chẩt kinh tế, khoa học và công nghệ là hai khái niệm khác nhau.Nhưng ngày nay người ta lại thường sử dụng cụm từ “khoa học và công nghệ”

Lý giải cho vấn đề này đều có liên quan đến việc nhận diện bản chất của khoahọc và công nghệ cũng như mối quan hệ hữu cơ giữa chúng Giữa chúng có mốiquan hệ mật thiết, như ông Abdus Salam, nhà vật lý nổi tiếng thế giới đã nói:

“Khoa học của hôm nay là công nghệ của ngày mai”

Cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, nhu cầu phải giải thíchnhững hiện tượng tự nhiên và hoạt động của thế giới xung quanh do con ngườitạo ra ngày càng tăng lên Khi cả hai phía khoa học trong tìm hiểu thế giới tựnhiên và công nghệ trong hoạt động thực tiễn đã mở rộng phạm vi hoạt động củamình, chúng đã cọ sát và tương tác với nhau thường xuyên hơn và đã có nhữngđóng góp, bổ sung cho nhau Nhờ đó, mối quan hệ giữa khoa học và công nghệcũng thay đổi rõ rệt theo thời gian Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, từ cuối thế kỷXVI đẩu thể kỷ XVII, công nghệ đã góp phần tạo ra những thay đổi có tính cáchmạng đối với khoa học và từ đó hình thành nên mối tương tác hữu cơ giữa khoahọc và công nghệ cho đến tận ngày nay

- Công nghệ tác động đến khoa học:

Công nghệ đã đóng góp cho sự phát triến của khoa học thông qua các conđường chính sau: Một là, cung cấp các phương tiện và công cụ tốt hơn chonghiên cứu khoa học và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự hình thành của các lýthuyết khoa học mới; Hai là, bản thân việc sáng tạo ra các phương pháp mới cũng

7

Trang 9

có thể tạo ra những thách thức mới cho các nhà khoa học đi tìm ra các lý thuyếtkhoa học mới.

- Đóng góp của khoa học cho công nghệ:

Ngày nay, trong các cuộc thảo luận về chính sách khoa học và công nghệ,mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ theo mô hình tuyến tính được hầu hếtmọi người hiển nhiên chấp nhận Mô hình tuyến tính là mô hình tuần tự đi từnghiên cứu cơ bản trong khoa học để tạo ra kết quả khoa học mới đến nghiên cứu

để ứng dụng kết quả khoa học đã phát hiện và triển khai thành các công nghệ cóthể ứng dụng trong thực tiễn, sau đó là hoàn thiện các khâu thiết kế, chế tạo vàthương mại hoá công nghệ

1.1.3 Quản lý hoạt động khoa học công nghệ

Hoạt động khoa học, công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiêncứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch

vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằmphát triển khoa học, công nghệ

Khoa học, công nghệ nói ở đây bao gồm cả khoa học tự nhiên, kỹ thuật,công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn Chính trong hoạt động khoa học, côngnghệ mà các kiến thức khoa học, công nghệ được sản xuất ra, được thu thập,truyền bá, được sửa đổi, thích nghi cho phù hợp với nhu cầu và cho việc sử dụng

Nó bao gồm một diện rộng các hoạt động từ nghiên cứu cho đến dịch vụ khoahọc, công nghệ trong sản xuất, đào tạo kỹ năng vận hành công nghệ phục vụ choviệc phát triển công nghệ

Từ những khái niệm trên, có thế thấy Quản lý hoạt động khoa học, công nghệ

là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới các quá trình xã hội, hoạt độngcủa con người, tới sự phát triển của khoa học, công nghệ; nhằm buộc chúng pháttriển phù hợp với quy luật, đúng ý chí của chủ thế quản lý, với chi phí thấp nhất.Trong quản lý hoạt động khoa học, công nghệ chủ thể quản lý chính là Nhànước, đó là dạng quản lý mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lựcnhà nước, bộ máy hành chính nhà nước Bên cạnh đó là hoạt động quản lý của các

tổ chức xã hội phi Nhà nước, không chịu sự chi phối trực tiếp bởi quyền lực Nhànước hay Chính phủ Các tổ chức này tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình màtham gia vào quá trình quản lý, như hoạt động định hướng cho phát triển khoa học,công nghệ, giám sát hoạt động của khoa học, công nghệ, phản biện hoạt động của

8

Trang 10

khoa học, công nghệ, tham gia triển khai ứng dụng kểt quả của khoa học, côngnghệ, tuyên truyền cho sự phát triển của khoa học, công nghệ

1.2 Hình thức, nội dung, phương pháp, công cụ quản lý hoạt động khoa học, công nghệ

1.2.1 Hình thức quản lý

Hình thức quản lý nhà nước là những biểu hiện quản lý thuộc các cơ quanquản lý nhà nước trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền củamình đối với các quan hệ xã hội

Các văn bản quản lý nhà nước thể hiện nội dung các quy phạm pháp luật giúpcho đối tượng quản lý căn cứ vào đó để thực hiện Dựa vào đó, các nhà quản lý kiểmtra việc thực hiện nhiệm vụ của các đối tượng và tùy theo đó mà truy cứu tráchnhiệm xử lý theo pháp luật khi đối tượng vi phạm văn bản quản lý Các văn bản nàyđược quy định nghiêm ngặt về đối tượng, giới hạn, phạm vi và thẩm quyền.Các văn bản quản lý ở cấp cao nhất thể hiện trong chính sách và luật pháphiện hành của nước ta Cụ thể là:

+ Luật Khoa học và công nghệ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.+ Luật Chuyển giao Công nghệ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.+ Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Khoa học và Công nghệ số08/2014/NĐ-CP (ngày 27/1/2014)

+ Nghị định số 99/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

+ Thông tư hướng dẫn đánh giá nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ,

dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước số 12/2009/TT-BKHCN (ngày8/5/2009)

+ Quyết định số 10/2007/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2007 của Bộ trưởng BộKhoa học và Công nghệ ban hành Quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cánhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp nhà nước

+ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ

+ Thông tư hướng dẫn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc cácchương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước số 06/2012/TT-BKHCN (ngày 12/3/2012)

+ Thông tư hướng dẫn quản lý dự án khoa học và công nghệ số11/2013/TT-BKHCN (ngày 29/3/2013)

9

Trang 11

+ Thông tư quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức cá nhân thực hiệnnhiệm vụ khoa học, công nghệ cấp Quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước số10/2014/TT- BKHCN (ngày 30/5/2014).

+ Các quy định cụ thể của chính quyền địa phương v.v…

1.2.2 Nội dung quản lý

- Ra quyết định quản lý hoạt động khoa học, công nghệ

Ra quyết định quản lý hoạt động khoa học, công nghệ bao gồm việcxây dựng và ban hành các văn bản về pháp luật; xây dựng và ban hành vănbản về phân cấp quản lý; vấn đề đầu tư tài chính; vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầngcho hoạt động khoa học, công nghệ

Bênh cạnh đó, xây dựng kế hoạch phát triển đối với lĩnh vực khoa học, côngnghệ Kế hoạch này phải được căn cứ trên cơ sở những đặc điểm, đặc thù và yêucầu, tình hình thực tiễn của hoạt động khoa học, công nghệ cũng như cần lưu ý đếnnhu cầu, nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân Kế hoạch đề ra có thểngắn hạn (1 đến 2 năm), trung hạn (5 năm), dài hạn (10 đến 15, 20 năm hoặc hơn).Đồng thời, xác định mục tiêu, chương trình hoạt động, tiêu chuẩn cơ sở vật chất,thiết bị của các thiết chế khoa học, công nghệ Các mục tiêu, chương trình hoạtđộng này phải bảo đảm tinh thần chung là không đi ngược lại lợi ích chính đángcủa Đảng và nhân dân ta

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quyết định về quản lý hoạt động khoa học,công nghệ

Để triển khai việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quyết định về quản lý hoạtđộng khoa học, công nghệ, cần chú ý sắp xếp, bố trí đội ngũ nhân sự có chuyênmôn và năng lực phù hợp với công việc được phân công nhằm bảo đảm chấtlượng và hiệu quả công việc

Trong việc thực thi các văn bản pháp quy trong hoạt động khoa học, côngnghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiệnquản lý nhà nước về khoa học, công nghệ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản

lý hoạt động khoa học, công nghệ ở địa phương theo quy định của Chính phủ

Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năngquản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động khoa học vàcông nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn

đo lường chất lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lýnhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Bộ quản lý theo quy định củapháp luật

10

Trang 12

Trong công tác huy động, sử dụng các nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạtđộng khoa học, công nghệ, bên cạnh việc quản lý sử dụng nguồn tài chính nhànước hiệu quả, cần chủ động, tích cực huy động các nguồn lực xã hội, tăng quyềnchủ động tài chính, thực hiện tài chính công khai và chế độ kiểm toán minh bạch,nghiêm túc.

- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người Sản phẩmcủa hoạt động khoa học công nghệ lại là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc conngười đó Những sản phẩm này hết sức đa dạng về cả nội dung lẫn hình thức thểhiện; tuy nhiên, lại có một đặc điểm chung là ít nhiều đều mang bản chất thôngtin, có thể là thông tin tự thân (quỵ luật, phương pháp, bí quỵết ) hoặc thông tinhàm chứa (trong kỹ năng, công cụ ) Do bản chất có tính thông tin này, các sảnphẩm đó trong thực tế rất dễ được sao chép, nhân bản, phổ biển, phân phối khiến cho sự cảm nhận về tính tài sản của chúng và quyển sở hữu đối với chúng ítnhiều bị giảm đi độ xác thực Do đó, quyền sở hữu những tài sản trí tuệ này rấtcần bảo hộ Đó là việc thiết lập một loạt các quy định pháp luật về việc xác lậpquyền, xử lý vi phạm quyền cùng cơ chế thực thi các quy định đó Để những sảnphẩm sáng tạo kia được bảo đảm về quyền sở hữu

- Tổ chức, quản lý công tác thẩm định khoa học và công nghệ

Sự phát triển của xã hội đã chứng minh rằng tổ chức là một nhu cầu khôngthể thiếu được trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội Chính vì vậy, việc tổ chức,quản lý công tác thẩm định khoa học, công nghệ; Tổ chức, chỉ đạo công tác thống

kê, thông tin khoa học, công nghệ; Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng nângcao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về khoa học, công nghệ; tổ chức, quản lýhợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ là cần thiết và là việc phải làm

Bên cạnh đó, cần phải đưa ra được quy định rõ ràng về việc đánh giá,nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển côngnghệ; chức vụ khoa học; giải thưởng khoa học, công nghệ và các hình thức ghinhận công lao về khoa học, công nghệ của tổ chức, cá nhân

- Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ về khoa học, công nghệ

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về khoa học,công nghệ chính là hoạt động nhằm bảo đảm nguồn nhân lực khoa học, công nghệ.Nhân lực khoa học, công nghệ là một trong những vấn đề then chốt quyếtđịnh trình độ phát triển và thành tựu về khoa học, công nghệ của mỗi quốc gia

11

Trang 13

Khái niệm nhân lực khoa học, công nghệ ngoài các nhà khoa học là bộ phậntrung tâm, nhân lực khoa học, công nghệ còn bao gồm cả người quản lý khoa học

và công nhân kỹ thuật Trong đó, người quản lý khoa học, công nghệ là người tổchức, sắp xếp, điều hòa, phối hợp hoạt động của các nhà khoa học, các tổ chứckhoa học, công nghệ nhằm phát huy cao nhất năng lực, sở trường của từng cánhân, tổ chức và đánh giá hiệu quả hoạt động của họ Công nhân kỹ thuật làngười trực tiếp ứng dụng các kết quả khoa học, công nghệ vào sản xuất để tạo rasản phẩm và dịch vụ Các nhóm nhân lực trên đều có vai trò quan trọng trong quátrình tạo ra và ứng dụng các tri thức khoa học, công nghệ Vì vậy, đào tạo, bồidưỡng nhân lực phải đảm bảo hài hòa các nhóm người này

- Tổ chức, quản lý hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ

Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ là cách thức tốt nhất để Việt Namthực hiện phương châm “đi tắt đón đầu” trong tiếp thu các thành tựu về khoa học,công nghệ trên thế giới, thu hút nhân lực và đầu tư cho hoạt động khoa học, côngnghệ, cũng như tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học, côngnghệ có dịp trao đổi và học hỏi kinh nghiệm

