l2
HỌC VIỆN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN
DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC CAP CO SO NAM 2015
TEN DE TAI:
CAC LY THUYET PHAT TRIEN XA HOI DUONG DAI
(Xuất bản giáo trình)
CƠ QUAN CHỦ TRÌ: HỌC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN CHU NHIEM DE TAI: TS NGUYEN DUC LUAN
Trang 2PHAN CONG NHIEM VU
Mở đầu và kết luận: TS Nguyễn Đức Luận
Chương 1,2,3,5: TS Nguyễn Đức Luận Chương 4,6: GS,TS Hồ Sĩ Quý
Trang 3| MUC LUC
DE CUONG HOC PHAN uoeeeccsccccccccccccccessesssuescccceeccesereseceecece tt]
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về các lý thuyết phát triển xã hội
đương ạt .- 5-5 G c3 1 1 HT TT HT HT 1 gu TH gu gu ca tr.8
Chương 2: Lý thuyết phát triển xã hội của Alvin Toffler tr.18
Chương 3: Lý thuyết phát triển xã hội của Samuel Huntington tr.59
Chương 4: Lý thuyết hệ thống thế giới hiện dai cua Wallerstein tr.92 Chương 5: Lý thuyết phát triển xã hội của Thomas L Friedman tr.114 Chương 6: Lý thuyết phát triển coi con người là trung tâm của UND Ptr.166
Chương 7: Lý thuyết phát triển bền vững .ccc co c 27c ca tr.193
KET LUAN eeeeecscscsesescscscsueeccsssesesscscsecevsvsvsvsvsvsevevavenes Är.222
Trang 4sai lâm vê sự phát triên xã hội; tôn trọng, thừa nhận những giá trị,
những hạt nhân hợp lý mà các lý thuyết xã hội đương đại đã đạt được
+ Củng cố niềm tin vào Học thuyết Hình thái kinh tế — xã hội của
chủ nghĩa Mác — Lênin
7 Phan bỗ thời gian:
- Phần lý thuyết: 1,5 tín chỉ (22,5 tiết)
- Phần thực hành, thảo luận: 0,5 tín chỉ (15 tiết)
8 Giảng viên tham gia giảng dạy môn học TT | Họ và tên Cơ quan công tác Chuyên ngành l TS Nguyễn Đức Luận | Học viện Báo chí và | Triết học Tuyên truyền 2 | TS Tran Hai Minh Học viện Báo chí và | Triết học Tuyên truyền
9, Điều kiện tiên quyết
Sinh viên đã học xong môn Triệt học Mác — Lênin và các môn
lịch sử Triết học
10 Nội dung môn học
- Nội dung tổng quát và phân bồ thời gian:
Nội dung tông quát môn học là những vấn đề lý luận chung về lý
thuyết phát triển xã hội; các lý thuyết phát triển xã hội đương đại tiêu
Trang 5bao gồm lý thuyết của Alvin Toffler, Samuel Huntington, Wallerstein, Thomas L Friedman, ly thuyét phat trién coi con người là trung tâm của UNDP, lý thuyết phát triển bền vững TT | Nội dung | Tổng số Trong đó tiết z ¬ ¬
Ly thuyét | Thao Juan, | Tiêu luận, bai tap kiém tra 1 Chuong 1 5 3 , 2 0 2 Chuong 2 5 3 | 2 0 3 Chuong 3 5 3 2 0 4 Chuong 4 5 3 2 0 5 Chuong 5 5 3 2 0 6 Chuong 6 5 3 2 | 0 7 Chuong 7 5 3 2 0 8 | Kiém tra, 2,5 1,5 0 1 hệ thống
- Nội dung chỉ tiết:
Chương 1: Một số vẫn đề lý luận chung về các lý thuyết phát triển xã
hội đương đại
1.1 Quan niệm về xã hội và lý thuyết phát triển xã hội
Trang 61.3 Lý thuyết phát triển xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở để xem xét, đánh giá các lý thuyết phát triển xã hội đương đại
Chương 2: Lý thuyết phát triển xã hội của Alvin Toffler
2.1 Phân kỳ lịch sử nhân loại
2.2 Lịch sử nhân loại trước Đợt sóng thứ ba
2.3 Đợt sóng thứ ba và xu hướng biến đổi của xã hội đương đại
2.4 Nhận định về giá trị và hạn chế trong lý thuyết phát triển xã hội của Alvin Toffler
Chương 3: Lý thuyết phát triển x4 hoi cia Samuel Huntington
3.1 Quan niệm về văn minh và ranh giới giữa các nên văn minh trong thê giới đương đại
3.2 Xung đột và nguyên nhân xung đột giữa các nên văn minh 3.3 Tập hợp các nên văn minh và sự phân rã các nước
3.4 Nhận định về giá trị và hạn chế trong lý thuyết phát triển xã hội của S Huntington
Chương 4: Lý thuyết hệ thống thế giới hiện đại cla Wallerstein 4.1 Hệ thống thế giới đương đại trong quan niệm của Wallerstein 4.2 Lý thuyết trung tâm — ngoại vi của Wallerstein
Chương 5: Lý thuyết phát triển xã hội của Thoamas L Friedman
Trang 75.2 Những nhân tô làm phẳng thế giới — thúc đây toàn cầu hóa 3.0
5.3 Những nhân tố cản trở thế giới phẳng — ngăn cản quá trình toàn cầu
hóa 3.0
5.4 Nhận định về giá trị và hạn chế trong lý thuyết phát triển xã hội của
Thoamas L Friedman
Chương 6: Lý thuyết phát triển coi con người là trung tâm của UNDP 6.1 Quan điểm coi con người là trung tâm trong lịch sử triết học 6.2 Quan điểm coi con người là trung tâm của UNDP
6.3 Phát triển con người theo quan điểm coi con người là trung tâm ở Việt Nam
Chương 7: Lý thuyết phát triển bền vững 7.1 Lịch sử quan niệm về phát triển bền vững
7.2 Khái niệm phát triển bền vững
7.3 Các phương diện cơ bản của phát triển bền vững
7.4 Nhận thức và vận dụng lý thuyết phát triển bền vững ở Việt Nam
11 Phương pháp giảng dạy và học tập:
- Phương pháp giảng dạy: thuyết trình, hỏi đáp, thảo luận nhóm, phỏng vẫn, nêu ý kiến ghi lên bảng, các phương pháp này được sử dụng gắn với các phương tiện giảng dạy hiện đại (máy tính, máy chiếu, )
- Phương pháp học tập: nghe giảng, thảo luận nhóm, nghiên cứu tài
Trang 812 Tổ chức, đánh giá môn học: TT Cách thức đánh giá Trọng số 1 Thảo luận 0,1 2 Kiểm tra 0,3 3 Thi hết môn 0,6 PMH = Thao luận x Trọng số + Kiêm tra x Trọng sô + Thi hết môn x Trọng sô 13 Phương tiện vật chất đảm bảo: máy tính, máy chiếu, phấn — bảng
14 Tài liệu tham khảo:
- Tài liệu bắt buộc:
1 Đề cương bài giảng Các lý thuyết phát triển xã hội đương đại do
khoa Triệt học — Học viện Báo chi và Tuyên truyền biên soạn
2 Giáo trình: Các jý thuyết phát triển xã hội đương đại do GS,TS Hồ
Sĩ Quý — TS Nguyễn Đức Luận biên soạn
- Tài liệu tham khảo:
1 Lưu Văn An (2014): Lý thuyết và mô hình phát triển xã hội, Nxb Lý
luận chính trị
Trang 93 Phùng Thị Huệ (chủ biên), Tô Duy Hợp, Nguyễn Thị Minh Phương
(2010): Phát triển xã hội ở Trung Quốc và một số nước Đông Á, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội
4 Samuel Huntington (1993): Sw dung độ giữa các nền van minh (Đăng trên số Mùa hè 1993 của tạp chí Ngoại giao — Foreign Affairs — Mỹ, bản địch của Nguyễn Như Diém)
5 Samuel Hungtington, 2003 Sự va chạm của các nên văn minh Nxb
Lao động Hà Nội
6 Phạm Xuân Nam (chủ biên) - Vũ Khiêu - Nguyễn Văn Huyên
(2008): Triết lý phát triển ở Việt Nam — mấy vấn đề cốt yếu, NXB
KHXH, HN
7 Hồ Sĩ Quý: con người và phát triển con người (giáo trình dùng cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Triết
học), NXB Giáo dục, HN, 2007
8 Hồ Sĩ Quý: Tiến bộ xã hội: Một số vẫn đề về mô hình phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á, NXB Tri thức, hà Nội, 2012
9 Nguyễn Quang Thuấn, Bùi Nhật Quang (chủ biên), Bùi Huy Khoát | (2011): M6 hinh phat trién xd hội của một số nước châu Âu — Kinh nghiệm và ý nghĩa đối với Việt Nam, NXB.KHXH, HN
Trang 10Chương Ï:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VE CAC LY THUYET PHAT TRIEN XA HOI DUONG DAI I Quan niệm về xã hội và lý thuyết phát triển xã hội
1 Quan niệm về xã hội và phát triển xã hội
Quan niệm về xã hội:
Trong quan niệm của chủ nghĩa Mác — Lênin thì xã hội là hình thái vận động cao nhất của thế giới vật chất Hình thái này lấy mối quan hệ giữa con người với con người và sự tác động lẫn nhau giữa con người với con người làm nền tảng C.Mác chỉ rõ: “xã hội không phải gồm các cá nhân, mà xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân đối với nhau””, “là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người””
Như vậy, xã hội theo nghĩa rộng, là kết cấu vật chất ở trình độ phát triển phức tạp nhất, cao nhất, là tập hợp có tổ chức của những con người hiện
thực, là tập hợp của những cá nhân
Khái niệm xã hội được biểu hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, cao nhất là xã hội loài người, thấp hơn là những hệ thống xã hội như quốc gia, dân tộc,
giai cấp, chủng tộc, Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chủ yếu tiếp cận dưới góc độ cáo nhất - xã hội loài người
Quan niệm về sự phát triển của xã hội:
Hiện nay, khái niệm phát triển xã hội được đề cập theo nhiều cách hiểu |
và góc độ nghiên cứu khác nhau
