1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

20 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Khái niệm dân tộcTheo nghĩa rộng, dân tộc Nation là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ riêng, có nền kinh tế thống nhất, có ngôn n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-o0o -TIỂU LUẬN

VẤN ĐỀ DÂN TỘC

TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI GIÁO VIÊN: Trần Ngọc Chung

Trang 3

1

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Hiện nay, vấn đề dân tộc đang trở nên phức tạp với nhiều điểm nóng, các cuộc chiến tranh vừa và nhỏ đều bắt đầu từ việc thất bại trong tạo ra tiếng nói chung với các dân tộc Do đó, vấn đề dân tộc có tính đặc thù quan trọng, liên quan đến quốc gia -quốc tế, có tính thời sự cấp bách Đây cũng là vấn đề vừa chiến lược cơ bản, lâu dài và nhạy cảm của cách mạng nước ta

Ở Việt Nam, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách đã và đang mang lại hiệu quả tích cực trong vấn đề dân tộc, các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam luôn đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ Các phương diện về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, giáo dục và y tế ở vùng dân tộc thiểu số cũng có những tiến bộ rõ rệt Tuy nhiên, một số dân tộc hiện nay vẫn còn tồn tại những vấn đề bất cập gây cản trở sự hòa nhập và phát triển của đồng bào, do đó đặt ra cho chúng ta một yêu cầu cấp bách là phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu, kịp thời để thu hẹp khoảng cách giữa các dân tộc, nhất là đời sống và văn hóa nhằm gia tăng sự đoàn kết giữa các đồng bào, giảm nguy cơ xung đột xã hội, gây bùng nổ dân tộc, mất ổn định chính trị - xã hội.

Vì vậy chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề liên quan tới các dân tộc Từ đó, nhóm chúng em chọn đề tài “Vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa Thực trạng và giải pháp giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam hiện nay.” để phân tích rõ hơn về những hạn chế cũng như nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó và đề ra những biện pháp bền vững nhằm hoàn thiện chính sách giúp giảm sự chênh lệch giữa các dân tộc và giải quyết những vấn đề dân tộc lâu dài trong Việt Nam hiện nay.

2 Mục tiêu nghiên cứu.

- Làm rõ khái niệm, đặc trưng cơ bản của dân tộc.

- Làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc.

- Đánh giá phân tích khách quan thực trạng giải quyết về về đề dân tộc ở Việt Nam.

Trang 5

a Khái niệm dân tộc

Theo nghĩa rộng, dân tộc (Nation) là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ riêng, có nền kinh tế thống nhất, có ngôn ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước Theo nghĩa này, những cộng đồng người được gọi là “dân tộc” là kết quả của sự phát triển hết sức lâu dài của các cộng đồng người trong lịch sử nhân loại: từ cộng đồng thị tộc, bộ lạc đến cộng đồng bộ tộc và phát triển lên hình thức tổ chức cộng đồng được gọi là dân tộc Đồng thời, sự hình thành dân tộc theo nghĩa này thường gắn với hình thức tổ chức nhà nước vì thế cũng còn thường được gọi là “quốc gia – dân tộc” Ví dụ nói: “các quốc gia dân tộc châu Âu”…) Trong các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, khái niệm dân tộc thường được sử dụng theo nghĩa này Ví dụ, dân tộc Ấn Độ, dân tộc Trung Hoa, dân tộc Việt Nam,

Theo nghĩa hẹp, dân tộc (Ethnie) là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng tộc người được hình thành trong lịch sử, có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung ý thức tự giác tộc người, ngôn ngữ và văn hóa Cộng đồng này xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc, kế thừa và phát triển cao hơn những nhân tố tộc người của các cộng đồng đó Với nghĩa này, dân tộc là một bộ phận hay thành phần của một quốc gia Chẳng hạn, Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc, tức 54 cộng đồng tộc người Sự

3

Trang 6

khác nhau giữa các cộng đồng tộc người ấy biểu hiện chủ yếu ở đặc trưng văn hóa, lối sống, tâm lý, ý thức tộc người.

b Đặc trưng cơ bản của dân tộc.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin là quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người, hay nói chung là họ nghĩ sự thay đổi của sản xuất phương thức là một nguyên nhân đến sự thay đổi của cộng đồng dân tộc theo một cách lớn Do đó, đồng thời cộng thức thay đổi từ thấp đến cao, bao gồm: thị tộc, lạc bộ và dân tộc, về cơ bản cho thấy sự thay đổi của sản xuất phương thức là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của dân tộc cộng đồng.

Nếu như ở phương Tây, dân tộc xuất hiện khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập thì ở phương đông, dân tộc được hình thành trên cơ sở một nền văn hóa, một tâm lý dân tộc đã phát triển tương đối chín muồi và một cộng đồng kinh tế tuy đã đạt tới mức độ nhất định nhưng vẫn còn phân tán và còn kém phát triển.

Có thể hiểu theo hai cách như sau:

Thứ nhất: Dân tộc (hay quốc gia dân tộc) là cộng đồng chính trị - xã hội, gồm

những đặc trưng cơ bản sau đây:

Có cách thức sinh hoạt kinh tế Đây là đặc trưng quan trọng nhất, tạo nên nền tảng vững chắc của dân tộc.

Có lãnh thổ ổn định không bị chia cắt,là địa bàn sinh tồn và phát triển của cộng đồng dân tộc Khái niệm lãnh thổ bao gồm cả vùng đất, vùng biển, hải đảo, vùng trời thuộc chủ quyền của quốc gia dân tộc và thường được thể chế hoá thành luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế Vận mệnh dân tộc một phần rất quan trọng gắn với việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ quốc gia dân tộc.

Có một nhà nước quản lý.

Có ngôn ngữ chung của quốc gia làm công cụ giao tiếp trong xã hội và trong cộng đồng (bao gồm cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết)

Có nét tâm lý biểu hiện qua nền văn hóa dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền văn hóa dân tộc.Đối với các quốc gia có nhiều tộc người thì tính thống nhất trong đa dạng văn hóa là đặc trưng của nền văn hoá dân tộc

Trang 7

Thứ hai: Dân tộc – tộc người Theo nghĩa này, dân tộc là cộng đồng người

được hình thành lâu dài trong lịch sử Ba đặc trưng dưới đây được dùng làm tiêu chí để xem xét và phân định các tộc người Việt Nam hiện nay:

Cộng đồng về ngôn ngữ ((bao gồm ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết; hoặc chỉ riêng ngôn ngữ nói):Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp được sử dụng trong một cộng đồng Các dân tộc trong một quốc gia có thể giao tiếp với nhiều ngôn ngữ khác nhau, có những ngôn ngữ được sử dụng chung với nhiều dân tộc Mỗi dân tộc sẽ có một ngôn ngữ, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp thống nhất để thể hiện đặc trưng của dân tộc đó.

Đây là tiêu chí cơ bản để phân biệt các tộc người khác nhau và là vấn để luôn được các dân tộc coi trọng giữ gìn Tuy nhiên, trong quá trình phát triển tộc người vì nhiều nguyên nhân khác nhau, có những tộc người không còn ngôn ngữ mẹ đẻ mà sử dụng ngôn ngữ khác làm công cụ giao tiếp.

Cộng đồng về văn hóa (Văn hóa bao gồm văn hóa vật thể và phi vật thể ở mỗi tộc người phản ánh truyền thống, lối sống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của tộc người đó ): Văn hóa là bản sắc riêng biệt của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác Văn hóa dân tộc mang đầy tính đa dạng theo dòng lịch sử, được thể hiện thông qua các phong tục tập quán, tín ngưỡng, thói quen và cách sống.

Tự giác nhận thức của dân tộc, tiêu chí quan trọng nhất để phân định một dân tộc, quyết định sự tồn tại và phát triển của từng tộc người.

Đặc trưng nổi bật là các tộc người luôn tự ý thức về nguồn gốc, tộc danh của dân tộc mình; đó còn là ý thức tự khẳng định sự tồn tại và phát triển của mỗi tộc người dù cho có những tác động làm thay đổi địa bàn cư trú, lãnh thổ, hay tác động ảnh hưởng của giao lưu kinh tế, văn hóa Sự hình thành và phát triển của ý thức tự giác tộc người liên quan trực tiếp đến các yếu tố của ý thức, tình cảm, tâm lý tộc người

=> Ba tiêu chí này tạo nên sự ổn định trong mỗi tộc người trong quá trình phát triển Đồng thời căn cứ vào ba tiêu chí này để xem xét và phân định các tộc người ở Việt Nam hiện nay.

Trong một quốc gia có nhiều tộc người, căn cứ vào số lượng của mỗi cộng đồng người ta phân thành tộc người đa số và tộc người thiểu số Cách gọi này không căn cứ vào trình độ phát triển của mỗi cộng đồng.

