Cũng vì cái chấp thủ, tham lam của mỗi cá nhân nên hầu như con người không chấp nhận với cuộc sống hiện tại mà luôn luôn vọng tưởng, con người thường mơ tưởng và dệt lên những ước vọng h
Trang 1GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN MÔN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN
☸
ĐỀ TÀI
☸ NHỮNG ĐIỀU TÂM ĐẮC KHI NGHIÊN CỨU VÀ THỰC
HÀNH ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN
TP Hồ Chí Minh, năm 2024.
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Trang 2HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MINH
Đề tài:
NHỮNG ĐIỀU TÂM ĐẮC KHI NGHIÊN CỨU VÀ THỰC
HÀNH ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN
Giảng Viên Phụ Trách: TT.TS.Thích Đồng Trí Sinh viên thực hiện:Phạm Thị Duy Lan Pháp danh: Diệu Hương
Mã sinh viên: PHTX - 0620000198 Lớp: PHTX Khóa VI
Chuyên ngành: Phật Học Từ Xa
TP Hồ Chí Minh, năm 2024.
MỤC LỤC
Trang 3A.DẪN NHẬP 1
B.NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN 1.1 Tiếp tục xác lập những tiền đề, bổ sung và xây dựng lý thuyết của Phật giáo Đại thừa nói riêng và triết học Phật giáo nói chung đầy đủ hơn, chính xác hơn và mang tính ứng dụng cao hơn, từ đó mở rộng không gian tác động của Phật giáo đến nhiều đối tượng quần chúng hơn. 2
1.2 Nhắc nhở mọi người hãy cảnh tỉnh và đoàn kết để góp phần vào công cuộc giữ gìn hòa bình trên thế giới 7
CHƯƠNG 2 ỨNG DỤNG ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN TRONG ĐỜI SỐNG 2.1.Phàm việc gì phải nghĩ đến hậu quả của nó 10
2.2 Đoạn trừ và giảm thiểu tâm bất giác và nhiễm ô 12
C.KẾT LUẬN 16
D.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 4A.DẪN NHẬP
Ngày nay, nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI với những bước tiến vượt bậc của khoa học – kỹ thuật, nhận thức của con người vì thế cũng phát triển không ngừng Tuy
đã đoạn tuyệt dần với những xiềng xích của lễ giáo hà khắc, con người trở nên tự do hơn, nhưng vẫn đang bị chi phối bởi nhiều yếu tố như kinh tế, là suy nghĩ phải tìm kiếm lợi ích vật chất bằng mọi giá…Vì thế, những vấn đề như chiến tranh Nga-Ukraina,chiến sự tại Dải Gaza, chạy đua vũ trang đang là vấn đề nổi cộm, bức xúc của thế giới đương đại … đang được đặt ra và cần thiết phải có câu trả lời đúng đắn Cũng vì cái chấp thủ, tham lam của mỗi cá nhân nên hầu như con người không chấp nhận với cuộc sống hiện tại mà luôn luôn vọng tưởng, con người thường mơ tưởng và dệt lên những ước vọng hấp dẫn, xa xôi.Con người luôn đánh giá cao về mình để xây dựng những ước mơ hão huyền, xa xăm.Chính lối suy nghĩ đó đang dần làm con người từ bỏ đi những hạnh phúc thực sự mà mình đang có.Dường như con người không sống thật với mình trong hiện tại.Đang đi trên con đường mùa thu nhưng lại nhớ về mùa xuân; đang ở bên cạnh người mình thương yêu nhưng lại nghĩ đến những
kế hoạch của cơ quan có thể mang lại nhiều lợi nhuận… Hạnh phúc đang trong tầm tay nhưng con người lại luôn ước muốn về những điều xa xôi, vậy thì làm sao con người hạnh phúc? Sau một thời gian học tập và tìm hiểu về bộ môn tâm lý học, học viên đã hiểu và tiếp thu được một số khái niệm, nhận ra tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của tâm lý học Tâm lý học luôn có một vị trí to lớn trong cuộc sống và hoạt động con người Có thể nói rằng mọi thời kì lịch sử, mọi lĩnh vực hoạt động xã hội đều có sự đóng góp của tâm lý học Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người (cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động) Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý
và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người Có thể nói tâm lý học giúp tôi nhận thức tốt hơn về con người cũng như trong cuộc sống ngày nay, đặc biệt
là trong đời sống tình cảm và đó là một trong số nội dung trong bộ môn này đem lại, cũng là phần tôi cảm thấy thích thú nhất trong quá trình học Vì vậy học đã chọn chủ
đề “Vận dụng tâm lý học trong cuộc sống để có an lạc” làm bài tiểu luận và để cho bài
viết có giá trị về nội dung cũng như đầy đủ ý nghĩa, người viết vận dụng nghiên cứu liên ngành triết học với sử học, văn bản học,cũng như kết hợp sử dụng các phương pháp chung của khoa học xã hội như phân tích và tổng hợp, phương pháp lôgíc - lịch
sử, phương pháp đối chiếu - so sánh và chú giải các tài liệu… để làm sáng tỏ mạnh đề,từ đó ứng dụng tu tập cho bản thân
Trang 5B.NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ HỌC Y HỌC 1.1 Đối tượng của tâm lý học
Trong tác phẩm “Phép biện chứng của tự nhiên”, Ph Ăngghen đã chỉ rõ: thế giới luôn luôn vận động, mỗi một khoa học nghiên cứu một dạng vận động của thế giới Các khoa học phân tích các dạng vận động của xã hội thuộc nhóm các khoa học
xã hội Các khoa học nghiên cứu các dạng vận động chuyển tiếp trung gian từ dạng vận động này sang dạng vận động kia được gọi là các khoa học trung gian, chẳng hạn:
lí sinh học, hóa sinh học, tâm lý học, …
Tâm lý học nghiên cứu dạng vận động chuyển tiếp từ vận động sinh vật này sang vân động xã hội, từ thế giới khách quan vào mỗi con người sinh ra hiện tượng tâm lý – với tư cách là một hiện tượng tinh thần Hiện tượng tâm lý được nảy sinh trên não bộ do thế giới khách quan tác động vào con người và cuối cùng thể hiện ra bằng
cử chỉ, hành vi, hoạt động của con người Hiện tượng tâm lý này khác với các hiện tượng sinh lý, vật lý, …[1]
1.2 Nhiệm vụ của tâm lý học
Nhiệm vụ cơ bản của tâm lý học là nghiên cứu bản chất hoạt động tâm lý, các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lý, quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý, cụ thể là nghiên cứu:
+ Những yếu tố khách quan, chủ quan đã tạo ra tâm lý người
+ Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt đông tâm lý
+ Tâm lý của con người hoạt động như thế nào?
+ Chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người
Có thể nêu lên các nhiệm vụ cụ thể của tâm lý học như sau:[2]
+ Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý cả về mặt số lượng và chất lượng
+ Phát hiện các quy luật hình thành phát triển của tâm lý
+ Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lý
1.3 Vị trí của tâm lý học
Trong các khoa học nghiên cứu về con người thì tâm lý học chiếm một vị trí đặt biệt + Triết học cung cấp cơ sở lý luận và phương pháp luận chỉ đạo cho tâm lý học những nguyên tắc và phương hướng chung giải quyết những vấn đề cụ thể của mình.Ngược lại, tâm lý học đóng góp nhiều thành tựu quan trọng làm cho triết học trở nên
phong phú
+ Tâm lý học có quan hệ chặt chẽ với khoa học tự nhiên: giải phẩu sinh lý người,hoạt động thần kinh cấp cao, đó là cơ sở tự nhiên của các hiện tượng tâm lý Các thành tựu của sinh vật học, di truyền học, tiến hóa luận,… góp phần làm sáng tỏ sự hình thành
và phát triển của tâm lý
+ Tâm lý học là cơ sở của khoa học giáo dục Trên cơ sở những thành tựu của tâm lý học và việc nghiên cứu các quy luật, cơ chế hình thành và phát triển tâm lý con người
mà giáo dục học cần vận dụng vào việc xây dựng nội dung, phương pháp dạy học và giáo dục Ngược lại, giáo dục học làm hiện thức hóa nội dung tâm lý cần hình thành
và phát triển ở con người
2
Trang 6CHƯƠNG 2 TÂM LÝ CÁ NHÂN VÀ NHỮNG RỐI LOẠN THƯỜNG GẶP
2.1 Bản chất của hiện tượng tâm lý
Hiện tượng tâm lý là sự phản ánh của hiện thực khách quan vào trong chủ quan của mỗi con người thông qua não bộ, là tổ chức cao cấp nhất trong quá trình tiến hóa của vật chất
Tính chủ thể: Sự phản ánh tâm lý ở người này không giống với người khác và trong
từng giai đoạn khác nhau của chính họ do nhiều nguyên nhân: di truyền, môi trường giáo dục – sinh hoạt, tính tích cực của các nhân…
Tính tổng thể:Hoạt động của não bộ có tính chất thống nhất và toàn thể, vì vậy các
hiện tượng tâm lý trong một con người luôn có quan chặt chẽ với nhau
Tính thống nhất giữa hoạt động bên trong và bên ngoài:
+ Hiện tượng tâm lý bao giờ cũng diễn ra trong một con người cụ thể
+ Vì tâm lý phản ánh sự vật, hiện tượng và hoàn cảnh bên ngoài lên não bộ nên có thể thông qua hoàn cảnh bên ngoài, hành vi, tác phong, vẻ mặt, ngôn ngữ hoặc khảo sát não bộ ta có thể nghiên cứu tâm lý con người
2.2 Các loại hiện tượng tâm lý người
Dựa vào thời gian tồn tại của chúng và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách, có 3 loại chính:
+ Các quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng Người ta thường phân biệt thành 3 quá trình tâm lý:Các quá trình nhận thức bao gồm cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy.Các quá trình cảm xúc biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu, khó chịu, nhiệt tình hay thờ ơ, …
Quá trình hành động ý chí
+ Các trạng thái tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng, như: chú ý, tâm trạng, …
+ Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành
và khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách Người ta thường nói tới bốn nhóm thuộc tính tâm lý cá nhân: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực
Dựa vào sự tham gia hay không của ý thức, có thể phân tâm lý thành 2 loại: + Các hiện tượng tâm lý có ý thức
+ Các hiện tượng tâm lý chưa được ý thức
Chúng ta có nhiều nhận biết về các hiện tượng tâm lý có ý thức (được nhận thức hay
tự giác) Còn những hiện tượng tâm lý chưa được ý thức vẫn luôn diễn ra, nhưng ta không ý thức về nó, hoặc dưới ý thức, chưa kịp ý thức, “khó lọt vào” lĩnh vực ý thức (một số bản năng vô thức, một số hành động lỡ lời, lỡ chân tay, ngủ mơ, mộng du,…)
và mức độ “tiềm thức” là những hiện tượng bình thường nằm sâu trong ý thức, thỉnh thoảng trong những hoàn cảnh nhất định có thể được ý thức “chiếu rọi” tới
Dựa vào việc dễ dàng hay khó khăn trong việc nhận biết, hiện tượng tâm lý có thể chia thành 2 loại khác:
+ Những hiện tượng tâm lý sống động: thể hiện trong hành vi, hoạt động
+ Những hiện tượng tâm lý tiềm ẩn: tích đọng trong sản phẩm của hoạt động[3]
Trang 7CHƯƠNG 3 VẬN DỤNG TÂM LÝ HỌC TRONG ĐỜI SỐNG ĐỂ CÓ AN LẠC
3.1.Nhận thức đúng về Ngũ uẩn
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm và hành động) Nó là tiền đề của hai mặt kia và đồng thời có quan hệ chặt chẽ với chúng cũng như với các hiện tượng tâm lý khác Hoạt động nhận thức là hoạt động mà trong kết quả của nó, con người có được các tri thức (hiểu biết) về thế giới xung quanh, về chính bản thân mình để tỏ thái độ và tiến hành các hoạt động khác một cách
có hiệu quả Hoạt động nhận thức bao gồm nhiều quá trình phản ánh hiện thực khách quan ở những mức độ khác nhau (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, …) và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan (hình ảnh, biểu tượng, khái niệm).Vì vô minh, con người chấp thân ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) làm ngã nên sinh tâm tham ái và chấp thủ Nhưng bản chất của ngũ uẩn là duyên sinh nên vô thường, vô ngã; con người chấp ngũ uẩn là của mình, là mình, là tự ngã của mình nên khi chúng thay đổi, biến dị theo định luật vô thường thì cảm thấy thất vọng, khổ não… Đức Phật dạy: “Không liễu tri ngũ uẩn thì không thể đoạn tận khổ đau, do vậy cần phải liễu tri ngũ uẩn Sự đoạn tận tham, sự đoạn tận sân, sự đoạn tận si được gọi là liễu tri” (Kinh Tương ưng bộ III).Nếu chúng ta để ý, mọi cảm xúc buồn vui, thoải mái hay đau khổ, mọi sự vật hiện tượng từ chiếc xe hay con gà, chống ngoại tình hay người yêu chia tay, tất cả đều chỉ đang tồn tại dưới dạng các thông tin được não (hay
"Danh" theo Phật giáo) thu thập và xử lý Và thay vì mưu cầu tìm thấy sự hạnh phúc những thứ tồn tại ở môi trường bên ngoài (mong một người yêu ta chẳng hạn), tại sao chúng ta không quay về và tìm hiểu lại cơ chế tiếp nhận cũng như khởi sinh những muộn phiền từ tâm trí chúng ta? Có thể việc đó sẽ không khiến chúng ta hạnh phúc ngay lập tức, nhưng tôi vẫn tin thấu hiểu luôn là bước đầu tiên cần làm để vơi đi buồn khổ (trùng hợp là theo Phật giáo thì Chánh Kiến cũng đứng đầu trong Bát Chánh Đạo) Theo quan điểm của đạo Phật, tất cả nỗi thống khổ trên thế gian đều xuất phát
từ ảo tưởng về một tự ngã Khi đó con người sẽ làm tất cả mọi việc để đem lại lợi ích cho bản thân mình, cho gia đình mình, và không hề quan tâm gì đến phần lợi ích hay tổn hại gây ra cho người khác Đức Thế Tôn dạy quán niệm năm uẩn qua hai giai đoạn
1 Giai đoạn thứ nhất là biết rõ sắc uẩn: Vị Tỳ Kheo biết rõ: “Đây là sắc”
2 Giai đoạn thứ hai là nhận thức được bản chất vô thường của sắc uẩn: Vị Tỳ Kheo biết rõ: “Đây là sự sanh khởi của sắc, đây là sự hoại diệt của sắc”.Bốn uẩn còn lại được hiểu tương tự.Khi thực hành, vị hành giả trước tiên phải hiểu rõ về năm uẩn Sau đó, vị ấy hướng tâm đến sự sanh khởi và sự hoại diệt của chúng Ở giai đoạn thứ hai, vị hành giả nhận thức được tính chất vô thường và tính có điều kiện của năm uẩn Nhận thức được bản chất vô thường của năm uẩn là điều kiện cần thiết để thành đạt sự giải thoát Pháp quán niệm năm uẩn giúp đối trị lại tâm lý kiêu mạn, tâm lý liên quan đến “cái tôi” và “cái của tôi” Khi không còn ảnh hưởng bởi những tâm lý đó nữa, mọi
sự thay đổi hoặc biến dạng của năm uẩn sẽ không làm cho chúng ta trở nên buồn rầu, sầu muộn.Khi thực hành, chúng ta có thể quán niệm năm uẩn bằng cách theo dõi sự thay đổi của hơi thở, sự chuyển biến của các cảm giác từ lạc thọ sang khổ thọ, những suy nghĩ đến rồi đi v.v…
4
Trang 8Chúng ta sẽ nhận ra được sự sanh diệt của năm uẩn nhờ vào hiểu biết được tính chất
có điều kiện của năm uẩn Bởi vì các điều kiện tạo nên các uẩn đều thay đổi, thì làm sao các uẩn có thể không thay đổi?Đức Phật cũng dạy: “Này các Tỳ-kheo, hãy tu tập thiền định Vị Tỳ-kheo tu tập thiền định thì thấy biết một cách như thật: sắc tập khởi
và sắc đoạn diệt, thọ tập khởi và thọ đoạn diệt, tưởng tập khởi và tưởng đoạn diệt, hành tập khởi và hành đoạn diệt, thức tập khởi và thức đoạn diệt” Đức Phật dạy cần phải tu thiền định để thấy như thật về năm uẩn, thấy rõ sắc, thọ, tuởng, hành, thức sinh khởi và đoạn diệt tương tục, chúng vô ngã, không có tự tính, trong cái thấy như thật
đó không có tham ái và chấp thủ Đây chính là sự quán chiếu về năm uẩn như Tâm kinh Bát-nhã đã nói: “Dùng trí tuệ Bát-nhã quán chiếu một cách sâu sắc, thấy rõ năm uẩn đều không tự tính, liền vượt qua tất cả khổ ách”
3.2.Nhân cách
Nhân cách là tổ hợp toàn bộ những thuộc tính tâm lý cá nhân thể hiện bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân.Nhân cách bao gồm 4 nhóm thuộc tính sau:
+ Tính cách: Tính cách là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, bao gồm hệ thống
thái độ của cá nhân đó đối với hiện thực, được thể hiện trong hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng.Bốn oai nghi tạo nên hình ảnh đẹp của Tăng đoàn vốn có từ thời Đức Phật và được truyền thừa cho đến ngày nay Đi - đứng - nằm - ngồi tuy là những hoạt động thường ngày nhưng đó cũng là một phương cách để rèn luyện thân tâm “Đây là lần đầu tiên chú Svastika rời bỏ quê hương Nghe nói phải đi đến mười hôm mới tới được thành Rajagaha Bụt và các thầy khất sĩ đi thật khoan thai Đi như thế này thì lâu đến là phải Nhưng Svastika cũng chậm bước lại Bước chân Svastika cũng trở nên khoan thai Lòng Svastika bây giờ bình yên… Svastika có cảm tưởng là Bụt đi để mà
đi chứ không phải đi để mà tới Đoàn khất sĩ đi theo Người cũng vậy Không ai tỏ vẻ nóng ruột hoặc hấp tấp muốn cho chóng tới Rajagaha Mọi người bước những bước vững chắc, chậm rãi và thanh thản Đi như là đi chơi” (Trích “Đường xưa mây trắng”
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Trong kinh Mã ấp, đức Phật đã dạy những pháp để tỳ-kheo xứng đáng với tư cách của một tỳ-tỳ-kheo, để một vị tỳ-tỳ-kheo trở thành một vị xuất gia chân chánh, không phải là một tỳ-kheo hư danh, làm ô uế Tăng đoàn và luống uổng sự thọ dụng của tín thí đã dâng cúng Điều căn bản là tỳ-kheo phải ý thức hành
Trang 9động của mình và luôn có ý chí cầu tiến đến sự viên mãn về tư cách của một tỳ-kheo,
và các tín chủ cúng dường cho mình, nhờ đó cũng được phước lớn.Trước hết là vị tỳ-kheo phải có thân hành thanh tịnh Thứ đến là khẩu hành thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, mạng hành thanh tịnh Kế đến là thường niệm tưởng sự thủ hộ các căn, hằng khởi chánh tri Tỳ-kheo phải học chánh tri khi ra, khi vào, khéo quán sát phân biệt; co duỗi, cúi ngước, nghi dung chững chạc; khéo mang Tăng-già-lê và các y bát; đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói năng hay im lặng đều có chánh tri Sau cùng là hướng đến sự chứng đắc lậu tận.Vị tỳ-kheo giữ được oai nghi như thế rồi nhưng tâm không được khởi lên sự cao ngạo, không khinh chê người khác, không ô uế, không vẩn đục, như thế mới xứng đáng tư cách của một tỳ-kheo chân chánh
+ Khí chất: Khí chất là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ,
tiến độ và nhịp độ của các hoạt động tâm lý, thể hiện sắc thái của hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân
+ Xu hướng:Xu hướng: Là tính tâm lý phức hợp bao gồm hệ thống động cơ ẩn tàng
trong mỗi cá nhân qui định tính tích cực hoạt động và sự lựa chọn thái độ của cá nhân
Xu hướng nói lên hướng phát triển của nhân cách và được biểu hiện ở một số mặt chủ yếu như: nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin, …
+ Năng lực:Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những
yêu cầu của một loại hình hoạt động cụ thể, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt Người sống tích cực luôn nhìn đời bằng cặp mắt màu hồng lý tưởng nên không tránh khỏi những ảo tưởng trong thực tế Họ bước vào đời tu với một xác tín lớn lao về hình ảnh của những thầy dòng thánh Nhưng khi sống và va chạm thực tế, họ nhận ra một
sự thật phũ phàng: các thầy dòng cũng như những con người khác đang trên đường tu thân, sửa mình và tiến đến sự hoàn thiện.Nhờ sống tích cực và lạc quan, những người này dễ khám phá và thán phục những nét đẹp, tích cực nơi người khác Chính sự tự tin
và biết mình đúng mức, nó sẽ là lợi thế giúp họ dấn thân không mệt mỏi và dễ dàng kêu gọi sự hợp tác của người khác Một tu sĩ tích cực luôn mang lại nét yêu đời trong cuộc sống chung; họ hài hước một cách tinh tế và dí dỏm một cách tài tình Ngoài ra,
họ còn là những người tiên phong trong những công việc lớn nhằm giúp xây dựng cộng đoàn Xét cho cùng, người tích cực dễ dàng thành công trong mọi việc nhờ sự tự tin và biến báo kịp thời; cơ hội là dịp giúp người tích cực thể hiện bản thân Trong trị liệu Gestalt, các kỹ thuật tập trung chủ yếu vào thực tế hiện tượng và kinh nghiệm tức thời của bây giờ và ở đây trong tất cả các lĩnh vực như thể chất, cảm xúc và tinh thần
Nó nói rằng trị liệu nên làm việc với toàn bộ con người, để phát triển sự khôn ngoan của sự hiểu biết đúng đắn Nếu bằng cách để lại một niềm vui nhỏ, người ta sẽ thấy một niềm vui lớn, hãy để một người khôn ngoan rời khỏi niềm vui nhỏ bé đó và tìm đến điều tuyệt vời (Dhammapada 290/ Müller & Maguire, 2002.)[4] Phật giáo, đặc biệt, là phổ biến cho việc sử dụng phương pháp này ngay từ thời đức Phật, đã trở thành thông thường và là phương tiện của liệu pháp Gestalt Chánh niệm trong Đạo Phật luôn luôn nhấn mạnh vào thời điểm hiện tại và nâng cao nhận thức "Quá khứ không truy tầm, tương lai không ước vọng, chỉ có pháp hiện tại tuệ quán chính là đây"(M.A.131) Nó cho thấy nhận thức không chỉ về toàn bộ bản thân, mà còn mở rộng chánh niệm bên ngoài tâm trí và cơ thể Tình hình xung đột là thời điểm tốt nhất
để áp dụng điều này Trong gia đình và xã hội, xung đột là phổ biến Để áp dụng điều này cho cuộc sống hài hòa, người ta cần hiểu rõ trạng thái của các mối quan hệ hoặc xung đột, và sẵn sàng tin tưởng vào thời điểm hiện tại (đó là nhất thời và sẽ qua đi
6
Trang 10sớm) và thể hiện trí tuệ và lòng trắc ẩn đối với người khác Phật giáo đối xử với sự hài hòa thông qua chánh niệm là chia sẻ, tin tưởng và tâm linh Một công trình nghiên cứu khoa học quan trọng đã được thực hiện tại Landmark Hoa Kỳ nhằm chứng minh hiệu quả của Thiền Chánh niệm đối với việc giảm thiểu và điều trị chứng lo âu kinh niên Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí bình duyệt JAMA Psychiatry vào ngày
9-11 vừa qua Công trình đã được công nhận là thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đầu tiên nhằm so sánh hiệu quả của việc điều trị giảm thiểu căng thẳng dựa trên việc thực hành chánh niệm có sự hướng dẫn (MBSR) với thuốc chống trầm cảm thường được kê đơn Escitalopram.Tiến sĩ Elizabeth Hoge, tác giả chính của nghiên cứu, đồng thời cũng là giám đốc Chương trình Nghiên cứu Rối loạn Lo âu và Phó Giáo sư phân khoa Tâm thần học tại Georgetown, chia sẻ rằng những phát hiện này nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của Thiền Chánh niệm như một phương pháp điều trị chứng lo âu và mở đường cho việc phổ biến rộng rãi phương pháp này trong cộng đồng y tế và hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng(nguồn giacngo.vn)
Nỗ lực đúng đắn của Phật giáo và Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý: Lý thuyết này
được phát triển bởi Tiến sĩ Albert Ellis, gợi ý loại bỏ những suy nghĩ phi lý khỏi tâm trí Những cảm xúc tiêu cực cần được thay thế bằng những xây dựng cảm xúc và hành
vi tích cực Bản thân Ellis đã đề cập rằng lý thuyết về Tâm lý học Cảm xúc Hợp lý ban đầu đã được các nhà tư tưởng Phật giáo nêu ra hàng ngàn năm trước (Ellis, A., 1991)[5] Khi đức Phật còn tại thế, Ngài trực tiếp chữa trị các căn bệnh tâm thức bằng cách giáo hóa, thuyết giảng, thuyết phục người nghe có cái nhìn lại chính mình, nhận
rõ bản tâm và đưa tâm trở về thanh tịnh Nhưng khi Ngài tịch diệt, khi nhắc đến tâm lý học Phật giáo chính là nhắc đến Tam tạng kinh điển bởi trong đó chứa đựng đầy đủ những lời đức Phật đã dạy, trình bày rõ ràng rành mạch về các trạng thái của tâm, những yếu tố của tâm, các căn bệnh về tâm do điên đảo vọng tưởng tạo ra Hướng về cái tâm thanh tịnh thông qua thân khẩu ý của mỗi cá nhân Đây là ngành tâm lý học Phật giáo phong phú, đa dạng và sâu sắc nhất.Nỗi khổ của con người là sinh, lão, bệnh, tử chi phối đời sống của chúng sinh, do vậy, bệnh là quy luật, ta chỉ có thể hạn chế bệnh bằng lối sống lành mạnh, khoa học và điều độ.Nhưng đó chỉ là hạn chế, bởi vì bệnh của con người còn chịu sự chi phối của nghiệp Bởi vậy, đức Phật dạy: “Này các con, ai mang cái thân này, lại cho là không bệnh, dầu chỉ trong một phút, người ấy là thiếu trí! Do vậy, này Nakulapita, cần phải học tập như sau: Dầu cho thân tôi có bệnh, tâm sẽ không bị bệnh”[6] Đức Phật là một nhà tâm lý học vĩ đại nhất, chữa trị các căn bệnh về tâm thay cho sự phân tích những cơ chế về não bộ trong phòng thí nghiệm.Chúng ta sẽ không bị lệ thuộc vào những tri kiến, tri thức đưa đến
sự thấu hiểu đời sống tâm linh của tự thân bằng sự tu tập và pháp hành của sự quán chiếu, thấy được các chứng bệnh phổ cập nằm sâu trong tâm con người, với những nhận biết về những sinh hoạt của tâm, giải thoát mọi phiền não, mọi sự trói buộc.Ví
dụ như câu chuyện hạt cải vô thường hay bài học về lẽ sống chết của đức Phật Từ khi đứa con trai đầu lòng ra đời, cuộc sống của cô Kissa gotami bắt đầu thay đổi, cô được mọi người bên chồng đối xử tốt đẹp và quý mến hơn Nhưng bất hạnh thay, chẳng bao lâu, con của cô qua đời vì cơn bạo bệnh Đứa con chết làm người con gái ấy gần như điên loạn; đau khổ đến tột cùng.Có người hướng dẫn cô đến gặp đức Phật, mong nhờ đức Phật tế độ Khi đến, cô tha thiết cầu xin Ngài cứu sống cho con mình.Biết được nhân duyên sâu xa, đức Phật liền hứa sẽ giúp cô cứu sống đứa trẻ Nghe vậy, lòng cô dâng trào lên niềm hy vọng vô biên, cô nghĩ con mình chắc chắn được cứu sống.Chờ