1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học Chủ Đề Vấn Đề Dân Tộc Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Cnxh.pdf

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TP Hồ Chí Minh, Ngày 22 Tháng 2 Năm 2024

1

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 6

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 71 Nguồn gốc hình thành dân tộc ở phương Đông và phương Tây 7

1.1 Khái niệm, nguồn gốc dân tộc trên thế giới 7

1.2 Sự hình thành dân tộc ở phương Đông và phương Tây khác nhau như thế nào 7

2 Các đặc trưng cơ bản của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH 10

2.1 Các đặc trưng cơ bản của dân tộc 10

2.2 Những đặc điểm cơ bản của dân tộc Việt Nam 13

CHƯƠNG 2: CÁC XU HƯỚNG KHÁCH QUAN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CÁC DÂN TỘC HIỆN NAY VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA HAI XU HƯỚNG NÀY ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM 17

1 Các xu hướng khách quan của sự phát triển các dân tộc hiện nay: 17

1.1 Xu hướng thứ nhất: Các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập 17

1.2 Xu hướng thứ hai: Các dân tộc ở từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau 17

2 Biểu hiện của hai xu hướng khách quan: 18

2.1 Trong phạm vi một quốc gia: 18

2.2 Trong phạm vi quốc tế: 18

3 Sự tác động của hai xu hướng này đến sự phát triển của dân tộc Việt Nam: 19

CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ VỚI TÍNH TẤT YẾU, VAI TRÒ CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY 21

1 Tư tưởng HCM trong đoàn kết dân tộc ở Việt Nam 21

1.1 Tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc 21

1.2 Vai trò của vấn đề xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam 22

1.3 Vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong lịch sử giành và giữ chính quyền 23

1.4 Vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc 24

1.5 Vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 26

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế 28

3 Tư tưởng HCM về vai trò của đoàn kết quốc tế 29

3.1 Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam 29

2

Trang 3

3.2 Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mụctiêu cách mạng của thời đại 30DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

3

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀISự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên Đó là sự biếnđổi và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao, từ đơn giảnđến phức tạp Nghiên cứu tiến trình vận động của lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Máckhẳng định, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chắc chắn sẽ bị thay thế bằng phươngthức sản xuất cộng sản chủ nghĩa Đó là một quy luật khách quan của lịch sử và thời đạingày này chính là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản Thấmnhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác, Đảng ta khẳng định: "Theo quy luật tiến hóa củalịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội"

Sở dĩ nói thời đại ngày nay là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thếgiới là vì, thực tiễn lịch sử cho thấy, từ khi cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười thànhcông ở nước Nga năm 1917, nhân loại đã thực sự bước vào một giai đoạn phát triển mới -giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội Hiện nay, mặc dù hệ thống chủ nghĩa xã hội thếgiới đã bị sụp đổ, phong trào xã hội chủ nghĩa nhìn chung đang trong giai đoạn thoái trào" nhưng một số nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam, vẫn kiênđịnh mục tiêu, lý tưởng, tiến hành cải cách, đổi mới, giành được những thắng lợi to lớn,tiếp tục trỗi dậy, phát triển mạnh mẽ; phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có nhữngbước phục hồi Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển nhưng về bản chấtvẫn là chế độ áp bức bóc lột và bất công Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩatư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuấtvới chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa,chẳng những không giải quyết được màngày càng trở nên sâu sắc Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra.Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân laođộng quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản"

Đó là xu thế, là tiến trình vận động tự nhiên của lịch sử thế giới Chủ nghĩa tư bảnmặc dù vẫn còn tiềm năng tồn tại và phát triển nhưng những mâu thuẫn nội tại của nóngày càng trở nên gay gắt không thể dung hòa được, những cuộc khủng hoảng trầm trọngvề kinh tế, chính trị và xã hội những năm đầu thế kỷ XXI báo hiệu chủ nghĩa tư bản đangở thời kỳ suy thoái toàn diện; bên cạnh đó, cùng với sự cải cách, đổi mới thành công củaViệt Nam và Trung Quốc, phong trào cánh tả và xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới cũngđang trỗi dậy mạnh mẽ Hơn nữa, nhiều nước tư bản phát triển theo xu hướng xã hội dânchủ cũng cho thấy nhiều dấu hiệu thực tế của một xã hội tương lai thay thế chủ nghĩa tư

4

Trang 5

bản đang hình thành và ra đời ở chính trong lòng những nước tư bản chủ nghĩa phát triển.Với những ý nghĩa trên, rõ ràng, xã hội loài người đang chuyển mình mạnh mẽ sang mộtxã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa như một tiến trình phát triển lịch sử tự nhiên.

