Trong đó, một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi đủ các điều kiện theo Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015.. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đ
Trang 1Tiểu luận môn những vấn đề
chung về luật dân sự
Đề tài:
Pháp nhân và tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự
theo pháp luật hiện nay
Giảng viên: Thạc sĩ Nguyễn Nhật Thanh
Lớp: B21501DTH
Sinh viên thực hiên: Liêu Hoàng Hồng Thái
Mã số sinh viên: B21501DTH071
Trang 2MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
1 Khái niệm về pháp nhân 2
1.1 Pháp nhân 2
1.2 Tư cách pháp nhân 3
2 Bản chất pháp lý pháp nhân 5
3 Phân loại pháp nhân 6
4 Pháp nhân và tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự theo pháp luật hiện nay 7
4.1 Ưu điểm 7
4.2 Bất cập thi hành và kiến nghị hoàn thiện 7
KẾT LUẬN 10 DANH MỤC THAM KHẢO
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội hiện nay, pháp nhân là một chủ thể cơ bản thường xuyên tham gia vào các quan hệ dân sự - kinh tế và là tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển kinh tế của đất nước Chế định pháp nhân trong Bộ luật Dân sự là một chế định pháp lý có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội Trong Bộ luật dân sự được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2015 có hiệu lực ngày 1/1/2017 (Bộ luật Dân sự 2015), pháp nhân được quy định tại Chương IV gồm 23 Điều, từ Điều 74 đến Điều 96
Trong đó, một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi
đủ các điều kiện theo Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 Việc một chủ thể được công nhận tư cách pháp nhân sẽ ảnh hưởng đến những quan hệ pháp luật của chủ thể đó như: kinh tế, thương mại, lao động Do vậy, việc tìm hiểu về vai trò điều chỉnh của Bộ luật dân sự trong sự tồn tại của pháp nhân sẽ góp phần làm rõ hơn sự ảnh hưởng của pháp luật đến pháp nhân và tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự hiện nay Qua đó, tôi xin trình bày phần
nghiên cứu của mình về “Pháp nhân và tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự theo pháp luật hiện nay”.
Trang 4
NỘI DUNG
1 Khái niệm về pháp nhân:
1.1 Pháp nhân:
Trong các quan hệ xã hội, động lực để hình thành nên các nhóm là việc cùng hướng đến một mục đích hoặc quan tâm đến cùng một quyền lợi
mà các cá nhân liên kết với nhau và tạo thành một nhóm có tổ chức, đồng thời, tập hợp các nỗ lực cá nhân để thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ tổ chức đó, nhằm đạt đến mục đích chung hoặc bảo vệ quyền lợi chung Bộ luật dân sự là phương tiện được Nhà nước sử dụng để điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa các nhóm với các thành viên của nhóm và với các chủ thể khác
Tuy không quy định cụ thể khái niệm về pháp nhân, nhưng pháp nhân có thể phân biệt được với cá nhân qua các điều kiện tại Điều 74 Bộ luật dân sự 2015:
“Điều 74 Pháp nhân
1 Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2 Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.”
Thông qua nội dung của quy định này, có thể thấy các đặc điểm của pháp nhân là:
- “Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan”: Tổ chức được coi là hợp pháp nếu có mục đích hoạt động
không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội và được thành lập theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
- “Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này”:
“Điều 83 Cơ cấu tổ chức của pháp nhân
Trang 51 Pháp nhân phải có cơ quan điều hành Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
2 Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.”
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, xác lập mối quan hệ điều hành thống nhất giữa người lãnh đạo, các phòng, ban để hoạt động đúng mục đích, cũng như
có căn cứ xác định trách nhiệm đối với tổ chức hoặc thành viên của tổ chức
- “Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình”: Pháp nhân phải có tài sản riêng
của mình thông qua sự đóng góp của thành viên hoặc những nguồn khác, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và trong giới hạn tài sản của mình Trách nhiệm tài sản của pháp nhân độc lập với trách nhiệm của thành viên pháp nhân
- “Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập”: Pháp nhân với tư cách là chủ thể độc lập, khi tham gia quan
hệ pháp luật có khả năng hưởng quyền và tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
Có thể thấy rằng pháp nhân là một tổ chức (một chủ thể pháp luật)
có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật
1.2 Tư cách pháp nhân:
Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho
một tổ chức (nhóm người) có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật Về bản chất có thể hiểu rằng, pháp nhân là
“con người” trên phương diện pháp lý Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện ở Khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 Các điều kiện của pháp nhân là các yếu tố bắt buộc để một tổ chức có tư cách pháp nhân Đó là những điều kiện cần và đủ để một tổ chức có tư cách
Trang 6chủ thể Một pháp nhân phải có các điều kiện nêu trên và ngược lại một tổ chức có đủ các điều kiện nêu trên được coi là một pháp nhân
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp bao gồm:
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Công ty TNHH 1 thành viên
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
- Doanh nghiệp tư nhân
Trong đó công ty TNHH 2 thành viên công ty TNHH 1 thành viên, và
công ty cổ phần đáp ứng các điều kiện tại Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 nên
có tư cách pháp nhân
Đối với công ty hợp danh, theo Khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020:
“Điều 177 Công ty hợp danh
1 Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh) Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm
về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.”