° C.Mác và Ph.ĂNg ghen (1998): Toàn ráp, tập 46, phần I, Nxb CTQG, Hà Nội, tr.355
Trang 11Ở góc độ tiếp cận xã hội học, các học giả trong lĩnh vực này đã đưa ra
một số diễn giải về khái niệm phát triển xã hội với hàm ý coi đó là sự biến đổi
trong bản chất, thể chế và hành vi của một xã hội hoặc cộng đồng, là một sự kiện hoặc hành động lôi kéo sự tham gia của một nhóm các cá nhân có cùng
chung những giá trị xác định, là nhu cầu của nhóm các nhân này về các nguyên tắc mới - chẳng hạn như về cân bằng và công lý xã hội cho đa số Trong quá trình phát triển xã hội, những thay đổi về chất của cơ cấu và chức
năng của xã hội được phản ánh thông qua việc thực hiện một các tốt hơn các mục tiêu đặt ra Phát triển xã hội có thể được xem xet trong bối cảnh lịch sử
và địa — chính trị thể hiện các chuyển biến đi lên của sự vật, hiện tượng, bao
gồm: tồn tại, tang trưởng, phát triển và tiến hóa Tóm lại, cách tiếp cận này cho thấy phát triển xã hội được coi như những chuyền biến của xã hội với các nội dung chính bao gồm: 1) Thay đổi về cơ cấu xã hội: thể hiện những thay
đổi về bản chất, thể chế xã hội, hành vi xã hội và quan hệ xã hội của một cộng
đồng: 2) Các sự kiện, hành động tác động tới nhóm người/ cộng đồng có cùng đặc điểm và các giá trị chung: 3) Hành động gây ảnh hưởng tới quan điểm của cộng đồng về nguyên nhân biến chuyên xã hội theo cách thức thông thường”
Trong cách tiếp cận của cơ quan chuyên trách về phát triển xã hội
thuộc Liên Hợp Quốc, vấn đề phát triển xã hội được nhìn nhận qua các hành
động cụ thê hơn với việc coi đó là một phần của việc tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đây phát triển và quản lý phát triển Các công việc này được thực hiện thông qua khuôn khổ những cam kết và chính sách của các chính phủ, các tô chức liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ với nền tang quan trong nhất là Tuyên bố Copenhangen về Phát triển xã hội và Chương trình Hành
động của Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu về Phát triển xã hội Theo cách tiếp
cận của tô chức Liên Hợp Quốc và Tuyên bô Copenhangen nêu trên, khái
Trang 12
niệm phát triển xã hội được xác định bao gồm 4 lĩnh vực cơ bản là: xóa nghèo và tạo việc làm; dịnh vụ hỗ trợ liên chính phủ và thực hiện; chính sách kinh tế - xã hội và quản lý phát triển; hội nhập xã hội Với việc đảm bảo 4 lĩnh vực
này, phát triển xã hội sẽ bao gồm sự cam kết đảm bảo phúc lợi cá nhân, sự
tình nguyện trong các hoạt động phục vụ cộng đồng và cơ hội dé mỗi công
dân xác định nhu cầu riêng của mình và có thể ảnh hưởng tới các quyết định
gây tác động tới cuộc sống của họ Phát triển xã hội gắn liền với sự quan tâm của công chúng tới xây dựng chính sách xã hội và thúc đây các hoạt động kinh tế”
Theo quan điêm của triết học Mác — Lênin:
Phát triển là khái niệm dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện Trong những lĩnh vực khác nhau (tự nhiên, xã hội, tư duy), sự phát triển biểu hiện
rất khác nhau
Trong xã hội, sự phát triên biếu hiện ở năng lực chỉnh phục tự nhiên, cải tạo xã hội của con người đề đưa xã hội tiên đên những trình độ ngày càng cao hơn, ngày càng tiễn bộ hơn
Khái niệm phát triển được rút ra từ vô số nhỡng biến đổi nói chung, những biến đổi gắn liền với đổi mới hệ thống, cầu trúc và chức năng của đối
tượng xem xét bao gồm sự phát sinh, biến thái, mất đi một số yếu tố và mối
liên hệ của đối tượng, và biến thành một cái mới Phát triển là quá trình vận
động từ thấp (kém hoàn thiện) đến cao (hoàn thiện hơn), mà nét đặc trưng là
cái cũ mất đi và cái mới ra đời Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, phát triển
thường được hiểu là sự tăng trưởng kinh tế mà không gây ra những vấn đề xã
Trang 13
hội, “tạo điều kiện cho con người ở bất kỳ đâu cũng có cuộc sống đầy đủ, lành
mạnh và lâu dài”
Đối với một xã hội cụ thể, phát triển là sự vận động đi lên, sự phát triển theo chiều hướng tiễn bộ của những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội với
những lĩnh vực cụ thể như tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân tính theo
đầu người tăng liên tục, mức sống, sức khỏe và tuổi thọ của cư dan được cải thiện, giáo dục phổ cập và đỉnh cao có tiến bộ, khoa học phát triển, tăng
trưởng kinh tế không làm nảy sinh các vấn đề phức tạp về xã hội và môi
trường”
Trong đê tài này, chúng tôi tiếp cận phát triển xã hội dưới góc độ triết
học, phát triển xã hội được hiểu là sự vận động di lên, sự phát triển theo chiếu hướng tiên bộ của đời sông xã hội trên mọi lĩnh vực
2 Quan niệm về lý thuyết phát triên xã hội
Hiện nay có nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau về lý thuyết phát
triển xã hội Cách tiếp cận kinh tế nhấn mạnh yếu tố kinh tế, coi phát triển kinh tế là động lực chủ yếu của sự phát triển xã hội Cách tiếp cận văn hóa nhân mạnh sự phát triển của các nền văn minh Cách tiếp cận chính tri coi sur
phát triển của chế độ chính trị, nhất là chế độ dân chủ là tiêu chí đánh giá mức
độ phát triển xã hội, ”
Đề tài này không tiếp cận lý thuyết phát triển xã hội dưới góc độ kinh
tế, chính trị hay văn hóa, mà tiếp cận đưới góc độ triết học
Tiếp cận dưới góc độ triết học, Ly thuyét phát triển xã hội được hiểu là
những quan điểm, quan niệm, lý thuyết có tính chất hệ thống và nhất quản ở
” Cứu lấy trái đất Chiến lược cho cuộc sống bền vững (1996), Nxb Khoa học và kỹ thuật, tr.3
° Hồ Sĩ Quý (2012): Tiến bộ xã hội: một số vấn đề về mô hình phát triển ở Đong Á và Đông Nam A, Nxb Tri thức, Hà Nội, tr.38
Trang 14mức độ nhát định về con người, xã hội và nhân loại nhắm xác định, giải thích
các quy luật, khuynh hướng phát triển xã hội
Với cách tiếp cận này, một lý thuyết được coi là lý thuyết phát triển xã hội khi nó đáp ứng được các tiêu chí sau:
Thứ nhất, đối tượng nghiên cứu của các lý thuyết đó là các khuynh
hướng, quy luật phát triên của con người, xã hội, nhân loại;
Thứ hai, nội dung của lý thuyết đó là những quan điểm, quan niệm, lý thuyết có tính chất hệ thống và nhất quán ở mức độ nhất định về con người,
xã hội, nhân loại;
Thứ ba, mục đích nghiên cứu của lý thuyết đó là nhằm xác định, giải
thích các khuynh hướng, quy luật phát triển xã hội
Tiếp cận dưới góc độ triết học, các lý thuyết phát triển xã hội được quy
về phạm trù lý luận, phạm trủ ý thức xã hội, nghĩa là nó luôn được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với thực tiễn, với tồn tại xã hội
II Xã hội đương đại và lý thuyết phát triển xã hội đương đại 1 Quan niệm về xã hội đương đại
Hiện nay, cụm từ xã hội đương đại và thế giới đương đại thường được
dùng với tính cách là những cụm từ đồng nghĩa Khi nói đến xã hội đương đại
hay thế giới đương đại, về cơ bản người ta nhắn mạnh đến giai đoạn lịch sử từ
thế kỷ XX, đặc biệt là từ giữa thế ký XX đến nay Đây là giai đoạn gắn liền với những biên động lớn của thê giới:
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời và
Trang 1580, đầu 90 của thế kỷ trước, hệ thống này đã bị sụp đổ, phong trào cách mang
thế giới lâm vào thoái trào tạm thời
- Các nước tư bản chủ nghĩa tuy chưa có sự thay đổi về bản chất, nhưng đã có sự điều chỉnh về kinh tế, lợi ích, chính sách xã hội, góp phần làm giảm sự gay gắt của các mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản Do vậy, trong thời gian trước mắt, các nước tư bản chủ nghĩa vẫn giữ được ôn định và phát triển
- Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, thế giới nổi lên nhiều vấn đề toàn
cầu như xung đột dân tộc, tôn giáo, ô nhiễm môi trường sinh thái, dịch bệnh
nguy hiểm, đặc biệt là nảy sinh nhiều cuộc chiến tranh cục bộ gắn với tham
vọng quyền lực của các nước lớn, tình hình đó đã tạo nên tính không ổn _ định của môi trường chính trị trong khu vực và trên thế giới
- Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, dẫn đến