Mặc dù sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sửtự nhiên, nhưng sự thay thế ấy bao giờ cũng trải qua một quá trình biến đổi, chuyển đổilâu dài Đó là thời kỳ quá độ Sở dĩ phải có thời quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩaxã hội, trước hết là do chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản khác nhau một cách căn bản.Xã hội tư bản dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, xã hội phân chia thành giai cấp,áp bức, bóc lột giai cấp và tồn tại sự đối kháng giai cấp, còn xã hội chủ nghĩa dựa trênchế độ công hữu về tư liệu sản xuất, không phân chia thành giai cấp,không có bóc lột, ápbức giai cấp và đối kháng giai cấp Rõ ràng, hai xã hội khác nhau như thế nên để từ xãhội này chuyển đổi sang xã hội kia, dĩ nhiên, cần phải có một khoảng thời gian chuyểnđổi lâu dài Thứ hai, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra tiền đề vật chất là nền sản xuất đại côngnghiệp với trình độ cao làm cơ sở vật chất cho sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa xãhội, tuy nhiên, cần phải có thời gian lâu dài để tổ chức, sắp xếp lại, quản lý và điều tiếtnền đại công nghiệp đó cho phù hợp với điều kiện của chủ nghĩa xã hội Thứ ba, chủnghĩa tư bản đã mở đường và tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuấtxã hội nhưng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trở thành "xiềng xích" kìm hãm sựphát triển của nó vì vậy phải có một thời gian nhất định để xóa bỏ hoàn toàn quan hệ sảnxuất cũ và xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa phù hợp với trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất Thứ tư, xây dựng chủ nghĩa xã hội là công việc hoàn toànmới mẻ, khó khăn, phức tạp, chưa có tiền lệ,vì vậy, việc xây dựng này phải được thựchiện một cách thận trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa điều chỉnh Hơn nữa, việccải tổ sản xuất thay đổi căn bản mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là một công việc vừaphức tạp, vừa phải đấu tranh quyết liệt giữa cái cũ và cái mới, giữa các lực lượng xã hộicó lợi ích và quyền lợi đối lập nhau vì lẽ đó, thực trạng này sẽ diễn ra một cách lâu dàitrong đời sống xã hội

Đó là những nét cơ bản nhất của tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội Dĩ nhiên, tính tất yếu này được quy định một cách cụ thể bởi những đặc điểm vănhóa, những đặc thù của xuất phát điểm của các nước, các chế độ xã hội khác nhau khitiến lên chủ nghĩa xã hội Chính đặc điểm văn hóa và đặc thù của điểm xuất phát khibước vào thời kỳ quá độ sẽ quy định nội dung, đặc điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và độ dàicủa thời kỳ quá độ của mỗi quốc gia Điều này cũng có nghĩa, mỗi quốc gia sẽ có thời kỳquá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội đặc sắc riêng của mình

5

Trang 6

Vì vậy, việc tìm hiểu Vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đểhiểu thêm về phương pháp luận khoa học nhằm đưa đến thành công trong công cuộc đổimới ở Việt Nam theo mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc và phát triển xã hội chủ nghĩa.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có vai trò đặc biệt quantrọng Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, bên cạnh những thành tựu,chúng ta cũng còn có khuyết điểm, yếu kém, những vấp váp sai lầm Đảng ta đã sớmnhận thức ra những thiếu sót, khuyết điểm và tự nhận khuyết điểm trước nhân dân, đã sửachữa và có kết quả, đem lại lòng tin của nhân dân với Đảng Đảng đã khởi xướng và lãnhđạo công cuộc đổi mới toàn diện vì chủ nghĩa xã hội, với quyết tâm và trí tuệ của toànĐảng, sự tham gia tích cực của nhân dân, công cuộc đổi mới ở nước ta trong hơn 17 nămqua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng, khẳng định đường lối đổimới là đúng đắn Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: "Chủ nghĩaxã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sựthức tỉnh của các dân tộc có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới Theo quyluật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”

Xét trên cơ sở lý luận và thực tiễn, cả tình hình trong nước và kinh nghiệm quốctế, muốn thay đổi căn bản cuộc sống của người lao động từ kiếp nô lệ làm thuê trở thànhngười làm chủ, không có con đường nào khác ngoài con đường đi lên chủ nghĩa

6

Trang 7

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1 NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH DÂN TỘC Ở PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY

1.1 KHÁINIỆM NGUỒN, GỐCDÂNTỘCTRÊNTHẾGIỚIKhái niệm và những đặc trưng cơ bản của dân tộc cũng như nhiều hình thức cộngđồng khác, dân tộc là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người.Trước khi dân tộc xuất hiện, loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng từ thấpđến cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc

*Nguồn gốc hình thành các dân tộc ở Phương Tây Ở phương Tây, dân tộc xuất hiện khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đượcxác lập và thay thế vai trò của phương thức sản xuất phong kiến Chủ nghĩa tư bản ra đờitrên cơ sở của sự phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá đã làm cho các bộ tộc gắn bóvới nhau Nền kinh tế tự cấp, tự túc bị xóa bỏ, thị trường có tính chất địa phương nhỏhẹp, khép kín được mở rộng thành thị trường dân tộc Cùng với quá trình đó, sự phát triểnđến mức độ chín muồi của các nhân tố ý thức, văn hoá, ngôn ngữ, sự ổn định của lãnh thổchung đã làm cho dân tộc xuất hiện Chỉ đến lúc đó tất cả lãnh địa của các nước phươngTây mới thực sự hợp nhất lại, tức là chấm dứt tình trạng cát cứ phong kiến và dân tộcđược hình thành

