1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

bài giảng đào tạo kỹ năng chuyên môn cho cán bộ tuyến huyện xét nghiệm nxb y học 2005 trần chí liêm 250 trang

248 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ Năng Chuyên Môn Cho Cán Bộ Tuyến Huyện Xét Nghiệm
Tác giả Trần Chí Liêm, Phạm Văn Linh, Hoàng Ngọc Chương, Nguyễn Dung, Trần Văn Hưng, Lê Đình Khánh, Đặng Thế Tháp, Phạm Quốc Bảo, Phạm Văn Tác, Hoàng Thị Thu Hương, Đỗ Thanh Sửu, Nguyễn Thị Diệu Thanh, Hoàng Cao Thắng, Phù Thị Hoa, Nguyễn Thị Băng Sương, Lê Văn An, Trần Thị Như Hoa, Ngô Viết Quỳnh Trâm, Tôn Nữ Phương Anh, Nguyễn Hữu Toàn, Phan Vĩnh Sinh
Người hướng dẫn Trần Chí Liêm, Thứ trưởng Bộ Y tế
Trường học Trường Đại học Y khoa Huế
Chuyên ngành Y tế
Thể loại Bài Giảng
Năm xuất bản 2005
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 248
Dung lượng 7,78 MB

Nội dung

Sử dụng các trang thiết bị trong phòng xét nghiệm hoá sinh SỬ DỤNG CÁC TRANG THIẾT BỊ TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM HÓA SINH Phòng xét nghiệm hoá sinh được trang bị nhiều dụng cụ, phương tiện,

Trang 1

BỘ Y TẾ

DỰ ÁN Y TẾ NÔNG THÔN

BAI GIANG DAO TAO

KY NANG CHUYEN MON

CHO CAN BO TUYEN HUYEN

XET NGHIEM

NHA XUAT BAN Y HOC

Huế, 2005

Trang 2

BOY TE

DU AN Y TE NONG THON

BAI GIANG DAO TAO

KY NANG CHUYEN MON

CHO CAN BO TUYEN HUYEN

XET NGHIEM

NHA XUAT BAN Y HOC

Trang 4

LOI NOI DAU

Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TƯ ngày 22 thang 1 nim 2002 của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng về việc củng có tổ chức, đối mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả của mạng lưới y tế cơ sở, Bộ Y tế đã xây dựng nhiều chính sách, chiến lược quốc gia nhằm phát triển hệ thống y tế cũng như các lĩnh vực chuyên môn của ngành

và ban hành các quy chế, quy trình kỹ thuật để thực hiện

Cùng với việc tăng cường cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật của ngành y tế, công tác phát triển nguồn nhân lực y tế cũng được quan tâm Các chương trình đào tạo và đào tạo

lại cán bộ y tế được đổi mới, phát triển và từng bước hoàn thiện Tuy nhiên, do sự tiến bộ

không ngừng của khoa học công nghệ cũng như nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng cao đòi hỏi cán bộ y tế phải thường xuyên cập nhật những kiến thức mới

Trên tỉnh thần đó, Bộ Y tế chỉ đạo biên soạn bộ tài liệu đào tạo lại cho cán bộ y té các tuyến cơ sở, sử đụng nguồn tài trợ của Dự án Y tế Nông thôn, vay vốn của Ngân hàng Phát triển châu Á Bộ tài liệu được biên soạn lần này thuộc 3 lĩnh vực chuyên môn và quản lý, bao gồm:

- Pao tao lai kỹ năng chuyên môn cho cán bộ y tế tuyến huyện, tuyến xã, tuyến thôn/bản

- - Đào tạo kỹ năng chuyên môn về an toàn vệ sinh thực phẩm cho cán bộ y tế tuyến huyện và tuyến tỉnh

- _ Đào tạo về kế hoạch, quản lý và huy động cộng đồng và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ y tế tuyến huyện, tuyến xã

Các lĩnh vực chuyên môn được phân chia thành từng chuyên ngành và mỗi chuyên ngành được biên soạn thành 4 tài liệu: chương trình đào tạo, tài liệu dùng cho học viên (giáo trình), tài liệu dùng cho giáo viên (kế hoạch bài giảng) và tập tài liệu tham khảo

Bộ tài liệu do tập thể các cán bộ chuyên môn có trình độ cao và kinh nghiệm thực

tế của một số trường đại học y khoa và các chuyên gia, các bộ quản lý trong ngành tham gia biên soạn

Tuy nhiên, do bộ tài liệu để dùng chung cho các tỉnh tham gia Dự án y tế Nông thôn ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam nên không thể tránh khỏi thiếu sót Mong các đồng

nghiệp tham gia giảng dạy, các học viên tham dự các lớp học góp ý kiến để bộ tài liệu đào

tạo tiếp tục được hoàn thiện

Bộ Y tế giới thiệu bộ tài liệu nói trên sử dụng trong các lớp tập huấn cho các cán

bộ y tế tuyến cơ sở để đào tạo liên tục cho các tỉnh trong Dự án y tế nông thôn và có thể

áp dụng cho các lớp đào tạo lại bằng các nguồn kinh phí khác

PGS TS TRÀN CHÍ LIÊM THU TRUONG BO Y TE

Trang 5

CHU BIEN

TS Trần Chí Liêm, Thứ trưởng Bộ Y tế

BAN BIEN TAP

PGS TS Pham Van Linh

PGS TS Hoang Ngoc Chuong

TS Hoàng Thị Thu Hương

ThS Đỗ Thanh Sửu ThS Nguyễn Thị Diệu Thanh BSCKI Hoàng Cao Thắng

BS Phù Thị Hoa ThS Nguyễn Thị Băng Sương ThS Lê Văn An

ThS Trần Thị Như Hoa

ThS Ngô Viết Quỳnh Trâm

BS Tôn Nữ Phương Anh ©

TS Nguyễn Hữu Toàn

BS Phan Vĩnh Sinh

BAN THƯ KÝ BIÊN SOẠN

TS Lê Đình Khánh

BS Phan Vĩnh Sinh ThS Phan Thị Tế Như

CN Nguyễn Chiến Phương

CN Nguyễn Phạm Thanh Vân

Bài giảng đã được thông qua Hội đồng nghiệm thu theo quyết định số

236I1QĐ-BYT ngày 08 tháng 07 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trang 6

MUC LUC

PHAN I: PHAN HOA SINH

1 Công tác quản lý phòng xét nghiệm sinh hóa lâm sàng tuyến huyện 1

2 Sử dụng các trang thiết bị trong phòng xét nghiệm hoá sinh 5

3 Dung dịch và các cách biểu thị nồng độ của dung dịch trong xét nghiệm hoá sinh 15

4 Bảo quản và kiểm tra chất lượng các hoá chất và sinh vật phẩm trong xét nghiệm

hoá sinh c- co HS HT HH TT HE KH kh ch hen nu nu cà v00 5 Các đơn vị đo lường dùng trong xét nghiệm hoá sinh hiện nay 31

6 Kiểm tra độ tin cậy trong kết quả xét nghiệm sinh hoá 37

7 Cách lấy và bảo quản bệnh phẩm - - -<<5+ 51 8 Xu ly dung cụ thí nghiệm trong phòng xét nghiệm hóa sinh 57

9 Dinh lượng Glucose, Cholesterol, Triglycerin, Bilirubin 6 Í 10 Định lượng Protein, Albumin, Dre, Creatinn, Acid Dric 71

11 Xác định hoạt độ Enxym Got, GPT, Amylase trong huyét thanh 79

12 Xét nghiệm dịch não tuy, dịch chọc dò Ắdđădiẳiẳả -

13 Xét nghiệm hoá sinh nước tiỂu .- - - -<. .-.-.-89

PHAN II: PHAN HUYET HOC 14 Quản lý chuyên môn phòng xét nghiệm tuyến huyện 98

15 Kỹ thuật lấy mẫu nghiệm trong xét nghiệm huyết học LỮ7 16 Kỹ thuật đếm Hồng cầu, Bạch cầu, Tiểu cầu - - - 111

17 Kỹ thuật đo tốc độ máu lắng - .-.- << <5-<<<<<<< xe-s l E9 18 Kỹ thuật nhuộm và đọc tiêu bản tế bào máu -. - -121

19 Kỹ thuật phân loại bạch cầu -.- c.ằ cu nà nọ» HH nH† nh HH 125 20 Kỹ thuật đo Hematocrit -.c cà Sàn Hàn nh nhe 128 21 Kỹ thuật định lượng huyết sắc tố 130

