Giải pháp hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ trong thu hồi đất thực hiện các dự án trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đến năm năm 2030.. Cũng như các địa phương kh
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN CỦA ĐỀ ÁN
Cơ sở pháp lý thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất
sẽ bị ảnh hưởng rất lớn
1.1.5.3 Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân
Phổ biến và hướng dẫn liên tục cho các cơ sở kinh doanh về việc thực hiện các văn bản pháp luật để đảm bảo lợi ích, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động bồi thường, hỗ trợ trong thu hồi đất thực hiện một cách hiệu quả
Thường xuyên theo dõi, rà soát các văn bản pháp luật mới, trong đó bao gồm cả những quy định vừa được ban hành, sửa đổi, bổ sung hay các văn bản chỉ đạo từ Chính phủ và các bộ, ngành liên quan Sau khi xem xét, sẽ trình UBND cấp huyện để ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính xác và kịp thời.
1.1.5.4 Vai trò, năng lực của chính quyền địa phương và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác giải phóng mặt bằng
Vai trò, năng lực của chính quyền địa phương và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng Vì chính quyền địa phương nơi có dự án là cơ quan quản lý trực tiếp về đất đai nên có thể hiểu rõ về tình hình kinh tế - xã hội, đặc điểm đời sống cũng như những thói quen, phong tục, tập quán, của người dân trên địa bàn thực hiện dự án nên việc tuyên truyền, vận động về dự án và thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng tới người dân địa phương sẽ thuận tiện, dễ dàng hơn
1.2 Cơ sở pháp lý thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất
Hiện nay, đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ được xác định theo Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ; Thông tư số 37/2014/TT- BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các quyết định về đất đai của UBND tỉnh hoặc huyện nơi tiến hành dự án, cụ thể:
1.2.1 Bồi thường, giải phóng mặt bằng Điều kiện để được bồi thường về đất, tài sản trên đất
Theo Điều 75 Luật Đất đai năm 2013 quy định các điều kiện để được bồi thường về đất, tài sản trên đất cụ thể như sau:
* Đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất
Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp khi thực hiện Nghị định số 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993; Nghị định số 02/CP ngày 15 tháng 01 năm 1994; Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 1999; Nghị định số
163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ
* Đối tượng được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm Theo Điều 20 và 21 Nghị định số 47/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ các nội dung về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất quy định như sau:
- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định của Nghị định số 47/NĐ-CP ngày 15/05/2014 (Điều 20) này (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm theo quy định
- Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ mà phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm theo quy định của Luật Đất đai (Điều 21 Nghị định số 47/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ)
1.2.2 Xác định mức bồi thường, hỗ trợ
Mức bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất được quy định chi tiết trong Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/5/2014 về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
Theo Điều 75 Nghị định số 47/NĐ-CP của Chính phủ, quy định về phương án bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia bao gồm việc xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, mức bồi thường, hỗ trợ và thủ tục bồi thường, hỗ trợ.
- Họ và tên, địa chỉ của người có đất thu hồi;
- Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất thu hồi; số lượng, khối lượng, giá trị hiện có của tài sản gắn liền với đất bị thiệt hại;
- Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội;
- Số tiền bồi thường, hỗ trợ;
- Chi phí lập và tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng;
- Việc bố trí tái định cư;
- Việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư;
- Việc di dời mồ mả a Bồi thường về đất
Các quy định về bồi thường đất đai được nêu cụ thể trong Luật Đất đai năm 2013; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ.
Việc bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đực quy định tại tại Điều 76 Luật Đất Đai và Điều 3 Nghị định số 47/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ
Việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp vượt hạn mức do nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 77 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định số 47/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ Việc bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo quy định tại Khoản 3 Điều 78 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định số 47/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ
Cơ sở thực tiễn về thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất
Việc bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ quy định tại Điều 94 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 47/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ
Việc bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đối với đất được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng đã nộp tiền để được sử dụng đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 47/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ
Việc bồi thường về đất cho người đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 47/NĐ-CP.
CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ, theo đó: Khi Nhà nước thu hồi đất mà người sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP mà đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 101 và Điều 102 của Luật Đất đai, các Điều 20,
22, 23, 25, 27 và 28 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì được bồi thường về đất Trường hợp người có đất thu hồi được bồi thường bằng tiền thì số tiền bồi thường phải trừ khoản tiền nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
Việc bồi thường, hỗ trợ đối với các trường hợp thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 47/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ
1.3 Cơ sở thực tiễn về thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất
1.3.1 Kinh nghiệm của công tác bồi thường, hỗ trợ của một số địa phương
* Kinh nghiệm về công tác bồi thường, hỗ trợ trong thu hồi đất trên địa bàn huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái
Văn Yên là một huyện vùng núi phía Bắc của tỉnh Yên Bái, Toàn huyện có 94,01% diện tích là đất nông nghiệp (130.699,8 ha), 4,31% diện tích là đất phi nông nghiệp (5.993,7 ha) và 1,68% diện tích là đất chưa sử dụng (2.340,4 ha)
Các dự án thu hồi đất tại huyện Văn Yên bao gồm: Dự án xây dựng khu dân cư nông thôn mới (khu 1 và khu 2) tại thôn Tân Hoa và thôn Trái Hút, xã An Bình; Dự án xây dựng khu dân cư nông thôn mới (khu vực nút giao IC14) tại xã An Thịnh.
Theo dự án khu dân cư nông thôn mới tại cầu vượt An Bình có tổng diện tích thu hồi 5,5ha Diện tích đất bị thu hồi bao gồm 5,3ha đất hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng và 0,18ha đất do UBND xã An Bình quản lý Dự kiến có 56 tổ chức, hộ dân bị thu hồi đất, bao gồm 1 tổ chức và 50 hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi, cùng 5 hộ gia đình, cá nhân chỉ có tài sản trên đất.
Tính đến ngày 23/6/2023, đã có 2,5 ha có Quyết định thu hồi đất và Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ của UBND huyện Văn Yên cho 32 hộ gia đình, cá nhân, 1 tổ chức UBND huyện Văn Yên đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cho 32 hộ gia đình, cá nhân 1 tổ chức và phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ với số tiền hơn 7,2 tỷ đồng
Ngày 8/6/2023, UBND huyện Văn Yên đã ban hành 9 quyết định cưỡng chế thu hồi đất của 9/15 hộ chưa nhận kinh phí bồi thường Đối với Dự án xây dựng khu dân cư nông thôn mới (khu vực nút giao IC14), xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tổng diện tích đất thu hồi là 19,8 ha, tổng số tổ chức và hộ dân bị ảnh hưởng phải thu hồi đất là 240, trong đó có 2 tổ chức và 238 hộ gia đình, cá nhân Hội đồng bồi thường hỗ trợ, tái định cư huyện Văn Yên đã thực hiện kiểm kê được 238/238 hộ gia đình cá nhân và 1 tổ chức có đất và tài sản thu hồi trong đó 234 hộ đã ký biểu kiểm kê, còn 4 hộ chưa nhất trí ký biểu kiểm kê đề nghị chia tách thửa cho các con Đối chiếu với Quyết định số 525/QĐ-UBND ngày 11/4/2023 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phân công nhiệm vụ các sở, ngành, địa phương thực hiện công tác phát triển quỹ đất thu ngân sách từ nguồn sử dụng đất năm 2023 tỉnh Yên Bái, Hội đồng bồi thường hỗ trợ, tái định cư huyện Văn Yên đã thực hiện đúng kế hoạch đề ra như: lập phương án và trình UBND huyện Văn Yên phê duyệt kinh phí cho 9 hộ gia đình cá nhân cần di chuyển mộ các hộ đã nhận kinh phí và di chuyển mộ trong tháng 12/2022; đã xác minh nhân khẩu được 200/238 hộ; xác minh nguồn gốc đất được 180/238 hộ; xác nhận tỷ lệ phần trăm mất đất nông nghiệp được 125/238 hộ; chép biểu nhân khẩu được 200/238 hộ đã kiểm kê; thu thập giấy tờ được 230/238 hộ gia đình cá nhân đã kiểm kê; công khai phương án được 101/238 hộ; có 34/101 hộ công khai phương án đợt 2 đồng thuận ký phương án
