Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt.Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt.Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt.Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt.Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt.Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt.Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt.Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt.Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt.Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt.Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt.Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt.Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt.Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt.Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt.Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt.Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt.Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt.Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt.Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt.Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt.Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt
TNTN trong tiếng Anh và tiếng Việt là một di sản ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc, bởi vậy, đã từ lâu, những kết cấu ngôn ngữ đặc biệt này nhận được sự quan tâm của không ít học giả Cho đến nay, số lượng các đề tài, luận văn, luận án và bài báo khoa học về TNTN ngày càng nhiều với nhiều chiều hướng tiếp cận khác nhau Sau đây là một số khuynh hướng chính nghiên cứu về TNTN trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Một là, nghiên cứu đặc điểm của thành ngữ, tục ngữ từ góc nhìn cấu trúc - hệ thống: đặc điểm ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa.
Việc nghiên cứu TNTN trong tiếng Anh thường chú trọng đến ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa như những nghiên cứu điển hình sau:
Gibbs và cộng sự [169] và Bortfeld [122] đã phân tích nghĩa thành ngữ theo ba cách: tách nghĩa theo nghĩa đen, nghĩa bóng lẫn nghĩa đen và không thể tách được nghĩa Mieder [245] cung cấp cho người đọc những vấn đề lý luận về định nghĩa, cách phân loại, ngữ nghĩa, điển tích và hoàn cảnh sử dụng của một số tục ngữ được sử dụng rộng rãi và chỉ ra những ấn phẩm và tạp chí nghiên cứu về tục ngữ Do đó, đây là một cơ sở dữ liệu hữu ích cho luận án này.
Alqahtni [108] đã khám phá cấu trúc và bối cảnh của thành ngữ trên tờ báo Al- Riyadh của Ả Rập Xê Út để cung cấp một số khái niệm, đặc điểm, tần suất xuất hiện và các quan hệ ngữ pháp của những kết cấu này trên tờ báo Al-Riyadh Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào một tờ báo duy nhất của Ả Rập Xê Út và chưa quan tâm nhiều đến nghĩa của thành ngữ Merchant [242] chỉ ra đặc điểm cú pháp, ngữ nghĩa, giao diện từ vựng của thành ngữ, đặc biệt là thể và thì trong thành ngữ Dẫu vậy, phương pháp nghiên cứu chưa thực sự tường minh nên tính thuyết phục, độ tin cậy của các luận điểm mà tác giả đưa ra chưa cao.
Tương tự tiếng Anh, một số tác giả chú trọng nghiên cứu đặc điểm ngữ âm, cấu trúc, ngữ pháp, cú pháp, ngữ nghĩa, từ vựng của TNTN tiếng Việt Tiêu biểu cho đường hướng này là một số tác giả sau đây: Các tác giả Bùi Khắc Việt [93], Nguyễn Công Đức [14], Hoàng Văn Hành [24], Nguyễn Văn Hòa
[33], Phạm Thanh Hằng [29], Trịnh Cẩm Lan [52], Nguyễn Văn Nở [62], Trần Anh Tư [92], Hoàng Thị Yến
[100] tiếp cận thành ngữ theo hướng từ vựng, ngữ pháp học để chỉ ra đặc điểm hình thái, cấu trúc, cách tạo nghĩa, tổ hợp nghĩa, tính đa nghĩa, đơn nghĩa và nghĩa biểu trưng; phân loại thành ngữ nhận diện tín hiệu thẩm mĩ của thành ngữ Việt, góp phần thu hẹp khoảng trống nghiên cứu về đề tài này.
Tựu trung lại, theo những nguồn tài liệu mà tác giả tiếp cận được, TNTN trong tiếng Anh và tiếng Việt được nghiên cứu khá nhiều Tuy nhiên, TNTN trong tiếng Anh được tiếp cận theo hướng ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa chủ yếu vẫn lẫn với đối chiếu giữa các ngôn ngữ.
Hai là, nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ trong sử dụng và dịch thuật Nghiên cứu TNTN trong sử dụng cũng nhận được sự chú ý của một số tác giả, chủ yếu là các nghiên cứu trong tiếng Anh:
TNTN trong tiếng Anh là đối tượng nghiên cứu của nhiều học giả trong lĩnh vực giáo học pháp và dịch thuật Do vậy, đây là một đường hướng nghiên cứu khá rõ nét với một số tác giả sau đây:
Manzoora và Kiran [237], Meryem [243], Muna và Mahadi [249], Ali và Al- Rushaidi [106], Salamah
[278], Abdullah và cộng sự [101] nhận diện những khó khăn mà sinh viên thường gặp; gợi ý một số chiến lược như loại bỏ, dịch sát nghĩa, diễn giải và sử dụng thành ngữ có hình thức và nghĩa tương đồng khi dịch thành ngữ tiếng Anh sang tiếng mẹ đẻ của nhiều quốc gia khác nhau.
Một số tác giả nghiên cứu thành ngữ trong dịch thuật truyền thống Guo [175] nhận diện sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa trong dịch TNTN từ tiếng Anh sang tiếng Trung Quốc Fotovatniaa và Goudarzib [159] quan tâm đến ba khả năng phân tích nghĩa: bình thường, bất thường và không thể phân tích nghĩa của thành ngữ khi dịch thành ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Ba Tư Othman [266] quan tâm đến cấp độ vĩ mô và vi mô trong dịch tục ngữ tiếng Ả Rập sang tiếng Anh Lagodenko [216] chỉ ra mối quan hệ giữa nghĩa của thành ngữ và văn hóa; nhấn mạnh những rào cản ngôn ngữ và văn hóa trong dịch thuật liên quan đến thành ngữ Rasul [269] áp dụng những chiến lược dịch của Baker trong dịch thành ngữ ở nhiều ngôn ngữ như tiếng Ả Rập, Pháp, Iran,
Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ.
Nguyễn Thị Thu Hà [18] và Ngô Thị Thu Hương [43] tìm ra đặc điểm, các giá trị biểu đạt, tính sáng tạo trong sử dụng chúng trong báo chí; phân tích những giá trị riêng của những biến thể thành ngữ; phê phán những hạt sạn trong quá trình thành ngữ hóa những cụm từ mang tính thành ngữ trong ngôn ngữ báo chí trong tiếng Việt.
Như vậy, hướng nghiên cứu sử dụng và dịch TNTN, đặc biệt là thành ngữ tiếng Anh với các ngôn ngữ khác dựa trên nền tảng của so sánh đối chiếu nhận được sự quan tâm của nhiều học giả hơn so với tiếng Việt.
Ba là nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận Gần đây, dư địa nghiên cứu TNTN theo hướng ngôn ngữ học tri nhận ngày càng được nhiều học giả khai phá Ngoài một số nghiên cứu TNTN từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận được tiến hành ở các thứ tiếng khác như Hán, Nhật, Hàn Quốc, có thể kể đến một số đề tài trong tiếng Anh và tiếng Việt sau:
Kửvecses and Szabcú [208], Ortony và cộng sự [265] đó chỉ ra rằng phần lớn nghĩa của thành ngữ, dựa trên quan niệm hoán dụ, ẩn dụ và trong tri nhận thành ngữ: miền nguồn quyết định nghĩa của miền đích Tương tự, Langlotz [222] phân tích thành ngữ trên cả bình diện cấu trúc, cú pháp, ngữ nghĩa, biến thể từ ngôn ngữ học tâm lý đến ngôn ngữ học tri nhận; chỉ ra những điểm mạnh và yếu của từng quan điểm; chứng minh bằng lập luận, phản biện những vấn đề tranh cãi xung quanh định nghĩa, cấu trúc, ngữ nghĩa của thành ngữ một cách thỏa đáng; chỉ ra các biến thể ngữ pháp, từ vựng của những thành ngữ chỉ “thành công, tiến bộ và thất bại”.
[166] đã lý giải khá chi tiết về cấu trúc, ngữ nghĩa của thành ngữ mang nghĩa “nóng giận” xét trên bình diện của ngôn ngữ học tri nhận [218].
Trần Thế Phi [65] chỉ ra những điểm dị biệt và tương đồng giữa thành ngữ biểu thị bốn loại cảm xúc trong tiếng Việt và tiếng Anh thông qua năm miền nguồn Ngô Tuyết Phượng [68] sử dụng ngôn ngữ học để luận giải bản chất của các mô hình ẩn dụ ý niệm tri nhận trên nguồn ngữ liệu là TNTN tiếng Việt trong đời sống hàng ngày, các trải nghiệm cơ chế sinh học, tâm lý, phản xạ và văn hóa xã hội trên lược đồ ánh xạ của hai miền không gian nguồn và đích của phạm trù cuộc đời, con người, giàu nghèo và sông nước.
Cơ sở lý thuyết của luận án
1.2.1 Quan niệm về thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt
1.2.1.1 Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt a Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Anh
Thành ngữ trong tiếng Anh được cắt nghĩa theo các hướng nghiên cứu sau:
(1) Quan niệm thành ngữ theo hướng cấu trúc-ngữ nghĩa Fernando và Flavell [153], McCarthy và
O'Dell [240], Hurtford và Heasley [189], Makkai [234], Seidl và McMordie [286], Cacciari và Tabossi [127], Richards và Schmidt [273], Crystal [142] là những tác giả điển hình của đường hướng này Theo đó, thành ngữ là một cụm từ cố định về cấu trúc; chỉ có một nghĩa ẩn dụ và gián tiếp duy nhất, không mang nghĩa được hình thành từ nghĩa của các từ riêng lẻ của nó Ví dụ như “kick the bucket” (chết), được cấu thành từ một động từ và một cụm danh từ Thông thường, kết cấu này không được sử dụng ở dang thức khác như bị động “The bucket was kicked by John” hoặc không được mở rộng thêm như “John kicked the big/plastic bucket”.