nhiều thay đổi lớn trên thế giới tạo nên sự phát triển thần kỳ trong mọi mặt của đời sống xã hội của nhiều quốc gia, hình thành xã hội thông tin, phát triển kinh tế thị trường và tiến tới kinh tế trì thức, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế Tình hình đó làm cho các nước trên thế giới có tiềm năng phát triển to lớn nhưng cũng tiềm ấn những nguy cơ, đặc biệt là nguy cơ suy thoái, khủng
hoảng kinh tế, rối loạn chính trị, tổn thương văn hóa,
Trên cơ sở phân tích sâu sắc thế giới đương đại, đặc biệt là giai đoạn
cuối thé ky XX, đầu thế kỷ XXI, Đảng ta đưa ra nhận định: “Thế kỷ XXI sẽ
tiếp tục có nhiều biến đổi Khoa học công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt Kinh
tế trỉ thức có vai trò ngày càng nỗi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chỉ phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa
Trang 16mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ
khác nhau vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu cắc hơn Đấu tranh dân tộc và
đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra gay gắt Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương như: bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nỗ về dân số, đầy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo, chống tội phạm quốc tế, ”Š
Chính trong hoàn cảnh xã hội đương đại với đầy biến động đó, đã xuất
hiện nhiều học thuyết, lý thuyết phát triển xã hội, vừa nhằm luận giải những
van đề của đời sống xã hội, vừa nhằm tìm ra những động lực chỉ phối sự vận
động của xã hội đương đại cũng như xu hướng phát triển của nó
2 Lý thuyết phát triển xã hội đương đại
Mọi lý thuyết phát triển xã hội, cũng như mọi lý luận nói chung, luôn
gan voi những thực tiễn nhất định Các lý thuyết phát triển xã hội đương dai
cũng không phải là ngoại lệ
Nhìn chung, các lý thuyết phát triển xã hội đương đại là các lý thuyết
nảy sinh từ thực tiễn xã hội đương đại; phản ánh thực tiễn xã hội đương đại; xác định các yếu tố, các quy luật chi phối sự vận động, phát triển của xã hội
đương đại; chỉ ra những vẫn đề xã hội nảy sinh cần được giải quyết của xã hội đương đại; nhận định các khuynh hướng phát triển của xã hội đương đại
Từ đó ta có thể khái quát như sau: jý £huuyết phát triển xã hội đương đại
là những quan điểm, quan niệm, lý thuyết có tính chất hệ thống và nhất quán
ở mức độ nhất định về con người, xã hội và nhân loại nhằm xác định, giải
thích các quy luật, khuynh hướng phát triển xã hội của xð hội đương đại
Trang 17
3 Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở để xem xét, đánh giá các lý thuyết phát triển xã hội đương đại
Quá trình nghiên cứu, đánh giá các lý thuyết phát triển xã hội đương đại luôn phải dựa trên một cơ sở nhất định Trong đề tải này, cơ sở được chúng tôi xác sịnh chính là chủ nghĩa Mác — Lênin, đặc biệt là lý thuyết phát triển xã hội của chủ nghĩa Mác — Lênin
Lý thuyết phát triển xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin do C.Mác và
Ph.Ăngghen xây dựng, V.I.Lênin bổ sung, phát triển Lý thuyết đó thể hiện
quan niệm duy vật về đời sống xã hội, được trình bày chủ yếu ở học thuyết
Hình thái kinh tế - xã hội Lý thuyết phát triển xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định:
- San xuat vật chât là cơ sở của đời sông xã hội, phương thức sản xuất
quyết định quá trình sinh hoạt chính trị và đời sống tỉnh thần nói chung
- Xã hội là một hệ thống cấu trúc phức tạp, gồm các yếu tố cơ bản: lực lượng sản xuất - quan hệ sản xuất — kiến trúc thượng tầng Các yếu tố đó có
quan hệ, tác động qua lại với nhau một cách biện chứng, hình thành nên các
quy luật chi phối sự vận động phát triển xã hội
- Xã hội vận động, phát triển theo các quy luật khách quan, đó là: quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội;
- Xu hướng vận động, phát triển của xã hội loài người là tiến lên chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
Lý thuyết phát triển xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin có bản chất khoa
Trang 18xã hội đương đại, đặc biệt là việc đánh giá những giá trị và hạn chế của các lý
thuyết này cần phải dựa trên cơ sở lý thuyết phát triển xã hội của chủ nghĩa
Mac - Lénin
Trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác — Lênin, không những giúp cho chúng ta chỉ ra được hạn chế của các lý thuyết
phát triển xã hội đương đại, mà còn giup chung ta tìm ra được những hạt nhân
hợp lý trong các lý thuyết đó, qua đó thấy được giá trị tham khảo của các lý
é
thuyết đó trong quá trình phát triển đất nước hiện nay
* *
'
Như vậy, lý thuyết phát triển xã hội là những quan điểm, quan niệm, lý
thuyết có tính chất hệ thống và nhất quán ở mức độ nhất định về con người,
xã hội và nhân loại nhằm xác định, giải thích các quy luật, khuynh hướng phát
triên xã hội
Lý thuyết phát triển xã hội đương đại là những quan điểm, quan niệm, lý thuyết có tính chất hệ thống và nhất quán ở mức độ nhất định về con người, xã hội và nhân loại nhằm xác định, giải thích các quy luật, khuynh hướng phát triên xã hội của xã hội đương dai
Trang 19Câu hỏi ôn tập:
Câu 1 Hãy làm rõ quan niệm về xã hội, lý thuyết phát triển xã hội và lý
thuyết phát triển xã hội đương đại
Câu 2 Hãy làm rõ những đặc điểm cơ bản của xã hội đương đại
Trang 20Chương 2:
LY THUYET PHAT TRIEN XA HOI CUA ALVIN TOFFLER
Alvin Toffler là giáo sư Trường Đại học Cornell, một nhà bác học trong tổ chức mang tên Russell Ông có bằng tiến sĩ về văn học và luật học nhưng mọi
người biết nhiều đến ông với tư cách là một nhà xã hội học và tương lai học
Lý thuyết phát triển xã hội của ông được thê hiện chủ yếu trong cuốn sách “Đợt sóng thứ ba” (The third wave) Đây là một cuốn sách nổi tiếng, ngay sau
lần xuất bản đầu tiên, nó đã được tái bản 5 lần trong năm 1980, 7 lần năm 1981, được dịch ra hàng chục thứ tiếng Cuốn sách gồm 28 chương, được
trình bày trong khoảng 700 trang sách (theo bản dịch của Nguyễn Lộc), thể hiện rõ quan điêm của ông về sự phát triên xã hội
Đúng 15 năm sau, vào cuối năm 1994 một cuốn sách mới tiếp tục bàn
về Đợt sóng thứ ba với tiêu đề “Sáng tạo ra một nền văn minh mới” (Creating a new civilization) do Alvin Toffler viết chung với Heidi - người VỢ Và người cộng tác khoa học của ông, đã được công bố Trong tác phẩm này vấn đề
được nêu lên trong cuốn Dot sóng thứ ba đã được giới thiệu lại, được khẳng
định và phát triển Nhưng xét về căn bản, những nội dung của cuốn sách này không có khác biệt nào lớn so với Đợt sóng thứ ba Do vậy, khi tìm hiểu lý thuyết phát triển xã hội của Alvin Toffler, chúng tôi chủ yếu căn cứ vào nội dung của cuốn sách Đợi sóng thứ ba
I Phan ky lich sir nhân loại
Theo Alvin Toffler, lịch sử nhân loại có 3 nền văn minh kế tiếp nhau, đó
là: văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp Alvin Toffler gọi những nền văn minh này là những đợi sóng Ông
Trang 21sóng, sự thách thức của đợt sóng mới và sự tác động lẫn nhau của các đợt
sóng, sự thay thê của đợt sóng mới đôi với các đợt sóng cũ
Lịch sử loài người cho đến nay đã trải qua 2 đợt sóng Đợt sóng thứ nhất là sự ra đời của nông nghiệp, cùng với nó là nền văn minh nông nghiệp Đợt sóng thứ hai, sự ra đời của công nghiệp hóa, cùng với nó là nền văn minh công nghiệp Alvin Toffler viết: “cho đến nay, loài người đã trải qua 2 đợt
sóng thay đổi lớn, mỗi đợt sóng xóa bỏ một cách rộng lớn các nền văn hóa
hay văn minh trước đó, và thay thế nó bằng những lối sống mà những người trước đó không thể hình dung nổi Đợt sóng thay đối thứ nhất — cuộc cách mạng nông nghiệp — đã mất hàng nghìn năm mới kết thúc Đợt sóng thứ 2 — sự ra đời của nền van minh công nghiệp — phải mất 300 năm Ngày nay, lịch
sử đi nhanh hơn, và hình như Đợt sóng thứ 3 sẽ quét khắp lịch sử và hoàn thành trong một vài thập kỷ Chúng ta, những người sống trên hành tỉnh ở thời
điểm bùng nỗ này, do đó sẽ cảm thấy ảnh hưởng đầy đủ của Đợt sóng thứ ba, trong đời mình”
Alvin Toffler cho rằng, “Đợt sóng thứ nhất bắt đầu vào khoảng năm 8000 trước Công nguyên, và đã thống trị Trái đất, không gặp trở ngại cho đến tận
vào khoảng những năm 1650 - 1750 Từ thời điểm ấy trở đi, Đợt sóng thứ
nhất mất đà, vì Đợt sóng thứ hai bắt đầu dâng lên Rồi nền văn minh công
nghiệp, sản phẩm của Đợt sóng thứ hai, đến lượt mình thống trị hành tỉnh đến
khi nó cũng đã lên đến đỉnh”!?,
Sự thay thế các nền văn minh diễn ra rất khốc liệt Khi đợt sóng thứ hai
đi xuyên qua các xã hội khác nhau, nó gây nên một cuộc chiến tranh kéo dài,
đẫm máu, giữa những người bảo vệ quá khứ nông nghiệp và những người bảo vệ tương lai công nghiệp Alvin Toffler viết: “từ nước này đến nước khác,
Trang 22
cũng sự va chạm như thế giữa hai lợi ích của Đợt sóng thứ nhất và Đợt sóng thứ hai đã nỗ ra dẫn đến những cuộc khủng hoảng chính trị và cuộc chiến nổi
dậy, những cuộc bãi công, khởi nghĩa, đảo chính và chiến tranh Nhưng đến giữa thế kỷ XIX, các lực lượng của Đợt sóng thứ nhất đã tan rã, và nền văn
minh của Đợt sóng thứ hai đã thống trị trái đât”!!,
Tiếp sau Đợt sóng thứ hai là Đợt sóng thứ ba - nền văn minh hậu công nghiệp bắt đầu từ khoảng năm 1955, ở Mỹ Alvin Toffler nhận thấy rằng, thập kỷ đầu tiên, tính từ năm 1955, ở Mỹ, đợt sóng thứ ba xuất hiện gắn với những biến đổi mang tính bước ngoặt: số công nhân cổ trắng và công nhân dịch vụ vượt qua số công nhân cổ xanh lần đầu tiên trong lịch sử; sự du nhập rộng rãi của máy tính, máy bay dân dụng có động cơ phản lực, cũng như nhiều đổi mới khác có tác dụng to lớn Tiếp sau Mỹ, đợt sóng thứ 3 bắt đầu lan vào nhiều quốc gia công nghiệp khác, bao gồm Anh, Pháp, Thụy Điển, Đức, Liên Xô và Nhật Bản Theo Alvin Toffler, ngày nay, tất cả các quốc gia công nghệ _ đang bị rung chuyển vì Đợt sóng thứ ba xung đột với các nên kinh tế và các
thé chế đã lỗi thời của Đợt sóng thứ hai ?
Alvin Toffler cho rằng, các nền văn minh này không tồn tại trong sự biệt
lập với nhau, nói cách khác, những đợt sóng không tách biệt nhau mà chúng xen kẽ với nhau Nghĩa là, khi nền văn minh công nghiệp thay thế nền văn minh nông nghiệp thì không phải vì thế nền văn minh nông nghiệp đã hoàn toàn biến mất Trái lại, nền văn minh nông nghiệp vẫn tồn tại, nhưng ngày
càng bị nền văn minh công nghiệp hạn chế Đến lượt mình, nền văn minh
nông nghiệp, sau khi đã lên đến đỉnh cao trong những thập kỷ sau Thế chiến 2, thì đợt sóng thứ 3 — nền văn minh hậu công nghiệp đã bắt đầu xuất hiện Vì
Trang 23
thế, nhiều nước đang cảm thấy sự tác động đồng thời của hai, thậm chí ba đợt sóng khác hắn nhau
Khi một đợt sóng chiếm ưu thế trong xã hội thì mô hình phát triên tương
lai tương đối dễ nhận thấy Tuy nhiên, “khi một xã hội chịu sự tác động của
hai hoặc ba đợt sóng khổng lồ mà không có đợt sóng nào thống trị rõ ràng, thì
hình ảnh về tương lai bị nứt rạn Sẽ thật là cực kỳ khó khăn trong sự lựa chọn
ý nghĩa của những thay đổi và những sự xung đột đang xuất hiện Sự xung đột của các mặt sóng tạo ra một đại dương gầm thét, đầy những luồng nước xô đây nhau, những cơn lốc, những dòng xoáy, che giấu những dòng chảy lịch sử sâu hơn, quan trọng hơn” 3,
Theo Alvin Toffler, sự thay thế nền văn minh công nghiệp bằng nền văn minh hậu công nghiệp là có một tính chất cách mạng: “Những thay đổi đang gây nên những sự xáo trộn mà ngày nay chúng ta đang trải qua, đều không
phải là hỗn loạn, cũng không có tính chất ngẫu nhiên, mà thực ra, chúng đang
tạo ra một mô hình rõ nét, được phân biệt rõ ràng Ngoài ra, nó còn giả định
những sự thay đổi ấy được tích lũy lại, - rằng chúng kết hợp với một sự chuyên hóa khổng lồ trong cách ta sống, lao động, chơi đùa và suy nghĩ, rằng có thể có một tương lai lành mạnh và đáng mong muốn Nói tóm lại, điều tiếp theo bắt đầu với cái tiền đề cho rằng cái đang xảy ra hiện nay chẳng phải cái
gì khác hơn là một cuộc cách mạng toàn cầu, một bước nhảy vọt trong lịch
sử?”
Co thé thấy, sự xuất hiện của Đợt sóng thứ ba kéo theo những biến động đầy phức tạp, bên cạnh những thành tựu vĩ đại về khoa học, công nghệ thì các
mặt khác lại không như thế Năng lượng toàn cầu đang đi vào khủng hoảng nghiêm trọng Môi trình sinh thái bị phá hủy nặng nề và vẫn đang tiếp tục bị
Trang 24
phá hủy, khoảng cách giàu — nghèo giữa các nước vẫn còn xa vời Không chỉ có kinh tế, các mặt khác của đời sống xã hội cũng có những biến động không
kém phần dữ dội và độc đáo Bên cạnh sự phát triển của vô tuyến truyền hình
là sự phát triển của các tín ngưỡng Các hệ thống giá trị tan vỡ và sụp đô Gia đình hạt nhân tan vỡ ở nhiều nơi Các phong trào ly khai xuất hiện Các chế
độ chính trị hoặc là sụp đỗ, hoặc là đang khủng hoảng nghiêm trọng, chứ
không còn tính chất ổn định như trước kia Theo Alvin Toffler : “trên thực tế,
những biến cố và những khuynh hướng ay là một bộ phận của một hiện tượng
rộng lớn hơn nhiều, đó là: cái chết của chủ nghĩa công nghiệp và sự ra đời của một nên văn minh mới” Nền văn minh mới - Đợt sóng thứ ba
Như vậy, Alvin Toffler đã chia lịch sử loài người thành 3 giai đoạn, cũng là 3 đợt sóng: văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp Các nền văn minh này có sự đan xen, xung đột, tác động mạnh
mẽ với nhau, được Alvin Toffler nói một cách hình tượng là sự va chạm giữa
các đợt sóng
H Lịch sử nhân loại trước Đợt sóng thứ ba
Trước Đợt sóng thứ ba, nhân loại đã trải qua 2 đợt sóng: Đợt sóng thứ nhất —nén van minh nông nghiép, va Dot séng thir hai — nén van minh công nghiép
1 Đợt sóng thứ nhất — nén van minh nông nghiệp
Theo Alvin Toffler, thuở ban đầu của loài người, trước khi Đợt sóng thứ nhất xuất hiện, con người thường sống thành những nhóm nhỏ, họ sinh sống
chủ yếu bằng đánh cá, săn bắt, hái lượm, hay chăn nuôi, Đến khoảng một vạn năm trước đây, cuộc cách mạng nông nghiệp bắt đâu, nó lan dân, chậm
Trang 25
chạp trên khắp hành tính, phổ biến làng mạc, các khu định cư, các vùng đất
z ` ^ Ae A rel
canh tác và một lỗi sống mới 'Š
Các nên văn minh đều được vận hành bởi các nguồn năng lượng nhất định Trong các xã hội thuộc Đợt sóng thứ nhất, năng lượng của họ lấy từ: “những
bộ máy ắc - quy sống” — cách nói hình ảnh của Alvin Toffler, tức là từ sức
mạnh cơ bắp của con người và của súc vật, hoặc là từ mặt trời, gió và nước
Trong nên văn minh nông nghiệp, theo Alvin Toffler: rừng thì bị đốn làm củi
để đun bếp và sưởi; một số công cụ đơn giản đã được phát minh như: các cối
say gió, các bánh xe nước, sử dụng công suất của nước thủy triều, của sông
suối; cúc vật kéo cà; cho đến cách mạng Pháp, người ta đã tính được là
Châu Âu đã lấy năng lượng từ l4 triệu con ngựa và 24 triệu con bò Nhưng nguồn năng lượng đó là nguồn năng lượng có thể đổi mới được: gió và sức
nước thì không bao giờ hết; thiện nhiên có thể làm sống lại các khu rừng
người ta đã đốn ' ”
Mỗi quốc gia, dân tộc trong giai đoạn văn minh nông nghiệp đều có những
đặc điểm riêng nhất định Tuy nhiên, gạt bỏ đi những khác biệt đó, các quốc
gia dân tộc nằm trong nền văn minh nông nghiệp đều có những điểm chung, điểm giống nhau, được Alvin Toffler khái quát như sau:
“Ruộng đất là cơ sở của kinh tế, văn hóa, cấu trúc gia đình và chính trị
Trong mọi dân tộc này cuộc sống được tô chúc trong phạm vi một làng Ở
mọi nơi, sự phân công lao động giản đơn chiếm ưu thế và một vài đẳng
cấp và giai cấp được xác định rõ ràng, đã nỗi lên: một tầng lớp quý tộc,
một lớp người tu hành, các chiến sĩ, những người bị nô dịch, nô lệ hay
_ nông nô Trong tất cả các dân tộc đó, quyền lực rất chuyên chế Trong tất
cả các dân tộc đó, thành phần xuất thân quyết định địa vị trong cuộc sống
Trang 26
Và trong tât cả các dân đó, nên kinh tê đêu phân tán, đên mức mỗi cộn > 2 v
A 2 Ẫ A A ° re A AK 18
đồng sản xuất hâu hết mọi cái cân thiêt?'”
Đợt sóng thứ nhât —- nên văn minh nông nghiệp, được Alvin Toffler khái quát trên 3 phương diện sau:
Thứ nhất là kỹ quyền, tức là hệ thống năng lượng, sản xuất và phân
phối: năng lượng là “những bộ máy ắc - quy sống” tức là từ sức mạnh cơ bắp
của con người và của súc vật, hoặc là từ mặt trời, gió và nước; nền sản xuất
dựa trên tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất, hệ thống sản xuất và phân phối mang tính thủ công, tiêu hao nhiều năng lượng nhưng hiệu quả thấp “Trong các xã hội Đợt sóng thứ nhất, hàng hóa bình thường được sản xuất bằng phương pháp thủ công Sản phẩm do một người làm ra từng cái một trên cơ sở
^ A” ` A r 2A 3À v ^ A»s›19
quen thuộc Điêu này rat đúng cả về cả về mặt phân phôi” ”
Thứ hai là xã quyền, được đặc trưng với gia đình quy mô lớn, được gọi là “gia đình kết hợp”, “gia đình mở rộng” Gia đình được đề cao, coi trọng “Những chỗ nào nông nghiệp thống trị thì người ta có xu hướng sống trong '
những gia đình rộng rãi, có nhiều thế hệ với cô, chú, dâu rẻ, ông bà hay anh chị em họ cùng một mái nhà, làm việc cùng với nhau như một đơn vị sản xuất
kinh tế”??,
Thứ ba, thông tin quyền Gắn với nền van minh nông nghiệp, trình độ sản xuất thấp kém, cho nên thông tin “phụ thuộc vào sự truyền thông diện đối diện, người đối người” Để chuyển thông tin qua không gian, thời gian, người ta đã phải xây dựng các đồn hay các “trạm gọi”, từ năm 1305 đến những năm 1800, có thêm dịch vụ chuyển thư nhanh khắp châu Âu băng ngựa “Tất cả
* Alvin Toffler (2008): Đợi sóng thứ ba (bản dịch của Nguyễn Lộc), Nxb KHXH, H, tr.78
' Alvin Toffler (2008): Đọt sóng thứ ba (bản dịch của Nguyên Lộc), Nxb KHXH, H, tr.85
Trang 27các đường đưa tin đều dành cho người giàu và người quyền thế Dân thường
không với tới được””,
Như vậy, trong cách trình bày của Alvin Toffler, có thể dễ dàng nhận thấy, nền văn mỉnh nông nghiệp gắn với trình độ thấp của lực lượng sản xuất,
công cụ lao động còn ở trình độ thủ công, tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng
đất Xã quyền và thông tin quyển của nền văn mỉnh này phản ánh trình độ thâp của nên xản xuât
2 Đợi sống thứ hai - nên văn mình công nghiệp
Kỹ quyển của xã hội công nghiệp: hệ thống năng lượng, hệ thống sản xuất, hệ thống phân phối
Một trong những điều kiện quan trọng của nền văn minh là năng lượng Nếu như ở Đợt sóng thứ nhất, năng lượng chủ yếu là “những bộ ắc quy sống” — sức mạnh cơ bắp của con người và súc vật, thì ở Đợt sóng thứ hai, năng
lượng đã được lấy từ than, hơi và dầu, từ những nhiên liệu hóa thạch không
thể thay thế được Nói như Alvin Toffler, dé 14 nén vin minh “ăn tươi nuốt
sống vốn liếng của thiên nhiên chứ không phải sống nhờ những lợi ích từ
thiên nhiên cung cấp nữa” Ông cho rằng: “bất cứ đâu đợt sóng thứ hai đi qua, các quốc gia đều xây dựng các cơ cấu kinh tế và công nghệ chủ chốt trên giải thiết các nhiên liệu hóa thạch rẻ tiền sẽ là vô tận Ở phương Tây cũng như phương Đông, cùng một chuyền biến rõ rệt từ năng lượng phân tán đến năng lượng tập trung, từ năng lượng đổi mới đến năng lượng không thể đôi mới
được, từ nhiều nguồn và nhiều nhiên liệu khác nhau đến một số ít nguồn
_ nhiên liệu Các nhiên liệu hóa thạch tạo thành cơ sở năng lượng của mọi xã
hội thuộc đợt sóng thứ hai”
Trang 28
Trên cơ sở năng lượng đó, đợt sóng thứ hai đã đây công nghiệp lên một trình độ mới: nó tạo ra những máy điện cơ khí khống lồ, làm chuyển động các bộ phận, các dây cua - roa, các đường ống, bu — lông, và nhiều máy móc
công nghệ hiện đại khac Đặc biệt là nó đem lại cho công nghệ một dạ con,
băng cách phát minh ra các máy móc có nhiệm vụ sản sinh ra những máy móc
mới trong một sự tiến triển vô hạn — nghĩa là các máy công cụ Điều quan
trọng hơn là nó kết hợp máy móc thành những hệ thống liên hệ mật thiết với
nhau dưới một mái nhà duy nhất để tạo nên nhà máy cuối cùng là chuỗi dây chuyển trong nhà máy”
Trên cơ sở công nghệ này một loạt những ngành công nghiệp đã ra đời: lúc đầu là các ngành công nghiệp than, dệt và đường sắt, sau đó là công nghiệp thép, công nghiệp nhôm, công nghiệp hóa chất, công nghiệp thiết bị Các đô thị xuất hiện, thành các trung tâm công nghiệp: tức các trung tâm đó liên tục sản xuất ra những mặt hàng, hàng triệu và hàng triệu sản phẩm giống
nhau: sự sản xuât hàng loạt xuât hiện
Sản xuất hàng loạt đưa tới những biến đối trong công việc phân phối Trong nền văn minh công nghiệp, với sự phát triển của đường sắt, các đường xa lộ, và các sông đào, hàng hóa chẳng những được sản xuất nhiều vì sản xuất hàng loạt mà còn được đưa nhanh chóng đến những nơi xa xôi nhất của đất nước “Sự phân phối theo tập quán đã nhường chỗ cho sự phân phối hàng loạt và sự mua bán hàng loạt đã trở thành nhân tố cũng quen thuộc và then chốt
2 ~ Ae A on 2 „ r z 24
của mọi xã hội công nghiệp chăng khác máy móc”
Với những thay đổi trên, Alvin Toffler khẳng định kỹ quyển của xã hội—- công nghiệp đã thay thế cho kỹ quyền của xã hội nông nghiệp
Trang 29
Xa quyên của xã hội công nghiệp: những hình thúc tô chúc xã hội mới - Gia đình có sự thay đối lớn: gia đình mở rộng, điển hình cho các xã hội nông nghiệp trước kia, được thay thế bằng gia đình hạt nhân Nguyên nhân là do sản xuất kinh tế được chuyển từ ruộng đất sang nhà máy, nên gia đình không cùng làm việc như một đơn vị nữa Do công nhân đến các nhà máy làm việc, chức năng then chốt của gia đình bị chia nhỏ thành những thê chế mới, chuyên môn hóa Sự giáo dục trẻ em được chuyên sang nhà máy Sự chăm sóc những người già được tiễn hành trong các gia đình có người giả, hoặc là trong các nhà an dưỡng Xã hội mới cần đến các công nhân di động theo các công _việc từ nơi này đến nơi khác Cho nên, gia đình hạt nhân trở thành mô hình
tiêu chuẩn được xã hội hiện đại công nhận
- Trong nền văn minh công nghiệp, thích ứng với phương thức sản xuất công nghiệp là giáo dục đại chúng Được xây dựng trên mô hình nhà máy,
giáo dục đại chúng dạy những cơ sở để đọc, viết, tính, Đó là “giáo trình công
khai” Song ở dưới nó còn có một “giáo trình che giấu” Nó gồm 3 giáo trình: giáo trình dạy giữ đúng giờ, dạy vâng lời và dạy lặp đi lặp lại” Nhìn chung, giáo dục cũng biến đổi nhằm chuẩn bị cho trẻ em về cuộc sống của nhà máy
Trẻ em được đi học từ một độ tuổi càng nhỏ hơn, thời gian học lại dài hơn và
được đào tạo thành một đội ngũ phù hợp với yêu cầu của công nghiệp và sản xuất dây chuyền
- Một thể chế thứ ba: sự hình thành của những công ty trách nhiệm hữu hạn Sự ra đời của sản xuất hàng loạt đã làm thay đỏi tất cả tình hình này Các công nghệ của đợt sóng thứ hai đòi hỏi những tư bản lớn kết hợp với nhau -
hơn là một cá nhân đơn độc hay là một nhóm nhỏ các nhà tư bản có thể cũng ˆ
cap Sy đôi mới ây đã mở cửa cho làn sông dau tư Không những thế, các công ty còn được coi là những “con người bất tử”, nghĩa là nó có thể sống lâu
Trang 30hơn những người đầu tư lúc ban đầu của nó Điều đó còn có nghĩa là nó có thê
đưa ra những kế hoạch rất lâu dài và thực hiện những dự án lớn hơn trước rất
nhiều”,
Xung quanh ba thể chế đó của xã hội công nghiệp, xuất hiện cả một loạt những tổ chức khác: các bộ của Chính phủ, các câu lạc bộ, các nhà thờ, các
phòng thương mại, các cơng đồn, các tô chức nghề nghiệp hàng trăm các tô
chức khác, tạo ra một sinh thái học tổ chức phức tạp, ăn khớp với nhu cầu và
phong cách của kỹ quyền công nghiệp” ”
Thông tin quyển của nên văn mình công nghiệp
Đợt sóng thứ hai đã đập tan sự độc quyền về giao tiếp tin tức, thông tin không còn là độc quyền của những người giàu có và quyền lực nữa Thông tin
không những nhiều về mặt khối lượng, đa dạng về nội dung, lĩnh vực, mà còn
được chuyển đến nhiều người cùng một lúc, rẻ tiền và đáng tin cậy Đồng thời trong các phương tiện thông tin đại chúng, từ báo chí và vô tuyến điện đến điện ảnh và vô tuyến truyền hình người ta cũng lại thấy thể hiện một nguyên
tắc căn bản của nhà máy: “tất cả các phương tiện đó đều in những tin tức như
nhau vào trong hàng triệu bộ óc, giống y như nhà máy sản xuất những sản phẩm hệt nhau để sử dụng trong hàng triệu gia đình””Ẻ
Những quy tắc (hay những mã số) của nên văn mình công nghiệp:
Mã số của nền văn minh công nghiệp được Alvin Toffler hiểu là “một loạt
quy tắc hay nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ các hoạt động của nó giống như một “dizain lặp đi lặp lai” Các quy tắc hay nguyên tắc đó, phát triển một cách tự
nhiên từ sự tách rời giữa sản xuất và tiêu dùng đã được Alvin Toffler tông hợp lại, gồm có 6 quy tắc
Trang 31
(1) Tiêu chuẩn hóa: đây là một nguyên tắc quen thuộc nhất trong các nguyên tắc đợt sóng thứ hai Nguyên tắc này được áp dụng phô biến trong các xã hội công nghiệp với việc sản xuất ra hàng triệu sản phẩm giống nhau như
đúc Tiêu chuẩn hóa không chỉ được tiến hành với từng động tác sản xuất,
từng khâu sản xuất, rồi đến từng xưởng, từng nhà máy, rồi đến tồn cơng ty Nó là nguyên tắc lớn tiêu biểu chuẩn hóa toàn bộ xã hội công nghiệp Thậm chí các thủ tục thuê mướn nhân công, lao động, cho đến tháng lương — trong một ngành công nghiệp, các lợi nhuận, giờ ăn trưa, ngày nghỉ cũng được tiêu chuẩn hóa Trong giáo dục đã thiết kế ra những giáo trình tiêu chuẩn hóa để chuẩn bị cho những thanh niên bước vào thị trường lao động Các chính sách theo học ở trường học, các thủ tục tuyên nhân công cũng tiêu chuẩn hóa
Các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến các hình ảnh tiêu chuẩn làm
cho mọi người nghe những tin tức như nhau, những thông báo như nhau, đọc những truyện ngắn như nhau Do lường được tiêu chuẩn hóa, tiền tệ, giá cả cũng được tiêu chuẩn hóa Nguyên tắc tiêu chuẩn hóa lan khắp mọi mặt đời sống hàng ngày Cả ngôn ngữ cũng vậy, những ngôn ngữ như Mỹ, Anh, Pháp, Nga được coi là những ngôn ngữ tiêu chuẩn”
(2) Chuyên môn hóa: Đợt sóng thứ hai càng loại bỏ những sự khác nhau về
ngôn ngữ và phong cách sinh hoạt thì nó càng cần đến tính đa dạng trong các lĩnh vực lao động bấy nhiêu Sự phân công lao động được đây mạnh dẫn đến sự xuất hiện ngày càng nhiều những nhà chuyên môn hẹp và những người
công nhân chỉ làm một nhiệm vụ Sang thế kỷ XIX, XX, lao động được
chuyên vào nhà máy lại càng được chuyên môn hóa cao độ hơn Thậm chí
chuyên môn hóa đên mức rât tàn bạo, làm mât tính người, vì công nhân chỉ
còn làm liên tục, chăng khác gì một cái máy, 1 lao động cực kì đơn giản
Chẳng hạn, để hoàn thành mô hình sản xuất đó Ford đã mô hình hóa thành
Trang 327.882 thao tác Trong số 7.882 thao tac dé thi 949 thao tác đòi hỏi những
người thực sự hoàn hảo về thé chất, khỏe mạnh và có khái niệm, 3.338 thao
tác chỉ đòi hỏi sức mạnh của cơ thể bình thường, nhiều công việc còn lại có
thể do phụ nữa hoặc trẻ em lớn tuổi làm được, trong đó 670 thao tác có thể
được thực hiện bởi những người cụt cả hai chân, 2.637 bởi những người cụt 1 chân, hai công việc bởi những người cụt cả 2 tay, 10 công việc bởi những
Ni san30 người mù
Nhìn chung, trong các xã hội thuộc Đợt sóng thứ hai, sự phân công lao động càng trở nên tính vi.mọi loại công việc đêu được chuyên môn hóa, gắn
với việc xuât hiện các nhà chuyên môn, từ người làm thư viện cho đến người
bán hàng, ngay cả vận động chính trị cũng được coi là một nghề nghiệp
(3) Đông bộ hóa: là sự làm cho ăn nhịp với nhau về mặt thời gian Sự tách rời ngày càng rộng lớn giữa sản xuất và tiêu dùng cũng lại bắt buộc con người trong nền văn minh công nghiệp phải thay đối cả cách xử lý thời gian là tiền bạc: máy móc không thể để ngồi không, mà phải vận hành theo nhịp độ của chúng, Tình trạng đó sinh ra nguyên tắc đồng bộ hóa của văn minh công | nghiép
Trong các xã hội trước kia, su đồng bộ hóa đó thường là dựa vào các quá trình sinh học, từ sự quay tròn của trái đất, từ sự thay đối của các mùa Còn
trong nền van minh công nghiệp, sự đồng bộ hóa được tiến hành theo nhịp độ
của máy móc Do đó nó chặt chẽ hơn, tỉnh vi hơn nhiều, chính xác hơn nhiều
Nếu như các bộ phận của một nhà máy không đồng bộ hóa với nhau, thì rất
khó có thể hoàn thành nhiệm-vụ:.ÐĐo đó, tính-chính-xác, không được coi là —— quan trọng trong các cộng đồng nông nghiệp lại trở thành một tất yếu trong xã
hội công nghiệp Không phải ngẫu nhiên các loại đồng hồ trở nên phổ biến,
Trang 33
được phát triên rõ ràng đúng vào thời điểm cuộc cách mạng công nghiệp yêu
câu một sự đồng bộ hóa lớn hơn của lao động
Song không phải chỉ đời sống lao động được đồng bộ hóa Trong xã hội
thuộc Dot sóng Thứ hai, đời sống xã hội về mọi mặt đều đi theo đồng hồ và
thích ứng với các yêu cầu của máy móc Giờ nghỉ ngơi, giờ giải trí, cũng phải tô chức sao cho đồng bộ””
(4) Sự tích tụ: Nếu lao động ở các xã hội Đợt sóng thứ nhất ở rải rác khắp
nơi, thì nhiều lao động trong các xã hội Đợt sóng thứ hai tích tụ nhiều năng _ lượng hơn, nó tập trung dân số, kéo nhân dân ra khỏi nông thôn và định cư trong các trung tâm đô thị không lồ Song không phải chỉ có năng lượng và
lao động được tập tích, mà sự tập tích diễn ra trên mọi mặt của đời sống xã
hội Đợt sóng thứ hai Đặc biệt là sự tích tụ diễn ra cả với tư bản, gắn liền với
sự xuất hiện của những công ty không 16, cdc to - rớt hay là các tổ chức độc
quyển Ở các nước công nghiệp lớn, người ta thường chứng kiến một số rất ít
công ty lớn sản xuất ra toàn bộ sản phẩm của một ngành sản xuất Chẳng hạn
ở Mỹ, hồi giữa những năm 1960, 3 công ty lớn sản xuất 94% tồn bộ số ơ-tơ ở
Mỹ, ở Đức 92% thuốc nhuộm, 96% phim nhiếp ảnh, 91% máy khâu công
nghiệp là do 4 công ty trong từng loại sản xuất riêng biệt sản xuất ra, "2` (5) Cực đại hóa: Sự tách rời sản xuất với tiêu dung cũng tạo ra trong các
xã hội Đợt sóng thứ hai một tâm lý “thích cái to”, quy mô đồ sô — ám chỉ sự
huénh hoang Nếu như sự sản xuất lâu dài trong các nhà máy giảm bớt được chỉ phí cho một đơn vị sản xuất, thì cũng tương tự như thế, những sự tăng lên
- về quy mô-cũng lại có-kết quả là tiết kiệm được các-chi phí khác Thành thử—————
“to” trở thành đông nghĩa với “có hiệu lực” và cực đại hóa trở thành một
Trang 34
nguyên tắc then chốt của nền văn minh công nghiệp Người ta thường khoe có những tòa nhà chọc trời cao nhất, có những con đường lớn nhất, có những thành phố to nhất và đông dân nhất, có những nha máy khổng lồ, Bệnh
nghiện cái to trở thành cái căn bệnh thời đại trong nhiều nước thuộc nền văn
mỉnh công nghiệp”
(6) Tập trung hóa: mọi xã hội đều đòi hỏi sự pha trộn của cả hai vấn đề tập
trung và phân tán Song việc chuyển từ một nền kinh tế Đợt sóng thứ nhất về căn bản là phân tán sang các nền kinh tế quốc dan hoa đồng của Đợt sóng thứ hai đã đưa tới những phương pháp mới để tập trung quyền lực Các phương pháp đó diễn ra trong các công ty cá nhân, các ngành công nghiệp và toàn xã hội A.Toffler đưa ra sự hoạt động quản lý những con đường sắt đầu tiên được xây dựng ở Mỹ để minh họa cho tình hình này Kinh nghiệm quản lý tập trung của ngành đường sắt Mỹ trở thành mô hình cho các hoạt động của các tổ chức khác
Cả trong hoạt động chính trị, Đợt sóng thứ hai cũng khuyến khích tập trung Vì công nghiệp hóa thúc đẩy, sự tập trung trong nền kinh tế công nghiệp cũng đòi hỏi chế độ chính trị cũng phải tập trung cao độ hơn, nắm nhiều quyền lực và trách nhiệm, cũng như độc quyền đưa ra ở cấp Trung
ương Sự tập trung trong chính trị và kinh tế thể hiện ở cả sự tập trung của
Ngân hàng trung ương đồng thời Ngân hàng hỗ trợ tích cực đối với nền kinh
A ~ 7 - , 9 v ~ Ae A v Fr 4
té, cling nhu cdc mat khac cia cdc x4 hdi thudc Dot séng thit hai**
Sáu nguyên tắc trên tạo thành cái mã này đã để lại dấu ấn khác biệt cho
nền văn minh Đọt-sóng thứ hai Tuy nhiên; theo-Alvin Toffler; ngày nay, các ————— nguyên tắc căn bản trên đang bị các lực lượng của Đợt sóng thứ ba tấn cơng
® Alvin Toffler (2008): Dot sóng thứ ba (bản dịch của Nguyễn Lộc), Nxb KHXH, H, tr.125-128
Trang 35Nhìn chung, công nghiệp của Đợt sóng thứ hai là: than, đường sắt, đồ dệt,
thép, xe hơi, cao su, nhà máy công cụ cơ khí, chủ yếu dựa trên các nguyên tắc động cơ đơn giản, dung nhiều nhiên liệu, năng lượng, sản xuất nhiều chất thải,
sản sinh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, quá trình sản xuất lâu dải, tay nghề thấp, công việc lắp đi lắp lại, hàng hóa thì tiêu chuẩn hóa và sự kiểm soát thì tập trung nặng nề Tuy, nền văn minh công nghiệp đã đưa nhân loại tiễn lên một bước rất cao chỉ trong vài thế kỉ Nhưng mặt khác, nền văn minh đó cũng đang đi vào con đường khủng hoảng, bế tắc Bởi lẽ, chúng đã đi tới
một bước ngoặt trong sự khai thác tự nhiên, nói theo A.Toffler, “Trong cuộc
đấu tranh chống tự nhiên”, để phục vụ sự phát triển công nghiệp Môi trường sống của con người bị ô nhiễm, bị tàn phá nghiêm trọng Sinh quyền không còn có thể dung thứ sự tàn phá của công nghiệp nữa Hơn nữa, con người không còn có thê dựa vô hạn độ vào năng lượng không đổi mới, mà cho đến nay vẫn là nguồn cung cấp chính cho công nghiệp phát triển Tuy nhiên, bên
cạnh những biểu hiện thất bại và sụp đô, đã xuất hiện những tín hiệu mới Đó là những tín hiều nói lên sự ra đời những nhân tố của Đợt sóng thứ ba — nền
văn minh hậu công nghiệp Sự ra đời của nền văn minh mới này chắc chắn sẽ
thách thức những lợi ích đã có của nền văn minh cũ “Trong các cuộc nổi dậy trực tiếp nỗ ra, các nhà lãnh đạo tất cả các xã hội Đợt sóng thứ hai — quá quen với việc đặt ra các nguyên tắc — sẽ đi theo con đường chẳng khác gì của các chúa phong kiến trong quá khứ Một số người sẽ lạc hướng Một số người sẽ bị hạ bệ Một số người sẽ ơi vào tình trạng bị dứt bỏ Một số - những người
thông minh nhất và thích ứng nhất — sẽ thay đổi và nỗi lên như những người
Trang 36Như vậy, có thể khẳng định rằng, Đợt sóng thứ hai — nền văn minh công
nghiệp đã tạo ra những cơ sở, tiền đề cho sự hình thành Đợt sóng thứ ba — nền
văn minh hậu công nghiệp
H Đợt sóng thứ ba và xu hướng biến đỗi của xã hội đương đại
Alvin Toffler phân tích Đợt sóng thứ ba - nền văn minh hậu công nghiệp trên các mặt: kỹ quyền, thông tin quyền, xã quyền, tâm quyển và xu hướng
biến đổi của các mặt đó
1 Kỹ quyển của Đợt sóng thứ ba
Về mặt năng lượng: đễ giải quyết tình trạng khủng hoảng của năng lương
hóa thạch không đổi mới của Đợt sóng thứ hai, đã xuất hiện một cơ sở năng
lượng mới làm việc trên các nguyên tắc đối nghịch hắn với các nguyên tắc của đợt sóng thứ hai đã tồn tại trong quá khứ ba tram năm qua Cơ sở năng lượng của Đợt sóng thứ ba này có những đặc điểm: xuất phát phân lớn từ các nguồn có thể đối mới; không tập trung cao độ, mà dựa vào nhiều nguồn khác nhau và
A , nm ` A A ` ` ° A Ầ 36
phân tán; không dựa vào một nguôn mà dựa vào nhiêu nguôn;
Về công nghiệp và công nghệ: từ giữa những năm 1950, các ngành công nghiệp của Đợt sóng thứ hai dần dần lạc hậu và lu mờ trong các nước công nghiệp Những công nghiệp mới xuất hiện, khác hẳn những công nghiệp trước về nhiều mặt: chúng không còn dựa trên các nguyên tắc điện cơ và các kiến thức khoa học cỗ điển của đợt sóng thứ hai mà dựa trên những ngành khoa
học mới mẻ, như: điện tử, lượng tử, lý thuyết tin học, sinh học phân tử, đại
237
dương học, môi sinh học và các khoa học không gi
Nền công nghiệp của Đợt sóng thứ ba có những điểm nổi bật sau:
`" Alvin Toffler (2008): Đợi sóng thứ ba (bản dịch của Nguyễn Lộc), Nxb KHXH, H, tr.245
*” Alvin Toffler (2008): Đợi sóng thứ ba (bản địch của Nguyễn Lộc), Nxb KHXH, H, tr.249
Trang 37- Điện tử và máy tính đã, đang và ngày càng đem lại những biến đôi quan
trọng vô cùng về điện mạo của nền kinh tế hiện đại, của các ngành sản xuất
hiện đại Một đặc điểm quan trọng là nó đòi hỏi ít năng lượng “Đặc điểm này
của cách mạng điện tử cho thấy rằng một trong những chiến lược bảo toàn
hùng mạnh đối vớ các nền kinh tế công nghiệp đợt sóng thứ ba đòi hỏi ít
năng lượng để thay thế nhanh chóng các ngành công nghiệp đợt sóng thứ hai lãng phí năng lượng”
- Công nghiệp không gian đang nỗi lên Các hãng công nghiệp lớn đang triển khai các chương trình công nghiệp không gian nhằm sản xuất vật liệu công nghệ cao, các hợp kim, tức là những sản phẩm mà không thể sản xuất
dưới mặt đất do trọng lực Thậm chí người ta còn tính đến việc xây dựng
thành phố không gian với cộng đồng dân số khoảng vài ngàn người Nhìn chung, “sự phối hợp của điện tử tiên tiến và một chương trình không gian
vượt khỏi các khả năng sản xuất trên mặt đất đang đưa lĩnh vực công nghệ
đến một giai đoạn mới, không còn bị các suy nghĩ của Đợt sóng thứ hai hạn
chế nữa””?
- Công việc nghiên cứu và khai thác đại dương có khả năng tạo ra một lĩnh vực cơng nghệ mới Ngồi lương thực thực phẩm, dầu lửa, đại dương còn cho những thứ quặng phong phú từ đồng, kẽm, thiếc, đến vàng, bạc, bạch kim và quan trọng hơn nữa là quạng phốt phát để sản xuất phân bón cho nông nghiệp
trên mặt đất/°
- Công nghiệp gien: với những thành quả của di truyền học, loài người
ang bước vào ngưỡng cửa của việc chế tạo ra các vật liệu có sự sông Trong —————
các lĩnh vực y học, chữa bệnh và phòng tránh bệnh, làm biến đổi giống loài,
*8 Alvin Toffler (2008): Đợi sóng thứ ba (ban dịch của Nguyễn Lộc), Nxb KHXH, H, tr.252-253 ** Alvin Toffler (2008): Đợt sóng thứ ba (bản dịch của Nguyễn Lộc), Nxb KHXH, H, tr.254-256 * Alvin Toffler (2008): Dot sóng thứ ba (bản dịch của Nguyễn Lộc), Nxb KHXH, H, tr.251
Trang 38cho đến lĩnh vực sản xuất lương thực năng lượng, công nghiệp di truyền cũng
đã bắt đầu đem lại những kết quả rất đặc sắc “Sinh học sẽ giảm bớt hay loại trừ nhu cầu dầu lửa trong sản xuất chất dẻo, phân bón, vải vóc, sơ, thuốc trừ
sâu và hàng nghìn sản phẩm khác”; “trong nông nghiệp, công nghệ di truyền học sẽ được dùng để tăng cung cấp lương thực thế giới ”;
Đánh giá về những thay đổi mang tính bước ngoặt về kỹ quyền của Đợt sóng thứ ba, Alvin Toffler viết: “Giống như Đợt sóng thứ hai đã kết hợp than, _ thép, điện và vận tải đường sắt để sản xuất xe hơi và hàng nghìn sản phẩm
khác nhằm cải tạo cuộc sống, tác động thực sự của các thay đổi mới sẽ chỉ
được cảm thay khi nao chúng ta đạt tới trình độ phối hợp các công nghệ mới —
kết hợp máy tính, điện tử, các vật liệu mới lấy từ không gian bên ngoài, từ đại
dương và cơ sở năng lượng mới lại với nhau Đưa các phần tử này lại gặp nhau sẽ tung ra một cơ lũ những sáng chế chưa từng thấy trước đây trong lịch sử loài người Chúng ta đang xây dựng cho nền văn minh Đợt sóng thứ ba
một bầu khí quyên kỹ nghệ mới mẻ”2,
2 Thông tin quyễn của Đợt sóng thứ ba
Theo Alvin Toffler, trước khi có thông tin đại chúng, một đứa trẻ lớn lên trong một ngôi làng biến đổi chậm chap cua Dot song thir nhat chi nhan duoc
ít hình ảnh từ một dim cén con nhiing nguén qua thầy giáo, cha đạo, người trưởng làng, hay nhân viên Nhà nước và cao nhất là cha mẹ, gia đình, để bắt trước hay khuôn mình theo hình mẫu đó Đợt sóng thứ hai đã làm tăng lên gap bội số kênh để từ đó cá nhân có thể rút ra được hình ảnh của mình về hiện
— thực.-Cáe-hình-ảnh-đến-với- đứa-trẻ trong thời-gian này-không-chỉ-là từ-tự ———~ nhiên và con người, mà còn cả từ báo chí, truyền thanh và sau đó là vô tuyến
truyền hình Truyền thông đại chúng là một cái loa khổng lồ, quyền lực của
Trang 39
nó đã thê hiện qua các tuyên địa phương, sắc tộc và ngôn ngữ để tiêu chuẩn
hóa hình ảnh đang tuôn vào đòng tâm trí của thế giới
Hệ hình ảnh sản sinh ra từ trung tâm này được đưa vào đầu óc của mọi người để giúp họ tiêu chuẩn hóa các ứng xử của họ mà hệ thống sản xuất công nghiệp yêu cầu Trong suốt kỷ nguyên đợt sóng thứ hai, truyền thông đại chúng ngày càng trở nên mãnh liệt và có sức áp đặt mạnh mẽ
Ngày nay, Đợt sóng thứ ba đang thay đổi dữ dội tất cả những cái đó
Thông tin mới đến với chúng ta và chúng ta bị buộc phải xem lại liên tục hồ sơ hình ảnh của chúng ta với tốc độ ngày càng nhanh hơn “Đợt sóng thứ ba còn làm nhiều hơn là chỉ đơn thuần đây nhanh cơn lũ thông tin của chúng ta; nó thay đổi cấu trúc sâu xa của thông tin”'* Truyền thông đại chúng không giống như trước, không còn mở rộng ảnh hưởng của chúng, thậm chí bị đánh
lùi trên nhiéu mat tran béi cai ma Alvin Toffler gọi là “giải truyền thông tin
đại chúng” Cái cô xưa nhất của truyền thông đại chúng Đợt sóng thứ hai, báo
chí, đang mất dần bạn đọc Người ta thấy không năm nào không có một tạp chí lớn của Mỹ bị đóng cửa; số lượng phát hành giảm nhiều (số lượng phát
hành của 25 tạp chí hàng đầu năm lại đã tụt xuống 4 triệu) Đồng thời xuất
hiện hàng nghìn tạp chí nhỏ Về truyền thanh, con số các trạm cũng tăng lên, nội dung phát thanh cũng đa dạng hơn nhiều, người nghe đài có thể lựa chọn nghe tin tức gì mình có yêu yêu cầu Truyền hình cũng có những thay đổi,
nhiều kênh hơn, nhiều nội dung hơn, chú ý đến những sở thích, yêu cầu của từng loại khán giả, các lứa tuổi Nhìn chung, sự đồng bộ hóa hệ thống hình
ảnh mà các màng lưới tin, hình đưa ra đã bị phá hủy, sự tiêu chuẩn hóavàcác — -
nguyên tắc khác cũng đã bị phá hủy như thế Tình hình đó cũng xảy ra không chỉ ở riêng Mỹ, mà còn ở các nước khác thuộc miễn văn minh công nghiệp
Trang 40
Với những thay đổi đó, A.Toffler khẳng định: “thế là Đợt sóng Thứ ba bắt
đầu một kỷ nguyên thật sự mới mẻ - thời đại của truyền thông nhóm nhỏ Một thông tin quyển đang nỗi lên cùng với một kỹ quyền mới Và điều đó sẽ ảnh hưởng sâu xa hơn tới cái quyên quan trọng nhất trong mọi quyên, cái quyển trong đầu óc chúng ta Và gộp chung lại, những thay đổi ngày nay đang cách mạng hóa các hình ảnh của chúng ta về thế giới cùng với khả năng hiểu ý nghĩa của nó””,
Điều đặc biệt trong trong quá trình xây dựng bầu khí quyển thông tin mới cho kỷ nguyên Đợt sóng thứ ba là sự ra đời của máy tính và bộ nhớ điện tử
Chính điều này đã đem lại một biến đổi căn bản và đầy ý nghĩa mới mẻ của
thông tin quyền đợt sóng thứ ba Trước kia con người chỉ có thê lưu trữ các ký ức của mình trong hộp sọ của con người mà thôi, và truyền lại cho con cháu mình thông qua những lời nói, bài hat, Nén van minh Dot sóng thứ hai đã
mở rộng bộ nhớ xã hội vượt ra ngoài hộp sọ con người rất nhiều với việc làm
cho sự biết chữ được lan rộng; lập ra hàng nghìn thư viện và nhà bảo tàng, phòng lưu trữ Kho tảng kiến thức của nhân loại được tích lũy tăng lên vô cùng nhiều Ngày nay, với phát minh về bộ nhớ điện tử, và sự cải tiễn không ngừng của bộ nhớ đó, “chúng ta có thê yêu cầu máy tính” “ nghĩ cái không thê nghĩ tới” và cái trước kia chưa nghĩ tới Nó làm cho một dòng lõ những lý
thuyết, ý niệm, ý thức hệ, các kiến giải nghệ thuật, bước tiến kỹ thuật, các tân
kinh tế và chính trị mới mẻ, những cái trước hôm nay, hiểu sát theo nghĩa đen, là không thể nghĩ tới, không thể tưởng tượng nỗi, lại thành ra cái có thể làm được Theo cách đó, nó đây nhanh tốc độ thay đổi lịch sử và cấp nhiên liệu Ach sự đi tới tính đa dạng xã hội của đợt sóng thứ Ba”%-
* Alvin Toffler (2008): Đợt sóng thứ ba (bản dịch của Nguyễn Lộc), Nxb KHXH, H, tr.288 *° Alvin Toffler (2008): Đợi sóng thứ ba (bản dịch của Nguyễn Lộc), Nxb KHXH, H, tr.308