1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN BÙI THẠNH

56 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀUVIỆN QUẢN LÝ – KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: Ths Nghiêm Phúc HiếuSinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Nhiên

Đơn vị thực tập: Doanh nghiệp TN Bùi Thạnh

Vũng tàu, tháng 3 năm 2018

Trang 2

ii

Trang 3

ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN1 Thái độ tác phong khi tham gia thực tập

-

-2 Kiến thức chuyên môn: -

3 Nhận thức thực tế: -

4 Đánh giá khác: -

5 Đánh giá kết quả học tập: -

Giảng viên hướng dẫn

(Ký ghi rõ họ tên)

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆNGVPB:

1 Về định hướng đề tài: -

2 Về kết cấu: -

3 Về nội dung: -

4 Về hướng giải pháp: -

5 Đánh giá khác: -

6 Đánh giá kết quả:

-

-Giáo viên phản biện

( Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này em xin chân thành cảm ơn nhà trường và thầy cô giáogiảng dạy và làm việc tại Viện Quản Lý – Kinh Doanh trường Đại học Bà Rịa – VũngTàu, những người đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và những kinhnghiệm trong suốt thời gian vừa qua

Em xin cảm ơn thầy Nghiêm Phúc Hiếu đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình để bàithực tập tốt nghiệp này được hoàn chỉnh

Cảm ơn ban lãnh đạo công ty và các nhân viên trong doanh nghiệp đã nhiệt tìnhgiúp đỡ cũng như hướng dẫn, truyền đạt cho em những kiến thức kinh nghiệm trongsuốt thời gian qua

Tuy nhiên vì kiến thức còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệmthực tiễn nên nội dung của bài thực tập tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót,em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của thầy cô

Trang 6

Mục lục

LỜI CẢM ƠN iv

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN BÙI THẠNH 4

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Doanh nghiệp TN Bùi Thạnh 4

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp tư nhân Bùi Thạnh 4

1.1.2 Ngành nghề kinh doanh chính của công ty 5

1.1.3 Những phương hướng phát triển của công ty 5

1.2.Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp TN Bùi Thạnh 6

1.2.1.Sơ đồ tổ chức tại doanh nghiệp 6

1.2.2.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 6

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING 10

2.1 Vai trò của Marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 10

2.1.1 Khái niệm về Marketing 10

2.1.2 Vai trò của Marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 11

2.2 Những nhân tố tác động đến Marketing 13

2.2.1 Môi trường vĩ mô 13

2.2.1.1 Môi trường dân số 13

2.2.1.2 Môi trường kinh tế 14

2.2.1.3 Môi trường tự nhiên 14

2.2.1.4 Môi trường công nghệ 15

2.2.1.5 Môi trường chính trị và pháp luật 15

2.2.2 Môi trường vi mô 16

2.2.2.1 Môi trường bên trong doanh nghiệp 16

2.3.3 Chính sách phân phối (Place) 19

2.3.4 Xúc tiến thương mại (Promotions) 19

2.3.4.1 Quảng cáo bán hàng 20

2.3.4.2 Khuyến mãi 20

Trang 7

3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp TN Bùi Thạnh 29

3.2 Thực trạng hoạt động Marketing tại doanh nghiệp TN Bùi Thạnh 30

3.2.1 Thị trường tiêu thụ hiện nay 30

3.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược marketing 30

3.2.2.1 Môi trường vĩ mô 30

3.2.2.2 Môi trường vi mô 32

3.3 Hoạt động marketing của Doanh nghiệp TN Bùi Thạnh 34

3.3.1 Chiến lược sản phẩm 34

3.3.2 Chiến lược giá cả 34

3.3.3 Chiến lược phân phối 35

3.3.4 Chiến lược xúc tiến hỗn hợp 35

3.3.5 Chiến lược đóng gói 36

3.4 Phân tích ma trận SWOT của doanh nghiệp TN Bùi Thạnh 37

3.5 Định hướng chiến lược Marketing của Doanh nghiệp TN Bùi Thạnh 38

3.5.1 Hoàn thiện hệ thống marketing 38

3.5.2 Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường 39

Kết luận chương 3: 40

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN MARKETINGTẠI DOANH NGHIỆP TN BÙI THẠNH 41

4.1 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Doanh nghiệp TN Bùi Thạnh 41

4.2 Nhận xét ưu nhược điểm của Doanh nghiệp TN Bùi Thạnh 42

Trang 8

4.3.5 Về chăm sóc khách hàng 46

4.4 Kiến nghị 46

4.4.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chiến lược marketing của doanh nghiệp 46

4.4.2 Một số kiến nghị với nhà nước 47

Kết luận chương 4 47

KẾT LUẬN 48

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ Đ

Bảng 2 1 Ma trận Swot 24YBảng 3 1 Tỉ lệ cơ cấu khách hàng 32Bảng 3 2 Ma trận swot của Doanh nghiệp TN Bùi Thạnh 3Sơ đồ 1 1 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Doanh nghiệp TN Bùi Thạnh 6YSơ đồ 3 1 Mô hình phòng Marketing 37

Trang 10

Lời mở đầu1 Lý do chọn đề tài.

Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam luôn có sự phát triển mạnh,nhu cầu sản xuất và tiêu thụ hàng hoá ngày càng cao Việt Nam đã thực sự trở thànhmột thành viên trong sân chơi chung của thế giới bằng việc gia nhập WTO Thị trườngxuất khẩu của Việt Nam được mở rộng Việt Nam cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợicho đầu tư nước ngoài Nhờ ưu thế nhân công rẻ và dồi dào, chính sách ngày càngthông thoáng, môi trường kinh tế chính trị ổn định nên ngày càng có nhiều nhà đầu tưnước ngoài đến Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn để xây dựng nhà máy, xí nghiệpsản xuất xuất khẩu Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam tự tin bước chân ra thịtrường thế giới Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vì thế không ngừng gia tăng Tấtcả những nhân tố kể trên có tác động lớn đến việc ra đời hàng loạt các doanh nghiệp,doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương Nhiều doanh nghiệp với quyềntự chủ sản xuất kinh doanh đã khẳng định chỗ đứng của mình và hiệu quả hoạt độngkinh doanh thực sự có lãi Ngày nay sự hiểu biết các kiến thức về kinh doanh trong đócó Marketing đang là yêu cầu bức thiết của các nhà quản lý kinh tế Cho nên không chỉnhằm thu được lợi nhuận mà còn là một nghệ thuật kinh doanh và nghệ thuật quản lý,nó có vị trí trọng yếu trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh Nhờ hoạt độngMarketing tốt giúp cho các doanh nghiệp luôn luôn thích ứng với thị trường để khôngbị phá sản và nâng cao hiệu quả không ngừng, làm cho các đơn vị luôn tăng trưởngtrong cạnh tranh

Marketing ngày nay có vai trò rất lớn, giữ vị trí quan trọng trong xã hội nước ta.Mặc dù đã có sự phát triển trong lĩnh vực kinh doanh thương mại song doanh nghiệptư nhân Bùi Thạnh cũng gặp không ít khó khăn Nhằm đóng góp một vài ý kiến nhỏnhằm giúp doanh nghiệp kinh doanh được hiệu quả hơn vì thế em chọn đề tài: “Một sốbiện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing của Doanh nghiệp tư nhân BùiThạnh”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận về marketing và tiêu thụ sản phẩm

Trang 11

Đi sâu phân tích đặc điểm, tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp TN BùiThạnh, đồng thời phân tích điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.

Đề tài sẽ phân tích, đánh giá tình hình hoạt động marketing, để thấy rõ thựctrạng, từ đó đề xuất những giải pháp, phương án hoàn thiện hoạt động Marketing vàthúc đẩy mức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Giúp ích cho việc mở rộng và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời nâng caohiệu quả kinh doanh

3 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân BùiThạnh cùng với hoạt động Marketing tại doanh nghiệp, đề tài đưa ra giải pháp nhằmthúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm phù hợp với tiến trình phát triển của công ty mà banlãnh đạo đã đề ra

4 Nội dung nghiên cứu.

Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm dịch vụđồng thời cạnh tranh với các đối thủ đang đa dạng hóa về giá cả cũng như dịch vụ trênthị trường

5 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên lý thuyết kinh tế, lý thuyết quản trị tiếp thị.- Áp dụng những phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu tại bàn do các nhân viêncung cấp

- Áp dụng phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, thu nhập số liệu báo cáo thống kêcủa doanh nghiệp từ đó rút ra kết luận

6 Nội dung và kết cấu của luận văn

Đề tài nghiên cứu của luận văn là: “Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạtđộng marketing của Doanh nghiệp tư nhân Bùi Thạnh”

Ngoài lời mở đầu và kết luận cùng phụ lục liên quan, thì đề tài có kết cấu gồmba chương:

Trang 12

- Chương 1: Tổng quan về Doanh nghiệp TN Bùi Thạnh- Chương 2: Cơ sở lý luận về Marketing

- Chương 3: Thực trạng hoạt động Marketing của Doanh nghiệp Tư nhân Bùi Thạnh- Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm tại Doanh

nghiệp TN Bùi Thạnh

Trang 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂNBÙI THẠNH

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Doanh nghiệp TN Bùi Thạnh1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp tư nhân Bùi Thạnh.

Tên chính thức: Doanh nghiệp tư nhân Bùi ThạnhDoanh nghiệp tư nhân Bùi Thạnh là một doanh nghiệp với vốn đầu tư hoàn toàn của tư

nhân Doanh nghiệp được thành lập vào ngày 07/06/2005 với mã số thuế 3500319826.

Cơ quan thuế đang quản lý: Chi cục thuế thành phố Vũng TàuĐịa chỉ trụ sở công ty đặt tại số 120 Hoàng Văn Thụ, Phường 7, thành phố Vũng Tàu,Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày bắt đầu hoạt động: 06/06/2005Ngày cấp GPKD: 07/06/2005

Vốn điều lệ: 1,000,000,000 VNĐNgười đại diện theo pháp luật của công ty:Họ và tên: Bùi Văn Thạnh

Chức danh: Giám đốc

Doanh nghiệp TN Bùi Thạnh được biết đến như một doanh nghiệp chuyên cungcấp, bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên danh Các mặt hàng của doanhnghiệp đa dạng về chủng loại, phong phú về hình thức và giá cả phù hợp với nhiều đốitượng khách hàng, không những thế với 14 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vựcsản xuất kinh doanh dịch vụ, hàng hóa Đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệmchuyên môn cũng như am hiểu về khách hàng cùng các dịch vụ kèm theo khi bán đãgây được nhiều thiện cảm với khách hàng

Kể từ khi thành lập, doanh nghiệp TN Bùi Thạnh đã liên tục phát triển, doanhsố tăng nhanh, liên tục mở rộng thị trường, kinh doanh đa dạng mặt hàng hơn đáp ứngnhu cầu của người tiêu dùng

