1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SO SÁNH CƠ CHẾ HÌNH THÀNH HÀM Ý HỘI THOẠI GIỮA TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT TRONG GIAO TIẾP HÀNG NGÀY CỦA XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI QUA BỘ PHIM TRUYỀN HÌNH “CHỈ LÀ 30 THÔI MÀ”

117 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So Sánh Cơ Chế Hình Thành Hàm Ý Hội Thoại Giữa Tiếng Hán Và Tiếng Việt Trong Giao Tiếp Hàng Ngày Của Xã Hội Đương Đại Qua Bộ Phim Truyền Hình “Chỉ Là 30 Thôi Mà”
Trường học Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Học So Sánh, Đối Chiếu
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,07 MB
File đính kèm 30 chưa đủ.zip (264 KB)

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (7)
  • 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (8)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (8)
  • 4. Câu hỏi nghiên cứu (8)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu (9)
  • 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu (10)
  • 7. Cấu trúc luận văn (10)
  • Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN (11)
    • 1.1 Tổng quan nghiên cứu (11)
      • 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới (11)
      • 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam (14)
    • 1.2. Cơ sở lý luận (16)
      • 1.2.1. Hàm ý hội thoại (16)
      • 1.2.2 Một số quan điểm về cơ chế hình thành hàm ý hội thoại (22)
        • 1.2.2.1. Vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất (22)
        • 1.2.2.2. Vi phạm các hành vi ngôn ngữ gián tiếp (23)
        • 1.2.2.3. Vi phạm các quy tắc lập luận (23)
        • 1.2.2.4. Vi phạm quy tắc hội thoại (24)
        • 1.2.2.5. Nói mỉa – một trong những lối dùng nghĩa bóng gần với hàm ngôn hội thoại (28)
      • 1.2.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu trong ngôn ngữ học (29)
  • Chương 2. CƠ CHẾ HÌNH THÀNH HÀM Ý HỘI THOẠI TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT (33)
    • 2.1. Giới thiệu sơ lược về ngữ liệu (33)
      • 2.2.2. Vi phạm các hành vi ngôn ngữ gián tiếp (36)
      • 2.2.3. Vi phạm quy tắc lập luận (39)
      • 2.2.4. Vi phạm phương châm về chất (44)
      • 2.2.5. Vi phạm phương châm về lượng (49)
      • 2.2.6. Vi phạm phương châm quan hệ (55)
      • 2.2.7. Vi phạm phương châm cách thức (56)
    • 2.3. Cơ chế hình thành hàm ý hội thoại trong tiếng Việt (59)
      • 2.3.1. Sự vi phạm quy tắc chiếu vật (59)
    • 2.4. So sánh, đối chiếu với cơ chế hình thành hàm ý hội thoại trong tiếng Việt (79)
      • 2.4.4 So sánh, đối chiếu cơ chế tạo ra hàm ý bởi việc vi phạm phương châm về chất (83)
      • 2.4.7 So sánh, đối chiếu cơ chế tạo ra hàm ý bởi việc vi phạm phương châm cách thức (84)
  • Chương 3. SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT TRONG CƠ CHẾ HÌNH THÀNH HÀM Ý HỘI THOẠI CỦA TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT (86)
    • 3.1. Sự tương đồng trong cơ chế hình thành hàm ý hội thoại giữa tiếng Hán và tiếng Việt (86)
      • 3.1.1. Sự vi phạm quy tắc chiếu vật (86)
      • 3.1.2. Sự vi phạm các hành vi ngôn ngữ gián tiếp (86)
      • 3.1.3. Sự vi phạm quy tắc lập luận (87)
      • 3.1.4. Sự vi phạm phương châm về chất (88)
      • 3.1.5. Sự vi phạm phương châm về lượng (89)
      • 3.1.6. Sự vi phạm phương châm về quan hệ (90)
      • 3.1.7. Sự vi phạm phương châm về cách thức (90)
    • 3.2. Sự dị biệt trong cơ chế hình thành hàm ý hội thoại giữa tiếng Hán và tiếng Việt (93)
      • 3.2.1. Sự vi phạm quy tắc chiếu vật (93)
      • 3.2.2 Sự vi phạm các hành vi ngôn ngữ gián tiếp và vi phạm quy tắc lập luận (95)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Đề tài mà bộ phim này đề cập đến không có gì mới mẻ, nhưng với sự chăm chút về nội dung, chỉ bằng những hội thoại về chủ đề cuộc sống đời thường của ba nhân vật nữ chính nhưng bộ phim đã mang lại cho người xem một giá trị nhân văn cao, giúp người xem cảm nhận được những hàm ý sâu xa trong các hội thoại của các nhân vật. Mặc dù chỉ thể hiện trên bề mặt lời nói, nhưng hàm ý ẩn chứa bên trong lại đóng một vai trò quan trọng trong mối quan hệ của các nhân vật. Nếu chúng ta chỉ dừng lại ở việc xem diễn biến và kết quả của bộ phim thì chưa thể thấy được giá trị cốt lõi của nó. Việc tìm hiểu những hàm ý bên trong câu nói của nhân vật giúp chúng ta hiểu được những thông điệp mà nhà biên kịch muốn gửi gắm, từ đó hiểu được giá trị của mỗi một hàm ý trong một giao tiếp hiệu quả. Trong quá trình tìm hiểu hàm ý của người nói, người nghe cần phải xét rất nhiều phương diện như: ngữ cảnh, vai vế, trạng thái cảm xúc của người nói… nhưng phải trên tinh thần cộng tác. Nếu người nghe vi phạm “nguyên tắc cộng tác” thì việc hiểu nhầm và hiểu sai hàm ý của người nói sẽ xảy ra. Chính giá trị cốt lõi của bộ phim và cách biểu đạt hàm ý của các nhân vật trong từng cuộc hội thoại đã khiến tác giả có cảm hứng và mạnh dạn chọn đề tài “So sánh cơ chế hình thành hàm ý hội thoại giữa tiếng Hán và tiếng Việt qua bộ phim truyền hình “30 thôi mà” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ với mong muốn nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu được hàm ý hội thoại và những cơ chế hình thành nên chúng một cách rõ ràng và sắc nét hơn, từ đó vận dụng tốt hơn trong thực tiễn.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định hàm ý hội thoại dựa trên nguồn ngữ liệu.

- Xác định cơ chế hình thành hàm ý hội thoại

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản như sau:

- Xác định hệ thống các khái niệm và cơ sở lý thuyết có liên quan đến hàm ý hội thoại và cơ chế tạo ra hàm ý hội trong tiếng Hán và tiếng Việt.

- Thu thập, phân tích và thống kê ngữ liệu theo cơ chế hình thành hàm ý hội thoại giữa tiếng Hán và tiếng Việt.

- Tìm ra sự tương đồng và dị biệt trong cơ chế hình thành hàm ý hội thoại giữa tiếng Hán và tiếng Việt.

Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn phải làm rõ được các câu hỏi sau đây:

- Hàm ý hội thoại trong tiếng Hán được sử dụng như thế nào trong giao tiếp đời sống hàng ngày?

- Có bao nhiêu cơ chế hình thành nên hàm ý hội thoại trong tiếng Hán?

- Hàm ý hội thoại trong tiếng Hán có những nét tương đồng và dị biệt nào với hàm ý hội thoại trong tiếng Việt?

- Cơ chế hình thành hàm ý hội thoại có chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nền văn hoá?

Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp sau:

- Thủ pháp thống kê: dùng để thu thập toàn bộ nội dung hội thoại của các nhân vật trong phim “30 thôi mà” tiến hành nhận biết và thống kê các câu thoại mang hàm ý.

- Phương pháp phân loại: phương pháp này dùng để tìm ra những điểm chung trong hàm ý hội thoại trong phim “30 thôi mà” từ đó tiến hành phân loại các hàm ý hội thoại trong phim thuộc cơ chế nào.

- Phương pháp phân tích: từ những hàm ý hội thoại được sử dụng trong phim “30 thôi mà”, tác giả dùng phương pháp này để tìm ra cơ chế hình thành nên các hàm ý hội thoại.

- Phương pháp tổng hợp: sau khi tiến hành phân tích và tìm ra được cơ chế hình thành nên hàm ý hội thoại, sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm xác định được những yếu tố làm nên phong cách hội thoại của các nhân vật trong phim.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp nghiên cứu này được dùng để nghiên cứu những điểm đồng nhất và khác biệt về cơ chế hình thành hàm ý hội thoại trong tiếng Hán và tiếng Việt.

Luận văn nghiên cứu qua nguồn ngữ liệu sau:

Link phim nguyên tác (tiếng Hán): https://eu.duboku.fun/vodplay/1510-1-1.html

Link phim chuyển dịch bằng tiếng Việt: https://fptplay.vn/xem-video/30-chua-phai-la-het-nothing-but-thirty-

Ý nghĩa của việc nghiên cứu

Về mặt lí luận: trên cơ sở trình bày lý thuyết ở phương diện hàm ý hội thoại, cơ chế hình thành hàm ý hội thoại như chiếu vật, ngôn ngữ gián tiếp, lập luận… luận văn giúp xác định cách phân tích và tìm hiểu hàm ý hội thoại từ đó hệ thống hóa các cơ chế hình thành hàm ý hội thoại trong tiếng Hán và tiếng Việt.

Về mặt thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ nguyên nhân tạo ra sự giống và khác biệt trong cơ chế hình thành hàm ý hội thoại của tiếng Hán và tiếng Việt từ đó giúp cho người học hai ngôn ngữ này hiểu rõ được cách sử dụng hàm ý trong giao tiếp Ngoài ra, nghiên cứu này cũng giúp cho việc học tập và giảng dạy tiếng Hán cho sinh viên Việt Nam và tiếng Việt cho sinh viên Trung Quốc thông qua áp dụng các cơ chế tạo ra hàm ý hội thoại để đạt hiệu quả cao trong việc vận dụng vào thực tế giao tiếp,trong công tác dịch thuật hay làm việc trong môi trường doanh nghiệp sử dụng tiếng Hán.

Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và Cơ sở lí luận

Chương 2: So sánh, đối chiếu cơ chế hình thành hàm ý hội thoại trong tiếng Hán và tiếng Việt.

Chương 3: Sự tương đồng và dị biệt trong cơ chế hình thành hàm ý hội thoại của tiếng Hán và tiếng Việt.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tổng quan nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Ngữ dụng học đã xuất hiện từ rất lâu, tuy nhiên mãi cho đến những năm 70 thì ngữ dụng học mới bùng nổ một cách mạnh mẽ cả về lý thuyết lẫn nghiên cứu cụ thể Và khi xuất hiện, ngữ dụng học đã thu hút một số lượng lớn các nhà nghiên cứu khai thác lĩnh vực này Tuy nhiên, việc đề cập cơ chế tạo hàm ý hội thoại chưa nhiều Đặc biệt là các tài liệu mang tính ứng dụng về cơ chế tạo hàm ý hội thoại vào trong những lĩnh vực cụ thể chưa phổ biến.

Hiện nay đã có một số nghiên cứu quan trọng liên quan đến cơ chế hình thành hàm ý như sau: Đầu tiên phải kể đến những nghiên cứu của Herbert Paul Grice (1913-

1988), ông là một nhà triết học ngôn ngữ người Anh, ông được nhiều người biết đến thông qua lý thuyết về hàm ý và “Nguyên tắc cộng tác hội thoại”. Grice cho rằng, trong giao tiếp ngôn ngữ thành công, mọi người cần có mục tiêu giao tiếp chung hoặc ít nhất cần phải có một định hướng giao tiếp chung. Đỗ Hữu Châu đã nhận xét rằng “Dựa vào nguyên tắc cộng tác hội thoại của mình mà Grice đã vạch ra những nét đầu tiên cho lý thuyết về ý nghĩa hàm ẩn Những nét đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng Đến nay bất kì tác giả nào nói đến ý nghĩa hàm ẩn đều không thể không nói đến Grice” (Đỗ Hữu Châu,

Grice cho rằng trong tất cả các hoạt động truyền thông về ngôn ngữ,đều có một “nguyên tắc hợp tác của cuộc nói chuyện (Cooperative Principle -CP” mà cả hai đều phải tuân theo, như vậy hoạt động truyền thông về ngôn ngữ mới có thể đạt mục tiêu cụ thể, có sự hiểu biết ngầm giữa người nói và người nghe Nguyên tắc CP này được thể hiện trong bốn tiêu chí: tiêu chí số lượng; tiêu chí chất lượng; tiêu chí liên kết; tiêu chí phương pháp Các hướng dẫn này giải thích phương thức con người tham gia vào hoạt động hợp tác. Chìa khóa để tạo ra ý nghĩa trò chuyện nằm ở thái độ hợp tác của các bên tham gia giao tiếp tức thời Nguyên tắc hợp tác của Grice được coi là chuẩn mực của hành vi đối thoại của mọi người, có một lực ràng buộc nhất định.

Nhưng nguyên tắc hợp tác chỉ được thể hiện trong một số tiêu chí mô tả, không có tính quy chuẩn nhất định Trong các hoạt động xã hội và trò chuyện hàng ngày, bên đối thoại không tuân thủ nguyên tắc hợp tác, không nhằm mục đích nói dối mà vì một mục đích hay chủ ý nào đó mà có những lời nói mang tính vi phạm nguyên tắc hợp tác Khi đối phương nhận ra rằng mình đã không tuân thủ nguyên tắc hợp tác, anh ta sẽ vượt ra ngoài nghĩa đen của từ để đoán ý nghĩa xấu xa của những lời đối phương nói, tìm hiểu nơi đối phương thể hiện nguyên tắc hợp tác

Horn L.R (1984) đề xuất chuyển bốn nguyên tắc của Grice nên chuyển thành hai nguyên tắc lượng (nguyên lý Q) và quan hệ (nguyên lý R). Nhưng Levinson (1983) đã chỉ trích hai nguyên tắc của Horn vì đã nhầm lẫn giữa giới hạn tối thiểu của nội dung ngữ nghĩa và giới hạn tối thiểu của cách diễn đạt

Levinson đề xuất ba nguyên tắc mới của Grice: nguyên tắc lượng; nguyên tắc lượng thông tin; nguyên tắc phương pháp Về bản chất, nó là sự diễn giải lại hai tiêu chí phụ và tiêu chí phương pháp của tiêu chí định lượng Grice và nó cũng là một bước phát triển mới của lý thuyết Grice về ý nghĩa hội thoại Sự hình thành ý nghĩa hội thoại của Grice là một quá trình phân tích câu thông qua việc nắm bắt ý định của mọi người, kết hợp với ngữ cảnh và kiến thức nền tảng.

Do đó, sự phát sinh ý nghĩa của Grice không sử dụng kiến thức hay hình thức ngữ pháp, mà là một quá trình từ ý định đến ý nghĩa Hình thức dẫn xuất này có thể diễn đạt những gì ngữ pháp không thể giải thích.

Spaber và Wilson đề xuất sử dụng “nguyên tắc phù hợp” để thống nhất bốn tiêu chí do Grice đề xuất Họ tin rằng giao tiếp bằng lời nói là một phần của nhận thức con người Một trong những điều cơ bản của nhận thức con người là con người chỉ chú ý đến, diễn đạt và giải quyết những hiện tượng có liên quan Nguyên tắc phù hợp gần với sự mơ hồ và linh hoạt của giao tiếp ngôn ngữ, nó cố gắng thay thế “nguyên tắc hợp tác” do Grice đề xuất và

“nguyên tắc lịch sự” do Leach đề xuất Đây là một bước phát triển tiếp theo của lý thuyết ý nghĩa hội thoại.

Năm 1996 với sự ra đời của cuốn “Dụng học-Một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ” của tác giả George Yule đã cho rằng: “hàm ý là hiện tượng cái được thông báo nhiều hơn cái được nói ra” và “để hiểu được hàm ý thì phải thừa nhận một nguyên tắc cộng tác cơ bản nào đó đang được hoạt động” (George Yule, 1996, tr.76)

Các nghiên cứu về hàm ý hội thoại của một số nhà ngôn ngữ tại Trung Quốc đa phần đều dựa trên cơ sở lý thuyết của P Grice, Horn Scale, Levison để tổng hợp và đưa ra những quan điểm khác nhau về các loại hàm ý, nguyên tắc cộng tác hội thoại, nguyên lý Q và nguyên lý R Một số ít các nghiên cứu có tiến hành phân tích về hàm ý hội thoại nhưng chưa đi sâu về cơ chế hay phương thức hình thành nên hàm ý hội thoại

Chẳng hạn như Chen Yao (2011) cùng với định hướng nghiên cứu hội thoại, trong luận án tiến sĩ với đề tài “Phân tích hội thoại truyền hình Hoa ngữ”, tác giả đã phân tích các hội thoại của chương trình truyền hình “Lỗ Dữ có hẹn” để tìm ra cấu trúc hội thoại, những quy luật và đặc trưng của hội thoại Tác giả dựa trên diễn biến của cuộc trò chuyện để phân tích và chỉ ra rằng các chương trình Talk show thường chịu sự chi phối bởi kịch bản và ngữ cảnh; khi hai người tiến hành hành hoạt động hội thoại sẽ phải theo sự dẫn dắt và định hướng sẵn của kịch bản chương trình

He Chun Yan (2012) trong bài báo nghiên cứu khoa học “Điều tra nghiên cứu hàm ý hội thoại Anh - Trung”, tác giả thông qua các cuộc điều tra phỏng vấn trực tiếp với bộ câu hỏi dựa trên hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Trung Việc điều tra này nhằm 3 mục đích: (1) điều tra khả năng hiểu ý nghĩa của hội thoại tiếng Anh đối với người học tiếng Anh; (2) điều tra khả năng hiểu ý nghĩa của hội thoại tiếng Trung đối với người học tiếng Trung; (3) tìm hiểu khó khăn bên trong hàm ý hội thoại của người Trung Quốc khi học tiếng mẹ đẻ.

Như vậy, các nghiên cứu trên thế giới hầu hết đều thiên về việc phân loại và định nghĩa về hàm ý hội thoại, một số ít các tác giả có đề cập đến cơ chế hình thành hàm ý hội thoại thông qua diễn đạt bằng những thuật ngữ khác nhau như nguyên tắc cộng tác của H.P.Grice, nguyên lý Q, nguyên lý R của Horn Scale hay nguyên tắc lịch sự của Leach… Mà trong đó người đi đầu trong việc đưa ra các cơ chế phải kể đến là H.P.Grice, ông giúp cho chúng ta hiểu được rằng nếu tất cả người nói và người nghe đều thực hiện tốt nguyên tắc cộng tác thì mọi cuộc giao tiếp đều diễn ra một cách thuận lợi và nội dung rõ ràng Trừ khi chúng ta cố tình vi phạm nguyên tắc cộng tác thì cuộc hội thoại sẽ trở nên mang nhiều ý nghĩa và sắc thái tình cảm hơn Và cũng chính nhờ vào việc đưa ra nguyên tắc cộng tác mà sau này đã xuất hiện một số nghiên cứu ở Việt Nam dựa trên nguyên tắc cộng tác của Grice để khai thác sâu hơn về cơ chế hình thành hàm ý hội thoại.

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Kế thừa tư tưởng từ Grice (1967), Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Đại cương ngôn ngữ học, Tập 2, Ngữ dụng học” đã chỉ ra rằng: để giải đoán được hàm ý hội thoại thì cần phải xác định được cơ chế tạo ra nó Trong nghiên cứu này,ông đã đề cập rất rõ các cơ chế tạo ra hàm ý hội thoại đó là: sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất; sự vi phạm các hành vi ngôn ngữ gián tiếp; sự vi phạm các quy tắc lập luận; sự vi phạm các quy tắc hội thoại trên cơ sở lý thuyết về nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice và ý nghĩa hàm ẩn Có thể nói tác giả Đỗ Hữu Châu là người có nghiên cứu đi sâu và cụ thể về hàm ý hội thoại và cơ chế hình thành hàm ý hội thoại Những quan niệm trên của Đỗ Hữu Châu cũng đã nhận được không ít sự đồng tình

Cơ sở lý luận

Từ những năm 80 của thế kỉ XX, rất nhiều các tác phẩm nghiên cứu đều đưa ra khái niệm liên quan đến hàm ý hội thoại hay hàm ngôn như:Hoàng Phê, Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Hữu

Châu Bên cạnh đó, các nghiên cứu của Đỗ Thị Kim Liên, Đặng Thị Hảo Tâm, Nguyễn Thị Bé, Nguyễn Hoàng Yến, Trịnh Thị Thơm cũng có những nội dung về hàm ngôn hay hàm ý hội thoại

Trong quá trình tìm đọc tài liệu và các nghiên cứu có liên quan, tác giả nhận thấy rằng các nghiên cứu về hàm ý hội thoại được các nhà ngôn ngữ học sử dụng và diễn đạt bằng nhiều tên gọi khác nhau: hàm ý hội thoại, nghĩa hàm ẩn, hàm ngôn…Mỗi một nghiên cứu đều có cách thức định nghĩa về hàm ý hội thoại khác nhau Các tác giả đều cố gắng xây dựng cho riêng mình nền tảng lý luận cơ bản và những giải thích về mặt học thuật khác nhau (hàm ý/hàm ngôn) và ít nhiều còn bất đồng trong những tiêu chí phân loại các loại thông tin hàm ẩn Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều giới hạn trong việc nhận diện các loại hàm ngôn (trong thế đối lập với hiển ngôn) hoặc phân loại các cơ chế/phương thức và chức năng giao tiếp của các loại hàm ngôn trên một tập hợp ngữ liệu nhất định thu thập được từ các loại diễn ngôn, văn bản Dưới đây xin điểm qua một số các quan điểm về hàm ý hội thoại:

Trong văn liệu Việt ngữ học, hàm ngôn thường được hiểu là một tập hợp các thông tin hậu trường/ hàm ẩn (background information) trong đó có ít nhất hai loại cơ bản: hàm ngôn quy ước (conventional implicatures) và hàm ngôn hội thoại (conversational implicatures).

Trong cuốn “Ngữ pháp Việt Nam” (2015), Diệp Quang Ban xem hàm ý hội thoại thuộc về “Dụng học” Tác giả đã đối chiếu hàm ý hội thoại với tiền giả định trên cơ sở phân loại các kiểu hàm ý hội thoại, các đặc tính của hàm ý hội thoại Ông đưa ra định nghĩa: Hàm ý (Implicature) là phần thông báo nhiều hơn phần được nói ra bằng lời Hàm ý có mặt khi người nói nói ra một lời mà thực ra có ý định đưa ra phần nghĩa nhiều hơn nghĩa của từ ngữ được người đó nói ra Hàm ý được dùng trong hội thoại nên cũng được gọi là hàm ý hội thoại (Diệp Quang Ban, 2015, tr 173 - 174) Theo ông, điều kiện để thực hiện thành công một hàm ý hội thoại là người nói phải biết rõ rằng người nghe có chịu cộng tác với mình và có năng lực giải đoán được hàm ý trong lời nói của mình Cần ghi nhận rằng người nghe là người nhận thức những ý nghĩa được thông báo rằng hàm ý thông qua sự giải đoán căn cứ vào câu chữ, cho nên câu nói chứa hàm ý và có câu chứa hàm ý, có câu không chứa hàm ý (Diệp Quang Ban, 2015, tr 175) Từ đó, Diệp Quang Ban đưa ra sự phân biệt trong hàm ý hội thoại như sau:

- Hàm ý hội thoại thông dụng

- Hàm ý hội thoại đặc dụng

Còn với GS Đỗ Hữu Châu, ông cho rằng: “Một phát ngôn ngoài cái ý nói ra trực tiếp nhờ các yếu tố ngôn ngữ (âm, từ, kết cấu cú pháp… ) còn có rất nhiều ý nghĩa khác nhau nữa mà người nghe dùng đến thao tác suy ý và dựa vào những yếu tố ngoài ngôn ngữ, vào văn cảnh, vào các quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển lập luận, điều khiển hội thoại… mới nắm bắt được Ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ mang lại được gọi là ý nghĩa tường minh, có tác giả gọi là hiển ngôn, còn gọi là ý nghĩa theo câu chữ của phát ngôn Các ý nghĩa nhờ suy ý nới nắm bắt gọi gọi là ý nghĩa hàm ẩn”, Đỗ Hữu Châu trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học (tập 2) đã viết như vậy và ông cũng phân loại ý nghĩa hàm ẩn theo hai tiêu chí (Đỗ Hữu Châu,

- Dựa vào bản chất của chúng (ngữ nghĩa hay ngữ dụng)

- Dựa vào chức năng của chúng trong diễn ngôn (là đối tượng hay không phải là đối tượng của diễn ngôn)

Xét ở tiêu chuẩn 1, tác giả phân biệt ý nghĩa hàm ẩn thành ý nghĩa hàm ẩn ngữ dụng học và ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học:

- Ý nghĩa hàm ẩn ngữ dụng học là những ý nghĩa hàm ẩn có quan hệ với các quy tắc ngữ dụng như các quy tắc chiếu vật, quy tắc lập luận, các hành vi ngôn ngữ, các quy tắc hội thoại…

- Ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học là ý nghĩa hàm ẩn có quan hệ với nội dung mệnh đề đó Ý nghĩa này chỉ có quan hệ với các nhân tố ngôn ngữ biểu thị nội dung mệnh đề Trong số ý nghĩa hàm ẩn ngữ dụng học và ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học có thể tách thành hai loại: tiền giả định và các hàm ngôn

Từ quan niệm trên, Đỗ Hữu Châu cho rằng: Tiền giả định là những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra ý nghĩa tường minh của mình Hàm ngôn là tất cả những nội dung có thể suy ra từ một phát ngôn cụ thể nào đó; từ ý nghĩa tường minh (ý nghĩa theo câu chữ) cùng với tiền giả định của nó (Đỗ Hữu Châu, 2001, tr.2, 362) Hay Hàm ngôn là những hiểu biết hàm ẩn có thể suy ra từ ý nghĩa tường minh Nếu không có ý nghĩa tường minh và tiền giả định của nó không thể suy ra được hàm ngôn thích hợp (Đỗ Hữu Châu, 2001, tr.2, 367)

Theo tiêu chuẩn 2, dựa trên sự phân loại của Grice về ý nghĩa hàm ẩn Đỗ Hữu Châu cũng phân biệt ý nghĩa hàm ẩn thành ý nghĩa hàm ẩn từ nhiên và ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên Theo ý kiến của Grice, điều kiện để một ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên trở thành ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên là nó phải nằm trong ý định của người nói và cái ý định đó phải được người nghe nhận biết.

Cao Xuân Hạo trong “Tiếng Việt: mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa” đã định nghĩa hiển ngôn (nghĩa tường minh) và nghĩa hàm ẩn như sau:Mỗi câu nói đều truyền đạt đến người nghe một thông báo nhất định Thông báo này thường gồm hai phần Phần thứ nhất là những gì mà người nghe có thể trực tiếp nhận ra nhờ nghĩa nguyên văn (gồm có nghĩa đen và một số nghĩa bóng quên thuộc) của những từ ngữ có mặt trong câu và nhờ những mối quan hệ cú pháp giữa các từ ngữ ấy: đó là nghĩa hiển ngôn của câu nói.Phần thứ hai là những gì không có sẵn trong nghĩa nguyên văn của các từ ngữ và trong những mối quan hệ cú pháp ấy, nhưng vẫn thấu đến người nghe thông qua một sự suy diễn: đó là nghĩa hàm ẩn của câu nói (Cao Xuân Hạo,

2007, tr.5, 468) Theo ông hiển ngôn có tiền giả định và hiển nghĩa Hai mặt này có quan hệ gắn bó với nhau Còn hàm ngôn gồm có hàm nghĩa và ẩn ý - Hàm nghĩa: Cái nghĩa trong bề sâu của quan hệ giữa các ngữ trong nguyên văn mà phải suy ra từ quan hệ giữa các nghĩa trong cấu trúc và từ ngôn cảnh nguyên văn nói (Cao Xuân Hạo, 2007, tr.5, 112)

Ví dụ: Nó giải được năm bài thì ba bài đúng (Hàm nghĩa là hai bài kia thì sai.)

- Ẩn ý: Cái ý nghĩa ẩn kín đằng sau nguyên văn, suy ra được từ tiền giả định, hiển nghĩa, hàm nghĩa và ngôn cảnh; nó có thể không được nhận ra nhưng cũng rất dễ chối vì hoàn toàn không được nói ra (Cao Xuân Hạo,

Và cuối cùng, Cao Xuân Hạo đã đưa ra nhận định về hàm ý như sau: Trong các hàm ý của câu, có thể phân biệt hàm ý ngôn ngữ và hàm ý hội thoại (hay hàm ngôn) Hàm ý ngôn ngữ là các ý không được nói thẳng ra nhưng có chứa đựng sẵn trong nghĩa nguyên văn của câu, mà trong tình huống nào người nghe cũng có thể suy ra được Hàm ý hội thoại là cái ý mà người nghe phải căn cứ vào tình huống phát ngôn (nói trong hoàn cảnh nào, ai nói, nói với ai…) mới suy ra được (Cao Xuân Hạo, 2007, tr.491).

Theo quan điểm của Hoàng Phê trong cuốn “Logic - Ngôn ngữ học”,ông cho rằng dựa vào mối quan hệ với chức năng thông báo thì trong phát ngôn có cái người ta không có ý định nói ra, có cái người ta muốn nói ra Cái không nói ra được gọi là tiền giả định, cái nói ra gồm hai bộ phận: nói ra trực tiếp gọi là hiển ngôn, cái nói ra gián tiếp gọi là hàm ngôn Ông viết: Nếu ở đây ở hai cấp độ thì đó là cấp độ của cái nói ra và cấp độ cái không nói ra(tiền giả định) Trong cái nói ra lại có sự đối lập giữa cái nói ra trực tiếp (hiển ngôn) và cái nói ra gián tiếp (hàm ngôn) Có thể nghĩ rằng nói ra gián tiếp thì cũng như không nói ra nhưng thật ra có một sự khác nhau rất cơ bản Chính cái không nói ra lại cho là bất tất phải nói (tiền giả định) cùng với cái nói ra trực tiếp (hiển ngôn) là cơ sở cho cái nói ra gián tiếp (hàm ngôn) người ta hiểu được hàm ngôn là nhờ vào tiền giả định và hiển ngôn (Hoàng Phê, 2003, tr.10, 99) Theo Hoàng Phê, trong hiển ngôn có sự đối lập giữa cái đã biết và cái mới Sự đối lập này cho phép vạch ra cấu trúc ngữ nghĩa của lời một sự đối lập khác, rộng hơn giữa phần không có giá trị thông báo (tiền giả định và cái đã biết trong hiển ngôn) với phần có giá trị thông báo (cái mới trong hiển ngôn và hàm ngôn) Từ hiển ngôn và tiền giả định suy ra hàm ngôn là một hình thức suy luận gọi là suy ý Từ quan niệm trên Hoàng Phê cho rằng: Hàm ngôn là những gì người nghe phải tự mình suy ra từ hiển ngôn và tiền giả định, để hiểu được đúng và đầy đủ những ý nghĩa của lời trong một ngôn cảnh nhất định (Hoàng Phê, 2003, tr.10, 106) Trong công trình nghiên cứu này, Hoàng Phê phân biệt hàm ngôn có hai lớp khác nhau: đó là hàm ý, phần nội dung hàm ngôn có thể suy ý trực tiếp và không khó khăn, không phụ thuộc vào ngôn cảnh, độ tin cậy tương đối cao Còn ngụ ý là phần nội dung hàm ngôn phụ thuộc nhiều vào ngôn cảnh và phải suy ý gián tiếp, độ tin cậy của suy ý thường cao.

CƠ CHẾ HÌNH THÀNH HÀM Ý HỘI THOẠI TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT

Giới thiệu sơ lược về ngữ liệu

Bộ phim “ 30 thôi mà” của đạo diễn Trương Hiểu Ba và nhà biên kịch Trương Anh Cơ được sản xuất vào năm 2020, phát sóng trên kênh duboku.tv năm 2021 Đây là bộ phim thuộc thể loại tâm lí xã hội, lấy bối cảnh cuộc sống đô thị để kể những câu chuyện về đời sống, tình cảm phổ biến trong xã hội của ba nhân vật chính là ba cô gái đã ở độ tuổi 30

Thật ra, đề tài mà bộ phim này đề cập đến không có gì mới mẻ, nội dung phim xoay quanh cuộc sống của ba nhân vật nữ chính: Cố Giai, Vương Mạn Ni và Chung Hiểu Cần nhưng với sự đầu tư về nội dung hội thoại, bộ phim đã chiếm trọn tình cảm của khán giả Nhà biên kịch Trương Anh Cơ đã mất hai năm để xây dựng tâm lí của nhân vật Cô đã tâm huyết, dày công để xây dựng nên nội dung hội thoại của các nhân vật Sau khi xem xong bộ phim, bản thân tôi cũng là người phụ nữ đã có gia đình, tôi cũng cảm thấy đâu đó phảng phất hình ảnh của mình, và tôi nghĩ rằng bất kì người phụ nữ nào trong chúng ta cũng sẽ có lúc nhìn thấy bóng dáng của mình trong bộ phim Đặc biệt hơn, chỉ bằng những hội thoại về chủ đề cuộc sống đời thường của ba nhân vật nữ chính nhưng bộ phim đã mang lại cho người xem một giá trị nhân văn cao, giúp người xem cảm nhận được những hàm ý sâu xa trong các hội thoại của các nhân vật.

2.2 Cơ chế hình thành hàm ý hội thoại trong tiếng Hán

Bảng 2.1: Số lượng câu thoại vi phạm theo từngcơ chế hình thành hàm ý hội thoại

Stt Vi phạm cơ chế tạo ra hàm ý hội thoại Số lượng

1 Vi phạm quy tắc chiếu vật 16

2 Vi phạm các hành vi ngôn ngữ gián tiếp 146

3 Vi phạm quy tắc lập luận 163

4 Vi phạm phương châm về chất 49

5 Vi phạm phương châm về lượng 77

6 Vi phạm phương châm quan hệ 23

7 Vi phạm phương châm cách thức 47

(Nguồn: Do tác giả tổng hợp từ bộ phim “30 thôi mà”)

2.2.1 Sự vi phạm quy tắc chiếu vật

Trong tiếng Hán, chỉ có các đại từ nhân xưng: 我, 你, 她(他) để chỉ đối phương hoặc người thứ 3, chính vì vậy cơ chế vi phạm chiếu vật rất ít, trừ khi sử dụng một từ ngữ khác thì mới có thể xác định rõ ràng có người nói cố tình vi phạm quy tắc chiếu vật hay không, ví dụ :

(1) 宋东湖:有人吗?(Tống Đông Hồ: Có ai không?)

王漫妮:你好! 欢迎光临米希亚! 欢迎光临米希亚! 欢迎光临米希亚!(Vương Mạn Ni: Xin chào, hoan nghênh quý khách đến Misia.)

宋东湖:你是王漫妮吧?(Tống Đông Hồ: Cô là Vương Mạn Ni nhỉ?)

宋东湖的女友:你们认识啊?(Bạn gái Tống Đông Hồ: Hai người quen nhau à?)

宋东湖:老朋友了。你有什么需要让她给你服务.(Tống Đông Hồ: Bạn cũ Em cần gì thì bảo cô ấy lấy cho.) Ở phân cảnh này, Tống Đông Hồ mặc dù vẫn sử dụng đại từ “你” để xưng hô với Vương Mạn Ni, nhưng trong ngữ cảnh này, anh ta cố tình không nhận ra Vương Mạn Ni - người trước đây đã từng được mai mối gặp mặt và đi dự tiệc cùng anh ta Hay ở phân cảnh khác, khi Vương Mạn Ni ở bên ngoài chờ bạn gái của Tống Đông Hồ thử quần áo, Tống Đông Hồ tiến đến nói với Vương Mạn Ni:

(2) 宋东湖:王小姐,你的服务真好。(Tiểu thư Vương, cô phục vụ thật là tốt.)

王漫妮:应该的,怎么样? (Vương Mạn Ni: Nên vậy, sao thế?)

Rõ ràng ở phân cảnh này, Vương Đông Hồ đã dùng cách xưng hô

“Tiểu thư Vương” để nói chuyện với Vương Mạn Ni Anh ta đã cố tình vi phạm quy tắc chiếu vật bằng cách thay đổi cách xưng hô để biểu thị hàm ý mỉa mai, trả đũa cũng như muốn tỏ rõ khoảng cách trong mối quan hệ với Vương Mạn Ni.

Trong tập 11, chúng ta cũng thấy có sự vi phạm về quy tắc chiếu vật rất rõ ràng ở phân cảnh Chung Hiểu Cần mời Chung Hiểu Dương đi ăn tối, lúc thanh toán tiền nhiều, Chung Hiểu Cần đã nói với Chung Hiểu Dương sao ăn nhiều thế:

(3) 钟晓芹:都多七点了,我给你点。你看你要吃什么?(Chung Hiểu Cần: Đã 7 giờ rồi, để tôi gọi món cho cậu, cậu xem cậu muốn ăn gì?)

钟晓阳:我自己点,好啦 点好了。 点好了。(Chung Hiểu Dương: Em tự gọi, xong rồi, gọi xong rồi.)

钟晓芹:三百六,你吃多少啊! 欢迎光临米希亚!(Chung Hiểu Cần: Ba trăm sáu mươi tệ, cậu ăn nhiều như vậy à!)

钟晓阳:我这大晚上受苦受累的,是因为谁啊?小姐你没这么抠门啊 (Chung Hiểu Dương: Cả tối nay em vì ai mà chịu khổ thế chứ ? Tiểu thư, cô đừng có keo kiệt như vậy.)

(4) 沈叔叔:嘿嘿,儿子,你说带我来旅游的,就住这么一酒店,啊 , 撑死了三星的吧,还整一标间,我告诉你,我,诶,这个,给吧赶紧泡 上,啊,最好加根火腿肠,这顿咱们就这么凑合了,下顿可不再凑合,

啊, 一定是海鲜烧烤那种,我要那个鲍鱼龙虾呀,烤一盘的那种。

(11’52) (Ông Thẩm: Này này, con trai, con nói đưa bố đi du lịch, chỉ ở khách sạn như thế này à, cùng lắm là khách sạn ba sao mà còn là phòng tiêu chuẩn nữa Bố nói cho con biết, bố, cái này, mau đi pha cho bố đi À, tốt nhất là thêm cây xúc xích, bữa này chúng ta tạm như vậy, bữa sau không tạm như vậy đâu, nhất định phải là đồ nướng hải sản, bố muốn bào ngư tôm hùm, nướng một đĩa như vậy đấy.) Đây là phân cảnh ở tập 15 (11’52): con trai của ông Thẩm là Thẩm Kiệt mở công ty pháo hoa, không may bị nổ làm chết người Thẩm Kiệt bị bắt, còn vợ con thì phải trốn sang nước ngoài Trước khi đi, vợ Thẩm Kiệt nhờ vợ chồng Cố Giai chăm sóc giúp ông Thẩm Khi nghe được tin con trai xảy ra biến cố, trong khi bản thân mình thì đi du lịch ở nước ngoài Vì cảm thấy xấu hổ và đau thương nên ông Thẩm giả vờ bị sang chấn tâm lí, mất trí nhớ nhằm né tránh bố của Cố Giai Trong phân cảnh này, ông đã cố tình gọi bố của Cố Giai là con trai, còn xưng hô mình là bố Mặc dù trong những câu tiếp theo, ông Thẩm vẫn dùng đại từ xưng hô “你”, “我” nhưng rõ ràng chúng ta phải dựa vào tính tiết là ông gọi bố của Cố Giai là “儿子” thì chúng ta mới có thể biết được trong tình huống đó ông đang xưng hô như thế nào.

2.2.2 Vi phạm các hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Như đã đề cập đến ở mục Khái lược về cơ chế hình thành hàm ý hội thoại, đây là một trong những cơ chế được sử dụng khá nhiều trong cả quá trình phân tích ngữ liệu của bộ phim Chúng ta cùng xem một số câu thoại điển hình được tạo ra bởi cơ chế này:

(5) 副店长:好,分配一下今天的任务啊。琳达,女装去;南希,男 装,佐伊,鞋;艾达,配饰;马斯,妮妮,包区。(Cửa hàng phó: Được rồi, phân công công việc của ngày hôm nay nhé Linda: khu vực quần áo nữ, Nacy: quần áo nam, Joe: giày, Ada: phụ kiện, Max, Ni Ni: khu túi xách.)

马斯 Max: 好 (ok)。

副店长:各自准备下去吧。(Cửa hàng phó: Mọi người tự đi chuẩn bị đi.) 琳达:难怪妮妮业绩老是在前边,她已经连续三个班站包区了。(10’29) (Linda: Chả trách mà thành tích Ni Ni luôn đứng đầu, cô ây liên tiếp phụ trách khu vực túi xách ba ca liên tục.)

Cơ chế hình thành hàm ý hội thoại trong tiếng Việt

2.3.1 Sự vi phạm quy tắc chiếu vật

Trong tiếng Hán, chỉ có các đại từ nhân xưng: 我, 你, 她(他) để chỉ đối phương hoặc người thứ 3, chính vì vậy cơ chế vi phạm chiếu vật rất ít, trừ khi sử dụng một từ ngữ khác thì mới có thể xác định rõ ràng có người nói cố tình vi phạm quy tắc chiếu vật hay không, ví dụ trong phim Cụ thể ở tập 4, đoạn Tống Đông Hồ dắt bạn gái đi mua sắm tại trung tâm thương mại nơi Ni

Ni làm việc, lúc bạn gái đang thử quần áo thì Vương Đông Hồ đứng nói chuyện với Ni Ni:

Tống Đông Hồ: Có ai không?

Vương Mạn Ni: Xin chào, hoan nghênh quý khách đến

Tống Đông Hồ: Cô là Vương Mạn Ni nhỉ?

Bạn gái Tống Đông Hồ: Hai người quen nhau à?

Tống Đông Hồ: Bạn cũ Em cần gì thì bảo cô ấy lấy cho. Ở phân cảnh này, Tống Đông Hồ mặc dù vẫn sử dụng đại từ “你” để xưng hô với Vương Mạn Ni, nhưng trong ngữ cảnh này, anh ta cố tình không nhận ra Vương Mạn Ni - người trước đây đã từng được mai mối gặp mặt và đi dự tiệc cùng anh ta Hay ở phân cảnh khác, khi Vương Mạn Ni ở bên ngoài chờ bạn gái của Tống Đông Hồ thử quần áo, Tống Đông Hồ tiến đến nói với Vương Mạn Ni:

Tiểu thư Vương, cô phục vụ thật là tốt.

Vương Mạn Ni: Nên vậy, sao thế?

Rõ ràng ở phân cảnh này, Vương Đông Hồ đã dùng cách xưng hô

“Tiểu thư Vương” để nói chuyện với Vương Mạn Ni Anh ta đã cố tình vi phạm quy tắc chiếu vật bằng cách thay đổi cách xưng hô để biểu thị hàm ý mỉa mai, trả đũa cũng như muốn tỏ rõ khoảng cách trong mối quan hệ với

Trong tập 11, chúng ta cũng thấy có sự vi phạm về quy tắc chiếu vật rất rõ ràng ở phân cảnh Chung Hiểu Cần mời Chung Hiểu Dương đi ăn tối, lúc thanh toán tiền nhiều, Chung Hiểu Cần đã nói với Chung Hiểu Dương sao ăn nhiều thế:

Chung Hiểu Cần: Đã 7 giờ rồi, để tôi gọi món cho cậu, cậu xem cậu muốn ăn gì?

Chung Hiểu Dương: Em tự gọi, xong rồi, gọi xong rồi.

Chung Hiểu Cần: Ba trăm sáu mươi tệ, cậu ăn nhiều như vậy à!

Chung Hiểu Dương: Cả tối nay em vì ai mà chịu khổ thế chứ? Tiểu thư, cô đừng có keo kiệt như vậy (11’52) Ông Thẩm: Này này, con trai, con nói đưa bố đi du lịch, chỉ ở khách sạn như thế này à, cùng lắm là khách sạn ba sao mà còn là phòng tiêu chuẩn nữa Bố nói cho con biết, bố, cái này, mau đi pha cho bố đi À, tốt nhất là thêm cây xúc xích, bữa này chúng ta tạm như vậy, bữa sau không tạm như vậy đâu, nhất định phải là đồ nướng hải sản, bố muốn bào ngư tôm hùm, nướng một đĩa như vậy đấy. Đây là phân cảnh ở tập 15 (11’52): con trai của ông Thẩm là Thẩm Kiệt mở công ty pháo hoa, không may bị nổ làm chết người Thẩm Kiệt bị bắt, còn vợ con thì phải trốn sang nước ngoài Trước khi đi, vợ Thẩm Kiệt nhờ vợ chồng Cố Giai chăm sóc giúp ông Thẩm Khi nghe được tin con trai xảy ra biến cố, trong khi bản thân mình thì đi du lịch ở nước ngoài Vì cảm thấy xấu hổ và đau thương nên ông Thẩm giả vờ bị sang chấn tâm lí, mất trí nhớ nhằm né tránh bố của Cố Giai Trong phân cảnh này, ông đã cố tình gọi bố của Cố Giai là con trai, còn xưng hô mình là bố Mặc dù trong những câu tiếp theo, ông Thẩm vẫn dùng đại từ xưng hô “你”, “我” nhưng rõ ràng chúng ta phải dựa vào tính tiết là ông gọi bố của Cố Giai là “儿子” thì chúng ta mới có thể biết được trong tình huống đó ông đang xưng hô như thế nào.

2.3.2 Vi phạm các hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Như đã đề cập đến ở mục Khái lược về cơ chế hình thành hàm ý hội thoại, đây là một trong những cơ chế được sử dụng khá nhiều trọng cả quá trình phân tích ngữ liệu của bộ phim Chúng ta cùng xem một số câu thoại điển hình được tạo ra bởi cơ chế này:

Cửa hàng phó: Được rồi, phân công công việc của ngày hôm nay nhé. Linda: khu vực quần áo nữ, Nacy: quần áo nam, Joe: giày, Ada: phụ kiện, Max, Ni Ni: khu túi xách.

Cửa hàng phó: Mọi người tự đi chuẩn bị đi.

Linda: Chả trách mà thành tích Ni Ni luôn đứng đầu, cô ây liên tiếp phụ trách khu vực túi xách ba ca liên tục.

Vương Mạn Ni: Cứ ngồi đến lượt trực ca của người khác, chả trách thành tích mãi không lên

Các đồng nghiệp: Đúng vậy.

Linda: Thành tích của cô từ đâu mà có, trong lòng cô rõ nhất, là người mà đến bảo vệ cũng không bỏ qua mà.

Vương Mạn Ni: Vậy thì tôi nói lại lần nữa cho rõ, đàn ông hay đàn bà tôi đều không bỏ qua. Đây là phân cảnh trong tập 1, cuộc họp giao ban đầu giờ hàng ngày diễn ra tại cửa hàng, theo thông lệ hàng ngày cửa hàng phó sẽ yêu cầu các nhân viên bán hàng báo cáo doanh thu của mình theo từng ngày, và cửa hàng trưởng sẽ phân khu vực bán hàng cho từng nhân viên Sau khi nghe cửa hàng phó phân khu vực cho từng người, Linda - một nữ nhân viên bán hàng cũng là người luôn cạnh tranh với Vương Mạn Ni đã lên tiếng và cuộc hội thoại giữa hai người diễn ra, trong phân cảnh này đã xuất hiện 2 câu mang hàm ý hội thoại được tạo ra bởi cơ chế này:

- “Chả trách doanh thu của Ni Ni luôn ở phía trước, cô ta đã liên tục phụ trách khu vực bán túi xách trong 3 ngày rồi” Ở đây, không phải Linda đang khen Vương Mạn Ni mà hàm ý của cô ta là vì Vương Mạn Ni được phân khu vực bán túi xách trong 3 ngày, mặt hàng này vốn dĩ luôn thuộc top dễ bán so với các mặt hàng khác, và cũng có thể Linda sẽ còn một hàm ý sâu xa khác đó là cô muốn ngầm nói của hàng trưởng đang thiên vị cho Ni Ni.

- “Vậy thì tôi nói lại một lần nữa cho rõ, đàn ông hay đàn bà tôi đều không bỏ qua.” Nếu xét theo ngữ nghĩa trên từng con chữ của câu nói này thì chúng ta chỉ hiểu được một nghĩa duy nhất đó là: trong quá trình bán hàng, Vương Mạn Ni thấy khách nào cũng mời chào, miễn là bán được hàng Tuy nhiên, hàm ý mà Vương Mạn Ni muốn gửi đến đồng nghiệp của mình lại rất sâu xa: cô muốn nói với Linda rằng cô là người không từ thủ đoạn, và cũng giống như Linda vậy, điều này rõ ràng là cô đang mượn lời nói của Linda để đáp trả lại Linda và nói thẳng ra rằng Linda mới chính là người không từ thủ đoạn và “nam nữ đều không bỏ qua”.

Trong cuộc hội thoại này, rõ ràng cả Linda và Vương Mạn Ni đều sử dụng lối nói gián tiếp để có thể đạt được hàm ý mình muốn nói một cách triệt để Tuy rằng không khí của cuộc nói chuyện không nặng nề nhưng đủ để đối phương có thể hiểu được hàm ý của mỗi bên.

Trong một tình huống khác, khi Ni Ni đang tư vấn sản phẩm cho một người phụ nữ, theo dõi thấy người phụ nữ này tuy ăn mặc xuề xòa, tầm thường nhưng lại có ý muốn mua bộ trang sức làm từ đá quý, vì muốn tranh giành với Vương Mạn Ni nên Linda đã lấy cớ mang nước uống vào để mời khách hàng, tuy nhiên Vương Mạn Ni đã kịp nhận ra ý đồ của Linda nên ngay khi Linda vừa mang nước vào thì Ni Ni đã chặn ngay cửa ra vào và nói với Linda:

Vương Mạn Ni: Linda, đưa cho tôi được rồi.

Qua câu này nếu chúng ta không biết được mối quan hệ giữa Linda và Vương Mạn Ni, cũng như không xét đến ngữ cảnh lúc đó thì rõ ràng chúng ta chỉ nghĩ rằng Vương Mạn Ni chỉ là ra đỡ lấy ly nước từ đồng nghiệp của mình và không muốn làm phiền đến đồng nghiệp của mình mà thôi Nhưng trên thực tế, Ni Ni hiểu rõ con người thật của Linda, nên mặc dù lời nói mới thoáng nghe tưởng chừng không có hàm ý gì, nhưng thực tế Ni Ni không muốn Linda chen vào công việc của mình, cũng như muốn nhắn nhủ Linda rằng: việc của tôi hãy để tôi làm được rồi, cô không cần vào phục vụ khách hàng.

Phân cảnh tại bệnh viện, bố của Chung Hiểu Cần lên cơn đau tim, Trần

Dữ và Hiểu Cần đang ở bệnh viện, đoạn hội thoại dưới đây là lúc đưa bố của Chung Hiểu Cần về nhà (tập 15):

Mẹ của Chung Hiểu Cần: Vậy cậu ta đi công tác thì con qua ở với bố mẹ hai ngày vậy.

Chung Hiểu Cần: Con, con hai ngày tới việc công ty đặc biệt nhiều, hơi bận chút.

Rõ ràng Chung Hiểu Cần vẫn có thể sắp xếp thời gian để đến ở cùng bố mẹ, nhưng vì sợ bố mẹ phát hiện việc ly hôn của hai vợ chồng nên mượn cớ công việc.

Hứa Huyễn Sơn: Thế em cứ vòng qua vòng lại chẳng phải vẫn là chuyện xưởng trà sao?

Cố Giai: Là chuyện xưởng trà đấy!

Hứa Huyễn Sơn: Được, dù sao cái nhà này đều nghe theo em, em xem rồi mà làm, muốn làm như thế nào thì làm thế ấy. Đây là phân cảnh diễn ra tại nhà Cố Giai ở tập 16 (29’20), Cố Giai vẫn kiến trì ý định mở xưởng sản xuất trà, nhưng Hứa Huyễn Sơn không đồng tình Sau khi nghe Cố Giai đưa ra một loạt ý kiến thì Huyễn Sơn đã dung lời nói gián tiếp biểu đạt hàm ý của mình rằng: những gì anh ta nói Cố Giai không tiếp thu, trước giờ cô luôn cố chấp và quyết định mọi việc trong gia đình, không màng đến ý kiến của chồng mình, nên anh ta không muốn tham gia trong việc này nữa, muốn để cô ấy tự quyết định.

So sánh, đối chiếu với cơ chế hình thành hàm ý hội thoại trong tiếng Việt

Để hiểu rõ được sự giống và khác nhau giữa tiếng Hán và tiếng Việt trong quá trình sử dụng cơ chế này để tạo ra hàm ý, tôi xin đưa ra biểu thống kê số liệu phân tích nguồn ngữ liệu mà tôi đã tổng hợp như sau:

Bảng 2.2.Bảng thống kê các hàm ý cơ chế vi phạm quy tắc chiếu vật Đại từ nhân xưng Tiếng Hán Tiếng Việt Vi phạm

Ngôi thứ nhất 我 Tôi, em, anh, chị, con, cô, chú, bác, ông, bà…

Ngôi thứ nhì 你 Cậu, bạn, em, anh, chị, cháu, con, bác, ông, bà…

Ngôi thứ 3 她、他、小

Cô ấy, anh ấy, tiểu thư, ông, ngài, chị ấy, bà ấy

Sử dụng tên riêng, danh xưng

佳姐、王太 太、于太 太、徐总、

Chị Giai, bà Vương, bà

Vu, TGĐ Hứa, TGĐ Vương, chị Lục

(Nguồn: Do tác giả tổng hợp từ bộ phim “30 thôi mà”)

Căn cứ vào bảng số liệu thống kê bên trên, tôi rút ra được sự giống và khác nhau giữa tiếng Hán và tiếng Việt khi áp dụng cơ chế vi phạm chiếu vật để tạo hàm ý như sau:

- Giống nhau: cả tiếng Hán và tiếng Việt đều sử dụng tên gọi, tên chức danh để xưng hô đối phương.

- Khác nhau: đối với ngôi thứ nhất và ngôi thứ nhì tiếng Hán chỉ sử dụng duy nhất “我” và “你” Vì sao lại có sự khác nhau này ?

Theo thói quen giao tiếp của người Trung Quốc, thì cách sử dụng của từ này có hai trường hợp:

1 Trong lần đầu gặp mặt, xã giao nếu đối phương là nữ, trẻ tuổi thì sử dụng từ này nhằm biểu thị sự khách sáo và tôn trọng của người nói đối với đối phương.

2 Trong một mối quan hệ, nếu một trong 2 người xưng hô đối phương như vậy, chứng tỏ người nói muốn tỏ thái độ không hài lòng, mỉa mai hoặc muốn tạo khoảng cách với đối phương.

Trong tiếng Hán, chỉ có các đại từ nhân xưng: “ ”我 , “ ”你 để chỉ đối phương là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và ngôi thứ nhì, đối với đại từ nhân xưng ngôi thứ ba thì tiếng Hán sử dụng đại từ “ ” “ ”他 , 她 (anh ấy, cô ấy, nó, lão ta, bà ta…) hoặc ngôi thứ ba cũng có thể được xưng hô dưới dạng: tên riêng, tên chức danh, tên gọi theo cao thấp trong gia đình… Qua quá trình phân tích nguồn ngữ liệu, tôi thấy rằng hàm ý mà các nhân vật trong bộ phim mang đến được tạo ra bởi cơ chế vi phạm chiếu vật rất ít cũng như không rõ ràng và phong phú như trong tiếng Việt Nếu như trong tiếng Việt, chỉ cần thay đổi cách xưng hô là đã có thể biểu thị được hàm ý về mặt mối quan hệ giữa người nói và người nghe, cũng chính nhờ vào đặc điểm này mà tiếng Việt có muôn vàn sắc thái tình cảm trong khi biểu đạt hàm ý, thậm chí có khi còn điều khiển được cả cao trào của cuộc hội thoại Trong khi đó, đối với tiếng Hán, vì các đại từ hay từ ngữ dùng để xưng hô đơn giản hơn, trừ khi sử dụng một từ ngữ khác thì mới có thể xác định rõ ràng có người nói cố tình vi phạm quy tắc chiếu vật hay không.

2.4.2 So sánh, đối chiếu cơ chế tạo ra hàm ý bởi việc vi phạm quy tắc ngôn ngữ gián tiếp

Bảng 2.3 Bảng thống kê các hàm ý cơ chế vi phạm quy tắc ngôn ngữ gián tiếp

Mục đích sử dụng cơ chế Tiếng Hán Tiếng Việt

Biểu thị sự khen, chê + +

Biểu thị sự không hài lòng + +

Biểu thị sự châm chọc, đả kích hay mỉa mai + +

Biểu thị sự nhắn nhủ, khuyên can + +

Muốn phớt lờ hoặc cắt ngang câu chuyện + +

(Nguồn: Do tác giả tổng hợp từ bộ phim “30 thôi mà”)

Qua thống kê và phân loại từng hàm ý cụ thể ở cơ chế này, tôi phát hiện rằng: đối với cách nói hàm ý sử dụng lối nói gián tiếp thì cả tiếng Hán và tiếng Trung đều sử dụng triệt để cơ chế này Và chính điều này đã thể hiện được nét tương đồng trong văn hóa giao tiếp của người Trung Quốc và người Việt Nam Trong quá trình giao tiếp, cả người Việt và người Trung Quốc đều không nói thẳng mà thích nói tránh, cũng có thể mượn một một câu chuyện, một nhân vật nào đó để thay lời muốn nói Việc sử dụng cơ chế ngôn ngữ gián tiếp sẽ giúp cho người nói đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp mà không phải chịu trách nhiệm với đối phương của mình Tuy nhiên, trong sự tương đồng đó, ta vẫn thấy tần suất sử dụng khác nhau, điều này làm nên sự khác biệt giữa tiếng Hán và tiếng Việt.

2.4.3 So sánh, đối chiếu cơ chế tạo ra hàm ý bởi việc vi phạm quy tắc lập luận

Bảng 2.4 Bảng thống kê các hàm ý cơ chế vi phạm quy tắc lập luận

Mục đích sử dụng cơ chế Tiếng Hán Tiếng Việt

Khuyên nhủ, nhắc nhở hoặc từ chối yêu cầu của đối phương

Không hài lòng, không đồng tình ý kiến/việc làm của đối phương

Chỉ trích, đáp trả đối phương + +

(Nguồn: Do tác giả tổng hợp từ bộ phim “30 thôi mà”)

Trong tổng số 163 câu hội thoại mang hàm ý được tạo ra bởi cơ chế này thì có đến 55% câu vi phạm quy tắc lập luận bằng đưa ra một kết quả để người nghe phải tự suy luận, và 45% trên tổng số câu sử dụng việc đưa ra lập luận, chứng cứ để người nghe tự suy ý Điều này được thể hiện khá nhiều trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam.

Bởi lẽ, người Việt Nam và người TQ rất khách sáo, cũng như rất tế nhị đôi khi có phần kín kẽ trong giao tiếp Đây là lý do vì sao trong giao tiếp, người ta thường hay sử dụng lối nói gián tiếp, hoặc đưa ra lập luận, luận cứ, hoặc nói vòng vo để nhắn nhủ đến đối phương hòng không làm mất lòng đến bất kì ai cũng như ảnh hưởng đến bất kì ai Tuy nhiên, ở cơ chế này, tần suất sử dụng luận cứ ít hơn so với tần suất sử dụng kết quả để tạo hàm ý.

2.4.4 So sánh, đối chiếu cơ chế tạo ra hàm ý bởi việc vi phạm phương châm về chất

Qua việc phân tích và tổng hợp nguồn ngữ liệu, đối với cơ chế này, tần suất sử dụng cơ chế vi phạm về chất trong toàn bộ phim chiếm một tỷ lệ tương đối khá trên tổng số câu mang hàm ý Hầu hết các câu hội thoại của các nhân vật trong phim đều đi ngược lại với sự thật hay chân lí Việc đi ngược với sự thật, chân lí này xuất phát từ nhiều mục đích khác nhau của người nói Dưới đây, tôi xin liệt kê một số mục đích hay hàm ý của việc sử dụng cơ chế vi phạm chất:

Bảng 2.5 Bảng thống kê các hàm ý cơ chế vi phạm phương châm về chất

Mục đích sử dụng cơ chế Tiếng Hán Tiếng Việt

Lảng tránh hoặc cố tình phớt lờ đối phương + +

Không hài lòng hoặc chỉ trích lỗi sai + +

(Nguồn: Do tác giả tổng hợp từ bộ phim “30 thôi mà”)

2.4.5 So sánh, đối chiếu cơ chế tạo ra hàm ý bởi việc vi phạm phương châm về lượng

Bảng 2.6 Bảng thống kê các hàm ý cơ chế vi phạm phương châm về lượng

Mục đích sử dụng cơ chế Tiếng Hán Tiếng Việt

Giải thích nhằm tránh sự hiểu lầm + +

(Nguồn: Do tác giả tổng hợp từ bộ phim “30 thôi mà”)

Xét về mặt tổng thể, thì đây là cơ chế có tần suất sử dụng nhiều đứng ở vị trí thứ 3 trong tổng số bảy cơ chế, sau hai cơ chế: vi phạm ngôn ngữ gián tiếp và vi phạm quy tắc lập luận

2.4.6 So sánh, đối chiếu cơ chế tạo ra hàm ý bởi việc vi phạm phương châm quan hệ

Bảng 2.7 Bảng thống kê các hàm ý cơ chế vi phạm phương châm về quan hệ

Mục đích sử dụng cơ chế Tiếng Hán Tiếng Việt

Lảng tránh câu nói của đối phương + + Đã hiểu rõ ý đồ của đối phương + +

Phủ định những gì đối phương đề cập đến + +

(Nguồn: Do tác giả tổng hợp từ bộ phim “30 thôi mà”)

2.4.7 So sánh, đối chiếu cơ chế tạo ra hàm ý bởi việc vi phạm phương châm cách thức

Bảng 2.8 Bảng thống kê các hàm ý cơ chế vi phạm phương châm về cách thức

Mục đích sử dụng cơ chế Tiếng Hán Tiếng Việt

Né tránh câu hỏi của đối phương + +

Chuyển hướng cuộc hội thoại nhằm giảm căng thẳng của hai bên

Giảm thiểu sự không hài lòng với đối phương + +

(Nguồn: Do tác giả tổng hợp từ bộ phim “30 thôi mà”)

- Qua phân tích nguồn ngữ liệu, tác giả phát hiện: trong tổng số 12481 câu thoại có đến 521 câu mang hàm ý hội thoại Trong số câu thoại mang hàm ý này, cả tiếng Hán và tiếng Việt đều xuất hiện cả bảy cơ chế hình thành hàm ý hội thoại.

Dựa trên cơ sở lý thuyết về cơ chế hình thành hàm ý hội thoại của Đỗ Hữu Châu, tác giả đã tiến hành phân tích, phân loại các hàm ý hội thoại theo từng cơ chế với tần suất sử dụng như sau:

- Vi phạm quy tắc chiếu vật: 16

- Vi phạm các hành vi ngôn ngữ gián tiếp: 146

- Vi phạm quy tắc lập luận: 163

- Vi phạm phương châm về chất: 49

- Vi phạm phương châm về lượng: 77

- Vi phạm phương châm quan hệ: 23

- Vi phạm phương châm cách thức: 47

Trong bảy cơ chế trên, đáng chú ý phải kể đến ba cơ chế sau: vi phạm quy tắc chiếu vật, vi phạm các hành vi ngôn ngữ gián tiếp và vi phạm quy tắc lập luận Đây là ba trong bảy cơ chế tạo nên sự khác biệt trong cơ chế hình thành hàm ý hội thoại giữa tiếng Hán và tiếng Việt.

SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT TRONG CƠ CHẾ HÌNH THÀNH HÀM Ý HỘI THOẠI CỦA TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT

Sự tương đồng trong cơ chế hình thành hàm ý hội thoại giữa tiếng Hán và tiếng Việt

Thông qua kết quả phân tích nguồn ngữ liệu trên hai bản tiếng Hán và bản dịch tiếng Việt, tác giả phát hiện ra rằng cả tiếng Hán và tiếng Việt đều sử dụng toàn bộ bảy cơ chế để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp Đây chính là nét tương đồng trong việc sử dụng các cơ chế để tạo ra hàm ý hội thoại của cả hai ngôn ngữ Vì sao lại có nét tương đồng này?

3.1.1 Sự vi phạm quy tắc chiếu vật

Từ bệnh viện về nhà, Hiểu Cần phân chia tài sản và đọc điều khoản trong bản quy định sống chung sau ly hôn, Hiểu Cần nói với Trần Dữ:

钟晓芹:乙方,你有意见吗?

Chung Hiểu Cần: Bên B, anh có ý kiến gì không?

陈屿:啊,乙方没意见。

Trần Dữ: À, bên B không có ý kiến.

Bố của Thẩm Kiệt sau khi biết tin Thẩm Kiệt bị giam nên giả mất trí vì cảm thấy xấu hổ, vì vậy ông gọi bố của Cố Giai là “con trai”:

沈叔叔:儿子,你怎么不换衣裳啊? (Con trai, sao con lại không thay quần áo?)

Hai ví dụ trên cả tiếng Hán và tiếng Việt đều sử dụng cơ chế chiếu vật để biểu đạt hàm ý.

3.1.2 Sự vi phạm các hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Tập 21, sau khi ly hôn, nhờ sự tư vấn của em trai, Trần Dữ lập kế hoạch để ngắm trăng uống rượu vang cùng Hiểu Cần Anh đã lên kế hoạch chi tiết để có thể thực hiện kế hoạch, đoạn Hiểu Cần đi ngủ, Trần Dữ đã cố tính khóa cửa ban công để Hiểu Cần không thể vào nhà Hiểu Cần phát hiện ý đồ của Trần Dữ nên đã nói với anh:

钟晓芹:陈屿 有些东西不合适就是不合适,越用力可能结果越糟。 (Chung Hiểu Cần: Trần Dữ à, có một số sự việc không thích hợp là không thích hợp, càng cố gượng ép thì càng tồi tệ.)

Hàm ý mà Hiểu Cần muốn gửi đến Trần Dữ chính là muốn nói Trần

Dữ đừng cố gắng nối lại mối quan hệ giữa cô và anh ta nữa, anh nên hiểu giữa cô và anh ta không phù hợp làm vợ chồng nữa.

Tương tự, tập 23, Vương Mạn Ni vừa chấm dứt mối tình với Lý Chính Hiền, thấy tinh thần của Vương Mạn Ni không ổn nên Khương Thần đã mượn việc mô tả các công đoạn sản xuất cà phê để nhắn nhủ cô:

姜辰:香吧,刚刚炒好的豆子呀,不是最佳入口时间,要晾晒七 天,让他充分地吸收空气,褪去潮气,才能达到最好的状态,很多事情

都急不 来 的 。(Khương Thần: Thơm không, hạt cà phê mới rang xong, không phải lúc thưởng thức đâu, phải phơi khô 7 ngày để nó hấp thu không khí, loại bỏ độ ẩm mới có thể đạt đến độ ngon nhất Rất nhiều chuyện không vội được đâu.)

Hàm ý của Khương Thần: nhắn nhủ Mạn Ni không nên vội vàng trong tất cả mọi chuyện, kể cả chuyện hôn nhân.

3.1.3 Sự vi phạm quy tắc lập luận

Một phân cảnh ở tập 4: Vương Mạn Ni giúp một khách hàng nam thử quần áo, sau khi thành toán xong vị khách mời Mạn Ni đi ăn tối và tặng cho cô phiếu mua hàng để tích điểm, nhưng Mạn Ni không nhận và đáp lại:

王漫妮:无论这张小票能兑多少积分;我都不能收;还有;刚才帮您整理衣服的时候呀;发现您的婚戒在兜里;可能是您试衣服的时候

摘下来;忘记戴回去了;您千万别弄丢了啊;来 这个给您。(Phiếu này dù có thể tích được bao nhiểu điểm tôi đều không thể nhận Còn nữa, lúc sắp xếp quần áo cho anh, tôi thấy nhẫn cưới của anh trong túi, chắc là khi thử đồ anh tháo ra nhưng quên không đeo lại, anh tuyệt đối đừng để mất nhé Đây, cái này đưa cho anh.)

Câu đáp trả này, Mạn Ni muốn nhắn nhủ vị khách: Anh là người đã kết hôn, phải biết trân trọng, không nên để mất đi hạnh phúc gia đình.

Và để thuyết phục Mạn Ni nhận món quà của mình, Lương Chính Hiền đã đưa ra những lập luận để thuyết phục cô:

梁正贤:你说 卖东西的人卖不掉东西是一件很伤心的事,但是送礼物 的人送不掉东西也会很伤心啊。收下吧 , 不贵的, 才几欧 。(Cô nói xem, người bán hàng không bán được hàng là chuyện vô cùng đau lòng, nhưng người tặng quà không tặng nổi quà cũng rất đau lòng Cô nhận lấy đi, không đắt đâu, chỉ vài Euro.)

3.1.4 Sự vi phạm phương châm về chất Ở tập 14, Chung Hiểu Cần đến nhà mẹ ruột ở, người mẹ nghi ngờ nên đã bảo cô gọi ngay cho Trần Dữ, nhưng Chung Hiểu Cần đã nhanh trí nói dối với mẹ mình:

Sự dị biệt trong cơ chế hình thành hàm ý hội thoại giữa tiếng Hán và tiếng Việt

3.2.1 Sự vi phạm quy tắc chiếu vật

Từ việc đối chiếu hàm ý được hình thành bởi cơ chế vi phạm chiếu vật, tác giả nhận thấy trong toàn bộ ngữ liệu thì cơ chế vi phạm chiếu vật tuy không xuất hiện với tần suất sử dụng cao nhưng lại có những nét khác nhau đáng chú ý, đặc biệt là cách xưng hô giữa các nhân vật trong toàn bộ bộ phim Điển hình nhất ở đây chính là từ nhân xưng trong tiếng Việt và tiếng Hán, người ta có thể thấy rằng: từ nhân xưng trong hai thứ tiếng đều rất phong phú và phức tạp; tuy nhiên điểm khác nhau giữa hai ngôn ngữ này có thể thấy rõ qua một số trường hợp Đó là:

(1) Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt được phân biệt ngôi, thứ, bậc cũng như biểu lộ sắc thái tình cảm một cách rõ ràng còn trong tiếng Hán chỉ mang tính tượng trưng như là ngôi thứ nhất, hai, ba, số ít và số nhiều mà thôi 钟晓芹:情况就是这么的情况,反正我还得再住一个月,你看着办。 陈屿:我知道了。

Chung Hiểu Cần: Tình hình là như vậy, dù sao tôi cần ở thêm một tháng, anh sắp xếp đi.

Trần Dữ: Anh biết rồi.

Tình huống này, nếu như tiếng Hán nhân vật Chung Hiểu Cần xưng hô với Trần Dữ bằng hai đại từ nhân xưng “我” “ ”, 你 thì hoàn toàn không thể biểu thị được sắc thái tình cảm trong trường hợp này Nhưng ở bản dịch tiếng Việt, rõ ràng chúng ta thấy được sự khác nhau trong cách xưng hô, lúc này Chung Hiểu Cần xưng “tôi” nhằm biểu thị khoảng cách cũng như tình cảm xa cách với chồng mình là Trần Dữ.

Cũng sử dụng hai đại từ nhân xưng “我”, 你“ ” nhưng trong tiếng Hán sử dụng cho vai vế, thứ bậc trên dưới, trong khi đó tiếng Việt lại có sự phân biệt rạch ròi về vai vế, thứ bậc Dưới đây là hội thoại giữa Vương Mạn

王漫妮:妈,我累了,我睡会儿啊,我到家了再给你打。

王漫妮的妈妈:好好好,你是应该好好休息。啊对了,你马上拍一张输 液瓶,好吧,发过来啊,我要看看你都用了什么药。

Vương Mạn Ni: Mẹ, con mệt rồi, con ngủ một lát đây, về đến nhà con sẽ gọi cho mẹ.

Mẹ của Vương Mạn Ni: Được được, con nên nghỉ ngơi đi À, đúng rồi, con chụp bình dịch truyền ngay nhé, gửi cho mẹ, mẹ xem con dùng thuốc gì.

(2) Hầu hết những danh từ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Việt đều được tham gia vào quá trình giao tiếp với tư cách là một đại từ nhân xưng; còn với tiếng Hán thì ngoài đại từ nhân xưng “我” “ ”, 你 danh từ chỉ quan hệ thân tộc rất ít khi được sử dụng trong giao tiếp đối xứng.

王漫妮的爸爸:妮妮 妮妮 你怎么回来了。(Bố nói với con gái)

阿姨:漫妮 你这回回来多住些日子了吧。 (Dì nói với cháu gái)

王漫妮的妈妈:你怎么回来了。(Mẹ nói với con)

王漫妮:妈 你这是什么表情啦 点好了。 我回自己家还要打申请的。 (Con gái nói với mẹ)

(3) Danh từ thân tộc trong tiếng Hán được phân biệt khá rõ ràng hơn trong tiếng Việt, tuy nhiên những danh từ ấy chỉ mang tính chất giải thích (làm rõ hơn về mối quan hệ) chứ không tham gia vào quá trình giao tiếp như một đại từ nhân xưng.

王漫妮:妈, 你这是什么表情啦 点好了。 我回自己家还要打申请的。 (Con gái nói với mẹ)

王漫妮:爸 、 妈 , 我回来了。(Con gái nói với bố mẹ)

Vì sao lại có sự khác nhau một cách rõ rệt như vậy ? Trong quan hệ giao tiếp, người Việt Nam đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa người với người, nó thể hiện ở chỗ: tuổi tác, nghề nghiệp, quan hệ thân thuộc, chức vụ,

… Tùy vào độ tuổi mà người Việt có những cách xưng hô khác nhau Nếu như người Trung Quốc chỉ có hai đại từ nhân xưng dành cho ngôi một và ngôi hai là “ ”我 và “ ”你 thì với người Việt chỉ riêng cách xưng hô này đã có vô số từ xưng hô như: anh, chị, chú, bác, cô, dì, cậu, ông, bà… Và cũng bởi vì coi trọng vấn đề giao tiếp nên trong cách xưng hô, người Việt Nam thể hiện rõ sắc thái tình cảm của mình đối với đối phương

Trong khi đó, người Trung Quốc thì không biểu lộ cảm xúc hay sắc thái tình cảm của mình ở phương diện này

3.2.2 Sự vi phạm các hành vi ngôn ngữ gián tiếp và vi phạm quy tắc lập luận Đối với hai cơ chế này, trong toàn bộ ngữ liệu 43 tập phim, qua việc tiến hành phân loại và phân tích các hàm ý hội thoại, tác giả phát hiện: mặc dù cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích đều sử dụng hai cơ chế này nhưng vẫn có sự khác nhau về tần suất sử dụng ở mỗi cơ chế cho mỗi ngôn ngữ. Trong giao tiếp, cả người Việt Nam và người Trung Quốc đều rất khách khí và coi trọng thể diện, điều này thể hiện qua cách sử dụng ngôn từ và cũng là lý do thôi thúc người nói cũng như người nghe làm thế nào để không làm mất hòa khí của hai bên, ảnh hưởng đến thể diện của đối phương Tuy rằng đều rất tôn trọng đối phương nhưng với người Trung Quốc, ở phương diện này vẫn có nét khác biệt so với người Việt Nam Nếu như người Việt Nam khi gặp phải vấn đề khó nói cần phải né tránh thông thường sẽ chọn cách giao tiếp bằng ngôn ngữ gián tiếp hơn là đưa ra lý lẽ lập luận để đối phương tự suy đoán Ngược lại người Trung Quốc lại sử dụng lập luận, hay đưa ra một kết luận nào đó để từ đó người nghe tùy theo cách tiếp thu thông tin, khả năng giải đoán của mình để nhận định và suy ý Và ở phương diện này, cả hai quốc gia đều sử dụng triệt để ngôn ngữ gián tiếp nhằm đạt hiệu quả cao trong nghệ thuật giao tiếp, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân tạo nên cái hay, sự ý nhị hay chiều sâu trong văn hóa giao tiếp của hai quốc gia.

Bảng 3.1 Thống kê tần suất sử dụng giữa cơ chế vi phạm các hành vi ngôn ngữ gián tiếp và cơ chế vi phạm quy tắc lập luận

Cơ chế Tần suất sử dụng

Vi phạm các hành vi ngôn ngữ gián tiếp 146

Vi phạm quy tắc lập luận 163

(Nguồn: Do tác giả tổng hợp từ bộ phim “30 thôi mà”)

Bảng 3.2 Thống kê tần suất sử dụng c ơ chế vi phạm quy tắc lập luận

Sự vi phạm quy tắc lập luận Tổng số câu Tần suất sử dụng

(Nguồn: Do tác giả tổng hợp từ bộ phim “30 thôi mà”)

Qua kết quả đối chiếu theo từng cơ chế hình thành hàm ý hội thoại đã biểu thị ở chương 2, có sự tương đồng và dị biệt trong cơ chế hình thành hàm ý hội thoại ở tiếng Hán và tiếng Việt, cụ thể như sau:

- Hàm ý hội thoại trong tiếng Hán hầu hết đều xuất hiện trong tiếng

Việt ở cả bảy cơ chế.

- Trong bảy cơ chế được sử dụng để tạo ra hàm ý trong phim ở cả bản tiếng Hán và tiếng Việt (bản dịch) thì có đến sáu cơ chế đều được sử dụng với tần suất gần như là giống nhau.

Dị biệt: Nổi trội trong các cơ chế này có 3 cơ chế sau đây có sự khác nhau về tần suất sử dụng:

- Hàm ý được tạo ra bởi sự vi phạm quy tắc chiếu vật

- Hàm ý được tạo ra bởi sự vi phạm hành vi ngôn ngữ gián tiếp

- Hàm ý được tạo ra bởi sự vi phạm quy tắc lập luận.

Ngày đăng: 10/07/2023, 14:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16.Đinh Văn Đức (2011), “Ngôn ngữ học đại cương”, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ngôn ngữ học đại cương”
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2011
17.Nguyễn Thiện Giáp (2000), “Dụng học Việt ngữ”, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Dụng học Việt ngữ”
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 2000
18.Cao Xuân Hạo (2007), “Tiếng Việt: Mấy vấn đề Ngữ âm, Ngữ pháp, Ngữ nghĩa” (tái bản lần thứ 3), Nxb Giáo dục, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tiếng Việt: Mấy vấn đề Ngữ âm, Ngữ pháp, Ngữnghĩa”
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
19.Bùi Mạnh Hùng (2008), “Ngôn ngữ học đối chiếu”, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), “Ngôn ngữ học đối chiếu”
Tác giả: Bùi Mạnh Hùng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
20.Đỗ Việt Hùng (1998), “Những bài giảng ngôn ngữ học đại cương”, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Những bài giảng ngôn ngữ học đại cương”
Tác giả: Đỗ Việt Hùng
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1998
21.Nguyễn Văn Khang, “Ngôn ngữ học xã hội”, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ngôn ngữ học xã hội”
Nhà XB: Nxb Giáo dục
22.Hồ Lê (1996), “Quy luật ngôn ngữ - Quyển 2: Tính quy luật của cơ chế ngôn giao”, Nxb Khoa học xã hội, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quy luật ngôn ngữ - Quyển 2: Tính quy luật của cơ chếngôn giao”
Tác giả: Hồ Lê
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1996
23.Đỗ Thị Kim Liên (2005), “Giáo trình ngữ dụng học”, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình ngữ dụng học”
Tác giả: Đỗ Thị Kim Liên
Nhà XB: Nxb Đại học quốcgia
Năm: 2005
24.Phạm Minh Luân (2012), “Cơ chế tạo hàm ý hội thoại trong truyện cười dân gian Việt Nam”, Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Ngôn ngữ học, trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cơ chế tạo hàm ý hội thoại trong truyện cườidân gian Việt Nam”
Tác giả: Phạm Minh Luân
Năm: 2012
25.Nguyễn Thanh Nga (2008), “Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lý thuyết hội thoại”, Luận văn Thạc sĩ ngành Ngôn ngữ, trường Đại học Khoa học xã Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu một số kịch bản văn học củaNguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lý thuyết hộithoại”
Tác giả: Nguyễn Thanh Nga
Năm: 2008
27.Nguyễn Thị Tố Ninh (2014), “Hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý trong tiếng Việt”, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý trongtiếng Việt”
Tác giả: Nguyễn Thị Tố Ninh
Năm: 2014
28.Trần Châu Ngọc (2011), “Truyện cười tiếng Việt nhìn từ lý thuyết hội thoại”, Luận văn Thạc sĩ ngành Ngôn ngữ học, trường Đại học Sư phạm, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Truyện cười tiếng Việt nhìn từ lý thuyết hộithoại”
Tác giả: Trần Châu Ngọc
Năm: 2011
29.Hoàng Phê (2003), “Logic – Ngôn ngữ học”, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Logic – Ngôn ngữ học”
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2003
30.Đào Nguyên Phúc (2003), “Quan hệ người nói người nghe và cách xưng hô trong giao tiếp tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 5/2003, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ người nói người nghe và cách xưnghô trong giao tiếp tiếng Việt”, "Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống
Tác giả: Đào Nguyên Phúc
Năm: 2003
31.Ngô Đình Phương (2014), “Trở lại một số vấn đề về ngữ dụng học”, bài báo khoa học, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 12, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trở lại một số vấn đề về ngữ dụng học”, bàibáo khoa học, "Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống
Tác giả: Ngô Đình Phương
Năm: 2014
32.Nguyễn Đăng Khánh (2008), “Lối nói vòng trong giao tiếp tiếng Việt”, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành ngôn ngữ học so sánh, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Lối nói vòng trong giao tiếp tiếng Việt”
Tác giả: Nguyễn Đăng Khánh
Năm: 2008
33.Ferdinand de Saussure (1973), “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương”
Tác giả: Ferdinand de Saussure
Nhà XB: NxbKhoa học xã hội
Năm: 1973
34.Sapir (2001), “Ngôn ngữ - Dẫn luận vào việc nghiên cứu tiếng nói”, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ - Dẫn luận vào việc nghiên cứu tiếng nói”
Tác giả: Sapir
Năm: 2001
35.Lê Quang Thiêm (2004), “Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ”, in lần thứ hai, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ”
Tác giả: Lê Quang Thiêm
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 2004
36.Đặng Thị Hảo Tâm (2003), “Cơ sở lí giải nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại”, Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học, trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cơ sở lí giải nghĩa hàm ẩn của các hành vingôn ngữ gián tiếp trong hội thoại”
Tác giả: Đặng Thị Hảo Tâm
Năm: 2003
w