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động khoahọc, công nghệ

Để hoạt động khoa học, công nghệ diễn ra đảm bảo chất lượng, hiệu quảtheo đúng các mục tiêu, yêu cầu đề ra, rất cần có sự kiểm tra, đánh giá, thanh traviệc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động khoa học, công nghệ Việc kiểmtra, đánh giá cần được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc về các nội dung: việcchấp hành pháp luật; việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch, chương trình đã đề ratrong các hoạt động khoa học, công nghệ

Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra, thanh tra, nếu có khiếu nại, tố cáo cầnxác minh làm rõ và đưa ra kết luận, kiến nghị giải quyết các khiếu nại, tố cáo.Đồng thời, kiến nghị biện pháp thi hành các văn bản pháp quy của Nhà nước, đềnghị sửa đổi, bổ sung những chính sách, quy định có tính chất nhà nước về hoạtđộng khoa học, công nghệ cho phù hợp với yêu cầu và tình hình phát triển củathực tiễn Cũng cần đề xuất khen thưởng hoặc xử lý kịp thời các hành vi phạmpháp theo quy định của pháp luật, nhằm tạo sự ổn định cho hoạt động khoa học,công nghệ trước mắt cũng như lâu dài

1.2.3 Phương pháp quản lý

Phương pháp quản lý hoạt động khoa học, công nghệ là cách thức mà chủthể quản lý tác động vào đối tượng quản lý là các hoạt động khoa học, công nghệ

12

Trang 14

của con người nhằm đạt được mục tiêu đề ra Có thể kể đến các phương phápquản lý chính như sau:

- Phương pháp hành chính

Phương pháp hành chính trong quản lý hoạt động khoa học, công nghệ

là phương pháp tác động trực tiếp bằng các văn bản, quyết định mang tính bắtbuộc của nhà nước đến các đối tượng thuộc phạm vi hoạt động khoa học,công nghệ nhằm đạt mục tiêu đề ra

Đặc điểm cơ bản của phương pháp hành chính trong quản lý hoạt độngkhoa học, công nghệ là tính bắt buộc và tính quyền lực Phương pháp này có sựtác động trực tiếp bằng các quyết định dứt khoát mang tính quyền lực bắt buộccủa nhà nước lên đối tượng Các cơ quan quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực khoahọc, công nghệ phải sử dụng quyền lực của mình để ra các quyết định hành chínhgắn với thẩm quyền của mình

Ưu điểm của phương pháp này là tạo hiệu quả quản lý nhanh, tức thời; cácvăn bản có hiệu lực ngay sau khi ban hành nên đòi hỏi phải có tính chính xác,khoa học, gắn quyền hạn với trách nhiệm cấp ra quyết định Tuy nhiên, hạn chếcủa phương pháp là mang tính áp đặt, nếu lạm dụng phương pháp này có thể tạocho người bị quản lý cảm giác gò bó, ức chế, phản cảm

Muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả của phương pháp tổ chức hành chính,chủ thể quản lý phải chuyên môn hóa các chức năng, nhiệm vụ, tạo điều kiện tíchlũy kinh nghiệm, nâng cao hiệu quá công việc Hệ thống quyền lực của tổ chứcphải được phân công, ủy quyền rõ ràng, có hiệu lực, hiệu quả Mỗi người cán bộquản lý phải chuyển hóa được quyền lực của tổ chức giao cho thành quyền uythực sự, được mọi thành viên trong tổ chức phục tùng tự giác

- Phương pháp tâm lý - giáo dục

Phương pháp tâm lý - giáo dục được sử dụng trên cơ sở vận dụng quy luật,nguyên tắc tâm lý,tình cảm mà tìm hiểu những đặc điểm, đặc trưng của hoạt độngkhoa học, công nghệ để từ đó nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của con người, lấy đó làm

cơ sở đề ra các hoạt động quản lý tác động đến đối tượng quản lý một cách phù hợp.Phương pháp tâm lý - giáo dục mang tính “mềm” hơn so với phương pháphành chính thông có tính chất bắt buộc.Phương pháp tâm lý - giáo dục sử dụng đadạng các hình thức tuyên truyền, vận động, nêu gương, khích lệ, khen thưởng…nhằm tác động vào nhận thức và thay đổi hành vi của con người

13

Trang 15

Sử dụng phương pháp này, người quản lý phải có uy tín về đạo đức, nănglực chuyên môn thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, có tâm và tầm để thu hútmọi người đến với mình Đồng thời, cần kết hợp đa dạng các hình thức, biệnpháp tâm lý - giáo dục như tuyên truyền, vận động, nêu gương, khen thưởng…

Từ đó, thúc đẩy và nâng cao tính tự giác thực hiện nghiêm túc các quy định củachính quyền, gắn với ý thức tự giác lao động, sáng tạo trong công việc

- Phương pháp kinh tế

Phương pháp kinh tế trong quản lý hoạt động khoa học, công nghệ là sự tácđộng của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý bằng cơ chế kích thích, ràng buộclợi ích vật chất để họ nỗ lực, cố gắng tham gia các công việc chung và thực hiệntốt các nhiệm vụ được giao

Sử dụng phương pháp kinh tế trong quản lý hoạt động khoa học, công nghệ

có những đặc điểm chung như các lĩnh vực khác như: đầu tư, cung cấp tiền bạc,vật chất; chế độ lương, thưởng, lợi nhuận, giá cả… Tuy nhiên, cũng có một số đặcthù do có những lĩnh vực, hoạt động tương đối nhạy cảm và mang những đặc trưngriêng, đặc biệt là hoạt động khoa học, công nghệ Áp dụng phương pháp kinh tế,cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng để tránh can thiệp quá đà dễ làm mất đi tính chính xáccủa khoa học, công nghệ, hoặc lợi dụng khoa học, công nghệ theo vào mục đíchkiếm lợi bất chính

