1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tính tất yếu của thời kỳ quá độ

20 620 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 198 KB

Nội dung

Vì vậy, mục đích trực tiếp của thuế lương thực là một trong những “biện pháp cấp tốc cương quyết nhất, cấp thiết nhất để cải thiện đời sống của người nông dân và nâng cao lực lượng sản x

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÊNIN

1 Ba đặc điểm đầu của CNTB Độc Quyền

- Vị trí (nằm trong những tác phẩm nào?): “ Chủ nghĩa Đế quốc – giai đoạn tột cùng của Chủ Nghĩa Tư

Bản”

2 Tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ

- Vị trí (nằm trong những tác phẩm nào?): “Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản”.

3 Các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ

- Vị trí (nằm trong những tác phẩm nào?) “Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản”.

4 Chính sách kinh tế mới của Lênin

- Vị trí (nằm trong những tác phẩm nào?) “Chính sách kinh tế mới (NEP)”

- Vị trí (nằm trong những tác phẩm nào?) “Tác phẩm: Bàn về thuế lương thực”

- Vị trí (nằm trong những tác phẩm nào?) “Tác phẩm: Bàn về chế độ hợp tác xã”

A) Phân tích tính tất yếu của thòi kỳ quá độ

1 vị trí : vấn đề thời kỳ quá độ được Lê Ninh nghiên cứu trong tác phẩm “ kinh tế và chính trị trong thời đại

chuyên chính vô sản và tác phẩm “nhà nước và cách mạng , những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xô viết, về bệnh ấu trĩ tả khuynh và tính tiểu tư sản, tác phẩm sáng kiến vĩ đại”

Phương pháp nghiên cứu được Lênin đi từ trừu tượng hoá đến cụ thể.

đối tượng nghiên cứu: thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Nội dung: thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ chuyển biến cách mang từ xã

hội nọ sang xã hội kia, là thời kỳ đấu tranh quyết liệt giữa một bên các thế lực tư bản chủ nghĩa và tiểu tư sản đã bị lật đổ nhưng còn thế lực mạnh về kinh tế , với một bên là chủ nghĩa xã hội mới ra đời còn non yếu Đây là cuộc đấu tranh phức tạp lâu dài nhưng thắng lợi cuối cùng sẽ thuộc về chủ nghĩa xã hội Vì chính quyền nhà nước vô sản đưa ra và thực hiện đuơc một kiểu tổ chức cao hơn và có năng xuất lao động xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản

Trong tác phẩm: “ phê phán cương lĩnh Gô-ta”, Mác mới mô tả những nét bản chất nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như một điều tiên đoán Mác xác định : “ cái xã hội mà chúng ta đang nói ở đây là xã hội cộng sản, nhưng không phải là xã hội cộng sản đã phát triển trên những cơ sở của chính nó, mà trái lại,

là một xã hội cộng sản vừa thoát thai từ xã hội tư bản; do đó là một xã hội về phương diện kinh tế đạo đức trí tuệ , xã hội còn mang những dấu vết của cái xã hội cũ đã đẻ ra nó

Phát triển tư tưởng của Mác, Lênin khẳng định sự tồn tại của thời kỳ quá độ: “ về lý luận, không thể nghi nghờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản có một thời kỳ quá độ nhất định” Theo

Trang 2

Lênin, sự cần thiết khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là do đặc điểm ra đời phát triển của phương thức cộng sản chủ nghĩa và cách mạng vô sản quy định thứ nhất, cách mạng vô sản khác với cách mạng tư sản trước đây do quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, còn quan hệ sản xuất xã hội dựa trên chế dộ về công hữu về tư liệu sản xuất nên chủ nghĩa xã hội không thể ra đời trong lòng chủ nghĩa tư bản phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ ra đời sau khi cách mạng vô sản thành công thứ hai, sự phát triển của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa là một quá trình lâu dài để phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng xuất lao động, xây dựng chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa, xây dựng kiểu tổ chức xã hội mới cần phải có thời gian, đó là thời kỳ quá độ

Thời kỳ quá độ không phải là riêng có đối với nước Nga hoặc mỗi quốc gia nào đó, mà là tất yếu khách quan đối với bất kỳ nước nào Nhưng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, tương quan lực lượng giai cấp ở trong nước

và trên trường quốc tế quyết định độ dài của thời kỳ quá độ cũng như những đặc điểm của việc thực hiện các quy luật chủ yếu của thời kỳ quá độ

B) Đặc điểm của thời kỳ quá độ( tài liệu của thuý)

5 thuế lương thực

vị trí: vấn đề thuế lương thực được Lênin đề cập trong tác phẩm bàn về thuế lương thực

phương pháp nghiên cứu: cụ thể hoá

Đối tượng nghiên cứu: vấn đề thuế lương thực

Nội dung:

Lênin cho rằng con đường để giải thoát khỏi cuộc khủng hoảng sau chiến tranh chỉ có thể là chính sách kinh

tế mới, đó là chính sách chấm dứt khủng hoảng dựa trên cơ sở tạo lập liên minh kinh tế giữa giai câp công nhân với nông dân lao dộng Người chủ chương lây trao đổi hàng hoá làm “ đòn xeo” cho chính sách kinh tế mới những năm chiến tranh, nông nghiệp bị phá hoại nặng nề do đó trao đổi nông nghiệp và công nghiệp không thể trao đổi và phát triển được Việc thực hiện thuế lương thực, cho phép tự do buôn bán nông sản đã

có tác động mạnh đến quá trình khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp

Sau chiến tranh, chính sách cộng sản thời chiến đã trở nên không còn phù hợp, hoàn cảnh mới đòi hỏi phải

có chính sách kinh tế mới chính sách kinh tế mới với mục tiêu củng cố khối liên minh công nông để xây dựng xã hội mới, đòi hỏi: thực hiện thuế lương thực thay thế cho trưng thu mua lương thực thừa, như vậy, sau khi đóng thuế, nông dân có thể sử dụng phần lương thực thừa để trao đổi Hơn nũa, tổng khối lượng lương thực thu thuế đã được quy định ở mức tối thiểu và thấp hơn mức trung thu mua lương thực thừa trước đây

Thuế lương thực là một trong những hình thức quá độ từ “ chế độ cộng sản thời chiến”, một chế độ cộng sản đặc biệt do tình trạng cùng khốn cực độ, tình trạng hoang tàn và chiến tranh buộc chúng ta phải thi hành, sang chế độ trao đổi sản phẩm xã hội chủ nghĩa bình thường và chế độ này lại là một trong những hình thức quá độ từ chủ nghĩa xã hội với những đặc điểm do tình trạng tiểu nông chiếm đại đa số trong dân cư tạo nên, sang chủ nghĩa cộng sản

Trang 3

Ở mỗi địa phương trong những hoàn cảnh nhất định sẽ có những mức cụ thể phù hợp Ngay từ đầu vụ người nông dân đã được giao mức thuế phải nộp, do vậy, họ chủ động phấn đấu để có nhiều lương thực thừa để trao đổi lấy hàng công nghiệp

1 Thuế lương thực

Trong điều kiện nước Nga lúc bấy giờ, giai cấp công nhân và nông nghiệp là nguồn nuôi sống xã hội Sản xuất và đời sống xã hội phụ thuộc vào nông nghiệp Khó khăn lớn nhất mà Nhà nước vấp phải là thiếu lương thực Nạn đói 1921 càng tăng thêm khó khăn đó Vì vậy, mục đích trực tiếp của thuế lương thực là một trong những “biện pháp cấp tốc cương quyết nhất, cấp thiết nhất để cải thiện đời sống của người nông dân và nâng cao lực lượng sản xuất của họ “(1) Thực hiện thuế lương thực, xoá bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa có nghĩa là chuyển từ biện pháp hành chính thuần tuý sang

biện phap kinh tế, thuế lương thực có vai trò của bước quá độ đó Lúc ấy Lênin đã đặt ra câu hỏi: “Tại sao nhà nước vô sản trước hết lại cải thiện đời sống của nông dân chứ không phải là công nhân” Và người là người trực tiếp trả lời câu hỏi đó: “vì muốn cải thiên đời sống của người công nhâ thì phải có bánh mỳ và nhiên liệu Đứng về phương diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân của chúng ta hiện nay, trở ngại lớn nhất là ở

