1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần ô tô Trường Hải

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần ô tô Trường Hải
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,75 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: Giới thiệu chung về THACO (4)
    • 1.1 Sơ lược về công ty cổ phần ô tô Trường Hải (4)
    • 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển (5)
    • 1.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh (8)
    • 1.4. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi (10)
      • 1.4.1. Tầm nhìn (10)
      • 1.4.2. Sứ mệnh (11)
      • 1.4.3. Giá trị cốt lõi (12)
  • Chương 2: Tình hình kinh doanh năm 2017 của công ty THACO (14)
    • 2.1 Dung lượng thị trường ô tô các loại – Doanh số và thị phần của THACO (14)
      • 2.1.1 Dung lượng thị trường ô tô năm 2017 đạt 297.061 xe, giảm 13.4% so với năm 2016 (14)
      • 2.1.2 Doanh số và thị phần của THACO (15)
    • 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh xe du lịch (15)
      • 2.2.1 Kết quả kinh doanh xe du lịch KIA (15)
      • 2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh xe du lịch MASDA (15)
      • 2.2.3 Kết quả hoạt động kinh foanh xe du lịch PEUGEOT (16)
      • 2.2.4 Hoạt động kinh doanh xe du lịch BMW (16)
      • 2.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh xe tải, BUS (16)
      • 2.2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh Khối LOGISTICS (17)
  • Chương 3: Phân tích Chiến Lược kinh doanh của Công Ty THACO (18)
    • 3.1 Phân tích môi trường bên ngoài tổng quát môi trường bên ngoài (18)
      • 3.1.1 Các yếu tố trong môi trường bên ngoài (19)
    • 3.2 Phân Tích Môi Trường Bên Trong (27)
      • 3.2.1 Điểm mạnh (27)
      • 3.2.2. Điểm yếu (29)
      • 3.2.3 Cơ hội (29)
      • 3.2.4 Thách thức (30)
  • Chương 4: Phân tích chiến lược hiện tại và hướng chiến lược tương lai (32)
    • 4.1 Phân tích chiến lược hiện tại (32)
      • 4.1.1 Chiến lược thâm nhập thị trường (32)
      • 4.1.2 Chiến lược phát triển thị trường (33)
      • 4.1.3. Chiến lược hội nhập dọc ngược chiều (33)
    • 4.2 Định hướng chiến lược tương lai thời gian tới (34)
    • 4.3 Chiến lược phát triển THACO sau năm 2018 (36)
      • 4.3.1. Chiến lược sản xuất kinh doanh ô tô (36)
      • 4.3.2. Chiến lược về giao – nhận – vận chuyển (39)
      • 4.3.3. Chiến lược đầu tư xây dựng hạ tầng – đô thị - khu công nghiệp (39)
      • 4.3.4 Chiền lược đầu tư phát triển các ngành nghề mới (39)

Nội dung

Giới thiệu chung về THACO

Sơ lược về công ty cổ phần ô tô Trường Hải

- Tên công ty (tiếng Việt): CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ

- Tên viết tắt: TRUONG HAI AUTO CORP.

- Giây chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (thay đổi lần thứ 16): Số 3600252847, câp ngày: 29/03/2016, bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai.

- Tên người đại diện theo pháp luật: Ông Trần Bá Dương – Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

+ Trần Bá Dương - Chủ tịch Hội đồng Quản trị

+ Nguyễn Hùng Minh - Phó chủ tịch thường trực HĐQT

+ Phạm Văn Tài - Tổng Giám đốc

-Ngành nghề: Ô tô và linh kiện - phụ tùng ô tô

-Dịch vụ: Ô tô du lịch, ô tô thương mại, ô tô chuyên dụng, hạ tầng khu công nghiệp, giao nhận - vận chuyển, dịch vụ

-Địa chỉ trụ sở chính: số 19, KCN Biên Hòa 2 Đường 2A, phường An Bình, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Viêt Nam.

-VPĐD chính: 80 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Thành phố

Hồ Chí Minh, Việt Nam.

-Email: rep_office@thaco.com.vn Website: thacogroup.vn

-Vốn điều lệ: 16.580 tỷ đồng

-Tổng số nhân sự: 15.908 nhân sự.

-Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (còn được viết tắt là THACO, mã chứng khoán THA) là một công ty cổ phần chuyên sản xuất, lắp ráp, xuất nhập khẩu, phân phối, bảo trì, sửa chữa ô tô tại Việt Nam Ngoài ra, công ty còn kinh doanh trong lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp, bất động sản, nông nghiệp công nghệ cao và cơ giới hóa nông nghiệp

-Trường Hải là một trong các thành viên của Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA).

-Các dòng sản phẩm ô tô chính của Trường Hải, vào năm 2016, là xe tải (có hợp tác với Kia Motors, Foton và Hyundai), xe buýt (hợp tác với Hyundai), xe chuyên dụng và xe du lịch (hợp tác với Kia Motors và Mazda, Peugeot).

-Trường Hải liên doanh với công ty Kia Motors và Mazda với nhà máy đặt tại khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.

Lịch sử hình thành và phát triển

- Tiền thân của Trường Hải là Công ty TNHH ôtô Trường Hải được thành lập ngày 29/4/1997 tại số 5/1A, đường Đồng Khởi, TP.Biên Hòa, Đồng Nai.

- Năm 1998: Thành lập Văn phòng Đại diện tại số 13 Phạm Đình Hổ, P 2,

- Năm 1999: Thành lập Chi nhánh đầu tiên đặt tại Hà Nội, địa chỉ số 2A Ngô

Gia Tự - Gia Lâm (nay là Long Biên).

- Năm 2000: Thành lập Công ty Sản xuất và Lắp ráp Ô tô Tracimexco –

Trường Hải, xây dựng nhà máy lắp ráp ô tô (xe tải nhẹ KIA) và xưởng Cơ điện.

- Năm 2002: Thành lập Chi nhánh Miền Trung tại thành phố Đà Nẵng và mở

Showroom trực thuộc tại Phan Thiết, Cần Thơ, Bình Triệu Cũng trong thời gian này, Công ty chuyển văn phòng đại diện về số 76 Trương Định, Phường 9, Quận

- Năm 2003: Thành lập Công ty TNHH Sản xuất và Lắp ráp Ô tô Chu Lai -

Trường Hải tại Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Đầu tư 600 tỷ đồng để triển khai xây dựng nhà máy sản xuất - lắp ráp ô tô rộng 36,8 ha, công suất 25.000 xe/năm tại đây

- Năm 2004: Khánh thành Nhà máy Sản xuất và Lắp ráp Ô tô Chu Lai-

- Năm 2005: Thành lập Công ty Vận tải biển Chu Lai – Trưởng Hải có vốn điều lệ 70 tỷ đồng Thành lập Công ty Việt - Gemphil (nay là Công ty TNHH MTV Hóa chất Chuyên dụng Chu Lai –Trường Hải) và khai trương Showroom tại Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

- Năm 2006: Chuyển Văn phòng đại diện công ty về địa chỉ G3, Điện Biên

Phủ, Phường 25, Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh Chính thức khai thác vận chuyển đường thủy bằng việc đưa vào hoạt động tàu TRUONG HAI STAR 1 (chặng Chu Lai - Bình Dương).

- Năm 2007: Công ty TNHH ôtô Trường Hải chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải, vốn điều lệ 680 tỷ đồng Trụ sở công ty đặt tại Khu công nghiệp Biên Hòa II, Đồng Nai Cũng trong năm, Trường Hải chính thức hợp tác với KIA Motors, xây dựng Nhà máy lắp ráp xe du lịch Trường Hải – Kia tại Khu kinh tế mở Chu Lai Năm 2007 Trường Hải bổ sung thêm tàu Trường Hải Star 2 vào hoạt động vận chuyển đường thủy.

- Năm 2008: Trường Hải tiếp tục đầu tư mở rộng hoạt động tại Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai-Trường Hải: Thành lập Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng KCN & Đô thị Chu Lai -Trường Hải với chức năng đầu tư hạ tầng Khu Công nghiệp ô tô & dịch vụ Khu Công nghiệp Thành lập Nhà máy Ghế (tháng 4/2008) với vốn đầu tư 24 tỷ đồng, công suất 30.000 bộ sản phẩm/năm Thành lập Công ty TNHH MTV Sản xuất khung gầm – Thùng xe Chu Lai - Trường Hải Ngoài ra, trong năm 2008 Trường Hải còn thành lập Công ty cơ khí chuyên dụng Bắc Bộ tại Chi nhánh Hà Nội và một loạt các Showroom tại Quảng Bình, Thái Nguyên, Bình Định, Tiền Giang, Vũng Tàu, Đức Trọng, Lâm Đồng.