22 Sử dụng và phân tích kết quả xét nghiệm bang máy đếm tế bào tự động 135

23 Kỹ thuật xét nghiệm đông máu cơ bản - -. -.- 141

24 Chọn người cho máu và kỹ thuật lấy máu để truyền - -147

25 Kỹ thuật định nhóm máu ABO, Rh - - - -.« 53

26 Kỹ thuật làm phản ứng chéo - << ĂẰ<cẰcsẶ~ se 58

Trang 7

PHAN III: PHAN VI SINH

27 Vai trò của xét nghiệm vi sinh cơ bản tại tuyến huyện L62

28 Các phương pháp tiệt khuẩn và khử khuẩn trong phòng thí nghiệm 164

29 Cách lấy và bảo quản bệnh phẩm xét nghiệm vi sinh vật 170

30 Các phương pháp xét nghiệm kiểm tra không khí, nước, dụng cụ và vô khuẩn

31 Các phương pháp chẩn đoán vi sinh vật, một số bệnh thường gặp 183

32 Làm tiêu bản soi tươi, nhuộm Gram, Test sniff để chẩn đoán bệnh lây lan qua

33 Lấy bệnh phẩm, xử lý bệnh phẩm, nhuộm Ziehl-Neelsen để chấn đoán lao 195

34 Phản ứng ASLO kinh điển và nhanh để chẩn đoán nhiễm liên cầu khuẩn trong

35 Phản ứng Widal để chẩn đoán bệnh thương hàn - - - - - - 2Ó

36 Phản ứng RPR và TPHA để chẩn đoán giang mai - - - ‹ - 210

37 Các phản ứng nhanh để chẩn đoán viêm gan B (HBsAg), sốt xuất huyết Dengue

38 Kỹ thuật xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng giun sán và đơn bào 224

39 Kỹ thuật kéo máu và xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét 232

Trang 8

Công tác quản lý phòng xét nghiệm sinh hóa lâm sang tuyến huyện

CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÒNG XÉT NGHIỆM

SINH HÓA LÂM SÀNG TUYẾN HUYỆN

Mục tiêu học tập

1 Trình bày được vai trò của xét nghiệm sinh hóa ở các cơ sở y tỄ tuyến huyện

2 Trình bày được cơ cấu tô chức và nhân sự của một khoa/phòng(1đơn

vị) đối với xét nghiệm sinh hóa tại tuyến huyện

3 Kẻ được các kỹ thuật xét nghiệm sinh hóa, các trang thiết bị máy móc cần có tại tuyến huyện

4 Trình bày qui định hành chính và trực cấp cứu đối với xét nghiệm sinh hóa tại tuyến huyện

1 VAI TRÒ CỦA XÉT NGHIỆM SINH HÓA Ở TUYẾN HUYỆN

Ngày nay, mô hình bệnh viện tuyến huyện ngày càng được phát triển, song song với việc mở rộng các khoa lâm sàng, vai trò của các khoa xét nghiệm ngày càng được nâng cao, trong đó xét nghiệm sinh hóa chiếm vị trí

đáng kê Cụ thê:

- Xét nghiệm sinh hóa nhằm đáp ứng nhu cầu chẩn đoán, theo dõi và điều tri bệnh ngày càng cao ở tuyến huyện

- Xét nghiệm sinh hóa cần thiết cho việc kiểm tra sức khỏe có tính cách dự

phòng và sàng lọc cho nhân dân ở xã, huyện

- Ngoài ra, xét nghiệm sinh hóa còn góp phần nâng cao chất lượng chân

đoán, theo dõi và điều trị cho các bệnh viện ở tuyến huyện

2 CƠ CÁU TỎ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CHO PHÒNG XÉT NGHIỆM SINH HÓA Ở TUYẾN HUYỆN

2.1 Đặc điểm phòng xét nghiệm sinh hóa ở tuyến huyện

- Tại bệnh viện tuyến huyện, thường các xét nghiệm huyết học, sinh hóa, vi

sinh, ký sinh được tập trung trong một khoa, gọi chung là khoa xét nghiệm tông hợp

- Khoa xét nghiệm tổng hợp cần bố trí gần phòng khám bệnh, phòng mổ, khoa gây mê hồi sức và các khoa lâm sàng để thuận tiện trong việc lấy

mẫu, chuyên mẫu và trả kết quả xét nghiệm.

Trang 9

Céng tde quan ly phong xét nghiém sinh hóa lâm sàng tuyên huyện

2.2 Cơ cầu nhân sự

- Các cán bộ làm việc trong khoa xét nghiệm thường được đào tạo đa khoa,

bao gồm xét nghiệm huyết học, sinh hóa, vi sinh, ký sinh Sở đĩ như thế vì

số cán bộ biên chế ở bệnh viện tuyến huyện còn ít, phải bố trí khoa xét

nghiệm chung để đảm bảo trong một ca trực, cán bộ trực có thể làm hết được các xét nghiệm trong khoa, ở mọi lĩnh vực như trên

- Số cán bộ trong một khoa xét nghiệm tổng hợp ở tuyến huyện từ 4 đến 6

người, đa số là kỹ thuật viên trung cấp Có thể có một bác sĩ chuyên khoa xét nghiệm làm trưởng khoa, một kỹ thuật viên cao cấp làm trợ lý

3 CÁC KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM SINH HÓA VÀ CÁC TRANG THIẾT

BI CAN CÓ Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN

Hiện nay, do ngân sách Nhà nước còn eo hẹp, kinh phí đầu tư cho trang thiết bị ở các bệnh viện huyện còn khó khăn, phần lớn dựa vào chương trình viện trợ và vay vốn của nước ngoài Do đó, vấn đề cung cấp trang thiết bị và hóa chất cho các xét nghiệm sinh hóa còn kém nên sự phát triển chuyên môn cho các lĩnh vực xét nghiệm ở tuyến huyện còn hạn chế

Tuy nhiên, do trình độ dân trí ngày càng cao, nếu được đầu tư máy móc,

trang thiết bị và có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật vững tay nghề, xét nghiệm sinh

hóa vẫn có thể thu hút được bệnh nhân ở huyện đến xét nghiệm theo yêu cầu ngày càng đông Hơn nữa, xét nghiệm sinh hóa rất cần thiết cho các bác sĩ lâm sàng trong việc chan đoán, theo dõi và điều trị bệnh nhân

3.1 Các kỹ thuật xét nghiệm sinh hóa cần triển khai

*# Đối với xét nghiệm trong máu: định lượng Glucose, Cholesterol toàn phần, HDL-Cholesterol, LDL-Cholesterol, Triglycerid, Ure, Creatinin, Protein toan phan, Bilirubin toan phan, truc tiép,

enzym GOT, GPT, Acid uric, nham chẩn đoán một số bệnh

thuong gap nhu tiéu đường, rỗi loạn lipid máu, bệnh về thận, - gan, bệnh Goutte

* Đối với xét nghiệm trong nước tiểu:

- Xét nghiệm bán định lượng 10 thông số nước tiểu: Glucose, protein, Nitrit, sắc tố mật, muối mật, Cetonic, hồng cầu, bạch cau, ty trong,

pH để phát hiện, góp phan chẩn đoán và sàng lọc một số bệnh như tiểu đường, gan mật, bệnh về thận, nhiễm khuẩn đường tiểu,

Trang 10

Công tác quản lý phòng xét nghiệm sinh hóa lâm sàng tuyến huyện

- Xét nghiệm phát hiện có thai băng các test nhanh (quick test), phát hiện chất gây nghiện như cocain, heroin bằng que thử theo phương pháp sinh

Một máy xét nghiệm nước tiểu cỡ nhỏ

Một máy xét nghiệm sinh hóa bán tự động

Một tủ lạnh có ngăn đông (<0°C) khá lớn để đựng hóa chất và lưu mẫu Các dụng cụ cần có ở phòng xét nghiệm sinh hóa như: pipet, ống nghiệm, bình nón, cốc mỏ, bình định mức, ống đong, ống hút Pasteur, ống nhỏ

giọt, ống li tâm

Ngoài ra, hiện nay nhờ vào chương trình, dự án, một số bệnh viện hoặc trung tâm y tế tuyến huyện ở nước ta còn được trang bị máy sinh hóa tự động, máy điện di, khí máu, điện giải

Tóm lại, tuy xét nghiệm sinh hóa tại đa số bênh viện hay trung tâm y tế ở tuyến huyện trong nước ta còn hạn chế, nhưng do trình độ và nhu cầu của người dân ngày càng cao, việc đầu tư và phát triển cho xét nghiệm sinh hóa ở các tuyến huyện ngày càng cần được quan tâm và phát triển

