1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

bài giảng đào tạo kỹ năng chuyên môn cho cán bộ tuyến huyện điều dưỡng nxb y học 2005 trần chí liêm 230 trang

227 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Giảng Đào Tạo Kỹ Năng Chuyên Môn Cho Cán Bộ Tuyến Huyện
Tác giả Trần Chí Liêm, Phạm Văn Lình, Hoàng Ngọc Chương, Nguyễn Dung, Trần Đức Thái, Lê Văn An, Lê Đình Khánh, Đặng Thế Tháp, Phạm Quốc Bảo, Phạm Văn Tác, Hồ Duy Bính, Dương Thị Hảo, Nguyễn Thị Anh Phương, Lê Thị Lục Hà, Đào Nguyễn Diệu Trang, Phan Thị Tố Như, Nguyễn Chiến Phương, Nguyễn Phạm Thanh Vân
Người hướng dẫn Trần Chí Liêm, Thứ trưởng
Trường học Trường Đại Học Y Khoa Huế
Chuyên ngành Điều Dưỡng
Thể loại Bài Giảng
Năm xuất bản 2005
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 227
Dung lượng 9,29 MB

Nội dung

CÁC BƯỚC CỦA QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG Bước I1: Nhận định Bước 2: Lập kế hoạch Bước 3: Thực hiện Bước 4: Lượng giá Muốn thực hiện tốt quy trình chăm sóc, người điều dưỡng phải biết sử dụng

Trang 1

BỘ Y TẾ

DỰ ÁN Y TẾ NÔNG THÔN

BÀI GIẢNG ĐÀO TẠO

KY NANG CHUYEN MON

CHO CAN BO TUYEN HUYEN

- ĐIỀU DƯỠNG

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC

Trang 2

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA HUẾ Am

DU AN Y TE NONG THON

BAI GIANG DAO TAO

KY NANG CHUYEN MON

CHO CAN BO TUYEN HUYEN

DIEU DUGNG

NHA XUAT BAN Y HOC Hué, 2005

Trang 3

YH-2005 13-2005

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TƯ ngày 22 tháng 1 nam 2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc củng có tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất

lượng và hiệu quả của mạng lưới y tế cơ sở, Bộ Y tế đã xây dựng nhiều chính sách, chiến

lược quốc gia nhằm phát triển hệ thống y tế cũng như các lĩnh vực chuyên môn của ngành

và ban hành các quy chế, quy trình kỹ thuật để thực hiện

Cùng với việc tăng cường cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật của ngành y tế, công tác phát triển nguồn nhân lực y tế cũng được quan tâm Các chương trình đào tạo và đào tạo lại cán bộ y tế được đổi mới, phát triển và từng bước hoàn thiện Tuy nhiên, do sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ cũng như nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng cao đòi hỏi cán bộ y tế phải thường xuyên cập nhật những kiến thức mới

Trên tỉnh thần đó, Bộ Y tế chỉ đạo biên soạn bộ tài liệu đào tạo lại cho cán bộ y tế các tuyến cơ sở, sử đụng nguồn tài trợ của Dự án Y tế Nông thôn, vay vốn của Ngân hàng Phát triển châu Á Bộ tài liệu được biên soạn lần này thuộc 3 lĩnh vực chuyên môn và quản lý, bao gồm:

- _ Đào tạo lại kỹ năng chuyên môn cho cán bộ y tế tuyến huyện, tuyến xã, tuyến thôn/bản

- Dao tạo kỹ năng chuyên môn về an toàn vệ sinh thực phẩm cho cán bộ y tế tuyến huyện và tuyến tỉnh

- Đào tạo về kế hoạch, quản lý và huy động cộng đồng và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ y tế tuyến huyện, tuyến xã

Các lĩnh vực chuyên môn được phân chia thành từng chuyên ngành và mỗi chuyên

ngành được biên soạn thành 4 tài liệu: chương trình đào tạo, tài liệu dùng cho học viên

(giáo trình), tài liệu dùng cho giáo viên (kế hoạch bài giảng) và tập tài liệu tham khảo

Bộ tài liệu do tập thể các cán bộ chuyên môn có trình độ cao và kinh nghiệm thực

tế của một số trường đại học y khoa và các chuyên gia, các bộ quản lý trong ngành tham gia bién soan

Tuy nhiên, do bộ tài liệu để dùng chung cho các tỉnh tham gia Dự án y tế Nông

thôn ở cá 3 miền Bắc, Trung, Nam nên không thể tránh khỏi thiếu sót Mong các đồng

nghiệp tham gia giảng dạy, các học viên tham dự các lớp học góp ý kiến để bộ tài liệu đào

tạo tiếp tục được hoàn thiện

Bộ Y tế giới thiệu bộ tài liệu nói trên sử dụng trong các lớp tập huấn cho các cán

bộ y tế tuyến cơ sở để đào tạo liên tục cho các tỉnh trong Dự án y tế nông thôn và có thể

áp dụng cho các lớp đào tạo lại bằng các nguồn kinh phí khác

PGS TS TRAN CHi LIEM

THU TRUONG BO Y TE

Trang 5

BAN BIEN TẬP

BAN THUKY BIEN SOAN

TS Trần Chí Liêm, Thứ trưởng Bộ Y tế

PGS TS Phạm Văn Lình PGS TS Hoàng Ngọc Chương PGS TS Nguyễn Dung

BS Đào Nguyễn Diệu Trang

BS Lê Thị Lục Hà

BS Nguyễn Thị Anh Phương

ThS Phan Thị Tố Như

CN Nguyễn Chiến Phương

CN Nguyễn Phạm Thanh Vân Bài giảng đã được thông qua Hội đồng nghiệm thu chuyên ngành Điều dưỡng theo quyết định số 235SIQĐ-BYT ngày 0S tháng 07 năm 2004 của Bộ

Trang 6

MỤC LỤC

PHẦN NỘI DUNG Trang

1 Quy trình điều đưỡng - - c sen sàn 2n nh nh 1

2 Kỹ năng g1ao tIẾP cà nọ nọ HH Hs TH ne ee ne cae cae eee cae nae ee ne EEE EEE EEE 9

3 Kỹ thuật đo các dau hiéu s6ng cece eee ce eee ence eee erence eee eee EEE 16

4 Vô khudn - Tiét khudin dung cu y t@ 00 ccccce cee ce eens cee ece cee n ae cee ene aee gee eee ene 27

5 Rửa tay thường quy-rửa tay ngoại khoa, mặc áo choàng-mang găng vô khuẩn 34

6 Phương pháp vận chuyển người bệnh .-.cse .<-<+ -+-+e #3

7 Do lượng dịch vào Và ra - co HQ SH HH HH uc vn nh nh ng 49

§ Kỹ thuật rửa dạ dầy co LH HH SH ng HH ki nu nh ph th TT 55

9 Kỹ thuật rửa bàng quang co eee eee ee een te cece a nee ne eee EEE EE EE EEE 61

10 Kỹ thuật tiêm - truyỀn các uc nh TH ng HH n n ng nu nh nen he hh 65

1 Kỹ thuật cho người bệnh uống thuốc cà cành nh nh 75

12 Kỹ thuật băng Đó c-QQ Q een ee nee ene eee ene cee ene nee eee een ene eee eees 79

13 Thay băng, rửa vết thương nhiễm khuẩn -£<>***** 88

14 Chăm sóc và dự phòng chống loét ép cà cà nà nen thhenh 94

15 Xử lý ban đầu chất thải Y tế và sinh hoạt trong bệnh phòng - - - 101

16 Chuẩn bị người bệnh trước mổ và chăm sóc người bệnh sau mổ - 106

17 Chăm sóc người bệnh bỏng - - <2 222 <<<-<<<+<+ -L13

18 Chăm sóc người bệnh xuất huyết tiêu hóa - - - - - - 20

19 Chăm sóc bệnh đái tháo đường - - <.Ằ nh nen 127

20 Chăm sóc người bệnh tăng huyết áp - - -136

21 Nuôi con bằng sữa mẹ và công tác điều dưỡng - 144

22 Đặc điểm trẻ sơ sinh đủ tháng và công tác điều dưỡng - - - - - 150

23 Chăm sóc trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp - «cà Ăn nh nhe nhớ 160

24 Chăm sóc trẻ em suy dinh dưỡng -.- - - << <2 << s<*c~<<+-++s++ LỐ

25 Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trong khi có thai . - << + cs Ÿàs se 173

26 Chăm sóc bà mẹ trong thời kỳ sau đẻ cà nà sành nhe 184

27 Công tác điều đưỡng trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục L3

28 Công tác điều dưỡng trong rối loạn kinh nguyệt - -. -s- 202

29 Quản lý, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS cà cà sàn hen 209

Tài liêu tham khảo ‹ ‹. ch nh nh tt KH ni Tà kh th nh nh th th tế 218

WwW ©

Trang 7

QUY TRINH DIEU DUONG

Mục tiêu học tập

1 Mô tả được 4 bước của quy trình điều dưỡng

2 Trình bày được nội dung các bước của quy trình điểu dưỡng

1 ĐẠI CƯƠNG

Định nghĩa: Quy trình điều dưỡng là một loạt các hoạt động theo một kế hoạch

đã được định trước, trực tiếp hướng tới một kết quả chăm sóc riêng biệt Quy trình điều dưỡng còn là một hệ thống và phương pháp tô chức của kế hoạch chăm sóc

Mục đích của quy trình điều dưỡng:

- Nhận biết tình trạng thực tế và những van dé cần chăm sóc sức khỏe cho mỗi cá nhân

- Thiết lập những kế hoạch đúng và đáp ứng các nhu cầu cân thiết cho người bệnh

- Quy trình điều đưỡng bao gồm các bước: nhận định, lập kế hoạch chăm sóc, thực

hiện kế hoạch chăm sóc và đánh giá kết quả chăm sóc

2 CÁC BƯỚC CỦA QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG

Bước I1: Nhận định

Bước 2: Lập kế hoạch

Bước 3: Thực hiện

Bước 4: Lượng giá

Muốn thực hiện tốt quy trình chăm sóc, người điều dưỡng phải biết sử dụng tốt kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp Người điều dưỡng phải có kiến thức về tâm sinh lý, cách đối xử với con người để thực hiện quy trình chăm sóc và những chăm sóc riêng biệt, thông tin truyền đạt, giải quyết vẫn đề Người điều dưỡng phải có phong

cách quản lý và lãnh đạo tốt

2.1 Bước một: Nhận định (đánh giá ban đầu)

- Là tập hợp các đữ kiện và nhận biết sự phản ứng của người bệnh đối với bệnh tật,

các nhu cầu cần thiết về chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, như:

Trang 8

Quy trình điều dưỡng

+ Quan sát theo dõi chung

+ Khám người bệnh phát hiện các triệu chứng

+ Hỏi qua những người thân trong gia đình

+ Hỏi các nhân viên y tế khác

+ Khai thác dựa vào bệnh án

- Để nhận định đúng tình trạng chung của người bệnh, người điều dưỡng phải sử dụng các phương pháp sau đây để thu thập các đữ kiện:

+ Kỹ năng giao tiếp

Người bệnh được coi là nguồn thông tin chính

- Thông thường người bệnh cung cấp các triệu chứng chủ quan như: đau nhức, lo

sợ, mệt mỏi,

- Các triệu chứng khách quan là do người điều đưỡng theo dõi phát hiện thấy hoặc khám được như mạch, nhiệt độ, huyết áp, sắc mặt bình thường hay bất thường 2.1.2 Thân nhân của người bệnh

Thân nhân có thể cung cấp thêm các nguồn thông tin về bệnh tật của người

bệnh, nhất là người bệnh nặng, bất tỉnh, lẫn lộn, đặc biệt với người bệnh là trẻ nhỏ lại

càng quan trọng

2.1.3 Nhân viên

Bao gồm các thầy thuốc, kỹ thuật viên y tế và các nhân viên khác là những

người cung cấp thêm các chỉ tiết về bệnh tật của người bệnh, đặc biệt là những triệu

chứng thu nhận được khi người bệnh mới vào viện

Trang 9

Khi điêu trị và chăm sóc, người cán bộ y tê phải coi người bệnh là trung tâm

trong phòng, khoa và bệnh viện vì vậy khi tiếp xúc với người bệnh phải:

+ Thể hiện được sự quan tâm đến những khó khăn của người bệnh về bệnh tật

+ Không bỏ qua bat cứ một ý kiến nhỏ nào

+ Chú ý các triệu chứng chủ quan và khách quan

+ Hỏi câu hỏi đúng, tránh câu hỏi tại sao

+ Tập trung vào các van dé thực tại

+ Hỏi bằng câu hỏi đơn giản đễ hiểu

+ Chủ động lắng nghe

+ Chú ý cách nói của người bệnh hoặc bằng các động tác mô tả không lời của

người bệnh

+ Tổng kết các điểm chính

2.1.5 Theo dõi và thăm khám người bệnh

Theo dõi là tập hợp những thông tin về tình trạng của người bệnh, bằng sử dụng

4 giác quan với sự hiểu biết những vấn đề đã được hiểu rõ, theo dõi người bệnh bằng

cách chú ý các triệu chứng quan trọng hoặc những điều người bệnh nói và nhận biết,

phân tích nguồn thông tin bằng nhận thức chung

Người điều dưỡng theo đối người bệnh phải chú ý đến đấu hiệu toàn thân, ví dụ: thấy mặt người bệnh đỏ phải nghĩ đến người bệnh sốt, cần tiến hành đo nhiệt độ

co thé cho người bệnh Nếu có sốt rét thì xem xét đến nguyên nhân, có thể là do

nhiễm khuân hay lý do khác Theo dõi là kỹ năng của người điều dưỡng, mà

người điều đưỡng phải có kinh nghiệm và kiến thức đề thực hiện

Người điều dưỡng cần phải quan sát sự biểu hiện tình cảm của người bệnh như, thái độ và tình cảm của người bệnh biểu lộ thế nào trước khi mỗ?

Nhìn là phương pháp thông thường nhất của theo đối, những thông tin thu được

phải kết hợp với những nguồn thông tin thông qua các giác quan khác

Khám người bệnh: người điều dưỡng phải biết tiền hành thăm khám cơ bản trong

phạm vi điều đưỡng cho người bệnh bao gồm:

+ Quan sát là một quá trình liên tục, từ lúc người bệnh vào viện đến khi người bệnh ra viện Người điều đưỡng nên tạo cho mình một thói quen sử dụng các

Trang 10

Quy trình điều dưỡng

+ Đếm nhịp thở để biết tần số thở

+ Sờ mạch để phát hiện nhịp đập và tần số của tim

+ Khám để nhận biết sự mềm của bụng hoặc sự căng của bàng quang

Đánh giá ban đầu là tập hợp các nguồn thông tin và những nhu cầu cần thiết về tình trạng của người bệnh, nó có ý nghĩa rất quan trọng Đánh giá bao gồm sự tham gia hoạt động của người bệnh và người điều dưỡng Những thông tin thu thập được ở người bệnh phải bao gồm cả khách quan và chủ quan

2.1.6 Chan đoán điều dưỡng

- Dựa vào các dữ kiện thu thập được thông qua việc đánh giá ban đầu đối với người bệnh mới vào viện hoặc điều chỉnh qua đánh giá chăm sóc của người bệnh đang điều trị

- Dựa vào các nhu cầu của người bệnh

- Dựa vào các triệu chứng khách quan và chủ quan của người bệnh

Những điểm khác nhau giữa chân đoán điều dưỡng và chẵn đoán điều trị

- M6 ta mot qua trình bệnh tật riêng

biệt nó giống nhau đối với tất cả các

người bệnh và hướng tới xác định bệnh

- Tén tai không thay đổi trong suốt thời

gian bệnh

- Bồ sung cho chân đoán điều dưỡng

- Được mô tả bằng những từ ngữ phổ

thông, súc tích, ngắn gọn

- Mô tả sự phân ứng đối với bệnh tật

của một người bệnh, nó khác nhau đối với từng người bệnh

- Thay đổi khi phản ứng của người bệnh thay đối

- Bồ sung cho chân đoán điều trị

- Mô tả cụ thể, bao gồm cả nhu cầu của người bệnh và lý do của nhu câu

sẽ bổ sung cho nhau Chẵn đoán điều dưỡng có liên quan đến chức năng độc lập của

người điều dưỡng (chức năng đặc trưng của nghề điều dưỡng) Nó là đặc điểm của

công tác chăm sóc và được tách biệt khỏi chữa bệnh Người điều dưỡng bắt buộc phải thực hiện các y lệnh điều trị, đó là chức năng phụ thuộc lẫn nhau

Người điều dưỡng phải có trách nhiệm thiết lập chân đoán điều dưỡng Chẳn đoán điều dưỡng phải được viết rõ ràng súc tích bao gồm hai thành phân:

4

Trang 11

+ Bày tỏ sự phản ứng của người bệnh đối với bệnh tật hoặc nhu cầu của người

+ Đặc biệt là hướng đến người bệnh

+ Liên quan đến khó khăn của người bệnh

+ Dựa vào những thông tin đáng tin cậy thu được trong quá trình nhận định

- Những điều lưu ý khi viết chẩn đoán điều dưỡng:

+ Nói rõ những đặc điểm và những vấn đề cần thiết của người bệnh

+ Tránh sử đụng những triệu chứng như chân đoán chữa bệnh

+ Không nói đi nói lại cùng một điều, cùng một vấn đề; không bắt đầu bằng những từ khó hiểu

+ Các từ ngữ sử dụng phải làm cho các nhân viên y tế đều hiểu được

+ Tránh phân tích khi viết chân đoán

2.2 Bước hai: Lập kế hoạch chăm sóc (yêu cầu chăm sóc)

2.2.1 Dinh nghia

Kế hoạch chăm sóc là hàng loạt các hoạt động chăm sóc, mục đích dé ngan

ngừa hay giảm bớt hoặc loại trừ những khó khăn của người bệnh đã được xác định

trong chân đoán Kế hoạch chăm sóc bao gồm quyết định chăm sóc và giải quyết các vẫn đề Công việc này phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

của người điều đưỡng đối với người bệnh

2.2.2 Những thành phần của kế hoạch chăm sóc

Kế hoạch chăm sóc gồm 4 thành phần đó là:

Đề xuất những vấn đề ưu tiên

Thiết lập những mục đích của người bệnh và kết quả mong chờ

Lập kế hoạch các hoạt động chăm sóc

Trang 12

Quy trình điễu dưỡng

2.2.2.1 Đề xuất những vấn đề ưu tiên

Là sắp xếp và quyết định những vấn đề ưu tiên đối với người bệnh Công việc này đòi hỏi rất nhiều kiến thức, sự hiểu biết và những kinh nghiệm của người điều dưỡng Đầu tiên phải chọn những khó khăn nào của người bệnh cần phải được giải quyết ngay trong số các khó khăn đã nhận định được ở người bệnh

Điều dưỡng phải đặt ra các câu hỏi đối với các vấn đề cần giải quyết:

+ Vấn để đó nó có đe doạ cuộc sống và có nghiêm trọng không?

+ Đây có phải là những nhu cầu thực tại mà người bệnh cần không?

+ Vấn để đó có phải gia đình người bệnh và người bệnh không biết không?

Những vấn đề ưu tiên đã được xác định có thể không tồn tại cố định, vì vậy người điều dưỡng phải thay đổi ngay kế hoạch, lựa chọn và quyết định vấn để ưu tiên cho phù hợp với tình trạng hiện tại Ví dụ: khi tình trạng người bệnh có tiến triển khác hoặc khi có y lệnh điều trị mới

2.2.2.2 Thiết lập những mục đích (mục tiêu)

Sau khi nhận biết được những khó khăn của người bệnh, bước tiếp theo là thiết lập mục đích Thiết lập mục đích là một trong những hoạt động chăm sóc, vì nó tập trung vào chăm sóc cá thể Những mục đích của chăm sóc có thể cho người bệnh biết

để người bệnh tự làm được, hoặc hợp tác với các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng

Mục đích chăm sóc phải được lựa chọn để khi thực hiện sẽ thích ứng với cơ sở

Nó sẽ cung cấp cho việc đánh giá kết quả của công tác chăm sóc Ý định của những mục tiêu đối với người bệnh:

+ Cung cấp sự chỉ dẫn đề lập kế hoạch chăm sóc

+ Cung cấp su chi dan dé thiết lập các hoạt động chăm sóc

+ Chuân bị một giai đoạn thời gian dé thực hiện kế hoạch chăm sóc

+ Cung cấp một tiêu chuẩn để đánh giá các hoạt động chăm sóc đã đạt được

2.2.2.3 Lập kế hoạch các hoạt động chăm sóc

Khi lập kế hoạch chăm sóc, người điều đưỡng phải xem xét những phương tiện, thiết bị, nguồn nhân lực sẵn có cũng như khả năng nhân viên, thời gian và điều kiện của người bệnh và thân nhân của họ

Trang 13

Những hoạt động chăm sóc đã lập có thể thực hiện được một lần hoặc tiếp tục thực hiện trong một thời gian Những hoạt động chăm sóc cần phải được các nhân viên

điều dưỡng khác cùng tham gia

2.2.2.4 Viết kế hoạch chăm sóc

Mục đích của hoạt động chăm sóc là giúp cho người bệnh đạt được các nhu cầu

cơ bản của họ Kế hoạch chăm sóc có thể bao gồm những mục đích dài hạn và những

mục đích đặc biệt Mục đích được dựa vào sự đánh giá người bệnh ban đầu của điều dưỡng, đựa vào chân đoán điều dưỡng, những nhu cầu cần thiết của người bệnh Tất ca mục đích phải được coi như mục đích của điều trị bệnh vì nó cung cấp một chỉ dẫn đối với chăm sóc cá thể

Cách viết mệnh lệnh chăm sóc Các mệnh lệnh được viết bằng những từ đơn giản và mọi nhân viên y tế phải hiểu được Mệnh lệnh chăm sóc bao gồm 5 thành phan:

+ Người điều dưỡng phải viết ngày, tháng, khi đưa ra mệnh lệnh va bắt đầu bằng động từ hành động Ví dụ: Đo số lượng nước tiểu trong 24 giờ; thay băng 6

giờ/lần; thay đổi tư thế 2 giờ/lần, v.v

+ Nội dung của các mệnh lệnh chăm sóc phải cụ thể: ở đâu, cái gì sẽ được làm, cái gì là cần thiết để thực hiện hoạt động này, và nó phải được làm như thế nào? Ví dụ: chườm lạnh ở đâu, bao giờ làm, ai làm, làm khi nảo, v.v

+ Thời gian: trong khoảng thời gian nào? quy định thời gian như thế nào? Ví dụ:

cứ 2 giờ bắt mạch 1 lần, đo nhiệt độ cơ thê /1 lần

+ Người điều dưỡng sau khi thực hiện chăm sóc phải ghi kết quả, và ký tên để chịu trách nhiệm việc làm của mình

2.3 Bước ba: Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Người điều dưỡng vừa phải thực hiện mệnh lệnh chăm sóc do mình đề ra, đồng thời phải thực hiện các y lệnh điều trị Hoạt động chăm sóc phải được thực hiện với trách nhiệm cao và mỗi điều đưỡng phái chịu trách nhiệm về công việc mình làm, đó là:

+ Phải biết an ủi, khuyên nhủ và giúp đỡ người bệnh

+ Phải thực hiện các hoạt động chăm sóc chính xác và cân thận

Trang 14

Quy trình điêu dưỡng

+ Phải biết theo dõi và phòng ngừa các biến chứng

+ Phải coi người bệnh như một cá nhân

+ Phải báo cáo thường xuyên mọi sự thay đôi về tình trạng của người bệnh cho bác sĩ điều trị và điều đưỡng trưởng

2.4 Bước bốn: Lượng giá (đánh giá kết quả chăm sóc)

Đánh giá kết quả chăm sóc là kiểm tra lại kế hoạch chăm sóc đã được lập ra, người bệnh có được chăm sóc không? và đạt được ở mức độ nào? Người điều dưỡng

nên dùng một số kỹ năng sau đây để lượng giá:

+ Hành động chăm sóc có được thực hiện theo kế hoạch không?

+ Nhu cầu của người bệnh và người nhà người bệnh có được chăm sóc và đáp ứng không?

+ Các y lệnh điều trị có được thực hiện đầy đủ, chính xác không?

+ Bệnh tật của người bệnh tiến triển ra sao? (qua khám thực thê và theo đối)

+ Vấn đề giáo dục sức khoẻ cho người bệnh như thế nào?

Trên cơ sở đó, người điều dưỡng điều chỉnh kế hoạch chăm sóc cho ngày hôm sau; lượng giá việc thực hiện kế hoạch chăm sóc của các điều đưỡng khác mà mình phụ trách; đề xuất, giúp đỡ họ vẻ kiến thức, kỹ năng và thái độ để người bệnh được chăm sóc tốt hơn theo kế hoạch chăm sóc mà người điều đưỡng trưởng đã đề ra.

Trang 15

KỸ NĂNG GIAO TIÉP

Mục tiêu học tập

l Trình bày được khải niệm, mức độ, loại hình giao tiếp và các yếu 16 anh

hưởng đến quá trình giao tiếp

2 Trình bày được các kỹ năng giao tiếp và cách vận dụng chúng vào quy trình điêu dưỡng

Các mức độ giao tiếp: nội tại, cá nhân hay cộng đồng

Giao tiếp nội tại chỉ xảy ra trong bản thân một cá thể Quá trình này có thể giup

người điều đưỡng biểu hiện mình một cách phù hợp với những người xung quanh

Giao tiếp cá nhân là giao tiếp giữa hai người hoặc trong một nhóm nhỏ Nó

thường là giao tiếp mặt đối mặt, đây là loại giao tiếp thường gặp nhất trong công tác điều đưỡng

Giao tiếp cộng đồng là giao tiếp với một số lượng lớn người Đọc một bài diễn

văn ở hội trường có đông sinh viên hoặc nói với một đám đông về một vấn đề sức

khoẻ đó là giao tiếp cộng đồng

2 VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA GIAO TIẾP

- Con người luôn luôn có mối quan hệ xã hội Để có thể sống, lao động, học tập,

công tác, con người không thể không dành thời gian để giao tiếp với các cá nhân

khác.

Trang 16

Kỹ năng giao tiếp

- Giao tiép chính là động lực thúc đây sự hình thành và phát triển của nhân cách

Nhờ giao tiếp con người sẽ tự hiểu mình được nhiều hơn, đồng thời cũng qua giao tiếp hiểu được tâm tư, tình cảm, ý nghĩ, nhu cầu của người khác

- Ngày nay có 3 yếu tố làm tăng hiệu lực của điều trị, chăm sóc người bệnh:

* Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật

* Sự áp dụng của các máy móc, trang thiết bị hiện đại trong chân đoán, điều trị

* Lòng nhân ái, tính nhạy cảm, nghệ thuật giao tiếp, ứng xử của nhân viên y tế nói chung và bác sĩ, điều dưỡng nói riêng

3 MỤC ĐÍCH CỦA GIAO TIẾP

Giao tiếp nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất va tinh thần

- Từ giao tiếp hình thành mỗi quan hệ giữa con người với nhau và qua đó tình cảm

giữa các cá nhân được thiết lập

Qua giao tiếp con người có thể trao đôi với nhau, phát và nhận thông tin, so sánh

và xử lý các thông tin để định hướng về chân đoán bệnh, giáo dục sức khoẻ,

* Giao tiép cai gi?

* Cần giao tiếp với ai?

+ Tìm hiểu đặc điểm nhân cách

+ Tìm hiểu hoàn cảnh kinh tế gia đình

+ Tiến hành thủ thuật

+ Để chuyền viện

+ Để cho người bệnh xuât viện

10

Trang 17

* Bằng cách nào có thể giao tiếp một cách tốt nhất

+ Trao đổi

+ Chuyện trò đàm thoại

+ Tâm sự

* Khi nào thì nên giao tiếp

+ Khi cần đạt được điều gì

+ Cần giao tiếp sớm khi người bệnh mới vào viện

+ Trước khi chuẩn bị phẫu thuật

* Nên giao tiếp ở đâu thích hợp nhất

+ Mời người bệnh lên phòng hành chính của khoa, phòng bác sĩ, phòng điều dưỡng

+ Tại bệnh phòng

+ Khi đi đạo chơi (tuỳ hoàn cảnh, tùy nội dung cần thông tin)

5 CÁC LOẠI HÌNH GIAO TIẾP

Có hai loại hình giao tiếp là giao tiếp bằng lời và giao tiếp không lời Hai loại giao tiếp này thường kết hợp với nhau trong quá trình giao tiếp Khi nói, chúng ta

thường biểu lộ ngữ điệu, vẻ mặt và dáng vẻ bề ngoài

Người điều dưỡng phải hiểu và nắm được các đặc điểm từng loại giao tiếp 5.1 Giao tiếp bằng lời (ngôn ngữ nói + ngôn ngữ viết)

Là giao tiếp thông qua lời nói hoặc chữ viết Các từ là các công cụ hoặc ký hiệu được dùng để diễn đạt các ý kiến hay cảm xúc, các phản ứng về tình cảm, trí nhớ hay các suy luận

Những yếu tổ ảnh hưởng tới giao tiếp băng lời:

- Ngôn ngữ: mang đặc tính cá nhân tuỳ thuộc tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, giáo dục, nghề nghiệp

-_ Âm điệu: giọng nói nhẹ nhàng, lịch sự dé di vao lòng người

- Tính phong phú: lượng từ càng nhiều, càng phong phú, sinh động, giàu hình ảnh

càng đễ gây ấn tượng, cảm xúc mạnh

- Tính đơn giản, dễ hiểu: trong giao tiếp không nên dùng từ một cách cầu kỳ, quá

hoa mỹ, nên dùng từ phổ thông, dễ hiểu, tránh dùng thuật ngữ chuyên môn đối

Trang 18

Kỹ năng giao tiếp

Sự trong sáng, rõ ràng của ngôn ngữ có tác dụng lớn đối với người nhận thông tin

Tính hài hước, là một công cụ rất hữu ích trong việc tăng cường sức khoẻ Thành ngữ: "Cười là liều thuốc tốt nhất" được sử dụng khi người điều dưỡng tiếp xúc với người bệnh

Tốc độ: không nên nói nhanh, chọn cách giao tiếp ứng xử khác nhau

Lưu ý trong khi nghe: nghe là một quá trình tích cực trong đó người nghe tập trung vào người nói để có thể “nuốt từng ý, từng lời” của người nói Lắng nghe tích cực có thể giúp ta phát hiện được nhu cầu, các vấn đề và mối quan tâm của

người bệnh

Giao tiếp bằng lời

TT TT mm, Nói/Nghe Viét/Doc

Một người điều dưỡng có thể tiếp xúc với rất nhiều người bệnh thuộc các nền

văn hoá, tôn giáo và ngôn ngữ khác nhau Một số người bệnh có cùng ngôn ngữ với người điều dưỡng nhưng lại đùng các từ ngữ biến đôi về nghĩa theo các nhóm văn hoá khác nhau Để có thê hiểu rõ được thông tin phải sử dụng các cách giao tiếp bằng ngôn ngữ hiệu quá; các từ ngữ phải rõ ràng và phù hợp với mức độ hiểu biết của người bệnh Người điều dưỡng cũng phải thường xuyên kết hợp chặt chẽ các cử chỉ, điệu bộ

để tăng thêm sức thuyết phục cho lời nói

5.2 Giao tiếp không lời

Giao tiếp không lời (giao tiếp phi ngôn ngữ) là giao tiếp mà việc trao đổi thông tin không thông qua các từ ngữ Cử chỉ và điệu bộ có thể truyền đạt thông tin một cách có ý nghĩa hơn lời nói Các hành động thường có ý nghĩa hơn từ ngữ

* Giao tiếp không lời có các biểu hiện sau:

Trang 19

* Qua giao tiếp không lời, người nhận thông tin có thể hiểu được:

+ Cử chỉ có thể diễn đạt được cảm xúc buồn, mệt mỏi, thích thú

+ Điệu bộ có thể diễn đạt sự tức giận, lo lắng, vui sudng

+ Nét mặt có thể là tín hiệu của yêu thương, buôn rầu, lo lắng, sợ hãi, không

thích thú

+ Sự vận động của cơ thể, có thể là “ngôn ngữ” nói lên sự cảm thông

* Người điều dưỡng cần luôn luôn nhớ rằng trong buổi đầu gặp gỡ, người bệnh theo dõi chúng ta từng cử chỉ: ánh mắt, nụ cười, điệu bộ, nét mặt, dáng đứng,

điệu đi, thái độ, tác phong và tất cả những thông tin đều có thể chữa được

bệnh hoặc gây thêm bệnh

Phong cách

Người điều dưỡng cần phải biết phối hợp hai hình thức giao tiếp này Người

bệnh có thê thiếu tin tướng, lo lắng khi có sự không nhất quán tồn tại giữa giao tiếp bằng lời và không lời trong thông tin của người điều dưỡng Một từ ngữ nói ra cần được củng cố thêm hoặc hỗ trợ bằng một hành động phù hợp Ví dụ: khi người điều dưỡng lần đầu chào hỏi người bệnh, hãy nhìn thẳng vào mắt người bệnh và nói với một giọng hết sức bình tĩnh để có thể tạo cho người bệnh một cảm giác được bảo vệ 5.3 Làm thế nào để trở thành người lắng nghe tốt

- Khả năng nghe là một khả năng quan trọng trong công tác thông tin truyền đạt Bằng cách lắng nghe một cách tích cực sẽ thành đạt trong giao tiếp Nó càng có ý nghĩa lớn trong công tác điều trị, chăm sóc người bệnh và cả trong quản lý

- Lắng nghe tốt giúp ta thu được nhiều thông tin, từ đó giúp con người xử lý thông tin, giải mã chính xác

Trang 20

Kỹ năng giao tiếp

+ Tránh ngắt lời người khác khi họ đang nói hay dừng lại để suy nghĩ

+ Không nên nói “chen ngang, nói leo”