- Năm 2009: Thành lập một loạt các Công ty, Nhà máy tại Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai-Trường Hải: Công ty đầu tư xây dựng nhà máy Gia công thép (8/2009), Công ty TNHH MTV Cơ khí Chu Lai – Trường Hải.

- Năm 2010: Nắm bắt xu thế về nguồn nhân lực cho các nhà máy tại Chu Lại,

THACO thành lập trường Cao đẳng nghề Chu Lai - Trường Hải và khai giảng khóa đầu tiên năm học 2010 – 2011 với 408 học viên Trong cùng năm, THACO tiếp tục đầu tư vào hoạt động sản xuất tại Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai- Trường Hải: thành lập Công ty TNHH MTV Cơ điện Chu Lai – Trường Hải, đưa vào sử dụng Công ty Cơ Khí và Công ty gia công Thép, xây dựng Cảng và Khu hậu cần cảng Tam Hiệp (nay là Cảng Chu Lai-Trường Hải) Đặc biệt tháng 09/2010, Trường Hải khánh thành Nhà máy Vina Mazda chuyên sản xuất, lắp ráp các sản phẩm xe Mazda với công suất 10.000 xe/năm Đề chuyên môn hóa hoạt động kinh doanh, phân phối xe ô tô, Trường Hải thành lập 2 công ty: Công ty phân phối xe du lịch (PC: Passenger Cars) và Công ty phân phối xe thương mại (CV: Commercial Vehicles) Trường Hải tiếp tục mở rộng hệ thống Showroom và Đại lý bán xe tại nhiều địa bàn trên cả nước.

- Năm 2011: Thành lập Công ty cổ phần sản xuất phụ tùng Ô tô

(AUTOCOM) có năng suất 48,000 bộ ghế/năm Thành lập Nhà máy xe Bus và đưa vào hoạt động Nhà máy Vina Mazda (Nhà máy Sản xuất & Lắp ráp xe Mazda).

- Năm 2012: Trường Hải đổi tên gọi Khu Liên hợp sản xuất và lắp ráp ô tô

Chu Lai-Trường Hải thành Khu Phức hợp ô tô Chu Lai-Trường Hải Đồng thời THACO cũng khánh thành Cảng Tam Hiệp Chu Lai - Trường Hải Trường Hải bắt đầu tham gia thị trường xe chuyên dụng với việc mua lại 51% cổ phần của Công ty Soosung tại Hàn Quốc (chuyên về xe chuyên dụng).

- Năm 2013: Trường Hải chính thức hợp tác với PSA, tiến hành sản xuất và lắp ráp xe ô tô thương hiệu Peugeot tại Việt Nam Cùng năm, THACO tiếp tục chiến lược đầu tư các nhà máy công nghiệp hỗ trợ tại Khu phức hợp: Nhà máy Dây điện ô tô, Nhà máy Kính ô tô, nhà máy sản xuất linh kiện nhựa, mở rộng nhà máy Cơ khí THACO mở rộng mạng lưới Showroom trực thuộc, nâng tổng số Showroom (2013) lên 60 Showroom trên cả nước.

- Năm 2014: Trường Hải hạ thủy tàu TRUONG HAI STAR 3 và ra mắt dịch vụ Logistic trọn gói tại Cảng Chu Lai – Trường Hải Lễ động thổ trung tâm thương mại & trưng bày ô tô Thaco – Bảo Lộc cũng được Trường Hải tổ chức trong năm 2014.

- Năm 2015: Trường Hải phát triển mạnh mẽ về doanh số xe với 137 showroom và đại lý trên toàn quốc.

- Ngày 29/6/2016, Trường Hải chính thức nắm quyền kiểm soát công ty bất động sản Đại Quang Minh.

- Năm 2017, THACO được xếp hạng "Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt

Nam 2016" - Theo công bố của Bảng xếp hạng VNR500; Thaco khởi công nhà máy sản xuất xe du lịch Mazda mới đồng thời tham gia lĩnh vực nông nghiệp.

- Năm 2018: Khánh thành nhà máy sản xuất ô tô Thaco Mazda lớn nhất và hiện đại nhất Đông Nam Á tại Quảng Nam.

- Tháng 8 năm 2018 Thaco hợp tác với HAGL với giá trị lên tới 1 tỷ USD.

- Năm 2019: Thaco sẽ được chuyển đổi thành Thaco Group với vai trò holdings của 5 Tổng công ty thành viên bao gồm: 01 trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ lực là Cơ khí và Ô tô; 02 trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là Nông lâm nghiệp và Đầu tư hạ tầng giao thông, Khu công nghiệp và đô thị; 02 trong lĩnh vực kinh doanh hỗ trợ cho các lĩnh vực kinh doanh chính là Thương mại và Giao nhận vận chuyển – Logistics.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

+ Bán buôn ô tô và các xe có động cơ khác: bán buôn ô tô con (loại 12 chổ trở xuống), bán buôn xe có động cơ khác.

+ Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê: Kinh doanh nhà, cho thuê văn phòng.

+ Trồng rau, đậu các lọai và trồng hoa, cây cảnh: Trồng hoa, cây cảnh (không kinh doanh tại trụ Sở).

+ Bán lẻ ô tô con (lọai 12 chổ trở xuống).

+ Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác (không bao gồm đấu giá).

+ Bán buôn máy mốc, thiết bị và phụ tùng máy khác: Bán buôn máy mốc, thiết bị khác chưa được phân vào đâu để sử dụng cho sản xuất công nghiệp, thương mại, hàng hải và dịch vụ khác.

+ Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ tùng cho xe có động cơ và động cơ xe. + Bảo dưỡng, sữa chữa ô tô và xe có động cơ khác.

+ Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ.

+ Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác.

+ Lắp đặt hệ thống cấp, thóat nước, lò sưởi và điều hòa không khí.

+ Đại lý, môi giới, đấu giá (không bao gồm đấu giá).

+ Vận tải hàng hóa ven biển và Viễn dương.

+ Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt).

+ Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.

+ Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường tủ, bàn ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh.

+ Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động Kinh doanh nhà hàng (không kinh doanh tới trụ sở).

+ Sản xuất xe có động cơ.

+ Sản xuất thân xe có động cơ, rơ moóc và bán rơ moóc.

+ Lắp đặt hệ thống điện.

+ Hoàn thiện công trình xây dựng.

+ Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan: dịch vụ thiết kế công nghiệp, máy móc, xe cộ.

+ Kiểm tra và phân tích kỹ thuật.

+ Giáo dục nghề nghiệp: dạy nghề (chỉ hoạt động khi đủ điều kiện quy định).+ Dịch vụ lưu trú ngắn ngày: kinh doanh khách sạn (không kinh doanh tại trụ sở).

+ Đại lý ô tô và xe có động cơ khác (không bao gồm đấu giá).

+ Họat động của đại lý và môi giới bảo hiểm: đại lý bảo hiểm.

+ Họat động thiết kế chuyên dụng (trừ thiết kế kiến trúc) (chỉ họat động khi đủ điều kiện quy định).

+ Dịch vụ liên quan đến in.

+ Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại (chỉ hoạt động khi đủ điều kiện quy định).

+ Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận (chỉ họat động khi đủ điều kiện quy định).

+ Quảng cáo (chỉ hoạt động khi đủ điều kiện quy định).

+ Họat động xuất bản khác (chỉ họat động khi đủ điều kiện quy định).

+ Họat động nhiếp ảnh (chi họat động khi đủ điều kiện quy định).

+ Hoạt động sáng tác nghệ thuật và giải trí (chỉ hoạt động khi đủ điều kiện quy định).

+ Bán mô tô, xe máy (không bao gồm đấu giá)

+ Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy.

+ Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy

+ Cho thuê xe có động cơ.

Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi

Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, mang lại hiệu quả tối đa cho nhà đầu tư và niềm tự hào cho người Việt Nam về sản phẩm ô tô Thương hiệu Việt

Công ty đã vạch định ra được vị thế, mục tiêu và chiến lược hoạt động kinh doanh của mình bằng tầm nhìn chiến lược cho công ty, xác định vị thế của công ty hiện tại trên thị trường, khả định được tầm lớn mạnh của công ty, và hình ảnh triển vọng của công ty trong tương lai trên thị trường trong nước và sức lan tỏa ra thị trường thê giới

Xác định được mục tiêu chiến lược là gia tăng thị phần của công ty, khẳng định thương hiệu bằng chính chất lượng sản phẩm của mình, đạt được địa vị vững chắc của mình trên thị trường quốc tế với niềm tự hòa đại diện cho thương hiệu Việt Nam chất lượng cao, gia tăng giá trị thương hiệu, chiếm được lòng tin trong mắt người tiêu dùng

Không chỉ như vậy THACO còn đạt mục tiêu chiến lược mang lại hiệu quả tối đa cho nhà đầu tư và là niềm tự hào của người Việt trên thị trường quốc tế. THACO đã xác định được tầm nhìn cho mình một cách ngắn ngọn, nhưng cụ thể, mạch lạc và xúc tích mang đầy đủ giá trị

Tạo ra những sản phẩm thương hiệu THACO nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người sử dụng Phấn đấu để thương hiệu THACO trở thành một trong những thương hiệu của Việt Nam được biết đến trong khu vực AFTA và thế giới Trên nền tảng phát triển bền vững THACO tạo ra nguồn nhân lực và vật lực góp phần vào quá trình phát triển kinh tế văn hóa xã hội và nền công nghiệp cơ khí của nước nhà trong tương lai

Qua bản sứ mệnh của công ty ta thấy rõ được muc đích và lý do tồn tại của công ty, hàm ý được khái quát về nguyên tắc và triết lý kinh doanh, và những thành tích mà công ty đã hoạch định để hướng tới trong tương lai của mình Tạo ra những sản phẩm thương hiệu THACO nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người sử dụng Bản sứ mệnh đã cho ta thấy được công ty đã xác định được vị thế hiện tại mà công ty đang có và vạch định được hình ảnh và tầm ảnh hưởng của công ty trong tương lai bản sứ mệnh cho ta thấy rõ được ngành nghề kinh doanh của công ty đó chính là ngành lắp ráp xe ô tô, và mục tiêu khách hàng công ty muốn hướng tới đó là toàn thể khách hàng tiêu dùng, với triết lý cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất đúng nghĩa với sản phẩm củaTHACO, khác biệt được với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người tiêu dùng, hướng đến tiện ích tất cả vì khách hàng Phấn đấu để thương hiệu THACO trở thành một trong những thương hiệu của Việt Nam được biết đến trong khu vực AFTA và thế giới

Qua đây ta thấy được phân khúc thị trường của THACO rất rộng lớn, không chỉ phấn đấu để trở thành thương hiệu lớn mạnh trong nước, THACO còn vạch mục tiêu chiến lược mở rộng quy mô thị trường của mình lan rộng ra trong khu vực AFTA mà còn hướng đến phát triển ra thị trường thế giới Thông qua bản sứ mệnh ta còn thấy được công ty coi trọng về vấn đề xây dựng; đó là hình ảnh của công ty trong mắt người tiêu dùng, thương hiệu của THACO trên thị trường không chỉ trong nước mà còn trong khu vực AFTA và thị trường thế giới, với thông điệp ‘‘Nâng cao tầm cao mới, hướng tới tương lai ’’ mục tiêu chiến lược kinh doanh công ty không chỉ dừng lại vì mục tiêu lợi nhuận, khả năng sinh lời, mà công ty muốn hướng tới mục tiêu dài hạn cao hơn đó là tối đa hóa giá trị công ty trong mắt người tiêu dụng và tối đa hóa giá trị công ty trên thị trường Trên nền tảng phát triển bền vững THACO tạo ra nguồn nhân lực và vật lực góp phần vào quá trình phát triển kinh tế văn hóa xã hội và nền công nghiệp cơ khí của nước nhà trong tương lai Với sự phát triển ngày một càng lớn mạnh, ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình , THACO luôn quan tâm đến sự phát triển của cộng đồng xã hội, vì thế phương trâm hoạt động kinh doanh của công ty luôn dựa trên triết lý kinh doanh và các nguyên tắc ứng xử nhất định

‘‘Có Tầm và Có Tâm’’ trong việc xây dựng đóng góp cho sự phát triển của xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho đội ngũ cán bộ nhân viên và cộng đồng, tạo một môi trường làm việc thuận lợi và thoải mái, và thân thiện Đồng thời THACO nâng cao “Tầm” để trở thành một tập đoàn hùng mạnh có khả năng đại diện cho ngành công nghiệp ô tô của quốc gia, nâng cao giá trị thương hiệu Việt Nam.

