Như vậy có thể hiểu triết lý kinh doanh là những quan niệm, giá trị mà doanh nghiệp, doanh nhân và các chủ thể kinh doanh theo đuổi trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.. Đặc
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Đức Trọng
Sinh viên thực hiện: Đoàn Thị Thảo Vân MSSV: 20190397
Mã lớp: 134138 Nhóm 2
Hà Nội, 2022
Trang 2Mục lục
Đặt vấn đề 4
Chương 1: Tổng quan về văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp 5
1 Triết lý kinh doanh 5
1.1 Khái niệm triết lý kinh doanh 5
1.2 Nội dung triết lý kinh doanh của doanh nghiệp 5
1.3 Vai trò của triết lý kinh doanh 8
1.4 Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp 8
2 Tinh thần khởi nghiệp 10
2.1 Khái niệm 10
2.2 Đặc điểm 10
2.3 Lý do khởi nghiệp 10
2.4 Vai trò và ý nghĩa của sự khởi nghiệp: 11
2.5 Cách khởi nghiệp 11
Chương 2 Tổng quan về Công ty cổ phần Thực phẩm Sữa TH 13
1 Thông tin chung 13
2 Lịch sử hình thành và phát triển 14
3 Cơ cấu tổ chức 16
4 Lĩnh vực kinh doanh 17
5 Những dấu ấn Cách mạng của TH 17
Chương 3: Triết lý kinh doanh của Công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH 19
1 Triết lý kinh doanh 19
2 Tầm nhìn 19
3 Sứ mệnh 20
4 Năm giá trị cốt lõi 20
Trang 35 Tác động của triết lý kinh doanh đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH 21
5.1 Hoạt động sản xuất 21
5.2 Hoạt động nghiên cứu và phát triển 22
NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA 23
KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 4Đặt vấn đề Đối với các tổ chức vĩ đại, triết lý được hình thành từ ngày đầu tiên bởi
người sáng lập tổ chức đó và được duy trì xuyên suốt trong một quá trình dài Một
là những triết lý được hình thành từ những ngày đầu tiên, hài là những triết lý
được duy trì xuyên suốt quá trình tồn tại của tổ chức Nhưng điểm thứ ba đặc biệt
là các triết lý này mặc dù không giống nhau nhưng cùng được duy trì xuyên suốt
và thông qua sự xuyên suốt đó tạo thành sự nhân diện, thành sự khác biệt Chúng
ta lập kế hoạch cho một công ty, cho một phòng hoặc một nhóm cũng giống như
việc lập kế hoạch cho cuộc đời mình Hình thành một triết lý sống không quá khó nhưng quan trọng phải duy trì nó xuyên suốt Khi ta đứng trước nhiều lựa chọn tốt thì cần phải quyết định lấy một sự lựa chọn nào đó Lúc ấy, Triết lý sống chính là
bộ lọc giúp chúng ta ra quyết định tốt hơn
Triết lý kinh doanh là lý tưởng, là phương châm hành động,là hệ giá trị và
mục tiêu chung của doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh, nhằm làm
cho doanh nghiệp đạt hiệu quảcao trong kinh doanh ỞViệt nam, triết lý kinh
doanh còn khá mới mẻvới các doanh nghiệp Vì thế doanh nghiệp cần khai thác
được vài trò của triết lý kinh doanh và hình thành được triết lý kinh doanh cho
mình để nhanh chóng phát triển, rút ngắn khoảng cách giữa những doanh nghiệp
nước ta và những doanh nghiệp nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
hội nhập
Nhận thấy tập đoàn sữa TH True Milk là một trong những tập đoàn có triết
lý kinh doanh khá bài bản, nêm nhóm em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích triết lý
kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp của tập đoàn TH True Milk”
Trang 5Chương 1: Tổng quan về văn hóa kinh doanh và tinh
thần khởi nghiệp
1 Triết lý kinh doanh
1.1 Khái niệm triết lý kinh doanh
Định nghĩa theo vai trò: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng, dẫn dắt hoạt động kinh doanh
Định nghĩa theo các yếu tố cấu thành: Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp (triết lý doanh nghiệp) là lý tưởng, là phương châm hành động, là hệ giá trị
