Phải kể đến bắt đầu từ cuộc thắng lợicủa Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộnghòa, tiếp đến là những chiến công của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc v
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
-LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUAN ĐIỂM VỀ Ý KIẾN Ở VIỆN NAM CẦN THỰC HIỆN CHẾ
ĐỘ ĐA ĐẢNG LÃNH ĐẠO
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Phan Khánh Bằng
Mã lớp học phần: 232DL0616
Nhóm: 1Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2024
THÀNH VIÊN NHÓM
Trang 2Trần Nguyễn Thanh Kiều K224010025
Trang 3
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Ảnh minh họa về tư bản chủ nghĩa ………7
Hình 2: Một số hình ảnh về Cách mạng Tháng Mười Nga………10
Hình 3: Người dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc………13
Hình 4: Phong trào Cần Vương (1885-1896) 15
Hình 5: Phan Bội và Phan Châu Trinh 16
Hình 6: Christian Wolff (1679-1754) 20
Hình 7: Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) 21
Hình 8: Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam ở Hồng Kông do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì mùa Xuân năm 1930 21
Trang 4MỤC LỤC
I PHÂN TÍCH, CHỨNG MINH SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG LÀ TẤT YẾU
KHÁCH QUAN 6
1 Tình hình thế giới cuối thế kỉ XIX-XX tác động đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam 6
1.1.Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản 6
1.2 Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lenin 7
1.3 Tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản 9
2 Hoàn cảnh trong nước 11
2.1 Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp 11
2.1.1 Chính sách cai trị của thực dân Pháp 11
2.1.2.Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam 13
2.2 Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX 15
2.3 Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản 17
2.3.1 Sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản 17
2.3.2 Sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam 18
II QUAN ĐIỂM VỀ Ý KIẾN CHO RẰNG Ở VIỆT NAM CẦN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ĐẢNG LÃNH ĐẠO 19
Trang 5MỞ ĐẦU
Lịch sử dân tộc Việt Nam sôi nổi, hào hùng và vẻ vang nhất kể từ khi có Đảng Từkhi có Đảng, dân tộc ta đã tiếp tục giành được những thắng lợi mang tầm vóc quantrọng của dân tộc và thời đại sâu sắc, có chiều sâu và thể hiện những bước tiếnnhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc Phải kể đến bắt đầu từ cuộc thắng lợicủa Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộnghòa, tiếp đến là những chiến công của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vàbảo vệ Tổ quốc và cho đến nay chúng ta cũng khẳng định rằng công cuộc đổi mớiđất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được những thắng lợi to lớn “có ýnghĩa lịch sử sâu sắc” Tất cả những thắng lợi đó của các dân tộc không thể phủnhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam là kết quả của quá trình vận động quy luậtkết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố: Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào côngnhân và phong trào yêu nước Việt Nam Chủ nghĩa Mác – Lênin về Đảng Cộng sản
đã chỉ ra quy luật ra đời, tồn tại, phát triển của Đảng là chủ nghĩa xã hội khoa họckết hợp với phong trào công nhân Đối với nước ta lúc bấy giờ là một nước thuộcđịa nửa phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, giai cấp công nhân còn nhỏ bé,phong trào công nhân phát triển, phong trào yêu nước mạnh mẽ Nguyễn Ái Quốc– Hồ Chí Minh nhận thấy: Để thành lập Đảng phải làm cho phong trào công nhân
và phong trào yêu nước chuyển biến về chất và phải được chủ nghĩa Mác – Lêninsoi sáng, các yếu tố đó phải được kết hợp với nhau Người đã tích cực thực hiện vàthực hiện thành công điều đó, dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vàongày 03/02/1930
Sứ mệnh lịch sử đó là tất yếu, không ai, không một lực lượng nào có thể thay thế
và sự ra đời của Đảng là đòi hỏi khách quan của thực tế lịch sử lúc bấy giờ, khôngphải tự nhiên mà có, cũng không phải muốn là được Đảng ra đời đáp ứng được
Trang 6khát vọng lớn lao của toàn thể dân tộc, xóa tan màn đêm đen tối, soi đường dẫn lốicho nhân dân ta vững bước tiến lên con đường thắng lợi trong cuộc cách mạngphản đế, phản phong.
Trang 7I PHÂN TÍCH, CHỨNG MINH SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG LÀ TẤT YẾU KHÁCH QUAN
1 Tình hình thế giới cuối thế kỉ XIX - XX tác động đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
1.1 Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản
Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phương tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự
do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa) Nền kinh tếhàng hóa phát triển mạnh đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường, đó chính là nguyênnhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia châu Á, châuPhi và Mỹ La Tinh, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hànghóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của cácnước đế quốc Từ đó, mâu thuẫn giữa các đế quốc với các dân tộc thuộc địa diễn ragây gắt Mâu thuẫn này là ngọn nguồn của tính tất yếu của cách mạng vô sản, lànguyên nhân của sự biến chuyển cách mạng thế giới đến cách mạng vô sản và cáchmạng xã hội chủ nghĩa Cùng với mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi nước tư bảnthì thời điểm này cũng xuất hiện mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau do tranhgiành thuộc địa, phân chia thị trường và phạm vi ảnh hưởng của mình Đây lànguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) Hơn hết
là ách thống trị và bóc lột tàn bạo của bè lũ các nước theo chủ nghĩa đế quốc khiếncho mâu thuẫn giữa các thuộc địa với các nước đế quốc thực dân ngày càng gay gắt
và trở thành vấn đề mang tính thời đại lúc bấy giờ Trước bối cảnh đó, nhân dâncác dân tộc bị áp bức đã đứng lên đấu tranh tự giải phóng khỏi ách thực dân đếquốc, tạo thành phong trào giải phóng dân tộc mạnh mẽ, rộng khắp, đặc biệt là ởchâu Á Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á đầu thế kỉ XX tác độngrất lớn đến phong trào yêu nước Việt Nam
Trang 8Hình 1: Ảnh minh họa về tư bản chủ nghĩa
1.2 Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin
Vào khoảng giữa thế kỉ XIX, khi các phong trào đấu tranh chống tư bản của giaicấp công nhân phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có một hệ thống lí luận tư tưởngcủa riêng giai cấp công nhân Đáp ứng nhu cầu ấy, chủ nghĩa Mác ra đời, sau đượcphát triển thành chủ nghĩa Mác – Lênin Sự kế thừa và đóng góp phát triển chủnghĩa Mác của Lênin thể hiện qua các luận điểm chính sau:
Thứ nhất, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lênin nhấn mạnh rằng,
Đảng luôn luôn giữ vai trò lãnh đạo trong hệ thống chính trị chuyên chính của giaicấp vô sản Thiếu đi vai trò thiêng liêng và cao quý ấy của Đảng, cuộc đấu tranhcách mạng của quần chúng nhân dân lao động nói riêng và của giai cấp vô sản nóichung chắc chắn sẽ không thể thành công
Trang 9Thứ hai, về vấn đề thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa, Lênin khẳng định rằng, bộ
máy nhà nước phải do giai cấp vô sản đứng đầu và trực tiếp điều hành là tiên quyết
để xây dựng chủ nghĩa xã hội
Thứ ba, khi tiến hành xây dựng chế độ mới, xã hội chủ nghĩa, phải tập hợp toàn bộ
lực lượng quần chúng nhân dân
Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là lý luận cách mạng không ngừng đã chỉ
ra con đường giải phóng cho các dân tộc thuộc địa như Việt Nam, đó là phải tiếnhành một cuộc cách mạng theo con đường cách mạng vô sản Đồng thời, V.I Lênin
đã từng tuyên bố: “Hãy cho chúng tôi một tổ chức những người cách mạng, chúngtôi sẽ đảo lộn nước Nga” Tổ chức những người cách mạng mà Lênin nói đến đó là
“một đảng kiểu mới, thực sự cách mạng và thực sự cộng sản" Bởi theo Người “chỉ
có Đảng Cộng sản, nếu nó thực sự là đội tiền phong của giai cấp cách mạng, nếu
nó bao gồm tất cả những đại biểu ưu tú nhất của giai cấp đó, nếu nó gồm tất cảnhững chiến sĩ cộng sản hoàn toàn có ý thức và trung thành, có học vấn và được tôiluyện bằng kinh nghiệm đấu tranh cách mạng bền bỉ; nếu nó biết gắn liền toàn bộvới cuộc sống của giai cấp mình và thông qua giai cấp đó, gắn liền với tất cả quầnchúng bị bóc lột và biết làm cho giai cấp và quần chúng đó tin tưởng hoàn toàn vàomình.”
Tiếp thu những lý tưởng mang hàm ý sâu sắc từ V.I Lê-nin và học tập những điểmmạnh của Cách mạng Tháng Mười Nga, nhưng người thanh niên cộng sản Nguyễn
Ái Quốc không sao chép hoàn toàn mà Người tiếp thu những tinh hoa tinh túy nhấtcủa chủ nghĩa, đồng thời thêm thắt và sửa đổi sao cho hợp với tình hình nước ta lúcbấy giờ Chủ tịch Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa Mác - Lê-nin là “cẩm nang thần kỳ”nhưng Người chưa từng quá lạm dụng nó mà thậm chí còn luôn luôn nhấn mạnhrằng cần phải vận dụng một cách sáng tạo cái "cẩm nang thần kỳ" đó Bác đã
Trang 10truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin thông qua báo chí và thông qua cả việc viết sách,các tác phẩm tiêu biểu của Bác như “Bản án chế độ thực dân Pháp” “Con rồng,
tre”, “Đường Kách mệnh”, Và kể từ khi những tài liệu về chủ nghĩa Mác –Lênin lan truyền rộng rãi trong xã hội Việt Nam, những phong trào yêu nước cùngvới phong trào công nhân bắt đầu nhen nhóm và phát triển mạnh mẽ theo hướngcách mạng vô sản và từ đó, các tổ chức cộng sản ở Việt Nam lần lượt ra đời
1.3 Tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản
Bôn-sê-vích, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã đứng lên lật đổ chế
độ Sa hoàng, lập nên nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới, mở ra một thời đạimới trong lịch sử phát triển của nhân loại Cách mạng thành công đã thức tỉnh cácdân tộc đang đấu tranh giải phóng và những tư tưởng cách mạng cấp tiến dội vàocác nước thuộc địa Cùng với đó đã dẫn đến sự ra đời của nước Nga xô-viết và tiếp
định vai trò lãnh đạo của Đảng vô sản đối với phong trào đấu tranh giải phóng dântộc, là một tấm gương sáng đối với các quốc gia bị bóc lột trong đó có Việt Nam,
từ đó cổ vũ phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản trên toàn thế giới,làm thay đổi hoàn toàn cục diện thế giới cũng như vận mệnh của nhiều quốc gia,dân tộc Sự kiện Cách mạng Tháng Mười Nga đã tác động to lớn tới lãnh tụNguyễn Ái Quốc và Người đã khẳng định rằng cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga
là cuộc cách mạng triệt để nhất bởi vì sau cách mạng đã giải phóng hoàn toàn giaicấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc ra khỏi ách áp bức
Trang 11Hình 2: Một số hình ảnh về Cách mạng Tháng Mười Nga
Cuộc cách mạng Tháng Mười Nga 1917 thắng lợi đã cổ vũ mạnh mẽ phong tràođấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới, nhưng nhìnchung hầu hết đều thất bại Điều đó chứng tỏ rằng phong trào đấu tranh của giaicấp công nhân và nhân dân lao động đang đứng trước một sự bế tắc về đường lốicách mạng Xuất phát từ tình hình trên, V.I Lênin và Đảng Bôn-sê-vích Nga nhậnthấy phải có một tổ chức quốc tế đứng ra lãnh đạo, tập trung sức mạnh của phongtrào ở tất cả các quốc gia, dân tộc Tháng 3 - 1919, Quốc tế Cộng sản (hay Quốc tếIII), trung tâm lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới được thành lập, đã đánh dấumột giai đoạn mới của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế "Lần đầu tiêntrong lịch sử, quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ sự đoàn kết tất yếu, liên minh chiến đấugiữa giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa đang rên xiết dưới ách thống trị thựcdân" Tháng 7 - 1920, V.I Lênin đã gửi tới các Đảng Cộng sản Sơ thảo lần thứ nhấtnhững luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa Tại Pháp, Nguyễn ÁiQuốc đã được đọc và tìm thấy ở bản Luận cương của Lênin con đường cứu nước,giải phóng dân tộc Việt Nam Quốc tế Cộng sản đã vạch đường hướng chiến lượccho cách mạng vô sản, vạch ra cương lĩnh chính trị, phương hướng đấu tranh giảiphóng các dân tộc thuộc địa trên lập trường cách mạng vô sản, truyền bá chủ nghĩaMác - Lênin vào Việt Nam, đào tạo đội ngũ cán bộ cốt cán của cách mạng vô sản
Trang 12như Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Lê Hồng Phong, tạo tiền đề quan trọng cho quátrình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
2 Hoàn cảnh trong nước
2.1 Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp
2.1.1 Chính sách cai trị của thực dân Pháp
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam Sau khi tạm thời dập tắtđược các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp lập ra chế độ thốngtrị tàn bạo, thi hành các chính sách cai trị chuyên chế, biến giai cấp tư sản mại bản
và địa chủ phong kiến thành tay sai đắc lực Chúng thực hiện chính sách đàn áp,khủng bố hết sức dã man, tàn bạo, chia rẽ dân tộc, tôn giáo
Về chính trị: Pháp thi hành chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội,
đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn Đây là một chính sách chuyênchế điển hình, chúng đàn áp đẫm máu các phong trào và hành động yêu nước củangười dân, mọi quyền tự do bị cấm Chúng chia rẽ Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ,Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng
Về kinh tế: Thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ trong việc bóc lột kinh tế
đối với nhân dân Việt Nam
Trong lĩnh vực nông nghiệp, ngay khi mới chiếm được 3 tỉnh Đông Nam Bộ, Pháp
đã ban hành nghị định ngày 30/3/1865, quy định Thống đốc Nam Kỳ có quyền cho
và bán những ruộng đất của nông dân bỏ hoang hóa ở ngoại ô Sài Gòn do họ phảiphiêu tán đi nơi khác trong chiến tranh Sau khi đặt được ách thống trị trên toàn cõiViệt Nam, thì chính phủ Pháp có toàn quyền cấp, nhượng hoặc bán các đất gọi là
“vô chủ” cho người Pháp có nguyện vọng kinh doanh trong nông nghiệp Chínhsách ruộng đất mang tính chất cướp đoạt bằng bạo lực này đã phá vỡ cơ sở của chế
Trang 13tạo điều kiện cho sự phát triển sở hữu tư nhân lớn về ruộng đất của các địa chủ cảngười Pháp và người Việt
Trong lĩnh vực công nghiệp, chính sách của chính phủ thuộc địa là tạo điều kiện
cho tư bản Pháp đầu tư khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam đểcung cấp cho công nghiệp của chính quốc Phát triển ở thuộc địa những ngànhcông nghiệp sử dụng nguồn lao động và nguyên liệu rẻ, đem lại lợi nhuận lớnnhưng không được cạnh tranh với công nghiệp ở chính quốc Pháp
Trong lĩnh vực thương mại, chính quyền thực dân Pháp đã thi hành chính sách bóc
lột và vơ vt của cải các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam thông qua hệ thốngcác sắc thuế hết sức vô l và tàn bạo Các loại thuế được thu và phân chia theo 2 loạingân sách: Ngân sách Đông Dương (chủ yếu là thuế quan, thuế rượu, thuế thuốcphiện, thuế muối, ) và ngân sách địa phương gồm các xứ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ,Nam Kỳ) và các tỉnh (chủ yếu là thuế thân, thuế ruộng đất, thuế lao dịch, )
Trong lĩnh vực tiền tệ, Pháp thực hiện chính sách “Liên hợp tiền tệ” chính sách này
quy định cho tiền phrăng (franc) của Pháp có thể lưu hành hợp pháp ở Việt Nam,cho thành lập ngân hàng Đông Dương, nắm độc quyền phát hành giấy bạc và gắnđồng Đông Dương vào khu vực tiền franc làm bản vị Chính sách này làm cho tưbản Pháp nhanh chóng chiếm độc quyền kinh doanh trên thị trường tài chính tiền
tệ, đầu cơ thu lợi nhuận lớn và làm cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộcsâu sắc vào nền kinh tế Pháp
Về văn hóa: Thực dân Pháp tiến hành chính sách ngu dân, chúng bưng bít, ngăn
cản ảnh hưởng của văn hóa tiến bộ trên Thế giới, khuyến khích văn hóa độc hại,xuyên tạc lịch sử, giá trị văn hóa Việt Nam và dung tính, duy trì các hủ tục hủ lạc
Trang 14Hình 3: Người dân Việt Nam dưới thời kì Pháp thuộc
2.1.2 Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam
Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thựcdân, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc
Xã hội nước ta lúc bấy giờ phân làm 5 giai cấp: địa chủ, tiểu tư sản, nông dân,công nhân, tư sản
Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nông dân.
Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hóa Một bộ phận địachủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Phápdưới các hình thức và mức độ khác nhau
Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, bị thực dân
và
phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề Tình cảnh bần cùng khốn khổ của gia cấpnông dân Việt Nam đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc đấu tranh giành lạiruộng đất và quyền sống tự do