Trong quản lý có thể lấy lợi ích vật chất làm động lực thúc đẩy các hoạtđộng khoa học, công nghệ đi vào chiều sâu, tăng cường và nâng cao chất lượng,hiệu quả trên nhiều mặt của đời sống xã hội thông qua việc đề ra các cơ chếkhuyến khích, khen thưởng kịp thời với những công việc, hoạt động bảo đảm vàmang lại hiệu quả cao Nhà nước có thể tác động đến đối tượng quản lý thông qua:+ Định hướng các hoạt động khoa học, công nghệ bằng các mục tiêu quản

lý Chủ thể quản lý cụ thể hóa các mục tiêu thành hệ thống chỉ tiêu, kế hoạch hoạtđộng và tổ chức thực hiện, chọn hệ phương pháp tác động thích hợp để đạt hiệuquả kinh tế cao

+ Sử dụng các định mức kinh tế, các đòn bẩy kinh tế, các chính sách ưu đãi

để điều chỉnh hoạt động khoa học, công nghệ Nhà nước hỗ trợ nguồn kinh phí,

hỗ trợ cho vay, tạo môi trường để liên kết giao lưu, thương mại…

+ Có thể huy động các nguồn lực, kinh phí từ xã hội thông qua xã hội hóamột số khâu, một số lĩnh vực của hoạt động khoa học, công nghệ nhằm tạo độnglực thúc đẩy nâng cao chất lượng hoạt động khoa học, công nghệ hơn nữa

14

Trang 16

Phương pháp kinh tế một mặt giúp phát huy tính độc lập, tự giác, sáng tạocủa mỗi người trong hoạt động khoa học, công nghệ; mặt khác, rất cần cẩn trọng

để tránh tình trạng con người chỉ nghĩ đến lợi ích vật chất mà quên đi những giátrị và ý nghĩa tinh thần Điều này sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường về cả vănhóa lẫn nhiều mặt khác của đời sống xã hội

- Chính sách và hoạch định chính sách về hoạt động khoa học, công nghệViệc hoạch định chính sách và đề ra chính sách về hoạt động khoa học, côngnghệ là vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo các hoạt động này có cơ sở và căn cứpháp lý để tiến hành và diễn ra, cũng như được Nhà nước bảo vệ và bảo hộ về mặtpháp luật

Trong xã hội hiện đại ngày nay, chính sách xã hội hóa hoạt động khoa học,công nghệ thường được đề cập đến như một giải pháp quan trọng nhằm huy độngcác nguồn nhân lực và vật lực đa dạng, phong phú trong xã hội nhằm tạo ranguồn lực tổng hợp phục vụ mục tiêu thực tiễn hoạt động khoa học, công nghệhiệu quả, thành công

Trong hoạt động xã hội hóa, Nhà nước vẫn đứng ra tổ chức điều hành cáchoạt động khoa học, công nghệ chủ chốt, trọng yếu; đồng thời Nhà nước xâydựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm khuyến khích tổ chức, doanhnghiệp, cá nhân đứng ra tổ chức, quản lý các hoạt động khoa học, công nghệ vìlợi ích của bản thân và cộng đồng theo đúng luật pháp Người dân có thể thamgia vào quá trình xã hội hóa hoạt động khoa học, công nghệ trong một hoặc nhiều

15

Trang 17

khâu, lĩnh vực, nhưng phải bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp và cácquy định liên quan.

Cùng với chính sách, cần có cơ chế thông tin hóa trong quản lý hoạt độngkhoa học, công nghệ thông qua văn bản hoặc truyền miệng Đồng thời, thực hiệnviệc cụ thể hóa chính sách trong thực tiễn thông qua kế hoạch hóa, chương trình hóacác chính sách đã được ban hành trên cơ sở nhu cầu và yêu cầu, điều kiện và tìnhhình của thực tiễn, của con người Tất nhiên, cần chú ý đến đặc thù và đặc điểm củacác loại hình khoa học, công nghệ để tránh sa vào chủ nghĩa hình thức, hoặc khiếnkhoa học, công nghệ nào cũng na ná giống nhau, mất đi tính khoa học, chính xác

- Luật pháp

Để quản lý hoạt động khoa học, công nghệ, luật pháp là cơ sở pháp lý chohoạt động này được thực hiện, triển khai trong thực tiễn một cách đồng bộ, hiệuquả, tạo “hành lang pháp lý” từ đó các đối tượng quản lý có căn cứ để tiến hànhcác hoạt động nhằm bảo đảm không vi phạm pháp luật, không đi ngược lại vớilợi ích chính đáng của Đảng và của nhân dân Luật pháp cũng góp phần trực tiếptham gia vào quá trình nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, điều hành, thiết lập

sự bình ổn, trật tự kỷ cương trong lĩnh vực hoạt động khoa học, công nghệ; đồngthời là định hướng về mặt chính trị, tư tưởng cho mọi hoạt động khoa học, côngnghệ, góp phần phát triển lành mạnh lĩnh vực khoa học, công nghệ; thực hiệnchức năng kiểm tra trong hoạt động khoa học, công nghệ

Xét về hình thức biên soạn, có hai dạng văn bản pháp luật dành cho lĩnhvực quản lý hoạt động khoa học, công nghệ:

+ Những văn bản pháp luật về lĩnh vực khoa học, công nghệ được ghitrong Hiến pháp, trong luật hoặc bộ luật do Quốc hội ban hành

+ Những văn bản dưới luật: nghị định, pháp lệnh, chỉ thị, quyết định… doChính phủ, Bộ ban hành

- Bộ máy quản lý nhà nước

Bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động khoa học, công nghệ ở nước tađược xây dựng nằm trong mối quan hệ tương quan và tương ứng với bộ máy lãnhđạo của Đảng để tạo thành cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý” thốngnhất Các cơ quan trong bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động khoa học,công nghệ ở nước ta gồm các cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Hội đồngnhân dân các cấp, các Bộ, ban ngành liên quan; và trực tiếp quản lý là cơ quanhành pháp; hệ thống các lực lượng đặc biệt như quân đội, an ninh, các tổ chức

16

Trang 18

đoàn thể… cũng đóng vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước đối với hoạtđộng khoa học, công nghệ.