Mặc dù thành viên hợp danh không có tài sản độc lập với cá nhân nhưng công ty hợp danh lại tồn tại có thành viên góp vốn, đây là những thành viên có tài sản độc lập với công ty Vì vậy, công ty hợp danh là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
Đối với doanh nghiệp tư nhân, theo Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh
nghiệp 2020: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp” Việc quy định doanh nghiệp tư nhân phải tự chịu
Trang 7trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình khiến cho tài sản của doanh nghiệp không còn độc lập với tài sản của cá nhân Trường hợp doanh nghiệp phá sản, chủ doanh nghiệp tư nhân phải dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ cho doanh nghiệp
Ngoài ra, chi nhánh và văn phòng đại diện đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mọi hoạt động của chi nhánh đều phụ thuộc vào doanh nghiệp và thông qua việc uỷ quyền Do đó, chi nhánh và văn phòng đại diện không tham gia các quan hệ pháp luật với tư cách độc lập nên không được coi là có tư cách pháp nhân
2 Bản chất pháp lý pháp nhân:
Pháp nhân có tính đại diện cho lợi ích của tập thể, nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật Pháp nhân được hình thành trên cơ sở
chung ý chí, ý tưởng, cùng góp vốn và chung mục tiêu hoạt động Pháp nhân có một tư cách pháp lý mà pháp luật trao cho những tổ chức có đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 Vì vậy, pháp nhân là sự đại diện, thay mặt và cho lợi ích chung, và vì lợi ích chung của các thành viên
Pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
Điều 86 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 86 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
1 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác
có liên quan quy định khác.
2 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
3 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.”
Trang 8Khác với cá nhân, năng lực hành vi của pháp nhân không tính theo
độ tuổi hay tình trạng sức khỏe Như vậy, kể từ thời điểm pháp nhân được thành lập thì năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân đã được pháp luật công nhận Đồng thời, khi pháp nhân chấm dứt hoạt động thì năng luật pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân cũng chấm dứt
3 Phân loại pháp nhân:
Bộ luật dân sự 2015 phân loại pháp nhân theo những đặc tính riêng biệt dựa trên những nhiệm vụ, mục đích cũng như các hình thức sở hữu khác nhau Trong Bộ luật dân sự 2015, pháp nhân được chia thành hai loại: pháp nhân thương mại theo Điều 75 và pháp nhân phi thương mại theo Điều 76
“Điều 75 Pháp nhân thương mại
1 Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
2 Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3 Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Điều 76 Pháp nhân phi thương mại
1 Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính
là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
2 Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
3 Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Trang 94 Pháp nhân và tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự theo pháp luật hiện nay:
4.1 Ưu điểm:
- Tổ chức có tư cách pháp nhân sẽ hoạt động một cách ổn định và bền vững:
Một tổ chức sở hữu tư cách pháp nhân khi hội đủ các điều kiện ở Khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 Vì vậy, pháp nhân sẽ có các lợi ích nhất định khi tham gia các quan hệ dân sự:
o Tổ chức có tư cách pháp nhân sẽ được thừa nhận là một chủ thể pháp lý Từ đó, doanh nghiệp có thể nhân danh mình trong trường hợp muốn tham gia các quan hệ một cách độc lập
o Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân thường sở hữu tài sản riêng, độc lập với tổ chức, cá nhân khác Nhờ đó, DN có thể tự chịu trách nhiệm bằng số tài sản của mình
o Hoạt động của mỗi pháp nhân sẽ kéo dài, không bị ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra với từng thành viên
- Cơ sở pháp lý vững chắc trong sự tồn tại của pháp nhân:
Thực tế hiện nay, con đường hình thành pháp nhân là việc thông qua quyết định của cơ quan nhà nước và trình tự đăng kí thành lập Hiện đang tồn tại nhiều loại hình pháp nhân phức tạp và dạng, nên việc quy định rõ năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh kể từ thời điểm cơ quan
có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc thời điểm pháp nhân được ghi vào sổ đăng ký là rất phù hợp với thực tế
4.2 Bất cập thi hành và kiến nghị hoàn thiện:
Trong quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy việc phân loại pháp nhân thành hai loại pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại tuy đã
có những tiến bộ so với cách phân loại của Bộ luật dân sự 2005 nhưng vẫn còn những hạn chế trong việc thực hiện:
- Việc quy định “không phân chia lợi nhuận cho các thành viên” của pháp nhân phi thương mại sẽ trở thành rào cản khi các hoạt động của các pháp nhân này phát sinh lợi nhuận Quy định này
Trang 10làm cho mục tiêu xã hội hóa các hoạt động công ích trở nên thiếu thực tế
- Điều 76 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân hoạt động không vì mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và không phân chia lợi nhuận cho các thành viên”.