*Nguồn gốc hình thành các dân tộc ở Phương Đông Ở một số nước phương Đông, do tác động của hoàn cảnh mang tính đặc thù, đặcbiệt do sự thúc đẩy của quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc đã hình thànhtrước khi chủ nghĩa tư bản được xác lập Loại hình dân tộc tiền tư bản đó xuất hiện trêncơ sở một nền văn hoá, một tâm lý dân tộc đã phát triển đến độ tương đối chín muồi,nhưng lại dựa trên cơ sở một cộng đồng kinh tế tuy đã đạt tới một mức độ nhất địnhnhưng nhìn chung còn kém phát triển và còn ở trạng thái phân tán

7

Trang 8

1.2 SỰHÌNHTHÀNHDÂNTỘCỞPHƯƠNG ĐÔNGVÀPHƯƠNG ÂY T KHÁCNHAU NHƯ THẾ NÀO

1.2.1 THỜI ĐIỂM RA ĐỜI Ở phương Đông nhà nước phong kiến xuất hiện sớm hơn ở phương Tây, do nhucầu trị thủy, làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, đoàn kết chống ngoại xâm; vàhình thành sớm nhất ở Trung Quốc, từ thế kỷ III trước công nguyên Tuy nhiên, quá trìnhphát triển lại rất chậm (Trung Quốc thế kỷ VII - XVI ) , các nước Đông Nam Á (thế kỷ X- XIV ) Quá trình suy vong dài, bởi có sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân nên mâuthuẫn dân tộc, giai cấp đã làm chế độ phong kiến suy yếu, khủng hoảng Nhân dânphương Đông phải tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống thực dân,lật đổ phong kiến Ở phương Tây, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn (Thế kỷ V –X), nó được hình thành sớm nhất đã là thế kỷ V sau công nguyên (ở Tây Âu) Nó pháttriển rất nhanh (Thế kỷ XI – XIV) và thời gian suy vong ngắn (Thế kỷ XV - XVI Ởphương Tây, nhà nước phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ đã từng pháttriển đến đỉnh cao, quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình Sự hình thành quan hệ phongkiến trong lòng đế quốc La Mã là yếu tố cơ bản, quyết định, công cuộc chinh phục các bộlạc của người Giéc-man là yếu tố thúc đẩy quá trình phong kiến hóa Còn ở phươngĐông, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ nô lệ phát triển không đầy đủ, quan hệnô lệ mang tính chất gia trưởng

91.2.2 VỀ CƠ SỞ KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI – TƯ TƯỞNG

Cơ sở kinh tế: Ở phương Tây (Tây Âu), chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển triệt

để từ thời cổ đại Đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến ở đây là kinh tế lãnh địa, giaicấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa – chư hầu, tìnhtrạng phân quyền cát cứ kéo dài Ở trung kì (thời kì phát triển), thủ công, thương nghiệpphát triển, dẫn tới sự xuất hiện thành thị trung đại Khác với phương Tây, kinh tế phươngĐông lại bó hẹp ở công xã nông thôn Kinh tế địa chủ với quan hệ địa chủ – tá điền chiếmưu thế, ruộng đất thuộc sở hữu của nhà nước, một phần ruộng đất được phân phong choquý tộc, quan lại, một phần được cấp cho nông dân theo định kỳ để nhà nước thu thuế,như chế độ quân điền ở Trung Quốc, chế độ ban điền ở Nhật Bản, (sở hữu tư nhân pháttriển chậm)

Cơ sở xã hội: Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, còn ở phươngTây thế lực thống trị gồm lãnh chúa, quý tộc, tăng lữ Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền(phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn Mâuthuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắthơn phương Đông

8

Trang 9

Chính trị tư tưởng: Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phươngTây Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời TầnThủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm Trong khi đó ở phương Tây sự tập quyền diễn rachậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ củacác lãnh chúa Sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương Tây vào hệ thống chính trị là rõràng và chặt chẽ hơn phương Đông.

