Khoa học công nghệ là một bộ phận quan trọng của lực lượng sản xuất, là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội
lOMoARcPSD|39475011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC VẬN DỤNG GIÁ TRỊ CỦA HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI ĐỂ LUẬN GIẢI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Học viên: Trần Hồng Hạnh Mã HV: 2023700039 Lớp: CH Ngôn ngữ Trung Quốc K13 TS Trần Thị Bích Huệ GVHD: TS Lê Thị Hương HÀ NỘI, 10 - 2023 Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 MỤC LỤC BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT 4 MỞ ĐẦU 5 1 Lý do nghiên cứu đề tài 5 2 Phương pháp nghiên cứu 6 3 Kết cấu tiểu luận 6 NỘI DUNG 7 Chương 1 Khái quát về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội 7 1.1 Phương pháp tiếp cận về xã hội của triết học Mác – Lenin 7 1.2 Nội dung cơ bản của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội 8 1.2.1 Sản xuất vật chất – nền tảng của sự vận động, phát triển xã hội 8 1.2.2 Biện chứng của sự phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất – quy luật cơ bản của sự vận động, phát triển các phương thức sản xuất trong lịch sử 8 1.2.3 Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng – quy luật cơ bản của sự vận động, phát triển trong cơ cấu tổng thể của đời sống xã hội 9 1.2.4 Cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội và quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội 10 1.3 Giá trị khoa học, cách mạng của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội 11 Chương 2 Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội để luận giải vấn đề phát triển khoa học công nghệ của việt nam hiện nay 12 2.1 Khoa học công nghệ là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội 12 Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 2.2 Đặc điểm phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam hiện nay 13 2.2.1 Một số quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số 13 2.2.2 Thành tựu trong phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo vào chuyển đổi số ở Việt Nam 14 2.2.4 Hạn chế trong phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo vào chuyển đổi số ở Việt Nam 16 2.3 Kiến nghị giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam hiện nay 17 KẾT LUẬN 18 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT Kí tự Nội dung HT HTKTXH Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội QHSX Quan hệ sản xuất LLSX Lực lượng sản xuất CSHT Cơ sở hạ tầng KTTT Kiến trúc thượng tầng KHCN Khoa học công nghệ ĐMST Đổi mới sáng tạo CĐS Chuyển đổi số Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 MỞ ĐẦU 1 Lý do nghiên cứu đề tài Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một trong những học thuyết quan trọng nhất của chủ nghĩa duy vật lịch sử Học thuyết này đã chỉ ra rằng, sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử - tự nhiên, diễn ra theo các quy luật khách quan Trong đó, lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định, là nhân tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển của xã hội Khoa học công nghệ là một bộ phận quan trọng của lực lượng sản xuất, là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa Để đạt được mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, việc phát triển khoa học công nghệ là vô cùng quan trọng Tuy nhiên, hiện nay, nền khoa học công nghệ của Việt Nam còn non trẻ, trình độ khoa học công nghệ còn thấp so với các nước phát triển Do đó, việc nghiên cứu đề tài "Vận dụng giá trị của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội để luận giải vấn đề phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam hiện nay" là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng Mục tiêu nghiên cứu: - Làm rõ vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội - Phân tích đặc điểm phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam hiện nay - Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội để luận giải vấn đề phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam hiện nay - Đề xuất các giải pháp phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam trong thời gian tới Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: nắm vững các khái niệm, nguyên lý, quy luật của học thuyết hình thái kinh tế xã hội, từ đó có thể vận dụng một cách đúng đắn và hiệu quả trong việc luận giải vấn đề phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam hiện nay - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: thu thập, đánh giá các thông tin, số liệu thực tế về tình hình phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam hiện nay - Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích, tổng hợp các thông tin, số liệu thực tế thu thập được, từ đó rút ra những kết luận, kiến nghị có giá trị khoa học 3 Kết cấu tiểu luận Bài tiểu luận gồm 3 phần Phần 1 Mở đầu Phần 2 Nội dung Chương 1 Khái quát về học thuyết hình thái kinh tế xã hội Chương 2.Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam hiện nay Phần 3 Kết luận Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 NỘI DUNG Chương 1 Khái quát về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một học thuyết cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, giải quyết vấn đề bản chất của lịch sử và quy luật vận động của lịch sử Theo học thuyết này, lịch sử phát triển của xã hội loài người là quá trình vận động và phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội 1.1 Phương pháp tiếp cận về xã hội của triết học Mác – Lenin Xuất phát từ con người hiện thực để giải thích toàn bộ đời sống xã hội và lịch sử Khái niệm “con người hiện thực” là chỉ con người “bằng xương băng thịt” (tức mỗi cá nhân) đang sống và hoạt động trong những điều kiện lịch sử nhất định với những quan hệ xã hội hiện thức của nó và được quy định bởi những điều kiện vật chất khách quan, tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của nó Từ góc độ tiếp cận khái niệm “con người hiện thực” như vậy, tất yếu đi tới những quan điểm duy vật về xã hội và lịch sử Đó là những quan điểm cơ bản sau đây: - Nhu cầu đầu tiên mang tính tất yêu đối với sự sinh tồn của con người là nhu cầu “kiếm sống”, nhu cầu phải tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để đáp ứng những nhu cầu - Quá trình sản xuất vất chất chính là quá trình cải biến giới tự nhiên, làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của con người, biểu hiện trình độ chinh phục giới tự nhiên, môi trường tự nhiên của con người - Quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất của xã hội (tức các quan hệ kinh tế hay quan hệ sản xuất) Toàn bộ những quan hệ xã hội giữa con người với con người ấy tất yếu phải phụ thuộc vào trình độ phát triển thực tế của các lực lượng sản xuất khách quan đã được tạo ra trong các điều kiện lịch sử xác định Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 Quan điểm đó cho thấy: xã hội là một hệ thống cơ cấu thống nhất của các lĩnh vực cơ bản tạo thành mỗi “hình thái xã hội” hay “hình thái kinh tế - xã hội” Cũng từ quan niệm ấy tất yếu dẫn tới quan niệm duy vật về tính “lịch sử - tự nhiên” của sự phát triển các hình thái đó 1.2 Nội dung cơ bản của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội 1.2.1 Sản xuất vật chất – nền tảng của sự vận động, phát triển xã hội Là quá trình mà trong đó con người sử dụng công cụ lao động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên để tạo ra của cải xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người - Vai trò của sản xuất vật chất: + Trực tiếp tạo ra tư liệu sinh hoạt của con người duy trì sự tồn tại của xã hội loài người + Là tiền đề của mọi hoạt động lịch sử của con người, hình thành nên quan hệ kinh tế - vật chất + Là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người, qua lao động → ngôn ngữ 1.2.2 Biện chứng của sự phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất – quy luật cơ bản của sự vận động, phát triển các phương thức sản xuất trong lịch sử Phương thức sản xuất là sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là: cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội con người Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất thể hiện ở 3 khía cạnh: Lực lượng sản xuất nào quan hệ sản xuất đó, khi lực lượng sản xuất thay đổi thì quan hệ sản xuất cũngthay đổi, nội dung quan hệ sản xuất do lực lượng sản xuất quyết định Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 Quan hệ sản xuất lại tác động ngược lại lực lượng sản xuất theo 2 chiều hướng: Nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thì sẽ tạo đà phát triển cho LLSX, ngược lại nếu QHSX không phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thì sẽ cản trở LLSX phát triển Để xét sự phù hợp giữa QHSX và LLSX ta xét các khía cạnh sau: - Sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành LLSX - Sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành QHSX - Sự kết hợp đúng đắn giữa LLSX với QHSX - Tạo điều kiện tối ưu sử dụng và kết hợp giữa lao động và TLSX - Tạo điều kiện hợp lý cho người lao động sáng tạo trong sản xuất và hưởng thụ thành quả vật chất, tinh thần của lao động 1.2.3 Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng – quy luật cơ bản của sự vận động, phát triển trong cơ cấu tổng thể của đời sống xã hội Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận động hiện thực của chúng, hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội với những thiết chế xã hội tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầngnhất định Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội là 1 trong 2 quy luật cơ bản của sự vận động và phát triển lịch sử xã hội loài người Trong mối quan hệ này cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng Bởi vì, quan hệ vật chất quyết định quan hệ tinh thần; tính tất yếu kinh tế xét đến cùng tính tất yếu chính trị - xã hội CSHT như thế nào thì KTTT như thế đó, QHSX nào là thống trị thì nó sẽ tạo ra một KTTT như thế ấy , giai cấp nào mà thống trị trong xã hội thì toàn bộ tư tưởng của giai cấp đó sẽ là tư tưởng thống trị Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 trong xã hội CSHT mà mất đi, CSHT mới ra đời thì sớm hay muộn KTTT cũng mất đi để ra đời một KTTT mới Nội dung của KTTT do CSHT quy định Sự tác động trở lại của kiến trúc thương tầng với cơ sở hạ tầng: - Kiến trúc thượng tầng củng cố, hoàn thiện và bảo vệ cơ sở hạ tầng sinh ra nó Suy cho cùng vẫn là bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, ngăn chặn CSHT mới, xóa bỏ tàn dư CSHT cũ; định hướng, tổ chức, xây dựng chế độ kinh tế - Nếu KTTT tác động đến CSHT cùng chiều với quy luật kinh tế thì sẽ đẩy xã hội phát triển, hoặc ngược lại KTTT chính trị có vai trò lớn nhất do phản ánh trực tiếp CSHT, là biểu hiện tập trung của kinh tế 1.2.4 Cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội và quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội Hình thái kinh tế- xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu QHSX đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất địnhcủa LLSX và với một KTTT tương ứng được xây dựng trên kiểu QHSX đó Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội: Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Sự phát triển này là 1 quá trình lịch sử tự nhiên do các lý do sau: - Sự vận động và phát triển của xã hội tuân theo các quy luật khách quan - Nguồn gốc của mọi sự vận động và phát triển của xã hội đều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của LLSX xã hội - Sự vận động này cong bị ảnh hưởng bởi các điều kiện lịch sử, cụ thể từng quốc gia, dân tộc, khu vực tạo nên sự thống nhất trong sự khác biệt, phong phú, đa dạng → phát triển không đồng đều Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 1.3 Giá trị khoa học, cách mạng của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội - Là một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội Khắc phục quan điểm duy tân, duy vật siêu hình về xã hội, bác bỏ cách miêu tả xã hội một cách chung chung, phi lịch sử - Vạch ra nguồn gốc động lực bên trong của sự phát triển xã hội, tìm ra nguyên nhân và những cơ sở của sự xuất hiện và biến đổi của các hiện tượng xã hội - Cung cấp cơ sở phương pháp luận chung của các khoa học xã hội, là một trong những nền tảng lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học - Cung cấp những tiêu chuẩn thực sự duy vật, khoa học cho việc phân kỳ lịch sử, giúp con người hiểu được lôgic khách quan của quá trình tiến hóa xã hội - Là một trong những thế giới quan phương pháp luận khoa học quan trọng cho việc hoạch định chủ trương đường lối cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 Chương 2 Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội để luận giải vấn đề phát triển khoa học công nghệ của việt nam hiện nay 2.1 Khoa học công nghệ là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội Theo học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác, hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù lịch sử - xã hội phản ánh một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong lịch sử phát triển của xã hội loài người Trong đó, lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định trực tiếp sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội, còn quan hệ sản xuất là cơ sở của lực lượng sản xuất và là sự phản ánh của lực lượng sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định Khoa học công nghệ là một thành tố quan trọng của lực lượng sản xuất Khoa học công nghệ là hệ thống tri thức về các quy luật tự nhiên, xã hội và con người, được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh, đời sống xã hội Khoa học công nghệ có vai trò quyết định đến việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng khoa học công nghệ là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội Khoa học công nghệ có vai trò quyết định đến sự phát triển của lực lượng sản xuất, là cơ sở của sự phát triển của quan hệ sản xuất, và do đó, là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội Trong lịch sử nhân loại, sự phát triển của khoa học công nghệ đã dẫn đến sự thay đổi của nhiều hình thái kinh tế - xã hội Ví dụ, sự phát minh ra máy hơi nước đã dẫn đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản công nghiệp, sự ra đời của máy tính điện tử đã dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế tri thức Sự phát minh ra điện và điện tử đã dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản hậu công nghiệp Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông đã dẫn đến sự ra đời của nền kinh tế tri thức Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được coi là cơ sở quan trọng hàng đầu Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 cho sự phát triển nhanh và bền vững Hiện nay, trước những thách thức đặt ra từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình hội nhập quốc tế, Đại hội XIII của Đảng đặc biệt chú trọng vai trò của khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đó là một trong những đột phá chiến lược phát triển đất nước giai đoạn tới Phát triển mạnh khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số được Đảng xác định là động lực chính của tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hiện nay Hướng trọng tâm hoạt động khoa học, công nghệ vào phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển chiều sâu góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế 2.2 Đặc điểm phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam hiện nay 2.2.1 Một số quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Trong thập kỷ qua, phát triển KH&CN, ĐMST được nhấn mạnh trong nhiều văn bản chính sách của Nhà nước như: Quyết định 569/QĐ-TTg năm 2022 về Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành; Quyết định 36/QĐ-TTg năm 2021 về Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành và nhiều chương trình hỗ trợ thúc đẩy KHCN cũng đã được triển khai từ 2010 như Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010); Chương trình nghiên cứu, đào tạo và xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao (Quyết định số 348/QĐ - TTg ngày 22/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ); Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020 (Quyết định 1062/QĐ-TTg