đó, thế mà chúng ta chỉ có thể tăng thêm sản xuất và thu hoạch lúa mỳ, tăng thêm dự trữ và vận tải nhiên liệu bằng cách cải thiện đời sống nông dân.Người nào không hiểu điều đó, người nào có ý coi việc đưa vấn

đề nông dân lên hàng đầu như thế là một sự “từ bỏ ” chuyên chính vô sản hoặc tương tự như vậy thì “chẳng qua chỉ là vì người đó không chịu suy nghĩ kĩ càng vấn đề đó và bị lời nói trống rỗng chi phối ” Người vô sản nào hoặc đại diện nào của giai cấp vô sản muốn cải thiện đời sống của giai cấp công nhân bằng con đường khác thì thực tế chỉ là những kẻ trợ lực cho bọn bạch vệ và bọ tư bản mà thôi Vì đi theo con đường khác có nghĩa là đặt lợi ích phường hội của giai cấp công nhân lên trên lợi ích của giai cấp họ” Nhưng mặt khác để cải thiện đời sống của nông dân thì mức thuế lương thực phải thấp, như vậy Nhà nước phải làm thế nào để có đủ số lương thực cần thiết?

Tác dụng kích thích của thuế lương thực đối với nông dân sản xuất và có điều kiện cải thiện đời sống của mình là ở mức thuế thấp Mức thuế lương thực đã được giảm xuống thấp hơn mức trưng thu gần 1/2, thủ tục thuế được đơn giản hoá Từ tháng 5/1923 thực hiện thuế đồng nhất với hình thức hỗn hợp bằng tiền tệ hoặc hiện vật tuỳ theo sự lựa chọn của nông dân, còn từ năm 1924, hình thức tiền tệ của thuế là chủ yếu Mức thuế có phân biệt đối với các bộ phận nông dân: đối với bần nông thì thu thuế bằng 1,2% thu nhập, trung nông thu 3,5% thu nhập còn đối với phú nông thì thu 5,6% thu nhập Do mức thuế thấp nên năm 1921, nhà nước chỉ thu được 240 triệu pút lúa mỳ sa với 423 triệu pút trưng thu trước đây Nhưng để bù lại, do nông dân hăng hái sản xuất, mở rộng diện tích nên tổng sản lượng lương thực của xã hội và các nông sản khác tăng lên Nhà nước qua con đường trao đổi có được khối lượng lương thực nhiều hơn Ngoài ra, ro mức thuế

ổn định người

nông dân nào cũng biết trước số thuế phải nộp và cố gắng để sản xuất vượt quá mức đó Nhà nước càng thu thuế dễ dàng, thuận lợi Thuế lương thực là đòn xéo mạnh mẽ để khôi phục nền nông nghiệp sau chiến

Trang 4

tranh, biểu hiện yêu cầu của tính quy luận đầu tiên của quá trình khôi phục kinh tế, bởi vì “Thuế lương thực

sẽ giúp vào việc cải thiện đời sống nông dân Bây giờ nông dân sẽ bắt tay vào việc một cách yên tâm hăng háihơn đó chính là điều chủ yếu ”

C Ý nghĩa của NEP và bài học thành công

Chính sách kinh tế mới NEP có ý nghĩa cực kì quan trọng Trước hết nó khôi phục được nền kinh tế Xô Viết sau chiến tranh Chỉ trong một thời gianngắn đã tạo ra một bước phát triển quan trọng biết một nước Nga bị tàn phá năng lề sau chiến tranh trở thành một đất nước có nguồn lương thực dồi dào

Từ đó, nó khắc phục khủng hoảng chính trị, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự thắng lợi tất yếu và bản chất tốt đẹp của CNXH theo nguyên lý mà Lênin đã vạch ra Chính sách kinh tế mới của Lênin còn đánh dấu một bước phát triển mới về lý thuyết nền kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế quá độ, việc duy trì và phát triển quan hệ hàng hoá tiền tệ, quan tâm tới lợi ích kinh tế cá nhân Trước hết là những vấn

đề có tính chất nguyên tắc trong việc xây dựng mô hình nền kinh tế XHCN

Từ đó chính sách kinh tế mới có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với các nước phát triển theo định hướng XHCN, trong đó có nước ta Những quan điểm kinh tế của Đảng ta nhất là từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V đến nay đã thể hiện sự nhận thức vận dụng quan điểm của Lênin trong chính sách kinh tế mơi Tất nhiên, do thời gian và không gian cách xa nhau, trải qua những biến động khác nhau, nên nhận thức và vận dụng có thể có sự khác nhau về bước đi nội dung và biện pháp cụ thể trong khi tiến hành ở nước ta Với một ý nghĩa vô cùng to lớn như vậy, cùng với những thành công rực rỡ mà nó thu được trong công cuộc cải tổ nước Nga Xô Viết đã xây dựng bài học cho tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước đi lên từ điểm xuất phát thấp

Thứ nhất, là chiến lược liên minh công nông về mặt thành tích Tính tất yếu phải lựa chọn con đường quá

độ đặc biệt lên CNXH xét một cách khái quát chủ yếu là do giai cấp công nhân chưa phát triển hay phát triển chưa đầy đủ Do đó, chưa có đủ tiền đề vè kinh tế xã hội, chưa có chỗ dựa về chính trị cho công cuộc xây dựng CNXH bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và cho phép Nhà

nước thực hiện chức năng quản lý của mình có hiệu quả Phát huy vai trò sức mạnh của giai cấp công nhân bằng cách hình thành khối liện minh bằng hai sức mạnh: bên trong là liện minh giữa giai cấp công nhân và nông dân, bên ngoài là liên minh quốc tế XHCN Điều này sẽ giúp củng

cố nhà nước trẻ tuổi chưa có cơ sở kinh tế xã hội vững vàng Đồng thời, xây dựng động lực cách mạng trong giai đoạn mới, biến công cuộc xây dựng CNXH thành sự nghiệp của quân chúng Điều kiện đầu tiên

để khởi động phong trào quần chúng là phải ổn định, cải thiện ít nhiều đời sống quần chúng vốn rất thấp

và đã chịu thiếu thốn nhiều năm trong chiến tranh Để liên minh công nông về mặt kinh tế đáp ứng được yêu cầu xây dựng cớ sở kinh tế bước đầu của CNXH và tạo đưọc động lực cho quá trình ấy thì phải bắt đầu từ nông nghiệp và nông thôn

Thứ hai, là con đường từ nền kinh tế nhiều thành phần đến nền kinh tếXHCN Đặc điểm kinh tế chủ yếu

trong thời kì quá độ là tính chất nhiều thành phần của nền kinh tế có nghĩa là trong chế độ hiện nay có

Trang 5

những thành phần,những bộ phận, những mảnh của CNTB lẫn vào CNXH.(1)

chỉ trong một thời gian ngắn của mấy năm đầu thập kỉ 20, trong nền kinh tế Xô Viết đã diễn ra hai quá trình chuyển biến kinh tế cơ bản Quá trình thứ nhất, chuyển thành phần kinh tế XHCN sang quỹ đạo NEP Đây là đòi hỏi của quy luật về quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất Trước hết là phải đảm bảo những cân đối nhất định về tài chính, nguyên liệu và nhiên liệu Muốn vậy, phải kiên quyết tổ chức lại sản xuất khu vực kinh tế XHCN lựa chọ những đơn vị cần thiết nhất có đủ điều kiện sản xuất và quản lý để tập trung đầu tư, sớm phát huy vai trò của chúng trong quá trình tái sản xuất

xã hội Tiếp theo, phải chuyển các cơ sở kinh tế

XHCN sang hoạch toán kinh tế, tạo điều kiện cho cúng hoạt động theo yêu cầu mới bằng cách: phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh của cơ sở,đổi mới nội dung và hình thức quản lý kinh tế Nhà nước Quá trình thứ hai, chuyển hướng quản lý điều tiết các thành phần kinh tế tư

nhân và cá thể sang quỹ đạo NEP Với một ý nghĩa lịch sử to lớn, với bài học thành công trong công cuộc xây dựng CNXH, chính sách kinh tế mới NEP của Lênin đã, đang và se được vận dụng sáng tạo trong điều kiện nước ta nhằm đưa đất nước vững bước tiến vào thế kỉ mới với một nền kinh tế giàu mạnh, chính trị ổn định, xã hội công bằng văn minh