91.2.3 VỀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC Ở phương Tây, một đặc trưng, phổ biến và bao trùm của nhà nước là trạng tháiphân quyền cát cứ Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế chỉ xuất hiện ở thời kỳ cuối– thời kỳ suy vong của chế độ phong kiến và chỉ ở một số nước như Pháp, Anh, Tây BanNha, Còn ở một số nước như Italia, Đức, trạng thái phân quyền cát cứ tồn tại suốt cảchế độ phong kiến Tính chuyên chế ở chính thể quân chủ chuyên chế không cao như ởphương Đông Ngoài ra, còn có hình thức chính quyền tự trị thành phố là chính quyềncục bộ, tồn tại trong những khoảng thời gian không lâu Bên cạnh đó còn có sự ra đời vàtồn tại của các cơ quan đại diện đẳng cấp

Ở phương Đông, hình thức kết cấu của nhà nước phổ biến là trung ương tậpquyền, phát triển thành hình thức chính thể quân chủ chuyên chế, mang tính chuyên chếcực đoan Trong chính thể này, vua có uy quyền tuyệt đối, là đấng chí cao vô thượng vàđược thần thánh hóa là “thiên từ ‘’, “thiên hoàng” Dạng chính thể này tồn tại trong1

suốt thời kỳ phong kiến.91.2.4 VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

Bộ máy nhà nước phong kiến phương Đông thể hiện tính trung ương tập quyền

cao độ, Vua hay Hoàng đế là người nắm hết mọi quyền lực, quan lại các cấp đều là tôi tớcủa vua, dân chúng trong nước đều là thần dân của vua Hệ thống quan lại được tổ chứchai cấp, trung ương và địa phương với đẳng cấp phân minh, biên chế chặt chẽ Điển hìnhcho nhà nước phong kiến phương Đông là nhà nước phong kiến Trung Quốc Ở phươngTây, mà điển hình là Tây Âu, trong giai đoạn phân quyền cát cứ, bộ máy nhà nước ởtrung ương vẫn tồn tại nhưng kém hiệu lực Bộ máy nhà nước ở các lãnh địa rất mạnh,gồm nhiều cơ quan quản lý nhưng chủ yếu là cơ quan cưỡng chế Trên thực tế, các lãnhđịa như những quốc gia nhỏ, các lãnh chúa trở thành vua trên lãnh địa của mình, có đầyđủ quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp, có bộ máy chính quyền, tòa án, quân đội, luật lệriêng Ở chính quyền tự trị thành phố, thành thị sau khi đã được tự trị, một mặt có đầy đủ1 Thiên hoàng là người đứng đầu hoàng thất và là nguyên thủ quốc gia theo truyền thống của Nhật Bản.

9

Trang 10

quyền hành như một lãnh chúa, mặt khác, cộng hòa thành thị có địa vị và tính chất nhưmột thần thuộc của lãnh chúa; do đó nó là cộng hòa phong kiến Sang giai đoạn nhà nướctrung ương tập quyền, thì nạn phân quyền cát cứ được khắc phục, quyền lực nhà nước đãtập trung vào cơ quan nhà nước ở trung ương, đứng đầu là vua (có quyền quyết định mọicông việc đối nội, đối ngoại, bổ nhiệm hoặc cách chức, ban bố hoặc hủy bỏ các đạo luật,trừng phạt, ân xá )

91.2.5 VỀ BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC:Cũng như thời kì chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến phương Đông vẫn có mộtchức năng đặc biệt, quan trọng là tổ chức công cuộc trị thủy và thủy lợi Còn về bản chấtcủa nhà nước phong kiến ở đâu cũng là một, tuy nhiên, ở phương Tây, tính chất giai cấpcủa nhà nước thể hiện rõ nét hơn ở phương Tây, mâu thuẫn giai cấp sâu sắc hơn (lãnhchúa – nông nô), cuộc sống của nông dân, tá điền ở phương Đông) so với nông nô cóphần dễ chịu và ít khắt khe hơn

2 CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH

2.1 CÁCĐẶCTRƯNGCƠBẢNCỦADÂNTỘC

Theo nghĩa rộng, dân tộc có một số đặc trưng cơ bản sau:

- Thứ nhất, có chung một vùng lãnh thổ ổn định.

Lãnh thổ là dấu hiệu xác định không gian sinh tồn, vị trí địa lý của một dân tộc,biểu thị vùng đất, vùng biển, hải đảo, vùng trời mà mỗi dân tộc sở hữu và thường đượcthể chế hóa thành luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế Lãnh thổ là yếu tố thiêng liêngnhất thể hiện chủ quyền của một dân tộc trong tương quan với các quốc gia - dân tộckhác Vận mệnh dân tộc một phần rất quan trọng gắn với việc xác lập và bảo vệ lãnh thổquốc gia dân tộc

Ví dụ: Lãnh thổ của dân tộc Việt Nam sau nhiêu thế kỷ được hình thành và bảo vệ

- Thứ hai, là một cộng đồng có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế.

Đây là đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc Những mối liên hệ kinh tế làm tăngtính thống nhất, ổn định, bền vững của cộng đồng người sống trong một lãnh thổ rộnglớn Những mối liên hệ kinh tế thường xuyên và mạnh mẽ đặc biệt là mối liên hệ thịtrường đã làm tăng tính thống nhất, tính ổn định, bền vững của cộng đồng người đông

10

Trang 11

đảo sống trong lãnh thổ rộng lớn Thiếu sự cộng đồng chặt chẽ, bền vững về kinh tế thìcộng đồng người chưa phải là dân tộc.

- Thứ ba, là một cộng đồng có chung một ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp.

Mỗi một dân tộc có ngôn ngữ riêng, bao gồm cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp xã hội, trước hết là công cụ giao tiếp trong cộng đồng (thịtộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc) trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và tình cảm Trongmột quốc gia có nhiều cộng đồng tộc người, với các ngôn ngữ khác nhau, nhưng bao giờcũng sẽ có một ngôn ngữ chung, thống nhất Tính thống nhất trong ngôn ngữ dân tộc thểhiện trước hết ở sự thống nhất về cấu trúc ngữ pháp và kho từ vựng cơ bản Ngôn ngữcủa một dân tộc thể hiện đặc trưng chủ yếu của dân tộc đó

- Thứ tư, có chung một nền văn hóa và tâm lý.

Tính thống nhất trong đa dạng là đặc trưng của văn hóa dân tộc Văn hóa dân tộchình thành trong quá trình lâu dài của lịch sử, hơn bất cứ yếu tố nào khác, tạo ra sắc tháiriêng đa dạng, phong phú của từng dân tộc Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng đểphân biệt dân tộc này với dân tộc khác Mỗi dân tộc có tâm lý, tính cách riêng tạo nênbản sắc riêng của dân tộc Để nhận biết tâm lý, tính cách của mỗi dân tộc phải thông quasinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần của dân tộc ấy, đặc biệt thông qua phong tục, tậpquán, tín ngưỡng, đời sống văn hóa Những đặc trưng trên có quan hệ biện chứng tácđộng qua lại lẫn nhau, kết hợp với nhau một cách chặt chẽ trong lịch sử hình thành, pháttriển cộng đồng dân tộc

- Thứ năm, có chung một nhà nước (nhà nước dân tộc).

Các thành viên cũng như các cộng đồng tộc người trong một dân tộc đều chịu sựquản lý, điều khiển của một nhà nước độc lập Đây là yếu tố phân biệt dân tộc - quốc giavà dân tộc - tộc người Dân tộc - tộc người trong một quốc gia không có nhà nước với thểchế chính trị riêng Hình thức tổ chức, tính chất của nhà nước do chế độ chính trị của dântộc quyết định Nhà nước là đặc trưng cho thể chế chính trị của dân tộc, là đại diện chodân tộc trong quan hệ với các quốc gia dân tộc khác trên thế giới

Theo nghĩa hẹp, dân tộc, tộc người có một số đặc trưng cơ bản như sau:- Cộng đồng về ngôn ngữ (bao gồm ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết; hoặc chỉ riêngngôn ngữ nói) Đây là tiêu chí cơ bản để phân biệt các tộc người khác nhau và là vấn đềluôn được các dân tộc coi trọng giữ gìn Tuy nhiên, trong quá trình phát triển tộc người vì

11

Trang 12

nhiều nguyên nhân khác nhau, có những tộc người không còn ngôn ngữ mẹ đẻ mà sửdụng ngôn ngữ khác làm công cụ giao tiếp

- Cộng đồng về văn hóa Văn hóa bao gồm văn hóa vật thể và phi vật thể ở mỗi tộcngười phản ánh truyền thống, lối sống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của tộcngười đó Lịch sử phát triển của các tộc người gắn liền với truyền thống văn hóa của họ.Ngày nay, cùng với xu thế giao lưu văn hóa vẫn song song tồn tại xu thế bảo tồn và pháthuy bản sắc văn hóa của mỗi tộc người Ví dụ về trang phục truyền thống của một số dântộc Việt Nam:

Ý thức tự giác tộc người Đây là tiêu chí quan trọng nhất để phân định một tộcngười và có vị trí quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi tộc người Đặc trưngnổi bật là các tộc người luôn tự ý thức về nguồn gốc, tộc danh của dân tộc mình; đó cònlà ý thức tự khẳng định sự tồn tại và phát triển của mỗi tộc người dù cho có những tácđộng làm thay đổi địa bàn cư trú, lãnh thổ, hay tác động ảnh hưởng của giao lưu kinh tế,văn hóa Sự hình thành và phát triển của ý thức tự giác tộc người liên quan trực tiếp đếncác yếu tố của ý thức, tình cảm, tâm lý tộc người

Nghiên cứu khái niệm và các đặc trưng của dân tộc cần thấy rằng: khái niệm dântộc và khái niệm quốc gia gắn bó chặt chẽ với nhau Bởi vì, dân tộc ra đời trong một quốcgia nhất định, thông thường thì những nhân tố hình thành dân tộc chín muồi không táchrời với sự chín muồi của những nhân tố hình thành quốc gia – chúng bổ sung và thúc đẩylẫn nhau

Nếu như cộng đồng thị tộc (trong xã hội nguyên thuỷ) mang tính thuần túy tộcngười, trong đó quan hệ huyết thống còn đóng vai trò chi phối tuyệt đối, thì ở cộng đồngbộ lạc và liên minh bộ lạc (xuất hiện vào cuối xã hội nguyên thuỷ) đã xuất hiện dưới dạngđầu tiên những thiết chế chính trị - xã hội, trong đó những quan hệ tộc người xen vớinhững quan hệ chính trị – xã hội Cộng đồng bộ tộc xuất hiện vào thời kỳ xã hội có sựphân chia rõ rệt hơn về giai cấp và sau đó là sự xuất hiện nhà nước - quốc gia Từ đây, sựcố kết bộ tộc là nhân tố quan trọng trong sự hình thành và củng cố quốc gia; ngược lại, sựhình thành, củng cố quốc gia là điều kiện có ý nghĩa quyết định sự củng cố và phát triểncủa cộng đồng bộ tộc, là sự chuẩn bị quan trọng nhất để cộng đồng bộ tộc chuyển lên mộthình thức cao hơn – tức là dân tộc

Tính tộc người và tính chính trị - xã hội đó ghi đậm vào tâm trí của đông đảo dâncư ý thức gắn bó quyền lợi và nghĩa vụ của mình với dân tộc, với nhà nước, quốcgia.Tình cảm đối với dân tộc hoà nhập vào tình cảm đối với Tổ quốc và trở thành mộttrong những giá trị thiêng liêng, bền vững của nhiều thế hệ con người ở nhiều dân

12

Trang 13

tộc,quốc gia Tình cảm ấy xuất hiện và được củng cố trong quá trình lịch sử dựng nướcvà giữ nước lâu dài, trở thành nét truyền thống đặc sắc của các dân tộc, quốc gia đó

Nhận thức vấn đề này không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễnquan trọng Bởi vì, công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – từ cơ sở kinh tếđến kiến trúc thượng tầng và các quan hệ xã hội không thể thiếu nội dung cải tạo, xâydựng cộng đồng dân tộc và các mối quan hệ dân tộc Ngược lại, việc cải tạo, xây dựngcộng đồng dân tộc và các mối quan hệ dân tộc không thể tách rời công cuộc cải tạo,xâydựng toàn diện xã hội mà trước hết là xây dựng chế độ chính trị - xã hội, xây dựng nhànước theo con đường tiến bộ

Dân tộc xã hội chủ nghĩa chỉ xuất hiện do kết quả của sự cải tạo, xây dựng từngbước cộng đồng dân tộc và các mối quan hệ dân tộc theo các nguyên lý của chủ nghĩa xãhội khoa học Đồng thời, dân tộc xã hội chủ nghĩa chỉ có thể xuất hiện do kết quả củacông cuộc cải tạo, xây dựng toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội để từng bướccủng cố chế độ xã hội chủ nghĩa

Tuy nhiên, trong thực tiễn, không nên xem nhẹ hoặc làm lu mờ những nhân tố dântộc tồn tại lâu dài trong một cộng đồng quốc gia gồm nhiều dân tộc Nhân tố dân tộc đóđược biểu hiện nổi bật nhất trong văn hoá, nghệ thuật, ngôn ngữ, phong tục, tập quán,tâm lý và tình cảm; chúng hoà quyện vào nhau tạo thành một thể thống nhất trong đadạng về bản sắc dân tộc; là căn cứ chủ yếu để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.Điều đó đòi hỏi nhà nước xã hội chủ nghĩa trong khi hoạch định và thực hiện mọi chínhsách chung của quốc gia, cần chú ý đến tính đặc thù của cộng đồng gồm nhiều dân tộc,hơn nữa, cần có những chính sách riêng đáp ứng những đòi hỏi chính đáng mang tính đặcthù của từng dân tộc

2.2 NHỮNGĐẶCĐIỂMCƠBẢNCỦADÂNTỘC VIỆT NAMViệt Nam là một quốc gia đa tộc người có những đặc điểm nổi bật sau đây:

Thứ nhất, có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người.

thống kê Việt Nam, với số liệu tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019 thì hiện tại Việt Nam2 https://www.gso.gov.vn/su-kien/2019/12/thong-cao-bao-chi-ket-qua-tong-dieu-tra-dan-so-va-nha-o-nam-2019/

13

Trang 14

có 54 dân tộc anh em cùng nhau chung sống, với tổng dân số là 96 208 984 người Trongđó, mức chênh lệch về tỉ lệ dân số giữa các dân tộc khá cao Dân tộc Kinh, dân tộc đôngdân nhất chiếm gần 85.3% tỉ lệ dân số cả nước, với 82.085.826 người Còn lại 53 dân tộcthiểu số chiếm khoảng 14.7% dân số cả nước Trong số các dân tộc thiểu số, có dân tộccó hơn 1 triệu dân như Tày, Thái, Khmer, Mường, có dân tộc ít hơn 1 triệu dân nhưHoa, Dao, Gia Rai, với dân số trên 500 ngàn dân, cũng có dân tộc rất ít dân khoảng vàitrăm người như Si La khoảng 900 người, Ơ Đu khoảng 428 người, Dễ dàng nhận thấyvới mức chênh lệch dân số cao như vậy mang lại không ít khó khăn cho việc phát triểnkinh tế, cũng như việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của từng dân tộc Dân số càngít và phân bố rải rác cách xa nhau dẫn đến khó khăn trong việc bảo tồn tiếng nói, chữviết, tập tục truyền thống, duy trì và phát triển nòi giống Do vậy, việc phát triển, phân bốdân cư hợp lý nhằm củng cố và phát triển kinh tế, văn hóa đang đặt ra bài toán khó chochính sách quản lý của Đảng và Nhà nước.

Thứ hai, các dân tộc cư trú xen kẽ nhau.

Ở các tỉnh miền núi không thể liệt kê các tỉnh mà chỉ có duy nhất một cộng đồngdân tộc sinh sống Nhiều tỉnh có hơn 20 dân tộc khác nhau như Lào Cai, Lai Châu, Tuyên Quang có khoảng 40 dân tộc cùng sinh sống Vì tính chất phân bố rộng rãi, đanxen, không có khu vực lãnh thổ riêng cho từng dân tộc đã mang lại cho đất nước ta mộtsự giao thoa, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc Các dân tộc anh em có cơ hội trảinghiệm, giao lưu, gặp gỡ, quảng bá văn hóa các dân tộc với nhau Không chỉ làm tăngmối quan hệ hữu nghị các dân tộc mà còn là cầu nối mang các dân tộc gắn khít, đoàn kếtnhau hơn tạo điều kiện phát triển kinh tế văn hóa thống nhất và đa dạng Ngoài mặt tíchcực trên, thì việc các dân tộc với phong tục tập quán khác nhau khi chung sống với nhaudễ nảy sinh mâu thuẫn, bất đồng, tạo kẽ hở cho các thế lực thù địch lợi dụng gây rối loạnan ninh chính trị và sự đoàn kết, hữu nghị và thống nhất của đất nước

Thứ ba, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị trí chiếnlược quan trọng.

Mặc dù chỉ chiếm khoảng 14,7% số dân cả nước, nhưng diện tích phân bố thì 53dân tộc thiểu số lại chiếm đến khoảng 75% diện tích lãnh thổ Việt Nam Trong đó tậptrung đông nhất ở các vùng biên giới, hải đảo, khu vực vùng sâu vùng xa – là các khu vựcgiữ vai trò then chốt, trọng yếu đối với kinh tế, an ninh, chính trị của đất nước Thêm vàođó là một số dân tộc có quan hệ thân thuộc, dòng tộc với các dân tộc nước láng giềng nhưThái, Khmer, Mông, Hoa, đây là yếu tố mà các thế lực thù địch tập trung nhắm tớinhằm gây rối an ninh chính trị quốc gia

14

Trang 15

Thứ tư, các dân tộc Việt Nam có trình độ phát triển không đều.

Vì đa số các dân tộc thiểu số tập trung phân bố chủ yếu ở các khu vực xa trungtâm kinh tế, các thành phố, các đô thị, nên không khó để nhận ra trình độ phát triển vềkinh tế, văn hóa, xã hội các dân tộc hầu như không đồng đều

Về kinh tế, việc sinh sống ở khu vực xa xôi, thiếu thốn, một phần nhỏ các dân tộccòn sống dựa vào thiên nhiên là chính, duy trì kinh tế chiếm đoạt, hầu như kém phát triển,thì đại đa số các dân tộc bắt kịp theo nhịp độ phát triển chung của cả nước khi tham giavào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với nền kinh tế tiến bộ, phát triển

Về văn hóa xã hội, do khu vực sinh sống khó tiếp cận nên số dân không được tiếpxúc với chữ quốc ngữ ở tỉ lệ cao, gây nên hạn chế trong việc giao lưu văn hóa,phát triểnkinh tế, cản trở kế hoạch cùng nhau phát triển của tất cả 54 dân tộc anh em

Ngoài ra, trình độ văn hóa, tỷ lệ trẻ em đến trường ở mức thấp đối với các dân tộcthiểu số, nhưng tỉ lệ này đang được xóa bỏ, bởi chính sách giáo dục, xây dựng, phát triểncác cơ sở giáo dục ở vùng sâu vùng xa đang được tiến hành Các thủ tục lạc hậu, lỗi thờiđang dần được xóa bỏ bởi chính sách tiếp cận giáo dục hiện đại đang từng bước được đẩymạnh

Thứ năm, các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, gắn bó lâu đờitrong cộng đồng dân tộc – quốc gia thống nhất.

Đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam hay toàn bộ 54dân tộc anh em Truyền thống đoàn kết này được hình thành từ rất sớm trong suốt quátrình chống giặc ngoại xâm lâu dài của dân tộc, được hình thành một cách tự nhiên theonhu cầu giành quyền tự do, độc lập, các dân tộc dù khác nhau về văn hóa, tiếng nói, vùngmiền, nhưng chúng ta đều có chung một kẻ thù Đoàn kết là chất keo giúp các dân tộcsống hòa thuận, cùng nhau tồn tại và phát triển

Trong quá trình chống giặc đô hộ mặc dù các phong trào chống giặc của đồng bàomiền núi còn diễn ra đơn lẻ, chưa liên kết nhau, nhưng vẫn là điểm cộng giúp kéo dài thờigian, phân tán lực lượng địch góp phần làm nên tổng thắng lợi của cách mạng Trongcuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX, dân tộc trên khắp ba miền đồng loạt nổ racác cuộc khởi nghĩa, nằm phân tán lực lượng địch, gây suy yếu đồng thời làm chậm quátrình xâm lược, bình định của Pháp, có thể kể đến như cuộc đấu tranh của người Khmer ở

15

Trang 16

miền Nam, đấu tranh của người Mường, Thái ở miền Trung, liên kết dân tộc Thái,Mường, Mông, dưới ngọn cờ của Nguyễn Quang Bích ở Tây Bắc, 3

Ngày nay, các dân tộc đoàn kết nhau cùng nhau xây dựng kinh tế, xã hội và bảovệ Tổ quốc Cùng nhau đẩy lùi giặc dốt, giặc đói, cùng nhau cảnh giác, đánh trả dập tắtcác kế hoạch phá hoại của thế lực thù địch trong và ngoài nước

Thứ sáu, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự phongphú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất.

Là quốc gia đa dân tộc, mang lại cho nền văn hóa nước ta đa dạng màu sắc vănhóa góp phần tạo ra nền văn hóa đa màu sắc Từ tiếng Cồng Chiêng của đồng bào TâyNguyên, đến tiếng Khèn của người Thái, Mường, Mông, hay từ thịt trâu gác bếp, sôingũ sắc, của các dân tộc vùng Tây Bắc, đến đường Thốt Nốt, bánh bò, của các dân tộckhu vực Nam Bộ, từ lễ hội Cồng Chiêng ở Tây Nguyên, đến hội đua bò Bảy Núi ở AnGiang4, Tất cả những nét đẹp, những màu sắc văn hóa trên đã cùng nhau vẽ nên mộtViệt Nam tươi đẹp, đa dạng văn hóa, một nền văn hóa thống nhất

3 https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Quang_B%C3%ADch4 https://vi.m.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%85_h%E1%BB%99i_%C4%91ua_b%C3%B2_B%E1%BA%A3y_N%C3%BAi

16

Trang 17

CHƯƠNG 2: CÁC XU HƯỚNG KHÁCH QUAN CỦA SỰPHÁT TRIỂN CÁC DÂN TỘC HIỆN NAY VÀ SỰ TÁC

ĐỘNG CỦA HAI XU HƯỚNG NÀY ĐẾN SỰ PHÁT

TRIỂN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

1 CÁC XU HƯỚNG KHÁCH QUAN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CÁC DÂN TỘC HIỆN NAY:

Khi nghiên cứu về dân tộc và phong trào dân tộc trong chủ nghĩa tư bản, Lênin đãphân tích và chỉ ra hai xu hướng phát triển có tính khách quan của dân tộc:

THÀNH LẬP CÁC QUỐC GIA DÂN TỘC ĐỘC LẬP.9

Nguyên nhân của xu hướng này là do sự thức tỉnh, sự trưởng thành về ý thức dântộc, ý thức về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư đó muốn tách ra để thành lậpcác dân tộc độc lập

Thực tế này đã diễn ra ở những quốc gia, khu vực nơi có nhiều cộng đồng dân cưvới nguồn gốc tộc người khác nhau trong chủ nghĩa tư bản Xu hướng này biểu hiệnthành phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc để hướng tới thành lập các quốc gia dântộc độc lập và có tác động nổi bật trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản Trong xuhướng đó, nhiều cộng đồng dân cư đã ý thức được rằng, chỉ trong cộng đồng dân tộc độclập họ mới có quyền quyết định con đường phát triển của dân tộc mình

Ví dụ: Dân tộc Việt Nam bị thực dân Pháp đến đô hộ, chúng ta ý thức được về tinh thầnđoàn kết thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ dân tộc VN nên đã đấu tranh giành độc lập.1.2 X U HƯỚNGTHỨ HAI: C ÁC DÂN TỘCỞTỪNG QUỐC GIA THẬM CHÍ CÁC, DÂN TỘC Ở NHIỀU QUỐC GIA MUỐN LIÊN HIỆP LẠI VỚI NHAU .9

Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành chủnghĩa đế quốc đi bóc lột thuộc địa

Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của giao lưu kinh tế, văn hóa trong chủ nghĩatư bản đã tạo nên mối liên hệ quốc gia và quốc tế mở rộng giữa các dân tộc, xóa bỏ sựbiệt lập, khép kín, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau Trong điều kiện chủ nghĩa đế

17

Ngày đăng: 28/08/2024, 11:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w