Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, ngôn ngữ cũng là một bộ phận cấu thành của nền văn hóa của một cộng đồng và yếu tố văn hóa hiện diện rộng trong mọi bình diện của giao tiếp ngôn ngữ. Các cộng đồng ngôn ngữ văn hóa sẽ có những cách giao tiếp ngôn ngữ khác nhau. Đất nước Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ và đa văn hóa. Về việc thống nhất lãnh thổ, Việt Nam còn thống nhất và bình đẳng ngôn ngữ, chọn tiếng Việt là quốc ngữ để sử dụng chung cho tất cả các vùng miền trên toàn lãnh thổ. Người Việt có một hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú mà trước hết là sự phong phú trong hệ thống xưng hô. Vì thế, đối với người nước ngoài nói chung và người Trung Quốc nói riêng, họ thường cảm thấy bối rối trước cách xưng hô của người Việt bởi cách xưng hô không chỉ là vấn đề thuộc về ngôn ngữ mà nó còn biểu lộ đặc trưng tâm lý, nếp tư duy và văn hóa dân tộc Việt. Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và phức tạp. Cuộc giao tiếp sẽ trở nên tốt đẹp nếu chúng ta tuân thủ các yêu cầu của chuẩn mực giao tiếp như lịch sự, lễ phép, đúng mực, đúng vai giao tiếp, đúng hoàn cảnh và tuân theo những ước định, chế định của xã hội và có tính khuôn mẫu trong văn hóa người Việt.Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có nền văn hóa khác nhau, nhưng Việt Nam lại bị ảnh hưởng bởi chế độ phong kiến Trung Hoa, cho nên văn hóa của hai nước nói chung hay cách sử dụng từ xưng hô trong mối quan hệ gia đình nói riêng sẽ có những điểm tương đồng và khác biệt. Tìm hiểu về cách xưng hô giữa hai ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Trung giúp cho chúng ta sử dụng từ xưng hô phù hợp trong tình huống giao tiếp để đạt được mục đích giao tiếp hiệu quả nhất, đồng thời hiểu rõ hơn về nền văn hóa của cả hai nước.
Tính cấp thiết của đề tài
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, ngôn ngữ cũng là một bộ phận cấu thành của nền văn hóa của một cộng đồng và yếu tố văn hóa hiện diện rộng trong mọi bình diện của giao tiếp ngôn ngữ Các cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa sẽ có những cách giao tiếp ngôn ngữ khác nhau Đất nước Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ và đa văn hóa Về việc thống nhất lãnh thổ, Việt Nam còn thống nhất và bình đẳng ngôn ngữ, chọn tiếng Việt là quốc ngữ để sử dụng chung cho tất cả các vùng miền trên toàn lãnh thổ Người Việt có một hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú mà trước hết là sự phong phú trong hệ thống xưng hô Vì thế, đối với người nước ngoài nói chung và người Trung Quốc nói riêng, họ thường cảm thấy bối rối trước cách xưng hô của người Việt bởi cách xưng hô không chỉ là vấn đề thuộc về ngôn ngữ mà nó còn biểu lộ đặc trưng tâm lý, nếp tư duy và văn hóa dân tộc Việt Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và phức tạp Cuộc giao tiếp sẽ trở nên tốt đẹp nếu chúng ta tuân thủ các yêu cầu của chuẩn mực giao tiếp như lịch sự, lễ phép, đúng mực, đúng vai giao tiếp, đúng hoàn cảnh và tuân theo những ước định, chế định của xã hội và có tính khuôn mẫu trong văn hóa người Việt.
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có nền văn hóa khác nhau, nhưngViệt Nam lại bị ảnh hưởng bởi chế độ phong kiến Trung Hoa, cho nên văn hóa của hai nước nói chung hay cách sử dụng từ xưng hô trong mối quan hệ gia đình nói riêng sẽ có những điểm tương đồng và khác biệt Tìm hiểu về cách xưng hô giữa hai ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Trung giúp cho chúng ta sử dụng từ xưng hô phù hợp trong tình huống giao tiếp để đạt được mục đích giao tiếp hiệu quả nhất, đồng thời hiểu rõ hơn về nền văn hóa của cả hai nước.
Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn làm rõ các câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Làm rõ đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa từ xưng hô trong gia đình của tiếng Việt và tiếng Trung thể hiện trên phương diện kết cấu.
(2) Đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa từ xưng hô trong gia đình của tiếng Việt và tiếng Trung thể hiện qua hoạt động xưng hô và cách lựa chọn từ xưng hô.
(3) Điểm tương đồng và khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Trung về từ xưng hô trong gia đình.
Tầm quan trọng của việc nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, đối chiếu một cách khái quát về đặc điểm của từ xưng hô trong tiếng Trung, trước hết là các từ ngữ xưng hô điển hình trong mối tương quan với các từ ngữ xưng hô tương ứng của tiếng Việt Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu đối chiếu từ ngữ xưng hô Trung - Việt có tính khái quát.Luận văn làm nổi bật sự giống nhau và khác nhau khi sử dụng từ xưng hô trong tiếng Trung và tiếng Việt, đồng thời, cung cấp tài liệu tham khảo cho việc so sánh đối chiếu tiếng Trung và tiếng Việt
Cùng với đó, luận văn này còn cung cấp tài liệu tham khảo cho người Trung học tiếng Việt và người Việt học tiếng Trung
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn này nhằm mục đích làm rõ đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa từ xưng hô trong gia đình của tiếng Việt và tiếng Trung, luận văn đã tiến hành những phương pháp nghiên cứu như sau:
-Phương pháp mô tả, thống kê: Dựa trên những tài liệu có được để tiến hành mô tả, thống kê các khái niệm, mô tả ngữ nghĩa, hoạt động của từ xưng hô gia đình trong các tình huống, những loại từ được sử dụng làm từ xưng hô trong gia đình
-Phương pháp phân tích: sau khi đã thu thập, tài liệu, mô tả, thống kế, người viết bắt đầu chuyển sang bước phân tích Cụ thể ở đây là phân tích phương thức kết cấu, hoạt động, ngữ nghĩa của từ xưng hô trong gia đình của hai ngôn ngữ, từ đó làm sáng tỏ những đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa hàm chứa trong lớp từ này Đồng thời phân tích những khó khăn, lỗi sai trong quá trình chuyển dịch lớp này giữa hai ngôn ngữ.
-Phương pháp tổng hợp: sau khi phân tích tài liệu, người viết tiếp tục sắp xếp, chọn lọc và tổng hợp những điểm đáng chú ý về các đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa từ xưng hô trong gia đình của tiếng Việt và tiếng Trung.
-Đối chiếu: sau khi tiến hành các phương pháp trên, người viết bắt đầu đối chiếu để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ về lớp từ xưng hô trong gia đình.
-Nguồn ngữ liệu và quản lý nguồn ngữ liệu: Để thoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, Chúng tôi tiến hành xây dựng hai khối ngữ liệu gồm khối ngữ liệu tiếng Trung và Khối ngữ liệu tiếng Viêt (Xem danh mục tài liệu khối ngữ liệu) Nguồn gốc khối ngữ liệu được trích xuất từ các tác phẩm văn viết và điện ảnh đã được xuất bản, công chiếu từ năm 1951 đến năm 2020 do các nhà xuất bản chính thống hoặc Đài truyền hình uy tín phát hành Khối ngữ liệu tiếng Việt gồm 14 tác phẩm; khối ngữ liệu tiếng Trung gồm 6 tác phẩm Để quản lý, trích dẫn nguồn ngữ liệu, Chúng tôi sử dụng phần mềm mã nguồn mở Phân tích kho ngữ liệu WELC TOOLS V1.0 để tiến hành quản lý, thống kê chọn lọc về câu, từ vựng theo tần xuất xuất hiện của nguồn ngữ liệu.
Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, tổng kết, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về xưng hô và từ xưng hô
Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa từ xưng hô trong gia đình của tiếng Việt và tiếng Trung.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XƯNG HÔ VÀ TỪ XƯNG HÔ
Tổng quan nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu từ xưng hô trong Tiếng Việt.
Vấn đề từ xưng hô trong tiếng Việt không phải là vấn đề mới, nó đã được các nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu từ rất sớm Kể từ những bài viết của Alexandre de Rhodes, lịch sử nghiên cứu từ ngữ xưng hô tiếng Việt đã trải qua hơn
350 năm Lịch sử nghiên cứu tiếng Việt nói chung cũng như nghiên cứu xưng hô trong tiếng Việt nói riêng không phải có bề dày thực sự tương xứng với tầm vóc của nó Năm 1651, Alexandre de Rhodes đã bước đầu quan tâm đến việc miêu tả các từ xưng hô tiếng Việt nhưng sự miêu tả đó mới dừng ở mức sơ lược qua cuốn “Từ điển Việt Nam - Bồ Đào Nha - La Tinh Đặc biệt là M.B.Emeneau năm 1951 khi nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt” đã dành 30 trang viết về đại từ, đặc biệt là tập trung bàn về đại từ xưng hô và chú ý nhiều đến nhóm từ xưng hô lâm thời có nguồn gốc danh từ Năm 1965, L.Thompson trong cuốn Vietnamese grammar cũng có bài nghiên cứu về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt
Từ những năm 70 thế kỉ hai mươi trở lại đây, nhất là từ sau khi đất nước thống nhất, nghiên cứu xưng hô tiếng Việt trên cả hai bình diện cấu trúc và hoạt động ngày càng được giới nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm và đã có hàng loạt các công trình nghiên cứu tầm cỡ lần lượt ra đời Đỗ Hữu Châu trong các công trình nghiên cứu về ngữ dụng học đã đề cập đến những vấn đề như chiếu vật và chỉ xuất, hành vi ngôn ngữ, lí thuyết lập luận, lí thuyết hội thoại… đã khẳng định yếu tố lời nói, hành động, nhân tố giao tiếp… đều có liên quan tới xưng hô (Đỗ Hữu Châu, 2007, tr 36-112) Các công trình chuyên nghiên cứu về xưng hô của Nguyễn Văn Chiến cũng rất dày công Tác giả đã khảo cứu một cách có hệ thống, hoàn chỉnh cả về cấu trúc tĩnh và sự hoạt động của từ xưng hô tiếng Việt trong thực tiễn giao tiếp ngôn ngữ Từ đó nêu bật mối quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và đặc trưng văn hoá xã hội Cấu trúc xã hội phân hoá bộc lộ rõ trong cấu trúc ngôn ngữ, thông qua những cách nói năng xưng hô nhất định… (Nguyễn Văn Chiến, 1993, tr 61-69)
Ngoài ra, phải kể đến hàng loạt công trình nghiên cứu xưng hô tiếng Việt khác như: Hoàng Thị Châu với “Vài đề nghị về chuẩn hoá cách xưng hô trong xã giao”, Trương Thị Diễm với “Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc trong giao tiếp tiếng Việt”, Nguyễn Văn Khang với “Ngôn ngữ học xã hội - những vấn đề cơ bản” , Nguyễn Minh Thuyết với “Vài nhận xét về đại từ và đại từ xưng hô”, Bùi Minh Yến với “Xưng hô trong gia đình người Việt”, Hữu Đạt với “Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt”, Phạm Ngọc Thưởng với “xưng hô trong tiếng Nùng”
… Các công trình nghiên cứu xưng hô tiếng Việt đã chú ý vận dụng lí thuyết ngữ dụng học và dân tộc học giao tiếp Cụ thể là các vấn đề ngữ dụng như sắc thái biểu cảm, vai giao tiếp, cấu trúc xưng hô đã được làm sáng tỏ, vấn đề xưng hô được coi như một chiến lược trong giao tiếp ngôn ngữ
Trong các đề tài liên quan đến xưng hô mới được nghiên cứu thành công gần đây, nổi bật nhất là nghiên cứu “Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc trong giao tiếp tiếng Việt” của Trương Thị Diễm Tác giả đã khảo sát và làm sáng tỏ vấn đề trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng Đặc biệt là tác giả đã dành 48 trang viết về cơ sở của việc chuyển hoá danh từ thân tộc thành từ xưng hô, bao gồm cơ sở ngôn ngữ học và cơ sở văn hoá xã hội, để chứng tỏ xưng hô là vấn đề ngôn ngữ có nội hàm văn hoá sâu sắc Những thành tựu nghiên cứu đó là cứ liệu đáng tin cậy để chúng tôi tiến hành so sánh giữa từ ngữ xưng hô tiếng Trung với từ ngữ xưng hô tiếng Việt, rút ra những điểm giống và khác nhau giữa chúng.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu từ xưng hô trong Tiếng Trung.
Xưng hô trong giao tiếp ngôn ngữ không chỉ thuần tuý thuộc về vấn đề ngôn ngữ học, xưng hô còn có quan hệ mật thiết với văn hoá học, dân tộc học, xã hội học… Từ lâu, nó đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu trên thế giới và trở thành điểm nóng về vấn đề ngôn ngữ - văn hoá hết sức thú vị Đối với nghiên cứu xưng hô trong tiếng Trung và đối chiếu giữa xưng hô trong tiếng Trung và các ngôn ngữ khác, trên đất nước Trung Hoa, ngay từ đầu đời Hán, đã xuất hiện cuốn “Nhĩ nhã” là tác phẩm chuyên sâu giải thích ý nghĩa của từ sớm nhất trong lịch sử ngôn ngữ học Trung Hoa Trong đó, thiên “Thích thân” đã giới thiệu một cách hệ thống nghĩa và cách sử dụng của lớp từ xưng hô thân tộc “Nhĩ nhã” đã được các học giả đời sau tiếp tục hoàn thiện, bổ sung Sau đó, tác giả Lương Chương Củ cho ra đời cuốn “xưng vị lục” được coi là tập đại thành về từ xưng hô tiếng Trung Tiếp nối cuốn “xưng vị lục” là các tập “Từ điển xưng hô tiếng Hán” của Vương Hoả, Vương Học Nguyên, “Từ điển từ xưng hô cổ kim” của Trương Hiếu Trung, “Từ điển xưng hô thân tộc” của Vương An Tiết, Bào Hải Đào… đã chứng tỏ bề dày lịch sử của nghiên cứu xưng hô trong tiếng Trung Ngoài từ điển ra, phải nói đến hàng loạt các công trình nghiên cứu lớn nhỏ về văn hoá xưng hô trong tiếng Trung, đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ học thế giới nói chung và ngôn ngữ học Trung Quốc nói riêng
Từ những năm 50 của thế kỉ trước, Triệu Nguyên Nhiệm đã có công trình nghiên cứu, miêu tả hệ thống xưng hô trong tiếng Trung hiện đại Sau đó, cuốn
“Ngôn ngữ học xã hội” của Trần Nguyên ra đời, đề cập đến các hình thức xưng hô mới xuất hiện sau khi nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập, đồng thời phân tích khá cụ thể về ý nghĩa của các hình thức xưng hô này
Từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, đất nước được mệnh danh là
“con rồng” châu Á này trở thành một trong những trung tâm giao lưu quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá Tiếng Trung đã trở thành ngôn ngữ quốc tế ngày càng được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng Trong bối cảnh đó, vấn đề xưng hô trong tiếng Trung càng được quan tâm nghiên cứu, và được coi là chiến lược giao tiếp ngôn ngữ Những công trình nghiên cứu tiêu biểu có: Điền Huệ Cương với “Hệ thống xưng hô tiếng Hán và các ngôn ngữ khác”, Mã Hồng Cơ - Thường KhánhPhong với “xưng vị ngữ”, Phó Thành Cật với “Cách xưng hô của tiếng Hán và tiếngViệt với văn hoá truyền thống của hai nước Việt Trung” Năm 1989, công trình nghiên cứu về tính lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ của tác giả Trần Tùng Sầm đã được nhà in Thương vụ xuất bản lần đầu và tái bản năm 2001 Công trình dành 68/108 trang nói về xưng hô Điều đó chứng tỏ xưng hô góp một phần đáng kể vào việc thể hiện tính lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ Dựa vào tính chất khác nhau của các phương thức sử dụng từ xưng hô, tác giả đã chia từ xưng hô tiếng Trung thành 6 loại: xưng hô thân tộc, xưng hô nghề nghiệp, xưng hô chức vụ, xưng hô thông thường, miệt xưng và xưng hô bằng họ tên Riêng với đại từ nhân xưng, tác giả lại chia thành ba loại: xưng hô thông thường, tôn xưng và khiêm xưng
Tiếp đó, tháng 1 năm 2001, nhà xuất bản Đại học Ngôn ngữ Văn hoá Bắc Kinh lần đầu tiên cho ra mắt bạn đọc cuốn “Kính khiêm từ trong tiếng Hán hiện đại” của tác giả Lưu Hồng Lệ cũng đề cập nhiều đến vấn đề xưng hô, coi như một phương tiện quan trọng để biểu thị tính lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ Tác giả đã đưa ra 5 nguyên tắc sử dụng kính khiêm từ Đó là nguyên tắc lịch sự, nguyên tắc tình cảm, nguyên tắc cự ly, nguyên tắc thăng cấp và nguyên tắc độ thích nghi Đồng thời, tác giả còn đề cập đến tính đa chức năng của của việc biểu đạt kính khiêm từ, như : tính khách khí, tính châm biếm, tính trịnh trọng… Các vấn đề đặc điểm, nguyên tắc sử dụng cũng như chức năng của kính khiêm từ mà Lưu Hồng Lệ đưa ra đều có liên hệ mật thiết đến từ ngữ xưng hô (Lưu Hồng Lệ, 2001)
Trong các công trình nghiên cứu xưng hô của các học giả Trung Quốc kể trên, nổi bật nhất là “Hệ thống xưng hô tiếng Hán và các ngôn ngữ khác” của Điền Huệ Cương- công trình nghiên cứu về xưng hô tiếng Trung đầu tiên ở Trung Quốc mang tính hệ thống, phạm vi nghiên cứu rộng, chú ý đúng mức đến đối chiếu tiếng Trung với các ngôn ngữ phương Tây, độ dày 522 trang Điền Huệ Cương nghiên cứu sâu cả hai lĩnh vực ngôn ngữ và văn học, điều đó rất thuận lợi cho việc tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ, văn hoá trong xưng hô tiếng Trung Trong xưng hô, Điền HuệCương đặc biệt quan tâm đến xưng hô thân tộc Với vấn đề này, ông đã lấy cơ chế gia đình và quan hệ thân tộc làm xuất phát điểm và đi sâu nghiên cứu các thời kỳ lịch sử phát triển với những biến động sâu sắc trong xưng hô tiếng Trung, kịp thời phản ánh những đổi thay về cơ cấu, quan hệ gia đình và xã hội qua từng giai đoạn lịch sử Điền Huệ Cương đã tiến hành khảo sát các tác phẩm kinh điển như “Kinh thi”, “Sở từ”, các tác phẩm tản văn chư tử và tản văn lịch sử, đồng thời căn cứ vào chú giải của “Nhĩ nhã”, “Thuyết văn giải tự” để tạo dựng được bức tranh chung về quá trình phát triển của xưng hô tiếng Trung Điền Huệ Cương nhấn mạnh mối quan hệ giữa thể chế gia đình và xưng hô thân tộc, cũng như quan hệ giữa thể chế 18 xã hội và xưng hô xã hội Phương pháp đối sánh là phương pháp nghiên cứu xuyên suốt công trình để tiến hành so sánh tiếng Trung với một số ngôn ngữ phương Tây tiêu biểu Đặc biệt là ngay chính nội dung thuần tuý bàn về xưng hô tiếng Trung cũng đã lồng vào đó những khía cạnh so sánh nhất định để làm nổi bật vấn đề
Sau Điền Huệ Cương phải nói đến công trình đồng tác giả Mã Hồng Cơ - Thường Khánh Phong với tiêu đề “xưng vị ngữ”, cũng là một công trình thú vị Với công trình này, các tác giả đã cố gắng đặt tiêu đề cho từng đặc trưng của xưng hô tiếng Trung bằng các thành ngữ Ví dụ, “Tứ hải chi nội giai huynh đệ” (馬宏基, 常庆
丰, 1998, tr 45) để nói về phương thức mô phỏng xưng hô thân tộc vào xưng hô xã hội, “Nhân quá lưu danh, nhạn quá lưu thanh” (馬宏基, 常庆丰, 1998, tr 54) để nói về xưng hô bằng họ tên, “Huyết nồng ư thuỷ” (馬宏基 , 常庆丰, 1998, tr 77) để nhấn mạnh quan hệ huyết thống…
Tháng 3 năm 2001, tác giả Hoàng Đào cho ra đời công trình nghiên cứu về
“Ngôn ngữ - tập tục với văn hoá Trung Quốc” dài 318 trang, trong đó nghiên cứu văn hoá xưng hô chiếm 169 trang Đặc điểm của công trình chủ yếu là nghiên cứu về các yếu tố văn hoá dân tộc như dặc điểm cư dân, địa lí, tư tưởng truyền thống ảnh hưởng đến vấn đề giao tiếp xưng hô như thế nào Tác giả lấy văn hoá dân tộc làm xuất phát điểm, đồng thời cũng là nội dung trọng tâm của công trình nghiên cứu, tất cả đều xoay quanh vấn đề tập tục dân tộc Tác giả đã thống kê khá tỉ mỉ về hệ thống xưng hô thân tộc gồm 98 từ Trong đó, với “tôi” làm trung tâm, có 45 từ thuộc nhóm xưng hô dòng tộc 13 thế hệ, bao gồm 4 thế hệ trên “tôi” và 8 thế hệ dưới “tôi” (黄涛, 2010)
Cơ sở lý luận
1.2.1 Khái niệm về xưng hô
Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ diễn ra thường xuyên và liên tục trong quá trình giao tiếp Hoạt động xưng hô giúp phân biệt rõ các vai trong một cuộc hội thoại: người nói, người nghe và người thứ ba được nhắc đến.
Xưng là sự quy chiếu đến người nói, là cách mà người nói tự gọi mình khi trò chuyện với người khác Hoạt động xưng được thực hiện thông qua một từ xưng hô ở ngôi thứ nhất, một người xưng ứng với ngôi nhân xưng thứ nhất số ít, hai người xưng trở lên ứng với ngôi nhân xưng thứ nhất số nhiều.
Hô là sự quy chiếu đến người nghe, là cách mà người nói gọi người đang trò chuyện với mình Hoạt động hô được thực hiện thông qua một từ xưng hô ở ngôi thứ hai, một người nghe ứng với ngôi thứ hai số ít, từ hai người nghe trở lên ứng với ngôi nhân xưng thứ hai số nhiều Từ xưng hô ở ngôi thứ ba dùng để quy chiếu đến người thứ ba được nhắc đến trong cuộc hội thoại.
Hoạt động xưng hô diễn ra trong cả hội thoại trực tiếp hoặc gián tiếp và một người có thể thực hiện đồng thời cả hai hoạt động xưng và hô Việc xưng hô thể hiện mối quan hệ giữa các nhân vật tham gia giao tiếp hay thậm chí có thể chỉ rõ quan hệ xã hội cũng như vị trí xã hội của các nhân vật đó.
1.2.2 Khái niệm về từ xưng hô
Từ xưng hô là phương tiện nhằm chỉ vai người nói, người nghe trong hoạt động giao tiếp Theo Nguyễn Văn Khang, “xưng hô là lớp từ dùng để chỉ tự gọi tên mình (xưng) và gọi tên người khác (hô) khi giao tiếp” (Nguyễn Văn Khang, 1999, tr 39) Còn trong “Từ điển Hán ngữ hiện đại” thì định nghĩa, xưng hô là những danh xưng được hình thành bởi quan hệ thân tộc hoặc các mối quan hệ tương hỗ khác cũng như thân phận, chức vụ, nghề nghiệp… được sử dụng để hô gọi lẫn nhau trong giao tiếp (中国社会科学院语言研究所词典编辑室, 2006, tr 45).
Từ xưng hô bao gồm hai nhóm: nhóm thứ nhất là đại từ nhân xưng và nhóm thứ hai bao gồm những từ vốn dĩ có chức năng khác nhưng lại được dùng để xưng hô Đại từ nhân xưng (còn gọi là đại từ xưng hô hay đại từ chỉ ngôi) là những đại từ dùng để chỉ hay thay thế, đại diện cho một danh từ để chỉ người và vật khi ta không muốn đề cập trực tiếp hoặc lặp lại không cần thiết các danh từ ấy Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt và tiếng Trung đều chia theo ngôi và theo số ít hoặc số nhiều.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, đại từ nhân xưng (còn gọi là đại từ xưng hô) là đại từ dùng để tự xưng (ngôi thứ nhất), để gọi người đối thoại (ngôi thứ hai) và để gọi người hay sự vật thứ ba (ngôi thứ ba), bao gồm số ít và số nhiều Tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh thì quan niệm: “Đại từ xưng hô là đại từ được dùng để xưng hô hoặc thay thế và trỏ người Đại từ xưng hô trong tiếng Việt gồm các đại từ chuyên dùng để xưng hô và các đại từ xưng hô lâm thời, mượn các danh từ biểu thị quan hệ thân thuộc hay quan hệ xã hội” (Nguyễn Hữu Quỳnh, 1994, tr 163).
Trong tiếng Trung, theo tác giả Vương Lực, đại từ nhân xưng là danh xưng thay thế để chỉ người, bao gồm ba loại là tự xưng (ngôi thứ nhất), đối xưng (ngôi thứ hai) và tha xưng (ngôi thứ ba) (王力, 1954, tr 66) Còn tác giả Vương Liễu Nhất , thì nhận định: Đại từ nhân xưng có sự phân biệt về số ít và số nhiều (王了一,
1982, tr 76) Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất gồm: 我tôi, tao, tớ, mình, …(số ít) và 我们、
咱们 chúng tôi, chúng ta, chúng mình,…(số nhiều). Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai gồm: 你、您mày, mi, (số ít) và 你们 chúng mày, tụi mày, bọn mi,…(số nhiều). Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba gồm: 他、她nó, hắn, y,…(số ít) và 他们、她们 chúng nó, chúng, bọn nó… (số nhiều).
Ngoài đại từ còn có lớp từ khác được dùng để xưng hô là:
Tên riêng: Thu, Nguyệt, Khoa, Nam, 小辉,小东,阿英……(dùng cho cả ba ngôi)
Danh từ chỉ quan hệ thân tộc: 哥哥anh, 姐姐chị, 妹妹em, 爷爷ông, 奶奶 bà… Khi trở thành từ xưng hô, các danh từ thân tộc đã biểu thị vị trí của các nhân vật trong giao tiếp là người nói, người nghe hay người được nói tới Đó chính là phạm trù ngôi Hơn nữa, danh từ thân tộc không chỉ nhằm biểu thị phạm trù ngôi mà còn nhằm thông báo gián tiếp về tuổi tác, vị thế xã hội, tình cảm,…giữa các nhân vật tham gia giao tiếp.
Danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp: 老师thầy, cô, 经理giám đốc, 秘书thư ký… Những từ này khi dùng để xưng hô cũng thể hiện được phần nào vai trò, địa vị xã hội, quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp.
Bên cạnh từ chuyên ngôi, tức là những từ chỉ dành cho một ngôi nhất định, thì vẫn tồn tại những từ có thể được dùng cho tất cả các ngôi gọi là từ kiêm ngôi, như
哥哥anh,弟弟 em, 舅舅chú,伯伯 bác,爷爷 ông,…
Phương thức kết cấu từ xưng hô trong gia đình
1.3.1 Phương thức kết cấu từ xưng hô trong gia đình của tiếng Việt
Trong tiếng Việt, xưng hô trong gia đình chủ yếu sử dụng danh từ chỉ quan hệ thân tộc làm phương tiện xưng hô Trong đó, theo tác giả Trương Thị Diễm, từ đơn danh từ thân tộcgồm có 25 từ và đều được sử dụng như những từ xưng hô gia đình cơ bản (Trương Thị Diễm, 2013, tr 25), còn theo Hoàng Anh Thi thì có 26 từ (có cả từ “chít”) ( Hoàng Anh Thi, 1999, tr 67).
Tìm hiểu 26 từ đơn danh từ thân tộc được dùng để xưng hô trong gia đình của tiếng Việt (cụ, kỵ, ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, cô, dì, cậu, mợ, thím, dượng, vợ, chồng, dâu, rể, anh, chị, em, con, cháu, chắt, chút, chít), ta có thể thấy rằng, chúng đều có thể đứng độc lập trong xưng hô Trong trường hợp tha xưng hoặc cần giải thích, những từ xưng hô cơ bản này có thể chia làm hai loại chính:
Những từ xưng hô mang ý nghĩa phân biệt giới tính, nội ngoại, thân sơ, huyết thống luôn ở dạng đơn âm tiết, thường không kết hợp được với những từ tố chỉ giới tính, nội ngoại, thân sơ, huyết thống như: ông, bà, trai, gái, dâu, rể, nội, ngoại, ruột, họ… để cấu thành từ xưng hô chính phụ Ví dụ, chúng ta không thể nói chú trai, chú nội, cậu ngoại, bố họ, con họ, ông trai, bà gái…
Những từ không mang ý nghĩa phân biệt giới tính, nội ngoại, thân sơ, huyết thống, có thể kết hợp được với với những từ tố chỉ giới tính, nội ngoại, thân sơ, huyết thống, tạo thành các từ xưng hô chính phụ, trung tâm đứng trước, thành tố phụ đứng sau Ví dụ: em gái, em dâu, anh rể, cháu nội, cháu ngoại, chắt trai… Xét về góc độ giới tính, 26 từ xưng hô gốc này có 17 từ xưng hô phân biệt giới tính và 9 từ không phân biệt giới tính Những từ xưng hô phân biệt giới tính không kết hợp được với những từ tố phân biệt giới tính Những từ không phân biệt giới tính thì có thể kết hợp với 6 từ tố (ông, bà, trai, gái, dâu, rể) dùng để phân biệt giới tính Trong đó, “ông”, “bà” chỉ kết hợp được với hai từ “cụ, kỵ” để phân biệt giới tính “Trai, gái, dâu, rể” ngoài chức năng phân biệt giới tính, còn có chức năng phân biệt huyết thống và phi huyết thống; “trai, gái” biểu thị huyết thống, “dâu, rể” biểu thị hôn nhân.
Trong 17 từ xưng hô phân biệt giới tính: ông, bà, cha, mẹ, chú, cô, cậu, dì, mợ, thím, dượng, anh, chị, vợ, chồng, dâu, rể, ngoài hai từ “anh, chị” ra, 15 từ còn lại không kết hợp được với các từ phân biệt giới tính như ông, bà, trai, gái, dâu, rể Trong số đó, một số từ kết hợp được, nhưng ngữ nghĩa thay đổi, như: chú rể, cô dâu, cô gái… Sở dĩ hai từ “anh, chị” có thể kết hợp được với các từ “trai, gái, dâu, rể”, tạo thành “anh trai, chị gái, anh rể, chị dâu”, không phải để phân biệt giới tính, mà để phân biệt thân sơ, huyết thống Riêng hai từ “thím, mợ” khi dùng làm tha xưng cũng có thể kết hợp với
“dâu”, thành “mợ dâu, thím dâu” để nhấn mạnh đây là xưng hô do hôn nhân đem lại.
9 từ xưng hô còn lại không phân biệt giới tính: cụ, kỵ, bác, con, em, cháu, chắt, chút, chít, trong đó “kỵ, cụ” chỉ kết hợp với hai từ “ông, bà”, 7 từ còn lại kết hợp với “trai, gái, dâu, rể” tạo nên các từ xưng hô đối xứng nhau về giới tính, vừa phân biệt huyết thống: Kỵ ông – kỵ bà; cụ ông – cụ bà (không có “cụ trai, cụ gái, kỵ dâu, kỵ rể…”); bác trai – bác gái; bác dâu – bác rể; con trai – con gái; con dâu – con rể; em trai – em gái; em dâu – em rể; cháu trai – cháu gái; cháu dâu – cháu rể; chắt trai – chắt gái, chắt dâu – chắt rể; chút trai – chút gái; chút dâu – chút rể; chít trai – chít gái; chít dâu - chít rể.
Về góc độ phân biệt nội ngoại, 26 từ xưng hô này, có 18 từ không kết hợp được với hai từ “nội, ngoại” vì bản thân những từ này hoặc có sự phân biệt nội ngoại như “chú, cô, cậu, thím, mợ, dì, dượng”, hoặc chỉ quan hệ hạt nhân như “cha, mẹ, con, anh, chị, em”, hoặc chỉ quan hệ hôn nhân như “dâu, rể, vợ, chồng” Riêng từ “bác” tương đối đặc biệt, không có sự phân biệt nội ngoại, nhưng lại không kết hợp được với hai từ “nội, ngoại”, mà chỉ có thể kết hợp với các từ “trai, gái, dâu, rể” để chỉ giới tính và thân sơ Ví dụ: bác trai, bác gái, bác dâu, bác rể.
8 từ không có sự phân biệt nội ngoại: cụ, kỵ, ông, bà, cháu, chắt, chút, chít, có thể kết hợp với các từ “nội, ngoại” tạo nên sự đối xứng trong xưng hô nội ngoại:
“Kỵ nội – kỵ ngoại; cụ nội – cụ ngoại; ông nội – ông ngoại; bà nội – bà ngoại; cháu nội – cháu ngoại; chắt nội – chắt ngoại; chút nội – chút ngoại; chít nội – chít ngoại”. Để phân biệt thân sơ, người Việt còn dùng hai từ “ruột, họ” để phân biệt, ngoài những từ xưng hô “thân” nhất như “cha, mẹ, con” và nhưng từ mang nghĩa gốc “sơ” chỉ quan hệ hôn nhân như “thím, mợ, dượng, dâu, rể”, không kết hợp được với hai từ này, những từ xưng hô khác đều có thể dùng hai từ này để phân biệt thân sơ, so sánh: “chú ruột - chú họ; bác ruột - bác họ, cháu ruột - cháu họ…”.
Tất cả những từ đơn danh từ thân tộc trong tiếng Việt đều có thể đứng độc lập cấu tạo nên từ xưng hô, xưng hô nam giới và nữ giới bình đẳng, không phụ thuộc nhau Hơn nữa, ngoài những từ xưng hô độc lập, những từ xưng hô tha xưng, tỷ lệ xưng nam nữ, nội ngoại cũng tương đối cân bằng, đối xưng nhau.
1.3.2 Phương thức kết cấu từ xưng hô gia đình trong tiếng Trung
Tương tự như tiếng Việt, tiếng Trung cũng sử dụng danh từ thân tộc để làm từ xưng hô gia đình Theo tác giả Hồ Sĩ Vân, tiếng Trung Quốc có hơn 1900 từ xưng hô gia đình, khoảng 90% là xưng hô chính phụ (胡士云, 2007, tr 105) Khác với tiếng Việt, hơn 1900 từ xưng hô này đều có sự phân biệt rõ ràng về giới tính, nội ngoại và tông tộc.
Qua quá trình khảo sát cho thấy, xưng hô chính phụ được cấu tạo từ các từ xưng hô cơ bản, mở rộng sang phải phân biệt giới tính, mở rộng sang trái để phân biệt nội ngoại, thân sơ, tông tộc.
Khác với tiếng Việt, bản thân những từ đơn danh từ thân tộc trong tiếng Trung đều có phân biệt nam nữ, nội ngoại, tông tộc Trong 22 từ đơn danh từ thân tộc: 祖(tổ), 孙 (tôn), 父 (phụ), 子 (tử), 母 (mẫu), 女 (nữ), 兄 (huynh), 弟 (đệ), 姐 (thư),
妹 (muội), 伯 (bá), 叔 (thúc), 姑 (cô), 舅 (cữu: cậu), 姨 (dì), 侄 (điệt: cháu),甥 (sanh: cháu), 夫 (phu), 妻 (thê), 嫂 (tẩu: chị dâu), 岳 (nhạc), 婿 (tế: rể), về giới tính thì có 13 từ chỉ nam giới (祖 (tổ), 孙 (tôn), 父 (phụ), 子 (tử), 兄 (huynh), 弟 (đệ),
伯 (bá), 叔 (thúc), 舅 (cữu: cậu), 侄 (điệt: cháu),甥 (sanh: cháu), 夫 (phu, 婿 (tế: rể)), 8 từ chỉ nữ giới (母 (mẫu), 女 (nữ), 姐 (thư), 妹 (muội), 姑 (cô), 姨 (dì), 妻 (thê), 嫂 (tẩu: chị dâu), 1 từ không phân biệt giới tính 岳 (nhạc); về nội ngoại, có 3 từ bên ngoại (母 (mẫu),舅 (cữu: cậu)姨 (dì), 4 từ chỉ hôn nhân (夫 (phu), 妻 (thê),
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ - VĂN HÓA TỪ XƯNG HÔ
Hoạt động xưng hô trong gia đình của tiếng Việt và tiếng Trung
2.1.1 Xưng hô trong gia đình của tiếng Việt
Từ xưng hô gia đình trong tiếng Việt vô cùng phong phú, đa dạng và không kém phần phức tạp Ngoài các đại từ chỉ ngôi hay còn gọi là đại từ nhân xưng đích thực ra thì các danh từ thân tộc cũng được dùng để xưng hô trực tiếp: ông, bà, bố, mẹ, con gái, con trai… biến đổi thành ngôi thứ nhất, thứ hai hay thứ ba tùy theo từng tình huống giao tiếp, đối tượng giao tiếp Nhờ đó mà từ xưng hô gia đình có tác dụng biểu cảm đặc biệt trong các tình huống giao tiếp cụ thể, phát huy hiệu quả to lớn trong giao tiếp đồng thời thể hiện được cái tinh túy, lễ nghĩa, tình cảm hay chính là nét văn hóa đặc trưng trong phạm vi gia đình của người Việt.
Nhờ tuổi thọ người Việt ngày càng cao mà có những gia đình có tới bốn thế hệ sống cùng nhau: cụ, ông bà, cha mẹ, con cái Tuy nhiên những trường hợp như vậy là rất hiếm, thường thì các gia đình có ba thế hệ là ông bà, cha mẹ và con cái sống cùng nhau, thường xuyên chung đụng và thủ thỉ chuyện trò Chính vì vậy mà xưng hô trong gia đình chủ yếu gói gọn trong ba thế hệ này Có thể phân chia như sau:
2.1.1.1 Xưng hô giữa vợ chồng
Quan hệ vợ chồng là mối quan hệ hạt nhân trong gia đình, có bản chất là quan hệ tình dục xây dựng trên cơ sở tình yêu Tuy nhiên do ảnh hưởng bởi tư tưởng truyền thống và chuẩn mực xã hội mà cách xưng hô giữa vợ chồng trước đây thường không làm nổi rõ lên tình yêu, tình dục giữa vợ chồng mà tận dụng những mối quan hệ liên đới khác để định vị vai giao tiếp và xưng hô Cụ thể là lấy con cái làm trung tâm để tạo mối quan hệ giao tiếp tự nhiên hơn khi xưng hô Cùng với sự phát triển của xã hội qua các thời đại, sự cởi mở hơn trong các quan niệm, chuẩn tắc đạo đức mà lối xưng hô giữa vợ chồng với nhau cũng phong phú và cởi mở, tự nhiên hơn.
Trong tiếng Việt, từ xưng hô giữa vợ chồng rất phong phú, thiên biến vạn hóa, giàu sắc thái biểu cảm như yêu thương, âu yếm, lạnh nhạt, giận hờn, chán ghét…, thể hiện nếp văn hóa tình cảm đồng thời phản ánh nhiều mặt của đời sống hôn nhân gia đình như tuổi tác, vợ chồng trẻ hay già, tính cách, đặc trưng vùng miền,…
Trong xã hội hiện đại ngày nay, vợ chồng trẻ thường gọi nhau bằng hai từ
“anh”, “em”: vợ xưng “em”, gọi chồng bằng “anh” và ngược lại, chồng xưng “anh” và gọi vợ bằng “em”, hay thân mật hơn nữa thì là “anh yêu”, “em yêu” Hoặc có thể gọi nhau bằng tên: chồng gọi vợ bằng tên và xưng “anh”, vợ vẫn xưng “em” và có thể gọi chồng bằng tên, nhưng thường đi kèm với từ “anh”, đặt trước tên để thể hiện sự tôn trọng, khiêm nhường mà cũng rất thân mật Ví dụ:
- “Ơ! Anh quên là em ăn khuya sẽ bị đau bụng à!”
(Trần Thị Trường, 2020, tr 22) Cách xưng hô này không bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, địa vị xã hội Vợ dù có lớn tuổi hơn chồng thì vẫn xưng là em, chồng có nhỏ tuổi hơn vợ thì vẫn xưng là anh. Đây là cách xưng hô thân thiết, tình cảm, cho thấy sự hòa hợp giữa vợ chồng Với cách xưng hô không phân biệt chênh lệch tuổi tác này, ta có thể thấy quan niệm của người Việt về đời sống hôn nhân: người vợ phải dịu dàng, khéo léo, chồng thì thì phải mạnh mẽ, biết chở che, là trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa cho vợ của mình Bên cạnh đó, từ “anh” và “em” là danh từ thân tộc vừa mang nét nghĩa biểu thị sự tôn trọng, lịch sự trong quan hệ khác giới, vừa là dấu hiệu biểu thị tình yêu Khi một đôi bạn trẻ chuyển từ cách xưng hô thông thường là “cậu - tớ”, “đằng ấy - mình” sang “anh - em” thì chính là dấu hiệu cho thấy tình yêu đã bắt đầu nảy nở. Lối xưng hô này thể hiện hai mặt văn hóa rõ rệt:
Một là, xu hướng huyết thống hóa trong quan hệ hôn nhân nhằm tạo ra không khí hòa đồng không phân biệt huyết thống và phi huyết thống trong gia đình.
Hai là, vẫn giữ được tôn ti trật tự và sự trân trọng, khiêm nhường mà người phụ nữ dành cho người đàn ông của mình. Đôi vợ chồng trẻ gọi nhau bằng “mình” ở chốn riêng tư, thể hiện sự ngọt ngào, âm yếm, tình cảm nồng thắm Ví dụ như trong Bài thơ “Mình Ơi”, tác giả Nguyễn Thế Viễn có đoạn:
“Mình là cả mùa xuân
Cho anh nhiều ước vọng
Những ngày hè chói chang”
(Nguyễn Thế Viễn, 2018, tr 15) Đoạn thơ trên nhà thơ đã dùng đại từ xưng hô “mình” để thể hiện tình yêu sâu đậm mà tác giả dành cho người vợ của mình Chính người vợ đã cho tác giả sức mạnh và ước vọng, mà ước vọng của Nguyễn Thế Viễn là luôn yêu cuộc đời, yêu con người, yêu thiết tha nồng nàn tổ ấm gia đình mình và dồn sức chống lại căn bệnh hiểm nghèo.
Hay như trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao, ta cũng có thể bắt gặp cách xưng hô này giữa hai vợ chồng Từ và Hộ:
-Mình đi phố thì đi ăn đi nhé… Em không để cơm mình đâu đấy…
(Nam Cao, 1986, tr 36) Thường thì vợ chồng trẻ ít gọi nhau bằng tiếng “mình” trước mặt người khác bởi họ còn ngại ngùng, nhưng khi đã có con hoặc lớn tuổi hơn thì lại rất vô tư, tự nhiên hơn khi gọi nhau như vậy trước đám đông
Thông thường, khi yêu thương, mặn nồng thì có rất nhiều cách để gọi nhau, thậm chí lúc gọi thế này, lúc gọi thế kia cho yêu hơn Nhưng một khi cơm không lành canh chẳng ngọt, nóng giận, cãi vã thì vợ chồng đổi giọng, khó mà gọi nhau được như bình thường Những cách nói đầy yêu thương như anh anh em em, mình ơi, mình à,… sẽ nhường chỗ cho những danh xưng đầy khách sáo và hờ hững: vợ gọi chồng là “ông”, chồng gọi vợ là “cô”, cùng tự xưng mình là “tôi”,…
Trong giao tiếp, ta có thể bắt gặp những tình huống vợ chồng xưng hô gọi nhau bằng những danh xưng không mấy ngọt ngào như:
“ Trong khi còn nói những chuyện nắng mưa theo khách sáo, chưa kịp gọi món ăn nào cả, vợ anh Doãn đã làm ngay một câu:
- Thôi, tôi đói lắm, cho tôi xin bát mì, rồi tôi còn đi đằng này! Hai ông xơi rượu thì cứ việc mà kề cà ”
(Tôn Thảo Miêu tuyển chọn, 2016, tr 75 )
Tệ hại hơn, nhiều trường hợp khi mâu thuẫn lên đến cao độ, vợ chồng không thể kiềm chế cơn nóng giận mà “tặng” nhau những tiếng “mày – tao” đầy hậm hực. Thậm chí còn tự xưng là “ông”, “bà” và gọi đối phương là “mày” hay mạt sát nhau là đồ này, đồ nọ, loại này, loại nọ,… khiến cho vợ chồng về sau khó nhìn mặt nhau,khó mà âu yếm gọi nhau bằng những từ thân mật như trước kia Từ “ông” và “bà” ở đây là ngôi thứ nhất, thể hiện sự trịch thượng, tự nâng cao mình và hạ bệ, xem thường người khác Ví dụ:
- Mày tưởng mày còn quý hóa lắm đấy Tao lấy mày nghĩ mà dại, lấy cái của thừa!
Từ “mày” trong câu trên chỉ người vợ, “tao” là chỉ người chồng Trong ví dụ này, người chồng gọi vợ của mình một cách miệt thị là “mày” đồng thời tự xưng mình là “tao”, đây cách hành xử, xưng hô thiếu chuẩn mực, văn hóa, thiếu kiềm chế, đẩy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm và tất yếu dẫn đến tình cảm vợ chồng rạn nứt, đổ vỡ Ở độ tuổi ngũ tuần, con người đã không còn trẻ trung nữa, tâm lí đã bắt đầu xuất hiện sự lão hóa ở nông thôn Việt Nam, độ tuổi này đã “lên lão” được xếp vào lớp người cao tuổi Về mặt khách quan, xã hội Trung Quốc cũng như Việt Nam đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của lễ giáo phong kiến Lấy năm 1945, cách mạng tháng 8 thành công ở Việt Nam và năm 1949, nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời làm mốc lịch sử mở ra kỷ nguyên mới cho hai dân tộc Có thể thấy, những người độ tuổi 50 trở lên chịu ảnh hưởng nhiều hơn những tư tưởng truyền thống so với thế hệ trẻ hơn, sau này được tiếp xúc với từ tưởng hiện đại Có thể nói rằng, lúc này, tâm sinh lý của cả hai vợ chồng đều đã thay đổi, tình yêu nồng thắm thời tuổi trẻ dần nhường chỗ cho “nghĩa” vợ chồng Do đó, quan niệm về gia đình nói chung và quan niệm về quan hệ vợ chồng cũng như cách xưng hô giữa vợ chồng ở độ tuổi này cũng có sự khác biệt
Mặt khác, thông thường ở độ tuổi này, con cái đã trưởng thành, có khi đã có gia đình riêng và họ đã thực sự nên ông, nên bà ngay trong quan hệ gia đình Có con, có cháu cả rồi nên việc thay đổi cách xưng hô cũng rất tự nhiên, họ tự xưng là
“tôi” nhưng lại chuyển sang gọi nhau là “ông - bà”: vợ xưng “tôi”, gọi chồng “ông”,chồng cũng xưng “tôi” và gọi vợ là “bà” Hai tiếng “ông”, “bà” ngôi thứ hai này không còn mang ý nghĩa lạnh lùng, xa cách và thiếu tôn trọng như trường hợp đã đề cập ở trên nữa, thay vào đó là ý nghĩa tôn trọng, mang nét đứng tuổi, nhưng cũng không kém phần thân thiết, đằm thắm Ví dụ:
- Chồng: Bà đã gọi cho con bé chưa?
- Vợ: Gọi rồi ông ạ, giờ ông đèo tôi qua nhà nó nhé!
Ngoài những cách xưng hô kể trên, giữa vợ chồng người Việt còn có sự
Đối chiếu từ xưng hô trong gia đình của tiếng Việt và tiếng Trung
2.2.1 Điểm tương đồng giữa tiếng Việt và tiếng Trung về từ xưng hô trong gia đình
Tiếng Việt và tiếng Trung đều có hẳn một hệ thống từ xưng hô gia đình hoàn chỉnh với số lượng tương đối lớn Ngoài việc dùng các đại từ nhân xưng đích thực,tiếng Việt và tiếng Trung còn sử dụng các danh từ chỉ quan hệ thân tộc, tên riêng hay các cụm từ, tổ hợp từ làm phương tiện xưng hô Hệ thống từ xưng hô gia đình của tiếng Việt và tiếng Trung đều giàu sắc thái biểu cảm và được sử dụng rất linh hoạt trong các tình huống giao tiếp gia đình khác nhau, mang lại hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp, biểu đạt.
Phần lớn các danh từ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Việt và tiếng Trung đều có thể được chuyển hóa thành từ xưng hô Việc sử dụng danh từ thân tộc để xưng hô trực tiếp trong gia đình thể hiện sự coi trọng huyết thống, tình cảm, coi trọng gia đình và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình đối với nhau và với cả gia đình, khiến cho các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn, yêu thương và cảm thông cho nhau hơn.
Một trong những phong cách giao tiếp ngôn ngữ của người Việt và người Trung là giữ gìn tôn ti trật tự trong giao tiếp Do vậy, trong phạm vi gia đình, các danh từ thân tộc có sự phân biệt về vai vế, tuổi tác, lớn – nhỏ giữa các thành viên thuộc cùng một thế hệ Ngoài ra, danh từ thân tộc được sử dụng trong phạm vi gia đình cũng thể hiện sự phân biệt về giới tính, gia hệ, quan hệ hôn nhân cũng như các mức độ tình cảm.
Chính tâm lí coi trọng tình cảm gia đình đã dẫn đến việc xuất hiện xu hướng huyết thống hóa và rút ngắn khoảng cách thế hệ trong xưng hô của cả tiếng Việt và tiếng Trung.
Trong tiếng Việt và tiếng Trung, tính lịch sự đã trở thành chuẩn mực giao tiếp, không chỉ trong môi trường giao tiếp xã hội mà trong cả môi trường giao tiếp gia đình Tính lịch sự hay chính là nguyên tắc “khiêm xưng hô tôn” hay tâm lí tôn trọng
“tôn ti trật tự” đã ảnh hưởng, chi phối đến việc lựa chọn từ xưng hô khi giao tiếp trong môi trường gia đình Nhờ có hệ thống từ xưng hô trong gia đình phong phú mà trong các tình huống giao tiếp nhất định, xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Trung vừa cho thấy được thứ bậc, vai vế trong gia đình mà vẫn thể hiện được tình cảm, sự gần gũi, tôn trọng nhau giữa những người tham gia giao tiếp.
Họ tên trong tiếng Việt và tiếng Trung đều được dùng để xưng hô Khi xưng hô trong gia đình, việc dùng cả học và tên hay dùng tên đơn, tên kép, tên tục…sẽ mang lại các sắc thái biểu cảm và hiệu quả giao tiếp khác nhau Thông thường thì khi dùng tên để xưng hô, cả tiếng Việt và tiếng Trung đều kết hợp với các danh từ chỉ quan hệ thân tộc, vừa để chỉ rõ quan hệ, vai vế, thể hiện sự tôn trọng, lịch sự lễ phép, vừa làm thỏa mãn thái độ, tình cảm của người nói đồng thời thỏa mãn tấm lí của người nghe Trong gia đình, thế hệ trên (ông bà, cha mẹ, chú bác…) có thể chỉ dùng tên để hô gọi khi xưng hô trực tiếp với thế hệ dưới (con, cháu, chắt), nhưng thế hệ dưới thì không thể dùng tên để hô gọi thế hệ trên Trong một vài trường hợp, thế hệ dưới có thể dùng tên để hô gọi thế hệ trên nhưng phải kết hợp với danh từ thân tộc.
Tiếng Việt và tiếng Trung đều có cách xưng hô thay, xưng hô nâng bậc, lấy người nghe làm chuẩn hoặc lấy người người thứ ba làm chuẩn Đây là cách xưng hô đặc biệt, nhấn mạnh vị trí, vai trò của người nói hoặc người nghe nhằm nâng cao tính biểu cảm cũng như sức thuyết phục đối phương trong cuộc hội thoại
Hiện tượng sử dụng tổ hợp từ xưng hô lâm thời xuất hiện trong cả tiếng Việt và tiếng Trung (đồ quỷ sứ, con nhóc cứng đầu, thằng giặc này ) Tùy theo từng tình huống cụ thể mà các tổ hợp từ này mang ý nghĩa mắng yêu, trách móc nhẹ nhàng mà vẫn đầy yêu thương hay thể hiện sự trách mắng nặng nệ hoặc thậm chí là ghét bỏ.
Từ “vợ”, “chồng” trong tiếng Việt và từ “夫 ” phu, “妻 ” thê trong tiếng Trung thường thì không được sử dụng làm từ xưng hô trực tiếp, thay vào đó là hàng loạt các cách xưng hô khác uyển chuyển hơn và né tránh mối quan hệ bản chất sinh học giữa vợ và chồng Để xưng hô giữa vợ và chồng được tự nhiên nhưng vẫn tình cảm và giữ được tính lịch sự, tôn trọng nhau trước mặt người khác, nhất là các thế hệ trong gia đình, tiếng Việt và tiếng Trung đều sử dụng các cách xưng hô khác như đại từ nhân xưng, danh từ chỉ quan hệ thân tộc hoặc cách gọi thay, lấy con làm trung tâm, theo xu hướng huyết thống hóa Cách xưng hô này không những cho thấy nét văn hóa đặc trưng của người Á Đông là sự nền nếp, gia giáo, tránh né những vấn đề nhạy cảm như tình yêu - tình dục mà còn thể hiện truyền thống coi trọng con cái, xem con cái là trung tâm của của gia đình đồng thời nói lên vai trò của người làm cha, làm mẹ đối với con cái trong quan niệm của người Việt Nam và người Trung Quốc.
Về mặt cú pháp, vị trí của từ xưng hô trong cả hai thứ tiếng đều tương đối linh hoạt, có thể đứng đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là ở đầu câu Trường hợp đứng ở giữa hay cuối câu thường mang sắc thái biểu cảm đặc biệt hơn, thể hiện dụng ý của người nói muốn thu hút sự chú ý của người nghe vào nội dung mà người nói đang nhắc đến.
2.2.2 Điểm khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Trung về từ xưng hô trong gia đình
Về phương diện kết cấu, phương thức kết cấu từ xưng hô gia đình của tiếng Việt và tiếng Trung có nhiều điểm khác nhau Tiếng Việt có nhiều từ xưng hô trong gia đình không mang ý nghĩa phân biệt giới tính, thân sơ, nội ngoại Bên cạnh đó, từ mang kết cấu chính phụ tương đối ít, thường chỉ được dùng trong trường hợp tha xưng hay cần giải thích rõ quan hệ Các từ xưng hô mang ý nghĩa phân biệt giới tính, nội ngoại, thân sơ không thể kết hợp với nhau hoặc kết hợp với các từ tố chỉ giới tính Khi kết cấu nên từ xưng hô, từ xưng hô nam và xưng hô nữ được hình thành độc lập, không phụ thuộc nhau, xưng hô nội và ngoại, thân và sơ cũng độc lập và không phụ thuộc nhau Nhờ đó mà có sự cân bằng, đối xứng giữa các từ xưng hô nam nữ, nội ngoại, thân sơ Điều này cho thấy, mặc dù bị ảnh hưởng bởi tư tưởng phong kiến nhưng người Việt vẫn có lối tư duy tương đối rõ ràng và công bằng trong quan hệ gia đình Mặt khác, từ xưng hô trong gia đình của tiếng Việt tuy có những từ có phân biệt về nội ngoại và giới tính nhưng sự phân biệt đó chủ yếu với thế hệ trên “Tôi”, còn các thế hệ sau “Tôi” thì không có sự phân biệt rạch ròi Điều đó chứng tỏ, trong quan hệ giao tiếp gia đình, người Việt trọng trên hơn dưới, hay chính là truyền thống “kính trên nhường dưới” vô cùng cao đẹp.
Trong tiếng Trung, từ xưng hô gia đình phần lớn có kết cấu chính phụ, và bản thân các từ xưng hô thường đã mang ý nghĩa chỉ giới tính, nội ngoại Khi kết cấu từ xưng hô, thường xuất phát từ từ xưng hô gốc chỉ nam giới và bên nội rồi phát triển thành từ xưng hô nữ giới, bên ngoại Chính vì vậy mà các từ xưng hô nữ giới và bên ngoại thường có dấu hiệu nhận biết ngay từ hình thức của từ xưng hô: từ xưng hô nữ giới thường có bộ “nữ”, xưng hô bên ngoại thường có từ tố “ngoại”, trong khi xưng hô nam giới và bên nội lại không cần Các từ xưng hô vốn mang ý nghĩa phân biệt giới tính, nội ngoại, tông tộc vẫn có thể kết hợp được với nhau Điều này thể hiện phương thức kết cấu thiếu mạch lạc, tạo ra sự mất cân đối giữa xưng hô nam nữ, nội ngoại, thân sơ, đồng thời thể hiện tư tưởng trọng nam khinh nữ, coi trọng bên nội và khinh thường bên ngoại của người Trung Quốc Lễ giáo phong kiến với những chuẩn mực về tôn ti trật tự và quan niệm trọng nam khinh nữ đã ảnh hưởng đến nếp sống, văn hóa của hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc Mặc dù vậy, sự ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến (với bề dày hơn 2300 năm) ở Trung Quốc vẫn sâu sắc hơn nhiều so với ở Việt Nam (đất nước trải qua 1000 năm chế độ phong kiến).
Về cách lựa chọn từ xưng hô, trong tiếng Trung, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất 我 và ngôi thứ hai 你được sử dụng hết sức rộng rãi, xuất hiện trong hầu hất các câu giao tiếp Mặc dù có biến thể 您và hàng loạt các cách xưng hô khác, 你vẫn có thể thay thế được hầu hết các cách xưng hô ngôi thứ 2 và 我có thể dùng để tự xưng trong hầu hết các tình huống giao tiếp Điều này có nghĩa là, tùy từng tình huống huống giao tiếp cụ thể mà我và你sẽ biểu hiện những sắc thái tình cảm khác nhau, khi thì trung tính, khi thì tôn kính, lịch sự, có khi lại thể hiện sự bất hòa, thái độ thiếu tôn trọng Ngược lại, trong tiếng Việt, đại từ nhân xưng đích thực ít khi được sử dụng, nhất là trong môi trường giao tiếp gia đình, danh từ chỉ thân tộc vẫn được sử dụng nhất quán trong suốt cuộc hội thoại Trường hợp xưng hô với người ngang hàng hoặc bậc dưới mới có thể dùng đại từ nhân xưng đích thực chứ không thể dùng khi xưng hô với người trên bậc, và thường thì nó mang sắc thái trung tính hoặc suồng sã, thiếu tôn trọng.
Tiếng Trung có đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất là 我 và ngôi thứ hai你 không phân biệt giới tính và được sử dụng nhiều trong xưng hô gia đình, thể hiện nhiều sắc thái biểu cảm trong các tình huống giao tiếp khác nhau Còn trong tiếng Việt thì có đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “tôi” mang sắc thái trung tính và dùng dùng được cho cả nam lẫn nữ, tuy nhiên, trong một số trường hợp, đại từ xưng hô “tôi” cũng mang sắc thái biểu cảm đặc biệt Nhìn chung trong tiếng Việt, “tôi” ít được sử dụng để xưng hô trong gia đình, chủ yếu là được dùng để xưng hô giữa những cặp vợ chồng trung niên, còn trong các mối quan hệ khác như cha – con, anh – em thì hầu như không dùng “tôi” để xưng hô trong các tình huống giao tiếp bình thường.