Ngày nay khoa học đã phát triển hơn nhiều, nội dung của môn phụ sản mở rộng ra bao gồmcó 4 phần: + Phụ khoa+ Sản khoa+ Sơ sinh sớm: trong 7 ngày đầu sau khi đẻ+ Kế hoạch hóa gia đình: cá
Phương pháp giảng dạy
Thuyết trình, giảng dạy tích cực, có tranh ảnh minh hoạ.
8 Phương pháp đánh giá: Câu hỏi lựa chọn QCM, câu hỏi đúng, sai.
Tài liệu học tập
- Bài giảng sản phụ khoa, tập I Bộ môn phụ sản trường Đại học Y Hà Nội.
1 Tên bài :TÍNH CHẤT THAI NHI VA PHẦN PHỤ ĐỦ THÁNG
3 Thờigian :4 Địa điểm : giảng đường.
Mục tiêu học tập
5.1 Kể được các đường kính của đầu thai nhi.
5.2 Mô tả được những nét chính của tuần hoàn thai.
5.3 Trình bày được cấu tạo và chức năng của bánh rau.
5.4 Kể được thành phần, chức năng của cuống rốn và nước ối.
Nội dung chính
Cấu tạo giải phẫu
Cơ thể được chia làm ba phần là đầu, thân và chi trong đó đầu là bộ phận rắn nhất và quan trọng nhất khi đẻ bởi vì nếu đầu lọt qua tiểu khung và sổ ra ngoài qua eo dưới thì nói chung, vai (đại diện cho thân) và mông (đại diện cho chi) cũng sẽ qua được và sổ dễ dàng.
- Đầu thai nhi có hai phần bao gồm hộp sọ và mặt Hộp sọ lại được chia thành hai vùng : + Vùng đỉnh gồm các xương có các khớp và hội tụ của các khớp tạo nên các thóp (thóp trước và thóp sau), và các rãnh khớp cho phép các khớp xương vùng này trở thành bán động Nhờ các đường khớp này và các thóp nên khi khó khăn, các rãnh khớp này giúp cho các xương chồng lên nhau, đầu thai thu nhỏ đường kính lại để lọt và sổ dễ dàng.
+ Vùng đáy sọ gồm các xương cứng, chắc không thể thu nhỏ lại được.
- Đầu thai nhi có hai thóp là thóp trước và thóp sau Thóp trước có hình trám, nằm phía trước.
Thóp sau hình hai cạnh của tam giác, giống hình chữ lam- đa (λ) , nằm phía sau là điểm mốc của ngôi chỏm.
Kích thước đầu của thai nhi được xác định thông qua các đường kính của hộp sọ Những đường kính này bao gồm đường kính ngang, đường kính trước sau và đường kính trên dưới Đường kính ngang là khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm ở hai bên hộp sọ Đường kính trước sau là khoảng cách từ xương trán đến xương chẩm Đường kính trên dưới là khoảng cách từ đỉnh hộp sọ đến nền hộp sọ.
Kích thước của đầu rất quan trong cơ chế đẻ.
+ Có 5 đường kính trước sau:
• Hạ chẩm - thóp trước : 9,5cm, là đường kính lọt của ngôi chỏm cúi tốt
• Hạ chẩm - trán : 11 cm thể hiện đầu cúi vừa.
• Chẩm - trán : 13 cm là đường kính của ngôi thóp trước.
• Thượng chẩm - cằm : 13,5 cm là đường kính của ngôi trán.
+ Có một đường kính trên - dưới:
• Hạ cằm - thóp trước: 9,5 cm là đường kính lọt cho ngôi mặt , là một kiểu ngôi chỏm mà đầu ngửa tốt (ngửa tối đa)
+ Có hai đường kính ngang :
• Vòng đầu lớn : qua thượng chẩm và cằm dài 34 cm.
• Vòng đầu bé : qua hạ cằm và thóp trước dài 33 cm.
+ Cổ của thai nhi giúp cho thai quay được dễ dàng để lựa chọn các đường kính lọt và sổ dễ dàng Cổ thai nhi gồm các đốt sống nối tiếp nhau và chỉ chịu đựng được một lực kéo tối đa là 50 kg.
Nếu bị kéo mạnh, các đốt sống cổ sẽ bị dãn, làm tổn thương đến thần kinh hoặc tuỷ, dẫn đến tử vong hoặc liệt.
- Đường kính lưỡng mỏm vai : 12 cm khi thu hẹp chỉ còn 9cm - Đường kính lưỡng ụ đùi : 9 cm
- Đường kính cùng chầy : 11 cm khi thu hẹp chỉ còn 9cm, là đường kính lọt của ngôi mông Nói chung, phần thân và chi của thai ít quan trọng trong cơ chế đẻ, vì đầu đã xuôi (lọt và sổ) thì thân và chi cũng sẽ lọt và sổ dễ dàng.
- Khi vòng đầu nằmg trong giới hạn bình thường thì đầu mới có thể qua được khung chậu bình thường.
- Chỉ khi đầu cúi tốt, hoặc là ngửa tốt (có đường kính lọt là 9,5cm) đầu mới lọt qua được eo trên.
- Khi đường kính lưỡng đỉnh > 9,5 cm là đầu to, phải xem xét làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm hay là mổ lấy hai.
- Khi đường kính lưỡng mỏm vai to, dễ gây mắc vai khi sổ vai phải dùng thủ thuật lấy vai sau.
- Khi đỡ đẻ, chú ý thì kéo đầu để tránh sang chấn do chấn thương tuỷ sống và thần kinh cổ.
Chức năng sinh lý của các cơ quan
- Tim có 4 buồng nhưng hai tâm nhĩ thông với nhau qua lỗ Botal.
- Ống động mạch là cầu nối (shunt) động mạch chủ và động mạch phổi.
- Từ động mạch hạ vị có hai động mạch rốn đi đến bánh rau để trao đổi chất dinh dưỡng và oxy.
- Tĩnh mạch rốn từ bánh rau đưa máu nhiều chất dinh dưỡng và oxy đến thai nhi.
- Máu giàu chất dinh dưỡng và oxy từ bánh rau, qua ống Arantius đổ vào tĩnh mạch chủ dưới, trộn lẫn với máu tĩnh mạch từ nửa dưới cơ thể đổ vào tâm nhĩ phải, qua lỗ Botal sang tâm nhĩ trái.
- Máu từ tâm nhĩ đến tâm thất phải rồi vào động mạch phổi, qua ống động mạch sang động mạch chủ và đi khắp cơ thể.
Khi thai nhi chào đời, phổi hầu như không hoạt động dù đã có các động tác thở Lúc này, các phế nang và tiểu phế quản vẫn chứa đầy nước Tuy nhiên, ngay khi sinh, các chất dịch này nhanh chóng được tiêu đi, đồng thời chất surfactant (chất căng bề mặt) sẽ giúp cho các phế nang không bị xẹp lại khi có nhịp thở đầu tiên, hỗ trợ quá trình thở của trẻ ngay sau khi chào đời.
- Sự trao đổi chất được thực hiện qua bánh rau.
Bộ máy tiêu hoá đã hoàn chỉnh nhưng chưa hoạt động, năng lượng cung cấp cho thai nhi phát triển đều được hấp thu qua bánh rau Trong ruột thai nhi có một ít tế bào niêm mạc đường tiêu hoá bong ra, sắc tố mật và muối mật do gan bài tiết và các dịch nhầy do các tuyến đường tiêu hoá tiết ra, tạo nên một chất đặc quánh là phân su.
Từ tuần thai thứ 22 đến 35, các cầu thận đã phát triển hoàn chỉnh Tuy nhiên, lưu lượng máu qua các cầu thận rất ít, chỉ đủ duy trì mức lọc tối thiểu Do bánh rau thực hiện chức năng bài tiết nên thai nhi vẫn có thể sống và phát triển bình thường trong thời gian này.
Hình thành rất sớm, bài tiết một số hormon tham gia vào chuyển hoá của cơ thể Cơ quan sinh dục đã hoàn chỉnh nhưng chưa hoạt động
Não đã hoàn chỉnh nhưng các nếp nhăn ở vỏ não ít chứng tỏ các tế bào não chưa phát triển nên thai nhi chịu đựng mức độ thiếu oxy cao hơn bình thường Do tủy sống đã được giải phóng nên thai nhi có thể cử động tự do hơn.
- Trung tâm điều hoà thân nhiệt chưa hoàn chỉnh nên khi sinh ra dễ bị biến loạn về thân nhiệt.
Phần phụ đủ tháng
Bánh rau có cấu tạo giải phẫu đặc biệt, hình tròn dẹt như đĩa, mỏng dần từ trong ra ngoài, gồm hai mặt: một mặt tiếp xúc với cơ tử cung, mặt kia hướng vào buồng ối Bánh rau được chia thành các múi riêng biệt, đường kính trung bình 15-20 cm, dày nhất ở trung tâm (2-3 cm) và mỏng dần về rìa (0,5 cm).
+ Là sự kết hợp vùng ngoại sản mạc nơi rau bám dầy lên hình thành ba lớp : lớp đáy, lớp đặc và lớp xốp để tạo thành các sản bào và hồ huyết.
+ Là vùng trung sản mạc phát triển mạnh, dầy lên hình thành bánh rau.
+ Có hai loại gai rau :
• Gai bám nóc có nhiệm vụ treo giữ các múi rau.
• Gai dinh dưỡng là những gai rau tự do nằm trong các hồ huyết Trong lòng các gai rau này có các mạch máu làm nhiệm vụ dinh dưỡng.
• Bề mặt những gai rau này có lớp hội bào thực hiện nhiệm vụ trao đổi chất và oxy giữa thai với máu mẹ.
- Chức năng của bánh rau : + Thực hiện nhiệm vụ trao đổi chất chuyển hoá và oxy giữa thai với máu mẹ.
+ Chức năng nội tiết : chế tiết hCG và một số steroid khác để tham gia vào quá trình duy trì và giúp thai phát triển.
• Ngăn cản một số mầm bệnh, không cho qua màng rau sang thai nhi để gây bệnh.
• Ngăn cản một số thuốc có phân tử lượng lớn tránh gây độc cho thai.
• Đưa kháng thể từ mẹ sang con để chống lại sự nhiễm khuẩn.
6.3.2 Các màng rau : có ba màng rau là nội sản mạc, trung sản mạc và ngoại sản mạc.
+ Ngoại sản mạc : phát triển không đều, phần ngoài mỏng Phần rau bám phát triển rất mạnh tạo thành lớp đáy, lớp đặc và lớp xốp (là ranh giới bánh rau bong ra).
+ Trung sản mạc bao bọc và dính chặt với nội sản mạc Phần phát triển mạnh nhất trở thành bánh rau.
- Nội sản mạc là màng trong cùng bao bọc buồng ối.
- Dây rốn (còn gọi là cuống rốn), dài từ 45-60 cm, một đầu bám vào rốn thai nhi, còn đầu kia bám vào bánh rau (thường là ở giữa), giống như một ống thông nối hai đầu giữa bánh rau và bụng thai nhi.
Dây rốn gồm ba mạch máu: hai động mạch rốn vận chuyển máu chưa chuyển hóa từ thai nhi đến nhau thai, và một tĩnh mạch rốn vận chuyển máu giàu oxy và dinh dưỡng từ nhau thai đến nuôi dưỡng thai nhi.
- Trong cuống rốn có thạch Wharton, một chất nhầy trong, nuôi dưỡng các mạch máu của dây rốn.
Nước ối
- Thể tích bình thường từ 500 –1000ml.
- Thành phần : 95% là nước, muối khoáng , glxit, lipit, hormon, các men vàcó pH kiềm.
- Nước ối đựơc sinh ra từ nước tiểu của thai nhi, quada, phế quản, từ màng rụng của người mẹ
Nước ối là một môi trường năng động, liên tục được đổi mới để duy trì thành phần tối ưu cho sự phát triển của thai nhi Nước ối được bào thai nuốt vào và thấm qua các màng bao quanh, giúp loại bỏ các chất thải và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết Quá trình đổi mới nước ối diễn ra rất nhanh chóng, cứ khoảng ba giờ thì toàn bộ lượng nước ối sẽ được thay thế một lần, đảm bảo thai nhi luôn được bao bọc trong một môi trường trong lành và lý tưởng cho sự phát triển.
Nước ối có vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ thai nhi khỏi các chấn thương bên ngoài Nó cung cấp môi trường tự do cử động, giúp thai nhi dễ dàng điều chỉnh vị trí trong tử cung Khi quá trình chuyển dạ bắt đầu, màng ối sẽ căng ra và góp phần làm mở rộng cổ tử cung.
7 Phương pháp :dạy và học tích cực.
8 Phương pháp đánh giá:các câu hỏi và bài tập lượng giá.
9 Tài liệu học tập: - Tài liệu phát tay - Bộ môn phụ sản trường ĐHYHN.
- Dương Thị Cương, Nguyễn Đức Hinh : Sản khoa dành cho thày thuốc thực hành, Viện BVBMTSS,1997.
Tên bài:NHỮNG THAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CỦA NGƯỜI PHỤ
Bài giảng: lý thuyếtThời gian giảng: 02 tiết Địa điểm giảng bài: giảng đường