Trang 14

1.1.2 Ngành nghề kinh doanh chính của công ty

Ngành nghề chính: Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh Cungcấp các mặt hàng lương thực cho các cảng, tàu, các cửa hàng bán lẻ Hoạt động củacông ty chuyên về kinh doanh các mặt hàng công nghệ phẩm và tiêu dùng khác, kinhdoanh các mặt hàng thức ăn nước trái cây kinh doanh lương thực chế biến, các loại giavị, hàng nông sản, rau củ quả,

Bán lẻ tại các cửa hàng chuyên bán lương thực thực phẩm, đồ uống hoặc thuốclá Bán lẻ cho các cửa hàng chuyên doanh gạo, ngô

Các mặt hàng như: rau, củ quả tươi, đông lạnh hoặc bảo quản chế biến, sản xuấtchế biến bột gạo bột ngô Các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột, các loạiđồ uống, sữa, bánh kẹo,

Sản phẩm của Doanh nghiệp TN Bùi Thạnh hiện nay đã có chỗ đứng nhất địnhtrên thị trường với doanh thu và thị phần đang ngày càng phát triển mạnh

1.1.3 Những phương hướng phát triển của công ty

Tốc độ phát triển của nền kinh tế thị trường và đời sống đang được cải thiện dođó nhu cầu của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm cũng ngày càng cao Đây làmột yếu tố giúp công ty nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng

Với đội ngũ nhân viên ngày càng nhiều đáp ứng đủ mọi lượng khách của côngty, doanh thu tăng ổn định qua các năm Điều này chững tỏ công ty làm ăn có hiệuquả, kế hoạch sắp tới của công ty là tiếp tục tìm kiếm các khách hàng mới và đa dạnghóa mặt hàng sản phẩm để thu hút nhiều khách hàng lớn

Các công nhân viên trong công ty có trình độ chuyên môn, dày dặn kinhnghiệm, luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc được giao giúp công ty phát triểnổn định Bên cạnh đó có một số vấn đề khó khăn như các chi phí phục vụ cho công táckinh doanh lại rất cao như: chi phí vận chuyển, điện, nước,

Doanh nghiệp đang thực hiện các lớp đào tạo kỹ năng và kiến thức về sản phẩmcho các cán bộ công nhân viên trong công ty để họ hiểu rõ hơn cũng như nắm chắccông việc của mình một cách triệt để, từ đó có thể cải thiện hiệu suất làm việc

Trang 15

Sức mạnh cạnh tranh trên thị trường ngày càng nhiều đòi hỏi công ty phảithường xuyên có chiến lược kinh doanh mới, bám sát thị trường để công việc kinhdoanh không bị chậm lại.

Với chiến lược mở rộng và phát triển không ngừng, trong thời gian tới công tysẽ tiếp tục phát triển thị trường nội địa Đa dạng hóa sản phẩm thu hút sự quan tâm củakhách hàng mới

1.2.Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp TN Bùi Thạnh.

Hình thức tổ chức bộ máy theo hình thức khép kín, đứng đầu là Giám đốc điều hànhtất cả mọi hoạt động trong công ty

1.2.1.Sơ đồ tổ chức tại doanh nghiệp

Sơ đồ 1 1 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Doanh nghiệp TN Bùi Thạnh

GIÁM ĐỐC

Phòng hành chínhnhân sựPhòng kinh doanh

Phòng kế toán

Bộ phận bán hàngBộ phận

marketing

Trang 16

1.2.2.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.

Giám đốc: là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, ban hành quy

chế nội bộ, bổ nhiệm miễn nhiệm cách chức các chức danh quản lý trong công ty, kýkết hợp đồng Là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp cũngnhư kết quả các hoạt động đó Đồng thời được hưởng thù lao tương xứng với kết quảmang lại

Tổ chức thực hiện các quyết định, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạtđộng kinh doanh hàng ngày của công ty Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh vàphương án đầu tư của công ty

Giám đốc phải là người tập hợp được trí tuệ của mọi người lao động trongdoanh nghiệp, bảo đảm có quyết định đúng đắn, đem lại hiệu quả kinh tế cao Vai tròquan trọng khác của giám đốc là tổ chức bộ máy quản trị đủ về số lượng, mạnh về chấtlượng, bố trí hợp lý, cân đối lực lượng quản trị viên đảm bảo quan hệ bền vững trongtổ chức, hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng, hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra Thăng,thưởng k đúng mức cũng sẽ gây ra sự bất bình trong bộ máy, làm ảnh hưởng xấu đếnbộ máy quản trị doanh nghiệp

Phòng kinh doanh: Là bộ phận trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt

động bán hàng Tìm hiểu, điều tra mở rộng thị trường kinh doanh Xây dựng chiếnlược kinh doanh chung của Công ty theo từng giai đoạn: Ngắn hạn – Trung hạn – Dàihạn; công tác tài chính – ngân hàng

Theo dõi, hỗ trợ, tổng hợp báo cáo cho Ban Giám đốc về tình hình hoạt độngcủa toàn Công ty và của các công ty thành viên, liên kết và các hợp đồng góp vốn liêndoanh

Kiểm tra sản phẩm dịch vụ, theo giỏi tình hình biến động giá cả thị trường kinhdoanh Đưa ra các chính sách khuyến khích bán hàng

Thiết lập mối quan hệ lâu dài với các bạn hàng và nhà cung cấp nguồn hànghóa Tìm hiểu thông tin thị trường và các đối thủ cạnh tranh

Phòng kế toán: có chức năng giúp giám đốc công ty quản lý, sử dụng vốn của

công ty Kế toán là quá trình thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tinkinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động Qua đó theo dõinhững hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp và tổng hợp các kết quảbằng các bản báo cáo kế toán.Cung cấp các thông tin liên quan cần thiết như: công nợ

Trang 17

khách hàng, công nợ nhà cung cấp phối hợp với các phòng ban nhằm nâng cao hiệuquả kinh doanh Chịu trách nhiệm lưu giữ các chứng từ kế toán Là cơ sở cho ngườiquản lý ra các quyết định phù hợp: Quản lý hạ giá thành, quản lý doanh nghiệp kịpthời.

Bộ máy kế toán sẽ xác định đúng nhu cầu cần huy động vốn, lựa chọn nguồn tàitrợ, lựa chọn phương thức đòn bẩy kinh doanh để huy động vốn, để nguồn vốn bảotoàn và phát triển, nâng cao thu nhập của công ty Cung cấp tài liệu cho doanh nghiệplàm cơ sở hoạch định chương trình hành động cho từng giai đoạn, từng thời kỳ Nhờđó người quản lý tính được hiệu quả công việc, vạch ra hướng hoạt động cho tươnglai Triển khai và thực hiện các hệ thống quản lý thông tin để thúc đẩy việc thực thi cácchiến lược, kế hoạch và ra quyết định của ban quản trị

Phòng hành chính nhân sự: Bao gồm các hoạt động thiết kế và tổ chức công

việc, hoạch định nguồn nhân lực, lựa chọn và bố trí nhân lực; theo dõi, quản lý côngviệc, quản lý nhân sự, theo dõi và đề bạt, sắp xếp nhân sự, quy định mức lương, khenthưởng, kỹ luật, lương bổng đảm bảo tuyển dụng và xây dựng phát triển đội ngũ cánbộ công nhân viên theo yêu cầu, chiến lược của công ty Quy hoạch, phát triển đội ngũcán bộ công nhân viên theo từng giai đoạn trung hạn, dài hạn Sắp xếp, bố trí, tiếpnhận, điều động cán bộ, công nhân viên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy môphát triển của từng bộ phận

Các hoạt động đào tạo và phát triển nhằm nâng cao năng lực của nhân viên, hỗtrợ xây dựng nguồn nhân lực.Người làm quản lý hành chính nhân sự tốt sẽ giúp ngườiquản lý doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố con người trong hoạtđộng của doanh nghiệp; giúp nhà quản lý tìm được cách đối xử của người tổ chức vớingười lao động; giúp nhà quản lý đánh giá được sự thực hiện công việc của nhân viên;xây dựng và quản lý hệ thống thù lao động; thiết lập và áp dụng các chính sách, phụcấp, bảo hiểm xã hội…

Trang 18

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Doanh nghiệp được thành lập vào năm 2005 với mục tiêu đưa đến người tiêudùng những sản phẩm tốt nhất có giá trị về chất lượng thỏa mãn tốt nhất những nhucầu của khách hàng

Chương 1 giới thiệu tổng quan về công ty, lịch sử hình thành, quá trình pháttriển, ngành nghề kinh doanh, biết được chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trongdoanh nghiệp, các loại hàng hóa của công ty thông qua đó đề ra những chiến lượcmarketing hiệu quả cho doanh nghiệp

Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp tư nhân Bùi Thạnh ta thấy cơ cấutổ chức quản lý của doanh nghiệp theo chế độ một lãnh đạo Chức năng và nhiệm vụcủa của các bộ phận nhằm phục vụ cho công tác quản lý và sản xuất kinh doanh Giámđốc là người có trình độ và là người chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với việc ra quyếtđịnh và kết quả của quyết định Với mục tiêu đem đén những sản phẩm tốt nhất đápứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng Doanh nghiệp sẽ luôn nỗ lực phát triển để đemđến cho khách hàng những sự lựa chọn tốt nhất

Trang 19

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING2.1 Vai trò của Marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Để hiểu được vai trò của marketing quan trọng như thế nào trong hoạt độngkinh doanh, trước hết ta tìm hiểu một số khái niệm về marketing dưới đây:

2.1.1 Khái niệm về Marketing

Marketing là quá trình tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu của thị trường.Hay Marketing là làm thị trường, nghiên cứu thị trường để thỏa mãn nó Có nhiều cáchđịnh nghĩa Marketing khác nhau Marketing là quá trình tổ chức lực lượng bán hàngnhằm bán được những hàng hóa do công ty sản xuất ra Marketing là quá trình quảngcáo và bán hàng

Marketing là quá trình tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu của thị trường HayMarketing là làm thị trường, nghiên cứu thị trường để thỏa mãn nó Chúng ta cũng cóthể hiểu rằng Marketing là các cơ chế kinh tế và xã hội mà các tổ chức và cá nhân sửdụng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của mình thông qua quy trình trao đổisản phẩm trên thị trường

Theo Philip Kotler thì marketing được hiểu như sau: Marketing là một quá trìnhquản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cầnvà mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trịvới những người khác

Khái niêm này của marketing dựa trên những khái niệm cốt lõi: nhu cầu, mongmuốn và yêu cầu, sản phẩm, giá trị, chi phí và sự hài lòng, trao đổi, giao dịch và cácmối quan hệ, thị trường, marketing và những người làm marketing

Tư duy marketing bắt đầu từ những nhu cầu và mong muốn thực tế của conngười Người ta cần thức ăn, không khí, nước, quần áo và nơi ở để nương thân Ngoàira người ta còn rất ham muốn được nghỉ ngơi, học hành và các dịch vụ khác Họ cũngcó sự ưa chuộng những mẫu mã và nhãn hiệu cụ thể của những hàng hoá dịch vụ cơbản

Marketing – mix (marketing hỗn hợp) là tập hợp những công cụ marketingđược doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.Các công cụ trong marketing- mix được pha trộn và kết hợp với nhau thành một thểthống nhất để ứng phó với những khác biệt và thay đổi trên thị trường

Trang 20

2.1.2 Vai trò của Marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Marketing có vai trò là cầu nối trung gian giữa hoạt động của doanh nghiệp vàthị trường, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hướng đến thị trường, lấy thịtrường làm mục tiêu kinh doanh Nói cách khác, Marketing có nhiệm vụ tạo ra kháchhàng cho doanh nghiệp Sử dụng Marketing trong công tác kế lập hoạch kinh doanh sẽ

giúp cho doanh nghiệp thực hiện phương châm kế hoạch phải xuất phát từ thị trường.

Trong điều kiện cạnh trạnh trên thị trường gay gắt thì chỉ có doanh nghiệp nàobiết hướng đến thị trường thì mới có khả năng tồn tại Từ góc độ doanh nghiệp thìMarketing là một dạng hoạt động chức năng của doanh nghiệp nhằm đạt được các mụctiêu thụng qua trao đổi hàng hóa trên thị trường và trên cơ sở thỏa mãn tốt nhất nhucầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu

Hiểu theo nghĩa rộng, toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làhoạt động marketing từ hình thành ý tưởng sản xuất một loại hàng hóa đến triển khaisản xuất và tiêu thụ để hàng hóa đó thực sự bán được trên thị trường Việc quảng cáo,xúc tiến, định giá và phân phối là những chức năng cơ bản để tiêu thụ hàng hóa đó Vìvậy, các doanh nghiệp phải làm marketing nếu muốn thành công trong cơ chế thịtrường

Marketing giúp sáng tạo ra nhiều loại và chủng loại hàng hóa có thể thỏa mãnnhu cầu và mong muốn của từng nhóm khách hàng, thậm chí từng khách hàng.Marketing nghiên cứu xác định nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng về sảnphẩm với hình thức và đặc tính cụ thể để định hướng cho những người lập kế hoạchsản xuất thực hiện

Khi sản phẩm có mặt đúng nơi mà có người muốn mua nó thì sản phẩm đó cótính hữu ích về địa điểm

Việc dự trữ sản phẩm để có sẵn ngay khi người tiêu dùng cần sẽ tạo ra tính hữuích về mặt thời gian cho khách hàng Lợi ích về mặt sở hữu xuất hiện khi kết thúchành vi mua bán, khi đó người mua có toàn quyền sở hữu và sử dụng sản phẩm

Những người làm thị trường còn tạo ra tính hữu ích về thông tin bằng việc cungcấp thông tin cho khách hàng qua các thống điệp quảng cáo, thông điệp của người bánhàng Người mua không thể mua được sản phẩm trừ khi họ biết nó có ở đâu, khi nào,với giá bao nhiêu… Phần lớn các tính hữu ích này được tạo ra bởi các hoạt độngmarketing

Trang 21

Trên quan điểm xã hội, marketing được xem như là toàn bộ các hoạt độngmarketing trong một nền kinh tế hay là một hệ thống marketing trong xã hội Vai tròcủa marketing trong xã hội có thể được mô tả như là sự cung cấp một mức sống đốivới xã hội Khi chúng ta xem xét toàn bộ hoạt động marketing của các doanh nghiệpđặc biệt là khối các hoạt động vận tải và phân phối ta thấy rằng hiệu quả của hệ thốngđưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng có thể ảnh hưởng lớn đến vấn đềphúc lợi xã hội Ở những nước đang phát triển như Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạtđộng của khâu bán buôn, bán lẻ, vận tải, kho tàng và các khía cạnh phân phối khác lànguyên tắc cơ bản để nâng cao mức sống của xã hội Để có thể đạt tới mức phúc lợi xãhội như mong muốn, một đất nước phải buôn bán trao đổi với các nước khác hoặc pháttriển các nguồn lực trong nước Buôn bán quốc tế được thực hiện và được tạo điềukiện hoạt động dễ dàng thông qua hoạt động marketing quốc tế Trong nhiều trườnghợp, các nước kém phát triển nghèo khổ là do hệ thống marketing quá thô sơ khôngcung cấp được một chất lượng cuộc sống cao hơn.

Hoạt động marketing trong doanh nghiệp đóng vai trò quyết định vị ttris củadoanh nghiệp trên thị trường Bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, lập danh mụchàng hóa đến việc thực hiện sản xuất, phân phối và khi hàng hóa được bán hoạt độngmarketing vẫn được tiếp tục, cho nên chức năng quản trị marketing có liên quan chặtchẽ đến các lĩnh vực quản trị khác trong doanh nghiệp và nó có vai trò định hướng, kếthợp với các chức năng khác để không chỉ nhằm lôi kéo khách hàng mà còn tìm ra cáccông cụ có hiệu quả thõa mãn nhu cầu khách hàng từ đó đem lại lợi nhuận cho công ty

2.2 Những nhân tố tác động đến Marketing.

Tất cả các tổ chức đều hoạt động trong một môi trường nhất định Có nghĩa làcác tổ chức đều bị bao bọc và phải đối đầu với những lực lượng bên ngoài Công việccủa nhà quản trị Marketing là phát hiện và phân tích một cách xác đáng các biến sốkhông thể kiểm soát được đó để làm cơ sở hoạch định Marketing cho phù hợp Nhưvậy môi trường Marketing là tổng hợp các yếu tố, các lực lượng bên trong và bênngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động Marketing củadoanh nghiệp Phân tích môi trường Marketing là giúp doanh nghiệp thấy được cácảnh hưởng của môi trường, dự đoán sự tác động của chúng và đưa ra các quyết sáchMarketing thích nghi với các tác động đó

Trang 22

2.2.1 Môi trường vĩ mô.

Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp là nơi mà doanh nghiệp phải bắt đầu tìmkiếm những cơ hội và những mối đe dọa có thể xuất hiện, nó bao gồm tất cả các nhântố và lực lượng có ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả thực hiện của Doanh nghiệp

2.2.1.1 Môi trường dân số

Thể hiện sự tăng trưởng dân số trên toàn thế giới, sự thay đổi cơ cấu tuổi tác, cơcấu dân tộc, quy mô dân số, mật độ dân số, tuổi tác, giới tính, chủng tộc, trình độ họcvấn, những sự di chuyển dân cư và sự chia nhỏ thị trường đại chúng thành những thịtrường nhỏ Những điều này được người làm marketing quan tâm nhiều nhất bởi nóliên quan trực tiếp đến con người và con người cũng chính là tác nhân tạo ra thịtrường

Quy mô, cơ cấu tuổi tác của dân cư là yếu tố quy định cơ cấu khách hàng tiềmnăng của một doanh nghiệp Khi quy mô, cơ cấu tuổi tác dân cư thay đổi thì thị trườngtiềm năng của doanh nghiệp cũng thay đổi, kéo theo sự thay đổi về cơ cấu tiêu dùng vànhu cầu về các hàng hoá, dịch vụ Do vậy các doanh nghiệp cũng phải thay đổi cácchiến lược Marketing để thích ứng Dân số lớn và tăng cao tạo ra một thị trường tiềmnăng rộng lớn cho nhiều doanh nghiệp

2.2.1.2 Môi trường kinh tế

Thể hiện tốc độ tăng giảm thu nhập thực tế, tích lũy tiết kiệm, nợ nần và cáchchi tiêu của người tiêu dùng thay đổi Môi trường kinh tế bao gồm tất cả các yếu tố vĩmô ảnh hưởng đến sức mua của người dân

Đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân, là lạm phát, thất nghiệp, lãi suất

ngân hàng Các yếu tố kinh tế này ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của người dân,

của Chính phủ và của các doanh nghiệp, và do vậy cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạtđộng Marketing của doanh nghiệp

Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ cao cấp tăng Người ta hướng tới nhucầu ăn ngon, mặc đẹp, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, du lịch Đây là cơ hội vàng cho cácnhà sản xuất, các công ty mở rộng các hoạt động Marketing, phát triển thêm các sảnphẩm mới, xâm nhập thị trường mới Ngược lại, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế giảmsút, nền kinh tế suy thoái, đầu tư, mua sắm của Nhà nước, dân chúng và doanh nghiệpđều giảm sút Điều này ảnh hưởng lớn đến các hoạt động Marketing của các doanh

Trang 23

Việt Nam đang chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường, đồng thời từngbước chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế Trong điều kiện đó, cạnh tranh sẽngày càng gia tăng cả về quy mô và mức độ Nhà nước buộc các ngành phải xây dựnglộ trình hội nhập để thích nghi với môi trường cạnh tranh trên phạm vi quốc tế Trongđiều kiện đó, các doanh nghiệp phải tái cấu trúc, đổi mới công nghệ, sản phẩm dịch vụ,thay đổi tư duy kinh doanh, hướng tới khách hàng thì mới có thể tồn tại và phát triển

2.2.1.3 Môi trường tự nhiên.

Môi trường tự nhiên là hệ thống các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến cácnguồn lực đầu vào cần thiết cho hoạt động của các doanh nghiệp, do vậy cũng ảnhhưởng đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp Đó là các yếu tố như khí hậu, thờitiết, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, môi trường

Một số yếu tố của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến hoạt độngmarketing:

- Tình hình khan hiếm nguyên, nhiên liệu: sự thiếu hụt này có thể làm tăng chi

phí sản xuất do thuế tài nguyên tăng lên đồng thời với chi phí cho các đầu tưnghiên cứu tìm các nguyên liệu mới thay thế

- Ô nhiễm môi trường ngày càng tăng lên: các ngành sản xuất hàng hoá cũng bắt

đầu phải thay đổi công nghệ sản xuất nhằm giảm ô nhiễm môi trường như sửdụng bao bì dễ tái chế, sử dụng hệ thống lọc nước Gây ảnh hưởng đến hoạtđộng của doanh nghiệp và ý thức sinh hoạt, tiêu dùng của người dân

- Sự can thiệp của luật pháp: Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chịu sự

điều tiết nghiêm ngặt của các cơ quan nhà nước, đồng thời chịu sự theo dõi,giám sát chặt chẽ của dư luận xã hội và của các tổ chức bảo vệ môi trường

2.2.1.4 Môi trường công nghệ.

Công nghệ ngày càng thay đổi nhanh chóng, mang lại cho con người nhiều điềukỳ diệu, nhưng cũng đặt ra các thách thức mới cho các doanh nghiệp

Công nghệ là một vũ khí cạnh tranh Công nghệ mới sẽ tạo ra các sản phẩm mớicạnh tranh với sản phẩm hiện tại Do vậy công nghệ tạo ra cơ hội cho các doanhnghiệp mới giúp cho các doanh nghiệp mới cạnh tranh với các doanh nghiệp cũ chậmchạp

Trang 24

Ngày nay công nghệ thay đổi nhanh chóng Công nghệ truyền thông số hoá, tinhọc hoá, quang hoá phát triển nhanh chóng làm cho giá cả các thiết bị viễn thông giảmnhanh, và chất lượng lượng được nâng cao, có khả năng tạo ra các dịch vụ đa dạng.

