Nội dung chính của quan điểm toàn diện: Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trên nhiềumặt, nhiều mối quan hệ của nó.. Thực hiện điều này sẽ giúp cho chúng tatr
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT TPHCM
KHOA KINH TẾ
BÁO CÁO TÊN ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀ QUAN
ĐIỂM PHÁT TRIỂN ĐỂ PHÂN TÍCH CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID TẠI TP.HCM VÀ RÚT RA KINH NGHIỆM
GVHD: Nguyễn Thị Kim Chung SVTH: Phan Đỗ Linh Giang Lớp: K21403C Năm học: 2021
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
(Kí và ghi rõ họ, tên) (Kí và ghi rõ họ, tên)
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn và sự tri ân sâu sắc đối với giảng viên vì đã tạo điều kiện cho chúng em có cơ hội tìm hiểu cũng như tích lũy kiến thức
về môn Triết học Mác - Lênin Và chúng em cũng xin chân thành cảm ơn thầy đã hướng dẫn, định hướng chúng em hoàn thiện bài tiểu luận này
Trong quá trình làm bài tiểu luận, khó tránh khỏi sai sót, rất mong cô có thể
bỏ qua cho Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô để chúng em có thể học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn ở những bài tiểu luận tiếp theo
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 5 NỘI DUNG 7
CHƯƠNG I: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀO CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID TẠI TPHCM
1 Các khái niệm
1.1 Khái niệm về quan điểm toàn diên
1.2 Khái niệm vầ quan điểm phát triển
1.3 Khái niệm về quan điểm lịch sử cụ thể
2 Mối quan hệ giữa quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Đại dịch COVID-19 đã và đang đe dọa nghiêm trọng an toàn và sức khỏe của nhân dân ta Xã hội bị xáo trộn, kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt
là với những người dân nghèo Rất nhiều gia đình đã mất việc làm, hoặc thu nhập rơi vào tình trạng hết sức bấp bênh… Đặc biệt hiện nay, Việt Nam bước vào một giai đoạn đầy thách thức khi dịch bệnh bùng phát trở lại với cường độ mạnh hơn, tốc độ lây nhiễm của chủng mới tăng gấp nhiều lần Sau những thành công ở những giai đoạn đầu, trong những ngày vừa qua, chúng ta ghi nhận hàng trăm rồi đến hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày Đợt bùng phát dịch bệnh lần này rất nguy hiểm do chủng virus mới đang lây lan rất nhanh
Nhưng chính trong thời điểm này, chúng ta tiếp tục được chứng kiến một Việt Nam đồng sức, đồng lòng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, sát sao
và kịp thời của Ðảng, Chính phủ Mỗi địa phương, tổ chức, cá nhân đều có những cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tế để nỗ lực cùng nhau vượt qua và quyết tâm chiến thắng đại dịch
Đoàn kết thống nhất phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc
Ngay từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh để sớm kêu gọi nhân dân đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể đẩy lùi dịch bệnh
Ngày 30/3/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Trong Lời kêu gọi, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã viết: “Với tinh thần coi sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết, tôi kêu gọi toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Mỗi người dân Việt Nam đang là một chiến sĩ; mỗi phường xã, thôn, bản, tổ dân phố, thậm chí mỗi gia đình là một pháo đài trên mặt trận phòng, chống dịch COVID-19”
Hưởng ứng lời kêu gọi của Ðảng, Nhà nước, Chính phủ, hàng trăm nghìn
cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, dù bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch bệnh, nhưng vẫn sẵn sàng ủng hộ hàng nghìn tỷ đồng đóng góp vào Quỹ vaccine
Trang 6phòng chống COVID-19 Không chỉ ở trong nước, đông đảo người Việt Nam ở nước ngoài cũng luôn hướng về Tổ quốc, sẵn sàng góp sức, chung tay cùng quê hương đối phó với dịch bệnh
Trên tuyến đầu, hàng chục nghìn cán bộ, nhân viên y tế, các chiến sĩ quân đội không quản khó khăn, nguy hiểm đi vào những vùng tâm dịch để cứu, chữa cho người dân, tiêu biểu như: hơn 200 cán bộ y tế tỉnh Quảng Ninh lên đường giúp Bắc Giang chống dịch; Bộ Y tế đã cử hơn 400 nhân lực y tế khác để hỗ trợ Bắc Giang triển khai tiêm chủng và lấy mẫu xét nghiệm Ở
cơ sở, lực lượng công an cùng hệ thống chính trị tăng cường chốt chặn kiểm soát vùng dịch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch
Có thể thấy rằng với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã sớm kêu gọi nhân dân quyết liệt, đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể, quyết tâm cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh Từ đó, đã huy động được sức mạnh hưởng ứng, chung tay của mỗi người dân, mỗi cá nhân trong phòng, chống dịch Chúng ta càng thấy ý nghĩa sâu sắc và giá trị nhân văn lớn lao từ những quyết sách của Đảng và Chính phủ, từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các bộ, ngành chức năng và nhân dân… Trong khó khăn, thử thách, những phẩm chất tốt đẹp của người Việt càng tỏa sáng hơn bao giờ hết Và những phẩm chất ấy sẽ càng củng cố quyết tâm của chúng ta chiến đấu chiến thắng đại dịch
Để hiểu rõ hơn về cuộc chiến đấu chống dịch của người dân TP.HCM hiện nay, em đã chọn đề tài thảo luận “ Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển để phân tích cuộc chiến đấu chống đại dịch Covid tại TPHCM và rút ra kinh nghiệm”
Mục đích nghiêm cứu: đề tài nhằm phân tích, làm rõ cơ sở, vận dụng
được những tri thức triết học đã được dạy, được nghiên cứu cũng như hiểu biết của bản thân vào việc giải quyết vấn đề triết học (đề tài triết học) một cách tương đối hoàn chỉnh
Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành tốt bài tiểu luận, đòi hỏi chúng
ta cần hoàn thành những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể sau:
Trình bày một cách có hệ thống, bài bản những tư tưởng của triết học Mác - Lênin có liên quan đến đề tài tiểu luận đã chọn
Biết cách vận dụng những cơ sở lý luận khoa học để phân tích, lý giải những vấn đề cấp thiết của thực tiễn đặt ra Đặc biệt là những vấn đề nổi trội trong xã hội, kinh tế, chính trị của nước ta hiện nay
Đề ra các phương hướng và giải pháp, kiến nghị nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đang diễn ra có sự liên quan đến đề tài
Trang 7Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài
gồm 2 chương, 8 tiểu tiết
NỘI DUNG CHƯƠNG I: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀO CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID TẠI TPHCM.
1.Các khái niệm.
1.1 Khái niệm về quan điểm toàn diện.
Quan điểm toàn diện là quan điểm khi nghiên cứu và xem xét sự vật phải quan tâm đến tất cả các yếu tố, các mặt kể cả khâu gián tiếp hay trung gian
có liên quan đến sự vật
Điều này xuất phát từ mối liên hệ nằm trong nguyên lý phổ biến của các hiện tượng và sự vật trên thế giới Phải có quan điểm toàn diện vì bất cứ mối quan hệ nào cũng tồn tại sự vật Và không có bất cứ sự vật nào tồn tại riêng biệt, cô lập, độc lập với các sự vật khác
Nội dung chính của quan điểm toàn diện:
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trên nhiều mặt, nhiều mối quan hệ của nó Thực hiện điều này sẽ giúp cho chúng ta tránh được hoặc hạn chế được sự phiến diện, siêu hình, máy móc, một chiều trong nhận thức cũng như trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, nhờ đó tạo ra khả năng nhận thức đúng được sự vật như nó vốn có trong thực tế và xử lý chính xác, có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn
Ví dụ: khi phân tích bất cứ một đối tượng nào, chúng ta cũng cần vận dụng
lý thuyết hệ thống, tức là: xem xét nó được cấu thành nên từ những yếu tố,
bộ phận nào với những mối quan hệ ràng buộc và tương tác nào, từ đó có thể phát hiện ra thuộc tính chung của hệ thống vốn không có ở mỗi yếu tố (thuộc tính “trời”); mặt khác, cũng cần phải xem xét sự vật ấy trong tính
mở của nó, tức là xem xét nó trong mối quan hệ với các hệ thống khác, với các yếu tố tạo thành môi trường vận động, phát triển của nó
Phương pháp luận của quan điểm toàn diện:
Trang 8Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện
Theo quan điểm phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì mối liên hệ giữa sự phát triển và sự phổ biến dùng để cải tạo hiện thực và nhận thức Đây cũng chính là cơ sở lý luận và phương pháp luận của quan điểm toàn diện Mọi sự vật, sự việc trên đời đều tồn tại song song các mối quan hệ phong phú và đa dạng
Khi nhận thức về hiện tượng, sự vật, sự việc trong cuộc sống chúng ta cần xem xét đến quan điểm toàn diện Xem xét đến mối liên hệ của sự vật này với sự vật khác nhằm tránh quan điểm phiến diện Từ đó tránh được việc phán xét con người hay sự việc một cách chủ quan Không suy xét kỹ lưỡng mà đã vội kết luận về tính quy luật hay bản chất của chúng
Yêu cầu của quan điểm toàn diện:
Theo quan điểm toàn diện, con người cần nhận thức sự vật qua mối quan
hệ qua lại Mối quan hệ này có thể là giữa các yếu tố, các bộ phận, giữa sự vật này với sự vật khác, giữa mối liên hệ trực tiếp với gián tiếp Chỉ khi chúng ta nhìn nhận qua quan điểm toàn diện thì mới có thể đưa ra các nhận thức đúng đắn
Không những thế quan điểm toàn diện còn đòi hỏi con người phải chú ý và biết phân biệt từng mối liên hệ Cụ thể hơn đó là các mối quan hệ chủ yếu với tất yếu, mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ về bản chất Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể hiểu rõ được bản chất của sự việc Bên cạnh đó quan điểm toàn diện còn đòi hỏi con người nắm bắt được khuynh hướng phát triển của sự vật trong tương lai Cũng như hiểu rõ về hiện tại đang tồn tại của sự vật Con người cần nhận biết được sự biến đổi
kể cả biến đổi đi lên hay các biến đổi đi xuống
Ví dụ quan điểm toàn diện: Khi bạn nhận xét về một người nào đó thì không thể có cái nhìn phiến diện ở vẻ bên ngoài Cần chú ý đến các yếu tố khác như bản chất con người, các mối quan hệ của người này với người khác, cách cư xử cũng như việc làm trong quá khứ và hiện tại Chỉ khi hiểu hết về người đó bạn mới có thể đưa ra các nhận xét
Ví dụ quan điểm toàn diện:
Trong công cuộc đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam không những chú ý đến mối liên hệ nội tại mà còn chú đến mối liên hệ giữa sự vật này với sự vật khác Hơn 20 năm đổi mới Đảng ta đã sử dụng đồng bộ các phương tiện
Trang 9cũng như biện pháp khác nhau để mang lại hiệu quả đổi mới cao nhất Không những cần vận dụng được nguồn lực đất nước mà còn cần tranh thủ
sự giúp đỡ của các nước khác Vừa tận dụng được yếu tố chủ quan vừa tận dụng được yếu tố khách quan từ bên ngoài
Quan điểm toàn diện là gì?.
Một ví dụ cho quan điểm toàn diện nữa chính là trong học tập Một cá nhân để đạt được kết quả tốt trong học tập cần đến nhiều yếu tố khách quan
và chủ quan tác động Bạn không những cần đến nỗ lực và trí tuệ của bản thân mà còn cần học thêm các kiến thức từ sách vở và cuộc sống Kiến thức cần bồi đắp từ cả lý thuyết và thực tiễn thì mới có thể trở nên hoàn thiện Một cá nhân không thể toàn diện nếu chỉ học tập tốt mà còn cần đến lao động tốt và sống tốt
1.2 Khái niệm về quan điểm phát triển:
Có nhiều quan điểm về ” phát triển”, theo đó:
– Theo quan niệm biện chứng sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao Quá trình đó diễn ra dần dần, nhảy vọt đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ, không phải lúc nào sự phát triển cũng diễn ra theo đường thẳng, mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có những bước lùi tạm thời Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kì sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn Quan điểm biện chứng cũng khẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật
– Theo quan điểm siêu hình phát triển chỉ là sự tăng lên, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật; hoặc nếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới Những người theo quan điểm siêu hình xem sự phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục, không có bước quanh có, phức tạp
Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng
cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới
Trang 10Tính chất của phương pháp luận
Theo quan điểm duy vật biện chứng, phát triển có 4 tính chất cơ bản: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú
– Tính khách quan của sự phát triển được biểu hiện trong nguồn gốc của
sự vận động và phát triển Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân của sự vật, hiện tượng là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiên tượng đó Tính chất này là thuộc tính tất yếu không phụ thuộc vào ý thức con người
Ví dụ: Hạt lúa, hạt đầu khi có nước, đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù không có con người nhưng nó vẫn phát triển
– Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong một lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật và hiện tượng trong quá trình, mọi giai đoạn của sự vật hiện tượng đó Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời phù hợp với quy luật khách quan
+ Trong tự nhiên : Tăng cường khả năng thích nghi cơ thể trước sự biến đổi của môi trường
Ví dụ: Người ở Miền Nam ra công tác làm việc ở Bắc thời gian đầu với khí hậu thay đổi họ sẽ khó chịu nhưng dần họ quen và thích nghi
+ Trong xã hội: Nâng cao năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, tiến tới mức độ ngày càng cao trong sự nghiệp giải phóng con người
Ví dụ: Mức sống của dân cư xã hội sau lúc nào cũng cao hơn so với xã hội trước
+ Trong tư duy : Khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn
Ví dụ: Trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao so với trước đây – Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển
là khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng song mỗi sự vật hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau, tồn tại ở những thời gian, không gian khác nhau, chịu những ảnh hưởng khác nhau và sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng quá trình phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời