1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quyền con người dưới thời Tập Cận Bình

78 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 897,55 KB
File đính kèm quyen con nguoi Tap Can Binh.zip (857 KB)

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN (17)
    • 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI (17)
      • 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quyền con người và nhân quyền quốc tế (17)
      • 1.1.2. Các các công trình nghiên cứu liên quan đến quyền con người ở Trung Quốc và quyền con người ở Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình (19)
    • 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ HỆ THỐNG NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ (20)
      • 1.2.1. Khái niệm về quyền con người (20)
      • 1.2.2. Nguồn gốc quyền con người (21)
      • 1.2.3. Đặc điểm của quyền con người (22)
      • 1.2.4. Phân loại quyền con người (24)
    • 1.3. QUYỀN CON NGƯỜI Ở TRUNG QUỐC VÀ HỆ THỐNG NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ (24)
      • 1.3.1. Khái niệm quyền con người ở Trung Quốc (24)
      • 1.3.2. Quyền con người dưới thời Tập Cận Bình (26)
      • 1.3.3. Hệ thống nhân quyền quốc tế (27)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI Ở TRUNG QUỐC DƯỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH (30)
    • 2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN QUYỀN CON NGƯỜI Ở TRUNG QUỐC (30)
      • 2.1.2. Tư tưởng và sự phát triển quyền con người ở Trung Quốc trong thời kỳ hiện đại (31)
    • 2.2. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI DƯỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH (34)
      • 2.2.1. Quan điểm của Tập Cận Bình và chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với vấn đề quyền con người (34)
      • 2.2.2. Thực trạng triển khai chính sách quyền con người ở Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình (39)
        • 2.2.2.1. Chính sách đối nội (39)
        • 2.2.2.2. Chính sách đối ngoại (46)
      • 2.2.3. Nhận xét về thực trạng bảo đảm quyền con người ở Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình (51)
  • Chương 3. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở TRUNG QUỐC ĐẾN HỆ THỐNG NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (54)
    • 3.1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY NHÂN QUYỀN CỦA TRUNG QUỐC TRONG HỆ THỐNG NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ 43 1. Nhân tố bên ngoài (54)
      • 3.1.2. Nhân tố bên trong (56)
    • 3.2. TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH NHÂN QUYỀN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ (57)
      • 3.2.1. Tác động tích cực (57)
      • 3.2.2. Tác động tiêu cực (60)
    • 3.3. KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TỪ CHÍNH SÁCH VỀ QUYỀN (62)
      • 3.3.2. Các ưu tiên phát triển trong cơ chế thực hiện quyền con người (63)
      • 3.3.3. Tăng cường thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người (64)
  • KẾT LUẬN (67)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (70)

Nội dung

Quyền con người là biểu tượng cho sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại. Xây dựng và phát triển quyền con người chính là mục tiêu cơ bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Dưới thời Tập Cận Bình, quyền con người ở Trung Quốc chính thức mở ra kỷ nguyên mới. Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo nòng cốt là chủ tịch Tập Cận Bình, đã triển khai nhiều chính sách quyền con người và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, sự trỗi dậy trên mọi lĩnh vực của Trung Quốc đang dần làm suy yếu các chuẩn mực chung trong hệ thống nhân quyền quốc tế. Điều này dẫn đến quyền con người với bản sắc xã hội chủ nghĩa đặc sắc của Trung Quốc đã không giành được sự ủng hộ quốc tế. Từ đó, quá trình thực thi nhân quyền ở Trung Quốc vẫn còn hạn chế. Mặc dù còn khó khăn nhưng quyền con người dưới thời Tập Cận Bình đã trở thành nền tảng vững chắc cho việc xây dựng một xã hội thịnh vượng ở Trung Quốc. Ngoài ra, sự nỗ lực tích cực của chủ tịch Tập Cận Bình trong việc quản trị nhân quyền toàn cầu đã đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển quyền con người ở cấp độ quốc tế.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến quyền con người và nhân quyền quốc tế

Bài nghiên cứu “The Evaluation of Human Rights: An Overview in Historical Perspective” của nhóm tác giả M Kamruzzaman và Shashi Kanto Das đã khái quát lịch sử phát triển của quyền con người dưới góc nhìn tư duy triết học Họ cho rằng sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã mở ra một trật tự thế giới mới, hướng tới hòa bình bền vững Từ đó, quyền con người cùng với hòa bình, an ninh và phát triển là mục tiêu chính được Liên hợp quốc (UN) quan tâm Bài nghiên cứu tập trung bàn về quan điểm lịch sử và sự phát triển quyền con người qua các thời kỳ Bắt đầu từ thời kỳ cổ đại là giai đoạn quyền con người được quan tâm, đến thời trung cổ, vấn đề nhân quyền được thúc đẩy và cuối cùng là thời hiện đại khi quá trình thực thi nhân quyền phát triển Tư tưởng triết học trong việc phát triển quyền con người trở thành nền tảng để hình thành nên các khái niệm về sự tự do và bình đẳng của con người Nhóm tác giả còn đề cập đến Tuyên ngôn nhân quyền năm 1689 và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 có tính ảnh hưởng mạnh mẽ đến cấu trúc kinh tế - chính trị - xã hội của một quốc gia Tựu chung, quyền con người cần phải vượt qua một chặng đường dài để có được sự công nhận của pháp luật và quốc tế đồng thời bảo đảm quyền con người là bảo đảm xã hội phát triển ổn định (Kamruzzaman, Md.; Das, Shashi Kanto., 2016).

Bài nghiên cứu “Thuyết tương đối văn hóa và quyền con người” của tác giả Hoàng Văn Nghĩa tập trung làm rõ bản chất và đặc trưng của thuyết tương đối văn hóa trong quan niệm về quyền con người, cũng như mối quan hệ của nó với tính tương đối về quyền con người phổ quát Sự xuất hiện của thuyết tương đối văn hóa có mối liên hệ mật thiết với quyền con người từ cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ XX.

Cụ thể, một trong những đặc trưng của quyền con người chính là chúng có nguồn gốc từ đời sống hiện thực và liên kết chặt chẽ tới bối cảnh xã hội Đó cũng là nơi nảy sinh ra các giá trị, quan niệm về tự do và các chuẩn mực đạo đức, pháp luật mà ở đó mỗi cá nhân, nhóm xã hội và cộng đồng được thụ hưởng - đó cũng chính là văn hóa Chính vì vậy, các giá trị hay quan niệm văn hóa sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình hình thành và phát triển quyền con người Tuy nhiên, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) ra đời đã khiến thế giới bùng nổ làn sóng tranh cãi về những thách thức đối với thuyết phổ quát về quyền con người Nhiều nhà khoa học cho rằng bản chất của khái niệm quyền con người là sự kết tinh các giá trị văn hóa và có tính phổ biến Ngược lại, một số nhà khoa phản bác rằng dựa trên lý luận và thực tiễn của thuyết tương đối văn hóa, quyền con người chỉ mang tính chất tương đối Đối với quan điểm của tác giả, ông cho rằng quyền con người mang bản chất kép Nó có thể phù hợp với thuyết phổ quát hoặc thuyết tương đối tùy góc độ nhìn nhận Trong quá trình tiếp biến văn hóa, quyền con người đóng vai trò quan trọng, vừa bảo vệ vừa làm giàu bản sắc tính đặc thù và sự đa dạng văn hoá Tóm lại, bài nghiên cứu đề cao ý nghĩa và ảnh hưởng của thuyết tương đối văn hóa về quyền con người trong sự hình thành và phát triển của nhân loại (Hoàng Văn Nghĩa, 2014).

Bài nghiên cứu “Development of International Human Rights Law Before and after the Universal Declaration of Human Rights” của nhóm tác giả Mashood A Baderin và Manisuli Ssenyonjo bàn về quá trình phát triển quyền con người trước và sau khi UDHR được thông qua Từ sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, UN thông qua UDHR về việc bảo vệ quyền con người theo luật pháp quốc tế, từ đó quyền con người được chú trọng hơn Quyền con người xuất phát từ nguồn gốc lịch sử và tự nhiên nhưng sự ra đời của UDHR đã đánh dấu một bước ngoặc trong sự phát triển nhân quyền quốc tế Nó là công cụ pháp lý được các nước thông qua nhằm thừa nhận và bảo vệ quyền con người theo quy định pháp luật Trải qua hơn 70 năm, các quan điểm lý thuyết, tính pháp lý, khái niệm liên quan đến quyền con người trong luật nhân quyền quốc tế đã phát triển và thay đổi đáng kể UDHR chính là cơ sở pháp lý để luật nhân quyền quốc tế được thực thi mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực từ quyền bình đẳng giới đến các quyền tự do và an ninh của con người Nhóm tác giả này cho rằng UDHR là tiêu chuẩn chung cho khung hiệp ước nhân quyền quốc tế liên quan đến các quyền cơ bản của con người Có thể nói, sự ra đời của UDHR là tiền đề cho luật nhân quyền quốc tế phát triển mạnh mẽ trong việc chống lại các vi phạm nhân quyền trong xã hội (Baderin, Mashood A.; Ssenyonjo, Manisuli., 2010).

1.1.2 Các các công trình nghiên cứu liên quan đến quyền con người ở

Trung Quốc và quyền con người ở Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình

Bài nghiên cứu “Handbook on Human Rights in China” của tác giả Sarah Biddulph đề cập đầy đủ các lý thuyết và thực tiễn về nhân quyền ở Trung Quốc Tác giả đã nghiên cứu các quyền của Trung Quốc dựa trên tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm quyền dân sự và chính trị, xã hội, kinh tế, v.v Từ sau khi cuộc cách mạng dân tộc kết thúc, ý thức về quyền con người bắt đầu tồn tại và phát triển trong xã hội Trung Quốc Với chính sách “cải cách và mở cửa”, Trung Quốc có nhiều bước chuyển mình tiến bộ trong hệ thống nhân quyền quốc tế Nước này tiến hành phê chuẩn các hiệp ước nhân quyền và đóng vai trò tích cực trong UN Tuy vậy, một số thể chế vẫn tồn đọng mặt hạn chế và gây ra mâu thuẫn trong xã hội về nhân quyền Để “xoa dịu” tình hình, Trung Quốc ký Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR) và đưa khái niệm nhân quyền vào Hiến pháp năm 2004 Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến thành tựu và hạn chế trong việc phát triển quyền ở Trung Quốc ở các cấp độ khác nhau Hầu như các chương trong bài nghiên cứu đều có cái nhìn sâu sắc về chủ đề nhân quyền và cách quản trị xã hội của Trung Quốc trên con đường phát triển nhân quyền (Biddulph, S; Rosenzweig, J;, 2019).

Bài nghiên cứu “Trung Quốc đấu tranh trong vấn đề nhân quyền như thế nào?” của nhóm nghiên cứu Mai Hoàng Anh và Nguyễn Thị Ngọc Loan đã đề cập đến quá trìnhTrung Quốc tham gia trong việc phát triển nhân quyền trong nước và trên thế giới Từ khi cải cách và mở cửa, mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc chính là bảo vệ quyền con người gắn liền với công cuộc hiện đại hóa đất nước Trung Quốc là một trong những thành viên đóng góp tích cực cho nhân quyền quốc tế Các đại biểu của Trung Quốc từng nhấn mạnh rằng văn hóa Nho giáo là nền tảng quan trọng cho các giá trị nhân quyền phổ quát Sự hỗ trợ và tham gia tích cực trong các chủ đề nhân quyền là minh chứng cho sự nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong vấn đề cải thiện các điều kiện nhân quyền Tuy nhiên, quá trình thực tiễn đấu tranh về nhân quyền của Trung Quốc vẫn còn gặp một số trở ngại và gây tranh luận giữa các nước phương Tây về mô hình nhân quyền Dù vậy, Trung Quốc vẫn hòa nhập tốt vào cơ chế nhân quyền quốc tế và đạt được một số thành tựu nhất định Cụ thể, nhóm tác giả đã đưa ra một số thành công trong quá trình đấu tranh về nhân quyền như mở rộng quan hệ hợp trong vấn đề nhân quyền với các nước khác, xây dựng hình ảnh tích cực, v.v Có thể nói, tôn trọng và bảo vệ các chuẩn mực, giá trị quyền con người là ưu tiên quan trọng của Trung Quốc trong quá trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế (Mai Hoài Anh; Nguyễn Thị Ngọc Loan, 2016).

Bài nghiên cứu “The Policy Programme and Human Rights Positions of the Xi Jingping Administration” của tác giả Joseph Yu-shek Cheng đã phân tích các chính sách của Tập Cận Bình đối với hệ thống nhân quyền Trung Quốc trong công cuộc hiện đại hóa đất nước Định hướng chính sách của Tập Cận Bình chính là bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế nhằm cải cách việc làm và nâng cao mức sống người dân Không chỉ vậy, chính quyền Tập Cận Bình tập trung nâng cấp mạng lưới an sinh xã hội và đạt được một số thành tựu Bài nghiên cứu cũng đề cập quan điểm nhân quyền của Trung Quốc dưới chính quyền ông Tập Cận Bình có sự thay đổi Trung Quốc tích cực tham gia các chủ đề nhân quyền và bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của nhân quyền nước mình Sự ổn định của chính sách sẽ giúp người dân hưởng lợi trong nhiều vấn đề liên quan tới chính trị và xã hội Mặt khác, tác giả cho rằng sự các thành tựu nhân quyền mà Trung Quốc đem lại cũng kéo theo một số vấn đề tiêu cực trong cộng đồng quốc tế.Nhìn chung, vấn đề quản trị nhân quyền dưới thời Tập Cận Bình vẫn cần nhiều sự thay đổi trong tương lai (Cheng, Joseph Yu-shek, 2018).

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ HỆ THỐNG NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ

THỐNG NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ

1.2.1 Khái niệm về quyền con người

Quyền con người là một phạm trù đa nghĩa và tính đến nay đã có hơn 50 định nghĩa liên quan đến quyền con người Theo một số tài liệu của UN, mỗi định nghĩa đều được các nhà nghiên cứu tiếp cận từ nhiều góc nhìn khác nhau và từ đó đưa ra một số thuộc tính nhất định Tuy nhiên, những định nghĩa dựa vào các thuộc tính mà các tác giả đưa ra đều là những nhận định mang tính chất chủ quan Vì thế, vẫn chưa có định nghĩa nào bao hàm hết các thuộc tính của quyền con người. Ở cấp độ quốc tế, định nghĩa về quyền con người cũng được trích dẫn trong các văn kiện của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người (Office of High Commissioner for Human Rights - OHCHR) Theo định nghĩa của OHCHR, quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omission) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người (Nguyễn Đăng Dung; Vũ Công Giao;

Ngoài ra, một số định nghĩa khác cũng trích dẫn, “quyền con người là những sự được phép mà tất cả thành viên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội; đều có từ khi họ sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người” Đây là khái niệm thuộc phạm trù của học thuyết về các quyền tự nhiên Ở Việt Nam, định nghĩa về quyền con người được hiểu là “những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế” Dù được định nghĩa ở góc độ nào thì quyền con người đều được xem là chuẩn mực quốc tế và có giá trị cao cả cần được tôn trọng, bảo vệ và phát triển.

Tóm gọn, quyền con người là quyền vốn có của tất cả mọi người trên thế giới và không chính phủ, nhóm hoặc cá nhân nào có quyền can thiệp quá mức vào các quyền của người khác Tất cả các quyền như quyền sống và quyền tự do, quyền tự do khỏi chế độ nô lệ và tra tấn, quyền tự do quan điểm và biểu đạt, quyền được làm việc và giáo dục, v.v đều là quyền cơ bản của con người.

1.2.2 Nguồn gốc quyền con người

Nguồn gốc về quyền con người được chia ra làm hai trường phái cơ bản, cụ thể:

 Nguồn gốc tự nhiên (natural rights)

Có thể nói, ý tưởng về nhân phẩm con người đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử nhân loại Bản chất quyền con người cũng bắt nguồn từ đó và mỗi cá nhân có quyền sở hữu tất cả các quyền tự do cơ bản của mình Các nhà nghiên cứu theo học thuyết tự nhiên như Thomas Paine, John Locke, v.v đều khẳng định rằng từ khi sinh ra, con người đã được tạo hóa ban tặng quyền tự do và không phụ thuộc vào nhà nước hay phong tục tập quán, văn hóa hay bất cứ giai cấp nào (Nguyễn Đăng Dung; Vũ Công Giao; Lã Khánh Tùng, 2011).

 Nguồn gốc pháp lý (legal rights) Đối lập với học thuyết tự nhiên, những người thuộc học thuyết pháp lý như Edumund Buke và Jeremy Bentham cho rằng, quyền con người do nhà nước tạo ra và được quy định trong các quy phạm pháp luật Một số văn kiện pháp luật của các quốc gia thể hiện quyền con người thuộc về nguồn gốc pháp lý Mặt khác, các Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 hay Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ năm 1776 lại cho rằng quyền con người là quyền tự nhiên Ở góc độ trung lập và rõ ràng hơn, Liên hợp quốc đã thừa nhận quyền con người không thuộc nhà nước mà là một quan hệ pháp lý, được bảo vệ bởi pháp luật (Nguyễn Đăng Dung;

Vũ Công Giao; Lã Khánh Tùng, 2011).

Trong hai trường phái, học thuyết về quyền tự nhiên ra đời sớm hơn Nó bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại, nhà triết học Zeno (333-264 TCN) cho rằng con người sinh ra không phải làm nô lệ vì địa vị nô lệ đang tước đoạt quyền tự do của người đó Nhiều triết gia tiêu biểu cũng đồng tình quan điểm này như Thomas Hobbes, Thomas Paine hay John Locke, khẳng định “quyền tự nhiên cốt yếu của con người là được sử dụng quyền lực của chính mình để bảo đảm cuộc sống của bản thân mình, và do đó, được làm bất cứ điều gì mà mình cho là đúng đắn và hợp lý”[CITATION Dud01 \l 1033 ] Đến nay, nguồn gốc quyền con người vẫn là cuộc tranh luận chưa có hồi kết Tuy nhiên, hầu hết trong các văn kiện quốc gia, quyền con người được xem là các quyền pháp lý.

Nó được thể hiện qua Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 và được tái khẳng định trong Tuyên ngôn Dân quyền và Quyền con người 1978 của Pháp hay Tuyên ngôn Độc lập 1945 của Việt Nam.

1.2.3 Đặc điểm của quyền con người

Bản chất của tính phổ biến chính là quyền con người có từ bẩm sinh và không có sự phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ, tôn giáo, v.v Mọi người đều được hưởng các quyền cơ bản nhưng tính phổ biến không có nghĩa là đồng nhất Trong tính phổ biến,quyền con người sẽ được nhà nước và xã hội áp dụng thang đo từ thấp đến cao dành cho mỗi cá nhân trong lĩnh vực quyền kinh tế, văn hóa và xã hội Mức độ hưởng thụ các quyền của mỗi người sẽ khác nhau, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như năng lực, hoàn cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, v.v (Nguyễn Đăng Dung;

Vũ Công Giao; Lã Khánh Tùng, 2011).

 Tính không thể tước bỏ (inalienable)

Quyền con người gắn liền với sự tồn tại của con người vì thế nó không thể bị tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một số quyền khác trong trong quyền con người có thể bị hạn chế theo quy định pháp luật Đối với những người thực hiện các hành vi phạm tội có mức độ nguy hiểm cao cho xã hội, nhà nước có thể tước bỏ quyền hoặc hạn chế một số quyền của người đó[ CITATION Uni \l 1033 ].

 Tính không thể phân chia (indivisible)

Về cơ bản, quyền con người đều có tính tương trợ và quan trọng như nhau Tính không thể phân chia có thể hiểu đơn giản là không quyền nào có giá trị cao hơn quyền nào, bởi chúng có khả năng tương hỗ lẫn nhau nên bất kỳ sự tác động nào đến quyền này đều sẽ ảnh hưởng đến giá trị, nhân phẩm của con người Trong một số trường hợp đặc biệt, một số quyền cần được ưu tiên thực hiện tùy vào hoàn cảnh thực tế Ví dụ, trong đại dịch Covid-19, quyền tự do đi lại của mọi công dân Việt Nam bị hạn chế do giãn cách xã hội nên các chuyến bay về nước phải hoãn vô thời hạn Tuy vậy, một số đối tượng trong diện ưu tiên như học sinh dưới 18 tuổi hoặc người lao động mất việc sẽ được đặc cách xem xét nguyện vọng để trở về quê nhà Điều này không có nghĩa là quyền tự do đi lại được ưu tiên hơn các quyền khác mà do hoàn cảnh, quyền đó có nguy cơ bị đe dọa hơn các quyền khác (Nguyễn Đăng Dung; Vũ Công Giao; Lã Khánh Tùng, 2011).

 Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (interrelated, interdependent)

Quyền con người có mối liên kết chặt chẽ, phụ thuộc và tác động lẫn nhau Sự tác động trực tiếp hay gián tiếp của quyền này sẽ ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến các quyền còn lại Ví dụ, quyền được giáo dục sẽ là tiền đề cho quyền tự do việc làm.Một người được tiếp cận môi trường giáo dục chất lượng sẽ được hưởng các công việc tốt có chế độ lương và nghỉ ngơi phù hợp Các quyền trong lĩnh vực kinh tế, chính trị,văn hóa hay xã hội đều có tính phụ thuộc lẫn nhau và là nền tảng để nâng cao mức sống cũng như sự phát triển xã hội (Hải Mi, 2020).

1.2.4 Phân loại quyền con người

Dựa trên các tuyên bố trong văn kiện pháp lý quốc tế như Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 (UDHR), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm

1966 (ICESCR), quyền con người được phân thành hai nhóm chính:

 Quyền dân sự, chính trị Đầu tiên, quyền dân sự liên quan đến quyền sống; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm; quyền tự do đi lại; các quyền về tài sản, v.v Đối với quyền chính trị thì bao gồm quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền tham gia quản lý xã hội.

 Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội

Các quyền kinh tế bao gồm quyền được hưởng mức sống thích đáng; quyền tự do kinh doanh; quyền lao động, v.v Tiếp đó các quyền xã hội bao gồm quyền được hưởng an sinh xã hội, v.v và các quyền văn hoá bao gồm quyền được giáo dục, quyền được tham gia và hưởng thụ đời sống văn hoá, v.v.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc thực hiện hóa các quyền dân sự, chính trị chỉ mang tính chất tức thời Lý do vì việc đảm bảo các quyền này không đòi hỏi phải tiêu tốn nguồn lực vật chất quốc gia Trên thực tế, hiện thực hóa quyền kinh tế, văn hóa, xã hội cần rất nhiều nguồn nhân lực, tiêu tốn nhiều nguồn vật chất của một quốc gia Quá trình thực hiện quyền này cần có những chính sách dài hạn và tùy vào điều kiện kinh tế, năng lực của từng khu vực (Nguyễn Đăng Dung; Vũ Công Giao; Lã Khánh Tùng,2011).

QUYỀN CON NGƯỜI Ở TRUNG QUỐC VÀ HỆ THỐNG NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ

1.3.1 Khái niệm quyền con người ở Trung Quốc

Quyền con người là chủ đề tương đối mới trong các nghiên cứu về Trung Quốc.Trước năm 1989, quyền con người vẫn chưa được nhiều người quan tâm và nghiên cứu sâu Tuy nhiên, sau khi sự kiện Thiên An Môn diễn ra, các học giả đã bắt đầu nhìn nhận vấn đề quyền con người ở Trung Quốc dưới nhiều góc độ triết học, lịch sử, pháp luật v.v Hầu hết khái niệm quyền con người ở Trung Quốc đều dựa trên học thuyếtNho giáo và Chủ nghĩa Mác-Lênin để làm rõ bản sắc nhân quyền của mình Bắt đầu từ các nguyên tắc của Khổng Tử, Nho giáo được sử dụng như một hệ tư tưởng ủng hộ quyền tập thể và chống lại các tư lợi cá nhân Vì thế, quyền cá nhân không phù hợp với Nho giáo vì nó có thể ảnh hưởng đến các mối liên kết cộng đồng và cấu trúc xã hội phân cấp Tương tự, chủ nghĩa Mác-Lênin cũng từng đề cập quyền con người ở Trung Quốc mang bản chất của giai cấp và tập thể Ngoài ra, không giống như các khái niệm về quyền tự do, chủ nghĩa Mác nhấn mạnh vào mối liên kết giữa quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân Sự thống nhất về quyền và nghĩa vụ như vậy góp phần củng cố các mối quan hệ xã hội trở nên công bằng Từ đó, khái niệm quyền con người dựa trên cơ sở truyền thống dần được nâng cao trong ý thức nhân dân Trung Hoa

Trước khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, thuật ngữ “quyền con người” đã được CPC sử dụng để chống lại sự cai trị của Quốc dân Đảng (KMT). Tuy nhiên, khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, thuật ngữ này biến mất và được thay thế bằng “quyền của công dân” nhằm làm rõ bản chất xã hội chủ nghĩa của nhà nước Trung Quốc Năm 1995, Sách trắng về Tiến bộ Nhân quyền của Trung Quốc xuất bản và các định nghĩa liên quan đến quyền con người một lần nữa được đề cập. Để thống nhất và rõ ràng, các yếu tố chính trong “khái niệm quyền con người đặc sắc ở Trung Quốc” được tóm tắt như sau:

(1) Ưu tiên quyền tập thể: theo quan niệm của Trung Quốc, cụm từ “con người” chỉ nói chung và không mang hàm ý cá nhân và “không ai được đặt lợi ích cá nhân lên trên quyền lợi nhà nước và xã hội”

(2) Ưu tiên quyền kinh tế - xã hội: theo các quan chức Trung Quốc, ở các nước đang phát triển, ưu tiên của các quyền kinh tế - xã hội có thể dẫn đến việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

(3) Nguyên tắc không can thiệp và chủ quyền: quyền con người được xác định là một yếu tố cốt lõi trong chính sách đối nội của Trung Quốc Mục đích nhằm ngăn chặn những chỉ trích của bên ngoài về tình hình nhân quyền trong nước Bên cạnh đó, quyền con người được xem vấn đề quan trọng khi nhắc đến chủ quyền, thuộc quyền tài phán của từng quốc gia.

(4) Hòa bình và phát triển: Các quan chức của Trung Quốc tuyên bố rằng quyền hòa bình và phát triển là quyền cơ bản của con người Quyền hòa bình không chỉ được định nghĩa là không có chiến tranh và xung đột mà còn là quyền tự do khỏi các hình thức áp bức khác.

(5) Quyền và nghĩa vụ: Chính phủ Trung Quốc thể hiện mối liên hệ rất chặt chẽ giữa quyền và nghĩa vụ Theo Điều 33 của Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,

“mọi công dân đều có quyền, đồng thời phải có nghĩa vụ do Hiến pháp và pháp luật quy định”.

Tại Trung Quốc, vấn đề quyền con người luôn trở thành chủ đề có nhiều cuộc tranh luận nhất trong quan hệ giữa Trung Quốc và các nước phương Tây Nhiều học giả phương Tây cho rằng định nghĩa quyền con người ở Trung Quốc thường phụ thuộc bản sắc và truyền thống của dân tộc Truyền thống Nho giáo và các tư tưởng của chủ nghĩa Mác đã có ảnh hưởng lớn đến khái niệm nhân quyền ở Trung Quốc Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một số quốc gia châu Âu đã ký các Công ước châu Âu về Nhân quyền (ECHR) nhằm đảm bảo quyền cơ bản, quyền dân sự, chính trị của con người. Điều này đồng nghĩa khái niệm quyền con người của phương Tây tập trung vào việc bảo vệ các quyền dân sự và chính trị, mang lại cho các cá nhân được cứu trợ tư pháp tại các tòa án quốc tế trong khu vực.Như vậy, quyền con người ở phương Tây đề cao quyền tự do cá nhân, ngược lại ở Trung Quốc đề cao quyền cộng đồng vì lợi ích chung

1.3.2 Quyền con người dưới thời Tập Cận Bình

Kể từ khi chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm chính quyền, tình hình nhân quyền Trung Quốc đã có những chuyển biến đáng kể Xuyên suốt nhiệm kỳ, ông đặc biệt chú trọng đến vấn đề quyền con người và đảm bảo sự phát triển nhân dân Trung Hoa Ông luôn gắn khái niệm “quyền con người” với những cụm từ liên quan như “lợi ích của nhân dân”, “quyền của nhân dân”, “tiếng nói của nhân dân”, “ước mơ của nhân dân”. Những khái niệm này thể hiện quyền và nhu cầu của người dân Trung Quốc Từ năm

2013, Trung Quốc bắt đầu thực hiện nguyên tắc bình đẳng và áp dụng các chính sách nâng cao mức sống người dân Sau một thập niên cầm quyền, Tập Cận Bình đã giúp cho Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội

Trong suốt thời gian nắm quyền, ông áp dụng tư tưởng kinh tế mới, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn và thành thị tăng đồng thời mở ra cơ hội việc làm cho người lao động và sinh viên Không chỉ vậy, các quyền chính trị cũng được bảo đảm và tôn trọng Về văn hóa, chính phủ đã thực hiện nhiều dự án xây dựng các cơ sở văn hóa cho người dân Trong lĩnh vực xã hội, các chính sách nổi bật như kế hoạch hóa gia đình và xóa đói giảm nghèo góp phần giảm sự mất cân bằng giới tính và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo Bên cạnh những thành tựu, vấn đề quyền con người dưới thời Tập Cận Bình vẫn đối mặt nhiều thách thức như sự thay đổi một số chính sách để lại các hệ lụy của nhiều vấn đề xã hội Nhìn chung, Tập Cận Bình coi phát triển quyền con người là chìa khóa giải quyết mọi vấn đề nhưng để phù hợp với công cuộc hiện đại hóa đất nước, Trung Quốc sẽ còn đối mặt nhiều trở ngại về lâu dài

Từ lý luận và đặc điểm của quyền con người, có thể hiểu quyền con người dưới thời Tập Cận Bình là những quan điểm lý luận và thực tiễn triển khai nhằm thực thi, bảo vệ quyền con người trong giai đoạn cầm quyền của Tập Cận Bình ở Trung Quốc.

1.3.3 Hệ thống nhân quyền quốc tế

Khi Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948, hệ thống nhân quyền quốc tế được hình thành Các hiệp ước nhân quyền dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc là nền tảng cốt lõi của hệ thống này Các công ước quốc tế ra đời đồng thời trở thành công cụ quyền lực bảo đảm quyền con người và quyền tự do cơ bản Cơ sở lý luận để phê chuẩn công ước quốc tế dựa trên Luật nhân quyền quốc tế Mỗi quốc gia thành viên có nghĩa vụ ký kết các thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý, liên quan đến các điều khoản trong công ước Các quốc gia cần phải tuân thủ những điều khoản trong công ước nhằm thể hiện sự tôn trọng Luật nhân quyền quốc tế.

Về mặt hình thức, khái niệm Luật nhân quyền quốc tế hẹp hơn khái niệm luật về quyền con người Cụ thể, luật nhân quyền quốc tế chủ yếu được thể hiện qua các văn kiện pháp lý ở cấp độ khu vực hoặc toàn cầu, còn luật về quyền con người bao hàm các văn kiện pháp luật quốc tế và quốc gia về quyền con người Luật nhân quyền quốc tế đang làm thay đổi quan niệm truyền thống về tính bất khả xâm phạm về chủ quyền quốc gia trong luật quốc tế Trước đây, chủ quyền quốc gia được hiểu là quyền toàn vẹn và bất khả xâm phạm của các nhà nước được tự do hành động trong đối xử với công dân và xử lý các công việc nội bộ của nước mình Tuy nhiên, với sự ra đời của luật nhân quyền quốc tế, quan niệm này đang thay đổi Sự ra đời của luật nhân quyền quốc tế khiến nhà nước phải chịu những ràng buộc nhất định trong việc đối xử với công dân của nước mình, nhằm tôn trọng các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về quyền con người (Nguyễn Đăng Dung; Vũ Công Giao; Lã Khánh Tùng, 2011).

Trong hệ thống nhân quyền quốc tế, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR) chịu trách nhiệm tăng cường thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên toàn cầu, đồng thời giải quyết các tình huống vi phạm nhân quyền và đưa ra khuyến nghị Hội đồng thường tổ chức ít nhất ba phiên họp thường kỳ mỗi năm - và có thể bỏ phiếu để tổ chức các phiên họp đặc biệt nhằm giải quyết các vi phạm nhân quyền cấp bách Trong các phiên họp, các thành viên thảo luận và tranh luận về các vấn đề nhân quyền theo chủ đề hoặc từng quốc gia cụ thể, đàm phán và soạn thảo các nghị quyết cũng như thông qua các báo cáo Một trong những nhiệm vụ chính của hội đồng là Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, liên quan đến việc phân tích hồ sơ nhân quyền của tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc Sự ra đời của OHCHR ngày càng ổn định nền quản trị nhân quyền toàn cầu

THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI Ở TRUNG QUỐC DƯỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN QUYỀN CON NGƯỜI Ở TRUNG QUỐC

2.1.1 Tư tưởng và sự phát triển quyền con người ở Trung Quốc trong thời kỳ phong kiến

Dưới thời nhà Tần (221 - 206 TCN), chủ nghĩa pháp lý được áp dụng nhằm củng cố quyền lực đất nước Tư tưởng của chủ nghĩa pháp lý cho rằng con người về cơ bản được thúc đẩy bởi tư lợi và do đó phải bị kiểm soát bởi người cai trị và chịu hình phạt nghiêm khắc Dưới thời nhà Tần, xã hội có sự phân hóa giai cấp và hình thành quan hệ địa chủ - nông dân Trong cuốn sách “Mười tội ác của Tần” của Giả Nghị, nhà thơ nổi tiếng nhà Hán, đã đề cập đến chế độ cai trị hà khắc nhà Tần đang lệch khỏi quy tắc hướng vào con người (Jianwen, Zhao, 2018) Tuy nhiên, việc áp dụng và xây dựng chủ nghĩa pháp lý theo mô hình “kiểm soát” đã ảnh hưởng một phần nào đó đến sự nhận thức về các bản chất cơ bản của quyền con người Sau khi nhà Tần sụp đổ, chủ nghĩa pháp lý vẫn được xem như là triết lý chính của nhà Hán nhưng nó có phần “nhẹ nhàng” hơn Sau đó, họ bắt đầu có những tiến bộ về văn hóa và chủ nghĩa pháp lý đã không còn được sử dụng Bắt đầu từ giai đoạn này, Nho giáo được trọng dụng và các học thuyết của nó được áp dụng nhằm thay đổi tư tưởng của con người về các chuẩn mực đạo đức Tính pháp lý nhà Hán cũng được phát triển mạnh mẽ dưới thời nhà triết học Đổng Trọng Thư Ông cho rằng mọi quyết định pháp lý cần phải rõ ràng, có bằng chứng cụ thể và luôn nhấn mạnh đến ý thức giá trị của con người Tư tưởng Nho giáo ở thời nhà Hán coi trọng sự sống của con người hơn so với thời Tần

Dưới thời Đường và Tống, Nho giáo có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá trị con người Học thuyết Khổng Tử cho rằng “con người là trung tâm vũ trụ” là thước đo giá trị, nếu không có con người thì giá trị vô nghĩa Nhờ áp dụng Nho giáo, tư tưởng về quyền con người tiếp tục phát triển đến thời Đường, hoàng đế Đường Thái Tông cũng đã nhấn mạnh một nhà nước được thành lập sẽ dựa trên nhân dân Đến thời Tống, xã hội bắt đầu có nhiều sự cải cách về luật pháp, hệ thống chính trị và phục hưng triết họcNho giáo Đặc biệt, dưới thời Tống, phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình khi đưa ra quyết định Những tiến bộ về quyền tự do xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp vẫn được đảm bảo dưới thời Tống Tuy nhiên, các cuộc xâm lược liên tục diễn ra dưới thời Nguyên và Thanh đã kìm hãm sự phát triển tư tưởng về quyền con người Sự căng thẳng từ các cuộc chiến khiến tình hình của người dân trở nên tồi tệ đến mức không một học giả nào bàn đến vấn đề quyền con người

Nửa cuối thế kỷ XIX, nhà Thanh ký nhiều hiệp ước bất bình đẳng với các nước đế quốc dẫn đến Trung Quốc bị các nước xâu xé và xâm chiếm Sau chiến tranh Nha phiến 1840, những cuộc xâm lược ngày càng tăng của các cường quốc phương Tây cùng với sự bất tài của những người cai trị nên sự phát triển của Trung Quốc bắt đầu trì trệ Để cải cách đất nước, phong trào Duy Tân 1898 nổ ra nhưng tiến hành được

103 ngày thì thất bại Mặc dù thất bại nhưng sự ảnh hưởng của phong trào được xem là nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ của tư tưởng mới ở Trung Quốc Phong trào được xem như là cuộc cách mạng tư sản nhằm thay đổi hệ tư tưởng bảo thủ và lật đổ chế độ phong kiến Trong giai đoạn đó, khái niệm quyền con người lần đầu được đề cập thông qua tác phẩm Đại Đồng Thư của Khang Hữu Vi Tác phẩm phản ánh ước mơ của con người khao khát được sống trong xã hội công bằng, văn minh và hạnh phúc Tuy nhiên, để tư tưởng và sự phát triển quyền con người có bước chuyển biến vẫn là một quá trình dài

2.1.2 Tư tưởng và sự phát triển quyền con người ở Trung Quốc trong thời kỳ hiện đại

Năm 1912, cách mạng Tân Hợi thành công và chính thức kết thúc 2000 năm sống dưới chế độ phong kiến và mở ra giai đoạn lịch sử hiện đại Ngày 1 tháng 1 năm 1912,Tôn Trung Sơn thành lập Chính phủ lâm thời tại Nam Kinh và nhậm chức Đại Tổng thống Lâm thời Trung Hoa Dân quốc Tuy nhiên, nhiệm kỳ của ông chỉ kéo dài 69 ngày nhưng lại có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến lịch sử Trung Quốc hiện đại TônTrung Sơn luôn đấu tranh để chống chế độ chuyên chế phong kiến và lên án chủ nghĩa thực dân phương Tây đã đàn áp quyền con người Nhắc đến triết lý chính trị của ông thì không thể không kể đến chủ nghĩa Tam Dân, một trong những yếu tố cốt lõi trong chính sách phát triển đất nước của Trung Quốc ở thời kỳ đầu Những yếu tố cơ bản để hình thành nên chủ nghĩa Tam Dân chính là “dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc”, đây cũng là nền tảng để thực hiện lý tưởng của Trung Quốc về một đất nước thịnh vượng Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề đời sống của nhân dân mà nó còn là lời kêu gọi xóa bất bình đẳng kinh tế cho dân (Nguyễn

Năng Nam, 2010) Nhìn chung, mục tiêu trong chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn là sự mưu cầu hạnh phúc, mọi người đều hưởng các quyền lợi như nhau

Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra, Trần Độc Tú và Lý Đại Chiêu đã tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trung Quốc Luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin hướng đến giá trị nhân đạo, giải phóng và phát triển con người toàn diện là nền tảng xây dựng sự phát triển xã hội bền vững (Đặng Hữu Toàn, 2018) Cùng đó, phong trào Ngũ tứ nổ ra vào năm 1919 và trở thành cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển quyền con người ở Trung Quốc Phong trào không chỉ có ý nghĩa trong cuộc chiến chống đế quốc phong kiến mà còn là đấu tranh cho quyền bình đẳng và tự do cá nhân (鲜开林, 2012) Nhận thức về quyền con người ở Trung Quốc trở nên phổ biến đồng thời khái niệm về các quyền của con người dần được phổ cập trong giới tri thức. Dựa vào đó, họ sử dụng quyền con người như khẩu hiệu để chống lại chế độ chuyên chế của chính quyền KMT do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo Các quan điểm về quyền con người ở phương Tây khá phổ biến trong thời kỳ này (Chuyển biến nhận thức về nhân quyền ở Trung Quốc, 2012) Những nhà tư tưởng nổi tiếng Trung Quốc tích cực khai sách tư tưởng quyền con người và kêu gọi người dân phá bỏ xiềng xích nền văn hóa phong truyền thống Cùng thời điểm đó, CPC được thành lập năm 1921 nhưng do mâu thuẫn chính trị nên sau này CPC và KMT đã xảy ra nội chiến Năm 1930, để xoa dịu phong trào đấu tranh đòi dân chủ của nhân dân do CPC lãnh đạo, KMT đã ban hành Lệnh bảo đảm nhân quyền năm 1930 Tuy nhiên, trên thực tế thì chính quyền Tưởng Giới Thạch vẫn tiếp tục chế độ cai trị độc tài và hạn chế quyền tự do dân chủ (Chuyển biến nhận thức về nhân quyền ở Trung Quốc, 2012). Đến năm 1949, CPC chiếm ưu thế và nắm quyền thống trị Trung Quốc Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và mở ra trang mới cho tư tưởng quyền con người Ngay từ ngày đầu thành lập, đường lối cách mạng của CPC là “bảo vệ quyền con người, cứu dân, thống nhất đất nước” và kêu gọi nhân dân cả nước “đấu tranh vì quyền con người, tự do”, “đấu tranh vì ba mục tiêu lớn là độc lập dân tộc, dân quyền, tự do và hạnh phúc của nhân dân” Tuy nhiên trong các văn kiện, tư tưởng về quyền con người vẫn chưa xuất hiện rõ ràng Cùng đó, tư tưởng Mao Trạch Đông ra đời, là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin về quyền con người và thực tiễn cách mạng Trung Quốc (鲜开林, 2012) Trong cuốn Bàn về Chuyên chính dân chủ nhân dân, Mao Trạch Đông đã đề cập đến phát huy tính tự do dân chủ nhưng chưa có câu nào viết về quyền con người mà chỉ dùng các khái niệm tương tự như “nhân dân”, “quyền của người dân” Dù vậy, CPC vẫn đánh dấu sự khởi đầu tiến bộ về việc xây dựng hệ thống tư tưởng và phát triển quyền con người của một nước xã hội chủ nghĩa

Trong giai đoạn 1949 - 1956, hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa ra đời nhằm đảm bảo người dân có quyền tham gia vào phát triển kinh tế và chia sẻ thành quả lao động. Đặc biệt, xây dựng Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành khung pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích người dân Tuy nhiên, để xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, Mao Trạch Đông đã thực hiện kế hoạch Đại nhảy vọt

(1959 - 1962) nhưng thất bại Sự sai lầm trong chính sách kinh tế đã khiến người dân rơi vào nạn đói, thiên tai, mùa màng mất trắng (Szczepanski, Kallie, 2019) Để giành lại quyền kiểm soát, chủ tịch Mao Trạch Đông tiếp tục thực hiện cuộc Đại Cách mạng Văn hóa diễn ra trong suốt 10 năm từ 1966 - 1976 Hệ quả là cuộc cách mạng thất bại, xã hội Trung Quốc lâm vào tình cảnh khó khăn Đặc biệt, cuộc cách mạng khiến nhiều cơ sở giáo dục phải đóng cửa và mọi người không thể tiếp cận giáo dục Vì thế, cụm từ

“quyền con người” không còn được quan tâm và xuất hiện nhiều

Khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền, ông tiến hành “cải cách và mở cửa” từng bước khôi phục đất nước Trung Quốc Lúc này, giới tri thức bắt đầu tìm hiểu quyền con người dưới nhiều góc độ từ pháp luật đến thực hiện các công tác nghiên cứu học thuật. Dưới sự lãnh đạo của CPC, Trung Quốc duy trì pháp quyền và đưa vào Hiến pháp nhằm quản trị đất nước cũng như bảo vệ quyền lợi người dân (A 100-Year Quest,

2021) Tuy nhiên, năm 1989, sự kiện Thiên An Môn xảy ra đã hoàn toàn làm thay đổi lịch sử phát triển quyền con người ở Trung Quốc Những cuộc biểu tình leo thang đã ảnh hưởng đến các cuộc thảo luận về quyền con người ở Trung Quốc bị hạn chế Dưới sức ép của cộng đồng quốc tế, chính phủ đã ban hành Sách trắng về nhân quyền vào năm 1991 Trung Quốc cũng tích cực trao đổi với các nước khác và vấn đề quyền con người Đây được xem như là nỗ lực của CPC trong việc cam kết tôn trọng và bảo vệ quyền con người

Cuối năm 2002, CPC đề nghị viết điều khoản “Bảo vệ nhân quyền của công dân” vào Hiến pháp và nhận được sự đồng thuận của Quốc hội (Chuyển biến nhận thức về nhân quyền ở Trung Quốc, 2012) Đến năm 2003, chủ tịch Hồ Cẩm Đào nắm quyền lãnh đạo và đây có thể xem là một thập kỷ hoàng kim nhưng cũng đầy biến động Mặc dù lúc này tư tưởng quyền con người đã có sự thay đổi rõ rệt nhưng trong giai đoạn

2003 - 2012, tình hình nhân quyền ở Trung Quốc đối mặt nhiều thách thức Các vi phạm nhân quyền được ghi nhận và ngày có nhiều nhà hoạt động nhân quyền, tổ chức phi chính phủ phải lên tiếng Tuy không thể phủ nhận những thành tựu to lớn mà ông

Hồ Cẩm Đào mang lại nhưng cách tiếp cận có phần “trấn áp” đã “xáo trộn” tình hình xã hội Trung Quốc Đến thời Tập Cận Bình, đất nước Trung Quốc bắt đầu bước vào kỷ nguyên mới. Trung Quốc đã hoàn thành sứ mệnh xóa nghèo và tiến đến xây dựng một xã hội thịnh vượng Sự đổi mới về thực tiễn và lý luận quyền con người dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình là “bước nhảy vọt” sau hơn 30 năm mở cửa đất nước Tình hình xã hội thay đổi và phát triển nhanh chóng đồng nghĩa dẫn đến một số vấn đề bất ổn liên quan đến quyền con người ở Trung Quốc Dù vậy, Hiến pháp Trung Quốc vẫn thừa nhận các quyền cơ bản của con người đồng thời nhanh chóng tiếp cận tiêu chuẩn nhân quyền thế giới Thực tế, chế độ phong kiến tác động mạnh mẽ đến văn hóa Trung Quốc nên nhận thức của mọi người vẫn còn theo khuôn khổ Trải qua nhiều biến động lịch sử,quan điểm và lịch sử phát triển quyền con người đã trở thành nền tảng vững chắc cho con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc.

THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI DƯỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH

2.2.1 Quan điểm của Tập Cận Bình và chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với vấn đề quyền con người

Trước thời Tập Cận Bình, chủ tịch Giang Trạch Dân cũng xác định rõ tư tưởng quyền con người của mình Theo ông, những khái niệm “quyền con người” đều theo quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, trong đó quyền tồn tại và phát triển là hai quyền quan trọng nhất Để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, những chính sách của ông đều liên quan đến phát triển kinh tế, giải quyết vấn đề “cơm ăn, áo mặc” cho nhân dân Vào tháng 6 năm 1999, tại Hội nghị Công tác xóa đói giảm nghèo, Giang TrạchDân đã chỉ ra rằng thực hiện và bảo vệ quyền sống và phát triển của người dân là quyết định đúng đắn nhất Tất cả các quyền khác sẽ được khó thành hiện thực nếu không giải quyết vấn đề “cơm ăn, áo mặc” trước tiên Ông cũng chủ trương tăng cường sự hiểu biết về vấn đề nhân quyền giữa chính phủ và người dân trên toàn thế giới thông qua đối thoại và trao đổi Vào tháng 10 năm 1991, Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện đã ban hành Sách trắng về vấn đề nhân quyền, làm rõ lập trường cơ bản và các chính sách cơ bản của Trung Quốc về vấn đề nhân quyền Kể từ đó, chính phủ Trung Quốc dưới thời Giang Trạch Dân đã công bố tình hình nhân quyền của đất nước mình với thế giới một cách công khai và minh bạch Tư tưởng cùng với các chính sách quyền con người của Giang Trạch Dân đã làm phong phú sự nghiệp nhân quyền đặc sắc Trung Quốc Đến thời Hồ Cẩm Đào, ông khẳng định Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã xem bảo vệ quyền con người là nguyên tắc quan trọng trong điều hành đất nước Ông tin rằng đời sống người dân ổn định thì kinh tế, xã hội mới phát triển. Chính sách Tam nông là một trong những thành tựu lớn nhất của chủ tịch Hồ Cẩm Đào Kể từ khi nông nghiệp trở thành ngành chủ chốt, tổng sản lượng của Trung Quốc tăng cao và đời sống người dân ở nông thôn dần ổn định Những thay đổi lớn trong chính sách hỗ trợ nông thông đã đem đến cuộc sống mới cho hàng triệu người dân nông thôn So với hai nhiệm kỳ trước, dưới thời Tập Cận Bình đã có chuyển biến lớn trong tư tưởng lẫn phát triển các chính sách nhằm phù hợp công cuộc hiện đại hóa đất nước

Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18, CPC tiếp tục chủ trương đi theo con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc, thực hiện các chính sách cải cách toàn diện đất nước. Ngày 15/11/2012, cuộc họp báo tại Đại lễ đường Nhân dân (Bắc Kinh), ông Tập Cận Bình phát biểu sứ mệnh của CPC chính là xây dựng một Trung Quốc ngày càng thịnh vượng và hùng mạnh Đó là xây dựng và phát triển nền giáo dục chất lượng, thu nhập ổn định, an sinh xã hội tốt nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người dân (Xi Jinping's remarks to the press, 2012) Chủ tịch Tập Cận Bình tin rằng “sự hài lòng của người dân” là tiêu chuẩn phát triển cao nhất của quyền con người (Xi Jinping's remarks to the press, 2012) Như vậy, Trung Quốc mới khẳng định được vị trí vững vàng Đảng trong lòng dân và tạo sức ảnh hưởng với cộng đồng quốc tế

Kể từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, chủ tịch Tập Cận Bình xem sự nghiệp phát triển quyền con người là nòng cốt để thúc đẩy toàn diện vào sự nghiệp hiện đại hóa của đất nước Ngày 17/3/2013, trong cuộc họp Đại biểu Toàn quốc lần thứ 2, ông đã đề cập đến cụm từ “giấc mộng Trung Hoa” trong diễn văn đầu tiên trên cương vị Chủ tịch nước của Trung Quốc Ông tin rằng một đất nước hùng mạnh và thịnh vượng, được tiếp thêm sức sống thì dân mới hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói: “Nhân dân Trung Quốc đã trải qua những khó khăn gian khổ, và họ nhận thức đầy đủ ý nghĩa to lớn của các giá trị con người, các quyền cơ bản của con người và phẩm giá con người đối với sự phát triển và tiến bộ của xã hội” (走中国特色人权发展道路,坚定不移推进中国人权事业和世界人权事业,

2022) Vì thế, với cương vị là Chủ tịch nước, ông đề cao nhiệm cao cả là thực hiện độc lập dân tộc, nhân dân làm chủ đất nước Kể từ khi nhậm chức, ông đã xây dựng hình ảnh “lãnh đạo hạt nhân” mang ý nghĩa quan trọng trong quá trình thúc đẩy sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa trong thời đại mới

Nhân kỷ niệm 70 năm Thắng lợi của Cuộc kháng chiến chống Nhật xâm lược của nhân dân Trung Quốc và Thế giới chống phát xít, ngày 16/9/2015, “Diễn đàn Nhân quyền Bắc Kinh” với chủ đề “Hòa bình và Phát triển: Chiến thắng trong cuộc Chiến tranh thế giới chống phát xít và tiến bộ vì nhân quyền” đã diễn ra Trong diễn đàn, quan điểm của Tập Cận Bình vẫn kiên định đi theo con đường phát triển hòa bình và duy trì các nguyên tắc phổ quát về quyền con người ở Trung Quốc và cả thế giới. Trong thư chúc mừng gửi tới diễn đàn, ông Tập Cận Bình nêu rõ:

Hơn 70 năm trước, để duy trì hòa bình, công lý và nhân phẩm của con người, các quốc gia và nhân dân trên thế giới yêu chuộng hòa bình và tự do đã phải trả giá, hàng chục triệu sinh mạng và giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống phát xít thế giới Từ thời cận đại, nhân dân Trung Quốc đã trải qua gian khổ, nhận thức đầy đủ ý nghĩa to lớn của các giá trị, các quyền cơ bản của con người đối với sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Trung Quốc sẽ kiên định đi theo con đường phát triển hòa bình và không ngừng thúc đẩy sự nghiệp nhân quyền ở Trung Quốc và thế giới (Li Junru, 2019).

Từ khi theo đuổi “giấc mộng Trung Hoa”, ông Tập Cận Bình vẫn không ngừng hiện thực hóa “giấc mơ vĩ đại” của mình và tiến đến xây dựng xã hội khá giả Điều này sẽ bảo vệ quyền con người Trung Quốc ở cấp độ cao hơn đồng thời thúc đẩy sự phát triển toàn diện quyền con người ở cấp độ quốc tế Tập Cận Bình vẫn giữ vững niềm tin quyền con người đại diện cho sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại Vì thế, trong thư chúc mừng, ông tiếp tục khẳng định đặt yếu tố con người lên hàng đầu trong quá trình hiện thực hóa đất nước, đảm bảo người dân làm chủ vận mệnh và hỗ trợ phát triển một cách toàn diện Tại Hội thảo, ông cũng đề cao vai trò của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy xã hội loài người phát triển toàn diện Từ năm 2017, Trung Quốc phát động Diễn đàn Nhân quyền Nam - Nam nhằm thúc đẩy quyền con người ở các nước đang phát triển Xuyên suốt diễn đàn, chủ tịch Tập Cận Bình đề cập đến việc quyền con người là mục tiêu theo đuổi chung của tất cả các nước nhằm bảo vệ cuộc sống và nhân phẩm con người (South-South Human Rights Forum: Officials, experts from developing countries & international organizations gather to discuss cooperation on human rights, 2021) Ông Tập Cận Bình không chỉ hướng đến triết lý “lấy con làm người trung tâm” mà còn đề xuất xây dựng một cộng đồng vì tương lai chung cho con người Thông điệp này hoàn toàn phù hợp với tư tưởng của Trung Quốc trong thời kỳ hiện đại nhằ thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của xã hội loài người

Tại Hội nghị chuyên đề Kỷ niệm bảy mươi năm Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới (UDHR) năm 2018, chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định quyền con người lớn nhất là hạnh phúc của người dân, cũng là mục đích hoạt động của CPC Trong bài phát biểu kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949 - 1/10/2019), ông Tập Cận Bình nhấn mạnh bảy mươi năm là khoảng thời gian dài để đánh dấu sự thay đổi to lớn con đường phục hưng vĩ đại của dân tộc Thực hiện đường lối và chính sách của Đảng, Trung Quốc đang không ngừng nỗ lực đáp ứng kỳ vọng của người dân về cuộc sống tốt đẹp và phát triển tối đa quyền con người (Hữu Hưng; Tô Minh,

2019) Cuối năm 2019, Covid-19 bắt đầu bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức phía trước Tuy nhiên, chủ tịch Tập Cận Bình nêu rõ phòng chống dịch là trách nhiệm của CPC và chính quyền các cấp Sự an toàn và sức khỏe của người dân phải đặt lên hàng đầu, coi phòng chống dịch là nhiệm vụ quan trọng nhất Tại phiên họp Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 75 năm 2020, Tập Cận Bình đã có bài phát biểu để chứng minh mình vẫn giữ vững quan điểm tôn trọng và bảo đảm quyền con người Là nơi đầu tiên bùng phát dịch và đối mặt với sự kỳ thị từ cộng đồng quốc tế, ông nói:

Cách đây 70 năm, Trung Quốc đã có những đóng góp lịch sử trong việc giành chiến thắng trong Chiến tranh chống phát xít thế giới và ủng hộ việc thành lập Liên hợp quốc Ngày nay, với tinh thần trách nhiệm tương tự, Trung Quốc đang tích cực tham gia vào cuộc chiến chống lại Covid-19 , đóng góp phần của mình vào việc duy trì an ninh sức khỏe cộng đồng toàn cầu (Tiezzi, Shannon, 2020). Ông cũng cam kết sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch lâu dài nhằm khởi động lại nền kinh tế để đảm bảo việc làm cho người dân Xuyên suốt nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do chủ tịch Tập Cận Bình làm nòng cốt đã kiên định đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, lấy khao khát cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân làm mục tiêu đấu tranh Năm 2021, cuốn sách “Tóm tắt diễn văn của Tập Cận Bình về tôn trọng và bảo vệ quyền con người” do Viện Lịch sử Đảng và Văn học thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ biên đã được xuất bản Cuốn sách bao gồm các bài phát biểu quan trọng nhằm làm rõ quan điểm của chủ tịch Tập Cận Bình trên con đường phát triển quyền con người Năm 2021 cũng là năm đánh dấu một trăm năm thành lập CPC cho đấu tranh và phát triển quyền con người Trong phần đầu sách, ông bày tỏ sự quan tâm sâu sắc về những đóng góp của Chính phủ trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người Các bài diễn văn của ông chú trọng đến việc đặt con người lên trên hết, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, thúc đẩy nó thông qua phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội Trong năm 2022, ông vẫn theo đuổi quan điểm “quyền con người vẫn là ưu tiên” nhằm tiến đến xã hội công bằng và thúc đẩy những thành tựu lịch sử trong phát triển nhân quyền của Trung Quốc Như vậy, quan điểm của chủ tịch Tập Cận Bình về vấn đề quyền con người chính là tiếp tục con đường cải thiện cuộc sống người dân Trung Hoa, áp dụng triết lý “lấy con người làm trung tâm” để xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, toàn diện

Dựa trên quan điểm của chủ tịch Tập Cận Bình, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy và phát triển quyền con người Ngoài những chính sách nêu trên, CPC đã thực hiện Kế hoạch Hành động Nhân quyền Quốc gia được chia làm hai giai đoạn chính là từ năm 2012 - 2015 và 2016 - 2020 Việc xây dựng và ban hành Kế hoạch Hành động Nhân quyền Quốc gia là một bước đi quan trọng của CPC nhằm cam kết nghiêm túc về quyền con người, đảm bảo, tôn trọng và bảo vệ quyền con người cũng như thúc đẩy quyền con người của Trung Quốc một cách toàn diện Hiện nay, CPC cùng với chủ tịch Tập Cận Bình đã soạn thảo Kế hoạch Hành động Nhân quyền Quốc gia 2021 - 2025 nhằm tiến tới xây dựng xã hội loài người toàn diện Mục tiêu của kế hoạch sẽ thúc đẩy sự phát triển, tự do của người dân, tuân thủ triết lý “lấy con người làm trung tâm” Đặc biệt, bảo vệ các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội sẽ trở thành nền tảng pháp cho sự phát triển toàn dân trong thời kỳ hiện đại Như vậy, các quan điểm và chính sách tiến bộ của chủ tịch Tập Cận Bình cùng CPC đã trở thành “bước nhảy vọt” trong lịch sử nhân quyền Trung Quốc.

2.2.2 Thực trạng triển khai chính sách quyền con người ở Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình

2.2.2.1 Chính sách đối nội Ở một đất nước có nhiều định kiến tiêu cực về người nghèo ở nông thôn, hệ thống Hộ Khẩu đã làm trầm trọng thêm sự phân chia nông thôn - thành thị Để giải quyết vấn đề, Tập Cận Bình cùng CPC đưa ra sáng kiến “Kế hoạch Đô thị kiểu Mới Quốc gia (2014

- 2020)” nhằm cải cách hệ thống Hồ Khẩu Sự cải cách này đóng vai trò quan trọng trong tiếp cận việc làm và mang lại nhiều phúc lợi an sinh xã hội

Hình 2.1 Biểu đồ dân số lao động di cư ở nông thôn giai đoạn 2009

Nguồn: (Rural Migrant Worker Population Grows at Slowest Pace in 10 Years, 2019)

Theo như biểu đồ trong hình 2.1, có thể thấy số lượng người ở nông thôn di cư đến thành phố làm việc đạt 288,36 triệu người vào năm 2018, tăng 0.64% so với năm trước Bắt đầu từ năm 2014, ít nhất 100 triệu lao động di cư đã được đào tạo chuyên môn tại các thành phố và thị trấn Hầu hết các thành phố ở khu vực phía Trung và Tây ở Trung Quốc đã hủy bỏ các rào cản đối với việc đăng ký hộ khẩu Hộ Khẩu Đối với phía Đông Trung Quốc, các thành phố hạng hai và hạng ba cũng đã nới lỏng yêu cầu đăng ký (100 million have settled in urban areas as part of China’s hukou system reform, 2020) Quá trình cải cách đã đem đến mức sống cao hơn cho hàng triệu người dân nông thôn Trung Quốc khi chuyển đến các khu vực thành thị.

Sau cải cách hệ thống Hộ Khẩu, Tập Cận Bình hướng đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn Có thể nói, xóa đói giảm nghèo là một trong những yếu tố chính của bảo vệ quyền con người, là quyền cơ bản của người dân về mưu cầu cuộc sống hạnh phúc Các hành động xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và nông nghiệp, giảm mức thuế tối đa, hỗ trợ nguồn vốn giúp tăng thu nhập của những người nghèo và cung cấp các dịch vụ công như dịch vụ an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe, giáo dục và văn hóa Để đạt được “Mục tiêu bách niên”, tức là hướng đến xã hội giàu mạnh, dân chủ, văn minh thì xóa đói giảm nghèo là định hướng phát triển quan trọng để hoàn thành mục tiêu đề ra của quốc gia Dưới thời Tập Cận Bình, cách tiếp cận xóa đói giảm nghèo của ông là nhắm đến các gia đình hộ nghèo hơn là toàn làng Từ đó, phân bổ nguồn tiền hỗ trợ hợp lý và chính xác nhằm cải thiện đời sống người dân Các quỹ xóa đói giảm nghèo cũng được thực hiện minh bạch nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho người nghèo.

Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện mức độ nghèo ở các vùng nông thôn theo chuẩn nghèo nông thôn từ năm 1979 - 2015

Nguồn: (China’s Progress in Poverty Reduction and Human Rights, 2016)

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở TRUNG QUỐC ĐẾN HỆ THỐNG NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY NHÂN QUYỀN CỦA TRUNG QUỐC TRONG HỆ THỐNG NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ 43 1 Nhân tố bên ngoài

NHÂN QUYỀN CỦA TRUNG QUỐC TRONG HỆ THỐNG NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ

Thứ nhất, xung đột nhân quyền giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã trở thành chủ đề nóng trong các vấn đề quốc tế về quyền con người Nguyên nhân sâu xa hơn dẫn đến sự bất đồng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề nhân quyền nằm ở trình độ phát triển kinh tế khác nhau và nền văn hóa khác biệt và các quan điểm về quyền con người Dưới thời Tập Cận Bình, căng thẳng giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc ngày càng tăng vì mâu thuẫn quan điểm trong các cuộc họp tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) Hoa Kỳ liên tục chỉ trích những bất bình đẳng về chính trị, luật pháp và xã hội ở Trung Quốc. Khi Trung Quốc thúc đẩy nghị quyết “Thúc đẩy Nhân quyền Quốc tế thông qua Hợp tác đôi bên cùng có lợi” (2018) đã nhận sự phản đối từ Hoa Kỳ Trong cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc, Hoa Kỳ đã đưa ra các biện pháp trừng phạt liên quan đến chủ đề nhân quyền Đáp lại luận điệu của Hoa Kỳ, Trung Quốc cho rằng nhân quyền không phải là công cụ chính trị và thay vào đó, các quốc gia nên phát triển mô hình nhân quyền của mình Năm 2018, Hoa Kỳ bất ngờ rút khỏi UNHRC vì vấn đề Israel và để lại một khoảng trống quyền lực cho Trung Quốc trong hệ thống nhân quyền quốc tế Trung Quốc đã tận dụng cơ hội này để gia tăng sức mạnh của mình bằng cách thúc đẩy các chính sách nhân quyền Ông Tập Cận Bình đã khuyến khích các quan chức Trung Quốc nên tích cực thể hiện vai trò lãnh đạo tại các diễn đàn đa phương để thực hiện mục tiêu của mình trên con đường phát triển quyền con người Thông qua các chính sách, Trung Quốc chính thức hứa sẽ duy trì các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và tôn trọng, bảo vệ quyền con người trong mọi vấn đề toàn cầu Những nỗ lực của Trung Quốc đã được đền đáp xứng đáng khi nước này được bổ nhiệm làm thành viên của Nhóm tư vấn trong Hội đồng Nhân quyền từ ngày 1 tháng 4 năm 2020 đến ngày 31 tháng 3 năm 2021 Nó cho phép Trung Quốc giám sát quá trình bổ nhiệm các chuyên gia nhân quyền về các chủ đề như tự do ngôn luận và tôn giáo; nước và vệ sinh môi trường, nhà ở, món ăn Cán cân quyền lực trong OHCHR lại tiếp khi Hoa Kỳ thông báo sẽ quay trở lại UNHRC để tái tập trung vào Liên hợp quốc (UN) và các tổ chức quốc tế nói chung Lúc này, Trung Quốc hy vọng Hoa Kỳ sẽ “tiến hành đối thoại mang tính xây dựng và cố gắng không biến nhân quyền thành công cụ chính trị” khi trở lại hội đồng Dù nhìn góc độ nào, Hoa

Kỳ vẫn là một trong những yếu tố tiên quyết khiến Trung Quốc tích cực phát triển chính sách thúc đẩy nhân quyền của mình ở UNHRC

Thứ hai, UNHRC cũng là một trong những nhân tố tác động đến chính sách thúc đẩy nhân quyền của Trung Quốc trong hệ thống nhân quyền quốc tế UNHRC ra đời với vai trò thúc đẩy quyền con người đồng thời là diễn đàn cho các cuộc đối thoại về vấn đề quyền con người trên thế giới UNHRC cùng các cơ quan nhân quyền khác trong UN giám sát việc thực hiện các hiệp ước nhân quyền quốc tế của các nước thành viên Qua đó, tiến hành rà soát định kỳ về việc thực hiện các cam kết phát triển quyền con người của các thành viên Tuy nhiên, quan điểm của Trung Quốc hoàn toàn ngược lại khi cho rằng UNHCR đang hạn chế sự thúc đẩy của Trung Quốc về các nguyên tắc chủ quyền và nhân quyền trên trường quốc tế (Yu-Jie Chen) Năm 2013, Trung Quốc đã đề xuất “Nhân quyền dưới chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, cụm từ này lần đầu xuất hiện trong Báo cáo quốc tế của Trung Quốc ở Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) Đến năm 2018, nó được đổi thành “nhân quyền với các đặc trưng của Trung Quốc” nhằm thể hiện ý tưởng riêng biệt của Trung Quốc trên trường quốc tế. Quan điểm này hoàn toàn chưa phù và nhận được sự công nhận từ UNHRC

Về phía UNHRC, họ cho rằng Trung Quốc đang làm suy yếu các chuẩn mực chung về quyền con người toàn cầu Vì vậy, nhằm đạt được sự đồng thuận từ các bên, chủ tịch Tập Cận Bình tích cực thúc đẩy việc giải thích các nguyên tắc của Trung Quốc về chủ quyền và nhân quyền thông qua thúc đẩy các chính sách nhân quyền Trung Quốc trong UNHRC Ông bắt đầu đề ra hàng loạt chính sách lớn như xóa đói giảm nghèo,chống tham nhũng và tăng cường sức mạnh an ninh mạng Ông cũng chỉ ra thách thức quyền con người trong kỷ nguyên mới là sự phát triển không cân bằng sẽ không đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân về một cuộc sống tốt đẹp hơn Ông cho rằng mô hình “chủ nghĩa xã hội đặc sắc” ở Trung Quốc sẽ trở thành đóng góp to lớn cho các nước đang phát triển Tại Hội nghị Đối ngoại Trung ương của Trung Quốc (6/2018), ông Tập Cận Bình nhấn mạnh sự cần thiết trong việc duy trì các mối quan hệ quốc tế, tiếp tục phát triển kinh tế và xã hội ổn định và toàn cầu hóa, nâng cao chủ quyền lãnh thổ và xây dựng một “cộng đồng chung vận mệnh” quốc tế

Thứ nhất, thực hiện hóa tham vọng của Trung Quốc trong việc định hình lại nền quản trị toàn cầu theo ý muốn của mình là nhân tố cơ bản để Trung Quốc qua thúc đẩy chính sách nhân quyền tại UN Trước đây, dưới thời Đặng Tiểu Bình, chiến lược của Trung Quốc là “ẩn mình và né tránh” thông qua việc đảm bảo vị thế của mình trong các vấn đề toàn cầu Vào năm 2012, trong một báo cáo của Chatham House cho biết cách tiếp cận chung của Trung Quốc trong Hội đồng Nhân quyền được một cách thực hiện gần như hoàn hảo với châm ngôn nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình: “Bình tĩnh quan sát, đảm bảo vị trí của mình, đối phó với mọi việc một cách bình tĩnh, che giấu sự tươi sáng và trân trọng sự che khuất, bảo vệ lợi thế của chúng ta, không bao giờ tìm kiếm sự lãnh đạo và đạt được một số thành tựu”.

Cách tiếp cận này bắt đầu thay đổi vào năm 2013 khi Tập Cận Bình lên nắm quyền. Ông đã đưa ra sáng kiến “Một vành đai, một con đường” (BRI) nhằm tạo ra một hành lang kinh tế mới như một công cụ để tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc từ châu Á sang châu Âu Ông Tập Cận Bình từng tuyên bố rằng sự chú trọng của Trung Quốc về phát triển quốc gia và các quyền kinh tế và xã hội trong quá trình xây dựng “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” là một mô hình mẫu cho các quốc gia đang phát triển khác Trung Quốc khẳng định sẽ đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển nhân quyền quốc tế, điều này được thể hiện qua việc Trung Quốc tăng cường nỗ lực thúc đẩy chính sách của mình tại UNHRC Càng có nhiều chính sách thúc đẩy nhân quyền trong hệ thống nhân quyền quốc tế, Trung Quốc càng thể hiện sức ảnh hưởng cũng như tiếng nói của mình Tận dụng từ những thành tựu đóng góp, Trung Quốc đã đề xuất nghị quyết đầu tiên của mình lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vào tháng

6 năm 2017 về chủ đề “Đóng góp phát triển để hưởng mọi quyền của con người” Chủ đề tập trung vào phát triển bền vững lấy con người làm trung tâm thông qua hợp tác quốc tế và công nhận “thực lực, năng lực và trình độ phát triển khác nhau của các quốc gia” Các thuật ngữ từ tư tưởng Tập Cận Bình như “cộng đồng chung tương lai cho con người” và “hợp tác đôi bên cùng có lợi” đã được đưa vào nghị quyết và được 30 bang bỏ phiếu đồng ý (Das, Hirak Jyoti., 2020) Sự ủng hộ đối với nghị quyết đã thúc đẩy sự tự tin của Trung Quốc trên con đường hiện thực hóa mục tiêu vĩ đại của mình. Thứ hai, Trung Quốc tích cực thúc đẩy chính sách nhân quyền trong hệ thống nhân quyền quốc tế nhằm ngăn chặn sự chỉ trích của quốc tế đối với hồ sơ nhân quyền của nước này Sau sự kiện Thiên An Môn, vị trí nhân quyền của Trung Quốc sụt giảm nghiêm trọng Bên cạnh đó, cách tiếp cận của Trung Quốc đối với vấn đề quyền con người thông qua các chính sách bị đánh giá là giảm đi sự tôn trọng các quyền của công dân Trung Quốc Dưới sức mạnh của truyền thông quốc tế, Trung Quốc không giành được nhiều sự ủng hộ nhân quyền từ các thành viên UNHRC trong hệ thống nhân quyền quốc tế Để xóa tan những luận điểm này, Trung Quốc bắt đầu tích cực đóng góp cho hệ thống nhân quyền quốc tế cũng như nỗ lực tổ chức các diễn đàn trong nước nhằm củng cố hình ảnh.

Trong những năm 1990 - 2000, Trung Quốc ký kết và phê chuẩn một số hiệp ước nhân quyền cốt lõi như phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em (CRC), Trung Quốc đã ký các Công ước Quốc tế về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR), Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) Năm 2004, CPC đã sửa đổi Hiến pháp bằng cách bổ sung “Trung Quốc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền” thể hiện quan điểm ủng hộ và đặt ưu tiên mưu cầu hạnh phúc con người lên hàng đầu Dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc thực hiện các chính sách viện trợ nước ngoài thông qua khuôn khổ hợp tác Nam - Nam nhằm giành được sự ủng hộ ngoại giao từ các nước trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tích đẩy mạnh

“ngoại giao vắc-xin” và hỗ trợ vật tư y tế cần thiết cho các nước kém phát triển Việc Trung Quốc thúc đẩy chính sách ngoại giao tích cực sẽ giảm bớt những lời chỉ trích trong cộng đồng quốc tế Nỗ lực tích cực của Trung Quốc trong hệ thống nhân quyền là kết quả cho việc cải thiện các điều kiện nhân quyền không khả quan ở nước này.

TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH NHÂN QUYỀN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ

ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ

Dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc đã tích cực tham gia vào quản trị nhân quyền quốc tế Trung Quốc cùng các nước thành viên trong UNHRC nỗ lực thiết lập hệ thống nhân quyền quốc tế công bằng và hiệu quả Các sự kiện như Diễn đàn Bắc Kinh về Nhân quyền, Hội thảo quốc tế nhân kỷ niệm 30 năm Tuyên bố về Quyền được phát triển, Diễn đàn Nhân quyền Nam - Nam và Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM) lần thứ 16 về chủ đề quyền con người đều diễn ra thành công tốt đẹp Thông qua các nghị quyết “Thúc đẩy quyền con người được hưởng tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe thể chất và tinh thần thông qua việc nâng cao năng lực xây dựng sức khỏe cộng đồng”, và

“đóng góp vào sự phát triển quyền con người” để đưa ra các tuyên bố chung thay mặt cho hơn 140 quốc gia về “Tăng cường Đối thoại và Hợp tác để Bảo vệ và Thúc đẩy các Quyền Con người được Công nhận Trên toàn thế giới” Trung Quốc cũng tích cực tổ chức các sự kiện và đóng vai trò quan trọng trong “Thúc đẩy Nhân quyền: Vai trò xóa đói giảm nghèo” và “Tiến bộ Nhân quyền của Trung Quốc” Những nỗ lực chủ động này đã giúp nâng cao sức mạnh mềm và sức ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế Trung Quốc đã được bầu lại vào Hội đồng Nhân quyền với số phiếu áp đảo trong năm 2014 - 2016 và 2017 - 2019, khiến Trung Quốc trở thành một trong số ít quốc gia đã 4 lần giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Trung Quốc cũng được bầu lại làm thành viên của Ủy ban Liên hợp quốc về các tổ chức phi chính phủ Một số chuyên gia Trung Quốc hiện đang phục vụ trong các Ủy ban nhân quyền đa phương, bao gồm Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Ủy ban chống tra tấn, Ủy ban xóa bỏ phân biệt chủng tộc và Ủy ban cố vấn của Hội đồng nhân quyền Sự đóng góp của Trung Quốc trong hệ thống nhân quyền đã củng cố hệ thống nhân quyền quốc tế ngày càng phát triển

Trong giai đoạn 2013 - 2017, Trung Quốc tiến hành hơn 50 cuộc đối thoại về nhân quyền với các nước phương Tây và các nước đang phát triển, đồng thời tích cực hợp tác với các cơ quan nhân quyền của UN Dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, TrungQuốc tiến hành tổ chức thành công 29 cuộc đối thoại như vậy với Liên minh Châu u(EU), Hoa Kỳ, Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan các nước phương Tây khác Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tham vấn nhân quyền với hơn 10 quốc gia đang phát triển và các tổ chức khu vực nhằm học hỏi và hợp tác chặt chẽ với nhau Sự thống nhất và phối hợp giữa các nước đang phát triển ngày càng được tăng cường và cùng nhau xây dựng xã hội tốt đẹp cho nhân loại Bên cạnh đó, Trung Quốc đã đóng góp kinh phí cho Báo cáo viên đặc biệt về quyền phát triển của UN, mời các Nhóm công tác về vấn đề phân biệt đối xử với phụ nữ trong pháp luật, tiếp nhận thành viên của Ủy ban chống Tra tấn (CAT), Ủy ban về xóa bỏ phân biệt chủng tộc (CERD) và những nhóm khác Đặc biệt, Trung Quốc xem UNHRC là nền tảng quốc tế quan trọng để bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề nhân quyền ở các nước đang phát triển

Trung Quốc coi việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững như một cơ hội để tích cực tham gia hỗ trợ quốc tế Tính năm 2016, Trung Quốc đã hỗ trợ nước ngoài và giúp đỡ hơn

120 quốc gia đang phát triển với kinh phí hơn 400 tỷ NDT Các chính sách thúc đẩy nhân quyền của Trung Quốc là cơ sở để duy trì sự hòa bình và phát triển quốc tế cũng như đóng góp cho sự nghiệp nhân quyền quốc tế (Baodong, Li, 2017) Ngày 22 tháng

6 năm 2017, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết “Phát triển thúc đẩy nhân quyền” do Trung Quốc đề xuất, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hội đồng Nhân quyền thông qua nghị quyết về các vấn đề phát triển Nghị quyết giành được sự ủng hộ và tán thành đông đảo từ các nước đang phát triển Với sự ủng hộ từ nhiều nước cho thấy đây là nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế, khẳng định đóng góp to lớn của Trung Quốc vào phát triển quyền con người, đáp ứng mưu cầu hạnh phúc cho mọi người Sự kiện quan trọng này cho thấy khái niệm “phát triển để thúc đẩy quyền con người”, lần đầu tiên được đưa vào hệ thống diễn ngôn nhân quyền quốc tế, là minh chứng cho thấy sự tác động mạnh mẽ của Trung Quốc khi đóng góp vào quản trị nhân quyền toàn cầu trong thời kỳ mới.

Là một nước có nền kinh tế phát triển, Trung Quốc tận dụng mọi nguồn vốn cho viện trợ nước ngoài Theo thông tin do Cục Viện trợ nước ngoài của Bộ Thương mại công bố, kể từ khi Trung Quốc bắt đầu viện trợ nước ngoài, nước này đã cung cấp hỗ trợ kinh tế và kỹ thuật cho hơn 120 quốc gia đang phát triển, bao gồm các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giáo dục, y tế, giao thông, v.v Thông thường các quỹ viện trợ chủ yếu bao gồm hỗ trợ miễn phí, cho vay không lãi suất và cho vay ưu đãi Trong hơn

60 năm từ 1950 đến 2016, Trung Quốc đã viện trợ hơn 400 tỷ nhân dân tệ cho 166 quốc gia và tổ chức quốc tế, thực hiện hơn 5.000 dự án viện trợ nước ngoài, trong đó gần 3.000 dự án hoàn chỉnh Trung Quốc rất tích cực trong Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR), đưa ra các tuyên bố và khuyến nghị, đặc biệt là đối với các quốc gia láng giềng, các nước đối tác về sự tiến bộ trong phát triển kinh tế và xã hội, đồng thời hoan nghênh các tiến trình phát triển bao gồm việc thông qua các kế hoạch hành động và tạo ra các cơ chế bảo đảm quyền con người Đặc biệt, Trung Quốc dành sự quan tâm đến quyền của các nhóm yếu thế, ví dụ như người tàn tật, phụ nữ, trẻ em, người di cư và dân tộc thiểu số Sự tác động của các chính sách nhân quyền Trung Quốc đều đạt được các mục tiêu giảm nghèo, cải thiện dân sinh, bảo vệ môi trường và mở ra con đường lâu dài cho sự phát triển chung của nhân loại.

Trung Quốc rất coi trọng việc thúc đẩy việc thực hiện quyền sống và phát triển của người dân ở các nước đang phát triển, từ lâu đã hỗ trợ các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và các khu vực khác trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế và nông nghiệp Riêng năm 2021, Trung Quốc sẽ cung cấp hơn 2 tỷ liều vắc xin Covid-19 cho hơn 120 quốc gia và tổ chức quốc tế, trở thành quốc gia cung cấp nhiều vắc xin nhất Tại phiên họp Cấp cao của Kỳ họp thứ 49 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra Sáng kiến Phát triển Toàn cầu (GDI), cam kết đẩy nhanh việc thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững GDI là một lợi ích công cộng khác mà Trung Quốc muốn cung cấp cho sự phát triển của nhân quyền toàn cầu Nó đã được xác nhận và hỗ trợ bởi Liên hợp quốc và giành sự ủng hộ hơn 100 quốc gia Sáng kiến Phát triển Toàn cầu (GDI) nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn cầu hướng tới một giai đoạn mới của tăng trưởng cân bằng trong bối cảnh thách thức lịch sử mà Covid-19 đã đặt ra đối với sự phát triển quốc tế (H.E. Ren Yisheng, 2022) Ông Tập Cận Bình cho rằng thế giới nên đặt chú trọng các chương trình nghị sự chính sách vĩ mô toàn cầu, tăng cường phối hợp chính sách giữa các nền kinh tế lớn và đảm bảo tính liên tục, nhất quán và bền vững của chính sách, nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc duy trì cam kết với cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm Những thành tựu mà Trung Quốc đã đạt được trong vài thập kỷ qua như sự nỗ lực không ngừng trong cải cách và mở cửa nền kinh tế, thúc đẩy vai trò nữ giới trong mọi lĩnh vực đều hướng đến xây dựng một cộng đồng có tương lai chung vì sự phát triển toàn cầu

Từ khi chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền, Trung Quốc bắt đầu trỗi dậy về mọi mặt, đặc biệt là kinh tế Trung Quốc đã cho phép tự thể hiện mình là bá chủ khu vực và tích cực tham gia vào các tổ chức đa phương để tạo sức ảnh hưởng lên toàn cầu.

Trung Quốc luôn can dự nhiều vào các vấn đề thể chế nhằm khẳng định chủ quyền của các quốc gia, đặc biệt là quyền kiểm soát của họ trong UN về lĩnh vực nhân quyền. Trước đây, Trung Quốc theo đuổi chính sách “hạn chế, thận trọng, phòng thủ” trong lĩnh vực nhân quyền Nước này chủ yếu hành động thông qua trung gian của các quốc gia đang phát triển hoặc cùng chí hướng Từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, Trung Quốc đã tích cực nâng vai trò của mình cũng như tham gia các hoạt động trong UNHRC Trung Quốc từ trạng thái bị động chuyển sang tư thế chủ động, nghĩa là không né tránh việc theo đuổi các mục tiêu của riêng mình nhằm thay đổi thể chế quốc tế (Creutz, Katja, 2019) Là một nước có chủ quyền vững chắc, Trung Quốc không muốn UN can thiệp quá sâu vào nội bộ nước này và mỗi quốc gia đều có hệ thống chính trị, mô hình nhân quyền riêng Vì thế, Trung Quốc không còn hài lòng với việc trở thành người tuân theo quy chuẩn, họ ngày càng tìm cách trở thành người xây dựng quy chuẩn Trong khi cế độ nhân quyền của Liên hợp quốc được xây dựng dựa trên ý tưởng về quyền con người toàn cầu, ngược lại Trung Quốc chạy theo quy chuẩn riêng và dấy lên lo ngại về sự suy yếu các chuẩn mực chung trong hệ thống nhân quyền quốc tế Mô hình nhân quyền Trung Quốc theo hướng chủ nghĩa xã hội đặc sắc không chỉ ngăn chặn những lời chỉ trích về tình hình nhân quyền mà còn quảng bá tư tưởng Tập Cận Bình vào hệ thống nhân quyền quốc tế.

Với vai trò là một thành viên trong UN và UNHRC, các sáng kiến của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến hệ thống nhân quyền quốc tế, ví dụ như chính sách BRI về vấn đề đập thủy điện ở lưu vực sông Mekong Một con đập thủy điện quy mô lớn do Trung Quốc tài trợ ở Đông bắc Campuchia được hoàn thành vào năm 2018 đã ảnh hưởng đến sinh kế của hàng nghìn người dân bản địa Đập thủy điện Hạ Sesan 2 - một trong những con đập lớn nhất châu Á, đã làm ngập thượng nguồn nơi giao nhau giữa sông Sesan và Srepok Trong một tờ báo cáo dài 137 trang, “Báo cáo nguồn nước: Tác động nhân quyền của dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc ở Campuchia” đã chứng minh các vi phạm về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa do sự cố đập Hạ lưu Sesan 2 khiến gần 5.000 người dân mà các gia đình đã sống trong khu vực này phải di dời từ nhiều thế hệ, cũng như thu nhập từ đánh bắt cá đã biến mất ở thượng nguồn và hạ lưu (Human Rights Impacts of a China Belt and Road Project in Cambodia, 2021).Con đập nằm trong sáng kiến BRI của Tập Cận Bình đã từng bị chỉ trích vì tính thiếu minh bạch, không tôn trọng hệ thống nhân quyền quốc tế và ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân Các sáng kiến từ BRI đã ảnh hưởng đến sự nỗ lực củaUNHRC trong quá trình bảo đảm và phát triển quyền con người.

KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TỪ CHÍNH SÁCH VỀ QUYỀN

3.3.1 Cơ chế bảo đảm thực hiện quyền con người

Việc ghi nhận quyền con người trong hệ thống pháp luật thể hiện sự quan tâm, bảo vệ quyền con người ở quốc gia đó Trong đó, Hiến pháp là văn kiện chính trị - pháp lý thể hiện rõ các điều kiện bảo đảm quyền con người Vì thế, quyền con người luôn là mục tiêu quan trọng nhất trong Hiến pháp Việt Nam Tôn trọng và bảo vệ nhân quyền là một trong những chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quá trình thực hiện cơ chế bảo đảm thực hiện quyền con người Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước nhân quyền quốc tế đồng thời tích cực thể hiện vai trò tại UNHCR Các văn bản pháp luật của Việt Nam hoàn thừa nhận và tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của quyền con người Để bảo đảm người dân có cuộc sống hạnh phúc, Đảng và Nhà nước luôn quan đến việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế bảo đảm quyền con người và không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè quốc tế Những năm gần đây, Trung Quốc là quốc gia luôn đạt những thành tựu to lớn trong cơ chế đảm bảo thực hiện quyền con người, đặc biệt liên quan đến quyền con người trong lĩnh vực kinh tế và y tế Trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát và đối mặt với cuộc cạnh tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, dù là tâm dịch nhưng Trung Quốc luôn có các phương án để ổn định tình hình trong nước nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho dân Sự vươn lên đáng kinh ngạc của Trung Quốc sẽ là cơ hội cho Việt Nam nhìn nhận và áp dụng các cơ chế cơ bản để đảm bảo và thúc đẩy quyền con người.

Khi dịch bệnh lên đỉnh điểm, Trung Quốc đã thực hiện chủ trương bình tĩnh, quyết tâm phòng chống dịch ở mọi ngóc ngách Từ đó, Trung Quốc tiến hành truy vết dịch tễ, nỗ lực xét nghiệm và nghiên cứu vaccine Tiếp đó, Trung Quốc thực hiện bao phủ vaccine nhằm khôi phục lại nền kinh tế vốn đã rơi vào suy thoái do dịch bệnh Các biện pháp phòng chống nhanh chóng và hiệu quả đã giúp Trung Quốc khống chế được dịch, đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn duy nhất đạt mức tăng trưởng tích cực vào năm 2020 Với nguyên tắc thực hiện nghiêm túc phòng chống dịch, bao phủ vaccine thần tốc đã giúp Trung Quốc bảo đảm được sức khỏe của người dân Là nước láng giềng, Việt Nam cũng đã học hỏi từ Trung Quốc cách ứng phó dịch bệnh thông qua tiến hành rà soát dịch tễ, nghiên cứu mầm bệnh Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Việt Nam nhanh chóng thực hiện chiến dịch “ngoại giao vaccine” nhằm đạt mục tiêu bao phủ vaccine toàn dân Tuy nhiên, tốc độ phục hồi kinh tế của kinh tế có phần chậm hơn so với Trung Quốc Những năm gần đây, Việt Nam cơ bản hoàn thành công tác phòng chống dịch có hiệu quả, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ kép đầy thách thức là vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế Đối mặt với những thách thức của đại dịch Covid-19, Việt Nam tự hào khi đã nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc đảm bảo quyền con người Không ngừng học hỏi, quan sát là một trong những điều kiện cần thiết cho quá trình hoàn thành cơ chế bảo đảm quyền con người ở Việt Nam.

Không chỉ thành công ở công tác phòng chống dịch, Việt Nam còn là nước vừa đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí mà xem chúng như điều kiện tiên quyết để mang lại lợi ích, phát triển đất nước Việt Nam từng được ghi nhận là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng và sử dụng Internet cao trên thế giới Tính tới tháng 12/2021, hơn 70% dân số Việt Nam sử dụng internet, có đến 72 triệu người dùng mạng xã hội, chỉ trong 1 năm qua đã tăng 7 triệu người dùng Hiện có 76 triệu tài khoản Facebook tại Việt Nam (T.Lan, 2022) Tự do ngôn luận, tự do báo chí là những quyền cơ bản của con người đã được Việt Nam cam kết thực hiện theo những nguyên tắc chung của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền Có thể nói, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin của công dân ở Việt Nam đã được đề cập với những nội dung cụ thể theo quy định pháp luật, dễ áp dụng, dễ thực hiện trong cuộc sống Tuy vậy, cơ chế bảo đảm thực hiện quyền con người ở Việt Nam cần phải hoàn thiện và nâng cao hơn nữa trong tương lai

3.3.2 Các ưu tiên phát triển trong cơ chế thực hiện quyền con người

Thứ nhất, đẩy mạnh quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam cần thực hiện tốt công tác kiểm soát học sinh bỏ học và đảm bảo giáo dục bắt buộc là một cách quan trọng để cung cấp nền giáo dục công bằng và chất lượng cao Thông qua cải cách và đổi mới phương pháp giáo dục và giảng dạy, sử dụng Internet kết hợp giáo dục để cung cấp tài nguyên học tập chất lượng cao miễn phí cho các trường học nông thôn, tạo khuôn viên nông thôn ấm áp, tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục nông thôn Đảm bảo quyền giáo dục ở trẻ em là đảm bảo cơ chế thực hiện quyền con người.

Thứ hai, thúc đẩy bình đẳng giới là một trong những ưu tiên quan trọng trên con đường phát triển quyền con người ở Việt Nam Nâng cao vai trò và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ, thúc đẩy thực hiện bình đẳng nam nữ từ hệ thống pháp luật, xây dựng đến giáo dục nhận thức Chính phủ cần tích cực thay đổi các chuẩn mực truyền thống sang hiện đại, đặc biệt thúc đẩy vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong kinh tế, xã hội và chính trị Tiếp tục đẩy mạnh và xây dựng hệ thống an sinh xã hội, lấy bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thương tật việc làm và bảo hiểm thai sản làm những nội dung chính trong quá trình đổi mới chính sách Đề cao sự hợp tác với UN và các tổ chức phi chính phủ nhằm thành lập các doanh nghiệp tạo công việc cho phụ nữ ở vùng nông thôn, dân tộc thiểu số. Thứ ba, quyền sức khỏe là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của con người Quyền con người ở Việt Nam với tiêu chí đặt nhân dân lên hàng đầu nên không thể bỏ qua ưu tiên phát triển quyền sức khỏe Tuy nhiên, mô hình quyền bảo vệ sức khỏe phải phù hợp với điều kiện quốc gia Cân nhắc mức độ phát triển kinh tế và xã hội ở các vùng nông thôn, Việt Nam nên đẩy mạnh cải cách dịch vụ y tế ở mức độ sâu hơn, và đầu tư nhiều vốn hơn cho các vùng nông thôn, để cung cấp các mức độ dịch vụ y tế khác nhau cho người dân nông thôn Đặc biệt, trong thời đại toàn cầu hóa, Việt Nam cần ứng dụng công nghệ để xây dựng mạng lưới dịch vụ y tế cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu người dân

3.3.3 Tăng cường thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Thời gian tới, Việt Nam cần cam kết sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được và khai thác những lĩnh vực mới về đảm bảo bình đẳng, công bằng, tăng cường giáo dục, tạo việc làm… vì sự phát triển lấy người dân làm trung tâm, “không để ai bị bỏ lại phía sau” Theo đó, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để phù hợp với chuẩn mực quốc tế về quyền con người Thúc đẩy cải thiện về lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm tôn trọng và thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực này Tăng cường các biện pháp, chính sách, nguồn lực nhằm bảo đảm tốt hơn nữa quyền con người trên tất cả các mặt dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội theo đúng mục tiêu Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra Trong bối cảnh đại dịch

Covid-19 vẫn đang đe dọa đến an ninh, an toàn của con người, ưu tiên cao nhất vẫn là bảo đảm quyền sống, quyền chăm sóc sức khỏe, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội cho nhóm các đối tượng dễ bị tổn thương, chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch Khi đại dịch COVID-19 được đẩy lùi, Việt Nam sẽ nỗ lực tái thiết nền kinh tế, vực lại đời sống người dân, trong đó chú trọng kế thừa, áp dụng các bài học kinh nghiệm, chính sách kinh tế vĩ mô hiệu quả từ các nước…

Bên cạnh đó, Việt Nam cam kết thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các khuyến nghị UPR chu kỳ III mà Việt Nam chấp thuận; các cam kết và nghĩa vụ theo các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên Tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các cơ chế của UNHRC Tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đẩy tiến bộ quyền con người ASEAN đã tiến cử Việt Nam vào vị trí thành viên UNHRC, do vậy chúng ta cần thường xuyên tiến hành các cuộc tham vấn với các nước, các cơ quan chuyên trách của Cộng đồng, bảo đảm lợi ích của toàn khối vừa tìm tiếng nói chung trong nhiều vấn đề quyền con người Đẩy mạnh giáo dục quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc dân Thực hiện tốt cơ chế cung cấp thông tin đối với các vụ việc nóng có liên quan đến vấn đề dân chủ, nhân quyền để người dân hiểu rõ bản chất vụ việc, không để các thế lực thù địch lợi dụng để khoét sâu tạo mâu thuẫn; đồng thời tạo điều kiện để người dân có quyền tham gia ngày càng sâu sắc vào đời sống chính trị của đất nước; phát huy quyền làm chủ, vai trò giám sát của người dân thông qua “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”.

Trong những năm gần đây, sự trỗi dậy nhân quyền của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến hệ thống nhân quyền quốc tế Những nhân tố bên trong và bên ngoài đã thúc đẩy khả năng của nước này trong việc tác động đến các chuẩn mực trong UNHCR Trung Quốc luôn tự đưa ra các định nghĩa phù hợp với mục đích của mình và tìm cách đạt được sự đồng thuận từ các nước thành viên Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, Trung Quốc đã lựa chọn tham gia chủ động hơn là duy trì thế bị động như trước kia Đồng thời, Trung Quốc đã sử dụng các chính sách của mình để kiểm soát hệ thống nhân quyền quốc tế Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có những đóng góp tích cực cho UN và UNHCR thông qua các diễn đàn quốc tế hay viện trợ cho những nước đang phát triển Là một thành viên cốt lõi của UNHCR, sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của

Trung Quốc đã khiến các nước thành viên quan ngại Sự theo đuổi lợi ích cốt lõi của Trung Quốc đã khiến tình hình nhân quyền ngày càng căng thẳng.

Về phía Việt Nam, nhờ những thành tựu to lớn trong chính sách thúc nhân quyền của Trung Quốc đã trở thành bài học kinh quý báu trong cơ chế bảo đảm thực hiện quyền con người Nhờ khả năng quan sát và không ngừng học hỏi, Việt Nam đã tận dụng những phương pháp, nguyên tắc hiệu quả để xây dựng, hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện quyền con người Qua đó, xác định đúng đắn các ưu tiên trong phát triển cơ chế thực hiện quyền con người Tuy quá trình xây dựng cơ chế vẫn chưa hoàn thiện nhưng Việt Nam luôn nỗ lực thể hiện vai trò của mình tại UNHCR và không ngừng nâng cao Hiến pháp nhằm đảm quyền con người ở Việt Nam được đảm bảo và thực hiện đầy đủ.

Ngày đăng: 10/07/2023, 14:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w