Quá trình triển khai dự án và việc tiến hành các phương án đền bù, giải phóng mặt bằng tại xã An Bình, huyện Văn Yên đều đúng quy trình, đúng chính sách pháp luật, không có hiện tượng sai sót, tắc trách và có những biểu hiện tham nhũng, tiêu cực… của đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện dự án và chính quyền địa phương
Tuy vậy, bên cạnh những tồn tại, vướng mắc phải tiếp tục thực hiện như: đơn giá hỗ trợ di chuyển bầu quế chưa được phê duyệt; một số loại cây trồng trên đất lúa chưa có đơn giá hỗ trợ; 24 hộ xin chia tách thửa phân chia thừa kế của bố mẹ đã chết nhưng chưa làm thủ tục
Quá trình triển khai, phần lớn các hộ dân đều đồng tình, ủng hộ Tuy nhiên, một số ít hộ dân lại có phản ứng khá gay gắt Có mặt tại khu vực triển khai dự án, trực tiếp gặp gỡ người dân chúng tôi nhận thấy hai lý do chính mà người dân chưa đồng thuận là mức giá đền bù (được cho là thấp) và mong muốn được tái định cư tại chỗ
Dự án xây dựng khu dân cư nông thôn mới khu vực cầu vượt An Bình hiện còn 34 hộ gia đình cá nhân vướng mắc Trong đó, đối với 15 hộ chưa nhận kinh phí ngày 8/6/2023, UBND huyện Văn Yên đã ban hành 9 quyết định cưỡng chế thu hồi đất của 9/15 hộ còn 6/15 hộ chưa nhận kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư, trong đó: 1 hộ đang xem xét điều chỉnh lại phần diện tích thu hồi, do phần diện tích còn lại sau khi thu hồi đất sẽ không đủ làm công trình vệ sinh của gia đình; 1 hộ đồng ý nhận kinh phí, đang làm thủ tục ủy quyền do gia đình đang thường trú tại tỉnh Hải Dương; 1 hộ đã có quyết định phê duyệt phương án bồi thường đang hoàn thiện hồ sơ để chi trả kinh phí; 2 hộ chưa ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất do có nhà trên phần đất ở; 1 hộ chưa nhận kinh phí đợt 4, đang hoàn thiện hồ sơ cưỡng chế thu hồi đất trình Phòng Tư pháp, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện xem xét
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu đã được công bố trên các nguồn như tạp chí, sách báo, Internet ,vv liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai địa phương khác nhau Tác giả sẽ tham khảo các kinh nghiệm quản lý của các địa phương này để có thể học hỏi kinh nghiệm và vận dụng vào đề xuất giải pháp cho bài nghiên cứu của mình Dữ liệu thứ cấp gồm:
- Các Nghị định, Quyết định, Công văn và Thông tư hướng dẫn thực hiện công tác GPMB; bồi thường, hỗ trợ
- Thu thập từ các công trình nghiên cứu đã được công bố, các báo cáo, các tổng kết, hội thảo để có được số liệu về đất đai, tình hình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện xây dựng các dự án đầu tư
UBND xã thực hiện dự án GPMB dựa trên số liệu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cao Phong do các phòng ban liên quan cung cấp, như Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng ĐK đất đai huyện, Ban quản lý đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện, Phòng Tài chính.
Kế hoạch, Kinh tế & Hạ tầng
2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp bằng hệ thống các bảng câu hỏi để thu thập số liệu kết hợp với phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân để thu thập thông tin trong quá trình điều tra Cụ thể như: phỏng vấn, thảo luận, đi hiện trường để thu thập thêm thông tin;
Quy trình nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn người dân thông qua bộ câu hỏi dạng định hướng và bán định hướng Nội dung điều tra tập trung vào kết quả công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), đánh giá tác động của GPMB đến đời sống và việc làm của người dân Thu thập thông tin từ các đối tượng liên quan như cán bộ quản lý, cán bộ địa chính, cán bộ trực tiếp bồi thường, hỗ trợ tại dự án Tổng cộng có 24 cán bộ thực hiện công tác GPMB ở huyện, cán bộ ở xã, thôn liên quan (cán bộ tuyên truyền xã, bí thư thôn, trưởng thôn) cung cấp thông tin cho quá trình điều tra, nghiên cứu.
Tiêu chí lựa chọn dự án nghiên cứu: Dự án nghiên cứu được lựa chọn trên cơ sở phân tích đạt điểm tối ưu nhất mang lại kết quả nghiên cứu làm nổi rõ thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ trên địa bàn huyện Cao Phong tác động đến đời sống và việc làm của người dân để từ đó đưa ra được giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống và các giải pháp việc làm ổn định cho người bị thu hồi đất Trong số các dự án đầu tư thuộc địa bàn huyện Cao Phong Đề tài lựa chọn 02 dự án đạt được các tiêu chí sau:
- Dự án có ảnh hưởng lớn đến đời sống và việc làm của người bị thu hồi đất;
- Dự án có thời gian hoàn thành việc hỗ trợ bồi thường GPMB ít nhất từ một đến hai năm;
Về tính chất của dự án: Áp dụng theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều
62 Luật Đất đai năm 2014, thì 02 dự án này thuộc đối tượng nhà nước thu hồi đất để thực hiện đầu tư xây dựng với mục đích phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, do Nhà đầu tư trong nước thực hiện
Căn cứ các tiêu chí như đã nêu ở trên, các dự án được lựa chọn đó là: + Dự án 1: Dự án Nhà lớp học và các HMPT trường TH&THCS Tân Phong + Dự án 2: Dự án Công trình Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại xã Hợp Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình
Chọn ngẫu nhiên 120 hộ, chủ hộ đồng thời là lao động chính (50 hộ dự án
1, 70 hộ sự án 2, tại 05 thôn) trong số các hộ bị Nhà nước thu hồi đất Có diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi là chủ yếu để thực hiện dự án
Nội dung điều tra cơ bản:
- Thông tin về chủ hộ: tên, địa chỉ, tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa
- Thông tin về hộ gia đình: tổng số nhân khẩu, số lao động đang làm việc, nguồn thu nhập chính, thông tin về hoạt động kinh tế (trước và sau khi thu hồi đất).
- Các thông tin về đất, tài sản và giá bồi thường: Tổng diện tích bị thu hồi (đất nông nghiệp, phi nông nghiệp); mức bồi thường về cây cối, hoa màu, nhà ở, vật kiến trúc, các khoản hỗ trợ
2.2.3 Phương pháp tổng hợp thông tin
Xử lý số liệu là việc chuẩn hoá, chỉnh sửa số liệu thô cho phù hợp với việc phân tích và trình bày kết quả phân tích.
Hệ thống thống chỉ tiêu nghiên cứu
đó được tổng hợp lại và tính toán theo mục tiêu của đề tài
Phương pháp tổng hợp thông tin: Được tiến hành bằng phương pháp phân tổ thống kê, được sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết quả điều tra, phỏng vấn
+ Phương pháp biểu đồ và phương pháp bảng thống kê được sử dụng để tổng hợp các thông tin thu thập được, phục vụ cho việc phân tích, đánh giá
+ Công cụ được sử dụng để xử lý thông tin: Phần mềm Excel,
Phương pháp cơ bản để tổng hợp là phương pháp phân tổ các tiêu thức như đối tượng hộ dân có đất bị thu hồi, tổng diện tích thu hồi, tổng số tiến bồi thường, hỗ trợ của từng dự án, số hộ dân đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, số hộ chưa đồng thuận nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và cán bộ quản lý, cán bộ thực hiện
2.2.4 Phương pháp phân tích thông tin
Các số liệu phân tích được so sánh qua các năm, các giai đoạn để thấy được thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu Dùng để so sánh giữa lợi ích xã hội của Nhà nước và lợi ích của người dân vùng dự án để từ đó tìm ra biện pháp giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong công tác GPMB một cách hiệu quả nhất và đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ GPMB
Thống kê các tài liệu đã thu thập được về tổng diện tích, tổng số tiền bồi thường cũng như chi tiết từng loại như thế nào và mức ảnh hưởng của dự án
Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu và biểu đồ Trên cơ sở đó, tổng hợp, phân tích để rút ra những nhận xét, kết luận phù hợp với mục tiêu của đề tài
2.3 Hệ thống thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1 Các chỉ tiêu cụ thể
- Tổng số hộ và diện tích bị thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ của từng dự án;
- Mức bồi thường, hỗ trợ theo từng dự án;
- Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ của từng dự án;
- Tổng số hộ đã và chưa nhận tiền bồi thường, hỗ trợ từng dự án;
- Số hộ phải thực hiện biện pháp cưỡng chế để thu hồi đất của từng dự án;
- Thời gian chậm hoàn thành của từng dự án;
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO PHONG TỈNH HÒA BÌNH
Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình
HỖ TRỢ TRONG THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO PHONG
TỈNH HÒA BÌNH 4.1 Quan điểm, định hướng về thực hiện bồi thường, hỗ trợ trong thu hồi đất khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030
Là huyện miền núi đang xây dựng nông thôn mới, Bình Liêu sở hữu hệ thống quy hoạch hoàn chỉnh, hạ tầng giao thông được đầu tư; cùng lợi thế về vị trí địa lý, đất nông nghiệp, nguồn nhân lực; sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ, sự đồng thuận trong Nhân dân, chính trị ổn định; những yếu tố này tạo tiền đề và động lực cho sự phát triển của huyện.
Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người để đưa Cao Phong phát triển nhanh, toàn diện và bền vững Công nghiệp có bước đột phá, là động lực chủ yếu cho tăng trưởng, dịch vụ phát triển đa dạng, phát huy lợi thế địa lý trên hành lang kinh tế để phát triển dịch vụ thương mại; vận tải kho bãi Nông nghiệp phát triển ổn định, theo hướng an toàn, chất lượng Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đầu tư đồng bộ, hiện đại Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện thuộc nhóm đầu của tỉnh; đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của nhân dân được nâng lên; mở rộng hợp tác, hội nhập; đảm bảo quốc phòng, an ninh vững chắc
Song cũng có những thách thức lớn, đó là: Quy mô, giá trị nền kinh tế của huyện còn nhỏ; nguồn lực còn nhiều khó khăn, đầu tư tại chỗ hạn chế; kết cấu hạ tầng kỹ thuật chưa thật đồng bộ; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao Trong khi đó dự báo tình hình an ninh khu vực và trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp; kinh tế trong nước và của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, sẽ tác động không nhỏ đến quá trình phát triển của huyện Quan điểm về thực hiện thực hiện bồi thường, hỗ trợ trong thu hồi đất khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án trên địa bàn huyện Cao Phong là:
Hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ những năm tới cần tập trung: Tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về cơ chế chính sách đang tồn tại, ảnh hưởng đến
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TRONG THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO
Tổ chức thực hiện
Trình tự tiến hành công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất đã được các cấp chính quyền thành phố Việt Trì thực hiện tốt về cơ bản phù hợp với quy định của Pháp luật
- Đối tượng đủ điều kiện và không đủ điều kiện được bồi thường được xác định một cách, tỷ mỷ, chính xác Tuy nhiên do công tác quản lý đất đai ở địa phương còn nhiều bấp cập, tình trạng buông lỏng quản lý đất đai kéo dài, việc cấp đất trái thẩm quyền, tình trạng mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất phức tạp và diễn ra trong một thời gian dài đã gây không ít khó khăn cho công tác bồi thường, hỗ trợ của dự án
Giá bồi thường, hỗ trợ về tài sản vật kiến trúc và cây hoa màu trên đất nhìn chung phù hợp với giá cả tạo dựng nên tài sản, vườn cây, được người dân đồng tình ủng hộ Tuy nhiên, vẫn còn một số loại cây và vật kiến trúc chưa có trong đơn giá do UBND tỉnh Hòa Bình ban hành, cần được bổ sung để đảm bảo quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng.
- Chính sách hỗ trợ đã quan tâm đến những hộ gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhìn chung là thoả đáng Tuy nhiên mức hỗ trợ di chuyển nhà cửa còn thấp, hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề chưa thoả đáng vẫn còn tình trạng cào bằng gây thiệt thòi cho một số hộ có diện tích đất nông nghiệp (đất lúa) bị thu hồi lớn, nhiều lao động nông nghiệp mất việc làm do bị thu hồi đất
2 Kiến nghị Để công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đạt hiệu quả, góp phần thúc đẩy tiến trình thực hiện dự án đầu tư, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, Nhà nước và chủ đầu tư, tôi xin kiến nghị:
- Các sở ban ngành, UBND tỉnh cần thống nhất và ban hành kịp thời các văn bản để giải quyết các vướng mắc trong việc thực hiện về bồi thường GPMB trên địa bàn
- Cần đặc biệt quan tâm đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quản lý, chỉnh lý biến động và cập nhật hệ thống hồ sơ địa; Vấn đề xây dựng giá đất, nhất