4 QUI ĐỊNH HÀNH CHÍNH VÀ TRỰC CÁP CỨU ĐÓI VỚI XÉT NGHIỆM SINH HÓA TẠI TUYẾN HUYỆN

Trang 11

Công tác quản lý phòng xét nghiệm sinh hóa lâm sàng tuyên huyện

- Trông coi sô sách: số ghi kết quả bệnh nhân, số họp, số giao ban, số dự trù mua hóa chất-sinh phẩm, dụng cụ tiêu hao, tông kết số bệnh nhân, tong

kết số xét nghiệm của mỗi chuyên khoa hằng ngày, hằng tháng Mỗi

chuyên ngành huyết học, sinh hóa, vi sinh, ký sinh có một số riêng

- Theo dõi ngày công của cán bộ trong khoa

+ Qui định về thời gian lấy mẫu, trả kết quả

+ Qui định về phiếu trả kết quả

+ Phân công kỹ thuật viên phụ trách bảo trì và vận hành một máy (nếu có nhiều máy)

+ Một số qui định về hành chính khác tuân theo qui định chung của bệnh viện

4.2 Vấn đề trực cấp cứu

Do số biên chế còn ít nên mỗi đêm chỉ phân công một cán bộ xét nghiệm trực cấp cứu Thường là trực đa khoa, do đó đòi hôi cán bộ trực phải làm được tất cả các chuyên ngành huyết học, vi sinh - ký sinh, sinh hóa

Các xét nghiệm sinh hóa thường được triển khai để trực cấp cứu là định

lượng amylase, glucose, protein, ure, creatinin

Nếu có trang bị máy đo điện giải thì có thể đo Na”,K", Ca”,

Do dự trữ kiềm bằng phương pháp chuẩn độ

Trang 12

Sử dụng các trang thiết bị trong phòng xét nghiệm hoá sinh

SỬ DỤNG CÁC TRANG THIẾT BỊ TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM HÓA SINH

Phòng xét nghiệm hoá sinh được trang bị nhiều dụng cụ, phương tiện, máy móc

rất đa dạng, do đó cần phải nắm vững cách sử dụng các trang thiết bị mới đảm bảo độ

tin cậy của kết quá xét nghiệm và độ bền của chúng

Những dụng cụ phòng thí nghiệm được chia thành những nhóm cơ bản sau:

- Dụng cụ thông thường: ông đong, pipet

- Máy móc dụng cụ cơ bản: máy ly tâm, cân, đồng hà

- Máy đo điện tử: máy quang phổ, máy điện di, máy sinh hóa bán tự động

1 DỤNG CỤ

1.1 Dụng cụ đong thể tích

Những dụng cụ đo thể tích trong phòng xét nghiệm hóa sinh gồm:

1.1.1 Ông đong (éprouvette)

Dụng cụ được dùng để đong những thể tích thay đôi, thường từ 10 ml đến 1 hay nhiều lít Độ chính xác kém, sai số có thể tới 5% nên không dùng để pha dung dịch chuẩn

1.1.2 Bình tam giác, cốc có chân (erlenmeyer)

Những dụng cụ này chỉ có tính cách chứa đựng và ước lượng thể tích, sai số có thể trên 10%

1.1.3 Binh dinh mire (flacon)

Những dụng cụ này dùng để đo thê tích chính xác với sai số <1% nên có thể pha

dung dịch chuẩn độ.

Trang 13

Sử dụng các trang thiết bị trong phòng xét nghiệm hoá sinh

Hình 2.1 Các dụng cụ thuỷ tỉnh: A: bình tam giác, B: bình lắng gạn, C: bình cầu, D:cốc mỏ, E:ống đong, F:bình định mức,G,H: phéu loc, I: ống nhỏ giọt, J: bình hút am

Trang 14

Sử dụng các trang thiết bị trong phòng xét nghiệm hoá sinh

1.1.4 Ong nhỏ giọt (burette)

Ông nhỏ giọt dùng để đong những thể tích thay đổi với độ chính xác cao nên thường dùng trong các phương pháp chuẩn độ

1.1.5 Ông hút (pipette)

Có hai loại: -

- Ông húi thường:

Có thể bằng thủy tỉnh hay nhựa trong, pipet thường có nhiều loại: loại chia và

loại có bầu chứa một thê tích có định

Tuy nhiên, không nên dùng pipet vạch 10 ml dé hút 0.5 ml

+ Loại thê tích thay đổi: cũng có thể có 1 hay nhiều đầu col tùy công dụng Trên

ống hút có ghi sẵn thể tích tối đa có thể hút như loại cố định, nhưng có thêm chức năng chỉnh thể tích bằng nút vặn hay nút trượt dé có thể dùng hút nhiều

thể tích khác nhỏ hơn Thí đụ: ta có thể dùng ống hút tự động thể tích thay đôi

1000 H1 để chỉnh hút 250 ul Tuy nhiên, cũng không nên dùng ống hút lớn hút thể tích nhỏ sẽ thiểu chính xác

Độ chính xác của loại ống hut thé tích cố định thường cao hơn loại thể tích thay đôi Tuy nhiên, với loại ống hút tự động nào cũng có thể gây sai số hệ thống khi sử đụng lâu mà không phát hiện được: mòn piston, lệch nút bấm, sai vạch điều chỉnh thể tích

- Kiểm định độ tin cậy: Đề kiêm định độ tin cậy của ống hút tự động ta có thể dùng cách sau: lấy nước cất ở nhiệt độ phòng lạnh (25°C), hút một thể tích cố định

nhiều lần (thí dụ 500 HÏ) và cân lượng nước bấm ra trên cân chính xác có độ nhạy 0.1 mg Trị số của các lần cân phải xấp xi 500 mg

1.2 Dụng cụ hoà loãng

Dụng cụ thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm để đong cùng một thê tích

thuốc thử hay để hoà loãng dung dịch Có nhiều loại khác nhau nhưng đều bao gồm bộ

phận sau: chai đựng thuốc thử với một hệ thống van, pit-tông kèm nút điều chỉnh thể

tích Hệ thống này có một ống chạm tới đáy chai khi chai và van pit-tông được lắp khít

Trang 15

Sử dụng các trang thiết bị trong phòng xét nghiệm hoá sinh

với nhau Khi cần lấy một thể tích nhất định thì điều chinh van đến thể tích theo yêu

cầu, cho dung môi hoà loãng hay thuốc thử muốn phân chia vào chai, vặn nút kín, kéo

rồi đây pit-tông Mỗi lần kéo - đây ta sẽ được cùng một thê tích đã điều chỉnh trước

Sai số của đụng cụ này cho phép là 1% Máy tự động có sai số: 0,5 %

2.1.1 Các loại máy ly tâm

- Máy ly tâm quay tay: hiện nay ít được sử dụng vì chỉ quay tối đa 2000 vòng/phút

- Máy ly tâm thường: có vận tốc quay dưới 10 000 vòng/phút, có thể có hoặc không

có hệ thống lạnh

- Máy ly tâm cao tốc và siêu tốc: vận tốc quay từ vài chục tới vài trăm ngàn vòng/phút

Ngoài ra, dựa vào đặc điểm của giá mang ống ly tâm, người ta chia ra ly tâm

văng ( không có rotor) và ly tâm góc (có rotor)

Đối với một phòng xét nghiệm hoá sinh lâm sàng, máy ly tâm thường đủ cho hầu hết nhu cầu thường xuyên Thường người ta ly tâm với tốc độ 4.000-5000 vòng/phút

2.1.2 Cac bộ phận của máy ly tâm

1 Déng co (motor)

Truc quay

Đầu (hay rôtơ) chứa ống ly tâm

Nút tiếp xúc với nguồn

Đồng hồ đo thời gian

Trang 16

Sử dụng các trang thiết bị trong phòng xét nghiệm hod sinh

(3) Cân bằng những ống ly tâm đối xứng nhau

(4) Cho ống ly tâm vào rôtơ hay vào giá

(11) Lau chùi máy

2.1.4 Bảo quản máy ly tâm

- Hằng ngày: chùi mặt trong máy ly tâm với nước tay (Javel) pha loãng 1/10 hay thuốc sát khuẩn (presept, cedex)

- Khi có ống vỡ ở những chỗ tiếp xúc với bệnh phâm (máu) thì cần nhanh chóng

khử khuẩn Đầu rôtơ và giá đựng ống ly tâm phải được tiệt khuẩn Các mảnh vỡ bằng thuỷ tỉnh hay bằng nhựa phải được lấy ra và bỏ ở nơi thích hợp Định kỳ: + Kiểm tra tốc độ, sai số cho phép không quá 5%'

+ Kiểm tra thời gian

- Bảo trì, bôi nhớt, thay thế rôtơ theo hướng dẫn

2.2 Cần cơ

2.2.1 Các loại cân

- Cân thăng bằng với 2 đĩa: hiện nay ít được sử dụng vì mất nhiều thì giờ khi cân

Tuy nhiên, có thể dùng để thăng bằng khi sử dụng máy ly tâm

- Cân điện thông thường hiện số: thường dùng để cân vật có trọng lượng lớn khoảng trên 100 g đến vài kg Sai số khoảng 10 mg (0,01g)