3.Xuất khẩu tư bản

vị trí:

đối tượng nghiên cứu:

ppnc:

Nội dung:

Theo Lênin, điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản cũ trong đó sự cạnh tranh tự do còn hoàn toàn thống trị, là việc xuất khẩu hàng hoá Điểm điển hinh của chủ nghĩa tư bản mới trong đó các tổ chức độc quyền thống trị

là việc xuất khẩu tư bản

Chủ nghĩa tư bản là nền sản xuất hàng hoá ở mức độ phát triển cao nhất khi mà chính ngay sức lao động cũng trở thành hàng hoá Sự phát triển của trao đổi trong nước và đặc biệt là trên quốc tế là một đặc điểm tiêu biểu của chủ nghĩa tư bản Sự phát triển không đều và có tính chất nhảy vọt của các doanh nghiệp khác nhau, của các ngành công nghiệp khác nhau và của những nước khác nhau là điều không tránh khỏi trong chế độ tư bản chủ nghĩa

Theo Lênin: Nếu chủ nghĩa tư bản có phát triển được nông nghiệp là lĩnh vực hiện nay, ở mọi nơi, vẫn còn hết sức lạc hậu so với công nghiệp, nếu chủ nghĩa tư bản có thể nâng cao được mức sống của quần chúng nhân dân là những người hiện nay, ở khắp các nước vẫn còn thiếu ăn và nghèo khổ, mặc dù kỹ thuật phát triển rất nhanh nhưng vẫn không thể nào có chuyện tư bản thừa được Chừng nào chủ nghĩa tư bản vẫn còn

là chủ nghĩa tư bản, số tư bản thừa vẫn còn được dùng không phải để nâng cao mức sống của quần chúng

Trang 6

trong nước đó, vì thế sẽ đi đến kết quả là làm giảm bớt lợi nhuận của mọi tư bản mà là để tăng thêm lợi nhuận bằng cách xuất khẩu tư bản ra nước ngoài vao những nước lạc hậu…

Trong các nước lạc hậu này, lợi nhuận thường cao vì tư bản vẫn còn ít, giá đất đai tương đối thấp, tiền công

hạ, nguyên liệu rẻ Sở dĩ có thể xuất khẩu được tư bản là vì một số nước lac hậu đã bị lôi cuốn vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản thế giới

Sở dĩ cần phải xuất khẩu tư bản là vì trong một số ít nuớc chủ nghĩa tư bản đã “quá chín” và tư bản thiếu địa bàn đầu tư “ có lợi” (trong điều kiện nông nghiệp lạc hậu, quần chúng nghèo khổ)

Việc xuất khẩu tư bản ảnh hưởng đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và thúc đẩy hết sức nhanh sự phát triển đó trong những nước đã được đầu tư Cho nên nếu trên một mức độ nào đó việc xuất khẩu có thể gây

ra một sự ngừng trệ nào đó trong sự phát triển của các nước xuất khẩu tư bản, thì việc đó lại làm cho CNTB phát triển rộng và sâu thêm trên toàn thế giới mà thôi

Các nước xuất khẩu tư bản hầu như bao giờ cũng có khả năng thu được một số “khoản lợi” nào đó, và tính chất của những khoản lợi này làm sáng tỏ trưng của thời đại tư bản tài chính và độc quyền Theo ông, Tư bản tài chính đã tạo ra thời đại của các tổ chức độc quyền cũng thực hành những nguyên tắc độc quyền Việc dùng những “mối liên hệ” để ký kết có lợi đã thay thế cho sự cạnh tranh trên thị trường công khai

Tình hình xuất khẩu tư bản ở việt nam trong tình hình hiện nay.

Thuận lợi

Trở thành thành viên của WTO, hàng hoá của VN có cơ hội có mặt trên thị trường thế giới và hấp dẫn các công ty nước ngoài đầu tư vào thị trường VN

Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện tiếp thu những thành tựu khoa học côg nghệ, phương thức quản lý tiên tiến từ các nước phát triển Đây là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước học hỏi cách thức quản lý mới, sử dụng công nghệ mới trong sản xuất và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Cải tiến và hoàn thiện các dây chuyền sản xuất theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí, tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì…tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài Gia nhậpWTO, thực thi theo đúng các nguyên tắc của tổ chức này thì hàng hoá của VN được đối xử bình đẳng như hàng hoá của các nước thành viên khác, các doanh nghiệp của VN có vị thế ngang bằng với doanh nghiệp của các nước thành viên khác, các doanh nghiệp VN cũng được đối xử công bằng như các doanh nghiệp nước ngoài

Doanh nghiệp trẻ, năng động, chấp nhận mạo hiểm, dám đối đầu với cạnh tranh cùng với đội ngũ nhân viên kinh doanh nhạy bén với những thay đổi của thị trường giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng rút ngắn khoảng cách thua kém về tài và lực, nâng cao vị thế của doanh nghiệp VN ngang bằng với doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường hội nhập nhanh chóng và cạnh tranh gay gắt như hiện nay

Trang 7

Các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọg của mẫu mã, chất lượng hàng hoá, mạnh dạn trong việc đổi mới công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh Khả năng thâm nhập thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp VN tăng

Khó khăn

Các doanh nghiệp xuất khẩu chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giá cả, tính cạnh tranh của giá

cả còn thấp Phần lớn việc định giá là dựa vào giá cả của đối thủ cạnh tranh Các doanh nghiệp doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chưa thật sự chủ động trong việc nghiên cứu nhu cầu thị trường để hoạch định chiến lược giá

Nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay vẫn cón ít nên việc thu mua, dự trữ hàng hoá còn hạn chế, đấy cũng chính là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp xuất khẩu chưa có khả năng chủ động trong việc định gá Hơn nữa do có khả năng xoay chuyển vốn lưu động còn thấp khiến cho doanh nghiệp luôn ở trong tình trạng cạn vốn mặc đù đã thế chấp tài sản để vay ngân hàng vẫn không đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp

Đa số doanh nghiệp VN còn chưa thể đáp ứng được các quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm

và các quy đinh về chất lượng Trước hội nhập kinh tế toán cầu, làn sóng nhập khẩu đang phát triển mạnh

mẽ, thì tất cả các nước phải có các chiêu bài để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất trong nước, một trong những chiêu bài đó là đề ra những quy định nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu của ta chưa đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt này

Sử dụng thiết bị công nghệ lạc hậu chi phí nguyên vật liệu cao, năng suất lao động thấp do đó chi phí kinh doanh cao nên lợi nhuận thấp, doanh nghiệp không có nguồn lực để phát triển

Không thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác chuyên nghiệp như: vận chuyển hàng hoá, dịch vụ hải quan, ngân hàng, luật sư đại diện

Hầu hết các danh nghiệp đều tự mình thực hiện tất cả các khâu trong quá trình xuất nhập khẩu Điều này sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian và nhiều lúc gặp khó khăn từ phía đối tác

Doanh nghiệp thiếu hiểu biết về hệ thống pháp luật, thông lệ quốc té, thiếu thông tin và không tích cực tìm hiểu những quy định của các nước nhập khẩu hay những quy định của tổ chức thương mai thế giới mà VN giờ đây đã là thành viên thứ 150 CHính sự thiếu hiểu biết này đã gây không tít khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu VN, làm hạn chế khả năng kinh doanh của doanh nghiệp như việc nước ta từng bị kiện bán phá giá các tra, cá basa, tôm (DN Mỹ kiện), giày da (DN EU khởi kiện), nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc bị Thái Lan chiếm dụng nhãn hiệu

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu VN

Tích cực đổi mới công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc

tế Vấn đề đổi mới công nghệ luôn là vấn đề rất nan giải đối với các doanh nghiệp VN DN xuất nhập khẩu

VN còn thiếu nhiều thông tin về các công nghệ tiên tiến hiện nay nên có khi đã bỏ tiền ra mua công nghệ đã

Trang 8

trở nên lạc hậu ở thời điểm hiện tại…Vì vậy, ta nên đưa ra một số giải pháp để doanh nghiệp có thể đỏi mới công nghệ như:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn để họ có khả năng “đổi mới công nghệ” Cụ thể là ta nên xây dựng các quỹ đầu tư mạo hiểm để giúp các doanh nghiệp trong lúc họ cần vốn, làm cho các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn vay từ ngân hàng Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể phát hành chứng khoán để huy động vốn

- Cần xây dựng hệ thống thông tin khoa học công nghệ để cung cấp thông tin cập nhật, chính xác và chi tiết về các công nghệ hiện đại, qua đó doanh nghiệp có thể an tâm lựa chọn công nghệ thích hợp nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình Đồng thời, giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả và triệt

để công nghệ đó tránh gây lãng phí

- Thực hiện cổ phần hoá các trung tâm nghiên cứu công nghệ để có thể hoạt động tốt hơn, đồng thời triển khai hướng các trung tâm này vào việc phục vụ cho các doanh nghiệp có hiệu quả hơn

- Chú trọng đầu tư vào con người giúp người lao động lẫn người quản lý có đầy đủ kiến thức, hiểu biết để khai thác triệt để các công nghệ mới và hiện đại

Để đẩy manh xuất khẩu trước hết các doanh nghiệp cần phải xác định được chiến lước mặt hàng xuất khẩu

và chiến lược thị trường đúng đắn Trên cơ sở lựa chọn thị trường và xác định được mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì các doanh nghiệp cần lựa chọn phương thức đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý sao cho phù hợp Mặt hàng xuất khẩu phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo đúng yêu cầu của nước nhập khẩu Phát triển thị trường, tạo bản sắc riêng cho doanh nghiệp để xây dừng thương hiệu vững chắc nhằm khẳng định

vị thể của doanh nghiệp trên trường quốc tế Phải tăng cường liên kết hợp tác theo chiều dọc và the chiều ngang đảm bảo nguồn cung nguyên liệu và phải luôn nhận thức được tầm quan trọng giữa cạnh tranh và hợp tác Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít cần phải tăng cường hợp tác, liên kết để giúp đỡ lẫn nhau Phải hoàn thiện cơ chế quản lý; đào tạo và phát huy năng lực lãnh đạo của nhà quản trị doanh nghiệp Các doanh nghiệp xuất khẩu cần nhận thức được vai trò các tổ chức này thật sự là cầu nối giữa doanh nghiệp và các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước Tích cực tiến hành các hoạt động xức tiến thương mại

Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước Điều này đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn có năng lực dự báo và phân tích tình hình, cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới Những biến động dù rất nhỏ nhưng nếu không tích cực phân tích, tìm hiểu nguyên nhân, dự báo xu hướng tiếp diễn

và có biện pháp phòng ngừa thì việc chúng ta bị ảnh hưởng là rất lớn Khi hội nhập, sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau không những giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh mà giảm khả năng cạnh tranh

mà còn đe doạ đến sự sống còn của chính doanh nghiệp đó Giò đây, cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi phải liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trở nên cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết

Trang 9

Nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của nước nhập khẩu Các doanh nghiệp xuất khẩu phải tiến hành kiểm tra sản phẩm một cách chặt chẽ, có hệ thống từ đầu vào cho đến đầu ra

1.Đặc điểm thứ nhất của CNĐQ: Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền.

Vị trí:

Đối tượng nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu:

Nội dung:

*Hiện tượng đánh dấu bước chuyển của chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do sang độc quyền

Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ rằng: tự do cạnh tranh sinh

ra tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền

V.I.Lênin đã tiếp tục phát triển những tư tưởng của C.Mác và Ăngghen và khẳng định, vào cuối TK XIX đầu TK XX, chủ nghĩa tư bản và phát triển lên giai đoạn mới cao hơn – giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền

Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện do những nguyên nhân sau

- Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tích

tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn

- Trong điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuât, sự tác động của quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích luỹ ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội

tư bản theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn

- Cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích luỹ để thắng thế trong cạnh tranh Đồng thời, cạnh tranh gay gắt làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn các nhà

tư bản lớn phát tài, làm giàu với số lượng tư bản tập trung và quy mô xí nghiệp ngày càng to lớn Lênin viết:

“Hàng vạn xí nghiệp thật lớn chiếm hết cả, còn hàng triệu xí nghiệp nhỏ thì chẳng có gì” và “gần một nửa tổng số sản xuất trong nước mà lại do một phần trăm tổng số xí nghiệp cung cấp” (trang 397, 398)

- Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt các xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung tư bản

- Sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tâp trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền

Từ những nguyên nhân trên, Lênin khẳng định: “Tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển đến mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền”

Cạnh tranh tự do biến thành độc quyền là hiện tượng nổi bât, đánh dấu sự chuyển biến từ CNTB cũ sang CNĐQ, đánh dấu sự biến đổi về chất trong bản thân quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Do đó Lênin nhấn

Trang 10

mạnh: “Cạnh tranh biến thành độc quyền, đó là một trong những hiện tượng quan trọng - nếu không phải là hiện tượng quan trọng nhất – trong nền kinh tế của CNTB hiện đại” (trang 398)

*Sự phát triển của độc quyền qua các hình thức:

Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc trưng kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc

Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao

Lênin rút ra quy luật là tập trung sản xuất tất yếu dẫn đến độc quyền, Lênin tiếp tục đi sâu nghiên cứu các hình thức tổ chức độc quyền ở thời kỳ đó: Các-ten, Xanh-đi-ca, Tơ-rớt và Công-xoóc-xi-om Người chỉ rõ sức mạnh, vai trò của các độc quyền cà các mối quan hệ nhân quả do sự thống trị của chúng sinh ra

Các-ten là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà tư bản ký hiệp nghị thoả thuận với nhau về giá cả, quy

mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán…Các nhà tư bản tham gia Các-ten vẫn độc lập về sản xuất và thương nghiệp

Xanh-đi-ca là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn cacten Các xí nghiệp tham gia vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông: mọi việc mua bán do một ban quản trị chung của xanhdica đảm nhận Mục đích của xanhdica là thống nhất đầu mối mua và bán để mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hoá với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao

Tơrớt là một hình thức độc quyền ca hơn cacten và xanhdica, nhằm thống nhất giá cả về sản xuất, tiêu thụ, tài vụ đều do một ban quản trị thống nhất quản lý Các nhà tư bản tham gia tơrớt trở thành những cổ đong thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần

Công-xooc-xi-om là hình thức tổ chức độc quyền có trình độ và quy mô lớn hơn các hình thức độc quyền trên Tham gia Công-xooc-xi-om không chỉ có các nhà tư bản lớn mà còn có cả các xanhđica, tơrớt, thuộc các ngành khác nhau nhưng liên quan với nhau về kinh tế, kỹ thuật Một công-xooc-xi-om có thể có hàng trăm xí nghiệp liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm tư bản kếch xù

Những biểu hiện mới của tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền trong thời đại ngày nay.

Sự xuất hiện các công ty đôc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ

Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học công nghệ nên đã diễn ra quá trình hình thành sự liên kết giữa các độc quyền theo cả chiều dọc và chiều ngang ở cả trong và ngoài nước Từ đó những hình thức

tổ chức độc quyền mới đã ra đời Đó là các Consơn và các Conglôlơmêrết

-Consơn: Là tổ chức độc quyền đa ngành, thành phần của nó hàng trăm xí nghiệp có quan hệ với ngành khác nhau và được phân bố ở nhiều nước Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến độc quyền đa ngành là: trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các độc quyền và sự biến động nhanh chóng của thị trường thị việc kinh doanh chuyên môn hoá hẹp dễ bị phá sản Hơn nữa, hình thức độc quyền đa ngành còn là kết quả của sự chuyển hoá, thay thế các tơrớt để đối phó với luật chống độc quyền ở hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa

Ngày đăng: 22/01/2016, 19:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w