Các công ty ngày càng chú trọng đến đầu tư nghiên cứu công nghệ mới, sảnphẩm mới Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp

2.2.1.5 Môi trường chính trị và pháp luật.

Môi trường chính trị pháp luật có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động Marketingcủa doanh nghiệp Môi trường chính trị pháp luật bao gồm hệ thống luật và các vănbản dưới luật, các công cụ, chính sách nhà nước, các cơ quan pháp luật, các cơ chếđiều hành của Nhà nước Tác động của môi trường chính trị pháp luật đến doanhnghiệp thể hiện vai trò quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân

Các yếu tố của môi trường chính trị pháp luật có thể kể đến như:+ Quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển xã hội và nền kinh tế.+ Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu củaChính phủ và khả năng điều hành của Chính phủ

+ Hệ thống luật pháp với mức độ hoàn thiện của nó và hiệu lực thực thi phápluật trong đời sống kinh tế, xã hội

2.2.1.6 Môi trường văn hóa.

Văn hóa là tất cả mọi thứ gắn liền với xu thế hành vi cơ bản của con người từlúc được sinh ra, lớn lên… Những yếu tố của môi trường văn hóa phân tích ở đây chỉtập trung vào hệ thống giá trị, quan niệm về niềm tin, truyền thống và các chuẩn mựchành vi, đây là các yếu tố có ảnh hưởng đến việc hình thành và đặc điểm của thịtrường tiêu thụ Doanh nghiệp cần hiểu biết môi trường văn hoá mà họ đang kinhdoanh để làm cho hoạt động kinh doanh của họ phù hợp với môi trường văn hoá đó.Nếu bạn muốn mở một nhà hàng Nga tại Việt Nam, bạn phải nghiên cứu rất kỹ vănhoá Nga thì mới có thể thành công

2.2.2 Môi trường vi mô2.2.2.1 Môi trường bên trong doanh nghiệp.

Nhóm này bao gồm các yếu tố và điều kiện bên trong của doanh nghiệp như:nguồn tài chính, nguồn nhân lực hệ thống cơ sở vật chất v.v… Nhóm này giúp doanhnghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu trong các hoạt động về quản trị của mình

Trang 25

Các yếu tố nội bộ có ảnh hưởng khá quan trọng đến việc xác định sứ mạng và mục tiêucủa tổ chức Với ý nghĩa đó, nhóm này là những tiền đề chủ yếu cho quá trình lựachọn và xác định mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp.

Những người quản trị marketing phải hợp tác chặt chẽ với các đơn vị khác củacông ty Phòng tài chính luôn quan tâm đến những vấn đề nguồn vốn và việc sử dụngvốn cần thiết để thực hiện các kế hoạch marketing Phòng nghiên cứu thiết kế thửnghiệm giải quyết những vấn đề thiết kế những sản phẩm an toàn và đẹp và nghiêncứu các phương pháp sản xuất có hiệu quả cao Phòng cung ứng vật tư quan tâm đếnviệc đảm bảo đủ số lượng phụ thuộc và chi tiết để sản xuất Bộ phận sản xuất chịutrách nhiệm sản xuất một số lượng cần thiết Phòng kế toán theo dõi thu chi, giúp chobộ phận marketing nắm được tình hình thực hiện những mục tiêu đã đề ra Hoạt độngcủa tất cả những bộ phận này dù thế này hay thế khác đều ảnh hưởng đến những kếhoạch và hoạt động của phòng marketing

2.2.2.2 Nhà cung ứng

Những người cung ứng là những công ty kinh doanh và những người cá thểcung cấp cho công ty và các đối thủ cạnh tranh và các nguồn vật tư cần thiết để sảnxuất ra những mặt hàng cụ thể hay dịch vụ nhất định Ví dụ, để sản xuất xe đạp, côngty này phải mua thép, nhôm, vỏ xe, líp, đệm và các vật tư khác Ngoài ra, công ty cònphải mua sức lao động, thiết bị, nhiên liệu, điện năng, máy tính cần thiết để cho nóhoạt động Những người quản trị marketing phải chú ý theo dõi giá cả các mặt hàngcung ứng

2.2.2.3 Khách hàng

Là người tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, khách hàng là mộtyếu tố quyết định đầu ra của sản phẩm Không có khách hàng các doanh nghiệp sẽ gặpkhó khăn trong tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của mình Như vậy khách hàng vànhu cầu của họ nhìn chung có những ảnh hưởng hết sức quan trọng đến các hoạt độngvề hoạch định chiến lược và sách lược kinh doanh của mọi công ty Tìm hiểu kỹ lưỡngvà đáp ứng đầy đủ nhu cầu cùng sở thích thị hiếu của khách hàng mục tiêu sống còncho mỗi doanh nghiệp nói chung và hệ thống quản trị của nó nói riêng

Các doanh nghiệp cũng cần lập bảng phân loại khách hàng hiện tại và tương lai.Các thông tin có được từ bảng phân loại này là cơ sở định hướng quan trọng cho việc

Trang 26

hoạch định chiến lược, nhất là các chiến lược liên quan trực tiếp đến marketing Cácyếu tố chính cần xem xét là những vấn đề địa dư, tâm lý khách hàng.

2.2.2.4 Đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thịtrường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thoả mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơnngười đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gaygắt hơn buộc các doanh nghiệp phải vươn lên vượt qua đối thủ của mình Điều kiện đểcạnh tranh và các thành phần tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh để vượt lênphía trước tạo ra môi trường cạnh tranh trong nên kinh tế Các doanh nghiệp cần xácđịnh cho mình một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo, chiến lược cạnh tranh cần phảnánh được các yếu tố ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh bao quanh doanh nghiệp.Phân tích môi trường cạnh tranh là hết sức quan trọng, coi thường đối thủ, coi thườngcác điều kiện, yếu tố trong môi trường cạnh tranh dẫn đến thất bại là điều không thểtranh khỏi

2.3 Marketing hỗn hợp2.3.1 Sản phẩm( Product)

Một đối tượng hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình đó là khối lượng sản xuấthoặc sản xuất trên quy mô lớn với một khối lượng cụ thể của đơn vị Ví dụ điển hìnhcủa một khối lượng sản xuất vật thể hữu hình là những chiếc xe có động cơ và dao cạodùng một lần

Với nhân tố Sản phẩm, doanh nghiệp cần có một chiến lược sản phẩm đúngđắn, cho dù đó là sản phẩm mới hay sản phẩm cải tiến Để sản phẩm có thể bán tốtnhất, chiến lược về Giá cả cũng là vô cùng quan trọng Giá rẻ không hẳn là giá tốt Diễn biến về giá cũng có thể là công cụ tốt để doanh nghiệp vừa gặt hái lợi nhuận tốiđa, vừa cạnh tranh tốt nhất trên thị trường

Chất lượng sản phẩm làm nên sự khác biệt và đặc trưng cho sản phẩm Do vậy,để tạo được thương hiệu riêng, doanh nghiệp cần sử dụng nguồn nguyên liệu chấtlượng cao, có nguồn gốc rõ ràng, đủ tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.Bên cạnh đó, cần phân loại rõ ràng các loại sản phẩm để có kế hoạch sản xuất mộtcách chi tiết, áp dụng quy trình kiểm tra chất lượng để sản phẩm luôn đảm bảo chấtlượng cao

Trang 27

2.3.2 Giá cả ( Price)

Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ củanhà cung cấp Nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, cạnh tranh, chiphí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng với sảnphẩm Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không những vô cùng quantrọng mà còn mang tính thách thức Quyết định về giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết,chiết khấu, thời kỳ thanh toán, DN cần tiến hành phân tích giá của các sản phẩmcạnh tranh trên cơ sở đó xây dựng mối tương quan giữa sản phẩm và giá cả để định giáthích hợp Đối với thị trường mới, công ty nên có chính sách áp dụng mức giá ngangbằng hoặc thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác Ngoài ra, các DN cũng cầnnghiên cứu áp dụng chính sách giá phân biệt Chẳng hạn, đối với thị trường có mứctiêu thụ ổn định có thể định giá cao hơn so với những vùng có mức tiêu thụ thấp

2.3.3 Chính sách phân phối (Place)

Đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được mua Nó thường đượcgọi là các kênh phân phối Nó có thể bao gồm bất kỳ cửa hàng vật lý cũng như các cửahàng ảo trên Internet Việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà kháchhàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạchmarketing nào

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của kênh phân phối, DN cần tiếp tục sử dụngkênh phân phối thông qua các đại lý Tuy nhiên, DN cần thường xuyên rà soát hoạtđộng của hệ thống đại lý Những đại lý nào hoạt động kém hiệu quả có thể chấm dứthợp đồng đại lý Thiết lập và quản lý hệ thống kênh phân phối Để các đại lý thực hiệnviệc phân phối theo mục tiêu đề ra, công ty cần phải đảm bảo lợi ích cho đại lý thôngqua cơ chế thưởng do đạt doanh số khoán, hỗ trợ thêm chi phí bán hàng

2.3.4 Xúc tiến thương mại (Promotions)

Hỗ trợ bán hàng là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhậnbiết về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịchmua bán thật sự Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ côngchúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảngthông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và cáckênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành

Trang 28

cho khách hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giớithiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng

Để tác động đến cả người tiêu dùng trực tiếp và các thành viên trong kênh phânphối, các DN cần kết hợp sử dụng biện pháp kéo và đẩy một cách nhịp nhàng Ngoàira, cần tận dụng uy tín về chất lượng, ưu thế trên thị trường để tăng cường quảng cáo,tiếp thị nhằm tạo ra sự khác biệt cũng như sự nhận diện của khách hàng đối với sảnphẩm của công ty Từ đó, có thể tăng giá hợp lý để bù lại chi phí

Phương tiện quảng cáo thương mại là công cụ được sử dụng để giới thiệu cácsản phẩm quảng cáo thương mại, bao gồm:

- Các phương tiện thông tin đại chúng.- Các phương tiện truyền tin

- Các loại xuất bản phẩm.- Các loại bảng, biển, băng, pa-nô, áp-phích, các phương tiện giao thông hoặc các

vật thể di động khác.- Các phương tiện quảng cáo thương mại khác

2.3.4.2 Khuyến mãi

Khuyến mại hay khuyến mãi là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhânnhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho kháchhàng những lợi ích nhất định

Mục đích của khuyến mại là kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy người tiêu dùng muavà mua nhiều hơn các hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hoặc phân phối

Các nguyên tắc thực hiện khuyến mại là: Trung thực, công khai, minh bạch

 Không phân biệt đối xử Hỗ trợ khách hàng

Ngày đăng: 22/08/2024, 19:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w