- Cân phân tích: thường dùng để cân vật có trọng lượng nhỏ (dưới 100g) và cần

chính xác với độ sai số từ 1 đến 0,1 mg (0,001 hay 0,0001 g)

2.2.2 Nguyên tắc cơ bản khi cân

- Cần theo đúng quy trình vận hành của cân, quy trình cân nên dán tại chỗ đễ nhìn

thấy nhất Nên xác định đúng loại cân cần dùng với độ chính xác cần thiết

- Sử dụng thanh đặc biệt để lẫy mẫu rắn hay dùng pipette hoặc ống hút Pasteur để

lay mẫu lỏng, không nghiêng lọ đựng mẫu để đỗ trực tiếp lên vật chứa trên đĩa

cân

- Đọc kỹ nhãn trước khi cân đề tránh nhằm lẫn hóa chất này và hóa chất kia

Trang 17

Sử dụng các trang thiết bị trong phòng xét nghiệm hoá sinh

2.3 Cân điện tử

2.3.1 Mô tả cân

Cân gồm có các bộ phận chính: đĩa cân, giá, ốc điều chỉnh, bảng hiển thị số,

lồng kính và các bộ phận điện, điện tử Trên cân có những nút điều khiển: chỉnh về

không, chuyển đổi đơn vị, kết quả

2.3.2 Nguyên lý hoạt động

Cân điện tử dùng lực điện từ thay vì dùng quá cân để đặt trên bàn cân Đĩa cân

được nối trực tiếp với cuộn dây quấn xung quanh một nam châm vĩnh cửu Khi đòng

điện đi qua cuộn dây sẽ tạo ra một lực điện trường giữ cho đĩa cân cố định Khi đặt

một vật lên đĩa cân, bộ phận quét thông qua tế bào quang điện sẽ xác định được vị trí

bị chuyên dịch dưới tác dụng của trọng lượng của vật rồi truyền về bộ khuếch đại làm tăng dòng điện qua cuộn dây đề đưa đĩa cân trở lại vị trí ban đầu Dòng điện này tỉ lệ

với trọng lượng của vật và sinh ra một điện thế Với điện thế đo được nhờ bộ vi xử lý

giúp ta đọc được khối lượng của vật hiển thị trên màn hình Một số cân có bộ chống

rung, hay chống dao động Một số cân có thê nối kết với bộ xử lý số liệu giúp ta tính

được trị số trung bình và phân tích thống kê

Chú ý khi sử dụng và bảo quản: Cân phải được đặt trên một nền vững chắc, trong phòng mát có độ âm không cao, tránh ánh nắng trực tiếp Thao tác nhẹ nhàng khi

đặt hay lấy vật ra khỏi đĩa cân Tránh đỗ hoá chất lên cân Hằng ngày, hằng tháng, phải

có chế độ lau chùi và bảo quản thích hợp Cần hiệu chỉnh cân định kỳ

2.4 Máy đo quang

Máy đo quang có khả năng đo chính xác đậm độ của các màu sau phản ứng hóa

sinh để từ đó suy ra nồng độ của chất khi so sánh với ống màu chuẩn đã biết trước nồng độ Đậm độ màu của phản ứng được biểu thị bằng đại lượng mật độ quang (A =

Absorbance) hay độ truyền qua (T = Transmittance)

2.4.1 Sơ đồ khỗi của máy đo quang

Trang 18

Sử dụng các trang thiết bị trong phòng xét nghiệm hoá sinh

2.4.2 Các loại máy đo quang thông dụng

Máy đo quang dùng trong phòng xét nghiệm hóa sinh thông thường gồm 2 loại chính:

- Quang ké (photometer, photocolorimeter):

Với máy quang kế, việc tạo ánh sáng màu được thực hiện bằng các kính lọc màu (color filter) có bước sóng chọn lọc Thí dụ:kính lọc màu 500 nm có khả năng cho các bước sóng gần 500 nm (xanh lục) đi qua Thí dụ: từ 450nm (xanh dương) đến

_550nm (vàng) Những ánh sáng màu này sẽ được hap thụ bởi dung dịch cần đo để tính kết quả

- Quang phố kế (spectrophotometer):

Với quang phố kế, việc tạo ánh sáng màu được thực hiện bằng hệ thống quang phô với lăng kính hay cách tử Thí dụ:khi chỉnh máy là 500 nm thì chỉ có tia sáng màu xanh lá đi qua (500 nm) Như vậy, sẽ có bước sóng chính xác hơn và độ nhạy cao hơn

- Nguyên tắc cơ bản khi ẩo quang:

+ Chọn đúng bước sóng, chỉnh máy, đặt cóng đo

+ Đường truyền sáng phải không bị ngăn cán bởi bụi bậm hay nắm mốc

+ Cóng đo phải thật sạch, không có tỉ vết, bọt nước nào

+ Khi đặt cóng đo vào máy phải theo đúng chiều quy định Thường phần cóng có

in chữ để đúng chiều tia sang tdi

+ Ghi kết quả đúng trên máy, đọc chính xác, tránh nhầm lẫn

+ Mỗi lần đo cần có đầy đủ ống trắng, ống chuẩn, ống kiểm tra cần thiết để tính

kết quá cho ống đo

2.4.3 Nguyên ly

Trong xét nghiệm sinh hoá, những phương pháp phân tích định lượng dựa trên

sự hấp thụ ánh sáng được sử dụng rất phổ biến Day là phương pháp hoá lý có nhiều

ưu điểm: nhanh chóng, tiện lợi khi làm xét nghiệm hàng loạt, nồng độ chất phân tích

thấp và không cần phải tách riêng chất cần phân tích

Phương pháp này sử dụng các máy quang kế và quang phổ kế và dựa vào định luat Lambert - Beer:

Trang 19

Sử dụng các trang thiết bị trong phòng xét nghiệm hoá sinh

D6 hap thu E ty lệ thuận với nồng độ C

Áp dụng phương trình trên với mẫu chuẩn (Cụ, Ey)va mau thir (Cy, Ep), ta cd:

EM = elCyy va Ey = clCr =

Hay Cr= Ns x độ pha loãng (7)

M

2.4.4 Các giai đoạn của phương pháp ấo quang

(1) Tiến hành phản ứng tạo màu với dung dịch có chứa một chất cần định lượng

với nồng độ biết trước (Cw)

(2) Tiến hành phản ứng tương tự với một mẫu thử có nồng độ chưa biết (C1) (3) Đọc MĐQ của mẫu chuẩn và mau thir (Ey va Ey)

(4) Tính nồng độ của chất cần phân tích trong mẫu thử dựa vào kết quả đo màu

của dung dịch chuẩn và dung dịch thử Nếu có pha loãng thì cần nhân với độ pha loãng

Ngoài ra, nồng độ của mẫu thử Cy được tính dựa vào một biểu đồ mẫu hoặc hệ

số Hệ số này chính là tỷ số Cụ/ Ew

2.5 Máy sinh hóa bán tự động

Máy sinh hóa bán tự động cũng là một máy đo quang có kèm theo bộ nhớ về

các xét nghiệm sinh hóa cùng các bộ phận phụ như: bộ phận hút mẫu, ủ mẫu ở nhiệt

độ cố định, chương trình đặc hiệu cho mỗi loại xét nghiệm Máy cho phép phân tích

các thông số sinh hóa bằng các thuốc thử chế sẵn (kit thuốc thử)

Ưu điểm của máy sinh hóa bán tự động:

- Không cần pha chế thuốc thử như sinh hóa cổ điển mà dùng các bộ kit pha chế

sẵn Các thuốc thử chế sẵn hiện nay thường là loại đơn thuốc thử tức chỉ cần một

loại cho một xét nghiệm như glucose, cholesterol, transaminase

- Có thể dễ đàng tiêu chuẩn hóa các xét nghiệm với độ chính xác và tin cậy cao hơn các phương pháp cô điển

- Tra két quả nhanh chóng hơn vì hiện nay có nhiều máy sinh hóa bán tự động có

hệ thống cài đặt sẵn có thê tính và trả kết quả trên giấy in tương tự máy sinh hóa

tự động

Trang 20

Sử dụng các trang thiết bị trong phòng xét nghiệm hoá sinh

Tuy nhiên, máy bán tự động có bất tiện là mỗi lần chỉ đo được một mẫu do đó đòi hỏi phải trang bị nhiều máy nếu yêu cầu làm nhiều xét nghiệm và phải sử dụng

một số lượng lớn thuốc thử để bảo đảm độ tin cậy Mỗi máy cần có một kỹ thuật viên

để thường xuyên làm xét nghiệm liên tiếp nhiều mẫu

2.6 Máy sinh hóa tự động

2.6.1 Khải niệm

Tự động hoá công tác xét nghiệm là một qui trình công nghệ và hiện nay là nhu

cầu cấp thiết Qui trình tự động hoá bắt đầu từ khi có lệnh xét nghiệm và chấm dứt khi máy cho kết quả tự ghi