và mục tiêu chung của doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh Định nghĩa theo cách thức hình thành: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho con đường hoạt động kinh doanh
Như vậy có thể hiểu triết lý kinh doanh là những quan niệm, giá trị mà doanh nghiệp, doanh nhân và các chủ thể kinh doanh theo đuổi trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Quan niệm là cách nhận thức, đánh giá về 1 sự kiện, hiện tượng Giá trị là những nguyên tắc, tiêu chuẩn chỉ dẫn cho hành động của con người
1.2 Nội dung triết lý kinh doanh của doanh nghiệp
Thông thường, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp gồm ba nội dung chính sau: sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp và hệ thống các giá trị của doanh nghiệp
1.2.1 Sứ mệnh doanh nghiệp
a Khái niệm sứ mệnh doanh nghiệp
Một văn bản triết lý doanh nghiệp thường bắt đầu bằng việc nêu ra sứ mệnh của doanh nghiệp hay còn gọi là tôn chỉ, mục đích của nó Đây là phần nội dung
có tính khái quát cao, được chắt lọc, sâu sắc Sứ mệnh kinh doanh là một bản tuyên bố “lý do tồn tại” của doanh nghiệp, còn gọi là quan điểm, tôn chỉ, nguyên
Trang 6tắc, mục đích kinh doanh của doanh nghiệp Nó là lời tuyên bố mô tả doanh nghiệp là ai, doanh nghiệp làm những gì, làm vì ai và làm như thế nào
b Các yếu tố cơ bản khi xây dựng sứ mệnh
Một là lịch sử: Mọi tổ chức cho dù lớn hay nhỏ đều có một lịch sử về các mục tiêu, thành tích, sai lầm và chính sách Vì vậy, nghiên cứu lịch sử của tổ chức trước khi xây dựng bản tuyên bố sứ mệnh sẽ cho phép thấy được những đặc điểm
và sự kiện quan trọng trong quá khứ cần lưu ý khi xây dựng định hướng chiến lược tương lai
Hai là những năng lực đặc biệt: Một tổ chức có thể làm được nhiều việc, tuy nhiên nó phải nhận diện được điểm mạnh nổi trội của mình làm việc gì tốt nhất Những năng lực đặc biệt là những gì mà một tổ chức làm tốt đến mức trên thực tế chúng tạo ra một lợi thế hơn các tổ chức tương tự
Ba là môi trường: Môi trường của tổ chức quyết định những cơ hội, những hạn chế và những mối đe dọa, do vậy cần nhận dạng trước khi xây dựng bản tuyên
bố sứ mệnh
c Đặc điểm của một bản tuyên bố sứ mệnh (bản tuyên bố nhiệm vụ) Tập trung vào thị trường chứ không phải sản phẩm cụ thể: Những doanh nghiệp xác định nhiệm vụ theo sản phẩm họ làm ra gặp trở ngại khi sản phẩm và công nghệ bị lạc hậu, nhiệm vụ đã đặt ra không còn thích hợp và tên của những tổ chức đó không còn mô tả được những gì họ làm ra nữa Vì vậy, một đặc trưng cơ bản của bản tuyên bố sứ mệnh tập trung vào một lớp rất rộng các nhu cầu mà tổ chức đang tìm cách thỏa mãn, chứ không phải vào sản phẩm vật chất hay dịch vụ
mà tổ chức đó hiện đang cung cấp
Khả thi: Bản tuyên bố sứ mệnh đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn nỗ lực và phấn đấu để đạt được nhiệm vụ đã đặt ra, tuy nhiên những nhiệm vụ này cũng phải mang tính hiện thực và khả thi Nói cách khác, nó phải mở ra một tầm nhìn tới những cơ hội mới, nhưng không được dẫn dắt doanh nghiệp vào những cuộc phiêu lưu không hiện thực vượt quá năng lực của nó
Cụ thể: Bản tuyến bố sứ mệnh phải cụ thể và xác định phương hướng, phương châm chỉ đạo để ban lãnh đạo lựa chọn các phương án hành động, không được quá rộng và chung chung Đồng thời, sứ mệnh của doanh nghiệp cũng
Trang 7không nên xác định quá hẹp Điều đó có thể kìm chế sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai
1.2.2 Các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp
Sứ mệnh của doanh nghiệp thường được cụ thể hóa bằng các mục tiêu chính, có tính chiến lược của nó Các mục tiêu là những điểm cuối của nhiệm vụ của doanh nghiệp; mang tính cụ thể và khả thi cần thực hiện thông qua các hoạt động của doanh nghiệp Việc xây dựng các mục tiêu cơ bản rất có ý nghĩa đối với