ngày 14/06/2016); Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016) Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó nhấn mạnh: tập trung thúc đẩy phát triển, tạo bứt phá về hạ tầng, Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 ứng dụng và đào tạo nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông; phát triển hạ tầng kết nối số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người dân dễ dàng và bình đẳng trong tiếp cận cơ hội phát triển nội dung số, nền quản trị thông minh; ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp và du lịch thông minh, đô thị thông minh Tháng 6/2020, Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu phát triển Chính phủ số, phát triển kinh tế số và phát triển xã hội số Trong khu vực quản lý Nhà nước, Chính phủ đã thành lập Ủy ban Chính phủ điện tử, phục vụ cho mục tiêu quản lý vĩ mô trong điều kiện phát triển kinh tế số nói chung và nền tảng số nói riêng 2.2.2 Thành tựu trong phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo vào chuyển đổi số ở Việt Nam Một là, lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đã đóng góp vào xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách, trực tiếp nhất là Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng; thực hiện các chương trình, nhiệm vụ khoa học lớn, như Đề án Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam; xây dựng bộ Địa chí quốc gia Việt Nam; nghiên cứu các xu thế mới của thế giới (như cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ) Hai là, khoa học cơ bản đạt được nhiều thành tựu, thể hiện qua các chỉ số xếp hạng, công bố quốc tế Số lượng bài báo công bố quốc tế ISI của Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020 tăng trung bình 20% Riêng trong năm 2020, công bố quốc tế của Việt Nam tăng 45% so với năm 2019 Ba là, khoa học - công nghệ ứng dụng thể hiện những bước tiến rõ nét về trình độ công nghệ Chỉ số đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011 - 2015 lên 45,2% giai đoạn 2016 - 2020 Khoa học - công nghệ ngày càng đóng góp nhiều vào giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa Bốn là, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 5,8%/năm (cao hơn mức 4,3%/năm của giai đoạn 2011 - 2015) Tỷ trọng giá trị Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng từ 19% năm 2010 lên khoảng 50% năm 2020 Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong những năm gần đây liên tục tăng vượt bậc, năm 2020 xếp thứ 42/131 quốc gia, dẫn đầu nhóm quốc gia có cùng mức thu nhập và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a) Năm là, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam bắt đầu được hình thành và phát triển Hiện nay, có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam Số lượng vốn được công bố đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đạt xấp xỉ 1 tỷ USD liên tiếp trong 2 năm gần đây, tăng gấp 3 lần so với năm 2017, đưa Việt Nam trở thành quốc gia năng động thứ 3 Đông Nam Á về khởi nghiệp sáng tạo Sáu là, nghiên cứu khoa học - công nghệ đã có nhiều đóng góp tích cực trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19 Đây là kết quả của đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ trong một thời gian dài, đã tạo nền tảng để các tổ chức nghiên cứu phát triển nhanh các sản phẩm, như test-kit, vắc-xin, rô- bốt tự hành, công nghệ truy vết Bảy là, hoạt động khoa học - công nghệ liên tục đổi mới, tham gia hiệu quả vào các khâu trong quá trình sản xuất của các ngành, lĩnh vực: Trong lĩnh vực nông nghiệp: khoa học - công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng của ngành và 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, góp phần đưa Việt Nam vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà-phê, hồ tiêu, cao su, điều nhân Trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông: hoạt động khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo tiếp tục hỗ trợ phát triển sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu Việt Nam có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao trên thị trường; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, làm chủ công nghệ trong các lĩnh vực cơ khí chế tạo, thiết bị điện, công nghiệp hỗ trợ Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 Trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: nhiều công nghệ và kỹ thuật tiên tiến đã được áp dụng trong chẩn đoán và điều trị, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, giảm chi phí cho người dân và xã hội Dù là nước đang phát triển, nhưng Việt Nam đã nằm trong tốp 3 khu vực Đông Nam Á và 43 nước trên thế giới tự sản xuất được vắc-xin, rất thành công trong công tác phòng ngừa và thanh toán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; làm chủ được các kỹ thuật và công nghệ y học hiện đại ở trình độ cao, như ghép tạng và đa tạng, Đặc biệt, trong đại dịch COVID-19, chúng ta đã kịp thời đặt hàng nghiên cứu, phát triển kít xét nghiệm nhanh, hỗ trợ truy vết người tiếp xúc, thiết kế, sản xuất rô-bốt, máy thở, phác đồ điều trị và kháng thể đơn dòng để sản xuất thuốc đặc hiệu điều trị COVID-19, nghiên cứu để sản xuất vắc-xin Trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia: khoa học - công nghệ đã góp phần thiết kế, chế tạo mới và cải tiến được nhiều loại vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật công nghệ cao; xây dựng được các hệ thống giám sát và kiểm soát an toàn, an ninh thông tin trên không gian mạng 2.2.4 Hạn chế trong phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo vào chuyển đổi số ở Việt Nam Một là, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự trở thành động lực và nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội, cho tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và tăng năng suất lao động xã hội Nhiều quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương chưa dựa trên cơ sở khoa học chuyên sâu, dẫn đến đầu tư dàn trải, thiếu tính khả thi Một số nhiệm vụ nghiên cứu chưa bám sát yêu cầu sản xuất và đời sống Hai là, trình độ khoa học - công nghệ quốc gia nhìn chung còn khoảng cách so với nhóm đầu khu vực Đông Nam Á Trừ một số lĩnh vực có tốc độ đổi mới công nghệ khá nhanh, như công nghệ thông tin - viễn thông, dầu khí, hàng không, tài chính - ngân hàng , nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới Năng lực hấp thụ và đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trong nước Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 còn hạn chế Năng lực nghiên cứu ứng dụng của các cơ sở giáo dục đại học còn khiêm tốn Ba là, hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách còn thiếu đồng bộ, chưa thực sự tạo động lực cho phát triển khoa học - công nghệ và ứng dụng kết quả khoa học - công nghệ vào sản xuất, nhất là các chính sách đầu tư, thuế, đấu thầu Cơ chế, chính sách chưa tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các sản phẩm khoa học - công nghệ trong nước và nước ngoài được trao đổi, mua bán trên thị trường Còn thiếu những cơ chế, chính sách thực sự khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới, nhập khẩu công nghệ, nhất là đối với những ngành, lĩnh vực chủ lực, mũi nhọn để nhanh chóng ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao Các trung tâm dịch vụ khoa học - công nghệ chưa thực sự phát huy hiệu quả trong việc thúc đẩy dịch vụ môi giới, chuyển giao, tư vấn, đánh giá, định giá, thẩm định, giám định công nghệ Bốn là, đầu tư cho khoa học - công nghệ còn hạn chế; tỷ lệ chi cho khoa học - công nghệ chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước Đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ tuy có tăng về số lượng nhưng chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Năm là, cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị cho hoạt động khoa học - công nghệ còn thiếu và chưa đồng bộ Sáu là, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ở Việt Nam đang trong quá trình hình thành, các thành tố và các mối quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia đang từng bước được hoàn thiện và còn mờ nhạt 2.3 Kiến nghị giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam hiện nay Nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, doanh nghiệp và người dân về vai trò của khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 Đổi mới cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo Tăng cường đầu tư cho khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học - công nghệ Hoàn thiện hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, tăng cường liên kết giữa các thành tố trong hệ thống KẾT LUẬN Khoa học công nghệ là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó việc phát triển khoa học công nghệ là vô cùng quan trọng Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội để luận giải vấn đề phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam hiện nay, có thể thấy rằng: Sự phát triển của khoa học công nghệ là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Khoa học công nghệ có vai trò quyết định trong việc nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, tạo ra các ngành kinh tế mới, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Sự phát triển của khoa học công nghệ là yêu cầu tất yếu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại Nền kinh tế công nghiệp hiện đại là nền kinh tế dựa trên khoa học công nghệ Để thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam cần phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ Sự phát triển của khoa học công nghệ là yêu cầu tất yếu của quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam với kinh tế thế giới Trong bối cảnh hội nhập, Việt Nam cần tiếp thu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ của các nước tiên tiến, nâng cao trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 Tuy nhiên, nền khoa học công nghệ của Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, trình độ khoa học công nghệ còn thấp so với các nước phát triển Để phát triển khoa học công nghệ, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, tăng cường liên kết giữa cơ quan nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp và nhà nước Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Văn Tài, Phạm Văn Sinh (2017), Giáo trình Triết Học (Dùng trong đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khoa học xã hội và nhân văn không chuyên ngành Triết học), NXB Đại học Sư Phạm 2 Phạm Tú Tài, Chu Thị Lê Anh (2023), “Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và khuyến nghị”, Tạp chí Giáo dục lý luận 3 Viện năng suất Việt Nam (2021), Báo cáo năng suất Việt Nam 2020, Hà Nội 4 TS Lê Xuân Định (2022), “Tạo đột phá để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước nhanh, bền vững”, Tạp chí Cộng Sản Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com)