Trường hợp: "break a leg" là một cụm động từ cố định, bao gồm một động từ “break” và một cụm danh từ
“a leg”, không mang nghĩa của hai kết cấu này cộng lại "gãy chân" mà mang nét nghĩa “chúc may mắn”.Một số tác giả khác lại quan niệm rằng thành ngữ là cụm từ gồm nhiều từ và nghĩa của chúng mang phong cách riêng; tuy nhiên, vẫn có khả năng suy diễn được nghĩa của nó nhờ có các quy tắc xác định nghĩa thông thường và mối liên hệ giữa nghĩa đen và nghĩa bóng; thậm chí còn nhờ vào mối tương quan giữa hình ảnh quy ước và từ nguyên học [189; 242; 140; 286; 285; 168] như ở trường hợp “add fuel to the flames", xét về mặt cấu trúc, đây là một cụm động từ; xét về mặt nghĩa, kết cấu này có nghĩa gốc là “thêm nhiên liệu/dầu vào lửa”: thêm dầu vào lửa thì lửa sẽ cháy mạnh hơn Vì vậy, thành ngữ này diễn đạt một hành động khiến cho mức độ căng thẳng hoặc xung đột trong một tình huống gia tăng hoặc xấu đi Như vậy, nghĩa đen và nghĩa bóng của thành ngữ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
(2) Quan niệm về thành ngữ theo hướng ngữ dụng học Hướng nghiên cứu này chủ yếu dựa trên cơ sở của sự linh hoạt hơn về ngữ dụng vì có sự kết hợp đặc biệt giữa hình thức và nghĩa của các thành phần tạo nên nó Cấu trúc của thành ngữ là cụm từ hoặc bán mệnh đề, từ ghép và cụm động từ Tuy vậy, trong hội thoại hàng ngày, thành ngữ không mang nghĩa được ghi trong từ điển do có đặc điểm hình thức, ngữ nghĩa, ngữ dụng, xã hội học riêng trong từng ngôn cảnh Đặc biệt, đường hướng này quan tâm nhiều đến yếu tố thì thể của ngữ pháp trong thành ngữ Do đó, có sự linh hoạt về cấu trúc và ngữ nghĩa thay vì quan niệm bất biến mà các nhà nghiên cứu theo khuynh hướng cấu trúc - ngữ nghĩa chỉ ra Những tác giả điển hình nhận diện thành ngữ theo khuynh hướng này có thể kể đến như Strassler [296], Fernando [152], Sinclair [289], Cacciari and Glucksberg [126], Moon [248] và Langlotz [222] Ví dụ thành ngữ là "get/got up on the right side of the bed" (mát tính, vui vẻ) được phát sinh từ: "get/got up on the wrong side of the bed" (khó ở, cáu giận), tùy thuộc vào từng ngôn cảnh [126, tr.10].
(3) Quan niệm về thành ngữ theo hướng ngôn ngữ học tâm lý Quan niệm này coi thành ngữ như một chuỗi từ đơn nhất, phi thành phần được nhận diện thông qua cách truy xuất bộ nhớ trực tiếp nghĩa của chúng thay vì xử lý ngôn ngữ và từ các mô hình tra cứu trực tiếp và thành phần Theo đó, thành ngữ được xử lý theo nghĩa đen trước và nếu nghĩa đen đó không phù hợp với ngữ cảnh, nghĩa bóng của nó sẽ được kích hoạt [126; 120; 168; 284] Ví dụ như nghĩa của thành ngữ "spill the beans" và biến thể của nó “spill a single bean” trong câu: "He didn't spill a single/the bean for fear of being accused of working as a mole" không được lưu trữ sẵn trong bộ nhớ, do đó việc nhận diện biến thể của nó cần đến quá trình xử lý tư duy phức tạp để kết nối nghĩa đen “làm đổ hạt đậu” trong câu Do vậy, nghĩa bóng của thành ngữ này: “không tiết lộ bí mật” được kích hoạt trong ngữ cảnh của cả câu.
(4) Quan niệm về thành ngữ theo hướng ngôn ngữ học tri nhận Quan niệm này dựa trên nguyên tắc phân tách nghĩa Nayak and Gibbs [255]; Gibbs [168]; Cacciari and Glucksberg [126]; Cacciari [125]; Nunberg và cộng sự [263]; Lakoff and Kửvecses
[218] cho rằng thành ngữ được hiểu dựa trên nguyên tắc tương ứng 1-1 giữa hình thức và mối quan hệ có tính hệ thống giữa giá trị ngữ nghĩa của toàn bộ thành ngữ và các bộ phận cấu thành Thành ngữ được hiểu theo từng diễn ngôn do hình ảnh quy ước của thành ngữ và sự hiểu biết của con người đối với thành ngữ có được là nhờ nghĩa tượng hình của nó thông qua miền quen thuộc hay còn gọi là miền nguồn và một miền ít quen thuộc hơn mang tính trừu tượng hay còn gọi là miền đích Ví dụ kết cấu “spill the beans” (tiết lộ bí mật) được dựa trên ẩn dụ ý niệm của “vật chứa hạt đậu” có kích thước bằng một cái hũ đựng mù tạt nhỏ giống cái đầu người Khi đựng hạt đậu vào đó thì khả năng bị vương vãi khắp nơi là rất cao Do đó, những chi tiết này được truyền tải thông qua hình ảnh ý niệm liên quan đến thực tế, thay vì nghĩa của từng từ riêng lẻ nhờ có miền nguồn ý niệm và mối liên hệ với miền đích; đó là: các hạt đậu tương ứng với thông tin; vật chứa tương ứng với cái đầu [218, tr.450] nên nghĩa của thành ngữ này được hiểu là "tiết lộ một bí mật" [218, tr.446-453].
(5) Quan niệm về thành ngữ theo hướng ngôn ngữ học-văn hóa Regina [270], Regina và cộng sự
[271], Teliya và cộng sự [301] cho rằng thành ngữ là kết quả của sự biến hóa trong nhận thức và sử dụng ngôn ngữ của mỗi con người trong từng ngôn cảnh giao tiếp để phù hợp với các quy ước văn hóa Từ đó, người sử dụng ngôn ngữ có thể suy nghĩ, giao tiếp và sinh tồn trong nền văn hóa đó Ví dụ như Newcastle là một thành phố ở miền Bắc Anh, nơi được biết đến với trữ lượng than phong phú và ngành công nghiệp khai thác than nên việc chở than đến đây là một việc làm vô nghĩa Vì vậy, thành ngữ "carry coals to Newcastle" (Chở củi về rừng) được sử dụng để diễn tả một việc làm không cần thiết, vô ích.
Như vậy, thành ngữ trong tiếng Anh được tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau, từ ngôn ngữ học cấu trúc đến hậu cấu trúc. b Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt
Thành ngữ trong tiếng Việt được nhận diện từ một số góc độ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn hóa.
(1) Quan niệm thành ngữ theo hướng ngôn ngữ học cấu trúc-từ vựng-ngữ nghĩa Các tác giả nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt theo hướng này gồm Nguyễn Như Ý và cộng sự [99], Cù Đình Tú [90], Nguyễn Thái Hòa [31]), Đỗ Hữu Châu [3], Nguyễn Đức Dân [5], Mai Ngọc Chừ và cộng sự [4], Nguyễn Công Đức
[14], Bùi Khắc Việt [95], … Theo đó, thành ngữ được coi là một đơn vị thuộc từ vựng của ngôn ngữ không có ngữ điệu cố định; là một đơn vị tương đương với cụm từ; là một cụm từ cố định, có cấu trúc chặt chẽ; có nghĩa hoàn chỉnh và biểu trưng, không mang nghĩa được diễn giải từ nghĩa của các thành tố trong cụm từ đó.
Ví dụ thành ngữ "Múa rìu qua mắt thợ" là một cụm động từ cố định, không có ngữ điệu cố định, thể hiện sự thông minh, khôn ngoan và sự tinh ranh trong việc đánh lừa người khác.
(2) Quan niệm về thành ngữ theo hướng ngôn ngữ học-văn hóa Các tác giả theo đường hướng này nhận định rằng thành ngữ tiếng Việt là một kiểu tổ hợp từ mang tính cố định, có cấu trúc ổn định và hoàn chỉnh đồng được sử dụng trong giao tiếp thường nhật, mang đậm nét nghĩa biểu trưng về văn hóa dân tộc được xây dựng trên cơ sở một hình tượng nhất định, hình ảnh cụ thể, tùy theo đặc thù của mỗi quốc gia và được coi là một đơn vị ngôn ngữ-văn hóa, là kho tàng lưu giữ những lớp trầm tích văn hoá - dân tộc [14; 23; 8; 89] Ví dụ thành ngữ "Vạn sự như ý" biểu hiện mong muốn mọi việc đều thành công và suôn sẻ, có sự kết hợp của từ
"vạn" và "ý" để tạo ra một cụm từ có ý nghĩa biểu trưng: "Vạn" có nghĩa là "rất nhiều" hoặc "vô số", trong khi "ý" có nghĩa là "ý muốn" hoặc "mong muốn" trong văn hóa Việt Nam.
Có thể nhận định rằng thành ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt được định nghĩa theo nhiều đường hướng khác nhau và ngày càng được nhận diện tường minh hơn, đa diện hơn.