- Thể chế ngân sách

Khoa học, công nghệ cũng là một đối tượng đầu tư của ngân sách nhànước Thể chế ngân sách trong hoạt động khoa học, công nghệ được thể hiệnthông qua các hoạt động cung cấp nguồn kinh phí, bao cấp, tài trợ… cho hoạtđộng khoa học, công nghệ

Cũng cần lưu ý là trong nhiều hoạt động khoa học, công nghệ, nguồn kinhphí không chỉ đến từ nhà nước mà còn có sự tham gia của các tầng lớp nhândân, các tổ chức chính trị - xã hội, cá nhân… hoặc từ nguồn ngân sách ngoàinhà nước được Nhà nước cho phép, như nguồn hợp tác đầu tư từ nước ngoài(FDI), từ vốn viện trợ ODA…

+ Các cơ quan giáo dục và đào tạo

+ Các cơ quan thông tin đại chúng…

Các thiết chế khoa học, công nghệ có vai trò quan trọng trong việc bảođảm những điều kiện cần thiết để tiến hành các hoạt động khoa học, công nghệcũng như quản lý các hoạt động này, gồm hệ thống cơ sở vật chất, trụ sở và cáctrang thiết bị để tiến hành, thực hiện các hoạt động khoa học, công nghệ; bộ máy

tổ chức, nhân sự để điều hành quản lý các hoạt động khoa học, công nghệ trongkhuôn khổ sự cho phép của Nhà nước… rất cần có sự quản lý và gìn giữ hợp lýnhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động lâu dài

1.3 Sự cần thiết phải quản lý hoạt động khoa học, công nghệ

Quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung, quản lý hoạt động khoahọc, công nghệ nói riêng vừa là yêu cầu, vừa là nhu cầu tất yếu Nếu không có sự

17

Trang 19

quản lý, rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn, xã hội rối ren, đảo loạn, an ninhchính trị, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa - xã hội vì thế sẽ không được duy trì và

sẽ gây ảnh hưởng, phương hại trực tiếp đến con người và lợi ích của cộng đồng,dân tộc, quốc gia

Quản lý hoạt động khoa học, công nghệ là sự thực thi quyền hành pháp củanhà nước, của nhân dân đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc, nhằm đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ,văn minh

Nói đến quản lý hoạt động khoa học, công nghệ chúng ta cần chú ý đó làmột hệ thống bao gồm cơ chế quản lý khoa học, công nghệ; tổ chức bộ máy quản

lý khoa học, công nghệ; đội ngũ cán bộ, công chức quản lý khoa học, công nghệ

Ba bộ phận này có tác động qua lại với nhau rất chặt chẽ, có thể thúc đẩy hoặckìm hãm nhau trong quá trình quản lý cũng như trong công cuộc đổi mới quản lý.Hoạt động khoa học, công nghệ là một loại hình lao động có tính đặc thù

Do vậy, cần phải được Nhà nước điều chỉnh, quản lý ở mức độ nhất định Cụ thểxuất phát từ những lý do sau:

1.3.1 Hoạt động khoa học, công nghệ là hoạt động có tính xã hội cao,thiếu sự can thiệp của Nhà nước hoạt động này khó thành công

Ở tầm nhìn chung nhất, chúng ta có thể dễ thấy, sự tiến bộ khoa học, côngnghệ của một quốc gia phụ thuộc vào sự nỗ lực và sự thành đạt cao của ít nhất bốn

bộ phận xã hội sau đây: Ngành giáo dục quốc gia, với lực lượng cụ thể là hệ thốngnhà trường và đội ngũ giảng dạy; Đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học và hệthống các cơ sở, viện, trung tâm, v.v nghiên cứu của họ; Hệ thống các cơ sở côngnghiệp chế tạo máy móc, nơi biến các ý tưởng khoa học, công nghệ hiện đại thànhcác phương tiện vật chất để từ đó trang bị cho các ngành sản xuất của xã hội vàcho chính đời sống của mỗi gia đình hoặc các cộng đồng sinh sống đủ mọi quymô; và cuối cùng là chính những con người, với tư cách “người sử dụng” các thànhquả vật chất nói trên của khoa học, công nghệ mới vào sản xuất hoặc đời sống Cóđồng bộ hoá sự phát triển của cả bốn lực lượng mới có khả năng tiến xa hơn.Hoạt động khoa học, công nghệ đòi hỏi sự nối tiếp liên tục các hoạt độngnghiên cứu của nhiều thế hệ, như một cuộc chạy tiếp sức giữa các thế hệ Do tính

xã hội cao như trên của hoạt động khoa học, công nghệ nếu không có sự can thiệpcủa Nhà nước sẽ không thể đồng bộ hoá hành động của các lực lượng, các thế hệ

18

Trang 20

trong hoạt động phát triển khoa học, công nghệ Mỗi khâu, mỗi thời đại sẽ vì lợiích trực tiếp của mình mà hành động, chứ không tính được đầy đủ lợi ích toàncục hoặc lợi ích mai sau Nhà nước với vai trò, vị trí, quyền uy của mình mới cóthể giải quyết được các vấn đề nhằm xã hội hoá cao sự nghiệp phát triển khoahọc, công nghệ.

1.3.2 Hoạt động khoa học, công nghệ là hoạt động cần vốn lớn, nhiềurủi ro, thời hạn thu hồi vốn khó lường

Không phải nhu cầu về vốn trong chương trình nghiên cứu khoa học nàocũng lớn, nhưng trong nghiên cứu khoa học có những chương trình nghiên cứu

mà bản thân các nhà khoa học không thể đủ khả năng tài chính để tiến hành.Ngoài ra, còn có những chương trình nghiên cứu mà họ đầu tư kéo dài đến mức,đời sống của một con người chưa đủ để nghiên cứu cho ra được kết quả

Trong nghiên cứu khoa học còn có sự rủi ro Sự rủi ro trong nghiên cứukhoa học thường xảy ra dưới hai dạng:

- Kết luận thu được không có giá trị sử dụng, do đó không sinh lợi chongười nghiên cứu

- Kết quả nghiên cứu không được ứng dụng, mặc dù kết quả đó khôngthuộc loại trên Đó chính là số phận của các phát minh đi quá sớm so với các yếu

tố khác, khiến nó trở nên “chưa phù hợp” Đó cũng là số phận của các phát minhquá chậm, ra đời không kịp thời, mặc dù khi lập chương trình nghiên cứu, đề tài

đó có tính thời sự Do việc nghiên cứu quá dài, nhu cầu qua đi, kết quả nghiêncứu trở nên lỗi thời

Vì các khó khăn trên mà có những lĩnh vực tri thức của nhân loại bị bỏ trốngảnh hường đến sự phát triển của xã hội Nhưng các nhà khoa học không có khả năngchịu được các tổn thất trên nên cần phải có Nhà nước quản lý, là “nhà tài trợ” Cácvai trò đó cũng đã từng do tư nhân đóng, như “các ông bầu”, các nhà đầu tư, v.v Tuyvậy, đó không thể là giải pháp căn bản Ngoài ra, các giải pháp đó cũng phát sinhnhiều quan hệ xã hội phức tạp, khiến nhà nước phải tham gia điều chỉnh

1.3.3 Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có liênquan trực tiếp và rất hệ trọng đến khả năng quốc phòng của mỗi quốc giaTrước hết, vấn đề quốc phòng được nói đến ở đây không thuần tuý là vấn

đề quân sự, mà nói đến khả năng chung của quốc gia trong việc bảo vệ đất nước.Với tấm nhìn đó, hoạt động khoa học, công nghệ cần phải được bảo vệ như

là bảo vệ nơi xung yếu nhất của đất nước Bởi, Nó là nơi sản sinh ra các bí quyết

19

Trang 21

cho sức mạnh quân sự từ yếu tố con người Nó là nơi chứa đựng các bí quyết tạo

ra sức mạnh kinh tế, một yếu tố cũng được coi là trực tiếp của sức mạnh quốc gianói chung, sức mạnh quân sự nói riêng

Điều cần nói là các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại là sản phẩmvừa thuộc quyền sở hữu trí tuệ của các tác giả của nó, vừa liên quan đến tiềmnăng kinh tế, quốc phòng của quốc gia, cần phải lý giải như thế nào về thẩmquyền của cộng đồng đối với các vật sở hữu, vốn là của cá nhân công dân, nhưnglại liên quan đến vận mệnh của cả cộng đồng, thậm chí cả dân tộc Nghiêng vềmột phía nào đều không đúng Dù sao, Nhà nước nhất thiết phải quan tâm quản lýcác sản phẩm trí tuệ này, coi nó như là tài sản quốc gia, dù nguồn gốc đích thựccủa nó thuộc về ai

1.3.4 Sản phẩm khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội, có tính chấtchính trị, giai cấp rõ rệt

Khoa học xã hội là khoa học nghiên cứu các quy luật phát triển xã hội, từ

đó rút ra các kết luận cho hành động đấu tranh cải tạo xã hội Với tính chất là vũkhí lý luận cho cuộc đấu tranh cải tạo xã hội, khoa học xã hội không thể khôngmang “tính đảng” Mà Đảng và Nhà nước có mối quan hệ hữu cơ với nhau quamối quan hệ: Đảng - Giai cấp - Nhà nước

Do mối quan hệ như thế, Nhà nước nào cũng một mặt phải nắm vững lựclưọng các nhà khoa học xã hội, coi họ như là đội ngũ những người lính tiên phongtrên mặt trận lý luận chính trị - xã hội, phục vụ quá trình thống trị của Nhà nước.Mặt khác, Nhà nước đó phải lãnh đạo đội ngũ các nhà khoa học xã hội tiến hànhgiải quyết các vấn đề lý luận chính trị - xã hội sao cho tạo được môi trường dân tríphù hợp và thích ứng với đường lối chính trị - pháp lý mà Nhà nước đó chủtrương Chính vì những lý do như trên, Nhà nước nào cũng phải xây dựng chomình một đội ngũ các nhà khoa học, trước hết là các khoa học phục vụ trực tiếpcho sự tồn tại và hưng thịnh của chế độ chính trị - nhà nước mà Nhả nước đó theođuổi

1.3.5 Hoạt động khoa học và phát triển công nghệ cần có những điềukiện tiền đề mà chỉ có Nhà nước mới có thể tạo ra được

Những lý do đã nêu ở trên trong chừng mực nào đó đã là những điều kiệntiền đề mà thiếu nó thì sự nghiệp phát triển khoa học, công nghệ không thể tiếntriển được Tuy vậy, cũng cần làm rõ thêm một số điều kiện tiền đề cho sự pháttriển khoa học và công nghệ mà chỉ có Nhà nước tác động vào thì chúng mới cóthể tạo ra được Đó là:

20

Trang 22

- Một quan hệ sản xuất phù hợp và thích ứng với trình độ và tính chất củalực lượng sản xuất.

Điều kiện này có ý nghĩa về hai mặt:

Một là, đối với chính lực lượng làm khoa học Nếu không có một chế độdân chủ đúng mức trong việc làm khoa học, nếu đưa hoạt động này thuần tuý trởthành hoạt động hành chính sẽ triệt tiêu mọi động lực nghiên cứu khoa học.Hai là, đối với môi trường kinh tế, nơi khoa học, công nghệ có thể tìmđược đất sống của nó, thị truờng của nó Chúng ta đều biết, hoạt động khoa họckhông có mục đích tự thân khoa học phải vì đời sống Đời sống mà khoa họcphục vụ chính là nền sản xuất xã hội Nếu nền sản xuất xã hội không có được sự

tự do phát triển, không coi khoa học, công nghệ hiện đại là phương tiện quantrọng cho sự phát triển, thì hoạt động khoa học sẽ không có được một thị trườngđầy tính tự chủ, hấp dẫn, thúc đẩy nó tiến tới Nền kinh tế bao cấp với việc làmcho các doanh nhân không cần quan tâm đến hiệu quả, chính là đã làm cho sựtiến bộ khoa học, công nghệ trở nên vô ích đối với các nhà sản xuất - kinh doanhthời bao cấp Nhưng khi người sản xuất kinh doanh tự chịu trách nhiệm và có chủquyền nhất định đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh thì chính họ sẽ tìm đến cácthành tựu mới của khoa học, công nghệ hiện đại

- Sự thống nhất cao trong ý chí, phương hướng phát triển khoa học và côngnghệ giữa các bộ phận cấu thành lực lượng nòng cốt của toàn bộ sự nghiệp pháttriển khoa học, công nghệ của đất nước