sự thành công và tồn tại lâu dài của doanh nghiệp Những mục tiêu này thường tập trung ở các vấn đề như: vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, những sự đổi mới, năng suất, các nguồn tài nguyên vật chất và tài chính, khả năng sinh lời, thành tích và trách nhiệm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, thành tích và thái độ của công nhân và trách nhiệm xã hội
Đặc điểm của các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp:
Có thể biến thành những biện pháp cụ thể
Làm điểm xuất phát cho những mục tiêu cụ thể và chi tiết hơn ở các cấp thấp hon trong doanh nghiệp đó Khi đó các nhà quản trị đều biết rõ những mục tiêu của mình quan hệ như thế nào với những mục tiêu của các cấp cao hơn
Thiết lập thứ tự ưu tiên lâu dài trong doanh nghiệp
Tạo thuận lợi cho việc kiểm tra quản trị, bởi những mục tiêu cơ bản chính là những tiêu chuẩn để đánh giá thành tích chung của toàn tổ chức 1.2.3 Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp
Giá trị của một doanh nghiệp là những niềm tin căn bản của những người làm việc trong doanh nghiệp Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp xác định thái
độ của doanh nghiệp với những đối tượng hữu quan như: người sở hữu, những nhà quản trị, đội ngũ những người lao động, khách hàng và các đối tượng khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Các thành viên trong doanh nghiệp dù
là lãnh đạo hay người lao động đều có nghĩa vụ thực hiện các giá trị đã được xây dựng Những giá trị này bao gồm:
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: là yếu tố quy định những chuẩn mực chung và là niềm tin lâu dài của một tổ chức
Trang 8Các nguyên lý hướng dẫn hành động, định hướng cho hành vi của tổ chức, có vai trò rất quan trọng trong nội bộ tổ chức
1.3 Vai trò của triết lý kinh doanh
Triết lý kinh doanh là cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp, tạo ra phương thức phát triển bền vững của doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp là cơ sở đảm bảo cho một doanh nghiệp kinh doanh có văn hoá và bằng phương thức này, nó có thể phát triển một cách bền vững Văn hoá doanh nghiệp gồm nhiều yếu tố cấu thành, mỗi thành tố của văn hoá doanh nghiệp có một vị trí, vai trò khác nhau trong một hệ thống chung, trong đó, hạt nhân của nó là các triết lý và hệ giá trị Triết lý doanh nghiệp là công cụ định hướng và cơ sở để quản lý chiến lược của doanh nghiệp Triết lý kinh doanh thể hiện quan điểm chủ đạo của những người sáng lập về sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp Đồng thời, triết lý doanh nghiệp cũng thể hiện vai trò như là kim chỉ nam định hướng cho doanh nghiệp, các bộ phận cũng như các cá nhân trong doanh nghiệp
Triết lý kinh doanh là một phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp Phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp liên quan tới công tác tuyển dụng, đào tạo, tổ chức và sử dụng, đãi ngộ và thúc đẩy đội ngũ của nó Nếu đặt ra mục tiêu xây dựng một nguồn nhân lực thống nhất, phát huy các yếu tố nhân văn của nguồn lực trung tâm này để làm chủ thể cho phương thức phát triển bền vững của doanh nghiệp thì trong các công việc trên, cần được định hướng bằng một triết lý chung 1.4 Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp Việc xây dựng triết lý kinh doanh, với tư cách là tài sản tinh thần của doanh nghiệp không phải là một điều dễ dàng mà nó phải là sự nỗ lực của người lãnh đạo và các thành viên của doanh nghiệp Thông thường, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp có thể hình thành theo ba cách:
Thứ nhất, triết lý kinh doanh được hình thành dần từ kinh nghiệm kinh doanh Đây là con đường hình thành triết lý của hầu hết các doanh nghiệp lớn có truyền thống lâu đời và tiếp tục thành đạt cho đến hôm nay Đây là triết lý kinh doanh do những người sáng lập (hoặc lãnh đạo) doanh nghiệp sau một thời gian dài làm kinh doanh và quản lý đã từ kinh nghiệm, từ thực tiễn thành công nhất
Trang 9định của doanh nghiệp đã rút ra triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp Họ đã kiểm nghiệm rồi đi đến một sự tin tưởng rằng doanh nghiệp của họ cần có một cương lĩnh, một cách thức kinh doanh riêng và việc truyền bá, phát triển cương lĩnh, cách thức này là yếu tố rất quan trọng để tiếp tục thành công; cần phải có một triết học quản lý được thể hiện bằng văn bản, gửi đến tất cả các nhân viên như một văn bản đạo lý giáo dục cho tất cả cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp
Thứ hai, triết lý kinh doanh được tạo lập theo kế hoạch của Ban lãnh đạo Ở một số doanh nghiệp, do nhận thức được vai trò của văn hóa kinh doanh, có nhu cầu cấp thiết phải xây dựng triết lý kinh doanh, người chủ doanh nghiệp hoặc bộ phận chuyên trách sẽ soạn thảo triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, sau đó lấy ý kiến đóng góp của tập thể thành viên của doanh nghiệp để hoàn thiện Theo cách này, người chủ doanh nghiệp hoặc bộ phận soạn thảo sẽ nghiên cứu toàn diện các đặc trưng nổi bật của doanh nghiệp, các giá tị cốt lõi mà doanh nghiệp theo đuổi, các quan niệm về đạo đức, các nguyên tắc kinh doanh, mục tiêu của doanh nghiệp Sau đó, họ có thể tập hợp thành văn bản và gửi xuống các phòng ban, các đơn vị trực thuộc để khuyến khích mọi người thảo luận, góp ý hoàn chỉnh Những vấn đề thống nhất sẽ được phê chuẩn và ban hành để mọi người thực hiện Thông qua thảo luận, góp ý kiến của mọi người, triết lý kinh doanh sẽ trở nên hoàn thiện dần và tạo được sự nhất trí cao, dễ được mọi người chấp nhận và hoàn thiện Tuy nhiên, triết lý kinh doanh được soạn thảo theo số đông có thể sẽ thiếu tính độc đáo, sâu sắc Phương pháp này thường áp dụng ở các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, rút ngắn được thời gian xây dựng
Thứ ba, xây dựng triết lý kinh doanh bằng cách mời chuyên gia tư vấn, là những người am hiểu và có kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp Để có thể tư vấn xây dựng triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp, các chuyên gia sẽ đến tìm hiểu về các hoạt động của doanh nghiệp, tìm hiểu phong cách lãnh đạo, định hướng giá trị của doanh nghiệp, lắng nghe tâm tư, tình cảm của lãnh đạo doanh nghiệp và của cả các thành viên của doanh nghiệp Sau đó, dựa trên kiến thức và kinh nghiệm đã có, các chuyên gia sẽ đưa ra một số phương án để doanh nghiệp lựa chọn bằng cách thảo luận giữa những người trong ban lãnh đạo của doanh nghiệp hoặc tham khảo ý kiến rộng rãi của các thành viên trong doanh nghiệp
Trang 102 Tinh thần khởi nghiệp
2.1 Khái niệm
Khởi nghiệp là quá trình một cá nhân hay nhóm tìm kiếm và theo đuổi một
cơ hội kinh doanh” hoặc đó là “quá trình sáng tạo ra giá trị bằng cách huy động các nguồn lực để tận dụng cơ hội” hoặc đó là “quá trình biến các ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực”
Tinh thần khởi nghiệp (entrepreneurship) còn được gọi là tinh thần doanh nhân khởi nghiệp, là một thuật ngữ xuất hiện khá lâu trên thế giới Những doanh nhân có tinh thần khởi nghiệp thật sự phải là những con người mà bản thân họ có hoài bão vượt lên số phận, chấp nhận rủi ro với tinh thần đổi mới và sáng tạo Tinh thần khởi nghiệp là theo đuổi cơ hội vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các nguồn lực
2.2 Đặc điểm
Tính đột phá: tạo ra một điều gì đấy chưa hề có trên thị trường hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn, chẳng hạn như có thể tạo
ra một phân khúc mới trong sản xuất
Tăng trưởng: Một công ty khởi nghiệp (Startup) sẽ không đặt ra giới hạn cho sự tăng trưởng, và họ có tham vọng phát triển đến mức lớn nhất có thể
Họ tạo ra sự ảnh hưởng cực lớn, có thể được xem là người khai phá thị trường Lý do của sự khởi nghiệp
2.3 Lý do khởi nghiệp
Lý do cá nhân
Khởi nghiệp để bạn muốn tìm sự độc lập, sự tự chủ, sự tự do Khởi nghiệp để bạn cần sự hoàn thiện bản thân
Khởi nghiệp để bạn cần thể hiện quyền lực
Khởi nghiệp để bạn thể hiện tính thách thức khó khăn
Khởi nghiệp để bạn thực hiện ước mơ để lại dấu ấn của bản thân, Khởi nghiệp để bạn mong ước có địa vị xã hội
Lý do kinh tế:
Trang 11Khởi nghiệp để bạn muốn làm ra nhiều tiền, muốn làm giàu, muốn làm chủ
Khởi nghiệp để bạn tự đảm bảo việc làm
Khởi nghiệp để công nhân viên muốn hoặc bị thay đổi việc làm, Khởi nghiệp để sinh viên mới ra trường không tìm được việc làm phù hợp hoặc không tìm được mức lương tương xứng
Lý do xã hội
Khởi nghiệp để bạn tham gia quá trính phát triển đất nước
Khởi nghiệp để bạn góp phần tạo ra việc làm cho xã hội
Khởi nghiệp để bạn đáp ứng nhu cầu của cộng đồng
2.4 Vai trò và ý nghĩa của sự khởi nghiệp:
2.4.1 Vai trò
Bạn có thể kiếm tiền trong suốt 24 giờ
Tất cả doanh thu thuộc về bạn
Bạn tự điều chỉnh mức thu nhập của mình
Bạn tích lũy được kiến thức để biết cách tự do về mặt tài chính Bạn là một doanh nghiệp tự do
Bạn luôn an tâm
Tự quyết định được mối quan hệ xã hội và tự do thuyên chuyển công tác
2.4.2 Ý nghĩa
Khởi nghiệp đáp ứng nhu cầu của xã hội,
Khởi nghiệp hỗ trợ việc hình thành mạng lưới các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Khởi nghiệp tạo ra việc làm cho xã hội
Khởi nghiệp tạo ra giá trị cho xã hội bằng các sản phẩm có giá trị cho tinh thần, vật chất
2.5 Cách khởi nghiệp
(1) Điểm lại những kĩ năng và đam mê bạn có: hiện tại bạn đang được trả lương bằng những công việc gì? Bạn đang giỏi về công việc gì hoặc bạn đang đam mê lĩnh vực gì thì hãy tập trung làm kinh doanh về lĩnh vực đó
để phục vụ cho khách hàng
Trang 12(2) Xác định sản phẩm bạn cần cung cấp cho thị trường: việc ra giá cho công việc hoặc sản phẩm của bạn có thể dễ dàng khiến bạn lúng túng, bạn nên tham khảo qua các website tuyển dụng và bán hàng Thường thì thương lượng và bạn sẽ nhận tiền theo công việc hay sản phẩm cụ thể
(3) Marketing và sale: Khi bạn bắt đầu, cách dễ nhất để marketing và tìm khách hàng là đăng tin trên các mục rao vặt hoặc hợp tác với với dịch vụ cung ứng đã sẵn có một mạng lưới khách hàng Như thế, bạn sẽ lập tức
có trong tay một lượng lớn khách hàng Cơ hội tìm kiếm khách hàng là
vô tận khi bạn mở rộng những mối quan hệ của mình
(4) Tìm người hướng dẫn tư vấn và học hỏi để nâng cao kiến thức và kỹ năng của bản thân: Bạn nên tìm người đã có kinh nghiệm là người đi trước, người thành công để học hỏi hoặc đến các trung tâm đào tạo học các khóa ngắn hạn để trang bị kiến thức vững chắc khi bắt đầu khởi nghiệp (5) Hành động cho đến khi đạt được kết quả mới thôi: Bạn nên rèn luyện tính kiên trì làm khi nào đạt kết quả mới thôi, không nên bỏ cuộc
(6) Phát triển các ý tưởng kinh doanh: để việc khởi nghiệp của bạn thành công bạn nên có những ý tưởng sáng tạo, khác biệt
(7) Chuẩn bị nguồn vốn đầy đủ: Bởi vì bạn khởi nghiệp chính bằng vốn tự có của mình như: nghề của mình, sở thích của mình, điểm mạnh của mình, những kỹ năng của mình
(8) Không ngừng học hỏi và nâng cao kỹ năng: Nếu bạn thấy mình thiếu kiến thức gì thì bổ sung cái đó ngay.Khi đã chuẩn rồi thì việc bạn khởi nghiệp rất dễ thành công