Trong đây chuyển trên, có những mức độ tự động khác nhau, trong phạm vi của bài này chỉ đề cập đến khái niệm và ưu điểm của nó (xem hình 2.3)

2.6.2 Ưu điểm

Tự động hoá trong phòng xét nghiệm hoá sinh lâm sàng có những ưu điểm: Tăng số lượng các xét nghiệm, thống nhất được các kết quả ở các cơ sở xét nghiệm khác nhau

Tận dụng cơ sở và nhân lực

Giảm thời gian xét nghiệm

Tăng độ chính xác đồng thời giảm sai số kết quả xét nghiệm

Giảm giá thành xét nghiệm

Cải tiên khâu trả kết quả cho bác sĩ

Trang 21

Sử dụng các trang thiết bị trong phòng xét nghiệm hoá sinh

ONE Trảkết |&—| Kếtquả |&— Phan tich

.* Nhận và mã hoá Vv Chuẩn bị Chuẩn bị thuốc

phát hiện bởi các thuốc thử đặc biệt

Trong phong xét nghiém hoa sinh, ky thuat dién di trén cellulose va cellulose

acetat được dùng để phân tích protein huyết thanh Điện di trên thạch được ứng dụng

để xác định các thành phần của lipoprotein

2.8 Dụng cụ quang học

Dụng cụ quang học chính sử dụng trong hóa sinh lâm sàng là kính hiển vi thường

với độ phóng đại từ 10 tới 1000 lần

Trang 22

Dung dịch và các cách biểu thị nông độ của dung dịch trong xét nghiệm hoá sinh

DUNG DICH VA CAC CACH BIEU THI NONG DO CUA

DUNG DICH TRONG XET NGHIEM HOA SINH

Muc tiéu hoc tap

1 Trình bày được cách pha một dung dịch có nông độ cho trước

2 Chuyển đổi được các nông độ dung dịch

3 Pha chế và sử dụng được các dung dịch trong xét nghiệm hoá sinh

Trong phòng xét nghiệm hoá sinh, dung dịch thường xuyên được sử dụng Do đó, những vấn đề liên quan đến dung dịch là rất cần thiết cho các đối tượng có liên quan

1 KHAI NIEM VE DUNG DICH VA NONG DO

Mot hay nhiều đơn chất được hòa tan trong một dung môi nào đó sẽ tạo

ra một dung dịch

Dung môi là chất lỏng có khả năng hòa tan nhất định, nó có thể là đơn

chất hay một hỗn hợp nhiều chất lỏng hòa tan lẫn nhau Khi cần chú trọng đến thành phần nào ta chọn thành phần đó là chất hòa tan chính tính theo nồng độ

Thí dụ: Khi pha cồn trong nước theo tỉ lệ 70%, ta sẽ thu được một dung dịch cồn có nồng độ 70%; khi pha iođe 1% trong dung dịch cồn đó thì ta sẽ có

dung dịch iode nồng độ 1%, còn cồn 70% là dung môi

1.1 Nồng độ dung dịch

Nông độ là tỉ lệ chất hòa tan trong dung môi, được tính theo hai đơn vị nồng độ khác nhau

1.1.1 Nẵng độ khối lượng (concentration massique)

Nong độ khối lượng được tính theo tỉ lệ của đơn vị khối lượng của chất

hòa tan và đơn vị thể tích dung môi theo quy ước quốc tế SI (Systeme

International) Các đơn vị nồng độ khối lượng/thể tích thường dùng là:

Trang 23

Dung dịch và các cách biểu thị nông độ của dung dịch trong xét nghiệm hoá sinh

miligam/kg: mg/kg = ppm (part per million)

Đối với trường hợp chất hòa tan trong nước, vì tỉ trọng của nước xấp xỉ bằng 1 nên với nồng độ mg/l ta cũng có thể coi tương duong mg/kg

1.1.2 Nồng độ phân tử gam (concentration en quantité de matiére)

Nông độ phân tử gam được tính theo số phân tử gam (mol: xem bài đơn

vị hoá sinh lâm sàng) của chất hòa tan trên một thể tích của dung môi

Cac don vi nồng độ lượng chat/thé tich thường dùng là:

- mol / lít mol/l

- milimol/ lit mmol/l milimol/mililit mmol/ml

- micromol/ lit nmol/1 micromol/mililit pmol/ml

1.1.3 Chuyển đổi giữa các đơn vị nồng độ: Việc chuyên đổi giữa các đơn vị

nồng độ được tính theo các công thức sau:

Xg/l/M = Y mol/1

Xmol/lxM= Y g/l

Trong đó ta có:

M: phân tử lượng của chất hòa tan

Don vi nồng độ khối lượng: g/l

Don vi nồng độ lượng chat: mol/l

Thi dy 1: phan tir lugng cua glucose: 180

Với nồng độ glucose huyết 1g/1 ta đổi ra nồng độ lượng chất là:

1/180 = 0.00555 mol/l = 5.5 mmol/l

Thí dụ 2: phân tử lượng của calci là 40

Trang 24

Dung dich và các cách biểu thị nồng độ của dung dịch trong xét nghiệm hoá sinh

Với nồng độ calei huyết 2 mmoi/1 ( 0.002 mol/l) đổi ra nồng độ khối lượng:

0.002 x 40 = 1.100 g/l = 80 mg/I

1.1.4 Duong lwgng (equivalent) va mili dwong lượng

Với một số cách tính trong hoá sinh lâm sàng, theo cách tính cũ nhiều người vẫn quen dùng đơn vị đương lượng Eq và mili dong lugng mEq, nhất là với các ion điện giải trong máu Ta có:

Đương lượng = Phân tử lượng/điện tích ion

1 Eq = 1 mol/điện tích ion (hay hóa trị)

Khi điện tích ion là 1 (Na', K” ) thì 1Eq = 1 mol hay 1 mEq = 1 mol Trường hợp điện tích ion là 2 (Ca””, Mg”” ) thì 1 Eq = 1⁄2 mol

Trường hợp điện tích ion là 3 (Al””” ) thì 1 Eq = 1⁄3 mol

Chuyển đổi giữa nồng độ lượng chất và nồng độ đương lượng:

Thí dụ: Calci huyết = 4.5 mEq/1 = 4.5/ 2 = 2.25 mmol/l

Kali huyết = 4.2 mmol/l= 4.2x 1= 4.2 mEq/l

2 CÁC CÁCH BIÊU THỊ NÒNG ĐỘ DUNG DỊCH

2.1 Nồng độ theo khối lượng dung dịch (P/p)

2.2 Nồng độ phần trăm (%)

Nông độ % biểu thị số gam chất tan có trong 100g dung dịch

Ví dụ: CuSO4 5% = có 5g CuSO4 trong 100g dung dịch

Công thức tính:

met dd 100 (1) C% of — Incl 5 x 100 (2)

C%=

Trong đó: mct: khối lượng chất tan (g)

mđd: khối lượng dung dich (g)

Trang 25

Dung dich va cac cach biéu thi nong độ của dung dịch trong xét nghiệm hoá sinh

v: thé tich dung dich (ml) d: khdéi hrong dung dich (g/ml)

Vi du: can 1 g glucose pha vao trong nuéc can cho du 100g, thé vao (1),

ta có: C%=1%; cân 1g phenolphtalein pha vào 100ml dung dịch cồn có khối

lượng dung dịch d =1,§, thế vào công thức (2) trên, ta có: C% = 1,25%

2.3 Nồng độ phần nghìn (%a)

Nông độ phần nghìn biểu thị số gam chất tan có trong 1000g dung dịch

m dungdịch = m dung môi + m chất tan

Cách pha: ví dụ: pha 100g dung dịch NaCl 5% Ta cân chính xác 5g NaCl va hoa vao 100g H,O

Khối lượng chất tan cần lấy:

ch.mdd_ 5.100 met=—_—_—_ = ——— =5

100 100

Néu la cac tinh thé ngậm nước, phải trừ lượng nước Vd: CuSO¿ - 5H;O

Tương tự như vậy ta pha nông độ phân ngàn

2.4.3 Nông độ mol/

Nông độ mol/1 (Cu) được tính bằng số mol chất tan trong 1 lít dung dịch

Mol cé thé 1a mol phân tử, có thể là mol ion (ion g/1)

Ví dụ: dung dịch NaOH 0,2M: có 0,2 mol NaOH (= 8gNaOH) tan trong 1

lít dung dịch

Trang 26

Dung địch và các cách biểu thị nồng độ của dung dịch trong xét nghiệm hoá sinh

v: thé tich dung dich (lit) mM" M v

m: khối lượng chất tan

M: khối lượng mol chất tan

Cách pha: cần pha Ilít dung dịch NaCl 1M: cần cân trên cân phân tích I mol NaCl (M=58,5g), hoà tan trong nước, chuyên dung dịch vào bình định mức

dung tích Ilít, pha loãng với nước đến vạch 1lít rồi trộn đều Dung dịch như

thế gọi là dung dịch NaCl 1mol/1 hay 1M

Tính theo công thức:

Ví dụ: ta cần pha 0,5lit dung dich NaCl 0,3M

m

Cu “UV >m=Cy MV

Kh6i lugng NaCl can can: m = 0,3 x 58,5 x 0,5 = 8,775g

Cân đúng 8,775g NaCl hoà tan trong nước rồi chuyên vào bình định mức

cỡ 0,5lít (500ml), pha loãng bằng nước đến vạch 0,51 rồi trộn đều

2.4.4 Nông độ đương lugng (equivalent)

Ký hiệu là N hay E: biểu thị số đương lượng gam chất tan có trong 1 lít dung dịch

- Đương lượng gam của một chất (E) là lượng chất đó tính ra gam khi phan ửng tương đương với một nguyên tử gam hydro

- Dung dịch chứa ! đương lượng gam chất trong 1 lít được gọi là dung dịch nguyên chuẩn (1N)

Trang 27

Dung dịch và các cách biểu thị nông độ của dung dịch trong xét nghiệm hoá sinh

- Các dung dịch chứa 0,1; 0,01; 0,001 đương lượng gam chất trong 1 lít hay 0,1N; 0,01N; 0,001N được gọi là dung dich deci nguyén chuẩn, centi nguyên chuẩn, mili nguyên chuẩn (equivalent, miliequivalent)

- Vì các chất tương tác với nhau theo các lượng tương đương, nên nồng độ

đương lượng được sử dụng rộng rãi trong định lượng các chat

- Các dung dịch có nồng độ đương lượng bang nhau sẽ phản ứng với những thể tích bằng nhau Do đó, từ nồng độ chất này có thể suy ra nồng độ chất khác

Đương lượng gam N=—

n

n: số điện tử (e) trao đổi hay cho nhận

HạSOa + 2NaOH = Na;SO¿a + 2H;O

Víidu E(HC) = “ = 365

E (H;S5O¿ay = » = 49g

E(NaoH) = “-9z 1 1

2.5 Pha loãng một dung dịch

Dùng phương pháp trộn lẫn, tìm tỷ lệ các cấu tử (qui tắc đường chéo)

Ví dụ: cần pha dung dich 22% tir dung dich 50% của chất đó bằng cách dùng nước để pha loãng 22 _ m(80%)

28 m,(0%)

Theo quy tắc đường chéo ta có tỷ lệ:

NưZ

2N

Hiệu số nồng độ dung dịch đặc và dung dịch cần pha là: 50 - 22 = 28

Hiệu số nồng độ cần pha và dung dịch loãng (trong trường hợp này là nước C%=0) là 22 - 0 = 22

Trang 28

Dung dich và các cách biểu thị nông độ của dung dịch trong xét nghiệm hoá sinh

Ta có tỷ lệ là 22/28 nghĩa là lấy 22 phần khối lượng dung địch đặc trộn

với 28 phần khối lượng dung dịch loãng (nước)

- Pha dung dịch có nồng độ trung bình giữa một dung dịch có nồng độ cao

và một dung dịch có nồng độ thấp hơn

Ví dụ: cần pha dung dịch 20% từ dung dịch 42% và dung dịch 16%

Theo quy tắc đường chéo:

Trang 29

Bảo quản và kiểm tra chất lượng các hoá chất và sinh vật phẩm trong XNHS

BAO QUAN VA KIEM TRA CHAT LUQNG CAC HOA CHAT VA SINH VAT PHAM TRONG

XET NGHIEM HOA SINH

Muc tiéu hoc tap

1 T rình bày được cách bảo quản các hoá chất và sinh vật phẩm trong xét

nghiệm hoá sinh

2 Trình bày được cách kiểm tra chất lượng hoá chất và sinh vật phẩm trong xét

nghiệm hoá sinh

3 Áp dụng được cách bảo quản hóa chất và sinh vật phẩm trong xét nghiệm hóa Sinh

4 Kiểm tra được chất lượng hóa chat và sinh vật phẩm

Hoá chất và sinh vật phẩm nếu được bảo quản đúng cách và thường xuyên được

kiểm tra sẽ góp phần quan trọng trong chân đoán, điều trị, theo đõi và phòng bệnh

1 BAO QUAN CAC HOA CHAT VA SINH VAT PHAM TRONG XET NGHIEM HOA SINH

1.1 Bảo quản về mặt chất lượng

Đề đảm bảo chất lượng các hoá chất và sinh vật phẩm, cần lưu ý một số van dé

sau:

1.1.1 Nhiệt độ

Mỗi hoá chất và sinh vật phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp

- Một số được bảo quản ở nhiệt độ phòng thí nghiệm Ví dụ: các acid vô cơ, các

chất khoáng, một số acid hữu cơ,

- Một số được đóng kín và bảo quản trong tủ lạnh: 4 đến 8°C Ở điều kiện nay sẽ ức chế được vi khuẩn Ví dụ: các vitamin, một số thuốc thử hữu cơ, các enzym, các

chế phẩm protein đông khô

- Một số được bảo quản ở 0°C, một số khác ở đông lạnh: -17 đến -86°C, hoặc lạnh

sâu hơn Ví dụ: một số sinh vật phẩm như huyết thanh mẫu, kháng nguyên,

khang thé, tế bào

1.1.2 Thời hạn sử dụng

Tuỳ theo nhiệt độ bảo quản, thời hạn sử dụng của mỗi hoá chất sẽ khác nhau

Trang 30

Bảo quản và kiểm tra chất lượng các hoá chất và sinh vật phẩm trong XNHS

8°C Trong khi đó kit để định lượng glucose có thê bảo quản một tháng ở nhiệt độ 20-

25°C và 3 tháng ở nhiệt độ 2 - 8°C; kit định lượng cholesterol toàn phần bảo quản được 3 tuần ở 20 - 25°C, va 3 tháng ở nhiệt độ 2 - 8°C

1.1.3 Các dạng hoá chất

Khi hoá chất ở đạng bột hay dạng lỏng chưa pha cũng như ở đạng đóng gói nguyên vẹn đối với các sinh vật phẩm, thời hạn sử dụng kéo dài hơn các hóa chất đã

pha chế

Ví dụ: các dung dịch enzym ở dạng bột hay dạng lỏng trong chai lọ còn nguyên

chưa pha, thời hạn sẽ kéo dài đến vài năm (hạn sử dụng thường ghi ở ngoài hộp)

Trong khi đó dung dịch đã pha rồi, thời hạn sử dụng tối đa chỉ khoảng 3 tháng, thường thì chỉ trong vài tuần phải pha lại đợt hoá chất khác

1.1.4 Tính chất của các hoá chất và sinh vật phẩm

- Khi hoá chất bị đổi màu hoặc tự nhiên bị tủa đục thì phải nghĩ đến hoá chất đã bị

giảm chất lượng, nhất là các hoá chất có protein

- Đối với các sinh vật phẩm, ngoài hiện tượng đôi màu và kết tủa đục, một số sinh vật phẩm như gen còn có thê bị biến dạng

- Một số hoá chất đễ bị oxy hoá bởi ánh sáng, cần để trong những chai lọ có màu

đậm hoặc bọc trong giấy bạc, giấy than hoặc để trong tối

Ví dụ: Hoá chất định lượng Bilirubin cần bảo quán ở trong tối, tránh ánh sáng 1.1.5 Cất giữ hoá chất, sinh vật phẩm

Mọi bình chứa cho dù ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, 4°C hay đông lạnh đều phải

được đậy kín một cách thích hợp bằng: nút chai, nút van, nit ban, giấy parafn Để

tránh bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm các chất khí trong phòng thí nghiệm như: CO;, NHạ, HCl

Chai thuốc thử hoá chất nguyên phái được cất riêng, ghi nhãn chai và ghi nhiệt

độ bảo quản: PTN, 0 - 4°C, < 0°C, trong bình hút âm ở 0 - 4°C

Nhiều hoá chất hút âm trong không khí Nếu lượng nước của chúng trong thuốc thử tăng lên, sẽ làm trọng lượng phân tử và độ tinh khiết của chúng có thể bị thay đôi

Trang 31

Bảo quản và kiểm tra chất lượng các hoá chất và sinh vật phẩm trong XNHS

Trường hợp này khi cân đong cần phải gia tăng cho thích hợp Phương pháp tốt

nhất là bảo quản thuốc thử trong bình hút ẩm và trong tủ lạnh ở 4C

1.2 Bảo quản về mặt an toàn phòng thí nghiệm

1.2.1 Thiết bị bảo quản hoá chất

- Thiết bị an toàn: tủ Hốt dùng để bảo quản và thao tác các chất hoá học và khí nén

- Các bình an toàn: dùng để vận chuyên các acid, kiềm hoặc các dung môi khác

Các bình có dung tích 500 ml va cac can có thể tích lớn hơn 12 lít được sử dụng

để bảo quản, phân phối

- Các buồng an toàn: dùng để bảo quán các chất lỏng đễ cháy

- Tủ lạnh: đùng để bảo quản các hoá chất dễ bốc hơi và dễ cháy

- Chỉ một số hoá chất cần thiết sử dụng hằng ngày mới được để ngoài thiết bị bảo

quản

1.2.2 Sử dụng hoá chất

- Nhận biỄ! các quy ước về nhãn mác:

Cac dau hiệu dé phân biệt các chất độc hại là điều quan trọng không chỉ để cảnh báo các kỹ thuật viên về các chất độc mà còn để phân biệt với các chất có thể gây nên

tình trạng khân cấp như các chất cháy hoặc nô Người ta đã quy định các kí hiệu màu

sắc ở phía trên của nhãn để dễ phân biệt các loại hoá chất độc hại:

+ Màu xanh da trời là kí hiệu chỉ loại chất có hại cho sức khoẻ, độc với hô hấp,

tiêu hoá, có thể hấp thụ qua đa, cần phải bảo quản ở chỗ chắc chắn

+ Màu đỏ là kí hiệu chỉ loại chất đễ cháy, cần phải bảo quản cách xa các yếu tố

đặc tính của hoá chât Điều này đặc biệt quan trọng đôi với việc vận chuyên và trộn

các hoá chất vì một số có thê gây độc hại, dễ cháy, dé nô

Trang 32

Bảo quản và kiêm tra chất lượng các hoá chất và sinh vat phẩm trong XNHS

Vị dụ:

+ Acid acetic không pha voi acid chromic, acid nitric (HNO3)

+ Carbon tetrachlorid không pha với Natri (Na)

+ Chất long dé chay khéng pha véi nuéc oxy gia (H20,), acid nitric (HNO3)

- Cần sắp xếp, bảo quản hoá chất theo số lượng và đặc tính hoá chất đề tránh các sự

cố Các hoá chất thường dùng cần sắp xếp riêng Việc sắp xếp không nên chỉ dựa theo vần A, B, C mà còn cần được sắp xếp theo đặc tính của hoá chất Các loại hoá chất sau cần được sắp xếp riêng:

+ Chất lỏng đễ cháy

+ Chat rắn đễ cháy

+ Acid vô cơ

+ Acid hữu cơ

- Các chất dễ cháy và các chất có khả năng cháy:

Các chất lỏng dễ cháy được sử dụng rất nhiều hằng ngày trong các phòng nghiên cứu hoá sinh là những chất rất nguy hiểm vì chúng dễ cháy hoặc dễ gây nô

Chúng được xếp loại theo điểm bốc cháy (là nhiệt độ mà ở đó hơi của chúng có khả

năng bốc lên để tạo thành một hỗn hợp dễ cháy với không khí)

+ Chất long dé cháy có nhiệt độ bốc cháy < 37,8°C (100°F)

+ Chất lỏng có khả năng cháy có điểm bốc cháy ở nhiệt độ > 37, 8°C (100°F) Một số chất lỏng dễ cháy và có khả năng cháy thường được sử dụng là:

Aceton, Benzen, Ethanol, Heptan, Isopropanol, Methanol, Toluen, Xylen

Chú ý: các chất dễ cháy còn gồm các loại chất khí và chat ran nhw paraffin Trước khi mở nút chai chứa các chất dễ cháy cần tránh xa ngọn lửa từ 2-3 m Không được đun bình chứa các chất dễ cháy trực tiếp trên ngọn lửa mà phải đun cách thuỷ hoặc đun trên bếp điện kín

Trang 33

Bảo quản và kiểm tra chất lượng các hoá chất và sinh vật phẩm trong XNHS

- Các chất ăn mòn:

Các acid như: acid sulfuric (HạSO¿), acid nitric (HNO;), actd chlohydric (HCI), acid trichloracetic (TCA), acid percloric, acid orthophosphoric

Các kiềm manh nhu: NH,OH, NaOH va KOH

+ Không được dùng pipet hút trực tiếp bằng miệng các chất ăn mòn

+ Việc đỗ rót các dung dịch ăn mòn phải thận trọng, từ từ, làm thấp đưới mắt và luôn luôn đeo kính bảo vệ

Việc hoà tan các chất ăn mòn ở thể rắn, thể đặc (ví đụ: hoà NaOH vào nước

hoặc hoà loãng các acid đặc) phải hết sức thận trọng vì đây là những phản ứng toả

nhiệt, có thể gây bỏng

Chú ý: Khi hoà loãng acid phải đỗ acid vào nước để lượng acid bao giờ cũng ít

hơn nước và phải đỗ từ từ: Không được đỗ nước vào acid vì điều này sẽ gây toả nhiệt lớn, vỡ bình, bắn acid ra chung quanh và gây nguy hiểm

Xử lý khi hút phải acid: Dùng NaHCO¿ 3% súc miệng, sau đó súc miệng bằng

nước sạch nhiễu lần

- Các hoá chát độc:

Những hoá chất độc là những chất có thể gây chết người hoặc gây bệnh nếu ăn

phải, uống phải, ngửi phải hoặc tiếp xúc trực tiếp qua đa, mắt Những chất phổ biến

- Những chất gây ung thư:

Trong phòng thí nghiệm, một số hoá chất đã được xác định là những chất gây

ung thư Vì vậy, việc hiểu rõ những hoá chất nào là hoá chất có thể gây ung thư là một

điều hết sức quan trọng

Trang 34

Bảo quản và kiểm tra chất lượng các hoá chát và sinh vật phẩm trong XNHS

Một số chất nhuộm hoá mô, đặc biệt là các chất nhuộm DNA như rhodamin,

auramin, ponceau MX, xanh trypan, ethidium bromid

Hydrazin và các chất dẫn xuất

Một số kim loại: Berylli, cadmi, thalli, niken và chì

Một số hợp chất của chrom như acid chromic

B- naphthylamin

B- propiolacton

Các dung môi như benzen, 1,4-dioan, chloroform, carbon tetrachlorid, cac

hydrocarbon halogen hoa khac

Amian

Ethylenoxid

Một số loại khang sinh: streptozotocin, actinomycin

- Các chất nghi gây ung thư:

+ Các chất hoá học sinh phóng xạ: uranyl acetat

+ Một số thuốc trừ sâu: DDT, đieldrin

+ Ozon

Trang 35

Bảo quản và kiểm tra chất lượng các hoá chất và sinh vật phẩm trong XNHS

1.2.3 Các trang thiết bị bảo vệ cá nhân

Cac phan co thê hay bị tôn thương khi làm việc trong phòng thí nghiệm là mắt,

da, đường hô hấp và tiêu hoá Vì vậy, việc sử dụng các trang thiết bị bảo vệ cá nhân là rất cần thiết Các trang thiết bị gồm các vật dụng sau:

Kính mắt, kính bảo hộ, tấm che mặt là những trang thiết bị giúp bảo vệ mắt và

mặt của người làm xét nghiệm khỏi các chất hoá học bắn ra Các kính áp tròng

không có tác dụng bảo vệ mắt nên không đeo khi làm việc ở phòng thí nghiệm Bắt kỳ một dung địch nào bắn vào mắt đều phải rửa mắt ngay

Găng tay và ống tay bằng cao su cần được sử dụng khi thao tác với các chất ăn da

Các găng tay nhựa latex cần được sử dụng hằng ngày trong phòng thí nghiệm

Tuy nhiên, các găng tay bằng polyvinyl có thể được sử dụng thay thế đối với

những người dị ứng với nhựa latex

Các áo choàng trong phòng thí nghiệm (áo choàng labo) phải có đủ độ dài, đủ khuy

Ủng đạt đúng tiêu chuẩn, các giầy rọ, mỗi giầy hở hoặc dép sandal đều có thể bị tác hại của chất độc trong phòng thí nghiệm

Khau trang được sử đụng trong một số quá trình làm việc trong phòng thí nghiệm Khi sử dụng các chất độc sinh học, hoá học, hoặc các chất độc đặc biệt phải sử dụng khâu trang đặc chủng phù hợp Phải sử dụng khâu trang phòng độc có bộ lọc khí đặc biệt khi làm việc trực tiếp với các bệnh nhân lao, hoặc khi thực hiện

các thao tác có phơi nhiễm với các hạt khí dung từ hơi thở của bệnh nhân lao,

SARS, cum ga

1.2.4 An toàn về sinh học (tránh nhiễm khuẩn trong phòng thí nghiệm)

Tât cả các mẫu máu và dịch cơ thê khác được thu lượm, vận chuyên, cằm bằng tay và sử dụng phải được chú ý một cách chính xác Phải sử dụng các dụng cụ bảo vệ như găng tay, áo choàng, khâu trang nếu mẫu bệnh phẩm có thể rơi vãi hoặc bắn ra

Khi li tâm các mẫu sinh học phải đậy nắp ống nghiệm và đậy nắp máy li tâm để tránh các hạt khí đung mang vi khuẩn lây bệnh phân tán ra môi trường xung quanh

Các bệnh phẩm thông thường như máu, nước tiểu, dịch chọc đò, dịch não tuỷ của bệnh nhân có thê là nguyên nhân truyền bệnh do vi khuẩn, virus Vì vậy, những

người làm xét nghiệm phải:

Mặc áo choàng, đeo các thiết bị bảo vệ thích hợp

Dùng kẹp gắp các mảnh thuỷ tỉnh vỡ và các vật nhọn khác

Trang 36

Bảo quản và kiêm tra chất lượng các hoá chất và sinh vật phẩm trong XNHS

Tham cac dịch tràn bằng giấy thắm, giấy ăn rồi để vào túi nylon riêng

Làm sạch vị trí bẩn với các chất tây rửa thích hợp

Khử khuẩn vị trí bắn với các đung dịch chất tây khuẩn

Rửa vị trí nhiễm bần bằng nước máy thông thường

Bỏ tất ca các dụng cụ, vật lây bản vào chỗ riêng

Chỉ đóng nắp máy li tâm khi buồng chứa rotor trong máy đã khô

Với các mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân đặc biệt như bệnh nhân nhiễm HIV,

viêm gan có các quy định đặc biệt riêng về thao tác và xử lý

1.2.5 An toàn về phóng xạ

Nhiều hoá chất sử dụng trong các phòng thí nghiệm có hoạt tính phóng xạ Ví dụ: mononucleotid ghi dấu như: methyl-3H-thymidin, uridin-5-3H, acid amin ghi dấu như C-DI- valin

Khi thao tác với các chất phóng xạ phải đội mũ báo hiểm, mặc áo choàng, đeo

khẩu trang đeo kính, đeo găng tay cao su và phải hết sức cân thận tránh đánh đỗ, rơi vãi

Khi thí nghiệm xong, tất cả các hoá chất phóng xạ phải được lưu trữ và có khu vực sử dụng riêng, có ghi dấu hiệu riêng Các dụng cụ thí nghiệm với chất phóng xạ phải được xử lý và rửa theo một quy trình riêng bảo đảm sạch hoàn toàn chất phóng

xạ

Thường xuyên kiểm tra việc ô nhiễm phóng xạ và khử phóng xạ theo quy định

Số lượng chất phóng xạ nhập, sử dụng và thải phải có số kiểm tra chặt chẽ

Những người làm nghiên cứu với chất phóng xạ phải được kiểm tra sức khoẻ và thử máu 6 tháng 1 lần, nếu bảo đảm sức khoẻ mới được tiếp tục làm việc với chất phóng xạ

Khi có đỗ vỡ dụng cụ chứa chất phóng xạ, phải lập tức thông báo cho cơ quan

chuyên trách xử lý theo quy trình đặc biệt

1.2.6 Đối với các khí nén

Các khí nén thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm như: Ó¿, CO;,

Nz, acetylen, proban, butan để làm thí nghiệm hoặc để đun nấu, có thể gây cháy Do

đó, khi sử dụng các khí nén cần phải thực hiện một số điểm sau:

- Phải biết rõ loại khí ta sẽ sử dụng

- Các bình khí nén phải luôn luôn được đóng kín và đặt thẳng đứng

- Không được đặt chất lỏng dễ cháy và khí nén ở cùng một chỗ

Trang 37

Bảo quản và kiểm tra chất lượng các hoá chất và sinh vật phẩm trong XNHS

Phải sử dụng bộ phận điều chỉnh (các van đúng với loại khí được sử dụng)

Không được tuỳ tiện thử điều chỉnh hoặc đóng, mở khí nén bằng bộ phận điều

chỉnh khi không sử dụng khí đó

Không được tháo bỏ nắp bảo vệ của bình khí nén khi chưa sử dụng bình khí

Không được đóng chặt cứng van bình khí

Phải sử dụng xe đây để vận chuyền các bình khí lớn

Phải luôn luôn kiểm tra tình trạng an toàn của bình khí và định kỳ phải xem có sự

rò rỉ khí hay không

2 KIEM TRA CHAT LUQNG CAC HOA CHAT VA SINH VAT PHAM

Để kiểm tra chất lượng các hoá chất và sinh vật phẩm cần lưu ý một số điểm

sau:

- Dung địch hoặc sinh phẩm đã quá hạn sử dụng ghi ngoài hộp

- Hoá chất dạng bột đổi màu và đông vón lại

-_ Hoá chất đạng nước bị đục và có cặn lắng

- Hoá chất đôi màu, thường có khuynh hướng ngả màu xám đen

- Đo trên huyết thanh mẫu (dùng làm chất kiểm chứng hằng ngày) của các hãng quốc tế hoặc một loạt mẫu nghiệm của bệnh nhân có khuynh hướng tăng hoặc

giảm dan

- Các trị số chất kiểm chứng hằng ngày vượt ra ngoài khoảng 2 SD hoặc 3 SD

(xem bài kiểm tra độ tin cậy trong kết quả xét nghiệm sinh hoá) sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác Nếu khi thay chai hoá chất mới mà kết quả xét nghiệm

trở về bình thường thì đúng là do hoá chất bị hỏng

Trang 38

Các đơn vị do luong dùng trong XNHS hiện nay

CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG DÙNG TRONG XÉT NGHIỆM HÓA SINH HIỆN NAY

Mục tiêu học tập

1 Trình bày được hệ thống đơn vị đo lường quốc tế SI (SI: Systéme International

đ*Unilé$s) sử dụng trong hóa sinh lâm sàng

2 Chuyển đồi được đơn vị cũ sang đơn vị SĨ và ngược lại

Hiện nay, theo quy ước quốc tế các đơn vị dùng trong xét nghiệm hóa sinh đều

theo hệ thống đơn vị chuẩn SI và bỏ dần những đơn vị cũ

Ở Việt Nam, đã bắt đầu phố biến đơn vị SI từ 8 năm trở lại đây Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc thống nhất sử dụng đơn vị trong tất cả các phòng thí nghiệm trên thế giới

1 HE THONG DON VI DO LUONG QUOC TE SI SU DUNG TRONG HOA SINH LAM SANG

1.1 Cau tao cia don vi SI

Có 3 đơn vị chính và 2 đơn vị phụ:

Đơn vị chính: Đơn vị cơ sở, đơn vị dẫn xuất, đơn vị phụ

Đơn vị phụ: Tiếp đầu ngữ là những bội số và ước số thập phân của hệ thống SĨ

va đơn vị ngoài SĨ

1.1.1 Đơn vị chính

- Đơn vị cơ sở: Có 7 đơn vị SĨ

+ Lượng chất : mol (mol)

- _ Đơn vị dẫn xuất: từ đơn vị cơ sở, có thể ghép các đơn vị cơ sở với nhau hoặc

bằng nhân hay chia ta có đơn vị dẫn xuất

Trang 39

Các don vi do luong ding trong XNHS hién nay

Hecto Deca

Deci Centi Mili Micro

Nano

Pico Femto Atto

- Đơn vị ngoài SI: Có 8 đơn vị không thuộc trong hệ thống SI nhưng được sử dụng

hằng ngày và trong các chuyên khoa được Đại hội toàn thê về trọng lượng và đo lường (CGPM) quyết định bảo lưu và cho sử dụng phố biến

Trang 40

Các don vị đo hường dùng trong XNHS hiện nay

1.2 Ap dung SI trong lam sang

1.2.1 Đơn vị nông dé mol

Đối với một số chất mà người ta biết rõ trọng lượng phân tử thì được quy định

dùng đơn vị mol hoặc ước số của mol Nồng độ chất đó được biểu thị bằng số mol hoặc ước số của mol/ 1 lít dung dịch (không dùng trong 1ml hoặc 1 dl dung dich)

Khi dùng mol phải xác định chất đó là: phân tử, nguyên tử hay ion Nếu là ion phải ghi thêm chữ ion trước tên chất

Vi dụ: lon Kali

A A » A A ^ A z ˆ

Đơn vị nông độ mol của một sô thông sô hóa sinh:

- Ion Na” mEq/1 mmol/1

- lon Ca” : mEq/1 mmol/l

1.2.2 Don vi néng dé khdi lugng

Một số chất chưa biết rõ trọng lượng phân tử thì dùng đơn vị khối lượng (g/1

hoặc g/dl hoặc mg/dl)

Apo A;, Apo B : mg/dl

Ngày đăng: 28/08/2024, 16:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN