1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ CÓ TỪ “TAY” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ THÀNH NGỮ CÓ TỪ “РУКА” TRONG TIẾNG NGA

118 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đối chiếu thành ngữ có từ “tay” trong tiếng Việt và thành ngữ có từ “РУКА” trong tiếng Nga
Tác giả Nguyễn Trần Đan Thanh
Người hướng dẫn PGS. TS. Dương Quốc Cường
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Ngôn ngữ học So sánh, đối chiếu
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,82 MB
File đính kèm Dan thanh.rar (2 MB)

Nội dung

Khi nói đến kho tàng văn hoá của các dân tộc không thể không nói đến thành ngữ, một di sản vô cùng quý giá. Nó phản ánh tƣ duy mỗi dân tộc, thể hiện cách nghĩ của nhân dân, lối sống của thời đại và cách nói của quần chúng lao động. Chúng ta luôn bắt gặp các thành ngữ trong lời nói giao tiếp hằng ngày, trong các tác phẩm văn học, vì vậy thành ngữ chiếm một khối lƣợng không hề nhỏ trong kho tàng sáng tác dân gian. Tiếng Nga là một ngôn ngữ phổ biến, đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, sử dụng và đƣợc giảng dạy ở các trƣờng trung học phổ thông, cao đẳng, đại học,… Để sử dụng thành thạo tiếng Nga làm phƣơng tiện giao tiếp và hiểu sâu sắc văn hóa của ngƣời Nga, cần nghiên cứu kỹ ngôn ngữ Nga, văn hóa Nga đặc biệt là thành ngữ vì hiểu biết và sử dụng thành ngữ tiếng Nga một cách thành thạo không chỉ giúp cho ngƣời học khám phá những vẻ đẹp đất nƣớc Nga, con ngƣời Nga mà còn tăng thêm nét sinh động, phong phú trong lời nói. Khi hành chức thành ngữ làm cho lời nói câu văn thêm súc tích, giàu tính hình tƣợng và tạo nên sức hấp dẫn, thuyết phục đối với ngƣời đọc, ngƣời nghe. Có rất nhiều yếu tố hình ảnh đƣợc sử dụng trong thành ngữ nhƣ hiện tƣợng tự nhiên, thực vật, động vật, bộ phận cơ thể ngƣời,… thông qua sự liên tƣởng từ những hình ảnh đó, chúng ta có thể diễn đạt một cách sâu sắc, hàm súc hơn. Vì vậy, hiểu đƣợc tầng nghĩa thực của thành ngữ là một điều không dễ.

Trang 1

NGUYỄN TRẦN ĐAN THANH

ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ

CÓ TỪ “TAY” TRONG TIẾNG VIỆT

VÀ THÀNH NGỮ CÓ TỪ “РУКА” TRONG TIẾNG NGA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đà Nẵng, 2024

Trang 2

NGUYỄN TRẦN ĐAN THANH

ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ

CÓ TỪ “TAY” TRONG TIẾNG VIỆT

VÀ THÀNH NGỮ CÓ TỪ “РУКА” TRONG TIẾNG NGA

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học So sánh, đối chiếu

Mã số: 8220241

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS TS DƯƠNG QUỐC CƯỜNG

Đà Nẵng, 2024

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC PHỤ LỤC v

LỜI CẢM ƠN vi

LỜI CAM ĐOAN vii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 4

6 Kết cấu của luận văn 4

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 5 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 5

1.1.1 Các nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt 5

1.1.2 Các nghiên cứu về thành ngữ tiếng Nga 7

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 10

1.2.1 Khái niệm 10

1.2.2 Đặc điểm của thành ngữ 13

1.2.3 Chức năng của thành ngữ 19

Tiểu kết 23

Chương 2 THÀNH NGỮ CÓ TỪ “TAY” TRONG TIẾNG VIỆT 24

2.1 THÀNH NGỮ VÀ PHÂN LOẠI THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT 24

2.2 Ý NGHĨA CỦA TỪ ―TAY‖ TRONG TIẾNG VIỆT 28

2.3 PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THÀNH NGỮ CÓ TỪ ―TAY‖ TRONG TIẾNG VIỆT 29

Trang 4

2.3.1 Phân loại theo tiêu chí về cấu trúc và ngữ nghĩa 29

2.3.1.1 Thành ngữ miêu tả 29

2.3.1.2 Thành ngữ so sánh 31

2.3.1.3 Thành ngữ ẩn dụ 32

2.3.2 Phân loại theo tiêu chí về chức năng 33

Tiểu kết 36

Chương 3 THÀNH NGỮ CÓ TỪ “РУКА” TRONG TIẾNG NGA 37

3.1 Ý NGHĨA CỦA TỪ ―РУКА‖ TRONG TIẾNG NGA VÀ CỦA CÁC THÀNH NGỮ CÓ TỪ ―РУКА‖ 37

3.2 PHÂN LOẠI CÁC THÀNH NGỮ CÓ TỪ ―РУКА‖ 39

3.2.1 Phân loại thành ngữ có từ ―рука‖ theo tiêu chí mức độ gắn bó giữa các thành tố 39

3.2.2 Phân loại thành ngữ theo tiêu chí ngữ pháp 43

3.2.2.1 Thành ngữ động từ 43

3.2.2.2 Thành ngữ trạng từ 48

3.2.2.3 Thành ngữ tính từ 49

3.2.2.4 Thành ngữ danh từ 50

Tiểu kết 52

Chương 4 KẾT QUẢ SO SÁNH ĐỐI CHIẾU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH 53

4.1 KẾT QUẢ SO SÁNH ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ CÓ TỪ ―TAY‖ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ THÀNH NGỮ CÓ TỪ ―РУКА‖ TRONG TIẾNG NGA 53

4.1.1 So sánh đối chiếu thành ngữ có từ ―tay‖ trong tiếng Việt và thành ngữ có từ ―рука‖ trong tiếng Nga trên bình diện kết cấu: 53

4.1.1.1 Thành phần các thành tố 53

4.1.1.2 Hiện tượng biến thể 53

Trang 5

4.1.2 Đối chiếu thành ngữ có từ ―tay‖ trong tiếng Việt và thành ngữ có từ

―рука‖ trong tiếng Nga trên bình diện nội dung, bình diện biểu đạt và bình

diện văn hóa dân tộc 56

4.1.2.1 Bình diện nội dung 56

4.1.2.2 Bình diện biểu đạt 60

4.1.2.3 Đối chiếu thành ngữ có từ ―tay‖ trong tiếng Việt và thành ngữ có từ ―рука‖ trong tiếng Nga trên bình diện văn hóa dân tộc 63

4.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH THÀNH NGỮ TỪ TIẾNG NGA SANG TIẾNG VIỆT 73

4.2.1 Nguyên tắc dịch 75

4.2.2 Nhận dạng thành ngữ 75

4.2.3 Giải thích nghĩa thành ngữ 75

4.2.4 Phương thức dịch 79

Tiểu kết 83

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHỤ LỤC 92

Trang 7

DANH MỤC PHỤ LỤC

Số hiệu

Trang 8

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tác giả trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Trường

Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng, Khoa Quốc tế học, Phòng Đào tạo, gia đình,

đồng nghiệp và bạn bè đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ

học tập và nghiên cứu của mình

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Thầy giáo PGS.TS Dương

Quốc Cường đã truyền cho tôi lòng say mê khoa học, tình yêu nghề, tinh thần làm

việc nghiêm túc và đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi những kiến thức mới mẻ trong

quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô đã giúp đỡ tôi trong quá trình học cao

học tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn không tránh khỏi những

hạn chế và thiếu sót Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của

quý Thầy, Cô để bài luận văn được hoàn thiện hơn

Trân trọng cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng năm 2024

Nguyễn Trần Đan Thanh

Trang 9

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn do PGS.TS Dương Quốc cường hướng dẫn là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu thống kê là hoàn toàn trung thực do tôi thực hiện Đề tài nghiên cứu và các kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác

Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa học của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn, nhưng nội dung tôi nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Trần Đan Thanh

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Khi nói đến kho tàng văn hoá của các dân tộc không thể không nói đến thành ngữ, một di sản vô cùng quý giá Nó phản ánh tư duy mỗi dân tộc, thể hiện cách nghĩ của nhân dân, lối sống của thời đại và cách nói của quần chúng lao động Chúng ta luôn bắt gặp các thành ngữ trong lời nói giao tiếp hằng ngày, trong các tác phẩm văn học, vì vậy thành ngữ chiếm một khối lượng không hề nhỏ trong kho tàng sáng tác dân gian Tiếng Nga là một ngôn ngữ phổ biến, được nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, sử dụng và được giảng dạy ở các trường trung học phổ thông, cao đẳng, đại học,… Để sử dụng thành thạo tiếng Nga làm phương tiện giao tiếp và hiểu sâu sắc văn hóa của người Nga, cần nghiên cứu kỹ ngôn ngữ Nga, văn hóa Nga đặc biệt là thành ngữ vì hiểu biết và sử dụng thành ngữ tiếng Nga một cách thành thạo không chỉ giúp cho người học khám phá những vẻ đẹp đất nước Nga, con người Nga mà còn tăng thêm nét sinh động, phong phú trong lời nói Khi hành chức thành ngữ làm cho lời nói câu văn thêm súc tích, giàu tính hình tượng và tạo nên sức hấp dẫn, thuyết phục đối với người đọc, người nghe Có rất nhiều yếu tố hình ảnh được sử dụng trong thành ngữ như hiện tượng tự nhiên, thực vật, động vật,

bộ phận cơ thể người,… thông qua sự liên tưởng từ những hình ảnh đó, chúng ta có thể diễn đạt một cách sâu sắc, hàm súc hơn Vì vậy, hiểu được tầng nghĩa thực của thành ngữ là một điều không dễ

Thành ngữ là nguồn ngữ liệu quí giá giúp chúng ta tìm hiểu sâu sắc về đất nước, con người của ngôn ngữ mình nghiên cứu, học tập Tiếng Nga được xác định là ngôn ngữ quốc tế, do vậy, các thông tin cơ bản về khoa học kỹ thuật, văn hoá, xã hội v.v đều được ấn hành bằng tiếng Nga Vấn đề chuyển dịch ngôn ngữ này sang tiếng Việt

và ngược lại là vấn đề cần thiết trong việc nghiên cứu và học tập tiếng Nga

Thành ngữ là một kết tinh văn hóa trong tiếng Việt và tiếng Nga, chứa đựng kinh nghiệm lao động sản xuất, cuộc sống của nhân dân, kế thừa tư duy và văn hóa của thế hệ trước, phản ánh trí tuệ loài người góp phần không nhỏ trong quá trình

Trang 11

phát triển văn hóa xã hội Yếu tố ấy ngày càng được phong phú, phát triển thêm trong bước phát triển văn hóa mỗi dân tộc Chính vì đó là một tài sản vô giá trong kho tàng tri thức loài người, và có tính đúc kết trí tuệ loài người nên việc nghiên cứu thành ngữ cũng đã thu hút nhiều học giả Văn hóa Việt Nam và văn hóa Nga trong quá trình phát triển và toàn cầu hoá, giao lưu văn hóa, vì thế có nhiều sự thể hiện cái tương đồng, xích lại gần nhau được thông qua nhiều hình thức Trong đó, thành ngữ là một phương tiện thể hiện rất sâu sắc của hai nền văn hóa Nga và Việt Nam

Hiện nay những nghiên cứu so sánh đối chiếu thành ngữ và nghiên cứu về thành ngữ có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể còn ít Việc chọn đề tài nghiên cứu các thành ngữ chỉ bộ phận cơ thể người tiếng Nga sang tiếng Việt sẽ một phần nào đó giúp chúng ta hiểu sâu thêm mối liên hệ về văn hóa lịch sử, phong tục tập quán, kinh nghiệm lao động, thế giới quan, nhân sinh quan của nhân dân hai nước Quan trọng hơn nữa, chúng tôi cho rằng sự đúc kết những tinh hoa trong thành ngữ, là sự thể thiện tinh thần nội tại của hai dân tộc, việc hiểu sâu thêm về vấn đề này, có thể giúp chúng ta hiểu biết nhau nhiều hơn, góp phần tăng cường tình hữu nghị của hai nước, góp phần cho sự nghiệp hòa bình của hai nuớc

Thành ngữ là một trong những đối tượng được các nhà ngôn ngữ học nói riêng

và khoa học xã hội nói chung quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện, từ đặc điểm cấu trúc, phương thức tạo nghĩa tới nguồn gốc hình thành Ở Việt Nam có thể thấy những nghiên cứu so sánh thành ngữ hai thứ tiếng của các tác giả Trương Đông San (1976), Hoàng Văn Hành (1976), Nguyễn Văn Mệnh (1972; 1986), Nguyễn Thiện Giáp (1975;1985;1996), Hồ Lê (1976) Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy có một số lượng lớn thành ngữ có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người, đặc biệt là chỉ bộ phận ―tay‖ trong tiếng Việt và tiếng Nga vẫn còn rất hạn chế

Đây là một vấn đề rất thú vị, thôi thúc chúng tôi tìm hiểu về thành ngữ có từ

―tay‖ trong tiếng Việt và tiếng Nga để từ đó thấy được đặc trưng văn hóa của Việt Nam và Nga được thể hiện như thế nào qua bộ phận thành ngữ này

Trang 12

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về thành ngữ;

- Khảo sát thành ngữ tiếng Việt có từ ―tay‖ và thành ngữ tiếng Nga có từ ―рука‖;

- So sánh, đối chiếu thành ngữ tiếng Việt có từ ―tay‖ và thành ngữ tiếng Nga

có từ ―рука‖

- Đề xuất các phương thức chuyển dịch thành ngữ Nga - Việt

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thành ngữ tiếng Việt có từ ―tay‖ và thành ngữ tiếng Nga có từ ―рука‖

3.2 Phạm vi nghiên cứu

a Nội dung nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu đề tài đã đáp ứng cơ bản mục tiêu nghiên cứu ban đầu đề

ra Theo như trong quá trình sưu tập các thành ngữ tiếng Việt có từ ―tay‖ và thành ngữ tiếng Nga có từ ―рука‖ chúng tôi cũng ghi nhận một số lượng đơn vị thành ngữ tương đối đủ để tiến hành phân tích đối chiếu, cụ thể như sau:

- Số lượng thành ngữ có từ ―tay‖ trong tiếng Việt: 105

- Số lượng có từ ―рука‖ trong tiếng Nga: 150

b Không gian nghiên cứu

Tổng hợp chọn lọc các thành ngữ có từ ―tay‖ trong tiếng Việt thông qua từ diển Thành ngữ & Tục ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân – Nxb Văn hóa Thông tin tái bản 2010, có hiệu chỉnh và bổ sung; Từ điển Thành ngữ và Tục Ngữ Việt

Trang 13

Nam của tác giả Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào…) và thành ngữ có từ ―рука‖ trong tiếng Nga thông qua 2 cuốn từ điển Р И Яранцев, Словарь - справочник по Русской фразеологии для иностранцев và А И Молотков (1986) Фразеологический словаръ Рус Языка

Luận văn tập trung phân tích, so sánh và đối chiếu thành ngữ tiếng Việt có từ

―tay‖ và thành ngữ tiếng Nga có từ ―рука‖

4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài nay chúng tôi sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp khảo sát, thống kê và phân tích: Thống kê các đối tượng (số câu, thể loại…) và phân loại theo chủ điểm nghiên cứu, từ đó tìm ra các quy luật, các mối liên hệ giữa các đối tượng

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu các đơn vị cùng loại, so sánh đối chiếu thành ngữ với một số thể loại khác để tìm ra những nét tương đồng

và khác biệt, từ đó các kết luận có được vừa mang tính cụ thể, vừa có thể khái quát

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

chương trình đào tạo biên phiên dịch và so sánh đối chiếu

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn gồm có 5 chương

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận

Chương 2: Thành ngữ có từ ―tay‖ trong tiếng Việt

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Thành ngữ có từ ―рука‖ trong tiếng Nga

Chương 5: Kết quả so sánh đối chiếu và đề xuất các phương thức chuyển dịch

Trang 14

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.1 Các nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt

Trong lịch sử nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt đã đạt được những tiến bộ

và thành tựu quan trọng Bắt đầu bởi công bố của Phạm Quỳnh về thành ngữ và ca dao trong tiếng Việt với tác phẩm "Về tục ngữ và ca dao" vào năm 1921 Tuy nhiên, cho đến thập niên 60 của thế kỷ XX, việc nghiên cứu về thành ngữ mới bắt đầu được thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học hơn

Đến năm 1976, sự xuất hiện của ―Từ điển thành ngữ tiếng Việt‖ của Nguyễn Lực và Lương Văn Đang báo hiệu giai đoạn phát triển mới trong nghiên cứu thành ngữ ở Việt Nam Dù rằng, nội dung công trình nghiên cứu còn một số hạn chế nhất định do chưa thể khảo sát khái quát đầy đủ thành ngữ của tiếng Việt, nhưng nó đã cung cấp một nguồn tài liệu quý báu và có giá trị lớn cho các nhà ngôn ngữ học và những người quan tâm đến chủ đề này

Sau đó, vào năm 1989, cuốn "Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam" của Nguyễn Lân và tập "Kể chuyện về thành ngữ tục ngữ" (1988-1990) do Hoàng Văn Hành chủ biên đã được xuất bản Các công trình sau này tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu với mục tiêu phân biệt sự khác biệt giữa thành ngữ và các đơn vị ngôn ngữ khác, bao gồm tục ngữ, ngữ định danh và cụm từ tự do Các tác phẩm đáng chú ý trong loạt công trình này bao gồm "Góp ý kiến về phân biệt tục ngữ và thành ngữ" (1973) của Cù Đình Tú, "Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại" (1976) của Nguyễn Văn

Tu, "Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại" (1976) của Hồ Lê, "Tục ngữ Việt Nam" (1975) của Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri và cuối cùng là

"Phân biệt thành ngữ và tục ngữ bằng mô hình cấu trúc" (2006) của Triều Nguyên

Dù đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng đến nay thành ngữ vẫn đang được tiếp cận theo nhiều khía cạnh khác nhau để có thể tìm ra một tiếng nói chung

về thành ngữ cho những người quan tâm Tuy nhiên, có rất nhiều nghiên cứu so

Trang 15

sánh đối chiếu thành ngữ các thứ tiếng với thành ngữ tiếng Việt như Trương Đông San (1976), Nguyễn Đức Tồn (1988), Tuy vậy, việc giới hạn, số lượng, thành phần của thành ngữ tiếng Việt hiện còn chưa giải quyết triệt để và thống nhất

Năm 1943, Dương Quảng Hàm lần đầu tiên đặt vấn đề phân biệt ranh giới, mặc

dù chưa thật rõ rệt, giữa thành ngữ và tục ngữ Theo quan điểm của ông, tục ngữ được xem xét như một hiện tượng nhận thức xã hội, thành ngữ được coi là các hiện tượng ngôn ngữ Sau này, vấn đề về phân định thành ngữ, tục ngữ còn được đề cập tới trong các nghiên cứu của Nguyễn Văn Tu (1962; 1981; 1986), Hồ Lê (1976), Nguyễn Văn Mệnh (1972;1986), Cù Đình Tú (1973;1982) và một số tác giả khác

Về phân loại thành ngữ, Nguyễn Thiện Giáp (1975;1985;1996) căn cứ vào cơ chế cấu tạo thành ngữ chia thành ngữ tiếng Việt thành hai loại chính Đó là:

1/ Thành ngữ kết hợp: ý nghĩa của chúng có thể phân tích thành những yếu tố

nghĩa tương ứng với ý nghĩa của từng bộ phận tạo thành

Ví dụ: rách như tổ đỉa, anh hùng rơm,

2/ Thành ngữ hoà kết: nghĩa của thành ngữ được hình thành trên cơ sở của một

ẩn dụ toàn bộ Nói cách khác, ý nghĩa của thành ngữ không thể phân tích thành các yếu tố nghĩa tương ứng với ý nghĩa của các bộ phận tạo thành

Ví dụ: chó ngáp phải ruồi, mặt sứa gan lim, nuôi ong tay áo,…

Trong luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của các

từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh),tác giả Nguyễn Thị Phương (2009) đã tiến hành phân tích những thành ngữ có

từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và tiếng Anh Thông qua những từ chỉ

bộ phận cơ thể người trong thành ngữ để tìm ra sự khác nhau về đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của người Việt và người Anh (Nguyễn Thị Phương, 2009)

Trong Thành ngữ tiếng Việt, Nguyễn Lực (2009) sắp xếp những thành ngữ

theo thứ tự để người đọc thuận tiện trong việc tra cứu Mỗi một thành ngữ đều có giải thích nghĩa một cách ngắn gọn, đầy đủ kèm theo ví dụ minh hoạ được trích nguyên văn từ các tác phẩm văn học, văn chính luận hoặc báo chí Việt Nam Việc này giúp người đọc hiểu thêm ý nghĩa, cách dùng thành ngữ trong nhiều văn cảnh

Trang 16

Bên cạnh đó, tác giả còn phân biệt thành ngữ với những biến dạng do cách nói riêng của từng miền, từng địa phương bằng cách in đậm thành ngữ gốc và in nhạt thành ngữ biến dạng Ngoài ra, tác giả còn thêm phần ghi chú thành ngữ cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa ở cuối mỗi mục thành ngữ Điều này rất tiện lợi để giúp cho người đọc có thể dễ dàng theo dõi và vận dụng thành ngữ một cách phong phú và linh hoạt (Nguyễn Lực,2009)

Song song với việc phân biệt ranh giới thành ngữ, các nhà Việt ngữ học còn đề cập đến những vấn đề khác của thành ngữ như khái niệm, phân loại v.v… Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu liên quan tới cấu trúc nội tại của thành ngữ

1.1.2 Các nghiên cứu về thành ngữ tiếng Nga

Trong tiếng Nga, thành ngữ được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của Shakhmatov (1864—1920), Shansky (1969;1972), Sreznevski (1975- 1999), Pokrovski (1989), Kveselevich (2000), Molotkov (1986), Zhukov (1987), xem xét những đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của các cụm từ cố định và bản chất của tính

cố định và tính tái tạo của thành ngữ

Thời kỳ cổ điển đã xác định đối tượng của thành ngữ như một bộ môn ngôn ngữ độc lập, nghiên cứu các đơn vị thành ngữ cụ thể và xác định tiêu chí phân biệt với từ và cụm từ Thời kỳ này chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ học cấu trúc do đó vấn

đề đồng nhất và khu biệt giữa các đơn vị thành ngữ được nhiều nhà nghiên cứu chú

ý Nhưng tới những năm 40 của thế kỷ XX Vinogradov (1989) mới đưa ra được những tiêu chí thuyết phục để phân loại thành ngữ tiếng Nga và sau này một loạt các nghiên cứu của các nhà thành ngữ học tiếng Nga khác dựa trên tư liệu của tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp và các thứ tiếng của các dân tộc thuộc Liên

Xô trước đây Cho đến những năm 60 thế kỷ XX thành ngữ mới thực sự được coi là một bộ môn khoa học ngôn ngữ độc lập

Sự phát triển sâu rộng của thành ngữ học tiếng Nga đã dẫn đến những quan điểm khác biệt giữa các nhà nghiên cứu Vinogradov (1977) áp dụng tiêu chí về tính không tách rời về nghĩa của các yếu tố thành ngữ so với nghĩa thông thường của chúng ở các cụm từ tự do nhưng vẫn chưa dành cho tính có lý do một vị trí nhất

Trang 17

định nào đó trong việc phân biệt giữa những thành ngữ kết hợp và thành ngữ hoà kết Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những cụm từ cố định và đặc ngữ trong mối tương quan với cụm từ tự do và phương pháp chủ đạo là nhận dạng thành ngữ theo truyền thống của Charles Bally Cái mới của trường phái Vinogradov so với Charles Bally là ở chỗ, các nhà nghiên cứu Zhukov (1987), Arkhanghenski (1964)… đề ra được những nguyên tắc miêu tả hệ thống của các biến thể, đa nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa và đặc biệt là của nhóm thành ngữ có kết cấu trạng ngữ mặc dù tư liệu nghiên cứu còn có nhiều điều mâu thuẫn

Trường phái Vinogradov (1977) còn nêu lên tính liên hệ của ý nghĩa thành ngữ, nhất là trong những trường hợp một thành tố thành ngữ có ý nghĩa tự do, còn thành tố kia với nghĩa cố định và luôn luôn kết hợp với một từ nhất định nào đó Các nhà ngôn ngữ trường phái này còn nghiên cứu khả năng kết hợp từ của thành ngữ là hướng nghiên cứu thành ngữ từ góc độ của các mối liên hệ giữa các thành tố thành ngữ Tư tưởng quan trọng của Vinogradov ở đây chính là ―ý nghĩa kết hợp của thành ngữ - một loại ý nghĩa đặc biệt - hoàn toàn mất đi khái niệm khởi nguyên của nó và thay thế bằng một ý nghĩa hoàn toàn mới‖ Theo quan điểm của Vinogradov (1977), ý nghĩa gắn kết được nhìn nhận là một yếu tố tổ chức theo cách của riêng mình trong thành ngữ kết hợp (Виноградов, Виктор Владимирович ,

1954, p 2)

Tuy nhiên, một nhóm các nhà thành ngữ học Molotkov (1986) và Zhukov (1987) đã tách khỏi việc nghiên cứu ý nghĩa gắn kết của thành ngữ hoặc tách thành ngữ kết hợp khỏi phạm vi thành ngữ mà chỉ quan tâm tới đơn vị hạt nhân của thành ngữ Còn các học giả Shanski (1969) và Arkhanghenski (1964) lại đưa thành ngữ kết hợp vào phạm vi thành ngữ và xem xét ý nghĩa gắn kết gần như là một yếu tố đặc biệt của tổ hợp thành ngữ mà bỏ qua vai trò của từ tự do và vai trò định danh của từ tự do trong tổ chức của thành ngữ kết hợp

Tư tưởng của Vinogradov còn được các nhà ngôn ngữ thế hệ sau này tiếp tục phát triển nhưng nhìn nhận các đơn vị thành ngữ theo phương pháp miêu tả

Giukov nghiên cứu tính cố định và tính thành ngữ của cụm từ và cố tìm kiếm

Trang 18

những tiêu chí hình thức cho các đặc điểm đó Tính cố định được tác giả hiểu là sự xuất hiện của các thành tố theo một qui luật nhất định nào đó (Жуков, Влас Платонович , 1978)

Ví dụ, trong thành ngữ бить баклуши từ баклуши có tính cố định hầu như tuyệt đối nhưng từ бить thì không Vấn đề nhận dạng thành ngữ cũng được tác giả

đề cập đến, về cơ bản, theo nguyên tắc mà Vinogradov ủng hộ quan điểm của Charles Bally đã đưa ra: ―Một cụm từ được coi là có tính thành ngữ nếu như và chỉ nếu như trong thành phần của nó có một từ mà khi dịch không thể dịch độc lập, ngược lại, nghĩa của từ đó nhất định phải được dịch kèm với những yếu tố khác theo một qui tắc nhất định‖ (Виноградов, Виктор Владимирович , 1954, p 2)

Cũng trong những năm của thập kỷ 60 thế kỷ XX cần thiết phải chú ý tới những nghiên cứu của Amosova với những ý tưởng muốn vượt khỏi những ảnh hưởng của Vinogradov Theo Amocova thành ngữ đặc ngữ được xác định như những đơn vị đặc biệt của một cảnh huống thường xuyên (Амосова, Наталия Николаевна, 1963) Tác giả gọi những đơn vị của cảnh huống thường xuyên đó là

фразем Ví dụ: жидкий чай - nước chè (trà), спитой чай- chè đã uống, склад ума

- lề lối tư duy, nếp nghĩ Thành ngữ cũng có cùng một đặc điểm dựa trên tiêu chí về

khả năng kết hợp duy nhất của một từ trong số các từ khác với một nghĩa nhất định

Ví dụ: открыть свои планы - lật bài ngửa… không có từ thành tố nào giúp dự

đoán sự đồng xuất hiện của nó với các từ khác dù đó là ngữ cảnh nhất thời hay ngữ cảnh thường xuyên, cũng như việc dự đoán nghĩa

Những năm 60-70 thế kỷ XX được khắc hoạ với những cố gắng xác định cơ sở

và vị trí của thành ngữ Về phương diện lý thuyết, ý tưởng của Vinograđov vẫn tiếp tục được phát huy nhưng có tính đến những sự lý giải ở từng cấp độ thông qua việc làm sáng tỏ cơ sở phân loại thành ngữ ở phạm vi rộng (Шанский, Николай Максимович, 1985) cũng như phạm vi hẹp (Молотков, Олег Владимирович, 1978) nghĩa là chỉ xem xét các thành ngữ đặc ngữ mà thôi

Nhìn lại toàn bộ thời kỳ phát triển của thành ngữ tiếng Nga có thể khẳng định rằng:

Trang 19

- Thành ngữ tiếng Nga với những nghiên cứu chủ yếu liên quan tới thành ngữ hoà kết, thành ngữ kết hợp, thành ngữ tổ hợp và một số loại khác… cùng với tất cả những đặc điểm ngữ pháp của chúng liên quan tới những dấu hiệu về từ loại và cú pháp

- Giai đoạn cổ điển của sự phát triển thành ngữ học tiếng Nga được khắc hoạ bằng việc duy trì những tư tưởng quan trọng Vinograđov khởi xướng nhưng dần dần được thay thế bằng xu hướng mô hình hoá ý nghĩa của tất cả các thành ngữ trên

cơ sở các dấu hiệu về tính thành ngữ và sự tái tạo Theo quan điểm này, người ta chỉ quan tâm tới những thành ngữ có nghĩa thành ngữ hoàn toàn: còn những nhóm từ có nghĩa liên kết hoặc tục ngữ ít được quan tâm hơn

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2.1 Khái niệm

Thành ngữ là một phần không thể thiếu trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ Nó mang một tầng nghĩa rộng và sâu, góp phần làm cho ngôn ngữ dân tộc thêm đa dạng và phong phú Mặc dù có nhiều tác giả đã nghiên cứu và đưa ra nhiều quan niệm về thành ngữ nhưng cho đến hiện tại vẫn chưa có một khái niệm cố định thống nhất về thành ngữ được đưa ra

Nguyễn Thiện Giáp (1975) nhận định: ―thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm… bên cạnh nội dung trí tuệ, các thành ngữ bao giờ cũng làm theo sắc thái bình giá, cảm xúc nhận định, hoặc là kính trọng, tán thành; hoặc là chê bai, khinh rẻ; hoặc là ái ngại, xót thương…‖ (Nguyễn Thiện Giáp, 1975, p 77)

Trong Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nguyễn Văn Tu (1976) định nghĩa:

―thành ngữ là cụm từ cố định mà các từ trong đó đã mất tính độc lập đến một trình

độ cao về nghĩa, kết hợp làm thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh Nghĩa của chúng không phải do nghĩa của từng thành tố (từ) tạo ra Những thành ngữ này cũng có tính hình tượng hoặc cũng có thể không có Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của những từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa bằng từ nguyên học‖ (Nguyễn Văn Tu, 1976, p 185)

Trang 20

Trong Bình diện cấu trúc hình thái – ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt,

Nguyễn Công Đức (1995) cho rằng: ―thành ngữ là những cụm từ cố định, là đơn vị

có sẵn trong kho từ vựng, có chức năng định danh, tức gọi tên sự vật và phản ánh khái niệm một cách gợi tả và bóng bẩy‖ (Nguyễn Công Đức, 1995, pp 34-35)

Trong chuyên khảo Thành ngữ học tiếng Việt”, Hoàng Văn Hành (2004) đã

định nghĩa: ―thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái – cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ‖ (Hoàng Văn Hành, 2004, p 27)

Nguyễn Lân (tái bản 2014) trong Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam đã

đưa ra khái niệm: ―thành ngữ là cụm từ cố định dùng để diễn đạt một khái niệm‖ (Nguyễn Lân, 2014, p 5)

Mai Thị Kiều Phượng (2011) đã định nghĩa về thành ngữ trong Các bình diện

của từ và ngữ cố định trong tiếng Việt như sau: ―thành ngữ là những cụm từ cố định

có kết cấu chặt chẽ, bền vững, có ý nghĩa ổn định, có giá trị gợi tả, có tính biểu trưng cao‖ (Mai Thị Kiều Phượng, 2011, p 364)

Ví dụ 1 (VD1): ―Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị tướng kiệt xuất, văn võ

song toàn.‖

VD2: ―Hãy đi ra ngoài xã hội để học tập mở mang kiến thức, đừng chỉ ếch

ngồi đáy giếng.‖

VD3: ―Muốn có thành quả thì chúng ta phải làm việc và không bao giờ được

há miệng chờ sung.‖

Trong VD1, thành ngữ ―Văn võ song toàn‖ dùng để chỉ những người có tài về

cả văn lẫn võ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người xuất chúng, văn võ đều thông thuộc Thành ngữ ―Ếch ngồi đáy giếng‖ và ―Há miệng chờ sung‖ trong VD2

và VD3 lần lượt chỉ những người có hiểu biết nông cạn nhưng lại thích huênh hoang và những người lười nhác, chỉ biết dựa dẫm vào người khác

Bên cạnh đó, khái niệm về thành ngữ được xem xét bởi các nhà ngôn ngữ học Nga ở nhiều khía cạnh khác nhau

Khi xét đến những đặc trưng khác của thành ngữ như một đơn vị ngôn ngữ,

Trang 21

N.M Sanxki cho rằng: Thành ngữ là một đơn vị tái tạo ở dạng sẵn có bao gồm 2 thành tố trở lên, có tính cố định về ý nghĩa, thành phần và cấu trúc

Còn P.A Lecant, khi nghiên cứu thành ngữ như một đơn vị có nghĩa của tiếng Nga đã đưa ra một định nghĩa như sau: Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ mang tính tái tạo trong lời nói, được hình thành theo mẫu của các cụm từ liên kết và phụ thuộc, mang một ý nghĩa nguyên vẹn và được kết hợp với từ

Trong một cuốn sách về thành ngữ của mình, L.A Novikov đã định nghĩa: Thành ngữ là một đơn vị tái tạo trong lời nói tương đương với từ, mang ý nghĩa nguyên vẹn, mang tính cố định về thành phần của các thành tố và cấu trúc ngữ pháp Ông cho rằng thành ngữ giống như một loại đặc biệt của ngôn ngữ, ngoài ý nghĩa nguyên vẹn, bên cạnh nó còn có những nét riêng biệt: tính tái tạo, tính bền vững về cấu trúc ngữ pháp, về thành phần và các thành tố, tính tương đương về ý nghĩa với

từ, cụ thể:

(1) Ý nghĩa nguyên vẹn – là nghĩa mà khó hoặc không thể loại trừ khỏi nghĩa

của các bộ phận tạo nên thành ngữ đó Ví dụ: Thành ngữ предлагать руку (и

сердце) có nghĩa là cầu hôn Nó được giải thích bằng các từ предлагать руку (и сердце)

(2) Tính bền vững – là mức độ gắn bó ngữ nghĩa giữa các thành tố, tính bền vững là hình thức thể hiện của thành ngữ Nó được xem như là một sự tồn tại cố định sẵn trong trí nhớ của chúng ta

Những thành ngữ với nghĩa không nguyên cớ như: к чѐрту (rất xa), на

кулички (rất gần) được đặc trưng bởi tính bền vững hơn những thành ngữ kiểu như рукой падать плюнут негде (rất nhiều)

(3) Tính tái tạo – là sự lặp đi lặp lại thường xuyên của các đơn vị ngôn ngữ ở những mức độ phức tạp khác nhau Nhiều người đã xem tái tạo là đặc trưng cơ bản của thành ngữ N.M Sanski đã khẳng định: Tính tái tạo là đặc trưng cơ bản của thành ngữ, là yếu tố khác nhau cơ bản với cụm từ tự do và từ Thành ngữ không được tạo ra trong quá trình giao tiếp mà được tái hiện như những đơn vị ngôn ngữ sẵn có trong trí nhớ của chúng ta

Trang 22

Ví dụ: Thành ngữ “из рук в руки” trong mọi trường hợp đều bao gồm 4 thành

Những đặc điểm kể trên đều mang tính tổng hợp và thống nhất: Tất cả chúng tổng hợp lại tạo nên một đơn vị thành ngữ Nếu thiếu một trong các đặc trưng này thì không tạo nên thành ngữ Như vậy, chúng ta đã nói đến khái niệm về thành ngữ

và những đặc trưng cơ bản của nó: Tính nguyên vẹn về nghĩa, tính bền vững, tính tái tạo và tính bất biến của thành phần các thành tố

1.2.2 Đặc điểm của thành ngữ

Tại Việt Nam, thành ngữ là một trong những đối tượng được các nhà ngôn ngữ học được quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện từ đặc điểm cấu trúc, phương thức tạo nghĩa tới nguồn gốc hình thành Các công trình nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt được tiếp cận theo những hướng sau đây

Hướng thứ nhất, nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt theo hướng từ vựng ngữ nghĩa Những tác giả nghiên cứu thành ngữ theo hướng này có thể kể ra là Nguyễn Văn Mệnh (1971), Trương Đông San (1976), Nguyễn Văn Tu (1976), Cù Đình Tú (1983), Nguyễn Thiện Giáp (1985), Đỗ Hữu Châu (1986), Hoàng Văn Hành (2004)… Trong các nghiên cứu nói trên hành ngữ được coi là một đơn vị thuộc từ vựng của một ngôn ngữ Nhìn chung, các định nghĩa hoặc khái niệm của các tác giả trên đều xuất phát từ bình diện cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ và thống nhất với

Trang 23

nhau ở mấy điểm sau:

- Về mặt cấu trúc, thành ngữ là một đơn vị có cấu trúc hình thái chặt chẽ Đấy

là lý do vì sao người ta còn gọi nó là một ―cụm từ cố định‖ trong sự đối sánh với thuật ngữ ―cụm từ tự do‖ theo nghĩa là cụm từ/ ngữ/ tổ hợp từ không có tính bền vững về mặt cấu trúc hình thái

- Về mặt ý nghĩa, nghĩa của thành ngữ không phải là nghĩa của từng yếu tố cấu tạo nên mà là kết quả của quá trình biểu trưng hoá các sự vật, hiện tượng, thuộc tính v.v… do các yếu tố từ vựng chuyển tải Vì thế, có tác giả gọi nghĩa của thành ngữ là nghĩa biểu trưng, hay nghĩa ―bóng‖

Ví dụ thành ngữ Ăn mày đòi xôi gấc được lý giải như sau:

- Về mặt cấu tạo, thành ngữ này là sự kết hợp cố định của các từ ăn mày, đòi,

xôi gấc Nghĩa đen của nó là do các từ này tạo ra, nhưng nghĩa biểu trưng của thành

ngữ có được không phải là sự kết hợp nghĩa của ba từ nói trên mà là kết quả của quá

trình biểu trưng hoá: ăn mày biểu trưng cho người có vị trí thấp hèn trong xã hội

- Hướng thứ hai, về đại thể, là nghiên cứu so sánh đối chiếu thành ngữ giữa hai ngôn ngữ và có quan tâm đến nội dung văn hoá ở thành ngữ Ở Việt Nam có thể thấy những nghiên cứu này phần nhiều là luận án tiến sĩ của Trương Đông San, một trong những nhà nghiên cứu thành ngữ đầu tiên của Việt Nam trên cứ liệu tiếng Nga

Đã khảo sát thành ngữ tiếng Nga trong cách nhìn của người Việt và đưa ra một số cách chuyển dịch sang tiếng Việt dựa trên các phương thúc cấu tạo ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Nga Tuy nhiên, ông mới chỉ chú trọng đến làm thế nào để dịch thành ngữ thứ tiếng này sang thứ tiếng khác mà chưa chú trọng nhiều đến những đặc điểm văn hoá dân tộc trong thành ngữ

Sau này, các luận án tiến sĩ khác đã chú ý đến những đặc trưng văn hoá dân tộc trong thành ngữ như Phùng Trọng Toản (1995) Chú ý đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hoá, xã hội trong thành ngữ, Nguyễn Công Đức cho rằng: ―Ngoài những đặc điểm của một đơn vị ngôn ngữ, thành ngữ còn có những dấu ấn của một đơn vị văn hoá, còn tiềm ẩn trầm tích những đặc điểm văn hoá dân tộc Cho nên, cũng có thể xem, thành ngữ là những đơn vị ngôn ngữ - văn hoá‖

Trang 24

Nguyễn Thiện Giáp nhấn mạnh rằng: ―Hơn lĩnh vực ngôn ngữ nào khác các thành ngữ tiếng Việt thể hiện đậm nét đặc trưng văn hoá dân tộc Việt… Đặc trưng văn

hoá dân tộc của thành ngữ còn được thể hiện trong ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ‖

Ngoài ra, để nhận diện thành ngữ tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học còn đặt khái niệm thành ngữ trong sự phân biệt với các đơn vị như cụm từ tự do, từ ghép/ từ phức, quán ngữ và tục ngữ Mặc dù vậy các tác giả có quan điểm khác nhau về những khái niệm này khiến cho việc phân biệt cũng không hề đơn giản Nhìn chung, khi đưa ra các khái niệm nói trên họ đều dựa vào hai tiêu chí quan trọng là cấu trúc và ngữ nghĩa Nhìn tổng thể mà nói về cơ bản, các nhà Việt ngữ học đã đủ các ranh giới cần thiết để nhận diện thành ngữ Chúng tôi đồng ý với các nhà nghiên cứu cho rằng, việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ phải căn cứ vào từng hoà cảnh cụ thể vì thành ngữ vừa là một đơn vị ngôn ngữ, vừa là một đơn vị văn hoá

Có 3 tiêu chí cơ bản sau đây mà đa số các nhà nghiên cứu thành ngữ từ bình diện ngôn ngữ học truyền thống đều thống nhất để nhận diện nó, đó là:

- Về mặt cấu trúc, thành ngữ có khả năng hoạt động như một từ độc lập, tương đương với cấp độ từ;

- Thành ngữ có cấu trúc bền vững, khó bị phá vỡ, thường là một tổ hợp từ, một

ít có thể là kết cấu chủ vị;

- Thành ngữ mang nghĩa biểu trưng

Như vậy, theo chúng tôi thành ngữ là do các từ tạo nên thành ngữ bao gồm kết cấu và nghĩa đen của nó và nghĩa biểu trưng của thành ngữ

Theo các nhà Nga ngữ học: ý nghĩa từ vựng, thành phần của các thành tố, các phạm trù ngữ pháp là những đặc thù của thành ngữ

Để khẳng định rằng những đặc thù này chỉ có ở thành ngữ và để hiểu đúng, chính xác bản chất của thành ngữ cần phải đối chiếu giữa thành ngữ với từ và giữa thành ngữ với cụm từ tự do

(1) Thành ngữ và từ

Chúng ta đối chiếu thành ngữ với từ như một đơn vị ngôn ngữ bởi vì từ chúng

có những điểm chung với thành ngữ về ý nghĩa từ vựng và những phạm trù ngữ

Trang 25

pháp Thực tế sự tồn tại ý nghĩa từ vựng ở thành ngữ không chỉ chứng tỏ rằng chúng

ta có thể giải thích nghĩa của thành ngữ còn chứng tỏ rằng thành ngữ và từ có thể quan hệ với nhau về ý nghĩa từ vựng như những đơn vị đồng nghĩa

в первую голову = прежде всего:

душа напраспашку = откровенный;

trước hết cởi mở Những thành ngữ nhiều nghĩa thường có 2 đến 3 nghĩa

Ví dụ: Thành ngữ поднимать руку có 3 nghĩa sau:

a) Xúc phạm đến ai, đánh ai

Он часто поднимает руку на жену Anh ta thường hay đánh vợ b) Mưu sát ai, định giết ai

Trang 26

Giống nhƣ từ, các thành ngữ cũng tham gia vào những mối quan hệ đồng nghĩa trên cơ sở đồng nhất về ngữ pháp

Hoặc các thành ngữ стреляный воробей, тертый калоч đều có nghĩa là

Trang 27

за глаза:

за глаза:

vắng mặt đầy đủ Ngoài ra cả từ, cả thành ngữ có những phạm trù ngữ pháp mà được thể hiện bằng những mối quan hệ và liên kết thành ngữ với các từ trong câu, chúng không khác gì với những mối liên hệ và liên kết giữa chính các từ trong thành phần của câu Thành ngữ có thể chỉ phụ trợ cho từ, hoặc có thể tương hợp với từ, hoặc có thể chi phối từ hay bị từ chi phối

Trong câu này стерерть с лица земли bị chi phối bởi своего соперника

Trong câu này thành ngữ спустя рукава phụ trợ cho động từ работать

Ở trong câu, phụ thuộc vào đặc thù ngữ nghĩa, một số thành ngữ có thể đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ hay trạng ngữ

(2) Thành ngữ và cụm từ tự do

Cũng như từ, thành ngữ khác với cụm từ tự do trước hết ở tính hoàn chỉnh về nghĩa Thành ngữ biểu thị một khái niệm tồn tại bên ngoài chuỗi lời nói Thành ngữ được tạo ra như những đơn vị ngôn ngữ sẵn có chứ không được tạo ra trong quá trình giao tiếp

Còn cụm từ là sự thống nhất về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa của hai từ thực trở lên trên cơ sở mối liên kết phụ thuộc và có những mối quan hệ ngữ nghĩa xác định Cụm từ xác định tính duy nhất, không phân chia và cụ thể Giữa các thành tố của cụm từ hình thành những mối liên kết cú pháp làm cho cụm từ gần như câu

Rõ ràng, thành ngữ và cụm từ tự do đều gồm hai từ trở lên Trong đó cụm từ bao gồm những đơn vị từ vựng với những ý nghĩa cụ thể nhưng nói chung cụm từ

Trang 28

lại không tại ra những đơn vị từ vựng với ý nghĩa từ vựng cụ thể Bởi vậy, chúng ta

có thể dễ dàng hiểu được ý nghĩa của mỗi thành tố Còn đối với ngữ là một đơn vị độc lập với ý nghĩa từ vựng cụ thể thì không thể hiểu chính xác nghĩa của nó nếu chỉ dựa trên nghĩa của các thành tố

Ví dụ:

1 Когда девочке намылили голову, она

стала плакать и капризничать

1 Khi người ta xát xà phòng lên đầu

cô bé thì nó bắt đầu khóc và õng ẹo

Ở ví dụ (1), намылили голову là cụm từ tự do Nghĩa của cụm từ này xuất

phát từ nghĩa của намылить và danh từ голову

Còn ví dụ (2), намылили голову là một thành ngữ Nó mang ý nghĩa khái quát

là mắng như tát nước vào mặt Rõ ràng, trong trường hợp này, chúng ta không thể căn cứ vào mỗi từ để hiểu được nội dung của câu

1.2.3 Chức năng của thành ngữ

Như đã trình bày ở trên, ―thành ngữ là một cụm từ‖, vì vậy thành ngữ có thể đóng vai trò làm một bộ phận trong câu, giúp người nói diễn đạt nội dung thêm sinh động, việc truyền tải thông tin đạt hiệu quả hơn

VD: ―Hiền như bụt là điều đầu tiên có thể hình dung về đứa bạn của tôi.‖ VD: ―Anh ta luôn giận cá chém thớt như vậy đấy.‖

VD: ―Chúc chị sinh nở thuận lợi, mẹ tròn con vuông.‖

Một điều chắc chắn là khi vận dụng thành ngữ sẽ giúp cho câu nói hoàn thiện

và bay bổng hơn

Thông qua các ví dụ trên có thể thấy rằng thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị

ngữ và bổ ngữ trong câu Cụ thể thành ngữ ―Hiền như bụt‖ làm chủ ngữ trong câu, thành ngữ ―Giận cá chém thớt‖ làm chức năng vị ngữ và ―Mẹ tròn con vuông‖ làm

bổ ngữ, bổ nghĩa cho động từ ―sinh nở‖

Trong tiếng Nga, thành ngữ đóng vai trò là chức năng tượng danh Nó là cách

Trang 29

thức gọi tên sự vật, hành động, hiện tượng…

Ví dụ:

золотые руки

махнуть рукой

: khéo tay : phớt lờ, buông trôi Tuy nhiên trong quá trình giao tiếp, con người không chỉ gọi tên các hiện tượng mà còn bày tỏ thái độ cùa mình đối với các hiện tượng, đưa ra những lời nhận xét, đánh giá Chính vì lẽ đó mà nhiều thành ngữ không chỉ gọi tên một hiện tượng khách quan mà còn diễn tả thái độ của người nói đối với hiện tượng đó Hay nói cách khác thành ngữ tiêu biểu tính tình thái

Ví dụ: Cùng một nghĩa như nhau nhưng cụm từ опытный человек không mang tính đánh giá cao như thành ngữ стреляный человек

Theo nhà ngôn ngữ học X.G Ga-vơ-rin, thành ngữ bao gồm 5 chức năng: (1) Làm cho ngôn ngữ mang tính biểu cảm

(2) Làm cho ngôn ngữ mang tính tình thái

(3) Rút gọn lời nói

(4) Giảm việc lựa chọn từ trong lời nói

(5) Cung cấp cho ngôn ngữ những nhận xét tổng quát

Trong những chức năng này thì 3 chức năng đầu quan trọng hơn

Trước hết, thành ngữ làm cho ngôn ngữ trở nên biểu cảm là nhớ trong thành phần cấu tạo của thành ngữ có sử dụng những phương tiện ngôn ngữ biểu cảm như

Ví dụ: Khi nói về sự tình cờ gặp một người quen, người ta thường sử dụng

thành ngữ мир тесен

Trang 30

Hơn nữa thành ngữ cũng làm cho ngôn ngữ mang tính tình thái Trong quá trình giao tiếp, người ta sử dụng thành ngữ để diễn tả tình cảm, thái độ của mình

Ngoài ra, thành ngữ được sử dụng trong những lĩnh vực khác nhau, trong những phong cách ngôn ngữ khác nhau Trong số đó thì một số thành ngữ được sử dụng trong tất cả các phong cách, còn một khác thì được sử dụng trong từng loại phong cách cụ thể

Người ta chia thành ngữ làm 3 loại thành ngữ: thành ngữ hỗn hợp, thành ngữ hội thoại và thành ngữ trong sách vở Các thành ngữ hỗn hợp được sử dụng trong hội thoại lẫn trong văn viết

vì rảnh rỗi, để tiêu khiển Đối với các thành ngữ hội thoại thì có chung những đặc trưng: mang ý nghĩa đồng ý, phản đối, khinh bỉ, mỉa mai…

Trang 31

cố đấm ăn xôi Còn những thành ngữ thuộc phong cách sách vở được dùng trong văn viết Chúng thường được sử dụng trong ngôn ngữ chính luận, nghệ thuật…

холодная война:

огнѐм и мечом:

chiến tranh lạnh đốt sạch giết sạch

Trang 32

Tiểu kết

Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong vốn từ vựng của mỗi ngôn ngữ Cùng với sự phát triển của tiếng nói dân tộc, thành ngữ dần hình thành và được người dân sử dụng như là một công cụ giao tiếp chung

Về mặt lý luận, khảo sát việc vận dụng thành ngữ có từ ―tay‖ trong tiếng Việt

và thành ngữ có từ ―рука‖ trong tiếng Nga không thể tách rời việc khảo sát cấu trúc ngữ nghĩa của chúng bởi cấu trúc ngữ nghĩa luôn là đầu mối của sự liên tưởng đến hiện thực khách quan thường trực trong ký ức của chủ thể nói Từ đây thông qua nghĩa liên hội và sự lựa chọn của chủ thể nói, chúng ta sẽ xác định được nghĩa thực của thành ngữ được dùng trong giao tiếp cũng như trong trong các văn bản

Về mặt tu từ, thành ngữ góp phần làm giàu, làm đẹp hơn cho ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Nga Do được hình thành và phát triển trong lịch sử lâu dài của dân tộc, hơn nữa, thành ngữ lại là những cụm từ hay ngữ cố định, có nội dung ngữ nghĩa sâu rộng nên chúng vẫn giữ được nhiều khái niệm thuộc về truyền thống Vì vậy, kho tàng thành ngữ của tiếng Việt và tiếng Nga luôn phản ánh được nhiều mặt tri thức về giới tự nhiên, đời sống xã hội cũng như văn hóa của dân tộc

Trang 33

Chương 2 THÀNH NGỮ CÓ TỪ “TAY” TRONG TIẾNG VIỆT

2.1 THÀNH NGỮ VÀ PHÂN LOẠI THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT

Nhờ vào nghiên cứu của các nhà làm từ điển thành ngữ, chúng ta nhận thấy rằng tiếng Việt có một lượng lớn, phong phú và đa dạng thành ngữ, phát triển cùng với ngôn ngữ hàng ngày của dân tộc Thành ngữ đã từng bước hình thành và trở thành một phần không thể thiếu trong giao tiếp hàng ngày của người dân

Quá trình sưu tầm và nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt đã thu hút sự quan tâm của nhiều người Khi thành ngữ trở thành một đối tượng nghiên cứu hấp dẫn, nhiều nhà ngôn ngữ học đã tạo ra nhiều công trình nghiên cứu về thành ngữ, từ những

dự án lớn đến những nghiên cứu nhỏ hơn, và đã đạt được những thành tựu đáng kể Tuy nhiên, việc đưa ra một định nghĩa chính xác và thống nhất về thành ngữ giữa các nhà nghiên cứu vẫn còn là một thách thức Mỗi người có cái nhìn, đánh giá khác nhau về thành ngữ dựa trên các khía cạnh như cấu trúc, chức năng, và nhiều yếu tố khác

Trong tiếng Việt, thành ngữ luôn là một đề tài được quan tâm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, văn học dân gian, văn hóa, dân tộc học và xã hội học Tuy nhiên, việc nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt vẫn chưa đạt được sự thống nhất và vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh việc định nghĩa, phân loại chức năng của các đơn vị thành ngữ Có nhiều nghiên cứu so sánh thành ngữ trong tiếng Việt với các thứ tiếng khác, được thực hiện bởi các tác giả có kinh nghiệm như Trương Đông San, Nguyễn Đức Tồn, cũng như các nhà nghiên cứu trẻ nghiên cứu

về việc áp dụng thành ngữ trong giảng dạy Tuy nhiên, việc xác định, phân loại và định lượng các thành phần của thành ngữ tiếng Việt vẫn còn nhiều khó khăn

Phân loại thành ngữ trong tiếng Việt có nhiều quan điểm về định nghĩa của

thành ngữ đã được các nhà ngôn ngữ học và nghiên cứu đưa ra Dưới đây là một số

khái niệm tiêu biểu:

Trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1, trong phần ghi nhớ, được mô tả như

Trang 34

sau: "Thành ngữ là cụm từ có cấu trúc cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh Ý nghĩa của thành ngữ thường không chỉ đơn thuần xuất phát từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó, mà thường thông qua các phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh " (Nguyễn Khắc Vi, Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Minh Thuyết, 2003, pp 143-145) Trong tác phẩm "Thành ngữ tiếng Việt" (2009), Nguyễn Lực xác định ba đặc điểm chính của thành ngữ tiếng Việt:

- Về mặt cấu trúc hình thái, thành ngữ tiếng Việt thường là các cụm từ cố định, có thể có mức độ cố định cao, và có cấu trúc vững chắc, tạo thành một ngữ cú cố định

- Bên cạnh cấu trúc hình thái, cần xem xét cách thể hiện ý nghĩa của thành ngữ Một số người coi ý nghĩa của thành ngữ là biểu trưng

- Quá trình sử dụng và lan truyền của thành ngữ tiếng Việt cũng là một vấn đề phức tạp

Đỗ Hữu Châu trong "Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt" đưa ra khái niệm thành ngữ như sau: "Do sự cố định và tính chất chặt chẽ, các cụm từ cố định, dù ít hay nhiều, đều

có thể được coi là thành ngữ Thành ngữ được định nghĩa là một cụm từ có ý nghĩa S được hình thành từ các đơn vị A, B, C mang ý nghĩa lần lượt là s1, s2, s3, ; nếu những ý nghĩa này thì tổ hợp A, B, C có tính thành ngữ." (Đỗ Hữu Châu, 1981)

Ví dụ: Hết nước hết cái

Là tổ hợp thành ngữ vì ý nghĩa quá dài, quá mức chịu đựng, bực dọc, sốt ruột của nó không thể giải thích được bằng các ý nghĩa của hết, nước, cái…

Lê Văn Đức đề xuất cả hai khái niệm sau đây: "Thành ngữ: Lời nói ngắn gọn,

đã tồn tại từ lâu và được nhiều người sử dụng, để diễn đạt một ý hoặc một trạng thái một cách màu mè‖ (Lê Văn Đức, 1970)

Ví dụ: Dốt đặc cán mai

Thành ngữ điển tích: Lời nói ngắn gọn, đã được sử dụng bởi nhiều người do một sự kiện nào đó đã xảy ra từ lâu và trở nên nổi tiếng

Ví dụ: Tái Ông mất ngựa

Trong "Từ điển thuật ngữ văn học" (2007), Hoả Hồng Nhựt Tảo, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, và Nguyễn Khắc Phi đưa ra định nghĩa như sau: "Thành ngữ: Cụm từ

Trang 35

cố định, bền vững, có tính nguyên khối về ý nghĩa không nhắm mục đích diễn đạt một ý hoặc nhận xét như tục ngữ, mà thường thể hiện một quan điểm dưới hình thức sinh động, hàm súc." (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên), 2006)

Ví dụ: Vui như mở cờ trong bụng;

Đen như cột nhà cháy; …

Ý nghĩa của thành ngữ không phải là tổng số nghĩa của các thành tố cấu thành

nó, tức là không có nghĩa đen Thành ngữ hoạt động như một từ trong câu

Dù ngắn hay dài, xét về nội dung ý nghĩa cũng như về chức năng ngữ pháp, thành ngữ cũng chỉ tương đương như từ, nhưng là từ đã được tô điểm và nhấn mạnh nghĩa bằng sự diễn đạt sinh động, có nghệ thuật

Ví dụ: Cò bay thẳng cánh

Thành ngữ này sẽ được hiểu với từ ―rộng‖ được nhấn mạnh (có nghĩa là rất rộng) Cuối cùng, trong "Thành ngữ học tiếng Việt" (2004), Hoàng Văn Hành xem xét thành ngữ như "những tổ hợp từ đặc biệt, thể hiện những khái niệm một cách lôi cuốn." (Hoàng Văn Hành, 2004)

Khi nói về thành ngữ tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam còn đề cập đến những vấn đề khác của thành ngữ như khái niệm, phân loại… Các nghiên cứu này chủ yếu liên quan tới cấu trúc nội tại của thành ngữ

Căn cứ vào cơ chế cấu tạo thành ngữ, Nguyễn Thiện Giáp (1998) chia thành ngữ tiếng Việt thành hai loại chính:

- Thành ngữ kết hợp: Ý nghĩa của chúng có thể phân tích thành những yếu tố nghĩa tương ứng với ý nghĩa từng bộ phận tạo thành

Ví dụ: Rách như tổ đỉa

- Thành ngữ hòa kết: Nghĩa của thành ngữ được hình thành trên cơ sở của một

ẩn dụ toàn bộ Nói cách khác, ý nghĩa của thành ngữ không thể phân tích thành các yếu tố nghĩa tương ứng với ý nghĩa của các bộ phận tạo thành

Ví dụ: Chó ngáp phải ruồi, nuôi ong tay áo…

Như vậy, dù có nhiều định nghĩa về thành ngữ nhưng quy chung lại thành ngữ

Trang 36

được quan niệm một cách thống nhất ở hai vấn đề:

- Thứ nhất là thành ngữ có tính chất cố định về hình thái cấu trúc

- Thứ hai là thành ngữ có tính hoàn chỉnh về nghĩa và mang sắc thái biểu cảm Đặc trưng thứ nhất thể hiện ở chỗ thành phần từ vựng của thành ngữ nói chung

là ổn định, tức là các yếu tố tạo nên thành ngữ hầu như được giữ nguyên trong khi

sử dụng; Ngoài ra thành ngữ cũng có tính bền vững về cấu trúc thể hiện ở sự cố định về thành phần từ vựng và cấu trúc của thành ngữ hình thành là do thói quen sử dụng của người bản ngữ Dạng ổn định của thành ngữ là dạng chuẩn, mang tính xã hội cao Tuy vậy, dạng chuẩn này của thành ngữ trong khi sử dụng nó vẫn uyển chuyển Nói là chuẩn là sự bắt buộc, có tính quyết định của xã hội, nhưng không vì thế mà hạn chế sự sáng tạo ở cá nhân, đặc biệt là của những cây bút tài năng Đó chính là điều giải thích cái riêng trong phong cách ngôn ngữ của mỗi tác giả

Đặc trưng thứ hai đó chính là tính hoàn chỉnh về nghĩa và có sức gợi cảm cao… Nó biểu thị những khái niệm hay biểu tượng trọn vẹn về các thuộc tính, quá trình hay sự vật Nói cách khác, thành ngữ là những đơn vị định danh của ngôn ngữ

Ví dụ: Nước mắt cá sấu là nước mắt giả dối…

Tuy nhiên nội dung của thành ngữ ngụ ý điều gì đó đằng sau các từ ngữ tạo nên thành ngữ chứ không hướng tới điều được nhắc đến trong nghĩa đen

Còn trong ―Thành ngữ học tiếng Việt‖, Hoàng Văn Hành cho rằng ―Thành ngữ là những tổ hợp từ ―đặc biệt‖, biểu thị những khái niệm một cách bóng bẩy‖ (Hoàng Văn Hành, 2004)

Như đã nói ở trên, có nhiều định nghĩa khác nhau về thành ngữ Mỗi định nghĩa lại chú trọng đến một khía cạnh nhất định của thành ngữ Trong luận văn này chúng tôi quan niệm ―Thành ngữ là những cụm từ cố định về hình thái cấu trúc, có tính hoàn chỉnh về nghĩa và mang sắc thái biểu cảm cao‖

Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về thành ngữ, nhưng có thể tổng kết lại rằng thành ngữ thường được xem là các cụm từ cố định về mặt cấu trúc, hoàn chỉnh

về ý nghĩa và thường mang tính biểu cảm cao

Trang 37

2.2 Ý NGHĨA CỦA TỪ “TAY” TRONG TIẾNG VIỆT

Trong tiếng Việt, tay được hiểu là bộ phận của cơ thể con người, từ vai đến ngón, gồm: cánh tay (từ bả vai đến cổ tay), cẳng tay (từ khuỷu đến cổ tay), bàn tay (phần cuối của tay dùng để sờ mó, cầm nắm, lao động) Từ nghĩa này, nghĩa của tay được phát triển, mở rộng thành từ đa nghĩa Cùng với tay, tiếng Việt còn có từ Hán Việt thủ, có nghĩa là tay nhưng dùng trong nghĩa kết hợp hạn chế và có sắc thái nghĩa hơi khác với tay (ví dụ: thủ công, thủ bút, thủ thuật, v.v.)

Ngoài ra, sự chuyển nghĩa ẩn dụ, hoán dụ làm từ tay trở nên đa nghĩa

Chuyển nghĩa ẩn dụ: Theo cách ẩn dụ, tay được dùng để chỉ chi trước, xúc tu của một số động vật (tay vượn, rượu ngâm tay gấu, tay bạch tuộc)

Chuyển nghĩa hoán dụ, tay chuyển nghĩa:

(1) Chỉ lao động cụ thể của con người: nhanh tay lên, nghỉ tay uống nước, tay làm hàm nhai, ;

(2) Chỉ hoạt động tham gia vào một việc gì: giúp một tay, nhúng tay, tác phẩm đầu tay,

(3) Chỉ quyền sử dụng, định đoạt: tài chính gia đình ở trong tay vợ, sa vào tay giặc, chính quyền về tay nhân dân,

(4) Chỉ khả năng hoạt động nào đó của một người, hàm ý chê: tay anh chị khét tiếng, tay hơi, tay ngang,

(5) Chỉ khả năng, trình độ, nghề nghiệp, khả năng hành động nói chung: tay nghề, non tay, một nghề nào đó (tay súng, tay đua, tay bợm rượu,

(6) Chỉ người giỏi một môn, một nghề nào đó: tay súng, tay đua, tay bợm rượu (7) Chỉ bên tham gia vào một việc nào đó: tình yêu tay ba, cãi nhau tay đôi, (8) Chỉ người giúp đỡ gần gũi và đắc lực: cô ấy là cánh tay phải của giám đốc công ty

(9) Chỉ lao động chân tay có tính sáng tạo: bàn tay và khối óc, bàn tay vàng, (10) Chỉ hành động thường là xấu của con người: trong vụ đầu độc này có bàn tay của quân bất lương, (Nguyễn Văn Hải, 2015, p 68)

Trang 38

2.3 PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THÀNH NGỮ CÓ TỪ “TAY” TRONG TIẾNG VIỆT

2.3.1 Phân loại theo tiêu chí về cấu trúc và ngữ nghĩa

Dựa trên cơ sở của các tiêu chí về cấu trúc và ngữ nghĩa các nhà Việt ngữ học

đã phân chia thành 3 loại thành ngữ: thành ngữ so sánh, thành ngữ miêu tả và thành ngữ ẩn dụ

Thông qua khảo sát 105 thành ngữ có từ tay trong tiếng Việt, chúng tôi có bảng nhƣ sau:

Bảng 2.1

Phân loại thành ngữ

2 Miệng nói tay làm

1.Như tay với chân 2.Bà chúa đứt tay bằng ăn mày đổ ruột

1 Một lời nói quan tiền thúng thóc, một lời nói dùi đục cẳng tay"

2 Tay hòm chìa khóa

2.3.1.1 Thành ngữ miêu tả

Trong tổng số thành ngữ tiếng Việt của Từ điển Thành ngữ & Tục ngữ Việt Nam, GS.Nguyễn Lân dùng rất nhiều thành ngữ miêu tả hay còn gọi là thành ngữ có cấu trúc vị ngữ Trong tổng số 105 thành ngữ, có tới 50 đơn vị thành ngữ cùng những biến thể của chúng đƣợc sử dụng trong Từ điển Thành ngữ & Tục ngữ Việt Nam Đặc biệt, những thành ngữ có bốn yếu tố thuộc loại này có phần giống với những thành ngữ bốn yếu tố đối xứng cặp đôi Chính vì vậy dẫn đến sự khó phân biệt bởi chúng đều giống nhau về mặt cấu trúc, tức là chia thành hai vế song tố

Trang 39

nhưng giữa chúng lại có sự khác biệt nhất định Thành ngữ đối xứng bốn yếu tố chia hai vế riêng biệt đối xứng với nhau cả về mặt từ vựng, ngữ pháp và ý nghĩa Những đơn vị ở vị trí thứ nhất, thứ ba và thứ hai, thứ tư thông thường là hai cặp đối xứng nhau Trong khi đó, thành ngữ miêu tả bốn yếu tố cũng thường có hai vế song

tố nhưng lại không có sự đối xứng như ở loại thành ngữ đã nói trên Để phân tích

loại thành ngữ này chúng tôi xin đi sâu vào ba mô hình chính dưới đây:

- Mô hình có ngữ vị từ, có danh từ có yếu tố phủ định trước

- Chẳng ai nắm tay thâu ngày đêm tối

- Mô hình có vị từ, và ngữ vị từ có danh từ làm trung tâm

- Hai tay buông xuông

- Hỏi vợ thì cưới liền tay, chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha

- Mô hình vị từ, chủ - vị - bổ

- Làm phúc quá tay, ăn mày không kịp

- Xé mắm mút tay

- Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài

Như vậy, những thành ngữ thuộc mô hình là ngữ vị từ chiếm số lượng lớn

Trang 40

trong tất cả các thành ngữ miêu tả Sự kết hợp của vị từ đối với các đơn vị khác khá phong phú, đặc biệt là động từ, bổ ngữ trực tiếp tạo thành một khối chặt chẽ

* Mô hình là ngữ danh từ (gồm danh từ và bổ ngữ cho danh từ)

- Ném đá giấu tay

- Múa tay trong bị

* Mô hình là một kết cấu chủ ngữ- vị ngữ- bổ ngữ (CVB) Loại thành ngữ này

có số lượng khá nhiều trong tổng số các thành ngữ miêu tả

Ví dụ:

- Vạ tay không bằng vạ miệng

- Trở mặt như trở bàn tay

- Miệng tồ lô làm khổ chân tay

- Trăm hay không bằng tay quen

Từ những mô hình được nêu trên và những thành ngữ cụ thể cho từng trường hợp, chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp được một phần nào đó trong công việc nghiên cứu cách vận dụng thành ngữ của các phóng viên trên văn bản báo chí Đồng thời thông qua đó, chúng tôi cũng mong giúp mọi người có thể hiểu một cách đầy đủ hơn, toàn diện hơn về việc sử dụng ngôn từ trong báo chí Mặt khác, với sự phân tích, phân loại này, chúng tôi có thể bổ xung thêm một nguồn tư liệu mới cho những nghiên cứu thành ngữ về sau

2.3.1.2 Thành ngữ so sánh

Thành ngữ so sánh: là tổ hợp từ cố định được cấu tạo bởi phương thức so

sánh, chúng được cấu tạo nhờ các từ so sánh: như, bằng, tày Ví dụ: đen như than,

lạnh như tiền, coi trời bằng vung, bé bằng con kiến, tội tày định…

Giáo sư Tiến sĩ Trương Đông San còn đưa ra một mô hình của thành ngữ so sánh: A như B, trong đó A là thành tố được so sánh, B là thành tố so sánh)

Theo đó, có 4 tiểu loại thành ngữ so sánh:

(1) A như B Ví dụ: đẹp như tiên, hiền như bụt, buồn như trấu cắn…

(2) (A) như B Ví dụ: (đen) như cột nhà cháy, (đắt) như tôm tươi…

(3) như B Ví dụ: như nước vỡ bờ, như gà mất mẹ, như ong vỡ tổ…

Ngày đăng: 28/08/2024, 14:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w