Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 197 DI TRUYỀN - XÃ HỘI HỌC - ĐẶC TRƯNG PHÁT TRIỂN XĂ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI Ths. Phạm Thị Như Nghĩa Bộ môn Y tế công cộng, Khoa Khoa học sức khỏe, Trường Đại học Thăng Long Tóm tắt: Dựa trên các kiến thức di truyền, xã hội học, có xét đến các điều kiện phát triển công nghệ sinh học và sự đan xen kiến thức giữa các lĩnh vực khoa học chuyên ngành khác nhau, tác giả bài báo đã tổng hợp phân tích đưa ra các đặc trưng hình thái mới, phôi thai hình thành một khoa học chuyên ngành độc lập. Đây là điểm mới trong cấu trúc nghiên cứu di truyền trong xã hội học và xã hội học ảnh hưởng đến di truyền học. Bài báo được soi sáng bằng thực tế giảng dạy của tác giả cho các lớp tiên tiến đại học Kinh tế Quốc dân những năm gần đây. Đặt vấn đề: Thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của công nghệ sinh học. Dấu mốc là bản đồ gen của người đã được được làm sáng tỏ. Từ thí nghiệm thành công sự nhân bản ở con cừu Doly đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu, mà nó sẽ đem lại cho con người nhiều hy vọng cải tạo sức khỏe của con người chưa được hoàn hảo. Công nghệ sinh học cũng đã đem lại những sản phẩm cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt. Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều mặt trái của nó ảnh hưởng không nhỏ tới các lĩnh vực trong quan hệ xã hội. Ở bài báo này tác giả muốn phân tích sự tương quan giữa công nghệ sinh học (mà ảnh hưởng lâu dài là di truyền) và sự xáo trộn hay ảnh hưởng tới một số lĩnh vực trong xã hội. 1. Xã hội học Trước tiên để có cơ sở xem xét chúng ta hãy cùng thống nhất về các bối cảnh, khái niệm, phạm trù cấu trúc về xã hội học – môi trường mới cho Di truyền học nẩy mầm và phát triển. 1.1 Bối cảnh xuất hiện xã hội học - Bối cảnh kinh tế xã hội và nhu cầu thực tiễn Sự tác động của tự do hóa thương mại, tự do hóa sản xuất và đặc biệt là tự do hóa lao động, hệ thống tổ chức quản lý kinh tế theo kiểu truyền thống đã bị thay thế bằng cách tổ chức xã hội hiện đại. Sự xuất hiện và phát triển hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phá v trật tự cũ gây những xáo trộn và biến đổi trong đời sống kinh tế xã hội của các tầng lớp, giai cấp và các nhóm xã hội. Từ đó nảy sinh nhu cầu thực tiễn phải lập lại trật tự, ổn định xã hội và nhu cầu nhận thức để giải quyết những vấn đề mới mẻ nảy sinh từ cuộc sống đang biến động đó, đáp ứng nhu cầu nhận thức các biến đổi xã hội và lập lại trật tự xã hội. - Bối cảnh Chính trị xã hội và tư tưởng Mâu thuẫn sâu sắc về lợi ích giữa các tầng lớp xã hội làm biến đổi chính trị, xã hội ở các châu lục đã đặt ra câu hỏi lý luận cơ bản của xã hội học. Đó là vấn đề làm thế nào phát hiện và sử dụng các quy luật tổ chức xã hội để góp phần tạo ra trật tự và tiến bộ xã hội. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 198 - Bối cảnh về Lý luận và nghiên cứu Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và đặc biệt là phương pháp luận nghiên cứu khoa học cũng là nhân tố quan trọng cho sự ra đời xã hội học, làm thay đổi căn bản thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Các nhà triết học, các nhà khoa học xã hội khát khao nghiên cứu các hiện tượng, quá trình xã hội để phát hiện ra các quy luật tự nhiên của tổ chức xã hội, đặc biệt là "các quy luật của sự phát triển, tiến bộ xã hội". 1.2. Khái niệm Xã hội học Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử, là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc. Xã hội học là môn khoa học xã hộicòn rất non trẻ, mặc dù vậy nó cũng có một lịch sử phát triển riêng biệt. Trước thế kỷ 19, xã hội học chưa tồn tại như một môn khoa học độc lập mà bị hòa tan vào trong các khoa học khác như nhân chủng học, dân tộc học, nhân học, tâm lý học, tâm lý học xã hộivà đặc biệt là triết học- môn khoa học của mọi khoa học. 1.3. Cấu trúc của xã hội học 1.3.1. Tĩnh học xã hội (Auguste Comte) Tĩnh học xã hội là bộ phận xã hội học nghiên cứu về trật tự xã hội, cơ cấu xã hội, các thành phần và các mối liên hệ của chúng: nghiên cứu các cá nhân với tư cách là những thành phần hay đơn vị cấu thành của cơ cấu xã hội, xem cá nhân với tư cách là một tập hợp, một hệ thống gồm: 1. Các năng lực và nhu cầu đã có sẵn bên trong cá nhân. 2. Các nhu cầu, năng lực được tiếp thu từ bên ngoài qua quá trình cá nhân tham gia vào xã hội. Điều thực sự có ý nghĩa về lý luận xã hội học là quan niệm của Comte về cơ cấu xã hội. Cơ cấu xã hội bao giờ cũng được tạo nên từ các cơ cấu xã hội khác đơn giản hơn, gọi là tiểu cơ cấu xã hội. Do đó, hiểu cơ cấu xã hội có nghĩa là nắm bắt được các đặc điểm, các thuộc tính và các mối liên hệ của các tiểu cơ cấu xã hội. Cơ cấu xã hội phát triển theo con đường tiến hóa từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Comte đặt vấn đề nghiên cứu xem làm thế nào duy trì được mối liên kết giữa các bộ phận để đưa ra cách giải quyết nhấn mạnh tới vai trò của nhà nước và yếu tố văn hóa, tinh thần xã hội. 1. Vai trò của nhà nước: ngoài sự phụ thuộc lẫn nhau, sự tập trung quyền lực vào tay nhà nước cho phép điều hòa, phối hợp và liên kết các bộ phận của hệ thống xã hội, đảm bảo chống lại sức ép của sự phân hóa và phân rã xã hội. 2. Vai trò của văn hóa, tinh thần: Ngoài hành động "vật chất" của nhà nước, yếu tố trí tuệ và đạo đức, thiện trí và thiện cảm của các thành viên xã hội, đóng vai trò là nhân tố duy trì sự liên kết, trật tự xã hội. 1.3.2. Động học xã hội Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 199 Đó là lĩnh vực nghiên cứu các quy luật biến đổi xã hội trong các hệ thống xã hội theo thời gian. Comte đưa ra quy luật ba giai đoạn để giải thích sự phát triển của các hệ thống tư tưởng và hệ thống cơ cấu xã hội tương ứng. Lịch sử loài người phát triển qua ba giai đoạn: 1. Thần học 2. Siêu hình 3. Thực chứng Theo quy luật ba giai đoạn, mỗi giai đoạn trước là điều kiện phát triển của mỗi giai đoạn sau. Lịch sử tiến hóa xã hội diễn ra theo con đường tích lũy, tiến hóa (các tư tưởng mới, các hệ thống cơ cấu mới được xây dựng, được bổ sung vào cái cũ). 1.4 Xã hội học về thiết chế xã hội Thiết chế xã hội là khuôn mẫu, kiểu tổ chức xã hội đảm bảo đáp ứng các nhu cầu, yêu cầu chức năng cơ bản của hệ thống xã hội, đồng thời kiểm soát các hoạt động của các cá nhân và các nhóm trong xã hội. Trong số các thiết chế xã hội, đặc biệt chú ý tới thiết chế gia đình và dòng họ, thiết chế nghi lễ, thiết chế chính trị, thiết chế tôn giáo và thiết chế kinh tế. Thiết chế gia đình và dòng họ xuất hiện để thỏa mãn nhu cầu cơ bản của mọi loài: nhu cầu tái sản xuất, tức là duy trì nòi giống. Ngoài ra xã hội nào cũng cần phải có thiết chế gia đình để kiểm soát hoạt động sinh đẻ - tình dục, quan hệ phụ nữ và nam giới và nuôi dạy con cái. Thiết chế nghi lễ cần thiết để đáp ứng nhu cầu liên kết và kiểm soát các quan hệ xã hội của con người thông qua các thủ tục, biểu tượng, ký hiệu, nghi thức Không có nghi lễ thì khó duy trì được những cơ cấu, những tổ chức quy mô lớn. Mức độ tập trung quyền lực trong xã hội càng cao thì mức độ bất bình đẳng về nghi lễ càng lớn. Thiết chế chính trị xuất hiện chủ yếu để giải quyết các xung đột bên trong và bên ngoài xã hội. Sự tập trung quyền lực càng lớn thì càng bộc lộ rõ sự phân chia cơ cấu giai cấp. Thiết chế tôn giáo có yếu tố cơ bản là niềm tin vào lực lượng siêu tự nhiên, siêu nhân. Biểu hiện của thiết chế tôn giáo là việc tập hợp các cá nhân cùng chia sẻ niềm tin và cùng nhau tham gia các hoạt động nghi lễ đặc thù của tôn giáo. Thiết chế tôn giáo có chức năng củng cố hệ thống chuẩn mực giá trị, niềm tin, tinh thần để duy trì trật tự xã hội. Thiết chế kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu thích nghi của tổ chức xã hội đối với môi trường và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người về các sản phẩm và dịch vụ. Sự tiến hóa của các thiết chế kinh tế thể hiện ở việc nâng cao trình độ công nghệ và tri thức, ở mở rộng sản xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ, ở mức độ tích lũy tư bản và tư liệu sản xuất và ở những thay đổi về tổ chức lao động. Như vậy cả xã hội nói chung và các thiết chế xã hội nói riêng đều tuân theo quy luật tiến hóa. 2. Một số vấn đề xã hội học của di truyền học 2.1. Tác động xã hội của việc giải mã bộ gen: Giải mã bộ gen làm nảy sinh nhiều vấn đề tâm lí XH: - Việc biết về hồ sơ di truyền của cá thể cho phép tránh được bệnh di truyền nhưng đồng thời có thể chỉ thông báo cái chết sớm có thể xảy ra và không tránh khỏi. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 200 - Hồ sơ di truyền của cá thể có thể bị sử dụng để chống lại họ khi kết hôn, xin việc làm … 2.2. Vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào - Ngoài những lợi ích kinh tế và khoa học công nghệ gen và công nghệ tế bào cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề như: gen kháng thuốc từ sinh vật biến đổi gen có thể phát tán sang sinh vật hay người không?, gen kháng thuốc diệt cỏ ở cây trồng biến đổi gen có phát tán sang cỏ dại không ? - Liệu con người có sử dung phương pháp nhân bản vô tính để tạo ra người nhân bản không? 2.3. Vấn đề di truyền khả năng trí tuệ - Tính di truyền có ảnh hưởng nhất định đến khả năng trí tuệ, nhưng không thể căn cứ vào hệ số thông minh IQ để đánh giá sự di truyền khả năng trí tuệ 2.4. Di truyền học với bệnh AIDS - Bệnh AIDS gây nên bởi virus HIV. - Virus gồm 2 phân tử ARN, các prôtein cấu trúc và enzim đảm bảo cho sự lây nhiễm liên tục. Enzim sử dụng ARN của virus làm khuôn để tổng hợp ADN -> ADN kép, xen kẽ với ADN của tế bào chủ -> ADN của virus tái bản cùng với hệ gen của con người. - Trong quá trình lây nhiễm virus có thể sống tiềm sinh vô hạn trong tế bào bạch cầu T4, do đó khi tế bào này hoạt động thì bị virus tiêu diệt. Sự giảm số lượng tế bào T4 làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể, gây ra 1 số bệnh: sốt, tiêu chảy, lao, ung thư, viêm màng não, mất trí …-> chết. 2.5. Di truyền với khoa học hình sự Tội phạm ngày nay càng xảo quyệt và thông minh hơn. Chúng có rất nhiều thủ đoạn được chuẩn bị kỹ càng nhằm qua mắt cơ quan điều tra. Và bằng chứng từ những nhân chứng đã trở nên ít hiệu quả buộc tội hung thủ khi hành động tội ác đang diễn ra. Tuy nhiên, khoa học pháp y đã giúp bóc trần một số vụ án nổi cộm và trở thành vị quan tòa công tâm của nạn nhân, đó là dấu vân tay hay ADN mà hung thủ không thể chối cãi được. 3. Tân di truyền học và đạo đức xã hội Nhiều người trong chúng ta có theo dõi về sự phát triển của ngành di truyền học mới đều biết đến sự quan tâm của công chúng tập trung vào chủ đề này. Mối quan tâm được khơi dậy do liên can đến nhiều vấn đề từ việc sao chép cho đến chỉnh sửa gen di truyền. Đã có một làn sóng phản đối mạnh trên toàn thế giới về việc áp dụng công nghệ di truyền đối với thực phẩm. Ngày nay người ta đã có thể tạo ra các giống cây mới với năng suất cao hơn rất nhiều và ít khả năng mẫn cảm với các chứng bệnh để đem lại mức sản lượng thực phẩm tối đa phục vụ nhu cầu của một thế giới đang bùng nổ dân số. Các ích lợi rõ ràng và tuyệt vời. Những thay đổi gen đã diễn ra một cách lâu dài qua nhiều ngàn năm. Sự tiến hóa của não người xảy ra hơn nhiều triệu năm. Qua việc chủ động điều chỉnh gen, chúng ta đang ở tột đỉnh của việc bắt buộc các giới động và thực vật cũng như trong chính nhân loại phải thay đổi với tốc độ nhanh chóng một cách phi tự nhiên. Ở đây tác giả không phải nhằm bảo ban chúng Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 201 ta quay lưng với các phát triển trong lĩnh vực này – mà đơn giản là để chỉ ra rằng chúng ta phải tỉnh thức đến các nguy cơ tiềm tàng đáng kinh khiếp về lĩnh vực mới này của khoa học. Nếu chúng ta kiểm tra cơ sở triết lý sâu xa bên dưới của đạo đức nhân bản, thì một nhận thức rõ ràng về mặt nguyên lý rằng mối quan hệ tương hỗ – giữa tri thức cũng như là năng lực cao hơn và một nhu cầu về trách nhiệm đạo đức lớn hơn – sẽ phục vụ như là một nền tảng mấu chốt. Cho đến nay chúng ta có thể nói rằng nguyên lý này đã có hiệu lực cao. Khả năng luận lý về đạo đức nhân loại đã giữ được nhịp độ với các phát triển về tri thức và năng lực của nó. Nhưng với kỷ nguyên mới trong khoa sinh học di truyền, thì khoảng cách giữa luận lý đạo đức và các khả năng về công nghệ của chúng ta đã đạt đến điểm cực hạn. Sự tăng trưởng nhanh về tri thức và các khả năng công nghệ của nhân loại đang nổi cộm trong khoa di truyền học đến nổi hiện hầu như không thể có nỗi một ý tưởng đạo đức để giữ đồng nhịp cùng với những thay đổi này. Một khía cạnh sâu sắc của vấn đề, có vẻ bao hàm trong câu hỏi về việc hành xử thế nào với tri kiến mới của chúng ta. Trước khi chúng ta biết được các gen đặc trưng chịu trách nhiệm cho chứng mất trí lão suy, ung thư, hay ngay cả lão hóa, thì chúng ta mỗi cá nhân đều cho rằng mình sẽ không bị phiền hà bởi các vấn đề này, mà chỉ phản ứng khi ta đã mắc phải chúng. Nhưng hiện giờ, hay một tương lai rất gần, di truyền học có thể cho biết những cá nhân hay gia đình nào có các gen có khả năng gây tử vong hay tật nguyền trong lúc thơ ấu, lúc còn trẻ, hay trung niên. Kiến thức này có thể làm thay đổi tận gốc rễ các định nghĩa của chúng ta về sức khỏe và bệnh tật. Khi các xáo trộn di truyền được tìm thấy trong phôi bào (như là trường hợp có gia trọng) thì có nên chăng cha mẹ (hay cộng đồng) có quyền ra quyết định để sớm hủy diệt sự sống của phôi bào đó? Vấn đề này còn trở nên phức tạp hơn bởi sự thật là các phương pháp mới để lo liệu các bệnh về gen và các dược phẩm mới được tìm thấy một cách nhanh chóng tương đương với việc nhận diện ra các bệnh di truyền cá nhân này. Người ta có thể nghĩ tưởng đến một tình huống mà trong đó một em bé với căn bệnh có thể bộc phát vào hai mươi năm sau lại bị phá thai trong khi cách chữa cho chứng bệnh đó lại được tìm ra chỉ trong vòng một thập niên. Nhiều người khắp nơi trên thế giới đặc biệt là các nhà thực nghiệm của bộ môn mới hình thành về đạo đức sinh học vật lộn với các đặc tả về các vấn đề này. Vốn không chuyên môn trong các lãnh vực đó, không có gì cụ thể để cống hiến cho bất kỳ câu hỏi nào – đặc biệt là về các dữ liệu thực nghiệm đang thay đổi nhanh chóng. Dẫu sao, điều mong mỏi thực hiện là hãy suy nghĩ xuyên suốt về một số các vấn đề then chốt mà ta cảm thấy những ai nắm rõ tình hình trong thế giới này cần phải suy tư đến và đề nghị vài nguyên lý chung có thể tạo áp lực thay đổi lên việc ứng phó với các thách thức về đạo đức này. Trọng tâm của thách thức mà chúng ta đối mặt thật sự là vấn đề về cách chọn lựa của chúng ta trong phương diện các khả năng đang lớn mạnh mà khoa học và công nghệ cung ứng được cho mình. Một trong những hậu quả xã hội và văn hóa của các công nghệ di truyền mới là hậu quả về sự truyền giống tiếp tục của chúng ta, qua sự can thiệp bằng tiến trình tái tạo sinh. Là việc làm đúng hay không trong lựa chọn giới tính của một đứa con mà vốn tôi tin là có thể làm được trong lúc này? Nếu không thì các lựa chọn vì lý do sức khỏe (chẳng hạn một cặp vợ chồng mà đứa con của họ có thể nguy cơ bị chứng loạn dưng cơ hay chứng máu không đông) là đúng hay không? Liệu rằng có chấp nhận được việc cấy thêm các gen vào trong tinh trùng hay trứng người trong phòng thí nghiệm? Chúng ta nên đi xa đến chừng mực nào trong chiều hướng tạo sinh các thai nhi “lý tưởng” hay “thiên tài”. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 202 Chúng ta phải nhớ kỹ đến tác động lâu dài của loại điều chỉnh chủng loài trong bức tranh tổng quát, biết rằng các hiệu ứng của nó sẽ được truyền xuống các thế hệ theo sau. Chúng ta cũng cần cứu xét các hiệu quả về việc giới hạn sự phân hóa của nhân loại và mức dung dị cho phép mà vốn là một trong những kỳ diệu của cuộc sống. Điều đáng lo cụ thể là việc điều chỉnh gen nhằm tạo sinh các trẻ em với các tính năng nâng cao, bất kể là về ý thức hay thể chất. Bất kể sự mất ngang bằng có thể có giữa các cá nhân và các môi trường của họ – như là tài sản, tầng lớp, sức khỏe – thì tất cả chúng ta đều sinh ra với một cơ sở bình đẳng về bản chất con người của mình, với các tiềm năng, ý thức, xúc cảm và các khả năng thể chất nhất định nào đó, cũng như là bản tính cơ sở – mà thật ra là quyền – để tìm kiếm hạnh phúc và vượt qua đau khổ. Trong mức độ đạo đức, các loại khác biệt dựa trên cơ sở giả bẩm sinh có thể làm hủy hoại nặng các khả năng nhạy cảm đạo đức cơ sở của chúng ta trong mức hiện tại là tất cả các khả năng nhạy cảm này dựa trên một công nhận tương hỗ của sự chia sẽ về nhân bản. Chúng ta không tưởng tượng nổi mức độ mà các thực hành có thể ảnh hưởng đến chính khái niệm về thế nào là nhân loại. Với bước phát triển lớn trong khoa di truyền học hiện đại, việc cấp bách hiện nay là hoàn thiện khả năng của chúng ta trong các lý lẽ về đạo đức sao cho chúng ta được trang bị để nhắm đến các thử thách về đạo lý của tình thế mới này. Chúng ta không thể ngồi đợi đến khi có được một loạt các câu trả lời một cách có hệ thống. Chúng ta cần phải đối diện với thực tại về tiềm năng tương lai của chúng ta và xử lý các vấn đề trực tiếp. Trong việc phát triển một hoạch định đạo đức với sự chú trọng đến ngành tân di truyền học, thật vô cùng quan trọng để cấu trúc tư duy của chúng ta trong bối cảnh rộng lớn nhất khả dĩ. Trước tiên chúng ta phải nhớ đến tính mới mẻ của lĩnh vực này và các khả năng tân kỳ mà nó cống hiến, cũng như là suy tưởng về sự thấu hiểu ít ỏi của chúng ta về điều mà ta biết đến. Giờ đây chúng ta đã đọc được hoàn toàn bộ gen di truyền của người, nhưng có thể cần đến nhiều thập niên để biết được đầy đủ các chức năng của tất cả các gen riêng lẻ và các mối quan hệ tương hỗ giữa chúng, chưa kể đến các hiệu quả về sự tương tác của chúng đối với môi trường. 4. Di truyền xã hội học - đặc trưng phát triển xã hội đương đại 4.1. Di truyền học và các khoa học liên quan đạo đức xã hội Di truyền học từ lâu đã là cơ sở khoa học cho một số đạo luật, chẳng hạn Luật hôn nhân và gia đình “cấm kết hôn giữa những người có quan hệ họ hàng trực hệ ba đời”. Ngày nay, sự phát triển vượt bậc của Công nghệ Sinh học nói chung và Công nghệ gen nói riêng đã đặt con người trước những vấn đề mới về giáo dục học, luật học, triết học, xã hội học. Có ba xu hướng vượt giới hạn tiến hóa tự nhiên đang diễn ra: (1) Đưa gen người vào các sinh vật; (2) Nhận gen hoặc cơ quan từ các sinh vật; (3) Nâng cao tuổi thọ con người, tiến đến con người bất tử. Các thí nghiệm tạo dòng phôi người (human embryon cloning) và sinh sản vô tính ở động vật thành công đã được công bố. Tương lai, sẽ có sự can thiệp trực tiếp vào bộ máy di truyền để cải thiện con người sinh học, thậm chí tạo ra chủng người mới ưu việt hơn con người tự nhiên. Vậy đâu là giới hạn? Về mặt đạo lý, những thí nghiệm tương tự như trên không được phép tiến hành trên người. Đó là Đạo lý sinh học (Bioethics). Những năm đầu của thập niên 1990, Nghị viện Châu Âu đã thông qua 3 luật cấm các thí nghiệm liên quan đến đạo lý. Ủy Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 203 ban Quốc tế về Đạo lý sinh học IBC (International Commitee of Bioethics) của UNESCO cũng đã được thành lập. Câu trả lời tùy thuộc vào quan điểm của các Nhà cầm quyền và cả Nhà khoa học. 4.2. Di truyền học và kinh tế học Với những thí nghiệm liên quan đến quyết định kinh tế cá nhân được thực hiện với sự biến đổi những thông số đầu vào và đo lường điều gì đang diễn ra trong não bộ trong quá trình con người ra quyết định. Daniel Kaheman đã giành được giải Nobel kinh tế khi ông đề xuất những mô hình tiên đoán về hành vi kinh tế và mở ra ngành khoa học mới là kinh tế thần kinh học. Bài này sẽ giới thiệu về một thí nghiệm kinh tế đánh giá vai trò của gene trong quá trình con người lựa chọn các quyết định kinh tế. Các tác giả công trình nghiên cứu chỉ ra rằng những nhân tố gene di truyền cấu thành những cái mà con người nhận thức là hợp lý và bất hợp lý. Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế lần đầu tiên đã chứng minh ảnh hưởng của gene đối với những hành vi lựa chọn và quyết định kinh tế của con người thông qua một thí nghiệm với trò chơi kinh tế. Theo truyền thống các nhà khoa học xã hội thường do dự khi thừa nhận vai trò của gene trong việc giải thích hành vi kinh tế. Nhưng nghiêm cứu gần đây của David Cesarini, nghiên cứu sinh kinh tế thuộc Học viện công nghệ Massachusetts (MIT) và các đồng nghiệp đến từ Thụy Điển đã chỉ ra rằng những nhân tố gene di truyền cấu thành những cái mà con người nhận thức là hợp lý và bất hợp lý. Thí nghiệm này được công bố ngày 1 tháng 10, 2007 trên tờ Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Thụy Điển. So với những ảnh hưởng chung từ môi trường như sự dạy bảo, những ảnh hưởng từ gene di truyền được xem là nhân tố quan trọng dẫn đến sự khác nhau trong cách mọi người quyết định. Những ảnh hưởng đáng kể thuộc về gene di truyền là một vấn đề gây nên những mối quan tâm lớn hơn của chúng ta đối với lựa chọn kinh tế cá nhân. Nghiên cứu những chi phối của gene di truyền: Do những cặp sinh đôi cùng trứng sẽ có cùng những gene di truyền trong khi những cặp sinh đôi khác trứng thì không có điều này. Các nhà nghiên cứu có thể phát hiện ra ảnh hưởng của gene di truyền bằng cách so sánh mức giống nhau giữa các cặp sinh đôi cùng trứng & sinh đôi khác trứng tham gia thí nghiệm. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng gene di truyền tác động chiếm đến 40% những biến thiên mà những người tham gia phản ứng lại với những lời đề nghị không hợp lý trong hoạt động thực tiễn. Trong một nhận xét khác, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những cặp sinh đôi cùng trứng đã thực hiên công việc tốt hơn các cặp sinh đôi khác trứng. 4.3. Di truyền học và tin học Những năm cuối thế kỷ XX đã xảy ra “cuộc ráp nối của thế kỷ” giữa hai lĩnh vực đang pháttriển ở đỉnh cao là Sinh học và Tin học. Ứng dụng Sinh học vào Tin học thể hiện trong ý tưởng chế tạo các máy điện toán sinh học (biocomputer). Ngược lại, với khả năng lưu trữ và xử lý một khối lượng thông tin đồ sộ của mình, Tin học đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho Sinh học đạt những bước tiến dài. Có thể kể ra 3 lĩnh vực ứng dụng sau đây: 4.3.1 Giải trình tự nucleotide của nhiều bộ gen Xác định trình tự nucleotide của bộ gen là một công việc đồ sộ. Hơn 80 phòng thí nghiệm trên thế giới trong đó có Hoa Kỳ thực hiện Dự án Bộ gen người. Nhật Bản đầu tư 2 tỉ yên cho việc giải trình tự bộ gen của nấm men Saccharomyces cerevisiae, vi khuẩn Escherichia coli, Bacillus subtilis. Châu Âu chi chi khoảng 70 triệu USD cho chương trình Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 204 trên đối tượng thực vật Arabidopsis thaliana. Tin học đóng vai trò thu thập, lưu trữ và khai thác sử dụng số liệu. Đồng thời, cơ chế lưu trữ và biểu hiện thông tin di truyền của sinh vật sẽ cung cấp nhiều ý tưởng cho Tin học mô phỏng. 4.3.2 Thí nghiệm trên máy điện toán (in silico) Từ các phương pháp thí nghiệm trong cơ thể sinh vật (in vivo) tiến đến các thí nghiệm trong ống nghiệm (in vitro) và giờ đây là sự kết nối giữa Tin học và Sinh học để tạo ra phương pháp nghiên cứu mới: thí nghiệm trên máy điện toán (in silico). Người ta xây dựng các đối tượng nghiên cứu nhân tạo chẳng hạn như gen, protein nhờ điện toán, thực hiện các thí nghiệm trên máy tính, sau đó đưa ra thực tiễn để kiểm nghiệm kết quả và chỉnh lý. Thí nghiệm in silico có thể hạ thấp chi phí, rút ngắn thời gian và an toàn. Tuy nhiên từ mô phỏng đến thực tiễn có thể là một khoảng cách khá lớn. 4.3.3. Ứng dụng của bioinformatics trong biến đổi chất lượng protein Trình tự nucleotide của gen quy định trình tự chuỗi polypeptide, từ đó quy định các bậc cấu trúc không gian tương ứng của phân tử protein. Dựa vào tính chất và quy luật về cấu trúc phân tử protein, phần mềm điện toán sẽ xây dựng nên các mô hình cấu trúc không gian khác nhau của một phân tử protein nhất định, chọn mô hình tối ưu rồi kiểm chứng bằng các thí nghiệm in vitro, in vivo. Bằng cách này, người ta đã tạo ra những loại protein với những tính chất được cải thiện so với tự nhiên hoặc thậm chí tạo ra những loại protein chưa hề có trong tự nhiên. 5. Di truyền học và Khoa học chọn giống Di truyền học là cơ sở khoa học cho chọn giống. Các thành tựu của Di truyền học được ứng dụng sớm nhất và nhiều nhất trong Khoa học chọn giống. Kiến thức Di truyền học là cơ sở để xây dựng các phương pháp tạo nguồn biến dị cho chọn giống (lai tạo, gây đột biến nhân tạo, kỹ thuật di truyền), cải tiến các phương pháp chọn lọc, thậm chí tạo ra được những giống mới vượt giới hạn của tiến hóa. 6. Di truyền học và Y học Di truyền y học đã giúp phát hiện được nguyên nhân nhiều bệnh tật di truyền và đề ra phương hướng ngăn ngừa, điều trị một số bệnh này. Phương pháp điều trị các bệnh di truyền bằng liệu pháp gen (genotherapy) - đưa gen bình thường vào thay thế gen bệnh - đã mở ra một hy vọng mới. Y học tương lai vẫn nặng về dự phòng, đứa bé sắp sinh được chẩn đoán phân tử, đoán biết được các bệnh có khả năng mắc phải để có biện pháp dự phòng hoặc điều trị sớm. Cuối năm 1989, Hoa Kỳ bắt đầu đầu tư 3 tỉ USD cho việc giải trình tự bộ gen người và vào tháng 10/2004, kết quả Dự án bộ gen người đã được công bố. Hàng chục ngàn gen hoạt động ở bộ não người đã được biết đến tạo nên bước ngoặt lớn cho việc nghiên cứu các chất điều khiển trí thông minh. Giờ đây, người ta bắt đầu nói đến “những đứa trẻ theo đơn đặt hàng” ngụ ý việc cải biến di truyền người theo ý muốn. Vấn đề này liên quan đến đạo lý con người nên còn nhiều tranh cãi. 7. Di truyền học và pháp y Giám định ADN nhằm xác định mối quan hệ huyêt thống trong các vụ việc dân sự với mục đích xin thị thực di dân. Giám định trong các vụ án hình sự. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 205 Giám định ADN trong xác định danh tính hài cốt liệt sĩ,m mồ mả thân nhân bị thất lạc hoặc tranh chấp, nạn nhân chết trong thiên tai thảm họa. Xây dựng thẻ cá nhân (Chứng minh thư, tàng thư ADN). 8. Kết luận Như chúng ta đã thấy, những vấn đề di truyền xã hội học đặt ra cho xã hội mỗi ngày một thêm đa diện và phức tạp. Hơn nữa, chúng biến đổi theo nhịp của khoa học, một cách nhanh chóng đến nỗi ngay cả chính quyền, luật pháp cũng chạy theo không kịp. Di truyền xã hội học không phải là một cái gì cố định, bắt nguồn từ những nguyên tắc luân lý cổ truyền, mà là những quan điểm phát xuất từ những suy nghĩ tập thể, đa ngành về những áp dụng của sinh học, xã hội học, y học , chỉ có giá trị tương đối trong một xã hội và trong một khoảng thời gian nào đó. Vấn đề là làm thế nào đi tới một sự đồng thuận, một sự thỏa hiệp giữa khoa học, đạo đức và luật pháp, để có một sự phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, hài hòa trong xã hội. Qua các phân tích trên nhận thấy di truyền - xã hội học đang thực sự là quá trình đặc trưng trong xã hội đương đại vì: 1. Thứ nhất, chỉ ra nhu cầu và bản chất các khoa học về Di truyền - Xã hội học, có nhiệm vụ đáp ứng được nhu cầu nhận thức, nhu cầu giải thích những biến đổi xã hội và góp phần vào việc lập cân bằng, trật tự ổn định xã hội. 2. Thứ hai, bản chất của bộ đôi khoa học Di truyền - Xã hội học là ở chỗ sử dụng các phương pháp khoa học để xây dựng lý thuyết và kiểm chứng giả thuyết. Quan điểm về chủ nghĩa thực chứng khác hẳn với quan niệm của một số nhà nghiên cứu thế kỷ XIX và thế kỷ XX (những nhà nghiên cứu này thường đồng nhất khái niệm thực chứng với khái niệm "kinh nghiệm chủ nghĩa" hay với việc thu thập số liệu một cách đơn thuần, không có lý thuyết, thiếu lý luận). 3. Thứ ba, chỉ ra được các nhiệm vụ và vấn đề mâu thuẫn và đồng thuận cơ bản của Di truyền - Xã hội học. Di truyền - Xã hội học có nhiệm vụ phát hiện ra các quy luật, xây dựng lý thuyết, nghiên cứu cơ cấu di truyền trong các thiết chế xã hội và nghiên cứu quá trình xã hội của vấn đề di truyền. Nó có nhiệm vụ trả lời câu hỏi: trật tự xã hội (tổ chức xã hội) được thiết lập, duy trì và biến đổi như thế nào - trở thành mối quan tâm nghiên cứu hàng đầu trên thế giới thế kỷ XXI. 9. Tài liệu tham khảo: [1]. Nguyễn Hải. Quan hệ giữa Di truyền học với các khoa học khác và với thực tiễn. Nguồn “Dân trí”, ngày 12/3/2013. [2]. Trịnh Duy Huy. Một số vấn đề đạo đức của sinh y học và công nghệ sinh học. Nguồn “Dân trí”, ngày 2/7/2012. [3]. Võ Quang Nhân. Đạo đức và tân di truyền học. “VietNamNet”, ngày 24/5/2012. [4]. Nam Hy Hoàng Phong. Lựa chọn kinh tế của con người chịu ảnh hưởng bởi các Gene. Nguồn “Dân trí”, ngày 12/1/2013. [5]. Nguyễn Văn Tuấn. Tạo sinh vô tính và vấn đề sinh đạo đức. Nguồn “VietNamNet”, ngày 14/5/2011. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 206 GENETICCS - SOCIOLOGY - THE DEVELOPMENT CHARACTERISTIC OF CONTEMPORARY SOCIETY MA. Pham Thi Nhu Nghia, Dept. of Public Health, Health Sciences Faculty, Thang Long University Abstract: According to the knowledge of genetics, sociology, taking into account the conditions for development of biotechnology and the integrated fields of knowledge of different disciplines of science, the author has compiled articles to analyze and suggest new morphological characteristics of what is in an embryonic form of an independent specialized science. This is a new point in the structure of genetic studies in sociology and sociological influence of genetics. The paper illuminates with actual teaching experiences of the author for the advanced work class at the National Economics University in recent years. . môi trường. 4. Di truyền xã hội học - đặc trưng phát triển xã hội đương đại 4.1. Di truyền học và các khoa học liên quan đạo đức xã hội Di truyền học từ lâu đã là cơ sở khoa học cho một số. học, tâm lý học xã hộivà đặc biệt là triết học- môn khoa học của mọi khoa học. 1.3. Cấu trúc của xã hội học 1.3.1. Tĩnh học xã hội (Auguste Comte) Tĩnh học xã hội là bộ phận xã hội học nghiên. Di truyền - Xã hội học. Di truyền - Xã hội học có nhiệm vụ phát hiện ra các quy luật, xây dựng lý thuyết, nghiên cứu cơ cấu di truyền trong các thiết chế xã hội và nghiên cứu quá trình xã hội