Điều luật này cùng quy định chung cho mục tiêu hoạt động và sử dụng lợi nhuận của pháp nhân phi thương mại Trong khi việc
“hoạt động không vì mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận” và
việc sử dụng lợi nhuận tìm kiếm được là hai vấn đề khác nhau
- Hiện nay có nhiều quỹ có tư cách pháp nhân nhưng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận và phục vụ cho các lợi ích công cộng như: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ Phòng chống thiên tai, Quỹ Phòng chống tội phạm… Trong đó nhiều quỹ được sử dụng vốn nhàn rỗi để đầu tư sinh lợi phục vụ cho việc hoạt động bảo toàn vốn điều lệ và tự bù đắp chi phí quản lý Mặc dù khoản
2 Điều 76 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị
xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác”, tuy nhiên vẫn rất khó khăn trong
việc xác định các “tổ chức phi thương mại khác” ngoài những tổ chức mà Bộ luật dân sự 2015 đã liệt kê Nên với quy định Điều
76 Bộ luật dân sự 2015, các quỹ tài chính công có phải là pháp nhân phi thương mại hay không vẫn chưa xác định
Có thể kiến nghị rằng việc phân chia pháp nhân theo tiêu chí pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại như hiện tại và bổ sung thêm tiêu chí phân loại mục đích hoạt động sẽ rõ ràng hơn trong việc áp dụng
vào thực tiễn: “Pháp nhân thương mại hoạt động vì mục đích lợi nhuận”
và “Pháp nhân phi thương mại hoạt động với mục đích là hoạt động công ích, tự chịu trách nhiệm với tài sản của mình hoặc tự quản lý”
Với kiến nghị trên, các pháp nhân vừa có mục đích hoạt động công ích, vừa có mục đích lợi nhuận thì phần kinh doanh sẽ được áp dụng các
Trang 11quy định của pháp nhân thương mại Cách áp dụng này sẽ tránh được trường hợp các tổ chức công ích lợi dụng những ưu đãi của Nhà nước hoạt động hưởng lợi nhuận nhưng lại hưởng các chính sách tài chính, thuế như của pháp nhân phi thương mại
Trang 12KẾT LUẬN
Trong xã hội dân sự hiện nay, pháp nhân được xem là tiêu chí đánh giá mức độ tự do kinh tế, phát triển của một đất nước Quy định về pháp nhân và tư cách pháp nhân trong pháp luật hiện nay đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự của tổ chức, doanh nghiệp
Vì vậy việc quy định về điều kiện sở hữu tư cách pháp nhân trong pháp
nhân có có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh
tế, chính trị, xã hội… một cách bình đẳng
Qua việc tìm hiểu pháp nhân và tư cách pháp nhân trong pháp luật hiện nay, bài tiểu luận đã thể hiện phần nghiên cứu và ý kiến cá nhân về chủ đề này Vì giới hạn của tiểu luận cũng như hạn chế về trình độ lý luận
và kiến thức thực tế nên trong phạm vi bài viết chưa thể hiện đầy đủ và rõ ràng nội dung cần thiết, không tránh khỏi sai sót Tôi mong nhận được sự góp ý của giảng viên để hoàn thiện kiến thức về bộ môn Luật dân sự Tôi xin chân thành cảm ơn!