+ Nghe một cách chủ động, tích cực, được thể hiện bằng “các kiểu” tán thưởng

e_ Không nói chuyện riêng, không làm việc khác khi đang nghe

+ Sự cảm thông, đồng cảm: sẵn sàng chia sẻ vui, buồn, khó khăn với người phát

tin

6 GIAO TIEP VA QUY TRINH DIEU DUONG

Giao tiếp rất quan trọng đối với quy trình điều dưỡng Người điều dưỡng sử

dụng tất cả các kỹ năng giao tiếp trong mọi bước của quy trình điều đưỡng Nhận định, chân đoán điều dưỡng, lập kế hoạch, thực hiện và lượng giá của người điều dưỡng cho người bệnh đều phụ thuộc vào sự giao tiếp hiệu quả giữa người điều dưỡng và người bệnh, gia đình, và các nhân viên chăm sóc sức khoẻ

Giao tiếp cũng hết sức quan trọng khi chăm sóc cho các người bệnh có vấn đẻ

về giao tiếp Nếu người bệnh không giao tiếp được vì bệnh tật, chậm phát triển tinh thần, giới hạn sinh lý do liệu trình điều trị, hoặc các lý do về mặt tình cảm, người điều

dưỡng nên khuyến khích giao tiếp

Các bước giao tiếp trong quy trình điều dưỡng:

- Nhận định

+ Phỏng vấn đề lấy bệnh sử

+ Kiểm tra sức khoẻ (dùng các kênh: âm thanh, hình ảnh, )

+ Quan sát các hành vì phi ngôn ngữ

+ Ôn lại các ghi nhận y khoa, tài liệu và các test chân đoán

- Chân đoán điều đưỡng

+ Viết các phân tích nhận định

+ Thảo luận các biện pháp chăm sóc và những ưu tiên với người bệnh và gia

đình

14

Trang 21

- Lập kế hoạch

+ Viết kế hoạch chăm sóc

+ Kế hoạch họp đội chăm sóc

+ Thảo luận với người bệnh và gia đình về các phương pháp sẽ thực hiện

+ Tiếp xúc với các nguồn sức khoẻ khác

+ Ghi nhận sự tiến triển của người bệnh trong kế hoạch chăm sóc và các chú ý về điều đưỡng

- Đánh giá

+ Đạt được các phản hồi về ngôn ngữ (bằng lời và không lời)

+ Viết các kết quả mong đợi

+ Cập nhật các thông tin kế hoạch điều dưỡng

+ Giải thích các thay đổi cho người bệnh

Trang 22

Kỹ thuật đo các dấu hiệu sống

KỸ THUẬT ĐO CÁC DẦU HIỆU SÓNG

Mục tiêu học tập

1 Thực hiện được các bước đo nhiệt ở miệng, trực tràng, nách

2 Thực hiện được các bước bắt mạch

3 Thực hiện được các bước ẩo huyết áp

4 Thực hiện được các bước đêm tân số thở

1 ĐẠI CƯƠNG

Mạch, nhiệt độ, huyết áp, tần số thở là những chỉ điểm tổng quát tình trạng sức khoẻ, sự đáp ứng với điều trị và chăm sóc đối với người bệnh

Khi nao do dau hiéu song:

Khi người bệnh đến khám bệnh tai cac co sé y té

Ở bệnh viện đo theo y lệnh của bác sĩ hoặc theo quy chế của bệnh viện

Đo trước, trong và sau dùng một số thuốc mà ảnh hưởng đến các chức năng điều

hoà thân nhiệt, hô hấp và tim mạch

Trước và sau những thủ thuật chân đoán hay can thiệp điều dưỡng mà có ảnh hưởng đến dấu hiệu sống

- Đo trước và sau thủ thuật ngoại khoa

- Khi tổng trạng người bệnh thay đỗi

Giới hạn bình thường của các dâu hiệu sông:

Trang 23

2 QUI TRÌNH KỸ THUẬT

2.1 Chuẩn bị người bệnh

- Trước khi đo các dấu hiệu sống người bệnh phải được năm nghỉ tại giường ít nhất

15 phút Trong khi đo không được tiến hành bắt cứ thủ thuật gì trên người bệnh

vì có thể làm ảnh hưởng đến kết quả đo

- Mỗi ngày đo 2 lần sáng và chiều cách nhau 8 giờ Trừ trường hợp đặc biệt do bac

sĩ chỉ định

- Nếu nghi ngờ kết quả khi đo huyết áp hoặc nhiệt độ thì phải tiến hành lại ngay hoặc dùng đụng cụ khác, hoặc người bệnh khác để đo so sánh

- Đối với trẻ em, người già, người mất trí, người bệnh giãy giụa cần phải giữ nhiệt

kế suốt thời gian đo và nên đo nhiệt độ ở nách

- Nếu thấy có dấu hiệu bất thường phải báo cáo ngay cho bác sĩ

- Không được để người bệnh tự đo và báo cáo kết quả

2.2 Chuẩn bị dụng cụ

- Máy đo HA, ống nghe, nhiệt kế

Dầu trơn, bong co alcohol, gac, gang sach

Déng hé bam gidy hodc déng hé cé kim gidy

Bảng theo đối đấu hiệu sống hoặc sô có ghi rõ họ tên người bệnh, số giường, số

Mạch có thể sờ thấy ở bất kỳ một vị trí nào mà động mạch (ĐM) ngoại biên nằm

ngay sát dưới da và đi trên một tô chức cứng như xương Có 8 vị trí thông thường để

đánh giá mạch: ĐM thái dương nông, ĐM cảnh chung, ĐM cánh tay, ĐM mạch quay,

DM dui, DM khoeo, DM chay sau, ĐM mu chân Trên thực tế mạch quay được sử dụng nhiều nhất vì dễ xác định, thuận tiện với hầu hết mọi người; mỏm tim cũng

thường được sử dụng để đếm tần số mạch

Trang 24

Kỹ thuật đo các dẫu hiệu sống

2.3.1.2 Kỹ thuật đếm

> Mach quay

Người bệnh ở tư thế thoải mái, có thể ngồi hoặc nằm Nếu nằm, tay duỗi dọc

theo thân hoặc đặt căng tay lên ngực lòng bàn tay úp xuống Khi ngồi để căng tay đặt lên đùi lòng bàn tay úp xuống hoặc quay vào trong

-_ Đặt đầu các ngón tay 2 - 3 - 4 lên trên vi trí động mạch quay

Ấn các ngón tay nhẹ nhàng chống lại động mạch với mức độ vừa phải để cảm nhận được mạch, nếu ấn mạnh quá sẽ làm mắt mạch

Sử dụng đồng hồ bấm giây hoặc đồng hồ có kim giây để đếm mạch Nếu mạch

đều, đếm trong 30 giây rồi nhân 2 để có tần số trong một phút, nếu mạch không đều, phải đếm trong 60 giây

Ghi nhận nhịp điệu và cường độ của mạch

Hình 1 Kỹ thuật bắt mạch quay

> Mach 6 mom tim

Để đánh giá tần số mạch ở mom tim có thể sờ nhưng thông thường nhất là nghe

- Đặt màng ngăn của ống nghe tại vị trí mỏm tim

- Đếm tần số mạch trong 30 giây nếu mạch đều, đếm trong 60 giây nếu mạch không đều

- Ghi nhận nhịp điệu và cường độ của mạch

- Ghi nhận sự bất thường của mạch bằng cách nghe tim và sờ mạch quay cùng lúc

18

Trang 25

Kỹ thuật đo các dấu hiệu sống

Hình 2 Kỹ thuật nghe tim

- Dùng màu đỏ và phải kẻ bằng thước ngay thắng chính xác vào bang mach-nhiét

độ Ở giao điểm mỗi lần kẻ phải ghi đậm đề dễ nhìn, dễ đọc

2.3.1.3 Đánh giá

> Tân số

Tần số mạch là số nhịp đập của tim được đếm trong một phút

- Mạch nhanh khi tần số mạch >100 I/p

- Mach chậm khi tan s6 mach < 60 I/p

>» Nhịp điệu

- Bình thường có khoảng cách đều đặn giữa mỗi lần mạch đập

- Nếu khoảng cách đó nhanh, chậm, hoặc không có gọi là rối loạn nhịp mạch

- Khiếm khuyết mạch khi mạch ở tim lớn hơn mạch ngoại biên

> Cường độ mạch

Cường độ mạch có thể cảm nhận được với áp lực trung bình của đầu các ngón tay

và bị mắt với áp lực lớn hơn

Cường độ mạch bình thường giống nhau ở mỗi lần đập

Mạch có thê yếu, nhỏ khó bắt được gặp trong suy tim, shock

Mạch dội là mạch day, manh, xay ra khi sốt, lo lang, cuong giap

2.3.2 Đo nhiệt độ

2.3.2.1 Đo ở miệng

Dùng cho người lớn, trừ trường hợp hôn mê, lú lẫn, người dễ bị động kinh,

người bệnh đang thở oxy, có đặt ống xông dạ dày liên tục hoặc bị bệnh lý ở mũi,

Trang 26

Kỹ thuật đo các dấu hiệu sống

- Đặt nhiệt kế ở đáy lưỡi, bên trái hoặc bên phải của hãm lưỡi, hướng dẫn bệnh

nhân ngậm chặt môi quanh nhiệt kế Đề trong vòng 3-10 phút

- Đặt nhiệt kế giữa hõm nách

- Tay bắt chéo qua ngực để giữ nhiệt kế

- Để trong 5 - 10 phút

20

Trang 27

Hình Š Đo nhiệt độ ở nách 2.3.2.4 Đánh giá

- Tăng thân nhiệt: nhiệt cơ thé > 38°C

- Ha than nhiét: nhiét co thé < 36°C

2.3.3 Do huyét ap

2.3.3.1 Nguyén ly

Do huyết áp là làm mất những nhịp đập của một động mach bằng cách bơm căng một băng tay bằng cao su, sau đó xả hơi dần dần đồng thời ghi những phản ứng của động mạch trước sự giảm sức ép bằng một áp kế Huyết áp tối đa ứng với lúc máu bắt đầu đi qua trong khi xả hơi dần ở băng Huyết áp tối thiểu tương ứng lúc máu hoàn toàn tự do lưu thông trong động mạch khi giảm sức ép hoàn toàn

2.3.3.2 Tiến hành

- Chọn kích thước túi hơi khi đo huyết áp: Để đo huyết áp chính xác cần phải sử dụng đúng cỡ túi hơi cho từng người bệnh Kích thước của túi hơi phụ thuộc vào chu vi của chỉ dùng để đo huyết áp Chiều rộng của túi hơi bằng 40% của chu vi hoặc rộng hơn 20% đường kính của đoạn giữa các chỉ được dùng để đo huyết áp Chiều dài thích hợp là phải cuốn được 60-100% chu vi của chỉ ở điểm đo huyết

áp

- Vj trí đo: Thường đo ở cánh tay, trường hợp cần thiết hoặc không đo ở cánh tay

được hoặc do chỉ định của bác sĩ có thể đo ở đùi Khi ghi kết quả phải ghi cả vị

trí đo Định đo ở vị trí nào thì phải tìm động mạch ở vị trí đó trước

21

Trang 28

Kỹ thuật đo các dấu hiệu sống

Hình 6 Kỹ thuật đo huyết áp ở tay

- Bộc lộ vùng cánh tay Sờ động mạch cánh tay ở nếp gấp khuỷu tay

- Đặt phần giữa túi hơi ngay trên đường đi của động mạch cánh tay cách nếp khuỷu

từ 2,5-5 cm

Cuộn dải băng nhẹ nhàng vừa chặt vào cánh tay rồi có định lại

Nếu dùng huyết áp kế đồng hồ thì sau khi cuốn dải băng xong mắc đồng hồ vào băng cuốn sao cho có thể nhìn thấy dễ dàng hoặc có thể đặt đồng hồ trên một mặt

phẳng ở một vị trí có thể nhìn rõ

Mắc ống nghe vào tai sao cho ống nghe hướng về phía trước và không bị vướng vào đâu cả

Đặt loa ống nghe lên trên động mạch cánh tay ở nếp gấp khuỷu tay

Bóp bóng bơm khí vào túi hơi cho đến khi tai không nghe thấy tiếng đập nữa rồi

bơm tiếp thêm 30 mmHg

Mở van từ từ để xả hơi sao cho áp lực hạ dần với tốc độ 2 mmHg/giây, vừa chú ý nghe tiếng đập của mạch vừa quan sát áp lực giảm trên áp kế (đồng hồ hoặc thủy ngân)

Ghi trị số huyết áp tối đa khi nghe tiếng đập đầu tiên sau khoảng thời gian im lặng Các tiếng đập sau đó to dần và rõ hơn; vẫn tiếp tục xả hơi ra Ghi trị số huyết áp tối thiểu khi nghe đến tiếng đập cuối cùng, sau tiếng đập này là khoảng

Trang 29

- Xã hết khí trong túi hơi ra sau khi đã xác định huyết áp tối thiểu, có thể mở van nhiều hơn để khí xả ra nhanh Tháo băng cuốn tay, cuốn lại cho gọn Giúp người

bệnh nằm lại tư thế thoải mái và thu dọn dụng cụ

- Ghi chép vào bảng hoặc số theo dõi dấu hiệu sinh tồn, nếu có bất thường về huyết

áp thì báo cáo cho bác sĩ

- Cách ghi kết quả huyết áp vào bảng theo dõi:

+ Kết quả huyết áp có thể được ghi vào bảng dưới hình thức phân số (120/70 mmHp) và hình thức biểu diễn đưới dạng biểu đồ

+ Vì kết quả huyết áp gồm 2 trị số nên khi biểu diễn huyết áp trên biểu đồ người

ta thường dùng ký hiệu: Đầu mũi tên xuống biểu thị huyết áp tối đa đầu mũi

tên lên biểu thị huyết áp tối thiêu

+ Sau mỗi lần đánh dấu biểu thị kết quả đo, phải dùng thước để kẻ đường nối

giữa huyết áp tối đa, huyết áp tối thiêu lần này với huyết áp tối đa, huyết áp tối

thiểu lần trước, để tiện việc theo dõi sự diễn biến của huyết áp, đảm bảo sạch đẹp và rõ ràng

-_ Nếu HATĐ ở tay lớn hơn ở chân là bất thường

Hiệu số huyết áp giữa tối đa và tối thiểu giảm là bất thường, hiệu số huyết áp < 20 mmHg gọi là huyết áp kẹt

2.3.4 Dém tan sé thé

2.3.4.1 Kỹ thuật đếm

Tần số thở có thể nhận định bằng nhìn, sờ hoặc nghe Nhưng tốt nhất nên đếm tần số thở ngay sau khi đếm tần số mạch, với những ngón tay vẫn còn trên động mạch của người bệnh, vì nếu người bệnh biết mình đang đếm tân số thở thì có thể thay đổi

Trang 30

Kỹ thuật do cdc dấu hiệu sống

- Người bệnh nằm ngửa trên giường, tay để trên ngực

- Cầm tay người bệnh kiểu như đếm tần số mạch rồi quan sát cứ mỗi lần bàn tay

của người bệnh (để trên ngực) nâng lên rồi hạ xuống là một nhịp thở

- Đếm tan số thở trong một phút

2.3.4.2 Đánh giá

> Nhịp thở bình thường

Bình thường hô hấp êm địu, đều đặn không có cảm giác gì cả Ở người lớn bình

thường từ 16 - 20 1/ phút, nhịp đều, biên độ trung bình Khi hít vào cường độ hô hấp mạnh hơn nhưng ngắn hơn khi thở ra Trẻ em nhịp thở thay đôi theo tuôi

> Những thay đôi về nhịp thở sinh lý

- Nhịp thở nhanh: Thường nhịp thở nhanh và sâu hơn sau lao động, tap thé duc thé

thao, trời nắng, oi bức, xúc động, thanh niên khỏe mạnh tập luyện

- Nhịp thở chậm: Thường gặp ở người tập luyện, hoặc do chủ ý của bản thân

> Thay đôi nhịp thở bệnh lý:

- Nhịp thở nhanh: nhịp thở > 20 lần /phút ở người lớn Nguyên nhân do thiếu oxy, nhiễm axít chuyển hóa, stress, lo lắng, v.v

- Nhịp thở chậm: nhịp thở < 12 lần/phút lúc nghỉ ngơi Nguyên nhân có thể do chấn

thương làm tốn thương não gây tăng áp lực nội sọ; thuốc hoặc hóa chất có tác dụng ức chế trung tâm hô hấp

- Một vài kiểu rối loạn nhịp thở đặc biệt:

+ Nhịp thở Cheyne-Stokes: Khó thở và tạm ngừng thở luân chuyền nối tiếp nhau,

Trang 31

Nhip thé Kussmaul 2.4 Những điểm cần lưu ý

2.4.1 Những yếu tổ ảnh hưởng đến tần số mạch

> Mạch nhanh khi:

+ Nhiệt độ cơ thể tăng

+ Vận động tập luyện trong thời gian ngắn

+ Những chất kích thích như cafein và thuốc lá

+ Đau cấp và lo lắng

+ Bệnh cường giáp, bệnh cơ tim, bệnh phôi

+ Mắt máu

+ Một số thuốc làm tăng tần số mạch như atropin

+ Trung bình nữ giới có tần số mạch cao hơn nam giới

+ Tần số mạch ở người già có thể cao hơn để bù cho cơ tim yếu

»> Mạch chậm khi:

+ Nhiệt cơ thê giảm

+ Tập luyện trong thời gian dài

+ Tư thế nằm mạch chậm hơn so với đứng, ngồi

+ Đau mạn hoặc đau nặng không giảm đau

+ Bệnh suy giáp

+ Một số thuốc làm giảm tần số mạch như nhóm digitalis, chẹn beta

+ Tần số mạch giảm theo tuổi

2.4.2 Những yếu tô ảnh hưởng đến thân nhiệt của cơ thể

- Tuổi: Trẻ nhỏ, và người già nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường -_ Vận động: Hoạt động cơ làm tăng thân nhiệt

- Hormone: Thân nhiệt phụ nữ thay đổi hơn nam giới Thay đổi hormone trong chu

kỳ kinh nguyệt dẫn đến nhiệt độ giao động Sự thay đôi nhiệt độ cơ thể cũng xây

ra ở những phụ nữ mãn kinh

25

Trang 32

Kỹ thuật đo các dấu hiệu sống

Nhịp ngày đêm: Thân nhiệt bình thường giao động trong ngày từ 0,5 đến 1ỨC

Nhiệt thường thấp nhất từ 1- 4 giờ sáng, trong ngày nhiệt tăng dần cho đến 6 giờ chiều thì giảm dân

Sang chấn (stress): Những stress thé chat va tinh than làm cho nhiệt tăng

Môi trường: Môi trường nóng ẩm, hoặc lạnh đều ảnh hưởng đến nhiệt cơ thê đặc

biệt ở trẻ nhỏ và người già

2.4.3 Những yêu tổ ảnh hưởng đến huyết áp

Huyết áp thường không ổn định, có nhiều yếu tố ảnh hưởng lên huyết áp Hiểu biết những yếu tố này giúp diễn giải chính xác hơn những chỉ số huyết áp

Tuổi: Bình thường huyết áp thay đổi theo tuổi, ở trẻ em huyết áp thường thấp,

huyết áp tăng dần ở người lớn, người già huyết áp thường cao hơn người trẻ Sang chan (stress): Lo lắng, sợ, đau là những stress về mặt cảm xúc kích thích hệ giao cảm làm tăng huyết áp

Chủng tộc: Chỉ số tăng huyết áp ở người châu Phi, châu Mỹ cao hơn người châu

Âu Tỷ lệ chết liên quan đến tăng huyết áp cũng cao hơn

Thuốc: Thuốc co mạch làm tăng huyết áp, thuốc giãn mạch làm hạ huyết áp;

thuốc giảm đau gây ngủ làm hạ huyết áp

Thay đổi ngày đêm: Huyết áp thấp nhất vào sáng sớm, tăng dẫn trong ngày, cao nhất cuối buổi chiều hoặc tối

Giới tính: Không có sự khác nhau đáng kế huyết áp giữa trẻ trai và trẻ gái

Vận động: Vận động có thể làm tăng huyết áp tức thời

2.4.4 Những yếu tổ ảnh hưởng đến tần số thở

Vận động, luyện tập làm tăng tần số và biên độ thở

Đau làm thay đổi tần số và nhịp điệu thở, đau làm thở nông, đặc biệt đau vùng ngực bụng

Lo lắng làm tăng tần số và biên độ thở

Hút thuốc lá làm thay đổi đường thớ, gây tăng tần số thở

Tư thế cơ thể làm thay đổi tần số thở

Thuốc giảm đau, an thần, gây mê làm giảm tần số và biên độ thở

Amphetamines và cocaine tăng tần số và biên độ thở

Thuốc giãn phế quản làm giảm tần số thở

Thiếu máu làm tăng tần số thở Ở độ cao làm tăng tần số và biên độ thở

26

Trang 33

VO KHUAN - TIET KHUAN DUNG CU Y TE

Mục tiêu học tập

1 Trình bày được định nghĩa khử khuẩn, tiệt khuẩn

2 Trình bày được các phương pháp không chế nhiễm khuẩn

3 Trình bày và thực hiện được các phương pháp tiệt khuẩn, khử khuẩn

1 ĐẠI CƯƠNG

* Vô khuẩn - tiệt khuẩn là một trong những yêu cầu hàng đầu bằng việc cung cấp các dịch vụ CSSK Đối với cán bộ y tế, trong quá trình khám bệnh, thực hiện các

kỹ thuật chăm sóc người bệnh hoặc trong quá trình phẫu thuật, bất cứ một động tác

nào tiếp xúc với người bệnh đều có nguy cơ gây nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn có thê trực tiếp từ cán bộ y tế sang người bệnh và ngược lại:

Cán bộ ytế <> Người bệnh hoặc có thê gián tiếp:

Người điều đưỡng phải tạo cho mình một thói quen, một phản xạ vô khuẩn, như vậy sẽ tránh được các lỗi lầm dẫn đến những hậu quá rất tai hại Triệt để tôn trọng qui

trình vô khuẩn trong khi chuẩn bị hap say dụng cụ, khi tiễn hành các thao tác, thủ thuật

Trang 34

Vô khuẩn - tiệt khuẩn dụng cụ y tế

2 CAC PHUONG PHAP KHONG CHE NHIEM KHUAN

2.1 Tay ué

Quy trinh tay ué:

Đeo găng tay bảo hộ

Tráng các vật dụng bằng nước lạnh

Ngâm các vật dụng trong dung dịch tây clorin trong 10 phút

Lấy các vật dụng ra và tráng ngay bằng nước lạnh để tránh sự ăn mòn dụng cụ

Cọ rửa, làm vệ sinh theo thường quy

Hình 7 Ngâm dụng cụ trong dung dịch sát khuẩn 2.2 Cọ rửa

- Tay ué dung cụ

- Cọ rửa dưới vòi nước chảy:

+ Dụng cụ kim loại: dùng bàn chải và nước xà phòng đánh cọ, sau đó rửa nước

sạch

+ Lòng ống thông: dùng que thông hoặc nước xà phòng thông thụt hoặc dùng bơm thụt

+ Găng tay cao su: dùng tay vò với nước xà phòng

+ Đồ gỗ, sàn nhà đùng bàn chải, xà phòng, dung dịch tây uế cọ rửa

2.3 Sát khuẩn -

- Lau rita các vùng tiếp xúc, nhất là đôi bàn tay bằng xà phòng và nước sạch trong

vòng 1 phút theo kỹ thuật quy định

- Lau lai bang gạc tâm côn rôi đê khô

28

Trang 35

3 CHUAN BI DUNG CU TRUOC KHI KHU KHUAN - TIET KHUAN

3.1 Chuẩn bị trước khi tiến hành rửa dung cụ

- Một thau đựng nước ấm

- Một thau đựng nước có xà phòng

- Vai lau wot

- Vải, khăn lau khô

- Gac

- Ban chai, ban chai dudi chén, que co

- Bot tay, dung dich chloroform hoặc bông tam cén

- Khăn, giấy gói, dây buộc

3.2 Kỹ thuật tiến hành

3.2.1 Dụng cụ thuỷ tỉnh

- Bom tiêm: Vẫn đề vô khuân rất được chú trọng ở trên khắp thế giới Nhiều bệnh

lý có thể lây truyền qua đường tiêm truyền và đã gây nên những đại dịch trên

toàn thế giới: như HIV/AIDS, bệnh viêm gan siêu vi B Do vậy, để đảm bảo

được sự vô khuẩn trong khi tiêm, người ta thường dùng bơm tiêm 1 lần rồi huỷ chứ không sử dụng lại

Hình 8 Thùng chứa kim bẩn

- Ong bơm húi: Người ta thường dùng ống bơm hút bằng nhựa để dùng một lân

Tuy nhiên, trong những trường hợp thiếu thốn dụng cụ, có thê dùng ống bơm hút bằng thủy tỉnh Để sử dụng lại phải qua các quy trình kỹ thuật vô khuẩn như sau: + Tháo rời phần thuỷ tinh và phần bầu cao su ra

+ Rửa bằng nước xà phòng ấm ở mặt trong và mặt ngoài của ống thuỷ tinh

29

Trang 36

Vô khuẩn - tiệt khuẩn dung cu y té

+ Rửa lại bằng nước sạch

+ Lau khô mặt trong và mặt ngoài của ống thuỷ tinh

+ Gói lại bằng gạc vải, ghi nhãn bên ngoài

Hình 9 Cọ rửa dụng cụ

- Bình, chai, lọ bằng thuỷ tinh:

+ Rửa sạch mặt trong và mặt ngoài dụng cụ bằng nước xà phòng, sau đó rửa lại

bằng nước sạch

+ Lau khô hoặc say khô

+ Đóng nút chai bằng bông không thấm nước, bông được ấn sâu vào miệng ống + Xếp vào giỏ (làm bằng dây thép), xếp thắng đứng, miệng quay lên trên Mỗi giỏ được bịt kin bằng hai lần giấy không thấm nước

+ Những bình lớn như: bình cầu, ống đo kỹ thuật tây rửa như tây rửa chai lọ, rửa bằng nước xà phòng ấm rồi rửa lại bằng nước sạch, lau khô mặt trong và

mặt ngoài của bình

3.2.2 Dung cu kim loại

- Panh, kéo

+ Phai rira ngay sau khi str dung

+ Ngâm dụng cụ vào nước lạnh

+ Rửa bằng nước xà phòng hoặc ngâm trong nước xà phòng, dung dịch khử khuẩn

+ Rửa lại bằng nước sạch, đun sôi 15 phút sau đó gắp ra lau khô

+ Đặt đụng cụ vào khăn hai lớp gói lại hoặc bỏ vào hộp chữ nhật để đưa đi tiệt khuẩn

+ Dán nhãn ghi loại dụng cụ, ngày giờ mang đi tiệt khuẩn

30

Trang 37

- Dung cu bang inox, dụng cụ có tráng men:

Người ta thường dùng dung cu bang inox dé dé tây rửa Tuy nhiên, cũng có một

số trường hợp người ta sử dụng dụng cụ tráng men Quy trình tây rửa như sau:

+ Rita sạch bằng nước xà phòng

+ Lau lại với bột tây

+ Rửa lại thật sạch với nước

+ Cho vào hộp đựng, gói lại bên ngoài, dán nhãn ghỉ ngày giờ đưa đi tiệt khuẩn

Hình 10 Tẩy rửa bàn có tráng men 3.2.3 Dung cụ cao su

- Găng tay: Đề đảm bảo vô khuẩn cho người bệnh và cho người cán bộ y tế, găng

tay chỉ được sử dụng một lần Khi sản xuất găng tay, người ta dùng khí gas

ethylen oxit để tiệt khuẩn Tuy nhiên, trong trường hợp sản xuất găng hàng loạt chưa tiệt khuẩn, nên trước khi tiệt khuẩn, người ta phải thực hiện quy trình như

+ Bên ngoài hộp phi số lượng găng và ngày giờ tiệt khuẩn

- Các loại dụng cụ bằng cao su khác, ngày nay chỉ dùng một lần Trừ một vài loại dụng cụ đặc biệt thì có thể tiệt khuẩn dé sử dụng lại

3.2.4 Quan áo, bông băng, gạc, đồ vải

- Sau khi phẫu thuật xong phải thu thập toàn bộ đồ vải vào một cái khăn sạch,

không để lẫn dụng cụ, găng cao su với đồ vải

31

Trang 38

Vô khuẩn - tiệt khuẩn dụng cụ y tế

Gâp áo: Gâp mặt ngoài vào với nhau, dai cho vao trong, gap kiêu đèn xêp theo

chiêu từ dưới lên trên

Gâp khăn mô: Gâp kiểu đèn xêp theo chiêu dài của khăn

Gạc: Xếp thành từng gói 10 chiếc và xếp vào trong miếng gạc khác to hơn Mỗi gói gạc không dày quá 15 cm

4 CÁC PHƯƠNG PHÁP TIỆT KHUÂN

Thường dùng 2 phương pháp sau đê tiệt khuẩn:

4.1 Tiệt khuẩn bằng vật lý

4.1.1 Tiệt khuẩn bằng các tỉa

Thường dùng các tia sau đây đề tiệt khuan: tia cực tim, tia gamma

4.1.2 Tiệt khuẩn bằng sức nóng: có hai phương pháp

- Tiệt khuẩn bằng hơi nóng âm: Hấp dụng cụ dưới áp suất, đây là phương pháp tốt

nhất cho tiệt khuẩn dụng cụ

- Kỹ thuật: Dùng autoclave đê tiệt khuẩn

+ Thời gian tiệt khuẩn các dụng cụ như sau:

+ Khi hấp xong, xoáy các núm vẻ vị trí “OFF” va mé van xả hơi Không nên xả

nhanh vì có thể làm hư hỏng dụng cụ Xả vừa phải Khi áp lực xuống 0 đợi 1 đến 2 phút rồi mở hở cửa khoảng 1-5 cm Đợi 10 - 15 phút cho khô hơi nóng

Tôi lấy dụng cụ ra

32

Trang 39

- Tiệt khuẩn bằng hơi nóng khô: Phương pháp này đòi hỏi thời gian dài hơn cho

nên chỉ phù hợp với dụng cụ thuỷ tinh và dụng cụ kim loại cùn

4.2 Tiệt khuẩn bằng hoá chất

Phương pháp tiệt khuân bằng hoá chất rất phức tạp nhưng ít hữu hiệu Người ta thường dùng các hoá chất như: Formol, CIDEX Hiện nay, sản phẩm chất lượng cao

có uy tín trên thế giới là dung dịch CIDEX (glutredehyde 2%)

5 CÁC PHƯƠNG PHÁP KHU KHUAN

5.1 Khử khuẩn bằng các dung dịch hoá chất

Các loại dung dịch hoá chất thường dùng để khử khuẩn:

Côn 70°: thời gian khử khuẩn cần thiết là 20 phút

Dung dịch iod 20%: thời gian khử khuân là 15-20 phút

Dung dich oxy già: khử khuân các vết thương nhiễm bản, chảy máu

Các hợp chất clo: dùng đê khử khuẩn sàn nhà, tường, bàn chà sàn nhà

Dung dịch khử khuân cấp cao và tiệt khuân dụng cụ CIDEX

5.2 Khử khuẩn bằng đun sôi

Rửa sạch các dụng cụ

Đặt dụng cụ vào nồi luộc, đỗ nước cho ngập hết dụng cụ Nên luộc cùng một loại dụng cụ

Dun s6i trong 20 phút

Dùng kẹp vô khuân để lay dụng cụ ra cho vào hộp đã tiệt khuẩn

5.3 Khử khuẩn bằng tia cực tím, hơi formol, hoặc khí ozone

Phương pháp khử khuẩn này thường được áp dụng ở các phòng mô, phòng nội

SOI,

Trang 40

Rửa tay thường quy, rửa tay ngoại khoa, mặc áo choàng, mang găng vô khuẩn

RỬA TAY THƯỜNG QUY - RỨA TAY NGOẠI KHOA MAC AO CHOANG - MANG GANG VO KHUAN

Muc tiéu hoc tap

1 Trình bày được rửa tay thường quy va rửa tay ngoại khoa

2 Trình bày được mặc áo choàng và mang găng

RỬA TAY THƯỜNG QUY

1 ĐẠI CƯƠNG

1.1 Định nghĩa

Rửa tay là một biện pháp loại bỏ những tác nhân gây bệnh ra khỏi da

I.I1.1 Thuật ngữ

- Vô khuân: không có vi khuẩn gây bệnh

+ Vô khuẩn ngoại khoa là tạo nên một sự vô khuân tuyệt đối các vật thể (v.d:

dụng cụ, găng tay ), khi các vật thể này tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với vết thương

+ Vô khuẩn nội khoa là biện pháp phòng ngừa sự lây truyền của các tác nhân gây

bệnh từ người này sang người khác Nhưng không đòi hỏi các dụng cụ phải được tiệt khuẩn (v.d: ống nghe, máy đo huyết áp )

Rửa sạch: loại bỏ các chất bân như bùn, đất

Truyền bệnh: trong vô khuẩn nội khoa, sự tiếp xúc với một dụng cụ mà dụng cụ

đó có tác nhân gây bệnh thì nó có thể truyền bệnh

Nhiễm khuẩn là sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh ở bất cứ vùng nào của cơ thé,

và từ đó nó gây ra những triệu chứng và hội chứng bệnh lý

Vi khuẩn là những vi sinh vật, chúng có thể gây bệnh hoặc không gây bệnh

Vi khuẩn gây bệnh là những vi sinh vật gây bệnh

Tiệt khuẩn là đùng các tác nhân vật lý, hóa học để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi các vật thê sau đó các vật thê này trở thành vô khuân

34

Ngày đăng: 28/08/2024, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN