Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào việc tìm hiểu, làm rõ các phạm trù chỉ xuất cơ bản trong tiếng Việt và tiếng Nhật, làm rõ các phương tiện biểu thị của nó và xem xét các biểu hiện của nó trong thực tế giao tiếp để từ đó tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt về từ ngữ chỉ xuất trong hai ngôn ngữ. Chúng tôi thực hiện nhận diện các biểu thức chỉ xuất xuất hiện trong các 18 tác phẩm văn học đương đại của Việt Nam và Nhật Bản bằng phương pháp chọn lọc và xử lý cứ liệu, xác lập đồng thời lý giải các đặc điểm ngôn ngữ học của các biểu thức chứa từ ngữ chỉ xuất trong tiếng Việt và tiếng Nhật. Căn cứ vào các cặp thoại có chứa từ ngữ chỉ xuất, chúng tôi tiến hành phân tích mối quan hệ giữa từ ngữ chỉ xuất với ngữ cảnh, văn cảnh, gồm các yếu tố như người nói, người nghe, mục đích, ý đồ giao tiếp, lượt thoại đặt trước hoặc sau cặp thoại được phân tích, bối cảnh của phát ngôn,... Dựa trên những ngữ liệu đã được thống kê và căn cứ vào cơ sở lý thuyết ngữ dụng học, chúng tôi tiến hành miêu tả cách sử dụng của từ ngữ chỉ xuất, đặc điểm của nó trong các phát ngôn để phân tích, lý giải các từ ngữ chỉ xuất đã được sử dụng, nêu rõ cách dùng và công dụng của các từ ngữ chỉ xuất. Từ đó, tiến hành hệ thống hoá các từ ngữ chỉ xuất theo từng phạm trù cụ thể.
Trang 1TỪ NGỮ CHỈ XUẤT TRONG TIẾNG VIỆT ĐỐI
CHIẾU VỚI TIẾNG NHẬT
Đà Nẵng 12 2023
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
cd cd
LÊ THỊ MỸ HẠNH
TỪ NGỮ CHỈ XUẤT TRONG TIẾNG VIỆT
ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG NHẬT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số: 8220241 LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN THỊ NHƯ Ý
PGS TS DƯƠNG QUỐC CƯỜNG
Đà Nẵng 12.2023
Trang 3i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn là TS Nguyễn Thị Như Ý, PGS.TS Dương Quốc Cường Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính chúng tôi thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình
Trang 4nó trong các phát ngôn để phân tích, lý giải các từ ngữ chỉ xuất đã được sử dụng, nêu
rõ cách dùng và công dụng của các từ ngữ chỉ xuất Từ đó, tiến hành hệ thống hoá các từ ngữ chỉ xuất theo từng phạm trù cụ thể
Nghiên cứu của chúng tôi giúp giúp người Việt đang dạy và học tiếng Nhật cũng như người Nhật đang dạy và học tiếng Việt có cái nhìn tổng quan hơn về từ ngữ chỉ xuất trong hai ngôn ngữ, nâng cao hiệu quả về mặt dụng học trong nói và viết hai ngôn ngữ, đồng thời, đóng góp góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu ngôn ngữ nói chung và ngữ dụng học nói riêng
Từ khoá: Từ ngữ chỉ xuất, sở chỉ, quy chiếu, ngôi, xã hội, không gian, thời gian, diễn ngôn, hồi chỉ
Trang 5iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ix
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ix
Chương 1 10
MỞ ĐẦU 10
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 10
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 11
1.2.1 Mục đích nghiên cứu: 11
1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: 12
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 12
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: 12
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: 12
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 12
1.5 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU 12
1.6 BỐ CỤC LUẬN VĂN 13
CHƯƠNG 2 14
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 14
2.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 14
2.1.1 Tình hình nghiên cứu về từ ngữ chỉ xuất ở Việt Nam 14
2.1.2 Tình hình nghiên cứu về từ chỉ xuất trong tiếng Nhật 16
2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 19
2.2.1 Ngữ cảnh (context) 20
2.2.2 Vật qui chiếu/ sở chỉ (referent) 22
Trang 6iv
2.2.3 Quy chiếu (reference) 24
2.2.4 Khái niệm chỉ xuất (deixis) 25
2.2.5 Người nói – người nghe 27
CHƯƠNG 3 29
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU 29
3.1.1 Phương pháp miêu tả 29
3.1.2 Phương pháp so sánh đối chiếu 29
3.2 TÁC GIẢ, TÁC PHẨM ĐÃ LỰA CHỌN ĐỂ KHẢO SÁT 30
3.2.1 Tác giả, tác phẩm văn học tiếng Việt 30
3.2.2 Tác giả, tác phẩm văn học tiếng Nhật 32
3.3 NGỮ LIỆU KHẢO SÁT 35
CHƯƠNG 4 35
PHẠM TRÙ CHỈ XUẤT CƠ BẢN TRONG TIẾNG VIỆT 35
4.1 PHẠM TRÙ CHỈ XUẤT NGÔI 35
4.1.1 Chỉ xuất ngôi chính danh (nhân xưng từ đích thực) 37
4.1.2 Chỉ xuất xã hội 40
4.1.3 Một số chỉ xuất ngôi khác 44
4.1.4 Quy tắc sử dụng từ ngữ chỉ xuất để xưng hô 47
4.2 PHẠM TRÙ CHỈ XUẤT KHÔNG GIAN 52
4.2.1 Chỉ xuất không gian chủ quan 53
4.2.2 Chỉ xuất không gian khách quan 57
4.3 PHẠM TRÙ CHỈ XUẤT THỜI GIAN 59
4.3.1 Chỉ xuất thời gian chủ quan 59
4.3.2 Chỉ xuất thời gian khách quan 62
4.4 PHẠM TRÙ CHỈ XUẤT DIỄN NGÔN 63
4.4.1 Trực chỉ diễn ngôn 63
4.4.2 Chức năng hồi chỉ 64
4.4.3 Chức năng khứ chỉ: 68
Trang 7v
4.5 TIỂU KẾT 70
CHƯƠNG 5 73
PHẠM TRÙ CHỈ XUẤT CƠ BẢN TRONG TIẾNG NHẬT 73
5.1 PHẠM TRÙ CHỈ XUẤT NGÔI (人称ダイクシス) 73
5.1.1 Chỉ xuất ngôi thứ nhất 74
5.1.2 Chỉ xuất ngôi thứ hai 77
5.1.3 Chỉ xuất ngôi thứ ba 79
5.1.4 Hiện tượng chuyển ngôi 80
5.2 PHẠM TRÙ CHỈ XUẤT XÃ HỘI(社会ダイクシス) 81
5.2.1 Chỉ xuất xã hội với danh từ chỉ tên riêng 82
5.2.2 Chỉ xuất xã hội với danh từ thân tộc 85
5.2.3 Chỉ xuất xã hội với danh từ chỉ chức nghiệp 86
5.2.4 Chỉ xuất xã hội với danh từ chỉ quan hệ xã hội khác 88
5.2.5 Chỉ xuất xã hội với từ chỉ định kosoado 88
5.3 PHẠM TRÙ CHỈ XUẤT KHÔNG GIAN(空間ダイクシス) 89 5.3.1 Chỉ xuất không gian lưỡng phân của nhóm từ chỉ định kosoa 90
5.3.2 Chỉ xuất không gian hợp nhất của nhóm từ chỉ định kosoa 92
5.3.3 Chỉ xuất không gian tri giác của nhóm từ chỉ định kosoa 92
5.3.4 Chỉ xuất không gian diễn ngôn theo ngữ cảnh 93
5.4 PHẠM TRÙ CHỈ XUẤT THỜI GIAN(時間ダイクシス) 95
5.4.1 Chỉ xuất thời gian tuyệt đối với từ chỉ định kosoa 97
5.4.2 Chỉ xuất thời gian tương đối với kosoa 99
5.5 PHẠM TRÙ CHỈ XUẤT DIỄN NGÔN (談話ダイクシス) 101 5.5.1 Chức năng hồi chỉ 101
5.5.2 Chức năng khứ chỉ 103
5.6 CHỈ XUẤT BẰNG ĐỘNG TỪ(動詞ダイクシス) 104
TIỂU KẾT 108
(1) Tiểu kết chỉ xuất chỉ ngôi và chỉ xuất xã hội trong tiếng Nhật 108
Trang 8vi
(2) Phạm trù chỉ xuất ngôi được chia thành 05 loại chính gồm: đại từ nhân xưng, danh từ chỉ tên riêng, danh từ thân tộc, danh từ chức nghiệp,
nhóm từ chỉ định kosoado 109
(3) Tiểu kết chỉ xuất không gian trong tiếng Nhật 112
(4) Tiểu kết chỉ xuất thời gian trong tiếng Nhật 113
(5) Tiểu kết chỉ xuất diễn ngôn trong tiếng Nhật 113
(6) Tiểu kết chỉ xuất động từ trong tiếng Nhật 114
CHƯƠNG 6 114
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ XUẤT TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT 114
6.1 NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VỀ TỪ NGỮ CHỈ XUẤT TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT 114
6.2 NHỮNG ĐIỂM DỊ BIỆT VỀ TỪ CHỈ XUẤT TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT 115
CHƯƠNG 7 118
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 118
7.1 Kết luận 118
7.2 Đề xuất 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 -PHỤ LỤC 1 I PHỤ LỤC 2 XVII
Trang 10viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1 Phân loại từ ngữ chỉ xuất theo quan điểm của Watanabe (2009) 18 Bảng 2 Danh mục ngữ liệu khảo sát bằng tiếng Nhật của Luận văn 32 Bảng 3 Danh mục ngữ liệu khảo sát bằng tiếng Nhật của Luận văn 34 Bảng 4 Thống kê tương ứng xưng hô trong tiếng Việt 50 Bảng 5 Thống kê phân loại từ ngữ chỉ xuất ngôi và chỉ xuất xã hội
trong tiếng Việt
71
Bảng 6 Thống kê phân loại từ ngữ chỉ xuất không gian trong tiếng Việt 71 Bảng 7 Thống kê phân loại từ ngữ chỉ xuất thời gian trong tiếng Việt 72 Bảng 8 Thống kê phân loại từ ngữ chỉ xuất diễn ngôn trong tiếng Việt 72 Bảng 9 Hiện tượng chuyển ngôi trong tiếng Nhật (Takeuchi, 2003) 81 Bảng 10 Phân loại chỉ xuất không gian của kosoa (tham khảo Higuchi
Kazuyoshi, 1990)
89
Bảng 11 Bảng thống kê phân loại từ ngữ chỉ xuất ngôi trong tiếng Nhật 109 Bảng 12 Các lớp từ chỉ xuất ngôi trong tiếng Nhật 110 Bảng 13.Bảng thống kê phân loại từ ngữ chỉ xuất xã hội trong tiếng
Trang 11ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Số hình Tên hình Trang Hình 1 Sơ đồ mô hình giao tiếp R Jakobson (1960) 28 Hình 2 Chỉ xuất ngôi của từ chỉ định kosoado 88 Hình 3 Chỉ xuất của ko, so, a trong không gian thực của phát ngôn 91 Hình 4 Sơ đồ chỉ xuất thời gian kosoa trên trục thời gian 96 Hình 5 Ví dụ thực tế về đại từ tự xưng và đại từ đối xưng của giáo viên
tiểu học (Suzuki 1973)
112
Số hiệu phụ lục Tên phụ lục Trang
Trang 1210
Chương 1
MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Những năm gần đây, các vấn đề nghiên cứu về Ngữ dụng học, Ngữ pháp chức năng, Xã hội ngôn ngữ học, Tâm lý ngôn ngữ học, Ngôn ngữ học tri nhận, Ngôn ngữ học ứng dụng v.v đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Trong đó, Ngữ dụng học là một chuyên ngành mới trong nghiên cứu ngôn ngữ nhưng có cách tiếp cận tổng hợp đối với các vấn đề ngôn ngữ, đang thu hút được sự quan tâm các nhà nghiên cứu ngôn ngữ nói chung và các nhà nghiên cứu Việt ngữ nói riêng Khác với ngôn ngữ học thuần tuý thường xem từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, ngữ âm, ngữ nghĩa trong phát ngôn của người nói và người nghe là đối tượng nghiên cứu của mình, ngữ dụng học lại quan tâm nghiên cứu cách người phát ngôn sử dụng ngôn ngữ qua ngữ cảnh phát ngôn, hàm ý hay cảm xúc của người nói thông qua kinh nghiệm hiểu biết lẫn nhau trong giao tiếp của người nói và người nghe
Từ ngữ chỉ xuất là một nhóm từ ngữ phổ quát trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới Các công trình nghiên cứu về ngữ dụng học thường dành một phần quan trọng để trình bày về vấn đề chỉ xuất (Katou Shigehiro, 2004; Sawada Jun, 2012; Watanabe Shinji, 2007; .) Trong tiếng Việt, nghiên cứu vấn đề chỉ xuất cũng là một trong những đối tượng nghiên cứu được nhiều nhà nghiên cứu về ngữ dụng học quan tâm (Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Hữu Châu, Đinh Văn Đức ) Trong giao tiếp hằng ngày, cũng như trong các văn bản viết hay văn chương, chúng ta
thường sử dụng một số phương tiện ngôn ngữ để xưng hô như: mình, tui, tớ, đằng ấy, các bạn, chúng mày, bọn bây v.v , hay để xác định thời gian như: tuần trước, bây giờ, ngày mốt, thứ hai tuần sau, tháng sau v.v , hoặc chỉ về không gian như: đây, đấy, đó, này, nọ, kia, ấy, v.v Ngữ pháp truyền thống gọi những từ ngữ trên là đại từ,
danh từ Tuy nhiên, xét trên bình diện ngữ dụng học, những từ ngữ nêu trên được gọi
là từ ngữ chỉ xuất (deixis) Các nhà nghiên cứu Việt ngữ học thống nhất rằng bất kỳ
phát ngôn nào cũng khó trọn vẹn nếu thiếu vắng nhóm từ này Chẳng hạn, khi một
người muốn phát ngôn rằng “Tôi muốn uống một ly cà phê tại đây ngay lúc này”,
Trang 1311
nếu lược bỏ từ chỉ xuất là tôi, đây, lúc này thì phát ngôn không thể được cấu thành
Bên cạnh đó, từ ngữ chỉ xuất thể hiện rõ nét quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và ngữ cảnh, là tiếp điểm để kết nối ngôn từ và hoàn cảnh phát ngôn Xét ví dụ khi một người Nhật bước vào một quán ăn, gọi một tô mỳ Udon, người đó sẽ nói:
“Udon wo kudasai!”(Cho tô mỳ Udon!) Trong khi đó, nếu một người Việt muốn gọi
một tô bún bò, thường sẽ nói: “Cô ơi, cho cháu tô bún bò!” Nếu áp dụng cách gọi
món như của người Nhật trong tiếng Việt, phát ngôn sẽ bị đánh giá là bất lịch sự Như vậy, có thể thấy từ chỉ xuất đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp tiếng Việt, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giao tiếp, dễ gây hiểu lầm không đáng có trong quá trình giao tiếp liên văn hoá Dẫu vậy, trên bình diện nghiên cứu so sánh đối chiếu, hiện vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đối chiếu từ chỉ xuất giữa tiếng Nhật và tiếng Việt.Như tên đề tài đã nêu, công trình này tập trung nghiên cứu vấn đề về các từ chỉ xuất trong tiếng Việt và tiếng Nhật, ngoài việc xác định, phân loại các từ ngữ chỉ xuất trên quan điểm của ngữ dụng học, đề tài còn tập trung đối chiếu từ ngữ chỉ xuất trong tiếng Việt với tiếng Nhật để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt của từ ngữ chỉ xuất trong hai ngôn ngữ, đồng thời nghiên cứu các từ ngữ chỉ xuất được sử dụng ra sao trong thực tế giao tiếp, từ đó rút ra những kết luận nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả giao tiếp liên văn hóa cho người học hai ngôn ngữ này
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục đích nghiên cứu:
Luận văn này tập trung nghiên cứu từ ngữ chỉ xuất, cụ thể:
- Làm rõ các phạm trù chỉ xuất cơ bản trong tiếng Việt, phương tiện biểu thị và ứng dụng trong thực tế giao tiếp ra sao
- Làm rõ các phạm trù chỉ xuất cơ bản trong tiếng Nhật, phương tiện biểu thị và ứng dụng trong thực tế giao tiếp ra sao
- Xác định những điểm tương đồng và dị biệt của từ ngữ chỉ xuất trong tiếng Việt và tiếng Nhật
- Chỉ ra đặc điểm ngữ dụng học của từ ngữ chỉ xuất trong tiếng Nhật và tiếng Việt giúp nâng cao hiệu quả giao tiếp liên văn hoá cho người học hai ngôn ngữ này
Trang 1412
1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Căn cứ vào mục đích nêu trên, đề tài đề ra những nhiệm vụ sau:
- Khảo sát từ chỉ xuất xuất hiện trong lời nói (lời thoại/ lượt thoại) xuất hiện ở các tác phẩm văn xuôi sđương đại tiêu biểu của Việt Nam và Nhật Bản
- Miêu tả và phân tích các phạm trù cơ bản của từ ngữ chỉ xuất dưới góc độ ngữ nghĩa học và ngữ dụng học
- Đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt của từ ngữ chỉ xuất trong tiếng Việt và tiếng Nhật
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận án lựa chọn đối tượng đưa vào phân tích đối chiếu song song là Từ ngữ chỉ xuất trong tiếng Việt và tiếng Nhật trích
từ các tác phẩm văn học của Việt Nam và Nhật Bản
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống Từ ngữ chỉ xuất trong tiếng Việt và tiếng Nhật, phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ tập trung nghiên cứu về phương tiện ngôn ngữ biểu hiện Từ ngữ chỉ xuất trong tiếng Việt và tiếng Nhật trên bình diện ngữ dụng học
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Từ ngữ chỉ xuất trong tiếng Việt được phân loại như thế nào và có đặc điểm
gì, được ứng dụng ra sao trong thực tế giao tiếp?
- Từ ngữ chỉ xuất trong tiếng Nhật được phân loại như thế nào và có đặc điểm
gì, được ứng dụng ra sao trong thực tế giao tiếp?
- Từ ngữ chỉ xuất trong hai ngôn ngữ có điểm tương đồng và dị biệt gì?
1.5 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
- Về lý luận: Luận văn đưa ra các tiêu chí phân loại trực quan về từ ngữ chỉ xuất trong tiếng Việt và tiếng Nhật, nêu bật ra được những điểm khác biệt trong hệ thống
và cách sử dụng từ ngữ chỉ xuất trong hai ngôn ngữ
- Về thực tiễn: Nghiên cứu “Từ ngữ chỉ xuất trong tiếng Việt đối chiếu với tiếng Nhật” giúp người Việt đang dạy và học tiếng Nhật cũng như người Nhật đang dạy và
Trang 1513
học tiếng Việt có cái nhìn tổng quan hơn về từ ngữ chỉ xuất trong hai ngôn ngữ Đồng thời, đóng góp góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu ngôn ngữ nói chung và ngữ dụng học nói riêng
1.6 BỐ CỤC LUẬN VĂN
Luận văn này có bố cục gồm 07 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lí thuyết
Luận văn trình bày tổng quan về những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài của Luận văn như:từ ngữ chỉ xuất, các phạm trù và ứng dụng trong thực tế giao tiếp
ra sao Ngoài ra, Luận văn cũng giới thiệu những cơ sở lý thuyết được lựa chọn làm định hướng nghiên cứu cho đề tài như quy chiếu, sở chỉ, hồi chỉ, khứ chỉ, người nói, người nghe, chỉ xuất, ngữ cảnh
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Ở chương này, luận văn trình bày các vấn đề có liên quan, phục vụ trực tiếp cho quá trình chọn lọc và xử lý cứ liệu, phương pháp xác lập và lý giải các biểu thức chứa từ ngữ chỉ xuất trong tiếng Việt và tiếng Nhật Cụ thể, gồm có: phương pháp miêu tả, phương pháp so sánh đối chiếu
Chương 4: Những phạm trù chỉ xuất cơ bản trong tiếng Việt
Luận văn phân tích đặc điểm của các phạm trù chỉ xuất cơ bản trong tiếng Việt, thống kê phương tiện biểu thị và phân tích ứng dụng của nó trong thực tế giao tiếp
Chương 5: Những phạm trù chỉ xuất trong tiếng Nhật
Luận văn phân tích đặc điểm của các phạm trù chỉ xuất cơ bản trong tiếng Nhật, thống kê phương tiện biểu thị và phân tích trong thực tế giao tiếp
Chương 6: Đối chiếu từ ngữ chỉ xuất trong tiếng Việt và tiếng Nhật
Thông qua việc so sánh, đối chiếu những điểm tương đồng và dị biệt của từ ngữ chỉ xuất trong tiếng Việt và tiếng Nhật, Luận văn chỉ ra một số vấn đề cách tiếp cận khái niệm và ứng dụng của từ ngữ chỉ xuất trong tiếng Việt và tiếng Nhật trong thực
tế giao tiếp, đồng thời đưa ra một số đề xuất trong dạy và học từ ngữ chỉ xuất cho người học hai ngôn ngữ này Cuối cùng là phần kết luận
Trang 1614
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1.1 Tình hình nghiên cứu về từ ngữ chỉ xuất ở Việt Nam
Ở Việt Nam, từ ngữ chỉ xuất trong tiếng Việt được đề cập trong công trình
“Tiếng Việt - sơ thảo ngữ pháp chức năng - quyển I” (Cao Xuân Hạo, 1991) Cao Xuân Hạo (1991, tr.115) định nghĩa yếu tố chỉ xuất và sở chỉ của câu như sau: “Trong một câu tách ra khỏi ngôn bản và tình huống các danh ngữ (cũng như câu) đều có nghĩa, nhưng nói chung chưa có sở chỉ, chỉ có một số danh ngữ và yếu tố chỉ xuất chỉ những sự vật có tính “duy nhất” vô điều kiện không lệ thuộc vào thời gian và tình huống phát ngôn như: các hành tinh, cuộc sống, nhân loại, thời gian, chất plutonium
và những chủng loại sự vật xét như những toàn thể mới có sở chỉ thực hữu, còn lại là một số danh ngữ không có sở chỉ và một số danh ngữ khác (và những yếu tố chỉ xuất) chỉ có sở chỉ tiềm năng” Điều này cũng có nghĩa là Cao Xuân Hạo khẳng định “sở
chỉ” của phát ngôn muốn được xác định phải căn cứ vào ngữ cảnh Ngoài ra, trong công trình này ông cũng đề cập đến các yếu tố hồi chỉ, khứ chỉ
Trong công trình “Giản yếu về ngữ dụng học” (Đỗ Hữu Châu, 1995), tác giả định nghĩa đơn giản về chỉ xuất và khẳng định rằng: “Chỉ xuất được thực hiện bằng con đường định vị Định vị ở đây có nghĩa là chỉ rõ vị trí không gian và thời gian của
sự vật, sự kiện, hiện tượng được nói tới” Theo đó, Đỗ Hữu Châu đã phân chia thành
ba cách định vị như sau:
- Định vị xưng hô: định vị vai nói và vai nghe mà vai nói được lấy làm mốc: tôi, cậu, bố, mẹ, ông, chú
- Định vị không gian chủ quan: này, kia (cái áo này, con mèo kia )
- Định vị thời gian chủ quan: năm ngoái, ngày kia, tháng sau, tuần này Cũng theo Đỗ Hữu Châu (Đại cương ngôn ngữ học - Tập 2, 2001), trong ngôn
ngữ, những đại từ xưng hô ngôi thứ nhất, thứ hai có tính chất chỉ hiệu vì mỗi khi chúng được dùng, người nói, người nghe cũng có mặt trong giao tiếp Chẳng những thế, các từ như này, kia, ấy, nọ v.v cũng có tính chỉ hiệu Các từ ngữ chỉ xuất trong
Trang 1715
ngôn ngữ đều có tính chất chỉ hiệu Khác với các biểu thức miêu tả, các biểu thức chỉ xuất (bao gồm cả các đại từ xưng hô) thực hiện chức năng chiếu vật không thông qua chức năng miêu tả mà thông qua chức năng định vị, có nghĩa là chiếu vật thông qua việc xác định vị trí của vật được nói tới, phân biệt nó với các vật khác theo quan hệ không gian, thời gian và các quan hệ khác chứ không phải theo đặc điểm như biểu thức miêu tả Từ căn cứ trên, Đỗ Hữu Châu phân chia các phạm trù chỉ xuất như sau:
- Phạm trù chỉ xuất ngôi (phạm trù nhân xưng): tôi, tớ, cậu, mày, chú em
- Phạm trù chỉ xuất thời gian: hôm qua, ngày mốt, lúc nãy
- Phạm trù chỉ xuất không gian: này, kia, nọ
- Phạm trù chỉ xuất diễn ngôn: việc ấy, cái ấy, bà ấy
- Phạm trù chỉ xuất xã hội: phạm trù này được tác giả nhận định “thường được thực hiện kèm với phạm trù nhân xưng” như tôi, anh, hắn, chị, cô
Khái niệm chỉ xuất còn được đề cập trong công trình “Dụng học Việt ngữ”
(Nguyễn Thiện Giáp, 2000) Trong công trình này, Nguyễn Thiện Giáp đã nêu định
nghĩa về từ ngữ chỉ xuất rằng: “Bất cứ hình thức ngôn ngữ được dùng để chỉ đều được gọi là biểu thức chỉ trỏ (deictic expression) hay các yếu tố trực chỉ (deixis)” Ở đây,
Nguyễn Thiện Giáp phân chia các yếu tố trực chỉ thuộc ba nhóm sau:
- Nhóm các đại từ nhân xưng: chúng tôi, mình, ta
- Nhóm các từ ngữ trực chỉ vị trí: đây, đấy, kia, kìa, nọ
- Nhóm những từ ngữ trực chỉ thời gian: hiện nay, mai, lần sau, năm ngoái
Có thể thấy rằng quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp về vấn đề chỉ xuất gần như thống nhất với quan điểm của Đỗ Hữu Châu, chỉ khác nhau là Nguyễn Thiện Giáp chia làm 3 nhóm yếu tố chỉ xuất, còn Đỗ Hữu Châu phân thành 4 nhóm
Gần đây nhất, vấn đề từ ngữ chỉ xuất trong tiếng Việt cũng được đề cập và chỉ
ra qua các công trình Từ ngữ chỉ xuất trong tiếng Việt, Luận văn Thạc sỹ Ngôn ngữ học (Nguyễn Nguyệt Nga, 2003); Khảo sát chỉ suất chỉ ngôi trong tiếng Anh và tiếng Việt (Lưu Quý Khương và Trần Tử Di, 2010),
Nguyễn Nguyệt Nga (2003) đã trình bày chi tiết các phạm trù cơ bản của từ ngữ chỉ xuất trong tiếng Việt theo lý thuyết của Đỗ Hữu Châu Đồng thời nêu việc sử
Trang 1816
dụng của các từ ngữ chỉ xuất trong thực tế giao tiếp Trần Tử Di (2009) đã đối chiếu chỉ xuất ba phạm trù chỉ xuất ngôi, thời gian và không gian trong tiếng Anh và tiếng Việt từ đó đề xuất một số cải tiến trong dạy học và dịch thuật tiếng Anh Lưu Quý Khương và Trần Tử Di (2010) khảo sát từ chỉ xuất ngôi trong tiếng Việt và tiếng Anh trong đó làm rõ các điểm tương đồng giữa hai ngôn ngữ gồm: (1) Đều dựa vào vai tham gia sự kiện lời nói để chỉ xuất ba ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba; (2) có sự phân biệt giữa đại từ chỉ xuất bao gộp, và ngoại trừ (3) đối với ngôi thứ ba đều có sự phân biệt về giống và số Trên bình diện nghiên cứu đối chiếu, hiện vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào tiến hành so sánh từ ngữ chỉ xuất giữa tiếng Nhật và tiếng Việt Qua công trình nghiên cứu này, chúng tôi cũng muốn tìm ra những điểm giống và khác nhau trong cách sử dụng từ ngữ chỉ xuất trong thực tế giao tiếp ở tiếng Việt và Nhật
2.1.2 Tình hình nghiên cứu về từ chỉ xuất trong tiếng Nhật
Trong tiếng Nhật, đến nay đã có một số các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề từ ngữ chỉ xuất như Yoshimoto (1992), Sawada Jun (2012), Watanabe Shinji (2016), Sawada Jun, 2020, Okazaki (2004), Định nghĩa về từ ngữ chỉ xuất trong tiếng Nhật cơ bản được tiếp cận theo ba hướng khác nhau:
(1) Từ chỉ xuất được hiểu là biểu thị mà trong đó sở chỉ/ vật quy chiếu được
định vị phụ thuộc vào hoàn cảnh phát ngôn
Đây được cho là định nghĩa thường được nhắc đến nhất Cụ thể, Yoshimoto
(1992, tr.109) đã mô tả như sau: quy chiếu trực tiếp (tức là biểu thị những đối tượng
có mặt tại hiện trường cuộc hội thoại) là trường hợp vật quy chiếu được định dạng dựa trên thế giới khách quan hoặc thông qua ký ức sự việc Cách tiếp cận này có đặc
trưng ở điểm phân loại từ chỉ xuất từ các chỉ dẫn khác dựa trên hành vi của người nghe, hoàn cảnh phát ngôn, yếu tố định vị
VD 1 これはわたしのです。/Kore wa watashi no desu./ (Đây là đồ của tôi.)
Kore (Đây) ở đây là gì? Nếu không có mặt trực tiếp ở hiện trường cuộc hội thoại
thì không thể biết nó chỉ cho cái gì Nếu người nói đang chỉ vào quyển sách ở trên
bàn và nói với người nghe như vậy thì đây chính là quyển sách ở trên bàn Nếu người nói chỉ vào cái cặp họ đang cầm thì đây chính là cái cặp ấy
Trang 1917
(2) Từ chỉ xuất theo quan điểm của Okazaki (2004)
+ Ý đồ: Người nói kết hợp các đối tượng trong bối cảnh vào bối cảnh ngôn ngữ + Đối tượng: Trong không gian diễn ngôn, tất cả những điều mà người nói có thể nhận thức được về mặt thể chất thông qua thị giác, thính giác hoặc cảm nhận thông qua cảm xúc, cảm giác
+ Cách thức: Lấy vị trí phát ngôn của người nói làm trục toạ độ, hướng bản thân lời nói đến đối tượng nêu trên Ngoài ra, các hành động “chỉ trỏ” là công cụ bổ trợ cho việc mô tả
+ Tình huống: Là nơi mà không gian phát ngôn và thời gian phát ngôn của người nói và người nghe trùng khớp với nhau
VD 2 昨 日 も 楽 し か っ た し 、 ね ー 、今 日も 行 こ う ね !/Kinou mo tanoshikattashi, nee kyou mo ikou ne!/(Hôm qua vui ghê, nè, hôm nay đi nữa nhé!)
Ý đồ của người nói ở ví dụ 2 là muốn rủ người nghe cùng nhau đi thêm một lần nữa Cách thức ở đây là người nói lấy vị trí phát ngôn của mình làm trục toạ độ, và
hướng lời nói của mình đến người nghe để thể hiện ý đồ của mình Đối tượng ở đây
là hôm qua, hôm nay Tuy nhiên, hôm qua, hôm nay cụ thể là khi nào, chỉ có người
phát ngôn và người nghe gắn với điều kiện tiền đề là thời điểm phát ngôn cụ thể: ngày mấy tháng mấy năm mấy Đây chính là tình huống phát ngôn, nơi mà thông tin về
không gian và thời gian của người nói và người nghe phải trùng khớp nhau
Định nghĩa của Okazaki chủ yếu lấy đối tượng là các từ chỉ thị (ko-này, so-đó, a-kia) nên bối cảnh phát ngôn và vật quy chiếu bị giới hạn nhưng đây là quan điểm mang tính tổng quan khi mô tả được 4 khía cạnh trên của từ ngữ chỉ xuất Ngoài ra,
ở phương diện cách thức, lấy vị trí phát ngôn của người nói làm trục toạ độ cũng có nét tương đồng với định nghĩa của Yoshimoto nêu trên
(3) Từ chỉ xuất là nhóm từ chỉ dẫn trực tiếp không thông qua ký ức
Theo Kinsui (1999), từ chỉ xuất không xem ký ức là phương tiện để chỉ dẫn Trong khi đó, những loại chỉ dẫn khác như hồi chỉ (anaphora), chỉ dẫn tên riêng, chỉ dẫn kí ức v.vv sử dụng kí ức như một phương tiện trung gian để chỉ dẫn, trực chỉ đến
Trang 2018
các đối tượng ngôn ngoại tồn tại trước thời điểm phát ngôn, có thể kết hợp chúng vào ngữ cảnh phát ngôn Xét hai ví dụ sau:
VD 3 夫:あれはどこにある?/Are wa doko ni aru?/ (Cái kia ở đâu vậy?)
妻:テーブルの上よ。/Teburu no ue yo./ (Ở trên bàn đó.)
VD 4 A: 来週の日曜日、映画を見にいかない?/ A: Raishuu no nichiyoubi, eiga wo mini ikanai?/ (A: Chủ nhật tuần sau, cùng đi xem phim không?)
mata are tabeni ikouyo./ (B: Được đấy Vậy cùng đi ăn cái kia nữa nghe.)
Ở ví dụ 3, cái kia là cái gì thì ngay tại thời điểm phát ngôn, thông qua chỉ trỏ của người chồng, mới biết kia là cái gì Nếu người chồng chỉ vào cái kéo thì cái kia
ở đây sẽ là cái kéo, nếu người chồng chỉ vào cái điện thoại thì cái kia ở đây sẽ là cái điện thoại Cái kia ở ví dụ 3 chính là từ ngữ chỉ xuất Tại ví dụ 4, cái kia này được
người nói và người nghe biết trước diễn ngôn, tồn tại trong ký ức của người nói và người nghe, trực chỉ vật trong thế giới ngoài phát ngôn, không phụ thuộc vào hoàn
cảnh phát ngôn Trong trường hợp này, cái kia không phải là từ ngữ chỉ xuất
Về phân loại, theo Watanabe (2009) từ ngữ chỉ xuất trên thế giới nhìn chung thường được phân loại như sau:
Bảng 1
Phân loại từ ngữ chỉ xuất theo quan điểm của Watanabe (2009)
Công trình nghiên cứu Các phạm trù chỉ xuất
Các nhà nghiên cứu Nhật ngữ kế thừa quan điểm này để nghiên cứu chuyên sâu
về vấn đề từ ngữ chỉ xuất Về cơ bản, trong tiếng Nhật từ ngữ chỉ xuất được chia chủ yếu ra làm 6 loại: (1) Chỉ xuất ngôi; (2) Chỉ xuất không gian; (3) Chỉ xuất thời gian; (4) Chỉ xuất xã hội; (5) Chỉ xuất diễn ngôn; (6)Chỉ xuất động từ cho - nhận và đi - đến:
Trang 2119
Trên bình diện so sánh đối chiếu với cái ngôn ngữ khác, từ ngữ chỉ xuất được
các nhà nghiên cứu quan tâm, điển hình là: Na Shan (2011) với công trình So sánh đối chiếu các phương tiện biểu thị từ chỉ xuất trong tiếng Nhật và tiếng Trung - Dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận; Mitsuyo Kuwado Liden (2016) công bố công trình Đại
từ chỉ xuất trong tiếng Nhật, tiếng Phần Lan và tiếng Thuỵ Điển; Guo Yu Ying (2012) với công trình Đối chiếu từ chỉ thị trong tiếng Nhật và tiếng Trung,
Từ việc khảo luận và tổng hợp các công trình về từ ngữ chỉ xuất, chúng tôi thấy rằng việc so sánh và đối chiếu về từ ngữ chỉ xuất giữa tiếng Việt và tiếng Nhật vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa cao về mặt khoa học và thực tiễn Kết quả của luận văn này sẽ đóng góp vào phát triển lý thuyết ngôn ngữ học, đặc biệc là ngữ dụng học Ngoài ra,trên cơ sở đối chiếu giữa hai ngôn ngữ, ngữ liệu nghiên cứu trong đề tài này sẽ làm giàu nguồn tài liệu cho việc giảng dạy và học tập tiếng Nhật và tiếng Việt, cũng như thúc đẩy phát triển của việc nghiên cứu ngữ dụng học trên cơ sở đối chiếu giữa hai ngôn ngữ thuộc các loại hình khác nhau
2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
Ngữ dụng học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (pragmatikos) có nghĩa là “hợp cho hành động”. Tuy là một ngành mới xuất hiện trong hệ thống ngôn ngữ học nhưng những vấn đề của ngữ dụng học đã được quan tâm từ rất lâu Nhà tín hiệu học Ch.S Peirce (1913) khẳng định rằng khi nghiên cứu một tín hiệu, cần phải quan tâm đến cả
ba bình diện gồm kết học, nghĩa học và dụng học Ngữ dụng học hiện đại được xem
là một phản ứng của giới ngôn ngữ học trước những luận điểm cấu trúc luận cực đoan của Ferdinand de Saussure Saussure nêu ra những cặp lưỡng phân nổi tiếng trong ngôn ngữ, trong đó phải kể đến là ngôn ngữ/lời nói; nội tại/ngoại tại Ch.S Peirce đề cao ngôn ngữ, tập trung sự chú ý vào ngôn ngữ học nội tại và sao lãng những thứ thuộc về ngoại tại Vào đầu thập niên 1960, cùng với sự xuất hiện của lý thuyết hành động ngôn từ (Speech Act Theory) do J.L Austin và J.Searle khởi xướng, ngữ dụng học bắt đầu bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, giải đáp và khám phá rất nhiều những địa hạt khác của ngôn ngữ học Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi đã tổng hợp và khái quát một số khái niệm ngữ dụng học sau đây:
Trang 2220
2.2.1 Ngữ cảnh (context)
Khái niệm ngữ cảnh đặc biệt quan trọng trong ngữ dụng học Nguyễn Thiện
Giáp (2000) trong công trình “Dụng học Việt ngữ” khẳng định: “Muốn biết một câu nói ra phản ảnh sự tình cụ thể nào, có đúng hay không, phải biết sở chỉ của các thành
tố của nó Muốn xác định sở chỉ của các thành tố cũng như sở chỉ của câu phải đặt câu vào tình huống khi phát ra nó” Có nhiều quan điểm khác nhau về ngữ cảnh được
các nhà nghiên cứu tiếng Việt đưa ra:
Nguyễn Thiện Giáp (Dụng học Việt ngữ, 2000, tr.22), ngữ cảnh là cái tình huống,
cái bối cảnh phi ngôn ngữ mà từ ngữ xuất hiện, trong đó quan trọng nhất là các yếu tố: ai nói, nói với ai, nói bao giờ, nói ở đâu, vì sao nói Cũng theo Nguyễn Thiện Giáp, các nhà ngôn ngữ học phân biệt hai loại ngữ cảnh: ngữ cảnh tình huống (context of situation) và ngữ cảnh văn hoá (context of culture)
- Ngữ cảnh tình huống: ngữ cảnh của một hiện tượng ngôn ngữ, của một văn ,
của một trường hợp cụ thể của ngôn ngữ Ngữ cảnh tình huống là thế giới xã hội và tâm lý mà trong đó ở một thời điểm nhất định người ta sử dụng ngôn ngữ Nó có thể bao gồm sự hiểu biết về vị thế của người nói và người nghe, sự hiểu biết về vị, thời gian, không gian, sự hiểu biết về phép xã giao trong xã hội, hiểu biết về mã ngôn ngữ, nội dung giao tiếp, bối cảnh giao tiếp Xét ví dụ sau:
VD 5 Con chở bà ra bến xe nhé
Trong phát ngôn này, nghĩa ngôi của hai từ xưng hô con và bà có thể được hiểu
theo 4 cách khác nhau như sau:
+ Cách 1: con ngôi 1, \bà ngôi 2 (nếu ngữ cảnh cho biết con là người phát ngôn,
bà là người nghe, người tiếp nhận phát ngôn)
+ Cách 2: con ngôi 2, bà ngôi 1 (bà là người phát ngôn, con là người tiếp nhận
phát ngôn)
+ Cách 3: con ngôi 1, bà ngôi 3 (con là người phát ngôn, người tiếp nhận phát ngôn là mẹ hoặc người bậc trên cùng vai hoặc lớn hơn vai mẹ, bà là người không
tham gia trực tiếp vào hội thoại)
+ Cách 4: con ngôi 2, bà ngôi 3 (người phát ngôn là mẹ, hoặc người nào đó bậc
Trang 2321
trên cùng vai hoặc lớn hơn vai mẹ, con là người tiếp nhận phát ngôn, bà là người
không tham gia trực tiếp vào hội thoại)
Như vậy, nếu xem xét phát ngôn trên đây tách rời ngữ cảnh, bối cảnh giao tiếp,
cụ thể không biết ai là người phát ra phát ngôn này, ai là người nhận trực tiếp phát ngôn, ai là người thứ 3 xuất hiện trong phát ngôn nhưng không tham gia trực tiếp vào hội thoại, thì việc hiểu, việc xác định nghĩa ngôi trong trường hợp trên sẽ bị đảo lộn, dẫn đến việc hiểu nghĩa của toàn bộ phát ngôn cũng bị đảo ngược Trong trường hợp thứ nhất, nếu người phát ngôn này là người con (thể hiện ở từ tự xưng là con), người nhận là người bà (thể hiện ở từ hô là bà), thì có thể xem đây là lời đề nghị, ướm hỏi của người con đối với người bà của mình; Trong trường hợp thứ 2, nếu người nhận lại là con và người phát ngôn là bà thì phát ngôn này được hiểu đây là yêu cầu của người bà đối với cháu mình; Trong trường hợp 3, lại hiểu đây là lời đề nghị của người con đối với bà mình, nhưng không phải là lời đề nghị trực tiếp mà là gián tiếp thông qua người mẹ (hoặc một người bậc trên khác), và có thể đó là một sự “thăm dò” thái
độ của người mẹ về đề nghị, quyết định của mình trước khi cho người bà biết quyết định đó; Trường hợp 4, chúng ta có thể hiểu đây là đề nghị của người mẹ (hoặc một người bậc trên khác) đối với con về người bà Trong 4 trường hợp trên, do chỗ người phát ngôn, người nhận và người thứ 3 khác nhau nên tính chủ động về nội dung phát ngôn thuộc về 4 người khác nhau (ở đây chỉ xét dựa trên ngôn ngữ chứ không dựa vào các yếu tố khác) Với 4 cách hiểu như trên, có thể nói rằng đó hoàn toàn không phải là 4 phát ngôn đồng nghĩa, mặc dù có cùng vỏ ký hiệu nếu xét từ góc độ ký hiệu ngôn ngữ Cụ thể hơn, chúng là 4 phát ngôn giống nhau về các phương diện: ngữ âm,
từ vựng, cấu trúc và ngữ pháp Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, chúng là bốn phát ngôn khác nhau về nghĩa nếu xét trên ngữ cảnh, bối cảnh giao tiếp
- Ngữ cảnh văn hoá:
Ngữ cảnh văn hoá bao gồm hàng loạt nhân tố văn hoá như phong tục, tập quán, chuẩn tắc hành vi, quan niệm giá trị, sự kiện lịch sử, những tri thức về tự nhiên và xã hội, về chính trị và kinh tế
VD 6 Nhìn xa cứ tưởng Thuý Kiều
Trang 2422
Lại gần lại hoá người yêu Chí Phèo
Đây là câu nói của anh chàng nói đùa với bạn mình khi nhìn thấy một cô gái không quen biết đi từ xa đến gần chỗ của mình Nếu người nghe phát ngôn này không biết đến Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chí Phèo của Nam Cao thì chắc chắn không thể hiểu phát ngôn trên này muốn nói điều gì
Theo Đỗ Hữu Châu (2007, tr.15): “Ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn ngôn Ngữ cảnh là một tổng thể những hợp phần bao gồm: nhân vật giao tiếp (gồm có vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân) và hiện thực ngoài diễn ngôn (gồm có hiện thực – đề tài của diễn ngôn; hoàn cảnh giao tiếp; thoại trường và ngữ huống giao tiếp)” Có thể thấy, là yếu tố ngôn ngoại nằm ngoài phát ngôn nhưng các yếu tố: ai nói, nói với ai, nói bao giờ, nói ở đâu, vì sao nói có ảnh hưởng quan trọng đến nội dung, ý nghĩa và việc sử dụng câu nói
VD 7 Mấy quả cam đỏ lăn ra bàn Huệ cầm một quả toan bóc Liên giằng lấy:
- Con khỉ! Ăn trước à? Còn để cúng đã chứ
Tình huống trên có hai nhân vật là Huệ và Liên, trong đó người nói là Liên và người nghe là Huệ Liên và Huệ là hai người bạn sống cùng nhau có mối quan hệ thân thiết nên ngôn từ được sử dụng mang tính suồn sã, không câu nệ Con khỉ ở đây là
cách gọi thân mật của Liên dành cho Huệ, chứ không phải là con khỉ như định nghĩa thông thường, chỉ một trong những loài động vật bốn chân thuộc lớp thú và bộ linh trưởng Cùng phát ngôn như trên, Huệ nói với Liên thì phù hợp nhưng Huệ nói với bác hàng xóm thì lại không phù hợp Sự thay đổi người nói, người nghe hay đúng hơn
là sự thay đổi ngữ cảnh giao tiếp ảnh hưởng lớn đến nội dung, ý nghĩa của phát ngôn Tùy vào các yếu tố cấu thành ngữ cảnh như người nói, người nghe, thời gian, địa điểm v.v mà phát ngôn được hiểu như thế nào, ảnh hưởng ra sao đến người nghe Tóm lại, chúng tôi hiểu ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong một cuộc giao
tiếp nhưng nằm ngoài diễn ngôn, trong đó quan trọng nhất là cấc yếu tố: ai nói, nói với ai, nói bao giờ, nói ở đâu, vì sao nói
2.2.2 Vật qui chiếu/ sở chỉ (referent)
Trang 2523
Khái niệm “Referent” trong ngôn ngữ học chưa được thống nhất về cách gọi trong tiếng Việt, trong đó có ba cách dịch chính là: “vật quy chiếu” hay “vật sở chỉ” đôi khi gọi tắt là “sở chỉ” Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng chọn khái niệm “Sở chỉ” tương đương với khái niệm “Referent”
Theo Nguyễn Thiện Giáp (2009, tr.123), “Referent” được gọi là “Sở chỉ” được
định nghĩa: “Sở chỉ một kí hiệu là một sự vật được ghi nhận nhờ cách dùng kí hiệu này trong một tình huống phát ngôn cụ thể Có thể nói, sở chỉ là đối tượng mà từ biểu thị, gọi tên Sở dĩ gọi cái đối tượng được gợi ra trong mỗi phát ngôn cụ thể là cái sở chỉ vì quan hệ giữa từ với đối tượng là quan hệ quy chiếu Trong câu nói các từ ngữ mới có thể có sở chỉ, tức là được dùng để trực tiếp chỉ một đối tượng cụ thể.” Cùng quan điểm, Cao Xuân Hạo (1991, tr.54) khẳng định: “Trong câu nói các từ ngữ mới
có thể có sở chỉ, tức là được dùng để trực tiếp chỉ một đối tượng cụ thể hay một tập hợp những đối tượng có giới hạn cụ thể” Để làm rõ khái niệm sở chỉ, cần phân biệt
rõ nghĩa của từ với sở chỉ của nó Nghĩa của từ là một hiện tượng tâm lý, có tính chất trừu tượng, chủ quan, trong khi đó sở chỉ là sự vật khách quan và cụ thể của thế giới
bên ngoài ngôn ngữ Trong giao tiếp, sở chỉ là mục tiêu cuối cùng của việc sử dụng
từ ngữ bởi vì trong giao tiếp người ta sử dụng từ ngữ để thông báo những sự tình của thế giới bên ngoài chứ không phải là bàn về ngôn ngữ (Nguyễn Thiện Giáp, 2009,
tr.124) Xét các ví dụ sau đây:
VD 8 a Shakespeare takes up the whole bottom shelf
→ Shakespeare chiếm toàn bộ kệ dưới cùng
b We're going to see Shakespeare in London
→ Chúng tôi sẽ đi xem Shakespeare ở London
c I hated Shakespeare at school
→ Tôi ghét Shakespeare ở trường.
Ba ví dụ trên đều nhắc đến Shakespeare. Trong ví dụ 8a, sở chỉ được nhắc đến không phải là tác giả mang tên Shakespeare mà là những quyển sách, tác phẩm của tác giả mang tên Shakespeare Trong ví dụ 8b chỉ vở kịch của tác giả mang tên Shakespeare Trong ví dụ 8c chỉ tác phẩm của tác giả mang tên Shakespeare được
Trang 2624
dạy trong nhà trườnghoặc có thể là một người bạn nào đó có tên là tên Shakespeare
ở trường Như vậy, có thể thấy rằng cùng giống nhau về mặt ngữ âm, từ vựng nhưng trong bối cảnh khác nhau thì sở chỉ cũng khác nhau
Xét thêm một ví dụ khác Một đứa trẻ học tiếng mẹ đẻ, ban đầu chỉ hiểu sở chỉ
của từ rồi dần dần về sau mới hiểu nghĩa của từ Chẳng hạn như những từ bố, mẹ, ô
tô thoạt tiên chỉ những đối tượng duy nhất là ông bố “cụ thể”, bà mẹ “cụ thể”, đồ chơi
có hình xe ô tô “cụ thể” của bản thân đứa trẻ Đối với nó, đó đều là những tên riêng Tuy nhiên, theo thời gian, khi nhận thức của đứa trẻ về thế giới sâu sắc hơn, khi thấy
những người đàn ông khác cũng được gọi là bố, những người phụ nữ khác cũng được gọi là mẹ, xe ô tô chạy trên đường cũng là ô tô, đứa trẻ mới dần dần hiểu cái “nghĩa”
của những từ này, rằng các từ ngữ ấy có thể dùng cho những người, vật như thế nào
và được ai dùng như những tên gọi và những điều kiện nào, những đặc trưng nào
Như vậy, nghĩa khác sở chỉ, cần phải phân biệt một cách rõ ràng hai khái niệm này Nghĩa là kết quả của một quá trình trừu tượng hoá từ những trường hợp sử dụng
từ ngữ trong ngôn từ, trong câu nói cụ thể Sở chỉ là đối tượng mà từ biểu thị, gọi tên
và sở chỉ chỉ có thể lộ ra trong tình huống cụ thể
2.2.3 Quy chiếu (reference)
George Yule (2003) cho rằng bản thân các đơn vị từ vựng không quy chiếu đến một đối tượng cụ thể nào cả; khi và chỉ khi con người thực hiện các phát ngôn (tức là
có ngữ cảnh, người nói và người nghe) lúc đó mới có sự quy chiếu Sự quy chiếu là một hành động trong đó người nói (người viết) sử dụng các hình thái ngôn ngữ giúp người nghe (người đọc) có thể nhận diện được cái mà chủ đích đề cập đến Các hình thái ngôn ngữ ở đây chính là biểu thức quy chiếu (Referening expressions), bao gồm:
- Danh từ riêng: Abe Shinzo, Lan, Tokyo, Đà Nẵng
- Danh ngữ xác định: cái nhà này, bông hoa kia, bà cô đó, quả bóng màu xanh
Trang 2725
Đỗ Hữu Châu dịch thuật ngữ reference là “chiếu vật” Ông viết: “Thuật ngữ chiếu vật (reference) được dùng để chỉ phương tiện nhờ đó người nói phát ra một biểu thức ngôn ngữ, với biểu thức này người nói nghĩ rằng nó sẽ giúp cho người nghe suy ra được một cách đúng đắn thực thể nào, đặc tính nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta định nói đến Chiếu vật là vấn đề dụng học đầu tiên các nhà logic học quan tâm, do đó cũng là vấn đề thứ nhất của ngữ dụng học.” (Đỗ Hữu Châu, 2007, tr.61)
Xét phát ngôn sau:
VD 9 Con khỉ màu xanh lá cây
Phát ngôn này sai nếu quy chiếu “con khỉ” với sinh vật được gọi là “khỉ”, thuộc
bộ linh trưởng nhưng đúng nếu quy chiếu với đồ chơi nhồi bông của mấy em bé hoặc hình ảnh “con khỉ” được vẽ trong một quyển sách ảnh nào đó Cũng theo Đỗ Hữu Châu (2007), tự bản thân từ ngữ không chiếu vật, chỉ con người mới thực hiện hành
vi chiếu vật Khi thực hiện hành vi chiếu vật, người nói có ý định chiếu vật khi dùng
từ ngữ và có niềm tin chiếu , tức tin rằng người nghe có khả năng suy ý từ từ ngữ của mình mà xác định được nghĩa chiếu vật của từ ngữ Nếu đoán rằng người nghe không suy ý được thì người nói phải tìm phương thức chiếu vật khác
2.2.4 Khái niệm chỉ xuất (deixis)
Thuật ngữ chỉ xuất (deixis) có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp có nghĩa là chỉ trỏ, chỉ
ra Khi được dùng trong ngữ dụng học nó được giải thích là “poiting via language”,
có nghĩa là “chỉ trỏ bằng ngôn ngữ” Nguyễn Thiện Giáp (2000) chỉ ra bất cứ hình thức ngôn ngữ nào được dùng để chỉ trỏ đều được gọi là biểu thức chỉ trỏ hay còn gọi
là các yếu tố trực chỉ Chỉ xuất có nghĩa sở chỉ thay đổi tuỳ vào tình huống phát ngôn
VD 10 Hôm nay, tôi dự kiến sẽ họp ở đây
Trong câu trên, các từ chỉ hôm nay, tôi, đây sẽ có thể thay đổi tuỳ vào tình
huống phát ngôn Giả dụ trong tình huống anh A phát ngôn điều này ở phòng học của
trường đại học vào ngày 14 tháng 6 năm 2023 thì lúc này “hôm nay = ngày 14 tháng
6 năm 2023”, “tôi = anh A”, “đây = phòng học của trường” Ngược lại, giả sử anh B phát ngôn điều này ở phòng họp của công ty vào ngày 15 tháng 5 năm 2023 thì lúc
này “hôm nay = ngày 15/05/2023”, “tôi = anh B”, “đây = phòng họp của công ty”
Trang 28Từ ngữ chỉ xuất có vai trò quan trọng trong giao tiếp Giả sử một ngôn ngữ nào
đó không có các từ ngữ chỉ xuất, chúng ta sẽ gặp khó khăn ngay khi muốn trình bày một diễn ngôn nào đó để nó được thành lập một cách trọn vẹn
VD 11 A: Tuần sau cùng đi tới chỗ đó đi!
B: Ừ, được đấy!
Khi nghe phát ngôn của người A, chúng ta biết được rằng người A rõ ràng biết
được người B biết chỗ đó là chỗ nào Câu trả lời của người B như trên thì chúng ta
có thể khẳng định cả A và B đều hiểu rõ phát ngôn của nhau.Việc nắm rõ từ ngữ chỉ xuất sẽ trở thành chìa khoá để tìm hiểu ý đồ của người nói (cũng như sự hiểu nhau của người nói và người nghe) Phát ngôn trên sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu
đi từ ngữ chỉ xuất, cụ thể là tuần sau, chỗ đó, bởi nếu không có các yếu tố chỉ xuất
này, chúng ta không thể xác định được thời gian, địa điểm thực hiện hành động Nếu không có những từ ngữ chỉ xuất nêu trên thì không thể định vị người phát ngôn, không gian, thời gian thực hiện hành vi phát ngôn Phải thừa nhận rằng sẽ vô cùng khó khăn để người nói trình bày một vấn đề của bản thân tại một không gian, vào một thời gian chính xác nếu không có các từ ngữ chỉ xuất
Có thể nói mọi ngôn ngữ tự nhiên của con người đều có các từ ngữ chỉ xuất Hơn bất cứ một loại từ ngữ nào khác, từ ngữ chỉ xuất phụ thuộc ngữ cảnh một cách tối đa Vật quy chiếu của yếu tố chỉ xuất không thể xác định được ngoài ngữ cảnh của hành động ngôn từ Nó được xác định qua quan hệ của khách thể với hành động ngôn
từ, với các nhân vật tham gia hoặc những đặc điểm về không gian - thời gian của hành động ngôn từ Các từ ngữ chỉ xuất thực hiện chức năng chiếu vật không thông qua
cách thức miêu tả mà thông qua cách thức định vị Định vị có nghĩa là xác định vị trí của vật được nói tới trong lời nói bằng cách quy chiếu chúng với người, vật, sự kiện
Trang 2927
được nói tới trong giao tiếp (Đỗ Hữu Châu, 1993, tr.237)
Việc xác định từ ngữ chỉ xuất có liên quan sự đối lập giữa hai thuộc tính của từ ngữ: thuộc tính gọi tên và chỉ trỏ Theo đó, từ ngữ chỉ xuất chỉ có chức năng chỉ trỏ,
không có chức năng gọi tên sự vật hiện tượng như những từ: xe đạp, sách, ông bố,
v.v So sánh hai từ sau:
Sách: - là một loạt các tờ giấy có chữ hoặc hình ảnh được viết tay hoặc in ,
được buộc hoặc dán với nhau về cùng một phía
- dùng để đọc, nghiên cứu, tham khảo
- không nêu lên một khái niệm, hay một đặc trưng, tính chất nào Nhóm các từ gọi tên biểu thị của các đối tượng trên cơ sở một tập hợp các thuộc tính vốn có của đối tượng (khái niệm), giúp người nghe liên tưởng ra đối tượng mà
nó gọi tên, trong khi đó các từ ngữ chỉ xuất thì không có sự biểu hiện này (không có nghĩa từ vựng) Từ ngữ chỉ xuất biểu thị những đối tượng thay đổi tùy thuộc vào ngữ
cảnh, không có sự vật nào có cái đặc tính, ví dụ: tôi, mày, ấy, kia v.v Từ những năm
1950, nhiều nhà ngôn ngữ học Nga như Pochepnhia, Smirnixkij, v.v đã phát biểu rõ
sự phân biệt giữa hai nhóm từ này Như vậy, bên cạnh các tên riêng, bất cứ hệ thống ngôn ngữ nào cũng có loại tín hiệu chuyên dùng để thực hiện chức năng chiếu vật, đó
là các từ ngữ chỉ xuất Từ những đặc tính vừa nêu, chúng tôi đã khái quát cơ bản về
từ ngữ chỉ xuất trong nghiên cứu này như sau:
(1) Từ chỉ xuất là những từ có chức năng chỉ trỏ, bản thân những từ ngữ này không có nghĩa từ vựng (không biểu thị khái niệm)
(2) Khi dùng trong câu nói bao giờ chúng cũng có sở chỉ và sở chỉ của chúng
luôn thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố của ngữ cảnh (người nói, người nghe, địa điểm nói và thời gian nói)
2.2.5 Người nói – người nghe
Trong hoạt động giao tiếp luôn tồn tại hai yếu tố người phát tín hiệu và người nhận tín hiệu, hay có thể gọi là người nói và người nghe Họ có vốn kinh nghiệm (nhận thức, hành động, ứng xử ) riêng Cả hai nhân tố này đều được các nhà dụng
Trang 3028
học đặc biệt quan tâm khi nghiên cứu về hoạt động giao tiếp nhằm trả lời các câu hỏi:
Ai nói? (người phát - người nói); Nói với ai? Nói cho ai? (người nhận - người nghe) Trong đó, người phát lựa chọn những phương tiện ngôn ngữ để truyền thông điệp đến người nhận, đồng thời cũng lựa chọn cho mình nội dung nói: Nói cái gì? Và nói như thế nào? Ngôn ngữ cung cấp những phương tiện như yếu tố ngữ âm, lớp từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, yếu tố phong cách, để người phát làm việc đó Các phương tiện ngôn
ngữ chứa đựng những tầng ý nghĩa và những giá trị biểu cảm, người nói tùy vào kinh nghiệm ngôn ngữ, kinh nghiệm sống, sự hiểu biết của bản thân mà lựa chọn phương
tiện thích hợp để truyền thông điệp Người nhận nhận tín hiệu ngôn ngữ và vận dụng
những hiểu biết của mình để giải mã, từ đó hiểu thông điệp mà người nói gửi tới
Đồng thời, nội dung của phát ngôn do người nói tạo ra Khi phát ngôn hoàn thành thì
người phát ngôn nghĩ rằng bản thân đã diễn đạt được “cái muốn diễn đạt” Tuy nhiên,
thực tế không hoàn toàn đúng như vậy Có nhiều trường hợp nội dung của phát ngôn
không hoàn toàn trùng khớp với “cái đã diễn đạt”, giữa chúng đôi khi có độ chênh nhau Độ chênh này có hay không, lớn hay nhỏ là phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong
đó quan trọng nhất là trình độ hiểu biết về ngôn ngữ, về văn hóa của người phát và người nhận cũng như giai tầng xã hội, không gian, thời gian lịch sử, hoàn cảnh gia
đình, tâm tư nguyện vọng của người tham gia giao tiếp Chính những điều này mà R Jakobson đã đưa ra mô hình giao tiếp gồm 6 yếu tố như sau:
Hình 1
Sơ đồ mô hình giao tiếp R Jakobson (1960)
Mỗi yếu tố trong mô hình này đều có một chức năng ngôn ngữ khác nhau nhưng khó lòng tìm thấy những thông điệp chỉ có một chức năng, trong đó chức năng biểu thị và nhận thức là nhiệm vụ chủ yếu của nhiều loại thông điệp
Trang 3129
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Phương pháp miêu tả
Đây là phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận văn này, trong đó thủ pháp phân tích ngôn cảnh và thủ pháp phân tích ngữ nghĩa – ngữ dụng được sử dụng xuyên suốt để xác định các từ ngữ chỉ xuất trong hệ thống ngôn từ, phân tích ý nghĩa và ngữ dụng của nó trong từng ngữ cảnh cụ thể
Thủ pháp phân tích ngôn cảnh: Căn cứ vào các cặp thoại có chứa từ ngữ chỉ
xuất, chúng tôi tiến hành phân tích mối quan hệ giữa từ ngữ chỉ xuất với ngữ cảnh, văn cảnh, gồm các yếu tố như người nói, người nghe, mục đích, ý đồ giao tiếp, lượt thoại đặt trước hoặc sau cặp thoại được phân tích, bối cảnh của phát ngôn v.v
Thủ pháp phân tích ngữ nghĩa: Dựa trên những ngữ liệu đã được thống kê và
căn cứ vào cơ sở lý thuyết ngữ dụng học, chúng tôi tiến hành miêu tả cách sử dụng của từ ngữ chỉ xuất, đặc điểm của nó trong các phát ngôn để phân tích, lý giải các từ ngữ chỉ xuất đã được sử dụng, nêu rõ cách dùng và công dụng của các từ ngữ chỉ xuất
Từ đó, tiến hành hệ thống hoá các từ ngữ chỉ xuất theo từng phạm trù cụ thể
3.1.2 Phương pháp so sánh đối chiếu
Từ ngữ chỉ xuất là loại từ phổ quát trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới Tuy nhiên do đặc điểm ngôn ngữ và văn hoá riêng biệt của từng quốc gia, khu vực mà từ ngữ chỉ xuất có những điểm tương đồng và khác biệt với nhau tuỳ theo đặc thù của từng ngôn ngữ Ngoài ra, tuy ngôn ngữ và văn hoá không phải là một, nhưng cả hai không thể tách rời nhau mà còn hỗ trợ cho nhau, xuất hiện cùng nhau trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử của một dân tộc Song song với việc dạy và học ngoại ngữ, không thể không tiến hành nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ gắn liền với đối chiếu văn hoá Thông qua luận văn này, chúng tôi dựa trên phương pháp so sánh đối chiếu để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt trong hệ thống các từ ngữ chỉ xuất trong tiếng Việt và tiếng Nhật Trong đó xác định:
(1) Tiêu chí đối chiếu: phạm trù nghĩa
Trang 3230
(2) Phương pháp đối chiếu: so sánh phạm trù
(3) Bình diện đối chiếu: ngữ dụng và ngữ nghĩa
Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng một số thủ pháp hỗ trợ như thủ pháp thống
kê Trong đó, thủ pháp thống kê để tập hợp những ngữ liệu có chứa từ ngữ chỉ xuất trong các tác phẩm văn học đương đại của Việt Nam và Nhật Bản Dựa trên ngữ liệu
đã xác lập được, tổ chức phân loại và khảo sát đặc trưng ngôn ngữ của từ ngữ chỉ xuất trong cả hai ngôn ngữ
3.2 TÁC GIẢ, TÁC PHẨM ĐÃ LỰA CHỌN ĐỂ KHẢO SÁT
Để tiến hành so sánh, đối chiếu từ ngữ chỉ xuất trong tiếng Nhật và tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng học, chúng tôi đã thực hiện khảo sát các cặp thoại có chứa từ ngữ chỉ xuất từ một số tác phẩm văn học đương đại của Việt Nam và Nhật Bản Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu các tác giả và tác phẩm được lựa chọn để làm ngữ liệu nghiên cứu trong Luận văn này
3.2.1 Tác giả, tác phẩm văn học tiếng Việt
Ma Văn Kháng (1936) là nhà văn thuộc thế hệ những người cầm bút trưởng thành trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Từ truyện ngắn đầu tay có
tên là Phố cụt (1961) đến nay, ông đã cho ra đời một khối lượng tác phẩm đáng chú ý: Đồng bạc trắng hoa xòe (1979), Mưa mùa hạ (1982), Vùng biên đi (1983), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Côi cút giữa cảnh đời (1989), Đám cưới không có giấy giá thú (1989), Đời hát lục (1992), Ngược dòng nước lũ (1999) và các tập truyện ngắn: Ngày đẹp trời (1986), Heo may gió lộng (1992), Trăng soi sân nhỏ (1994), Ngoại thành (1996), Vòng quay cổ điển (1997), Trong đó, tác phẩm Mưa mùa hạ đã được dịch sang tiếng Nhật và xuất bản năm 1992, Người đánh trống trường
được dịch và in trong tập Những truyện ngắn chọn lọc Việt Nam hiện đại 1 (1995)
Lê Lựu (1942-2022) nhập ngũ sớm, từng làm phóng viên chiến trường Tập truyện ngắn Người cầm súng (1970) đã đưa Lê Lựu gia nhập làng văn Ngay trong tập truyện này đã xuất hiện những thế mạnh của một cây bút đậm chất “quê kiểng”
Thời xa vắng (1986) cũng được chuyển ngữ sang tiếng Nhật, xuất bản năm 1990
Chu Lai (1946)sinh trưởng trong một gia đình làm văn học nghệ thuật, sớm có
Trang 33dĩ vãng (1992) là tác phẩm có giá trị, gây được tiếng vang hơn cả
Bảo Ninh (1952) nổi tiếng với nhiều tác phẩm có tiếng vang, trong đó thành
công nhất là Nỗi buồn chiến tranh (1991), bản in lần đầu 1987 lấy tên là Thân phận của tình yêu Tác phẩm được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và độc giả đón
chào nồng nhiệt Cuốn sách được dịch sang tiếng Anh bởi Frank Palmos và Phan
Thanh Hảo, xuất bản năm 1994 với nhan đề The Sorrow of War, sau đó tiếp tục được
chuyển ngữ và giới thiệu ở 18 quốc gia trên thế giới trong đó có Nhật Bản, được các nhà phê bình đánh giá là một trong những tiểu thuyết cảm động nhất về chiến tranh Nguyễn Nhật Ánh(1955) là một trong những nhà văn thành công nhất viết sách cho tuổi thơ, tuồi mới lớn với hơn 100 tác phẩm các thể loại Năm 1984, tác phẩm
truyện dài đầu tiên Trước vòng chung kết đã định vị tên tuổi của ông trong lòng độc
giả và kể từ đó, ông tập trung viết cho lứa tuổi thanh thiếu niên Tên tuổi của nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh gắn liền với các tác phẩm như Chuyện cổ tích dành cho người lớn (1987), Còn chút gì để nhớ (1988), Cô gái đến từ hôm qua (1989), Chú bé rắc rối (1989), Mắt biếc (1990), Hạ đỏ (1991), Trại hoa vàng (1994), Đi qua hoa cúc (1995), Cho tôi một vé đi tuổi thơ (2008), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010), … Truyện
của ông được tái bản liên tục và chưa bao giờ giảm sức hút với độc giả Ông cũng đã đoạt nhiều giải thưởng như: Giải thưởng Văn học Trẻ hạng A năm 1990, là Nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) của Thành đoàn TP HCM và Báo Tuổi trẻ, Giải thưởng Văn học ASEAN Nguyễn Nhật Ánh là tác giả đã có nhiều tác phẩm
được dịch sang tiếng Nhật ăn khách như Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Mắt biếc, Cho tôi một vé đi tuổi thơ, Đi qua hoa cúc.
Nguyễn Ngọc Tư (1976) là nữ nhà văn trẻ âm thầm đến với văn chương và bừng
Trang 34ngắn Cánh đồng bất tận (2005) gây được tiếng vang lớn, nhận được nhiều giải thưởng
như Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2006, Giải thưởng văn học ASEAN năm
2008, Giải thưởng LiBeraturpreis do Hiệp hội Quảng bá văn học châu Á, châu Phi,
Mỹ Latin tại Đức (Litprom) năm 2018; được chuyển thể thành kịch, phim điện ảnh Các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư được tái bản nhiều lần, được dịch ra tiếng Hàn,
tiếng Anh, tiếng Thụy Điển, tiếng Đức Tại Nhật Bản, tác phẩm Chuyện vui điện ảnh được dịch và in trong tập Những truyện ngắn chọn lọc Việt Nam hiện đại 2 (2005)
Trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn các tác phẩm tiêu biểu của các tác giả
kể trên để khảo sát các lượt thoại có chứa từ ngữ chỉ xuất như bảng dưới đây:
Bảng 2
Thống kê ngữ liệu khảo sát bằng tiếng Việt của Luận văn
2 100 truyện ngắn Ma Văn Kháng 2 Ma Văn Kháng 2017
7 Cho tôi một vé đi tuổi thơ Nguyễn Nhật Ánh 2008
8 Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh Nguyễn Nhật Ánh 2010
3.2.2 Tác giả, tác phẩm văn học tiếng Nhật
Nhật Bản không chỉ là một cường quốc về kinh tế mà còn là đất nước có nền văn học phát triển từ rất sớm Ba Giải Nobel Văn học của Kenzaburo Oe, Kawabata Yasunari và Kazuo Ishiguro đã khẳng định vị trí của văn học Nhật Bản trên thế giới Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã lựa chọn một số tác giả văn học Nhật Bản hiện
Trang 3533
đại có tác phẩm được dịch sang tiếng Việt làm ngữ liệu nghiên cứu, gồm:
Murakami Haruki (1949) là một trong những tác giả nổi tiếng nhất của dòng văn học đương đại Nhật Bản, từng nhận một số giải thưởng danh giá về văn học như Giải thưởng Yomiuri; Giải thưởng Jerusalem năm 2007; hay Giải Franz Kafka năm 2006; Giải Princess of Asturias lĩnh vực văn học năm 2023, và là ứng cử viên sáng giá cho giải thưởng Nobel Văn học trong nhiều năm liền Ông bắt đầu sự nghiệp cầm bút từ năm 23 tuổi, tính đến nay hơn 30 năm có lẻ với rất nhiều tác phẩm có giá trị, được dịch ra khoảng 38 thứ tiếng khác nhau trên thế giới Tác phẩm đầu tay của ông
là Lắng nghe gió hát (1972) Một năm sau đó, thiên tiểu thuyết thứ hai Pillball (1973)
ra đời như là phần tiếp nối của tác phẩm Lắng nghe gió hát Sau đó là một số tác phẩm khác nhưng đến tận khi Săn cừu hoang (1982) ra đời mới chính thức khẳng
định được phong cách viết của ông: phong cách phương Tây đan xen phong cách Á Đông, hài hước thâm thuý, nhẹ nhàng, sâu sắc đi thẳng vào lòng người Tiếp nối
những thành công đó, các tác phẩm Xứ sở kỳ diệu lạnh lùng và nơi tận cùng của thế giới (1985), và đặc biệt là Rừng Nauy (1987) đã bán được hàng triệu bản ở Nhật Bản
ngay từ ngày đầu phát hành và sau đó làm nên một hiện tượng ở rất nhiều nơi trên thế giới Từ đây, tài năng của Murakami đã thực sự chinh phục được bạn đọc không chỉ
ở Nhật Bản mà còn cả thế giới Từ Rừng Nauy, một seria tác phẩm của Murakami được dịch sang nhiều thứ tiếng như: Săn cừu hoang (1982); Xứ sở kỳ diệu lạnh lùng
và nơi tận cùng của thế giới (1985); Nhảy, nhảy, nhảy (1988); Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời (1992); Biên niên ký chim vặn dây cót (1994); Người tình Sputnick (1999); Kafka bên bờ biển (2002); Murakami gây sự chú ý cho độc giả Việt Nam
qua những tác phẩm có sức thu hút đối với độc giả Nhật Bản và thế giới từ Tiểu thuyết
Rừng Na Uy xuất bản tại Việt Nam năm 2006, tiếp theo đó là hàng loạt các tác phẩm như Biên niên ký chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển, Phía nam biên giới, phía tây mặt trời, Người tình Sputnik, Cuộc săn cừu hoang, Nhảy, nhảy, nhảy, IQ84,
Yoshimoto Banana (1964) là cây bút nữ của văn học đương đại Nhật Bản, nổi tiếng thế giới Cùng với Murakami Haruki, Murakami Ryu, cô có tên trong danh sách
ba nhà văn Nhật Bản có sách được xuất bản ở nước ngoài nhiều nhất hiện nay Xuất
Trang 3634
hiện trên văn đàn lần đầu tiên với tiểu thuyết đầu tay Kitchen (1987), Yoshimoto đã
trở thành một hiện tượng văn học Nhật Bản với hơn 2,5 triệu bản sách được tiêu thụ,
ngay sau đó đã làm nên “Hội chứng Banana” trên toàn thế giới Tính đến nay Kitchen
được tái bản hơn 60 lần tại Nhật Bản và được dịch ra khoảng 20 ngôn ngữ khác nhau mang đến cho Banana nhiều giải thưởng như Giải thưởng văn học Kaizen năm 1987, Giải Umitsubame First Novel Prize, Best Newcomes Artists Recommemded Prize,
Giải văn chương Izumi Kyoka 1988 Sau Kitchen, Yoshimoto Banana đã trình làng hàng loạt các tác phẩm khác như: NP, Tsutsumi, Ammira, Lirasd, … Các tác phẩm
của bà đầy ắp tính nhân văn, khắc họa những bi ai của đời sống hiện đại, sự gò ép của
xã hội, sự bế tắc của lớp thanh niên Các tác phẩm của Yoshimoto Banana đến với
độc giả Việt Nam như Kitchen (Kicchin), Vĩnh biệt Tsugumi (Tsugumi), Say ngủ (Shirakawa yobune), Amrita (Amurita), Thằn lằn (Tokage)
Kuroyanagi Tettsuko (1933) là nữ diễn viên, ngôi sao truyền hình kiêm vận động viên Nhật Bản nổi tiếng; tác giả của cuốn sách cho trẻ em bán chạy nhất nước
Nhật Cuốn tự truyện Totto-chan bên cửa sổ (1981) ngay từ khi ra đời đã nhanh chóng
trở thành cuốn sách bán chạy nhất ở Nhật sau Thế chiến thứ hai Cuốn sách đã gây được tiếng vang lớn không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới, được dịch ra 35
thứ tiếng Khi bản tiếng Anh của Totto-chan bên cửa sổ được xuất bản tại Mỹ, tờ The
New York Times đã đăng liền hai bài giới thiệu trọn trang, một “vinh dự” hầu như
không tác phẩm nào có được Năm 1988, Totto-chan bên cửa sổ đến với độc giả Việt
Nam qua sự đồng ý của chính tác giả khi ấy đang là Đại sứ thiện chí của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) có chuyến thăm Việt Nam Không dừng lại ở một quyển truyện dành riêng cho thiếu nhi, cuốn sách như cung cấp một luận thuyết giáo dục mới còn nguyên giá trị cho đến tận hôm nay
Trong luận án này, chúng tôi lựa chọn 09 tác phẩm tiêu biểu của các tác giả kể trên để khảo sát từ ngữ chỉ xuất trong tiếng Việt như bảng thống kê dưới đây:
Bảng 3
Danh mục ngữ liệu khảo sát bằng tiếng Nhật của Luận văn
Trang 3735
6 Phía Nam biên giới, phía Tây mặt
7 Biên niên ký chim vặn dây cót Murakami Haruki 1994
9 Totto-chan bên cửa sổ Tetsuko Kuroyanagi 1981
3.3 NGỮ LIỆU KHẢO SÁT
Việc thống kê từ ngữ chỉ xuất trong tiếng Việt và tiếng Nhật chủ yếu dựa vào khảo sát từ ngữ chỉ xuất xuất hiện trong các tác phẩm văn xuôi đương đại của Việt Nam và Nhật Bản như hai bảng thống kê tại mục 3.2
Kết quả thống kê đã tìm ra 12.482 biểu thức ngôn ngữ chứa từ ngữ chỉ xuất trong đó có 6.329 biểu thức bằng tiếng Nhật và 6.153 bằng tiếng Việt Các số liệu và
ví dụ được sử dụng để thống kê, phân tích và miêu tả trong Luận văn này được lấy từ
hệ thống ngữ liệu là các biểu thức ngôn ngữ rút ra từ các tác phẩm trên Hệ thống biểu thức ngôn ngữ chứa từ ngữ chỉ xuất được trình bày trong phần phụ lục
Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng một số ví dụ dẫn lại từ các công trình nghiên cứu đi trước và một số câu ví dụ là câu thông dụng được dùng trong tiếng Việt và tiếng Nhật
CHƯƠNG 4 PHẠM TRÙ CHỈ XUẤT CƠ BẢN TRONG TIẾNG VIỆT
4.1 PHẠM TRÙ CHỈ XUẤT NGÔI
Theo Đỗ Hữu Châu (2001), “Phạm trù xưng hô hay phạm trù ngôi bao gồm những phương tiện chiếu vật nhờ đó người nói tự quy chiếu tức là tự đưa mình vào diễn ngôn (tự xưng) và đưa người giao tiếp với mình (đối xưng) vào diễn ngôn Như thế phạm trù ngôi thuộc quan hệ vai giao tiếp ngay trong cuộc giao tiếp đang diễn ra với điểm gốc là người nói” Như vậy, để cuộc hội thoại có thể tiến hành, đầu tiên chủ
Trang 3836
thể giao tiếp phải tìm cách đưa mình và đối tượng vào diễn ngôn bằng cách lựa chọn
từ xưng hô thích hợp Trong giao tiếp còn có quan hệ liên cá nhân, trong ngữ cảnh còn có sự chi phối của ngữ vực và phép lịch sự Những nhân tố này đòi hỏi phải được thể hiện trong trong xưng hô Vì thế, cuộc giao tiếp chỉ có thể được xem là trọn vẹn
khi có xưng và hô giữa những người giao tiếp với vai trò định hướng và duy trì giao
tiếp Đồng tình với quan điểm của Đỗ Hữu Châu, Phạm Ngọc Thưởng (1998)đã cắt nghĩa và xác định vai trò của từng yếu tố như sau:
- Xưng là hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa mình vào
trong lời nói, để người nghe biết rằng mình đang nói và mình chịu trách nhiệm về lời
nói của mình Xưng ứng với ngôi nhân xưng thứ nhất Một người xưng thuộc ngôi
thứ nhất số ít Từ hai người trở lên là ngôi thứ nhất số nhiều Các phương tiện nhân xưng ngôi thứ nhất là sự tự quy chiếu của người nói
- Hô là hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa người nghe vào trong lời nói (ngôi 2) Hô ứng với ngôi nhân xưng thứ hai Để gọi một người, ta
dùng phương tiện ở ngôi thứ hai số ít Để gọi nhiều người, ta dùng phương tiện ở ngôi thứ hai số nhiều Các phương tiện nhân xưng ở ngôi thứ hai là sự quy chiếu do người nói thực hiện đối với đối tác giao tiếp của mình
Đại từ chỉ xuất nhân xưng là phương thức chỉ xuất chủ quan, trong đó người nói lấy mình làm điểm mốc, so với người nói thì người nghe là ngôi thứ hai Không có ngôi thứ nhất thì không có ngôi thứ hai Trong xưng hô còn có ngôi thứ ba số ít và số nhiều Tuy nhiên, ngôi thứ ba không có cùng tính chất với ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai ở chỗ nó chỉ sự vật - nghĩa chiếu vật được nói tới trong diễn ngôn của ngôi thứ nhất với ngôi thứ hai, ngôi thứ ba không phải là vai nói, cũng không phải là vai nghe trong một hoạt động trao lời và đáp lời Nói chung, trừ trường hợp tác giả dùng biện pháp tu từ nhân hóa, còn thì vai nói, vai nghe, nghĩa là ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai bao giờ cũng là người Nhưng ngôi thứ ba có thể là người, sự vật, đồ vật, động vật Bởi vì bất cứ cái gì cũng có thể được đề cập đến trong diễn ngôn Tuy nhiên, sự vật - nghĩa chiếu vật của ngôi thứ ba bao giờ cũng là đã biết không những đối với người nói mà cả đối với người nghe Nếu người nghe chưa biết người nói nói về cái gì thì
Trang 3937
người nói phải giới thiệu nó trước khi nói về nó Như vậy, dựa vào vai giao tiếp, chỉ xuất về ngôi trong tiếng Việt được chia thành ba ngôi: ngôi thứ nhất - vai người nói, ngôi thứ hai - vai người nghe và ngôi thứ ba - đối tượng được đề cập đến trong sự kiện, lời nói Theo Diệp Quang Ban (2004), chỉ xuất về ngôi trong tiếng Việt bao gồm
nhân xưng từ đích thực (chỉ xuất ngôi chính danh), danh từ chỉ quan hệ thân tộc, danh từ chỉ chức vị và một số từ, tổ hợp từ khác Trên quan điểm này, Luận văn tiến
hành khảo sát và phân tích các chỉ xuất ngôi trong tiếng Việt theo thứ tự như sau:
4.1.1 Chỉ xuất ngôi chính danh (nhân xưng từ đích thực)
4.1.1.1 Chỉ xuất ngôi thứ nhất
Ngôi chỉ ra vai trò của người tham gia hội thoại, đại từ chỉ ngôi không chỉ dùng
để chỉ ngôi thôi mà còn thể hiện quan hệ (tốt hay xấu, chính thức hay không chính thức, thân mật hay xa lạ) của các vai giao tiếp Bạn bè, anh em thân thiết với nhau
thường dùng tao, tớ, tôi, mình, để trực chỉ vào vai người nói, tức chủ thể phát ngôn
Sở chỉ của những từ này thay đổi một cách có hệ thống, tùy theo người dùng chúng,
trong giao tiếp bất cứ người nói nào cũng có thể dùng: tôi, tớ, mình, tui ta, tao, để
trỏ mình và các từ có thể quy chiếu với bất cứ người nào sử dụng chúng
VD 12
a Tôi không ngờ đời anh gặp bước khốn khó vậy (MVK, 100 truyện ngắn MVK
2: Chợ hoa phiên áp Tết)
b Bỏ qua cho tớ nhé! (BN, Nỗi buồn chiến tranh)
c Eo ôi, mình sợ lắm! Mình không cần tới mười hai cái hoa tay đâu!(NNA, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh)
d Ngày mai, tao sẽ giành được cái dùi trống cho mày coi! (NNA, Mắt biếc)
e Đừng có chờ cơm tao! Mặc tao! (MVK, 100 truyện ngắn MVK 2: Vòng quay
cổ điển)
Trong giao tiếp, người nói thường hướng tới người nghe với hai thái độ: lịch
sự hoặc không lịch sự thể hiện ở bốn kiểu sắc thái xưng hô: 1 Trang trọng; 2
Trung hòa; 3 Thân mật, suồng sả; 4.Thô tục, khinh thường (Nguyễn Văn Chiến,
1993) Như vậy, các từ xưng hô thuộc phạm trù lịch sự bao giờ cũng mang những
Trang 4038
sắc thái xưng hô biểu cảm tương ứng Tôi ở ví dụ 12a mang sắc thái 2, Tớ ở ví dụ 12b và mình ở ví dụ 12c mang sắc thái 2 hoặc 3; Tao ở ví dụ 12d mang sắc thái 3
đôi khi là 4 như ví dụ 12e
Từ xưng ngôi thứ nhất còn có phương ngữ vùng miền Tui là phương ngữ Trung
Nam Bộ, ta là phương ngữ vùng Quảng Nam - Đà Nẵng
VD 13 a Tui nuốt còn không vô, nói chi! (NNT, Cánh đồng bất tận)
b Ta nói mi nghe (NNA, Mắt biếc)
Một từ xưng hô có thể bộc lộ nhiều sắc thái xưng hô biểu cảm khác nhau, thậm chí là đối lập nhau trong tình huống giao tiếp không giống nhau Xét ví dụ dưới đây:
VD 14 a.Thế này, cụ Mạ ạ! Tránh voi chả xấu mặt nào, lúc này nên lánh đi Tôi
bố trí cụ đi phép nhé (MVK, 100 truyện ngắn MVK 2: Người giúp việc)
b Tôi không thèm! Tôi không khiến! (MVK, 100 truyện ngắn MVK 2:
Tàu thông qua ga nhỏ)
c Cụ lại mở cổng cho nó vào hả? Cụ giết tôi! (MVK, 100 truyện ngắn
MVK 2: Mảnh đạn)
Ở ví dụ 14a, tự xưng tôi mang sắc thái 2 trung hòa nhưng tôi ở ví dụ 14b lại
mang sắc thái thân mật mà người mẹ xưng với con Tôi trong ví dụ 14c, Lộc tỏ thái
độ không đồng tình với mẹ, trong đó có mang sắc thái của sự suồng sả
Ngoài các từ chỉ xuất chỉ ngôi thứ nhất số ít vừa nêu ở trên, tiếng Việt còn có
các từ chỉ xuất ngôi thứ nhất số nhiều từ sự kết hợp các từ chúng, bọn, tụi với tao,
ta, tôi, tớ, mình
VD 15 a Người khác cứ làm trước, chúng tôi làm sau (LL, Thời xa vắng)
b Tụi mình đi ăn trước đây, cậu ở lại ký túc xá tí nữa đi ăn sau nha!
c Lát nữa tôi sẽ nói Bây giờ tụi mình đi! (NNA, Mắt biếc)
Chúng tôi ở các ví dụ 15a và tụi mình ở ví dụ 15b chỉ ngôi thứ nhất số nhiều,
tức chỉ người nói và những người khác có mặt ở đó nhưng không bao gồm người nghe
Tuy nhiên, ở ví dụ 15c, tụi mình là ngôi gộp, tức là chỉ người nói và cả người nghe Như vậy, sự kết hợp từ chúng với tôi, ta, mình sẽ cho ra các từ chúng tôi, chúng ta,
chúng mình chỉ số nhiều gồm người nói và những người có mặt trong lượt thoại Tuy