Tính tất yếu, khách quan phải phát triển nền kinh tế thị trường và những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là đề tài luôn được đưa ra để
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-o0o -TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÍNH TẤT YẾU ( KHÁCH QUAN ) PHẢI PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Dương Minh Giang
Mã sinh viên : 2214310031
Số thứ tự: 27
Giảng viên hướng dẫn: ThS Đặng Hương Giang
Hà Nội, 2023
Trang 2Mục lục:
Mở đầu 3
Nội dung: 5
1 Tính tất yếu, khách quan phải phát triển nền kinh tế thị trường 5
1.1 Khái niệm kinh tế thị trường 5
1.2 Tính tất yếu, khách quan phải phát triển nền kinh tế thị trường 5
1.3 Thực tiễn của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 8
1.4 Quan điểm của Đảng về phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 11
2 Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 12
Kết luận 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 3Mở đầu
Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước ta bắt đầu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của hoà bình, thống nhất, độc lập, tự do, cả nước hân hoan tiến lên chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên do suy nghĩ chủ quan, nóng vội, trong kế hoạch kinh tế - xã hội từ năm 1976 đến năm 1980, Đảng đã đề ra một số chỉ tiêu quá lớn về quy mô, quá cao về tốc độ xây dựng và phát triển sản xuất, đã duy trì quá lâu cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp, chậm đổi mới các chính sách, chế độ kìm hãm sản xuất, đã quan liêu, xa rời thực tế, không nhạy bén với những thay đổi của vận động
xã hội, bảo thủ, trì trệ, lạc quan thiếu cơ sở Bên cạnh đó tình hình quốc tế hết sức phức tạp đã tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nền kinh tế của Việt Nam đến khủng hoảng
Đến Đại hội VII (6-1991), Văn kiện đã nêu rõ cơ chế vận hành nền kinh tế là
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách
và các công cụ khác Trong cơ chế đó, các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh; hợp tác, liên doanh tự nguyện, bình đẳng, cạnh tranh hợp pháp Bên cạnh đó, Đảng cũng chỉ rõ, phải xây dựng và phát triển đồng bộ các thị trường, xóa bỏ độc quyền và đặc quyền ở hầu hết các ngành
và lĩnh vực kinh tế Như vậy, đây là lần đầu tiên Đảng đề cập đến cơ chế thị trường với tư cách là cơ chế vận hành nền kinh tế Có thể xem đây là một bước tiến lớn trong nhận thức, trong tư duy về thị trường, cơ chế thị trường của Đảng ta Và cho tới tận Đại hội IX (4-2001), khái niệm kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa mới được chính thức sử dụng trong các văn kiện của Đảng Và cũng từ Đại hội này, Đảng xác định nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội,
Trang 4đồng thời làm rõ một số khía cạnh liên quan đến nội hàm của mô hình kinh tế mới này
Nền kinh tế thị trường ở nước ta còn non trẻ, còn nhiều vấn đề cần được quan tâm và thay đổi kịp thời, cho nên đây vẫn luôn được coi là một đề tài luôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm Tính tất yếu, khách quan phải phát triển nền kinh tế thị trường và những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là đề tài luôn được đưa ra để bàn luận
Trang 5Nội dung:
1 Tính tất yếu, khách quan phải phát triển nền kinh tế thị trường
1.1 Khái niệm kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là hình thức kinh tế phổ biến chi phối mọi nền sản xuất xã hội Các quy luật của kinh tế thị trường, như quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ, biểu hiện qua sự biến động của quan hệ hàng - tiền, quan hệ giá cả, các quan hệ cung - cầu, quan hệ cạnh tranh, Trong nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh
tế, nhiều loại hình doanh nghiệp theo sự phân công lao động xã hội ngày càng phát triển; quan hệ giữa người sản xuất hàng hóa và người tiêu dùng tồn tại khách quan, do quy luật khách quan chi phối
1.2 Tính tất yếu, khách quan phải phát triển nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa phù hợp với tính quy luật phát triển của khách quan Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa, ở Việt Nam những điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa không mất đi mà còn phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu, sự phát triển kinh tế hàng hóa tất yếu hình thành kinh tế thị trường Chính vì vậy, sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là phù hợp với xu thế của thời đại và đặc điểm phát triển của dân tộc Nhìn biểu hiện bề ngoài thì kinh tế thị trường là cạnh tranh, là hình thành giá một cách tự phát theo tương quan lực lượng giữa cung và cầu thông qua cơ chế thỏa thuận, tự nguyện được hiện thực hóa bằng hợp đồng, là quyền tự do kinh doanh (tự do sản xuất, tự
do mua và bán) Nhưng thực tế, do bản chất của kinh tế thị trường là quan hệ hàng -tiền - hàng, hình thức được con người lựa chọn để kết nối các hoạt động mang tính
tự do sản xuất, kinh doanh, tự do sáng tạo với nhau nhằm duy trì sự tồn tại xã hội
Trang 6về mặt kinh tế Nói cách khác, quan hệ hàng - tiền - hàng là mối liên hệ để những con người vừa duy trì được sự tự do sản xuất, kinh doanh, nhờ đó tính chuyên môn hóa được sâu hơn, vừa kết nối chặt chẽ với người khác thông qua các quan hệ trao đổi nhằm hợp tác với nhau trong mạng lưới phân công lao động xã hội hợp lý hơn Như vậy, kinh tế thị trường là hình thái kinh tế, trong đó lực lượng sản xuất được tự do phát triển dựa trên quá trình chuyên môn hóa ngày càng sâu sắc, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ngày nhờ đó mà con người được tự do phát triển những năng lực tiềm tàng của mình trong mối quan hệ hợp tác với nhau thông qua trao đổi hàng - tiền - hàng Hay nói một cách khác, những quan hệ cần thiết cho trao đổi hàng - tiền - hàng, như quyền tự do kinh doanh, sự bình đẳng về mặt pháp lý giữa các bên giao dịch, chế tài bảo đảm sự thực hiện cam kết theo hợp đồng, các quy định thống nhất giữa các bên về đơn vị đo, đơn vị tiền tệ, phương thức giao dịch là những quan hệ sản xuất phải phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất Điều này là tất yếu không phân biệt quốc gia duy trì kinh tế thị trường lựa chọn chế độ chính trị nào Ngày nay, giới kinh tế hay gọi các quan hệ sản xuất nêu trên là thể chế kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường có rất nhiều ưu việt, là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Kinh tế thị trường là phương thức phân bổ nguồn lực hiệu quả mà loài người đã đạt được so với các mô hình kinh tế phi thị trường, là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh và hiệu quả cao Dưới tác động của các quy luật thị trường nền kinh tế luôn phát triển theo hướng năng động, kích thích tiến bộ kỹ thuật – công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm Xét trên góc độ này, sự phát triển kinh tế thị trường không hề mâu thuẫn mà còn là cơ sở vật chất tạo điều kiện thực hiện những mục tiêu tiếp theo Phát triển nền kinh tế thị trường đòi hỏi càng ngày
Trang 7càng phải dân chủ hóa nền kinh tế, tự do hóa kinh tế để giải phóng và phát triển mọi sức sản xuất xã hội, mở đường cho lực lượng sản xuất xã hội phát triển ngày càng hiện đại Lợi ích kinh tế là động lực phát triển quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường, mà trước hết là lợi ích của các nhà đầu tư, người sản xuất, người lao động, người tiêu dùng, của tập thể, nhà nước và toàn xã hội
Trong nền kinh tế thị trường, mọi thành tố đều phải tuân theo những quy luật khách quan theo cơ chế vận hành chung là cơ chế thị trường, nhưng đồng thời kinh
tế thị trường có tính đặc thù phù hợp với trình độ, thể chế phát triển, điều kiện phát triển cụ thể của mỗi quốc gia Sự vận động của nền kinh tế thị trường là hướng đến
sự cân bằng động về cơ cấu các ngành, các lĩnh vực sản xuất, về tổng lượng hàng hóa theo hướng ngày càng hợp lý hơn Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học -công nghệ, đặc biệt là -công nghệ cao, -công nghệ thông tin đã làm thay đổi đặc tính của nền sản xuất vật chất và kiểu tổ chức, quản lý kinh tế thị trường theo truyền thống Kinh tế tri thức ngày càng phát triển, phát triển bền vững đang là xu thế chủ đạo, con người từ thế thụ động chuyển sang thế chủ động sáng tạo quá trình phát triển kinh tế - xã hội Kinh tế thị trường hiện đại là xu thế phát triển chung hiện nay, là sản phẩm tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội, lực lượng sản xuất xã hội càng hiện đại thì kinh tế thị trường càng hiện đại Kinh tế thị trường vừa là điều kiện, vừa là biểu hiện trình độ xã hội hóa của nền sản xuất xã hội, vì vậy đây chính là tính khách quan, tất yếu phải phát kiển nền kinh tế thị trường
Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với nguyện vọng của nhân dân mong muốn một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Sự tồn tại của kinh tế thị trường ở nước ta tạo ra một động lực quan trọng cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội Với đặc điểm lịch sử của dân tộc, Việt Nam không thể
Trang 8lựa chọn mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, chỉ có lựa chọn mô hình kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mới phù hợp với ý chí và nguyện vọng của đông đảo nhân dân về một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản và cũng không mâu thuẫn với chủ nghĩa xã hội mà ngược lại, phát triển kinh tế thị trường là con đường, là phương thức, là điều kiện nền tảng để đi tới chủ nghĩa xã hội trong tương lai Sự phát triển của nền kinh tế thị trường tất yếu đòi hỏi những cải biến có tính cách mạng về quan hệ sản xuất cho phù hợp với quá trình hiện đại hóa lực lượng sản xuất Kinh tế thị trường là môi trường thuận lợi nhất hợp quy luật khách quan để lực lượng sản xuất phát triển, lực lượng sản xuất càng phát triển, càng hiện đại, càng xã hội hóa ở trình độ cao, càng đòi hỏi phải có quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với nó, mà quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp đó chính là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa Vì vậy nên, quá trình phát triển kinh tế thị trường là tất yếu, khách quan và cũng là quá trình phát triển theo trật tự tự nhiên để
xã hội loài người đi lên chủ nghĩa xã hội theo đúng nghĩa của nó
1.3 Thực tiễn của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Thực tiễn ở Việt Nam ta trong hơn 30 năm đổi mới đã chứng minh rằng:
“Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta phải kinh qua kinh tế thị trường Không phát triển kinh tế thị trường thì không thể đi tới chủ nghĩa xã hội” Bởi vì, kinh tế thị trường có những lợi thế mà kinh tế hiện vật, tự cung, tự cấp không thể so sánh nào được: Thứ nhất là, kinh tế thị trường tạo động lực lao động tích cực, tự giác cho từng người lao động thông qua cơ chế cạnh tranh để trở thành người giỏi nhất (sáng tạo nhất, năng động nhất,…) Thứ hai là, kinh tế thị trường thúc đẩy chuyên môn hóa ngày càng sâu để phát huy tiềm năng nhiều mặt của những con
Trang 9người khác nhau Thứ ba là, kinh tế thị trường phối hợp, điều tiết hành vi của mọi người một cách tự giác thông qua cơ chế trao đổi hàng hóa một cách tự nguyện, thỏa thuận theo quy luật cung - cầu Thứ tư là, kinh tế thị trường phản ánh mức độ
tự do, dân chủ cao trong điều kiện nguồn lực để thỏa mãn nhu cầu còn khan hiếm Nhưng ta cần khẳng định rằng: Kinh tế thị trường không thể tự mang lại chủ nghĩa xã hội cho con người Nếu kinh tế thị trường vận động tự phát sẽ dẫn đến các tổn hại mà xã hội khó chấp nhận phân hóa giàu - nghèo, người chiến thắng trong cạnh tranh sẽ được hết còn người thất bại sẽ không có được gì Hơn thế nữa, do nắm trong tay nhiều tư liệu sản xuất, người giàu có thể áp chế người nghèo bằng trao đổi hàng hóa bất công bằng Đặc biệt, khi của cải tập trung vào tay một nhóm người, nếu họ không thỏa mãn với tỷ suất lợi nhuận mà thị trường đặt ra, của cải sẽ chất đống trong kho và người lao động sẽ không có việc làm Đây chính là điểm mà
C Mác đã nói rõ: “Kinh tế hàng hóa (kinh tế thị trường) để tự phát tất yếu tiến lên phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Kinh tế thị trường tự phát cũng dẫn đến tàn phá môi trường sống chung vì lợi ích ngắn hạn, gây ra những cú sốc cung - cầu làm cuộc sống trở nên quá bấp bênh…” Chính vì vậy, nhà nước cần thay mặt xã hội điều tiết kinh tế thị trường, buộc nó phải hoạt động trong những khuôn khổ cho phép, đặt dưới sự quản lý, điều tiết của nhà nước Nhà nước tư sản điều tiết kinh tế thị trường nhưng không thay đổi những nền tảng cơ bản của nó, như sở hữu tư nhân, quyền tự do kinh doanh, giá cả do thị trường định đoạt là chủ yếu, nhà nước chỉ tham gia điều tiết lại của cải qua ngân sách nhà nước, tác động vào cung hoặc cầu, khi có những “vấn đề” phát sinh, Nhà nước xã hội chủ nghĩa có thể can thiệp sâu hơn vào nền kinh tế thị trường thông qua thay đổi chế độ sở hữu của một khối lượng tư liệu sản xuất nào đó hoặc nâng đỡ các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh có lợi cho người lao động, như hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước,… Hình
Trang 10thức can thiệp có thể giống nhau giữa các nhà nước tư bản chủ nghĩa và nhà nước
xã hội chủ nghĩa, nhưng mục tiêu thì có sự khác biệt: Nhà nước tư bản chủ nghĩa chỉ hỗ trợ để ổn định thị trường và hỗ trợ ở mức có thể cho những người thua thiệt Nhà nước xã hội chủ nghĩa chú trọng đào tạo người lao động, tạo điều kiện cho họ làm chủ quá trình sản xuất, phân phối nhằm có lợi cho họ Ngoài ra, những gì người lao động không thể, thì nhà nước sẽ hỗ trợ bằng lưới an sinh, bằng trợ cấp xã hội, phúc lợi xã hội Đảng Cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa nỗ lực tìm kiếm những mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh vừa có hiệu quả, vừa có lợi cho người lao động
Trong giai đoạn hiện tại, kinh tế thị trường sẽ làm nhiệm vụ điều tiết chủ yếu, nhà nước xã hội chủ nghĩa tham gia điều tiết dựa trên những lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để có nền kinh tế thị trường hiệu quả hơn, có lợi cho người lao động hơn Chính vì thế, nhà nước xã hội chủ nghĩa không tự giới hạn hoạt động của mình giống như nhà nước tư bản chủ nghĩa Đó là cơ sở để Đảng ta xác định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: vừa chịu
sự chi phối của các quy luật kinh tế thị trường khách quan, vừa bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế Yếu tố xã hội chủ nghĩa đã thể hiện ở chỗ Đảng Cộng sản là đội tiên phong của nhân dân lao động lãnh đạo sự phát triển nền kinh tế thị trường Nếu Đảng Cộng sản biến chất hoặc không đủ sức lãnh đạo thì đương nhiên nền kinh tế thị trường sẽ tự phát lên chủ nghĩa tư bản Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng là thiết chế để nhân dân lao động có thể cải cách mọi thứ có lợi cho họ, cũng là một chủ thể của kinh tế thị trường, chứ không chỉ thuần túy là thiết chế chính trị Nếu bộ máy và công chức nhà nước thoái hóa đến mức chỉ hành động
vì lợi ích của bản thân họ, chà đạp lên lợi ích của nhân dân lao động, thì Đảng Cộng sản sẽ lãnh đạo nhân dân lao động cải tổ nhà nước Kinh tế thị trường có thể