- Sự hợp tác thường xuyên và ngày càng mở rộng trên phạm vi quốc tế.Hơn mọi lĩnh vực, lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cần có

sự giao lưu quốc tế Sự hợp tác quốc tế sẽ đem lại hiệu quả vô cùng lớn lao, vì nótiết kiệm chi phí, rút ngắn sự đi vòng, sự mò mẫm

- Dân trí cao cũng là một trong những điều kiện tiền đề để phát triển khoahọc, công nghệ Đó là nền tảng để sinh ra lực lượng các nhà khoa học và côngnghệ hiện đại, đồng thời là động lực thúc đẩy sự hoạt động của lực lượng làmcông tác khoa học và công nghệ nhằm đáp ứng được đòi hỏi của nhân dân

- Vốn lớn là điều kiện không thể thiếu được để phát triển khoa học, côngnghệ một cách bền vững Như đã trình bày ở các phần trên, sự phát triển bềnvững của khoa học, công nghệ phải là sự phát triển toàn diện, đồng bộ, từ khâugiáo dục và đào tạo đến khâu cuối cùng, trực tiếp là dân trí của cả cộng đồng Đó

là một sự nghiệp phải đầu tư, trong đó có những việc do cá nhân công dân phảilàm, có nhiều việc phải do Nhà nước thay mặt nhân dân thực hiện

21

Trang 23

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Thành tựu

* Về chính sách phát triển

Đảng và Nhà nước ban hành rất nhiều các chính sách nhằm bảo đảm sựphát triển của khoa học và công nghệ như: ưu tiên và tập trung mọi nguồn lựcquốc gia cho phát triển khoa học và công nghệ; áp dụng đồng bộ cơ chế, biệnpháp khuyến khích, ưu đãi nhằm phát huy vai trò then chốt và động lực của khoahọc và công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh,bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Phát triểnđồng bộ các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học

kỹ thuật và công nghệ; gắn nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ với nhiệm

vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tạo tiền đề hìnhthành và phát triển kinh tế tri thức

Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiêntiến và hiện đại, nghiên cứu làm chủ và tạo ra công nghệ mới nhằm đổi mới, nângcao trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh của sản phẩm Tập trung đầu tưxây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, chú trọng lĩnh vực khoa học và công nghệ ưutiên, trọng điểm quốc gia; áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để pháttriển, đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực khoa học và công nghệ Tạođiều kiện phát triển thị trường khoa học và công nghệ Khuyến khích, tạo điềukiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ, đổimới, nâng cao trình độ công nghệ Khuyến khích, tạo điều kiện để hội khoa học

và kỹ thuật, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghềnghiệp tham gia tư vấn, phản biện, giám định xã hội và hoạt động khoa học vàcông nghệ Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ; nângcao vị thế quốc gia về khoa học và công nghệ trong khu vực và thế giới

Ngoài ra, Đảng ta đã có một số nghị quyết về khoa học và công nghệ manglại hiệu quả to lớn như nghị quyết 37 của Bộ Chính trị khoá IV, Nghị quyết 26

22

Trang 24

của Bộ Chính trị khoá VI, Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Trungương 7 khoá VII Việc thực hiện các nghị quyết này đã bước đầu nâng cao tiềmlực khoa học và công nghệ của đất nước, thúc đẩy việc đưa các tiến bộ khoa học

và công nghệ vào sản xuất và đời sống, góp phần đưa nước ta ra khỏi tình trạngkhủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo ra những tiền đề cần thiết để bước vào thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trong thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản đểthể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối vớixây dựng, phát triển nhân lực khoa học và công nghệ Pháp luật trong lĩnh vựckhoa học và công nghệ đã được ban hành khá đầy đủ, với nhiều nội dung mới đãtạo cơ sở pháp lý hiệu lực cao, đầy đủ, thống nhất và đồng bộ cho việc tiếp tụcđổi mới mạnh mẽ, đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học vàcông nghệ, xem đó là khâu đột phá để thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quảhoạt động khoa học và công nghệ; phát huy vai trò, hiệu quả của các tổ chức khoahọc và công nghệ chủ lực trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và côngnghệ trọng điểm; phát triển mạnh thị trường khoa học và công nghệ; đổi mới cănbản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước và cơ chế xây dựng, triển khai các nhiệm

vụ khoa học và công nghệ theo hướng lấy mục tiêu và hiệu quả ứng dụng là tiêuchuẩn hàng đầu; chuyển các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ sang cơ chế tựchủ, tự chịu trách nhiệm và phương thức khoán sản phẩm khoa học và công nghệ;phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các quỹ trong lĩnh vực khoahọc và công nghệ; xây dựng đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãingộ xứng đáng nhân tài khoa học và công nghệ; thực hành dân chủ, tôn trọng vàphát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì sựphát triển của đất nước

Đặc biệt, Luật Khoa học và Công nghê Ÿ cũng đã tạo bước đột phá cơ bảntrong hoạt động khoa học và công nghệ, đó là: đổi mới về tổ chức khoa học vàcông nghệ; đột phá về chính sách sử dụng và đãi ngộ nhân lực khoa học và côngnghệ và công nghệ; đổi mới về phương thức đầu tư cho khoa học và công nghệ;đổi mới về ứng dụng kết quả nghiên cứu và phổ biến kiến thức khoa học và côngnghệ; đổi mới quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, tài chính cho nghiên cứu

23

Trang 25

khoa học và công nghệ thông qua quỹ phát triển khoa học và công nghê Ÿ quốc gia

và các quỹ phát triển khoa học và công nghệ; hội nhập quốc tế về khoa học vàcông nghệ; vinh danh các nhà khoa học, lấy ngày 18/5 hằng năm là “Ngày Khoahọc và Công nghê Ÿ Việt Nam”

Gần đây nhất, Đại hội XII của Đảng đã xác định vị trí, phương hướng pháttriển khoa học và công nghệ nước ta trong những năm tới là: “Phát triển mạnh mẽkhoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công nghệ thực sự là quốc sáchhàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại,kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh củanền kinh tế; bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh Đến năm 2020,khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫnđầu ASEAN; đến năm 2030, có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến thế giới”.Đây không chỉ là sự xác định phương hướng, đường lối, mà còn là sự quyết tâmcủa Đảng và Nhà nước ta trong công tác quản lý khoa học và công nghệ, phải làmsao để khoa học và công nghệ nước ta phát triển mạnh mẽ hơn, tránh tụt hậu sovới các nước khác trên thế giới

* Về khoa học xã hội và nhân văn

Nhiều kết luận khoa học đã được dùng làm cơ sở để soạn thảo các nghịquyết, hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phầnvào thành công của công cuộc đổi mới Khoa học xã hội và nhân vǎn đã góp phần

bổ xung, lý giải và làm rõ thêm những quan điểm của Đảng về con đường đi lênchủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và làm rõ thêm những quan điểm của Đảng về conđường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễncho việc lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởngcủa Đảng Các vấn đề về mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội,tǎng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, vǎn hoá và phát triển cũng đã đượcnghiên cứu sâu hơn Việc nghiên cứu các di sản lịch sử, vǎn hoá, vǎn minh và conngười Việt Nam tiếp tục có những phát hiện mới Việc tổng kết kinh nghiệmchiến tranh và phát triển lý luận nghệ thuật quân sự Việt Nam đã đạt một số kếtquả nhất định

24

Trang 26

Được định hướng đúng trong thời gian đổi mới vừa qua khoa học xã hội vànhân văn có điểu kiện thuận lợi hơn trước để phát triển các nghiên cứu cơ bảnchuyên sâu, đạt được nhiều thành tựu quan trọn trong tất cả các chuyên ngành:Triết học, Sử học, Chính trị học, Pháp luật, Kinh tế học, Văn học, Ngôn ngữ học,Nhân học, Nghệ thuật học, Tôn giáo học, Khoa học quản lý…Đặc biệt là nghiêncứu sâu sắc toàn diện hơn về các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, về quy lụâtphát triển chủ nghĩa tư bản hiện đại, những biến đổi của quan hệ quốc tế…Từ đóđưa ra dự báo về các xu hướng vận động của kinh tế - xã hội trong nước, khu vực

và thế giới

Việc quản lý tốt trong khoa học xã hội và nhân văn đã trực tiếp đưa lại cáctri thức toàn diện trong tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục,quản lý, ngôn ngữ, ngoại giao, tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, các vấn đề để đảmbảo ổn định chính trị an ninh – quốc phòng trong điều kiện hiện đại… Đây lànhững tiền đề, điều kiện không thể thiếu được để xây dựng, thực hiện và hoànthiện đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội từ vĩ mô đến vi mô ở cáccấp độ khác nhau, góp phần tạo ra môi trường nhân văn cho phát triển kinh tế - xãhội bền vững Đảng và Nhà nước ta đã nghiên cứu và chỉ ra mối quan hệ tác độngbiện chứng qua lại giữa tiến trình phát triển kinh tế - xã hội với các lĩnh vực khácnhau đan xen, chồng chéo giữa cá nhân - xã hội, phát hiện các vấn đề nảy sinh,đưa ra các lý giải về nguyên nhân và giải pháp để thúc đẩy sự phát triển bềnvững, phòng tránh được hậu quả bốn nguy cơ, nhằm mục tiêu bảo đảm phát triểndân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh

Quản lý tốt trong khoa học xã hội và nhân văn đã góp phần nâng cao dânkhí, dân trí tạo ra nền tảng văn hóa tinh thần của xã hội, cung cấp bồi dưỡng các

tố chất trí tuệ, tinh thần, tạo ra nguồn lực con người lao động mới đáp ứng yêucầu phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đội ngũ làmquản lý khoa học xã hội nhân văn còn là lực lượng xã hội quan trọng trực tiếpthực thi, hiện thực hóa nội dung đường lối, chính sách, kế hoạch phát triển đấtnước và góp phần tạo ra các thành quả của sự nghiệp đó Các cấp lãnh đạo vàquản lý nhà nước còn góp tiếng nói quan trọng tham gia tư vấn, phản biện, giámđịnh, chỉ ra các vướng mắc, hạn chế, thiếu sót, lý giải các nguyên nhân của tồn tại

25

Trang 27

khách quan và chủ quan của các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội, để

từ đó đưa ra phương hướng, biện pháp đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế xãhội bền vững

Qua tổng kết thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua các cơ quanquản lý khoa học công nghệ còn góp phần chỉ ra sự cần thiết của kế thừa phát huylàm giàu từ các nguồn lực mềm khác, từ các di sản giá trị văn hóa tinh thần và vậtchất truyền thống Nhờ đi sâu nghiên cứu các vấn đề lịch sử, văn hóa, nghệ thuật,ngôn ngữ, văn học, tôn giáo tín ngưỡng đặc điểm tư duy, bản sắc văn hóa của conngười Việt Nam đưa ra các tiêu chí của hệ thống giá trị định hướng xây dựng nềnvăn học Việt Nam theo hệ thống chuẩn mực giá trị chân – thiện – mỹ tiến bộ, hộinhập vào xu thế phát triển của nhân loại mà vẫn giữ vững được bản sắc văn hóadân tộc

* Về kinh tế

Đã làm rõ được các vấn đề thể chế, cơ chế kinh tế, các quy luật vận động,các xu hướng lớn của quá trình chuyển đổi thể chế từ kinh tế kế hoạch hóa tậptrung quan liêu bao cấp cũ sang xây dựng thể chế kinh tế thị trường theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Làm rõ sự tất yếu và các tiến độ phát triển, vaitrò các thành phần khi phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần: khu vực kinh

tế nhà nước; khu vực kinh tế tập thể; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhànước; thể chế kinh tế mở, hội nhập Nghiên cứu sâu hơn về vai trò, chức năng củanhà nước trong hệ thống kinh tế thị trường mở cửa hội nhập; đưa ra giải phápngăn chặn các khả năng tái lập cơ chế tập trung kế hoạch hóa quan liêu bao cấp

cũ Tiếp tục nghiên cứu các điều kiện thực hiện thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Làm rõ được mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau của cácvấn đề trên nhằm bảo đảm tiến trình thực hiện hóa trong thực tiễn phát triển nềnkinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Bên cạnh đó làmsáng tỏ tư duy mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa ra một quan niệm mới

về công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nông nghiệp - nông thôn, xây dựng và pháttriển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam

26

Ngày đăng: 20/04/2024, 08:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w