1.2.1.2 Quan niệm về tục ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt
Tục ngữ tiếng Anh và tiếng Việt được coi là những di sản văn hóa của mỗi dân tộc và nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu tiếng Anh và tiếng Việt ở một số đường hướng sau: a Quan niệm về tục ngữ trong tiếng Anh
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ CÓ THÀNH TỐ CHỈ CON SỐ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT54 2.1 Đối chiếu về số lượng và tần suất xuất hiện của các con số với tư cách là thành tố giữa tiếng Anh và tiếng Việt
Số lượng và tần suất xuất hiện của các con số với tư cách là thành tố trong thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh
2.1.1.1 Sự phân bố của thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh
Sự phân bố của TNTNTTCCS trong tiếng Anh được ghi nhận ở biều đồ 1 sau:
Biểu đồ 1 Sự phân bố của TNTNTTCCS trong tiếng Anh
Biểu đồ 1 chỉ ra rằng TNTNTTCCS trong tiếng Anh chiếm một số lượng đáng kể trong TNTN. Trong tổng số 2729 thành ngữ và 829 TNTTCCS thu thập được, 2504/2729 và 439/829 là những kết quả thống kê được từ TNTN có một thành tố chỉ con số, đứng đầu biểu đồ 1 Vị trí thứ hai thuộc về hai thành tố chỉ con số với 215/2729 và 321/829 kết cấu Thành ngữ có 3 thành tố chỉ con số chiếm số lượng không đáng kể: chỉ có 10 kết cấu như “ a bad quarter of an hour” Đối với tục ngữ, có sự xuất hiện của 6 thành tố như “ A dry March, a wet April and a cool May may fill the barn and cellar” với 4/829 kết cấu; 7 và 9 thàng tố chỉ xuất hiện 1 lần duy nhất: “Annual income twenty pounds, annual expenditure nineteen nineteen and six, result happiness; annual income twenty pounds, annual expenditure twenty pounds ought and six, result misery” và “ A swarm in May is worth a load of hay; a swarm in June is worth a silver spoon but a swarm in July is not worth a fly” Số lượng của 3, 4 thành tố chỉ con số cũng không nhiều, chỉ ở mức 43 và
20 như “ A fool may ask more questions in an hour than a wise man can answer in seven years”.
Như vậy, sự phân bố của TNTNTTCCS trong tiếng Anh khá chênh lệch, nghiêng hẳn về 1 và 2 thành tố như được trình bày ở biểu đồ 1.
2.1.1.2 Số lượng và tần suất xuất hiện của các con số trong thành ngữ, tục ngữ có các con số với tư cách là thành tố trong tiếng Anh
Bảng 1 Số lượng và tần suất xuất hiện của các con số tư cách là thành tố trong TNTNTTCCS trong tiếng Anh
Tỷ lệ phần trăm theo tổng tần suất xuất hiện của thành tố chỉ con số
Tỷ lệ phần trăm theo tổng số thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số Thành ngữ
Tục ngữ Thành ngữ Tục ngữ
Bảng 1 cho thấy một bức tranh toàn cảnh về số lượng và tần suất xuất hiện của các con số với tư cách là thành tố trong TNTNTTCCS tiếng Anh Tổng tần suất xuất hiện của các thành tố chỉ con số cao hơn rất nhiều so với số TNTN thu thập được: 2961/2729 và 1315/829 (tương đương với 108,32% và 158,56%) Điều này chứng tỏ rằng tần suất xuất hiện của thành tố chỉ con số trong cùng một TNTNTTCCS khá cao và tần suất xuất hiện của chúng của tục ngữ cao hơn thành ngữ.
Thực vậy, trong tổng số 29 thành tố biểu thị con số, biên độ phổ của con số ở thành ngữ rộng hơn tục ngữ: 29 so với 21 Điểm nổi bật ở bảng này đó là có sự chênh lệch rất lớn về mức độ tham gia của các thành tố chỉ con số ở cả TNTN Vị trí đầu bảng luôn thuộc về thành tố chỉ con số 1, chiếm lần lượt là 88,07 và 95,52% ở thành ngữ; 85,77 và 136,06% ở tục ngữ Điều này chứng tỏ rằng, có sự hiện diện của thành tố chỉ con số 1 ở hầu hết TNTNTTCCS cũng như có sự lặp lại ở những kết cấu mà chúng tham gia Các vị trí được xếp hạng từ thứ 2 đến 6 của cả TNTN thuộc về các thành tố chỉ con số 2, 1/2, 3, 4, 5 với tần suất xuất hiện lần lượt là 159 và 66; 52 và 24; 20 và 19; 16 và 10; 15 và 10 Từ vị trí thứ 7 đến 30, có sự chênh lệch khá lớn giữa tần suất xuất hiện và khả năng tham gia của các con số này vào TNTN Tuy nhiên, mức độ tham gia của chúng là rất thấp, chỉ từ 1 đến 10 lần xuất hiện so với tổng chung là 2961 và 1315 con số.
Biểu đồ 2 Tần suất xuất hiện và khả năng tham gia của con số 1 với tư cách là thành tố trong TNTNTTCCS trong tiếng Anh
Kết quả khảo sát ở biểu đồ 2 chỉ ra rằng trong số 2729 thành ngữ và 829 TNTTCCS trong tiếng Anh thu thập được, có 2607 và 1128 kết cấu có thành tố biểu thị 1, đứng ở vị trí đầu tiên Con số diễn đạt nghĩa
“một” gồm “one”, “1”, “once”, “only”, “a/an”, “the other/another”, “first”, “each”, “alone” và “every”, trong đó, “a/an” chiếm tỷ lệ cao nhất khi số lần xuất hiện của nó lên đến 2257 và 851, “one” xếp vị trí thứ hai với 192 và 114 kết cấu, số còn lại dao động từ 01 đến 48, chiếm tỷ lệ không cao Đặc biệt là, có sự xuất hiện của con số 1 ở kết cấu thành ngữ chỉ có chữ số “101”, một chữ số và 1 chữ cái “A1” và đối với từ “Spring” chỉ xuất hiện ở tục ngữ như “It is not Spring until you can plant your foot upon twelve daisies”, … như được trình bày trong biểu đồ trên.
Kết quả khảo sát ở biểu đồ 3 chỉ ra rằng trong số 2729 thành ngữ và 829 tục ngữ có các con số với tư cách là thành tố trong tiếng Anh thu thập được, có 159 và 66 kết cấu có thành tố chỉ con số 2 và đều đứng ở vị trí thứ hai Từ diễn đạt nghĩa “hai” trong tiếng Anh gồm “two”, “second”, “twice”, “double”, “Monday”, “both”, “couple” và “February”, trong đó, thành tố “two” chiếm tỷ lệ cao nhất khi số lần tham gia vào các kết cấu này lên đến 79 và 42,
“second” của thành ngữ và “twice” của tục ngữ xếp vị trí thứ hai với 30 và 16 kết cấu, số còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể, chỉ dao động từ 1 đến 20 như “cut both ways”, “double Dutch”, “second wind”, “think twice”, “Two is better than one”, Tuy nhiên, sự xuất hiện của “Monday” và “February” trong TNTN ở mức thấp nhất, chỉ ở 2 và 1 lần như “Monday's child is fair of face”, …
Biểu đồ 3 Tần suất xuất hiện và khả năng tham gia của con số 2 với tư cách là thành tố trong TNTNTTCCS trong tiếng Anh
So với 1 và 2, thành tố chỉ con số 3 với tư cách là thành tố trong TNTN trong tiếng Anh có tần suất xuất hiện thấp hơn (20 và 19 lần) và kết cấu mang nghĩa “ba” chỉ có bốn từ diễn đạt: “March”, “three”, “third” và
“triple”, trong đó, “three” xuất hiện 13 và 10 lần, các thành tố chỉ con số “ba” còn lại có số lần xuất hiện rất khiêm tốn, chỉ từ 1 đến 5 như “a third party”, “On the first of March, the crows begin to search”, “Bad things come in threes”, … ở biểu đồ 4 sau đây:
Biểu đồ 4 Tần suất xuất hiện và khả năng tham gia của con số 3 với tư cách là thành tố trong TNTNTTCCS trong tiếng Anh
Theo kết quả thống kê của biểu đồ 5, các thành tố chỉ các con số 1/2, 4, 5, 6, 7, 9, 11 xuất hiện với số lượng khiểm tốn và khả năng tham gia của chúng vào TNTN cũng không cao, ngoại trừ trường hợp 1/2
“halves/half” với 52 và 24 lần xuất hiện như “by halves”, “A danger foreseen is half avoided”, … Những kết cấu này chủ yếu xuất hiện ở số đếm và số thứ tự trong thành ngữ: “four/fourth”, “five/fifth”,
“seven/seventh”, “six/sixth”, số thứ tự và tên các tháng trong năm ở tục ngữ: “April/ four”, “May/five”,
“June/six” và “July/seven”, “September/ nine” như “take the fifth”, “the fourth estate”, “the seven year itch”,
“A dry March, a wet April and a cool May may fill the barn and cellar”, “the whole nine yards”, …
Biểu đồ 5 Tần suất xuất hiện và khả năng tham gia của các con số 1/2, 4, 5, 6, 7, 9, 11 với tư cách là thành tố trong TNTNTTCCS trong tiếng Anh
Biểu đồ 6 Tần suất xuất hiện và khả năng tham gia của các con số có 1 thành tố chỉ con số với tư cách là thành tố trong TNTNTTCCS trong tiếng Anh
Nếu so sánh với các con số có nhiều thành tố chỉ con số tham gia vào TNTN trong tiếng Anh, các con số chỉ tồn tại ở một dạng thành tố xuất hiện với tần suất rất thấp mặc dù con số 20 đứng ở vị trí cao nhất ở tục ngữ (10 lần) và con số 12 đứng ở đầu bảng của thành ngữ (8 lần) Tổng của 11 từ chỉ con số trong tục ngữ chỉ ở mức 31 và tổng của 20 trong thành ngữ cũng chỉ đạt 61, chủ yếu ở các kết cấu như: “catch-22”, “by the thousand”, “the sixty-four thousand dollar question”, “A volunteer is worth twenty pressed men”, “ten-foot pole”, … Như vậy, tính trung bình tần suất xuất hiện của mỗi con số ở dạng này ở tục ngữ và thành ngữ chỉ lần lượt là 2 và 3 lần như biểu đồ 6 trên đây.
Có thể đi đến kết luận rằng có sự chênh lệch rất lớn về tần suất xuất hiện và khả năng tham gia của 29 thành tố chỉ con số trong TNTN tiếng Anh Con số càng cao thì tần suất xuất hiện và khả năng tham gia của chúng vào TNTN càng thấp ngoại trừ con số 12 và 20.
Số lượng và tần suất xuất hiện của các con số với tư cách là thành tố trong thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Việt
2.1.2.1 Số lượng và tần suất xuất hiện của các con số với tư cách là thành tố trong thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Việt
Sự phân bố của TNTNCTTCCS trong tiếng Việt được chỉ ra ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 7 Sự phân bố của TNTNCTTCCS trong tiếng Việt
Theo kết quả thống kê ở biểu đồ 7, trong tổng số 525 thành ngữ và 641 tục ngữ tiếng Việt có thành tố chỉ con số thu thập được, số lượng hai thành tố chỉ con số tham gia vào TNTN tiếng Việt có có tần suất xuất hiện cao nhất, chiếm 297/525 và 372/641 kết cấu Vị trí thứ hai thuộc về 1 thành tố với lần lượt là 212 và 190 kết cấu 3 và 4 thành tố chỉ con số tham gia vào cả thành ngữ và tục ngữ với tần suất thấp, lần lượt là 11; 5 và 49; 27 Đặc biệt là 5 và 6 thành tố chỉ xuất hiện trong tục ngữ nhưng với số lượng rất khiêm tốn, chỉ 2 và 1 kết cấu như trường hợp “Lúa tháng Năm trông trăng rằm tháng Tám, lúa tháng Mười trông mùng tám tháng
Tư” Tuy nhiên, so với tiếng Anh, sự phân bố của TNTNCTTCCS trong tiếng Việt có biên độ hẹp hơn, chỉ từ 1 đến 6, còn tiếng Anh có sự xuất hiện của 9 thành tố như được trình bày ở biểu đồ 7 trên đây.
2.1.2.2 Số lượng và tần suất xuất hiện của các con số với tư cách là thành tố trong thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Việt
Số lượng và tần suất xuất hiện và khả năng tham gia của các con số với tư cách là thành tố trongTNTNTTCCS trong tiếng Việt được nhận diện ở bảng 2 sau đây:
Bảng 2 Số lượng và tần suất xuất hiện của các con số với tư cách là thành tố trong TNTNTTCCS trong tiếng Việt
Tỷ lệ phần trăm theo tổng tần suất xuất hiện của thành tố chỉ con số
Tỷ lệ phần trăm theo tổng số thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số Thành ngữ
Tục ngữ Thành ngữ Tục ngữ Thành ngữ
Bảng 2 cung cấp một bức tranh khá đầy đủ về số lượng và tần suất xuất hiện của các thành tố chỉ con số xuất hiện trong TNTNTTCCS trong tiếng Việt Trong tổng số 525 thành ngữ và 641 tục ngữ thu thập được, tần suất xuất hiện của các thành tố chỉ con số với tư cách là thành tố cao hơn rất nhiều so với tiếng Anh: 849/525 và 1141/641 (161,24% và 178,17% so với 108,32% và 158,56%), Điều này chứng minh rằng tần suất xuất hiện của TNTNTTCCS trong tiếng Việt cao hơn tiếng Anh rất nhiều cho dù số lượng thấp hơn Tuy nhiên, điểm tương đồng giữa TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt đó là con số 1 vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất: 21,85 và 40,41%, tương đương với 35,4% và 71,91% trong tổng tần suất xuất hiện của con số này. Kết quả thống kê ở bảng 2 cũng cho thấy con số tham gia vào TNTNTTCCS trong tiếng Việt trải dài từ các con số dưới 10 đến vạn, với biên độ rộng hơn so với tiếng Anh: 32 Vs 29 và 29 Vs 21 Bên cạnh đó, có sự chênh lệch rất đáng kể về tần suất xuất hiện và mức độ tham gia của các thành tố chỉ con số trongTNTNTTCCS trong tiếng Việt, đặc biệt là giữa các con số dưới và trên 10 Tuy vậy, tỷ lệ tham gia của số 3 (22,7% và 27,14%) cao hơn số 2 (12,6% và 20,28%) Hơn nữa, bội số của
10 ghi nhận tần suất xuất hiện cao: 10 (52 và 88), 100 (72 và 5), 1000 (52 và 18),
Tựu trung lại, thành tố chỉ con số xuất hiện trong cả TNTN trong tiếng Anh và tiếng Việt; tuy nhiên, khả năng tham gia của chúng trong các kết cấu tiếng Việt cao hơn so với tiếng Anh cho dù số lượng thu thập được thấp hơn nhiều.
Biểu đồ 8 Tần suất xuất hiện và khả năng tham gia của thành tố chỉ con số 1 với tư cách là thành tố trong TNTNTTCCS trong tiếng Việt
Theo kết quả khảo sát ở biểu đồ 8, trong số 525 thành ngữ và 641 tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Việt thu thập được, có 186 và 461 kết cấu có thành tố chỉ con số 1, xếp ở vị trí nhất bảng Thành tố diễn đạt nghĩa “một” trong tiếng Việt gồm 13 từ “một”, “nhất”, “mốt”, “đơn”, “độc”, “từng”, “Giêng”,
“cùng”, “mỗi”, “nhứt”, “chỉ”, “đầu” và “đồng” Trong số đó, thành tố “một” chiếm tỷ lệ cao nhất với 120 và 315 lần xuất hiện như “Nói gióng một”, “Ăn một mâm, nằm một chiếu”; “nhất” xếp vị trí thứ hai với 39 và 94 lần như “Nhất hô bách ứng”, “Nhất con trai, hai tiến sĩ”, số còn lại dao động từ 1 đến 16, chiếm tỷ lệ không cao như “Khôn độc không bằng ngốc đàn” Đặc biệt là, số lượng thành tố chỉ con số 1 trong tục ngữ tiếng Việt gấp đôi thành ngữ So với tiếng Anh, số lượng thành tố mang nghĩa “một” trong TNTN tiếng Việt nhiều hơn như được mô tả ở biểu đồ dưới 8
Biểu đồ 9 Tần suất xuất hiện và khả năng tham gia của thành tố chỉ con số 2 với tư cách là thành tố trong TNTNTTCCS trong tiếng Việt
Kết quả khảo sát ở biểu đồ 9 chỉ ra rằng trong số 525 thành ngữ và 641 tục ngữ tiếng Việt có thành tố chỉ con số thu thập được, có 130 và 66 kết cấu có thành tố biểu thị 2, xếp thứ ba trong bảng xếp hạng, trong khi đó con số này chiếm vị trí thứ hai trong tiếng Anh Thành tố diễn đạt nghĩa “hai” gồm 8 từ “hai”, “nhì”,
“đôi”, “nhị”, “kép”, “lưỡng”, “song” và “cặp” Trong số đó, “hai” chiếm tỷ lệ cao nhất, đều trên dưới 50% (59/130 và 35/66) như “Dao hai lưỡi “Nhì” của thành ngữ và “đôi” của tục ngữ đứng vị trí thứ hai, với số lần tham gia lần lượt là 56 và 18 như “Nhất vợ nhì trời”, “Như đũa có đôi” Số còn lại chỉ góp một số lượng khiêm tốn, dao động từ 1 đến 8 Như vậy, đối với TNTN tiếng Việt, số lượng thành tố chỉ con số 2 ngang bằng nhưng thứ tự xếp hạng ở tiếng Việt thấp hơn tiếng Anh.
Biểu đồ 10 cho thấy số lượng và khả năng tham gia của các con số có hai và ba thành tố mang nghĩa con số trong TNTNTTCCS trong tiếng Việt đều cao hơn tiếng Anh Điển hình là, những từ thuần Việt mang nghĩa con số cao hơn nhiều so với từ Hán-Việt ở tất cả các kết cấu; cụ thể là “ba, tam”: 103, 16 và 155, 19;
“năm, ngũ”: 42, 6; “sáu, lục”: 5, 2 và 11, 1; “bảy, thất”: 57, 4 và 36, 1; “tám, bát”: 6, 4; “chín, cửu”: 27,
2 và 38, 2; “mười hai, thập nhị”: 3, 1 và “chạp, thập nhị”: 4, 1; “ba mươi sáu, tam thập lục”: 2, 1; “bảy mươi, thất thập”: 2, 1; “trăm, bách”: 52, 20; “ngàn /nghìn, thiên”: 33,
19 và 3, 2; “bốn, tư, tứ”: 5, 14, 15 và 7, 11,10; “mười, chục, thập”: 43, 1, 8 và 81, 2, 5 như trong các trường hợp
“Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”, “Bầu tháng chín, bí tháng mười”, “Bảy mươi học bảy mốt”, “Ngắn quan hai, dài quan tám”, “Giết một con cò, cứu trăm con tép”, “Bốn bề phong thủy”, “Tứ thời bát tiết”, “Thiên sơn vạn thủy”, …
Biểu đồ 10 Tần suất xuất hiện và khả năng tham gia của các con số có 2 hoặc 3 thành tố chỉ con số với tư cách là thành tố trong TNTNTTCCS trong tiếng Việt
Hơn nữa, con số 2 nhường chỗ con số 3 trong TNTNTTCCS tiếng Việt với tần suất xuất hiện và mức độ tham gia chỉ đứng sau số 1 (119/525 và 174/641) cho dù chỉ có hai từ mang nghĩa 3: “ba” và “tam” Ví dụ minh chứng cho luận điểm này có thể được tìm thấy ở các kết cấu như: “Giàu đâu ba họ, khó đâu ba đời”,
Sự tương đồng và khác biệt về số lượng và tần suất xuất hiện của các con số với tư cách là thành tố trong thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số tiếng Anh và tiếng Việt
là thành tố trong thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số tiếng Anh và tiếng Việt
Với kết quả thống kê thu được từ TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt xét trên bình diện của số lương và tần suất xuất hiện, khả năng tham gia của các con số vào các kết cấu này, có thể nhận diện một số điểm tương đồng và dị biệt như sau:
2.1.3.1 Những điểm tương đồng về số lượng và tần suất xuất hiện của các con số với tư cách là thành tố trong thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số tiếng Anh và tiếng Việt
- Xét về mặt số lượng các con số xuất hiện trong cả TNTNTTCCS tiếng Anh và tiếng Việt đều ở mức khá cao, có độ phổ rộng từ 21 đến 29 trong tiếng Anh và 29 đến 32 trong tiếng Việt.
- 1 đến 3 thành tố chỉ con số tham gia vào cùng một kết cấu TNTN cao hơn rất nhiều so với các con số lớn hơn 3.
- Tỷ lệ tham gia của con số 1 ở cả tiếng Anh và Việt đều cao nhất và thứ tự thường giảm dần theo tỷ lệ nghịch với thứ tự con số.
- Các con số có nhiều thành tố mang nghĩa con số như 1, 2, 3, 1/2 có tần suất xuất hiện và khả năng tham gia vào TNTN cao.
2.1.3.2 Những điểm dị biệt về số lượng và tần suất xuất hiện của các con số với tư cách là thành tố trong thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số tiếng Anh và tiếng Việt
Các thành tố chỉ con số với tư cách là thành tố trong TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt có một số điểm dị biệt nổi bật sau:
- Điểm khác biệt dễ nhận diện nhất đó là sự phân bố của các thành tố chỉ con số trong THNTTCCS trong tiếng Anh có phổ hẹp hơn chỉ xuất hiện một, hai, ba thành tố chỉ con số Ngược lại, trong THNTTCCS tiếng Việt có bốn thành tố chỉ con số Đối với TNTTCCS, có sự xuất hiện của nhiều thành tố chỉ con số, biên độ dao động lớn hơn tiếng Việt khi có một đến chín thành tố tham gia (ngoại trừ năm và tám) vào cùng một kết cấu; trái lại, trong các kết cấu tiếng Việt có sáu thành tố xuất hiện So với hướng đồ thị theo chiều giảm của tiếng Anh, sự phân bố của
THNTTCCS trong tiếng Việt chứng kiến sự đi lên từ một thành tố, đạt đỉnh ở hai thành tố và sau đó giảm xuống ở mức thấp nhất ở sáu thành tố.
- Sự hiện diện của vị trí xếp hạng của con số 3 trong tiếng Anh nhường chỗ cho con số 2 ở tiếng Việt.
- So với tiếng Anh, tiếng Việt có tỷ lệ phần trăm theo tổng tần suất xuất hiện và tỷ lệ phần trăm theo theo tổng số TNTNTTCCS đều cao hơn (161,24% và 178,17% so với 108,32% và 158,56%).
- Trong tiếng Anh, các thành tố chỉ con số từ 1 đến 10 cao hơn rất nhiều so với các con số lớn hơn 10, ngoại trừ con số 20 ở tục ngữ Trái lại, trong tiếng Việt, các thành tố chỉ con số từ 1 đến 10, các bội số của 10 như trăm, nghìn và vạn có tần suất xuất hiện cao và khoảng cách chênh lệch giữa các thành tố thấp hơn ở tiếng Anh.
Tóm lại, tiếng Anh và tiếng Việt có bốn điểm điểm tương đồng và bốn điểm dị biệt quan trọng về tần suất số lượng xuất hiện và khả năng tham gia của các thành tố chỉ con số vào THNTTCCS.
Đối chiếu khả năng kết hợp của các thành tố trong thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số giữa tiếng Anh và tiếng Việt
số giữa tiếng Anh và tiếng Việt
2.2.1 Khả năng kết hợp của các thành tố trong thành ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt
2.2.1.1 Khả năng kết hợp của các thành tố trong thành ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh
Khả năng kết hợp của các thành tố trong THNTTCCS trong tiếng Anh được nhận diện như sau: Biểu đồ 12 chỉ ra rằng THNTTCCS trong tiếng Anh được cấu thành từ một con số duy nhất hoặc một con số và một chữ cái như: “101, A1” cho đến những kết cấu có sự kết hợp giữa thành tố chỉ con số với 15 nhóm chủ đề sau đây.
Biểu đồ 12 Khả năng kết hợp của các thành tố trong THNTTCCS trong tiếng Anh
Từ chỉ hoạt động có tỷ lệ xuất hiện cao nhất trong tổng số 15 kiểu kết hợp của THNTTCCS tiếng Anh
(1183 lần xuất hiện) Thông thường, từ chỉ hoạt động như “run, scratch, ring, put, pull, play, tear, talk, turn, shake, work, plough, …” đi kèm với từ chỉ con số và một danh từ hoặc cụm danh từ như “talk nineteen to the dozen”, “turn a half circle”, “go for a Burton”, “go halves”, “plough a lonely furrow”, Điểm đặc trưng tiếp theo của kiểu kết hợp của các thành tố trong THNTTCCS là sự hiện diện của động từ được chia theo dạng phân từ một, phân từ hai, phân từ quá khứ, thậm chí cả động từ nguyên dạng đi kèm với một danh từ hoặc cụm danh từ mặc dù số lượng của các dạng kết hợp này khá khiêm tốn (36/2729 kết cấu) Những trường hợp này được tìm thấy ở các ví dụ: “a go-by”, “a catch-22 situation” (nguyên dạng),
“keep turning up like a bad penny” (nguyên dạng, phân từ một), “wouldn't say boo to a goose” (trợ động từ khuyết thiếu, nguyên dạng), “seen one, seen them all” (phân từ hai), “have your bread buttered on both sides” (bị động), a has-been (đầy đủ hoàn thành) và “have swallowed a dictionary” (đầy đủ hoàn thành), Từ những ví dụ trên cho thấy rằng những kết cấu này có sự hiện diện của nhiều dạng thức của động từ và nhiều thành tố chỉ con số, trong đó con số 1 chiếm tỷ lệ cao nhất.
Khả năng kết hợp thứ hai của các thành tố trong THNTTCCS trong tiếng Anh đó là từ chỉ người trong đó cơ thể người, nghề nghiệp, chức vụ, địa vị và tên người xuất hiện lần lượt là 324, 163 và 40 lần Sự hiện diện của 324 từ thuộc nhóm này thường là “face, eye, blood, thumb, skin, head, mind, leg, heart, nose, hair, hand, foot/feet, fingers, mouth, …” trong “do an about-face”, “one-legged”, “not bat an eyelid”, “have a thick skin”, “an iron hand in a velvet glove”, “by a hair”, …; thậm chí cả hai từ chỉ bộ phận cơ thể người xuất hiện cùng một kết cấu như “cost an arm and a leg”, “an eye for an eye”, … Những minh chứng này cho thấy THNTTCCS trong tiếng Anh có sự hiện diện của ít nhất một từ chỉ bộ phận cơ thể người kết hợp với nhiều thành tố chỉ con số, trong đó con số 1 chiếm tỷ lệ cao nhất.
Thành tố chỉ nghề nghiệp, chức vụ, địa vị xuất hiện 163 lần và từ chỉ yếu tố tâm linh tham gia với số lượng khá khiêm tốn (10) nhưng lại kết hợp với nhau tạo nên một điểm nhấn đặc trưng của sự kết hợp của các thành tố trong THNTTCCS trong tiếng Anh bởi những kết cấu này thường có sự xuất hiện của các động từ trong cụm động từ hoặc danh từ trong cụm danh từ đi kèm với từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ, quan hệ gia đình và xã hội, lực lượng siêu nhiên, tên thánh, thần như “master, prayer, boy, lord, thief, musketeer, man, women, earner, critic, knight, king, widow, sandboy, baker, butcher, jury, ghost, God, heaven, …” trong “an armchair critic”, “a ghost at the feast”, “a knight in shining armour”, “a nice little earner”, “every mother's son”, “live like a lord”, “second cousin”, “like a thief in the night”, “three musketeers”, “a king’s ransom”, “serve two masters”, “a baker's dozen”, “a tin God”, … Tuy nhiên, từ “man” hoặc “men” có tỷ lệ xuất hiện cao nhất và tham gia vào nhiều cấu trúc cùng với các thành tố chỉ người khác như “a man's man”, “be twice the man or woman”, “a wise man of Gotham”; “twelve good men and true”, “see a man about a dog”, “as one man”,
…, tạo nên sự đa dạng về kết hợp của THNTTCCS.
Từ chỉ tên riêng chỉ người mang tính điển hình, tên quốc tịch, tên kinh thánh, thánh, thần, các vị anh hùng cũng được tìm thấy trong THNTTCCS trong tiếng Anh mặc dù số lần xuất hiện của chúng khá khiêm tốn (40 lần) Những từ chỉ tên riêng như “Jekyll, Hyde, Tom, Dick, Hop, Benjamin, Aladdin, Jack, Harry, Job,
…”; tên điển hình như: tên rửa tội “Thomas”, công tử “Jack”, anh hùng “Hercules”, tông đồ của chúa Giê-su
“Judas”, nữ Thần “Achilles”, Thần “Cerberus”, Kinh thánh “Bibles”, tên quốc tịch “Roman, Dutch” cũng xuất hiện trong các cụm danh từ như “A Jekyll and Hyde”, “a Job's comforter, “a Roman holiday”, “a Judas kiss”, “double Dutch”, “an Aladdin's cave”, “a sop to Cerberus”, “a Roland for an Oliver”, “a
Pandora's box”, “an Indian single file”, “Joe-Six pack”, “Jack-a dandy”, “a doubting Thomas”, “a labour of Hercules”, … Dạng kết cấu có sự xuất hiện của tên người, tên quốc tịch, tên điển hình cùng với thành tố chỉ con số 1 trong các cụm danh từ.
Từ chỉ động vật đứng vị trí thứ ba, với 309 lần xuất hiện, và phạm vi trải dài từ côn trùng đến các loài động vật hoang dã Trong số đó, tên của các loài thuộc họ chim, gia cầm, gia súc và gặm nhấm như “bug, termite, beaver, flea, worm, grass- hoper, goose, bird, cock, jaybird, lark, pet, peacock, pigeon, crow, nightingale, hen, sheep, pig, cow, donkey, ass, mule, mackerel, eel, dog, cat, wolf, hare, mouse, rat, fox, fish, tiger, bull, butterfly, Jack Rice, …” được tìm thấy ở những kết cấu như “shoot at a pigeon and kill crow”,
“play a cat and mouse game”, “proud as a peacock”, “see a man about a dog”, “slippery as an eel”, “a one- horse race”, “naked as a jaybird”, “talk the hind leg off a donkey”, “for a coon's age”, “break a butterfly on a wheel”, “busy as a beaver”, “a roll Jack Rice couldn't jump over”, … Hơn nữa, các bộ phận cơ thể của động vật như “horn, eye, ivory, clothing, tail, hide, ears, egg, leg, feet, feather, …” cũng được đưa vào những kết cấu này, tạo nên sự đa dạng về kết hợp của thành ngữ tiếng Anh có thành tố chỉ con số như “have a hide like rhinoceros”, “have a wolf by the ears”, “a worm's-eye view”, “a wolf in sheep's clothing”, … Như vậy,
THNTTCCS trong tiếng Anh có sự hiện diện của nhiều loài động vật và bộ phận cơ thể động vật kết hợp với nhiều thành tố chỉ con số, trong đó con số 1 chiếm tỷ lệ cao nhất.
Từ chỉ công cụ, nguyên vật liệu, phương tiện, chiếm một tỷ trọng đáng kể trong kiểu kết hợp của THNTTCCS trong tiếng Anh Với 269 lần xuất hiện, kiểu kết cấu này đứng ở vị trí thứ tư trong biểu đồ 12; có sự đa dạng về chủ đề, từ các vật dụng quen thuộc hàng ngày như “teacup, needle, rod, blanket, knife, spoon, stick, haystack, handsaw, spade, glove, axe, ” đến các công cụ chuyên dụng như “gun, oar, wheel, whip, pistol, sword, …” và các nguyên liệu như “iron, velvet, china, brass, stone, butter, pebble, straw, salt, silver, coin, …” trong “a straw in the wind”, “a smoking gun”, “straight as an arrow”, “run a tight ship”, “a new broom”, “like a dose of salts”, “a two-edged sword”, Thậm chí, có sự xuất hiện của hai công cụ hoặc một công cụ và một nguyên vật liệu trong cùng một kết cấu: “take a sledge hammer to crack a nut”, “put all one's eggs in one basket”, “a needle in a haystack”, “know a hawk from a handsaw”, “like a knife through butter”, “an iron hand in a velvet glove”, … Với dạng kết hợp này, chủ yếu tồn tại ở cụm động từ hoặc cụm danh từ trong đó có từ chỉ công cụ, nguyên vật liệu kết hợp với thành tố chỉ con số.
Yếu tố chỉ thời gian cũng có tần suất xuất hiện khá cao, với 185 lần trong THNTTCCS trong tiếng Anh Có sự hiện diện của nhiều cách diễn đạt các đơn vị chỉ thời gian như giây: “a split second”, khoảng khắc: “every once in a while”, chốc/lát: “the work of a few moments”, nháy mắt: “forty winks”, phút:
“famous for fifteen minutes”, giờ: “for two mortal hours”, ngày: “one fine day”, đêm: “a night owl”, nửa đêm: “one minute to midnight”, tên các ngày trong tuần: “nine ways to Sunday”, kỳ nghỉ: “a Roman holiday”, tháng: “a month of Sundays”, tên tháng: “as mad as a March”, năm: “the seven year itch”, bây giờ: “every now and again”, tuổi: “for a coon's age”, cuộc đời: “within an inch of your life”, Ngoài ra, những trạng từ chỉ tần suất như một lần: “once in a blue moon”, hai lần: “look twice at every penny”, hàng ngày: “as a daily grind”, … cũng được tìm thấy ở dạng cấu trúc này Bởi vậy, từ chỉ thời gian kết hợp với từ chỉ con số làm giàu cho cấu tạo của THNTTCCS trong tiếng Anh.
Hơn nữa, THNTTCCS trong tiếng Anh còn được tạo thành từ thành tố chỉ đơn vị đo lường, với 148 lần xuất hiện Dạng kết hợp này thường có sự xuất hiện của từ chỉ con số và chỉ số lượng như “mile, yard, inch, piece, slice, bed, bag, barrel, frame, pinch, mess, bit, bowl, chapter, glutton, gleam, grain, pair, window, vote,
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ CÓ THÀNH TỐ CHỈ CON SỐ GIỮA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT …
Đối chiếu nghĩa đen của thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số giữa tiếng Anh và tiếng Việt
3.1.1 Nghĩa đen của thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số tiếng Anh
Trước hết, nghĩa đen của các con số trong TNTNTTCCS chủ yếu được nhận diện thông qua ý nghĩa của của các thành tố chỉ con số; đặc biệt là số 1/4, 1/2, một, hai hoặc chục, tá, trăm, nghìn và chủ yếu xuất hiện trong các kết cấu đóng vai trò là những cụm danh từ, giới từ và trạng từ trong thành ngữ và câu đơn, câu ghép có số thứ tự của tục ngữ Thực vậy, trong thành ngữ tiếng Anh, 546 con số trong tổng số 2960 lần xuất hiện của
2729 kết cấu thành ngữ được nhận diện có nghĩa gốc đúng như con số thực của nó như “sixth sense” (giác quan thứ sáu), “once or twice” (một hoặc hai lần), “a blank cheque” (một tấm séc trắng), “a black spot” (một đốm đen), “a slice of life” (một mảnh đời), “fifty-fifty” (50-50), “one jump ahead” (đi trước một bước), “one by one” (lần lượt từng người một) “count to ten” (đếm đến 10), … Theo đó, nghĩa đen của con số chủ yếu xuất hiện trong các kết cấu có con số nhỏ hơn 10 trong THNTTCCS tiếng Anh.
Tương tự, 321 thành tố chỉ con số trong tổng số 1315 lần xuất hiện của từ chỉ con số trong TNTTCCS tiếng Anh mang nghĩa đen như trong các trường hợp “One man, one vote” (Mỗi người một lá phiếu),
“Saying and doing are two things” (Nói không đi đôi với làm), “There are two sides of a coin” (Đồng tiền có hai mặt của nó), “You are only young once” (Tuổi thanh xuân chỉ có một lần), “Third time is the charm” (Quá tam ba bận), … Như vậy, các thành tố chỉ con số trong TNTNTTCCS Anh thường mang nghĩa chuyển Tuy nhiên, nếu chỉ nhận diện nghĩa đen của các từ chỉ con số, đặc biệt là các con số dưới 10 trong TNTNTTCCS trong tiếng Anh thì chúng có tần suất xuất hiện đáng kể.
Hơn nữa, nghĩa đen cũng được phát hiện ở 38 từ chỉ tên các tháng trong năm của TNTTCCS trong tiếng Anh như “A dry March, a wet April and a cool May may fill the barn and cellar" (Tháng ba khô ráo, tháng tư có mưa và tháng năm mát mẻ nghĩa là sẽ có một vụ mùa bội thu), “A swarm in May is worth a load of hay; a swarm in June is worth a silver spoon but a swarm in
July is not worth a fly” (Càng về cuối năm, ong sẽ càng khó có cơ hội lấy phấn hoa), “If in February there be no rain, it is neither good for hay nor grain” (Nếu trong tháng hai không có mưa, mùa màng sẽ thất bát), … Tóm lại, mặc dù số lượng không nhiều nhưng từ chỉ con số mang nghĩa đen cũng được tìm thấy ở tên các tháng trong TNTTCCS trong tiếng Anh.
3.1.2 Nghĩa đen trong thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số tiếng Việt
Tương tự tiếng Anh, nghĩa đen của TNTNTTCCS trong tiếng Việt hầu như xuất hiện rất ít, chủ yếu được nhận diện thông qua một số kết cấu Hán-Việt, liệt kê và so sánh như “Thập nhị sứ quân”, “Tru di tam tộc”, “Tối như đêm ba mươi”, “Giống nhau như hai giọt nước”, “Vuông như bánh chưng tám góc”, “Tứ đại đồng đường”, …
Nghĩa đen của TNTTCCS trong tiếng Việt được nhận diện qua 187 từ chỉ con số mang tính liệt kê từ thấp đến cao như: “Nhất dáng, nhì da”, “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, “Hai mươi mốt Lê Lai, hai mươi hai Lê Lợi, hai mươi ba giỗ mụ hàng đầu”, “Nhất thì, nhì thục”, “Nhất thân, nhì thế, tam ngân, tứ chế”, … Hơn nữa, nghĩa đen còn xuất hiện 121 lần ở tên các tháng trong năm trong TNTTCCS trong tiếng
Việt như “Tháng tám mưa trai, tháng hai mưa thóc”, “Tháng giêng thiếu mất khoai, tháng hai thiếu mất đỗ”,
“Tháng năm cá mòi, tháng mười cá nục”, “Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão”, “Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt”, “Tháng mười sấm rạp, tháng chạp sấm động”, “Tháng chín mưa rơi, tháng mười mưa mạ”, … Theo đó, các từ chỉ con số trong TNTNTTCCS vẫn có thể mang nghĩa gốc; tuy nhiên, số lượng nghĩa này không nhiều.
3.1.3 Sự tương đồng và khác biệt về nghĩa đen của thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số giữa tiếng Anh và tiếng Việt
Nếu nhận diện những điểm tương đồng và dị biệt của TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt thông qua nghĩa đen, có thể đi đến một số nhận định sau:
Xét trên bình diện tương đồng, cả TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có sự hiện diện của các từ chỉ con số mang nghĩa đen nhờ tên chỉ các tháng trong năm và số thứ tự thường được phản ánh thông qua các cụm danh từ có con số từ 1 đến 10 trong thành ngữ, số thứ tự và các cấu trúc mang nghĩa con số thực trong tục ngữ tiếng Anh và các cấu trúc Hán-Việt, số thứ tự trong tiếng Việt.
Tuy nhiên, TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt có một số điểm khác biệt về nghĩa đen sau:
- Tần suất xuất hiện của từ chỉ con số mang nghĩa đen trong tiếng Anh cao hơn tiếng Việt khi có 546/2960 trong thành ngữ và 321/1315 trong tục ngữ Ngược lại, trong tiếng Việt, chỉ có 76/851 từ xuất hiện chủ yếu xuất hiện ở các kết cấu Hán-Việt và so sánh trong thành ngữ, có 187/1141 từ chỉ con số trong tục ngữ mang nghĩa đen.
- Trong tục ngữ tiếng Việt, có sự hiện diện của từ chỉ số thứ tự, mang tính liệt kê của nghĩa đen về con số; trái lại, hiện tượng này ít xuất hiện trong tiếng Anh.
- Nghĩa đen liên quan đến tên các tháng trong năm trong tiếng Việt được phát hiện nhiều hơn so với tiếng Anh.
Như vậy, từ chỉ con số mang nghĩa đen trong TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt có hai điểm tương đồng và ba điểm dị biệt.
Đối chiếu nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số giữa tiếng
Nghĩa biểu trưng của TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt được thể hiện qua hai lần chuyển nghĩa: lần một là hình thức cải số ở các từ chỉ con số của hoán dụ và lần hai là ẩn dụ.
3.2.1 Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh
3.2.1.1 Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh thông qua phương thức cải số
Dựa trên kết quả khảo sát ngữ liệu, có thể nhận thấy rằng TNTNTTCCS chủ yếu có sự chuyển nghĩa thông qua phương thức cải số; đó là lấy “ít” chỉ “nhiều” và lấy “nhiều” chỉ “ít” Đây chính là một đặc trưng quan trọng của TNTNTTCCS làm cho chúng vừa có tính cụ thể, chi tiết vừa có tính khái quát, trừu tượng cao bởi vì nếu tất cả các con số được hiểu theo số nhiều và số ít phiếm chỉ thì sự quy chiếu của chúng cho sự vật,hiện tượng sẽ không được xác định Hơn nữa, những từ chỉ con số trong THNTTCCS thường có tính chính xác cao, phạm vi tri nhận hẹp Do vậy, có 118/2729 kết cấu mang nghĩa “nhiều”, 141/2729 kết cấu mang nghĩa “ít” và 17 từ mang nghĩa số thực như “nhiều”: “a widow’s cruse” (nguồn cung vô tận), “eat like a horse” (ăn như rồng cuốn), “a square meal” (một bữa ăn thịnh soạn), “dime a dozen” (đầy rẫy), “the whole nine yards” (mọi thứ),
“one and all” (tất cả), “nine times out of ten” (chín phần mười); “ít”: “eat like a bird” (ăn như mèo), “not one iota” (rất ít), “for two cents” (một khoản ít ỏi), “famous for fifteen minutes” (một phút một phút huy hoàng rồi chợt tắt), “once in a blue moon” (rất hiếm), … Đối với tục ngữ tiếng Anh có thành tố chỉ con số, nghĩa phiếm chỉ “nhiều”, “ít” xuất hiện 113 lần, chủ yếu trong các kết cấu so sánh hoặc so sánh ngầm Nếu con số thứ nhất được so sánh với con số thứ hai ở dạng so sánh hơn hoặc bằng, con số mang nghĩa “ít” thường phiếm chỉ thành “nhiều” Ngược lại, nếu có sự hiện diện của từ chỉ so sánh, con số thứ nhất thường mang nghĩa “ít” và con số được so sánh thường mang nghĩa
“nhiều” Tất cả các con số được sử dụng trong kết cấu so sánh hơn nhất đều mang nghĩa “nhiều” Hơn nữa, ở các kết cấu có hai con số trong kết cấu so sánh ngầm hoặc có giới từ đi kèm, thường được cải số từ nghĩa “ít” sang “nhiều” và ngược lại Minh chứng cho luận điểm này được tìm thấy trong các trường hợp “nhiều” chuyển thành “ít” như: “In times of prosperity friends will be plenty, in times of adversity not one in twenty" (Giàu sang nhiều kẻ tới nhà, khó khăn nên nỗi ruột rà xa nhau), “Fish and guests smell after three days” (Đêm nằm năm ở), …; “ít” chuyển thành “nhiều”: “Better an egg today than a hen tomorrow” (Thà rằng được sẻ trên tay còn hơn được hứa trên mây hạc vàng), “Only 22-the world is your oyster” (Chim trời cá nước, ai được thì ăn), “One picture is worth ten thousand words” (Một tấm gương bằng cả trăm bài tuyên truyền), “A miss is as good as a mile” (Sai một ly đi một dặm), …
Nhìn chung, so với tổng số thành ngữ, tục ngữ thu thập được, những con số mang nghĩa phiếm chỉ cải số từ “ít” sang “nhiều” hoặc từ “nhiều” thành “ít” tham gia vào trong TNTNTTCCS được thể hiện khá rõ nét.
3.2.1.2 Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh thông qua phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ
Sau đây là những nét nghĩa biểu trưng về văn hóa được phản ánh trong TNTN TTCCS trong tiếng Anh thông qua phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ.
(1) TNTNTTCCS trong tiếng Anh phản ánh việc đề cao chủ nghĩa cá nhân trong văn hóa Anh-Mỹ.
Chủ nghĩa cá nhân trong nghiên cứu này được cắt nghĩa theo nhiều chiều cạnh như khẳng định cái tôi cá nhân, mô tả vẻ bề ngoài và ca ngợi những đức tính tốt đẹp của từng cá nhân trong xã hội; lột tả những mặt tiêu cực, thói hư tật xấu của con người; ca ngợi những thành quả lao động; nhận diện, lên án, chỉ trích những đức tính xấu, sự thất bại và chỉ ra những khó khăn thử thách mà con người phải đối mặt; diễn tả ba trạng thái tâm trạng của con người trước ngoại cảnh như sau:
- TNTNTTCCS phản ánh cái tôi trong văn hóa Anh-Mỹ.
Văn hóa Anh-Mỹ luôn đề cao chủ nghĩa cá nhân vì cái tôi được đặt lên hàng đầu và đại từ nhân xưng
“I” luôn được viết hoa Bởi vậy, việc xây dựng hình ảnh của cá nhân luôn được đề cao, coi trọng: “Number one/take care of number one” (Bản thân mình là số một) hay “Rely on yourself is an old proverb” (Tự lực cánh sinh) Cái tôi còn được thể hiện rõ nét ở 438 thành ngữ, 47 tục ngữ tiếng Anh có thành tố chỉ con số; đặc biệt là kết cấu cụm danh từ chỉ người ở nhiều kiểu tính cách và vẻ bề ngoài như “a turn coat” (kẻ phản bội), “a spanner in the works” (kì đà cản mũi), “a sacred cow” (thần tượng), “a man’s man” (soái ca), “a knight in shining armour” (Bạch mã hoàng tử), “a hung jury” (bồi thẩm đoàn), “a doubting Thomas” (người đa nghi như Tào Tháo), “a big cheese” (người có tầm ảnh hưởng), “a-and a half” (người đặc biệt), “a bag of nerves” (một người hèn nhát), “fifth column” (một người thừa), “a rolling stone” (một người nay đây mai đó), “a cold fish” (một người bàng quan), “Among the blind the one-eyed man is king” (Thằng chột làm vua xứ mù), “A new broom sweeps clean” (Tân quan tân chính sách), “A thief knows a thief as a wolf knows a wolf” (Kẻ cắp bà già gặp nhau), … Như vậy, THNTTCCS trong tiếng Anh thường có sự hiện diện của con số 1 và cũng mang nghĩa “một” ở các kết cấu chỉ các kiểu người bởi trong văn hóa Anh-Mỹ, con số 1 vừa là đơn vị nhỏ nhất vừa là đơn vị lớn nhất - vũ trụ, là số tự nhiên đứng sau 0 và trước 2, đại diện cho một thực thể duy nhất, tượng trưng cho Thượng đế hoặc vũ trụ, đại diện cho ba ngôi, là nguồn gốc của tất cả các con số vì tổng của các số 1 [197; 316; 198] Bởi vậy, con số 1 cũng góp phần tạo nên việc phản ánh cái tôi trong văn hóa Anh-Mỹ.Bên cạnh những danh từ chỉ người, 87 thành ngữ mang đặc trưng mô tả vẻ bề ngoài, từ dáng vẻ đến phong cách ăn mặc Đặc điểm điển hình của THNTTCCS miêu tả vẻ bề ngoài của người thường có sự xuất hiện của nhiều từ chỉ con số khác nhau; tuy nhiên, nghĩa của chúng hầu như không liên quan đến con số: “be dressed up to the nines” (ăn diện),
“as thin as a rake” (gầy tong teo), “as blind as a bat” (mù dở), “a spare tyre” (mỡ quanh bụng), “a short back and sides” (tóc xoăn), “a flash Harry” (ăn mặc lòe loẹt), “like two peas in the pot” (giống nhau như hai giọt nước), “as smooth as a baby's bottom” (da nhẵn như da em bé), “cut a fine figure” (ngoại hình đẹp), “a bag of bones” (gầy dơ xương), “daily dozen” (tươi như hoa),
… TNTTCCS không thực sự mang nghĩa mô tả bề ngoài mà chỉ mượn cách diễn tả bề ngoài để nói đến tính cách con người như “Beauty is only skin deep” (Tốt gỗ hơn tốt nước sơn), “Clothes does not make a man” (Manh áo không làm nên thầy tu), “Judge a man by his work” (Xem việc biết người), “Know a hawk from a handsaw” (Phân biệt trắng đen), “Many a good cow has a bad calf” (Mẹ công con cú), …
So với vẻ bề ngoài, những đức tính tốt của con người được khắc họa rõ nét hơn trong 379 thành ngữ và
47 TNTTCCS Những phẩm chất đạo đức tốt được mô tả, ca ngợi trong THNTTCCS bao gồm “thông minh, tốt bụng, trách nhiệm, ngoan ngoãn, hào phóng, dũng cảm, có uy tín, năng động, biết quan tâm, sắc sảo, hiểu biết, tỉnh táo, giỏi giang, nhanh nhẹn, kiên định, hào phóng, khiêm tốn, tin cậy, …” được thể hiện qua những kết cấu như “big of one” (hào phóng), “as gentle as a lamb” (hiền như bụt), “a man about town” (người đa tài), “a live wire” (người năng động), “with both barrels” (chăm chỉ), “go one better” (vượt trội), “a woman of easy virtue” (người nhanh nhẹn), “have a lot on the ball” (khéo léo), “have a good name” (có danh tiếng), “as stiff as a board” (vững như bàn thạch), … Đặc biệt là, kết cấu mang nghĩa “thông minh, tài giỏi, thông thạo, nhanh nhẹn, hiểu biết, …” thường được sử dụng với cụm động từ “have + a/an + danh từ/cụm danh từ có từ chỉ bộ phận cơ thể” như: “have a silver tongue” (có tài hùng biện), “have a green thumb” (có tài), “have a quick tongue” (lém lỉnh), “have a ready wit” (nhanh trí), “have a long head” (nhìn xa trông rộng),
“have a good nose for” (sành về), … Đối với các kết cấu tục ngữ, những phẩm chất tốt đẹp cũng được phát hiện trong các ví dụ như: “He knows how many beans make five” (thông minh), “A black hen lays a white egg” (Khẩu xà tâm phật), “Never do things by halves” (Toàn tâm toàn ý), “A good name is better than riches” (Tốt danh còn hơn lành áo), “A good face is a letter of recommendation” (Nhân hiền tại mạo), … Từ những ví dụ điển hình trên, có thể đi đến kết luận rằng TNTNTTCCS diễn tả, ca ngợi những đức tính tốt của con người trong văn hóa Anh-Mỹ.
TNTNTTCCS còn được sử dụng để lên án, chỉ trích những thói hư, tật xấu của con người trong văn hóa Anh-Mỹ Điều này được nhận diện rõ nét ở 483 thành ngữ và 187 TNTTCCS Tuy vậy, so với những phẩm chất tốt, những tính xấu lại được phản ánh rõ nét hơn rất nhiều do người Anh-Mỹ thường mượn cái xấu để răn dạy, lên án, chỉ trích những thói hư tật xấu của con người nhằm hoàn thiện bản thân Những thói hư tật xấu được phản ánh trong TNTNTTCCS tiếng Anh bao gồm “bảo thủ, ích kỷ, ngu ngốc, đớn hèn, bội tín, giả dối, ba hoa khoác loác, sống hai mặt, bù nhìn, tham lam, lười biếng, thọc gậy bánh xe, phản bội, học đòi, lãng phí, trơ trẽn, lố bịch, định kiến, phân biệt, kích động, liều lĩnh, lén lút, cục cằn, cứng đầu, …” trong các kết cấu như: “cross as a bear” (cục cằn), “cock a snook” (khinh ra mặt), “cling like a leech” (bám dai như đỉa),
“catch a Tartar” (khó tính), “be as stubborn as a mule” (cứng đầu), “be a law unto yourself” (bất chấp pháp luật), “have a big mouth” (ba hoa chích chòe), “have a thick skin” (mặt dày), “double cross” (phản bội),
“have a short temper” (dễ nổi giận), “have a thick head” (đần độn), “have an itching palm” (tham lam),
“two-faced” (hai mặt), “do a number on” (lọc lừa), “a snake in the grass” (khẩu phật tâm xà), “a whited sepulchre” (kẻ đạo đức giả), “He who is born a fool is never cured” (Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời), “A bad workman quarrels with his tools” (Vụng múa chê đất lệch), “A fair face may hide a foul heart” (Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm”, “There is no fool like an old fool” (Già còn chơi trống bổi), “There is one born every minute” (Ngu như bò đội nón), … Như vậy, TNTNTTCCS mang nghĩa chỉ trích, lên án thói hư, tật xấu của con người trong văn hóa Anh-Mỹ thường huy động từ chỉ con số 1 và 2; tuy vậy, những con số này hiếm khi mang nghĩa số mà chỉ góp phần phản ánh những đức tính xấu của con người.
- TNTNTTCCS phản ánh trạng thái tình cảm của con người trong văn hóa Anh-Mỹ.
TNTNTTCCS phản ánh nhiều kiểu trạng thái tình cảm của con người từ giận hờn đến vui sướng tột độ Bức tranh trạng thái tình cảm được thể hiện rõ nhất trong TNTNTTCCS trong tiếng Anh theo ba chiều hướng chính: tích cực, trung tính và tiêu cực.
+ Xét về trạng thái tiêu cực, TNTNTTCCS mang nhiều nét nghĩa của sắc thái tình cảm khác nhau như
Tiểu kết chương 3
Chương này phân tích và chứng minh những điểm tương đồng và dị biệt về nghĩa biểu trưng trong TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt được biểu hiện theo nghĩa đen; chuyển nghĩa hoán dụ và ẩn dụ với một số kết luận sau:
- TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có sự hiện diện của các từ chỉ con số mang nghĩa đen thông qua tên tháng trong năm, số thứ tự và những thành tố chỉ con số khác Tuy nhiên, TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt khác nhau trên hai bình diện: tần suất xuất hiện của từ chỉ con số và từ chỉ số thứ tự.
- Hình thức cải số trong hoán dụ của TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt đều tạo nên hiện tượng chuyển nghĩa lấy “ít” diễn đạt “nhiều” hoặc lấy “nhiều” chỉ “ít” ở các con số làm cho chúng vừa có tính cụ thể, chi tiết, vừa có tính khái quát, trừu tượng cao Tuy nhiên, TNTNTTCCS trong tiếng Việt có tần suất cải số cao hơn và phạm vi tri nhận của các con số rộng hơn trong tiếng Anh.
- TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có sự hiện diện của nhiều con số, trong đó con số từ
1 đến 10, đặc biệt là từ 1 đến 3 đều có nhiều nét nghĩa biểu trưng, thậm chí có sự tồn tại của các cặp nghĩa đối lập trong cùng một con số Tuy vậy, các nét nghĩa biểu trưng của các con số 5, 7, 8, 9, 10 và bội số của 10 được phát hiện trong TNTNTTCCS tiếng Việt đa dạng hơn trong tiếng Anh; ngược lại, các con số 1/2, 1, 2, 3, 6 trong TNTNTTCCS tiếng Anh lại mang nhiều ý nghĩa hơn so với tiếng Việt.
- TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt chứng kiến mười đặc trưng văn hóa, trong đó có sự trùng hợp ở 8 nét nghĩa; đều hướng con người đến chuẩn mực đạo đức; có sự giao thoa giữa các nét nghĩa như nguyên lý hai mặt của một vấn đề; sự vận hành của mặt thời gian; yếu tố tinh thần, tâm linh trong TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt Tuy nhiên, mức độ phản ánh của những nét nghĩa này không giống nhau; trong đó các kiểu, trạng thái say rượu và tên riêng và biểu tượng đặc trưng của văn hóa Phương Tây chỉ tồn tại trong TNTNTTCCS tiếng Anh; ngược lại, triết lý Á Đông chỉ xuất hiện trong TNTNTTCCS trong tiếng Việt.
Như vậy, nghĩa biểu trưng của TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt được tích tụ qua hai lần chuyển nghĩa: lần một là theo phương thức hoán dụ, lần hai là theo phương thức ẩn dụ Hai tầng nghĩa này hòa quyện với nhau tạo thành nghĩa biểu trưng mang tính riêng biệt của mỗi dân tộc Những kết luận này đã giúp tác giả trả lời câu hỏi nghiên cứu số 3 và 4.