1.2 Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc.

5

Trang 8

Xu hướng thứ nhất là một cộng đồng muốn tách ra để hình thành cộng đồng dân tộc độc lập Nguyên nhân là các cộng đồng dân cư đó có sự trưởng thành về ý thức dân tộc, ý thức về quyền sống của mình.Trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa, ở các quốc gia gồm nhiều cộng đồng dân cư có nguồn gốc tộc người khác nhau Khi mà các tộc người đó có sự trưởng thành về ý thức dân tộc, ý thức về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư đó muốn tách ra thành lập các dân tộc độc lập Vì họ hiểu rằng, chỉ trong cộng đồng độc lập, họ mới có quyền quyết định vận mệnh của mình mà quyền cao nhất là quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển Trong thực tế, xu hướng này đã biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc, thành lập các quốc gia dân tộc độc lập Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản và vẫn còn tác động trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Vd: Và dân tộc Việt Nam là một trong những biểu hiện này, chúng ta bị bọn thực dân Pháp, Đế quốc, phát xít đến đô hộ; chúng ta cần ý thức được về tinh thần đoàn kết thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ dân tộc VN, độc lập chính quyền của dân tộc Việt Nam mà chúng ta đã đấu tranh giành lại

Xu hướng thứ hai, các dân tộc ở một hay thậm chí ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học, công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hóa đã làm xuất hiện nhu cầu xóa bỏ ngăn cách giữa các dân tộc xích lại gần nhau.

Hai xu hướng khách quan của phong trào dân tộc do V.I Lênin phát hiện đang phát huy tác dụng trong thời đại ngày nay với những biểu hiện rất phong phú và đa dạng.

* Xét trong phạm vi các quốc gia xã hội chủ nghĩa có nhiều dân tộc:

+ Xu hướng thứ nhất biểu hiện sự nỗ lực của từng dân tộc để đi tới sự tự chủ và phồn vinh của bản thân dân tộc mình

Ví dụ: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là cuộc cách mạng vĩ đại của lịch sử nước nhà dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước đã đoàn kết, anh dũng đứng lên đấu tranh đánh đổ hoàn toàn chế độ đô hộ, áp bức, bóc lột hàng trăm năm của bọn thực dân, phát xít, phong kiến đế lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mang lại nền độc lập tự do nước nhà, xây dựng đất nước vững bước đi lên CNXH + Xu hướng thứ hai tạo nên sự thúc đẩy mạnh mẽ để các dân tộc trong cộng đồng quốc gia xích lại gần nhau ở mức độ cao hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống.

Trang 9

Ví dụ: Do những yếu tố đặc thù của nền kinh tế trồng lúa nước, một kết cấu nông thôn bền chặt sớm xuất hiện để tạo ra một nền nông nghiệp, từ đó cùng nhau thúc đẩy và phát triển nền kinh tế và đến nay được xem là nền kinh tế chủ yếu của Việt Nam

=> Ở các quốc gia XHCN, hai xu hướng phát huy tác động cùng chiều, bổ sung, hỗ trợ cho nhau và diễn ra trong từng dân tộc, trong cả cộng đồng quốc gia và đến tất cả các quan hệ dân tộc Sự xích lại gần nhau trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa các dân tộc đi nhanh tới sự tự chủ và phồn vinh.

* Xét trên phạm vi thế giới, sự tác động của hai xu hướng khách quan thể hiện rất nổi bật Bởi vì:

+ Xu hướng thứ nhất : Thời đại ngày nay là thời đại các dân tộc bị áp bức đã vùng dậy, xoá bỏ ách đô hộ của chủ nghĩa đế quốc và giành lấy sự tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình, bao gồm quyền tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc, quyền bình đẳng với các dân tộc khác Đây là một trong những mục tiêu chính trị chủ yếu của thời đại – mục tiêu độc lập dân tộc.

Xu hướng này biểu hiện trong phong trào giải phóng dân tộc thành sức mạnh chống CNĐQ và chính sách của chủ nghĩa thực dân mới dưới mọi hình thức Xu hướng này cũng biểu hiện trong cuộc đấu tranh của các dân tộc nhỏ bé đang là nạn nhân của sự kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, đang bị coi là đối tượng của chính sách đồng hoá cưỡng bức ở nhiều nước tư bản.

Ví dụ: ta có thể thấy rõ xu hướng này được thể hiện trong các cuộc đấu tranh của các dân tộc nhỏ bé đang là nạn nhân của sự kì thị, phân biệt chủng tộc đang bị coi là đối tượng của chính sách đồng hóa cưỡng bức ở nhiều nước tư bản

+ Xu hướng thứ hai : Thời đại ngày nay còn có xu hướng các dân tộc muốn xích lại gần nhau để trở lại hợp nhất thành một quốc gia thống nhất theo nguyên trạng đã được hình thành trong lịch sử Xu hướng đó tạo nên sức hút các dân tộc vào các liên minh được hình thành trên những cơ sở lợi ích chung nhất định.

Ví dụ: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với mục tiêu đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và tăng cường hợp tác kinh tế đã được nhiều thành tựu to lớn, khẳng định vị thế của một tổ chức vững mạnh, liên kết sâu rộng và là đối tác quan trọng trong các mối quan hệ quốc tế

7

Trang 10

1.3 Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp; dựa vào kinh nghiệm của phong trào cách mạng thế giới và thực tiễn cách mạng Nga những năm đầu thế kỷ XX, Lênin đã khái quái Cương lĩnh dân tộc như sau: “Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại.”

Một là: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng

Đây là quyền thiêng liêng của mọi dân tộc, các dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Trong quan hệ xã hội cũng như trong quan hệ quốc tế, không một dân tộc nào có quyền đi áp bức, bóc lột dân tộc khác.

Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ và được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó việc phấn đấu khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản.

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc Để thực hiện được điều này, trước hết phải thủ tiêu tình trạng áp bức giai cấp, rồi từ đó xóa bỏ tình trạng áp bức dân tộc.

Hai là: Các dân tộc được quyền tự quyết.

Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh dân tộc mình, quyền tự quyết định chế độ chính trị – xã hội và con đường phát triển của dân tộc mình Quyền tự quyết bao gồm quyền tự do độc lập về chính trị tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập vì lợi ích của các dân tộc (chứ không phải vì mưu đồ và lợi ích của một nhóm người nào) và cũng bao gồm quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi để có đủ sức mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền và có thêm những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quốc gia - dân tộc.

Quyền tự quyết dân tộc bao gồm quyền tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập và quyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng Đối với quyền này mà nói, việc thực hiện phải xuất phát từ thực tiễn và phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích của giai cấp công nhân.

Trang 11

Tự quyết dân tộc không có nghĩa là các tộc người thiểu số trong một quốc gia được phép phân lập thành quốc gia độc lập.Nó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các âm mưu, thủ đoạn củacác thế lực phản động.

Ba là: Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc.

Liên hiệp công nhân các dân tộc phản ánh sự gắn bó chặt chẽ giữa tinh thần của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính; là nền tảng vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội Nội dung cũng được xem là giải pháp quan trọng để liên kết các nội dung của Cương lĩnh dân tộc thành một chỉnh thể Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc quy định mục tiêu hướng tới; quy định đường lối, phương pháp xem xét cách giải quyết quyền dân tộc tự quyết, quyền bình đẳng dân tộc Đồng thời, nó là yếu tố sức mạnh đảm bảo cho giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức chiến thắng kẻ thù của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động rộng rãi thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội Vì vậy, nội dung liên hiệp công nhân các dân tộc đóng vai trò liên kết cả ba nội dung của cương lĩnh thành một chỉnh thể Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc là sự thể hiện thực tế tinh thần yêu nước mà thời đại ngày nay đã trở thành sức mạnh cực kỳ to lớn Nội dung đó phù hợp với tinh thần quốc tế chân chính đang lên tiếng kêu gọi các dân tộc, quốc gia xích lại gần nhau.

Chương 2 LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN

2.1 Đặc điểm dân tộc Việt Nam

- Theo thống kê hiện nay có hơn 3.000 dân tộc anh em sinh sống ở khắp các khuvực trên thế giới Việt Nam là một quốc gia thống nhất có chủ quyền với 54 dân tộc anh em Kinh là dân tộc đa số chiếm 87% dân số cả nước còn lại là các dân tộc thiểusố khác như Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông,… trải dài trên cả nước Nhiều ý kiến đã được đưa ra về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam Theo đó, có ý kiến cho rằng nguồn gốc dân tộc của chúng ta là từ Trung Quốc hoặc Tây Tạng, những người khác cho rằng nguồn gốc chính là từ các dân tộc bản địa Việt Nam.Tuy nhiên, theo nghiên cứu gần đây, xét sự hình thành các tộc người Việt trong sự hình 9

Ngày đăng: 09/04/2024, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN