Quan điểm về triết lý nhân sinh trong các trường phái phi chính thống...4 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN 2.1.Tính thống nhất và đa dạng của triết l
Trang 1GIÁO H ỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
☸
ĐỀ TÀI
☸
ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN
TP H ồ Chí Minh, năm 2024
Trang 2GIÁO H ỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Đề tài:
ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN
Gi ảng Viên Phụ Trách: TT.TS.Thích Đồng Trí Sinh viên th ực hiện: Dương Thị Ngọc Ánh Pháp danh: Thích N ữ Huệ Trạm
Mã sinh viên: 0620000009
L ớp: PHTX Khóa VI
Chuyên ngành: Ph ật Học Từ Xa
ồ Chí Minh, năm 2024
Trang 3M ỤC LỤC
A.DẪN NHẬP 1
B.NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH VÀ KHÁI QUÁT CÁC QUAN ĐIỂM VỀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 1.1 Khái niệm “nhân sinh” trong quan niệm của triết học. 2
1.2.Khái quát các quan điểm về triết lý nhân sinh trong các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại. 2
1.2.1Quan điểm về triết lý nhân sinh trong trường phái chính thống từ Veda qua Upanishad đến Vedanta 2
1.2.2 Quan điểm về triết lý nhân sinh trong các trường phái phi chính thống 4
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN 2.1.Tính thống nhất và đa dạng của triết lý nhân sinh trong Đại thừa khởi tín luận 6
2.2.Tính kế thừa của triết lý nhân sinh trong Đại thừa khởi tín luận 7
2.3.Vấn đề giải thoát là trung tâm của triết lý nhân sinh trong Đại thừa khởi tín luận 9
CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG TU TẬP THIỀN QUÁN QUÁN KHỔ TRONG ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN 3.1 Những nỗi khổ bản thân gánh chịu. 10
3.2 Nỗi khổ chung kiếp sống nhân sinh. 11
3.4 Chuyển hóa phiền não tức bồ đề 11
C.K ẾT LUẬN 13
D.DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 4A.D ẪN NHẬP
Nhân sinh quan Phật giáo như bông hoa rực rỡ, hấp thu tinh tuý và chịu sự chi phối của mảnh đất sinh ra mình, ở đó luôn quan tâm đến số phận con người, cuộc đời của con người luôn tìm cách giải đáp cho hàng loạt câu hỏi liên quan đến những vấn đề nhân sinh, về ý nghĩa cuộc sống của con người, về hạnh phúc vĩnh hằng và cách nào đạt đến hạnh phúc ấy? … Chính cách đặt vấn đề về nhân sinh sâu sắc như thế, triết
học Ấn Độ không những có ảnh hưởng vô cùng to lớn trong tòan bộ lịch sử tư tưởng, đạo đức của Ấn Độ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến nhiều nước Châu Á và mang lại cho các dân tộc khác một cách nhìn khác về nhân sinh và cuộc sống Nắm bắt tinh thần cốt lõi ấy, Đại thừa khởi tín luận đã mở ra một đường lối nghiên cứu mới, tìm hiểu tư tưởng của các bậc tiền bối nhưng trên tinh thần bổ sung để Phật giáo Đại thừa trở nên thích ứng với thời đại Sự ra đời của bộ luận vì vậy không phải là phát triển một triết
lý mới, mà là để khai sáng một nhận thức mới về sự giác ngộ qua hành trình tìm hiểu Tâm chân như,tâm sanh diệt , từ đó thiết lập con đường thực hành, tạo nên một triết thuyết đưa nội dung tư tưởng Đại thừa đến chỗ toàn vẹn.Ở Việt Nam, hàng ngàn năm qua, văn hóa Ấn Độ nói chung và đặc biệt là tư tưởng triết lý đạo đức nhân sinh của
Phật giáo nói riêng, đã xâm nhập, ảnh hưởng khá sâu đậm đến đời sống tinh thần, đạo đức, tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ta Vì vậy, nghiên cứu làm rõ những nội dung, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của tư tưởng nhân sinh trong Đại thừa khởi tín luận sẽ góp
phần giúp chúng ta có sự hiểu biết sâu sắc hơn bản sắc truyền thống văn hóa của dân
tộc Việt Nam, cũng như tính chất thống nhất và đa dạng của nền văn hóa Việt Nam, một trong những yếu tố góp phần làm nên đa dạng ấy, đó là văn hóa triết học Ấn Độ Với những lý do trên, học viên chọn vấn đề “Triết lý nhân sinh trong Đại thừa khởi tín
luận” làm đề tài và để cho bài viết có giá trị về nội dung cũng như đầy đủ ý nghĩa, người viết vận dụng nghiên cứu liên như phân tích và tổng hợp, phương pháp lôgíc -
lịch sử, phương pháp đối chiếu - so sánh và chú giải các tài liệu… để làm sáng tỏ mạnh đề,từ đó ứng dụng tu tập cho bản thân
Trang 5B.N ỘI DUNG
CHƯƠNG 1
LÝ LU ẬN CHUNG VỀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH VÀ KHÁI QUÁT CÁC QUAN ĐIỂM VỀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT
H ỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
1.1 Khái ni ệm “nhân sinh” trong quan niệm của triết học
Ý nghĩa của khái niệm nhân sinh: “(Nhân là người; sinh là sống); như vậy “Nhân sinh chính là cuộc sống của con người.”Từ những định nghĩa trên thì chúng ta có thể hiểu: triết lý nhân sinh chính là lý luận triết học về đời sống của con người
1.2.Khái quát các quan điểm về triết lý nhân sinh trong các trường phái triết học
Ấn Độ cổ đại
Upanishad đến Vedanta
Quan điểm về triết lý nhân sinh trong kinh Veda
Với thế giới quan đa thần trong kinh Rig Veda, khi bàn về nhân sinh người Ấn Độ cổ đại chú trọng đến việc thờ cúng, thực hành các nghi lễ tế tự, để cho các vị thần phù hộ
và đáp ứng các nguyện vọng của mình Đời sống con người phải được Đấng tối cao
dẫn dắt, có cả trách nhiệm của thần linh và bổn phận của con người
Quan điểm về triết lý nhân sinh trong kinh Upanishad
Upanishad đưa ra 2 phương pháp mà con người có thể tu tập mong đạt đến giải thoát,
đó là con đường karma (con đường đạo đức) và thứ 2 là Jnàna (con đường trí tuệ) Theo các Áo nghĩa thư, mục đích đời sống phải luôn là việc vượt qua sự vô minh bẩm sinh, bằng cách đi đến sự giác ngộ hoàn toàn hay là jnāna
Quan điểm về triết lý nhân sinh trong trường phái Yoga
Toàn bộ mục đích của Yoga là nâng con người khỏi cái nhìn nông cạn của cá nhân để đến với một tầm mắt rộng lớn hơn cùng một sự tự do, mà tự do trong hệ thống Yoga
là (kaivalya), nghĩa là trạng thái độc lập tuyệt đối, đó không phải là một sự phủ định đơn thuần, mà là đời sống vĩnh cửu của purusa, khi không còn bị prakrti trói buộc Yoga chấp nhận 2 đó là phương pháp Jnana Yoga và Dhyana Yoga để hướng dẫn con người giải thoát
Quan điểm về triết lý nhân sinh trong trường phái Mimansa
Mimansa chú trọng tới mặt tế tự hành lễ được quy định trong kinh Veda Mimansa
nhấn mạnh việc cần phải giải thoát linh hồn khỏi sự ràng buộc của thế giới hữu hình,
hữu hạn này, nhưng phương pháp mà trường phái này chọn, đó là cần phải thực hành tốt nghi lễ tế tự, thực hành đầy đủ các nghi thức cúng bái tổ tiên và các vị thần
Quan điểm về triết lý nhân sinh trong Jaina (Kỳ Na giáo)
Quan niệm của trường phái này về con người và thấy rằng:Linh hồn theo Jaina, là
thực thể thuần khiết, toàn năng, tồn tại vĩnh viễn và bất diệt cùng với vật chất, ý thức
là tính chất cơ bản của linh hồn Muốn giải thoát linh hồn toàn năng tinh khiết ra khỏi
ra khỏi xiềng xích của thế giới đầy vật dục và ảo ảnh này, theo Kỳ Na phải cần đến
“ba viên ngọc quý” như sau:“Niềm tin đúng đắn, hiểu biết đúng đắn, đức hạnh đúng đắn - những điều này hợp với nhau tạo thành con đường giải thoát” Vì vậy chúng ta
Trang 6cần có đức hạnh đúng đắn để làm những việc chân chính, vì mọi người chứ không nên
có ảo tưởng “của anh”, “của tôi”
Quan điểm về triết lý nhân sinh trong Lokayata
Lokayata thừa nhận sự hiện hữu của nỗi đau và sự thống khổ, cùng với sự khoái lạc trong cuộc sống; nhưng với trường phái này không có nghĩa là niềm hạnh phúc tinh khôi là có thể có được hay phải cố công tìm kiếm và cho rằng một phần của minh triết
là nỗ lực đảm bảo sự khoái lạc ở mức độ cao nhất mà một người có thể vươn tới, cho nên về mặt đạo đức, học thuyết này được xem là chủ nghĩa khoái lạc thô sơ
Quan điểm về triết lý nhân sinh trong Phật giáo nguyên thủy
Theo quan niệm của Phật giáo thì cuộc đời của mỗi con người là một dòng chảy vô
tận, không có gì là vĩnh hằng, cả vũ trụ này là một d ng biến ảo vô thường, tự sinh tự
diệt, không do một vị thần tối cao nào sáng tạo ra cả Qua các con đường và các phương pháp trên, mục đích của Phật giáo là nhận biết được cái chân thật của cuộc sống, đó là chúng ta phải tu luyện bằng nhiều cách khác nhau nhằm mục đích hiểu được bản chất của cuộc sống, thoát khỏi vô minh mà nhận thức đúng bản chất của vấn
đề vì sao con người vẫn mãi xoay với luân hồi, không thể thoát ra ngoài được ừ phân tích về bản chất của con người như vậy, Phật giáo đã chỉ ra con đường và cách thứ
nhằm giúp chúng ta đạt tới Niết bàn, như Kimura aiken viết:“Đối với nhân sinh, Phật giáo cho là khổ, bởi vậy mới lấy tự do, giải thoát làm tiêu chuẩn lý tưởng Song sự
khổ não và trói buộc ấy không phải thực sự tồn tại khách quan, mà là căn cứ vào thái
độ của tâm ta cả, nghĩa là cứ khư khư chấp lấy cái “ngã” giả dối là cái “ta” chân thực,
rồi trù mưu, tính kế để làm cho nó thỏa mãn mọi ham muốn của cái ta ấy, nên mới có khổ não, trói buộc Nếu ta có thể vượt hẳn ra ngoài v ng tham dục của cái “ngã” nhỏ nhoi ấy, ta sẽ thấy một cảnh giới tự do và yên vui vô hạn”(Kimura Taiken, 1969, tr 19)
Trang 7CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN 2.1.Tính th ống nhất và đa dạng của triết lý nhân sinh trong Đại thừa khởi tín
lu ận
Mục đích xuyên suốt trong triết học Phật giáo là xác định cho con người một niềm tin, một thái độ sống, hay đi tìm và xác định cái ý nghĩa đích thực của nhân sinh Vì vậy,
nội dung bao trùm và cơ bản trong nền triết lý trong bộ luận này là những vấn đề về nhân sinh, về đạo đức, về con người và đời người Để giải quyết những vấn đề này, Ngài Mã Minh đã dựa trên cơ sở của lý luận Phật giáo Nguyên thủy, vấn đề nhận thức này được giải quyết theo tư tưởng Đại thừa để tạo ra tính thống nhất cho toàn bộ nền triết học Phật giáo Chẳng hạn trong triết học , “Tính không” của bản thể hay tính “Vô thường, Nhân quả” của thế giới sự vật hiện tượng luôn được nhận thức thông qua mối quan hệ với “Tâm thức(tâm chân như,tâm sanh diệt)”… Trong bản thể luận, triết học
Phật giáo cho rằng, thế giới, kể cả con người luôn luôn là Không/Vô, vì được cấu thành từ nhiều yếu tố (Sắc - vật chất gồm đất, nước, gió, lửa và Danh - tinh thần gồm
thụ, tưởng, hành, thức)không ngừng vận động và biến đổi, nên không có thực tính bất
biến… Khi danh và sắc kết hợp với nhau tạo thành Ngũ uẩn Ngũ uẩn tác động qua lại trong sự biến hóa vô thường, từ đó tạo nên vạn vật Danh và sắc chỉ hội tụ với nhau trong một thời gian ngắn, sau đó chuyển sang một trạng thái khác Vì vậy, sự tồn tại của thế giới là một dòng biến chuyển liên tục, không có ai tạo ra thế giới và cũng không có cái gì tồn tại vĩnh hằng Vũ trụ, vạn vật được Phật giáo gọi là vạn pháp Vạn pháp không có tự tính (không có bản tính riêng của mình) mà chỉ là sự hoà hợp của nhân duyên.Theo Phật giáo, tất cả các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều không nằm ngoài sự chi phối của luật nhân quả Nhân duyên hoà hợp thì sự vật sinh, nhân duyên tan rã là sự vật diệt Vì thế, thế giới vạn vật, kể cả con người là vô thuỷ, vô chung, là dòng biến hoá vô thường không có gì là thường hằng Vạn pháp là vô thường vô ngã, nhưng do bị che lấp bởi vô minh nên con người thường không nhận thức được cái
biến ảo, vô thường của vạn vật, của đời sống, không biết được cái tôi có mà không, không mà có, luôn luôn chấp ngã, chấp pháp, dẫn đến đời sống khổ đau Đây là điểm then chốt đan nối giữa quan điểm về bản thể luận với vấn đề nhân sinh, trở thành cơ
sở giải thích cho triết lý nhân sinh và con đường giải thoát của đạo Phật Nội dung cơ bản của giáo lý đạo Phật khi lý giải về cuộc đời con người là học thuyết về “khổ” và con đường “cứu khổ”, tập trung trong lý thuyết Tứ diệu đế Đây là nội dung cốt lõi nhất về nhân sinh và cũng là những định hướng cơ bản nhất của tưởng triết học Phật giáo Tứ diệu đế bao gồm, khổ đế,tập đế, diệt đế, đạo đế
Khổ đế là “chân lý màu nhiệm về cái khổ”, để lý giải về những nỗi khổ trong
cuộc đời con người
Tập đế, để trả lời cho câu hỏi: những nỗi khổ mà con người phải gánh chịu là do đâu?
Giải thích căn nguyên những đau khổ của chúng sinh, đức Phật đã đưa ra thuyết
“Thập nhị nhân duyên” Mười hai mối liên kết nhân – duyên tạo thành Lý Duyên
khởi, bao gồm:
1 Vô minh – là không sáng suốt, ngu tối nên thế giới là ảo,là giả mà cứ cho là thực
2 Hành – là ý muốn thúc đẩy hành động tạo tác
Trang 83 Thức – là nhận thức, ý thức phân biệt cái tâm trong sáng cân bằng với cái tâm ô nhiễm, mất cân bằng
4 Danh sắc – là sự thống nhất, kết hợp cái vật chất (sắc) và cái tinh thần (danh) Đối với các loại hữu tình thì sự phối hợp của Danh và Sắc sẽ sinh ra 6 cơ quan cảm giác (lục căn) là mắt (nhãn căn), tai (nhĩ căn), mũi (tỵ căn),lưỡi (thiệt căn), thân thể (thân căn) và ý thức (ý căn)
5 Lục nhập - là quá trình xâm nhập của thế giới xung quanh của lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) vào các giác quan
6 Xúc – là sự tiếp xúc, phối hợp giữa lục căn với lục trần hay giữa các giác quan với
thế giới bên ngoài
7 Thọ - là sự cảm thụ, sự nhận thức trước sự tác động của thế giới bên ngoài
8 Ái – là sự yêu thích mà nảy sinh ham muốn dục vọng do cảm thụ thế giới bên ngoài
9 Thủ - là giữa lấy và chiếm đoạt cái mà mình ham muốn, yêu thích
10 Hữu - là sự tồn tại để tận hưởng cái đã chiếm đoạt được
11 Sinh - là sự ra đời, sinh thành do phải tồn tại
12 Lão tử - là già và chết vì có sự sinh thành”
Diệt Đế, chỉ ra mục đích tối cao của sự giải thoát, đó là sự xa lánh trọn
vẹn, là sự tận diệt mọi ái dục, từ đó đạt tới chân lý cao thượng về sự diệt khổ để đạt tới
trạng thái niết bàn
Đạo đế, trả lời cho câu hỏi, bằng cách nào để thực hiện được mục đích và lý tưởng giải thoát? Theo Phật giáo, có 37 phương pháp cấu thành con đường và cách thức để giải thoát, nhưng tiêu biểu và tập trung nhất vẫn là“Bát chánh đạo”
Như vậy, ngay từ ban đầu, trong lý thuyết về bản thể luận và nhân sinh quan, khi bàn
về “thức, danh sắc, lục căn, xúc, thọ…”, Phật giáo Nguyên thủy đã quan tâm đến
những vấn đề của lý luận nhận thức, với mục đích kết nối các nội dung tư tưởng của triết học Phật giáo thành một hệ thống.Nhưng bằng cách nào để nhận biết thế giới, để giải thoát những nỗi khổ đau trong đời sống? Đức Phật tập trung giải quyết vấn đề về Tâm, hay Tâm thức Dùng Tâm thức để chủ thể thực hiện quá trình nhận biết, đồng
thời điều chỉnh nhận thức và hành vi trong đời sống, đó thực chất là lý luận nhận thức
của triết học Phật giáo Luận, khi bàn về Tâm thức, cho rằng: “Do Như Lai tạng (chân) mà có “Tâm sinh diệt”; nghĩa là Chân (không sinh diệt) Vọng (sinh diệt) hoà
hiệp, không phải “một” không phải “khác” gọi là thức A-lại-da (tâm sinh diệt) Thức này tóm thâu tất cả các pháp và xuất sinh tất cả các pháp Thức này có hai nghĩa
“Giác” và “Bất giác” (mê)” [1].Ngoài sáu thức như trong thời kỳ Phật giáo Nguyên
thủy, Đại thừa đến giai đoạn này lập thêm một thức nữa gọi là Alạida thức (Tạng
thức) hay A đà na thức - được gọi là thức thứ bảy “Thức ấy cũng tên là A đà na, vì nó theo nắm giữ thân thể, cũng tên là a lại da, vì nó chấp thọc mà cùng yên cùng nguy
với thân thể; cũng tên là tâm, vì nó do sắc thanh hương vị xúc pháp tích tụ tăng trưởng” [54, tr.20] Dù khuynh hướng có khác nhau, nhưng hầu như các luận sư đều đứng trên lập trường quay vào tìm hiểu Tâm Con người qua sự khảo sát của ngài Mã Minh là một trong những hiện tượng bao gồm hai yếu tố kết hợp với nhau: phần vật
chất và phần tâm thức.Thân thể con người thuộc về vật chất Tâm thức gồm Tám thức:
Alạida thức,Mạt na thức, Ý thức, Thân thức, Thiệt thức, Tỵ thức, Nhĩ thức, Nhãn
thức.Trong tám thức, Duy thức học chia thành ba phần: Tâm, Ý và thức Theo Ngài,
thức thứ tám là Alạida, có tác dụng chính trong việc tàng trữ, bảo tồn và tạo dựng vạn
Trang 9pháp “A lại da thức: là thức căn bản bao gồm bảy thức trên, còn gọi Năng tàng và sở tàng, vì nó có công năng hàm chứa tất cả pháp hữu vi, vô vi… Nó có khả năng cất
chứa hạt giống, tức là những ý tưởng lành dữ, ưa ghét… thức này là cội gốc phát sinh
ra muôn pháp” Năng tàng giống như một cái kho chứa, cái kho không hạn lượng trong không gian hình khối Sở tàng là những đồ vật được cất chứa trong kho tàng đó Chỗ nào có kho chứa thì chỗ đó có đồ vật chứa Ngược lại, chỗ nào có đồ vật (sở tàng) thì chỗ đó có sự chứa nhóm (năng tàng) Đồ vật được chứa nhóm tạo thành một không gian Không gian đó chỉ là một phần, chứ không phải toàn thể, của năng tàng Trong
một kho chứa hàng tạp hoá, từng sản phẩm tạp hoá là một đơn vị sở tàng Tổng hợp
của các đơn vị sở tàng này tạo thành khối đồ vật Khối đồ vật đó là một phần không gian của năng tàng Các sản phẩm cụ thể là một phần của đống đồ vật Do đó, không
có các đồ vật cụ thể và sai biệt thì không có đống đồ vật Cho nên đống đồ vật chỉ tồn tại khi có tập hợp của các đồ vật Ở đây, tổ Mã Minh giới thiệu chức năng hoạt dụng
của A-lại-da trong việc tổ chức và làm tái tạo các hạt giống, hơn là nói về mối quan hệ
nội tại của hạt giống và kho tâm thức Theo Tổ Mã Minh, thức A-lại-da là kho tàng
với hai chức năng chính là năng nhiếp và năng sinh các hạt giống của mọi sự vật hiện tượng Khái niệm “pháp” trong ngữ cảnh này có thể hiểu là các hạt giống của sự vật, chứ không phải bản thân của sự vật
+ Năng nhiếp là khả năng tổ chức, sắp xếp, phân loại, định vị các hạt giống khác nhau trong kho tàng của tâm Các hạt giống này bao gồm thiện và ác, tốt và xấu, tiêu cực và tích cực, hữu vi và vô vi, hữu lậu và vô lậu, và bao hàm luôn các hạt giống thuộc
chặng giữa của những phạm trù đối lập đó
+ Năng sinh là khả năng kích hoạt, xúc tác, làm phát sinh, làm trưởng thành các hạt
giống và tiềm năng trong kho tàng vô tận của a-lại-da Khả năng của kho tàng này là
vô hạn, cũng giống như không gian ảo của internet, cũng được tính bằng các đơn vị đo lường Không gian của thức a-lại-da tuy được gọi là vô tận nhưng sự khai thác và sử
dụng được đến mức nào tuỳ thuộc rất nhiều vào kỷ thuật vận dụng của con người Không gian đó có thể trở nên rất nhỏ và hữu hạn nếu chúng ta không biết phát huy
Khả năng kích hoạt để làm phát sinh một hoạt dụng hay tạo ra sự sinh sôi của các hạt
giống là một trong các chức năng quan trọng của a-lại-da Nền tảng của sự phát sinh các tiềm năng hạt giống lệ thuộc rất nhiều vào tiến trình lập đi lập lại một cách có ý thức các hạt giống vào trong kho tàng tâm thức
2.2.Tính k ế thừa của triết lý nhân sinh trong Đại thừa khởi tín luận
Điều đặc biệt là trong triết lý nhân sinh được thể hiện trong triết học Đại thừa khởi tín
luận có sự kế thừa cùng nhau để ngày càng hoàn thiện nhằm tìm ra ý nghĩa thật sự của
cuộc sống con người, chứ không có đấu tranh loại bỏ nhau Sự kế thừa nhau, mà không phủ định nhau do vấn đề nhân sinh đã được các nhà triết học, tôn giáo có cách nhìn giống nhau, vì cùng đề cập đến hầu hết các lĩnh vực thuộc về đời sống cá nhân con người hiện thực trong xã hội Cơ sở để Luận thiết lập lý luận nhận thức là lý thuyết Thập nhị nhân duyên Đức Phật khi lý giải về những nỗi khổ đau trong đời
sống con người, Ngài xuất phát từ Vô minh - yếu tố đầu tiên trong Thập nhị nhân duyên.Nhưng điều gì dẫn đến Vô minh? Luận học cho rằng bắt nguồn từ Thức: Lại
nữa, thật ra Tâm không có tướng sơ khởi, mà nói rằng “biết được tướng sơ khởi của tâm”, đó tức là được “vô niệm” Tất cả chúng sinh từ hồi nào đến giờ, vì chưa từng xa lìa vọng niệm tương tục (chưa được vô niệm), nên không được gọi là “Giác”, mà chỉ gọi là “Vô thủy vô minh”.Nếu người được vô niệm (ngộ chân tâm) thì các tướng sinh,
Trang 10trụ, dị, diệt của tâm đều hết, chỉ còn một tâm thể vô niệm (chân tâm0 Bởi thế nên
Thủy giác không khác với Bản giác Vì vọng niệm nên bốn tướng: Sinh, Trụ, Dị và
Diệt đồng thời nương nhau mà có, và đều không tự lập; khi vọng niệm hết, thời bốn tướng không còn, chỉ một tính giác (chân tâm) xưa nay bình đẳng[2] Như vậy, Luận
vẫn đứng trên nền tảng của bản thể luận với lý thuyết Duyên khởi để lý giải những vấn đề của Thức Nhờ Thức làm yếu tố duyên sinh, các chủng tử trong A-lại-da thức
mới có thể biếnhiện, có danh có tướng của vạn vật Sự vật hiện tượng chứa đựng trong A-lại-da thức được hình thành từ Duyên khởi nhưng được đặt trên cái nền của
Thức.Vì công năng sinh khởi này của Thức, nên việc khẳng định tất cả là Duy thức cũng mang ý nghĩa tất cả đều là Duyên sinh vô ngã Trong đó, Thức được xem là nền tảng của tất cả mọi tồn tại, của con người từ khi sinh ra đến khi đạt đến giác ngộ Sự
vật hiện tượng đều do Thức biến hiện, nó là nguồn sống, là động lực chi phối nhận thức và hành động của con người
2.3.V ấn đề giải thoát là trung tâm của triết lý nhân sinh trong Đại thừa khởi tín
lu ận
Các trường phái đều vạch ra con đường, cách thức để giải thoát con người khỏi những
nỗi khổ ấy Với ý nghĩa đó, có thể nói, tư tưởng giải thoát là một trong những đặc điểm nổi bật và xuyên suốt của triết học tôn giáo Ấn Độ Các hệ thống triết học tôn giáo Ấn Độ với các hình thức khác nhau chỉ là những con đường hay phương tiện, cách thức khác nhau để cùng đi đến một mục đích chung, một lý tưởng cao cả nhất là
giải thoát.Chúng ta có thể nhận định rằng nhận thức luận trong Luận là:
Thứ nhất, dùng chánh kiến (tri thức đúng) để nhìn và hiểu sự vật trong thế giới,
từ đó thấy rõ tính Duyên khởi của chúng
Thứ hai, Khi chủ thể thấy rõ sự vật được tạo thành từ Duyên khởi >> không còn nhận thức sai lầm, không còn chấp thủ, chấp ngã >> chuyển Thức thành Trí >>
nhận thức đúng về con người và thế giới thực tại khách quan >>không còn khổ đau,
giải thoát, đạt đến thế giới Chân như
Khi bàn về vấn đề nhân sinh, để thực hiện quá trình giải thoát những nỗi khổ đau của con người, Đức Phật dùng Tứ diệu đế:
1 Khổ đế: chân lý về sự khổ
2 Tập đế: nguyên nhân của sự khổ
3 Diệt đế: diệt khổ
4 Đạo đế: con đường diệt khổ
Nhân sinh quan của Đại thừa khởi tín luận vẫn tiếp tục được xây dựng trên nền tảng lý thuyết Tứ diệu đế nhưng điểm xuất phát của hệ thống lý luận nhận thức này là Thức Luận thừa nhận đời sống là khổ
Nguyên nhân của khổ là do Thức Do Thức xuất hiện tính chất nhị nguyên trong nhận thức, phân biệt chủ thể và khách thể nên sự vật được nhận thức không còn là chính nó, sự vật bị điều khiển và chi phối bởi Tâm thức đã bị
chấp thủ, chấp ngã - tức nhận thức sai lầm(vô minh,bất giác,tam tế ,lục thô)
Vô Minh bất giác sanh tam tế, cảnh giới vi duyên trưởng lục thô Tam tế và lục thô chính là chín trạng huống của các pháp huyễn vọng được sanh khởi khi vô minh dấy lên, che lấp Chân Như Tế là nhỏ nhặt, khó thể nhận biết, còn Thô là dễ nhận thấy
Tam Tế gồm:
1.Vô Minh Nghiệp Tướng (nghiệp tướng) chính là tướng trạng huyễn vọng sanh khởi trước hết khi vô minh dấy động, còn chưa phân biệt được đâu là chủ và khách (tức là