1.4.3 Giá trị cốt lõi Được hình thành trên cơ sở tuân thủ tiêu chí 8T: “ Tận tâm – Trung thực – Trí tuệ - Tự tin- Tôn trọng – Trung tính – Tận tình – Thuận tiện”.

Tận tâm: Làm việc với khả năng tốt nhất của mình, cống hiến vì sự phát triển của công ty – có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

Trung thực: Dũng cảm nhận trách nhiệm khi có sai xót.

Trí tuệ: Luôn học tập nâng cao kiến thức – luôn có tư duy, sáng tạo trong công việc.

Tự tin: Tin vào bản thân mình, có bản lĩnh trong công việc và cuộc sống.

Tôn trọng: Tuân thủ các nguyên tắc của tổ chức,tôn trọng và quý mến đồng nghiệp – khách hàng.

Trung tín: trung thành với công ty, giữ lời hứa với đồng nghiệp – khách hàng.

Tận tình: kiên nhận lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp – khách hàng – tận tình với công việc với sự phát triền của công ty.

Thuận tiện: tạo môi trường làm việc thuận lợi trong tác nghiệp với đồng nghiệp – khách hàng. Đây là những tiêu chí mà mỗi cán bộ công nhân viên THACO , là nền tảng cho các quy tắc ứng xử của THACO.

Tình hình kinh doanh năm 2017 của công ty THACO

Dung lượng thị trường ô tô các loại – Doanh số và thị phần của THACO

2.1.1 Dung lượng thị trường ô tô năm 2017 đạt 297.061 xe, giảm 13.4% so với năm 2016

- Xe du lịch đạt 201.120 xe, giảm 10,4% so với năm 2016 do tâm lý của khách hàng chờ đợi giá xe giảm trong năm 2018 khi áp dụng mức thuế 0% cho xe nhập khẩu từ ASEAN và nhu cầu đầu tư xe chạy dịch vụ như Grab và Uber tài

Hà nội và Tp Hồ Chí Minh tăng chậm lại

- Xe tải, bus đạt 95.941 xe, giảm 19,3% so với năm 2016 Nhu cầu đầu tư dòng xe ben giảm do ngành khai khoáng bị hạn chế và các dự án xây dựng bị triển khai chậm Ngoài ra nhu cầu đầu tư xe bus va mini bus cũng giảm ảnh hưởng bởi sự phát triển của hàng không giá rẻ

2.1.2 Doanh số và thị phần của THACO

-Doanh số THACO : 88.820 xe trong đó gồm

-Thị phần THACO: 35,8% trong đó gồm

Kết quả hoạt động kinh doanh xe du lịch

2.2.1 Kết quả kinh doanh xe du lịch KIA

- Doanh số: 21.144 xe (chiếm 10,3% thị phần xe du lịch)

- Du lịch sau bán hàng:

 Doanh thu phân phối phụ tùng: 432 tỷ đồng

 Doanh thu xưởng ( trực thuộc): 665 tỷ đồng

-Tổng số showroom và đại lý (đến ngày 31/12/2017): 44

-Phát triển mới:01 showroom KIA Bình tân (TP HCM):01 đại lý KIA Thái Bình

2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh xe du lịch MASDA

-Doanh số: 26.242 xe (chiếm 12,5% thị phần xe du lịch)

-Sản phẩm mới: Mazda 6 F/1, Mazda 3 F1 và Mazda CX- 5 ALL New

-Khỏi công xây dựng nhà máy Thaco Mazda (ngày 26/02/2017).

-Dịch vụ sau bán hàng:

 Doanh thu phân phối phụ tùng: 415 tỷ đồng

 Doanh thu xưởng: 690 tỷ đồng

-Tổng số showroom và đại lý (đến ngày 31/12/2017/): 41

-Phát triển mới: 02 showroom(Mazda Binh Tân và Mazda Hòa Bình).

2.2.3 Kết quả hoạt động kinh foanh xe du lịch PEUGEOT

-Giới thiệu sản phẩm thế hệ mới (ngayf/12/2017): Bộ đôi SUV PEUGEOT 5008 và PEUGEOT3008.

-Dịch vụ sau bán hàng:

 Doanh thu phân phối phụ tùng: 15 tỷ đồng

 Doanh thu xưởng (trực thuộc): 25 tỷ đồng

-Tổng số showroom và đại lý (đến ngày 31/12/2017):11

-Phát triển mới: 03 showroom Peugoet (Biên Hòa, Long Biên và Bình Tân).

2.2.4 Hoạt động kinh doanh xe du lịch BMW

-BMW và Thaco đã lý hợp đồng phân phối chính thức xe BMW, MINI

COOPER và BMW Motorrad tại Việt Nam kể từ ngày 01/12/2018.

-Thaco đã mua lại và nhận bàn giao các cơ sở kinh doanh cơ sở kinh doanh của Euro Auto từ 01/01/2018.

-Showroom BMW bao gồm xưởng dịch vụ: Long Biên (Hà Nội) và Phú Mỹ

Hưng (TP HCM):01 showwroom MINI COOPER – BMW Motorrad Nguyễn Văn Trỗi (TPHCM).

-Lô xe BMW và MINI đầu tiên do thaco nhập khẩu, cập cảng VICT (ngày

16/12/2017): 358 xe BMW và 52 xe MINI COOPER.

2.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh xe tải, BUS

2.2.5.1 Kết quả hoạt động kinh doanh xe tải:

-Sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn khí thải EuroIV:07 mẫu mới

-Dịch vụ sau bán hàng:

Doanh thu phân phối phụ tùng: 360 tỷ đồng

 Doanh thu xưởng (trực thuộc): 497 tỷ đồng.

-Tổng số showrooom và đại lý xe tải- xe bus (đến ngày 31/12/2017):67

-Triển khai hàng loạt thiết kế và thi công hệ thống trung tâm Tải, Bus mới. 2.2.5.2 Kết quả hoạt động kinh doanh xe Bus

-Khánh thành và đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất xe Bus Thaco có quy mô lớn nhất hiện đại nhất Đông Nam Á vào ngày 08/12/2017.

-Phát triển sản phẩm nhận diện hoàn toàn mới với thương hiệu Thaco Bus.

-Ký kết hợp đồng xuất khẩu xe bus sang các nước: Thái Lan, Singapore,

-Dịch vụ sau bán hàng:

 Doanh thu phân phối phụ tùng: 202 tỷ đồng

 Doanh thu xưởng (trực thuộc): 205 tỷ đồng.

-Tổng số showroom và đại lý xe tải – xe bus (đến ngày 31/12/2017):67

-Phát triển showroom xe Bus trong trung tâm ô tô tải, Bus mới.

1.1.2.5.2 Kết quả hoạt động kinh doanh KHỐI CÔNG NGHIỆP HỔ TRỢ

-Tổng giá trị xản xuất:5.200 tỷ đồng.

-Doanh thu cung cấp cho Thaco: 5.006 tỷ đồng.

-Doanh thu kinh doanh ngaoif: 194 tỷ đồng.

Xuất khẩu: 87 tỷ đồng.(3.73 triệu USD).

Thị trường xuất khẩu: Malaysia, Hàn Quốc, Nga, Kazakhtan và Kenya.

-Đầu tư xây dựng các nhà máy mới:

Nhà máy sản xuất Linh Kiện nhựa.

Nhà máy sản xuất máy nông nghiệp

Nhà sản xuất máy lạnh THACO.

2.2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh Khối LOGISTICS

-Vận chuyển: 88.804 bộ CKD; 82.909 xe thành phẩm.

-Dịch vụ cảng: Lượt tàu cập cảng: 294 lượt.

-Sản lượng hàng hóa qua cảng: 17,7 triệu tấn.

-Tổng doanh thu: 866 tỷ đồng.

Phân tích Chiến Lược kinh doanh của Công Ty THACO

Phân tích môi trường bên ngoài tổng quát môi trường bên ngoài

Mỗi công ty là một hệ thống mở trong nền kinh tế, thường xuyên chịu tác động của môi trường bên ngoài công ty, các yếu tố của môi trường bên ngoài tác động đến mọi loại công ty, tuy nhiên mức độ tác động còn phụ thuộc vào từng loại hình công ty, về đặc điểm ngành nghề mà công ty đó kinh doanh THACO cũng không ngoại trừ, các yếu tố của môi trường bên ngoài như moi trường tổng quát, môi trường ngành sẽ có ảnh hưởng một mức độ nhất định đến quá trình sản suất kinh doanh của công ty Việc phân tích môi trường bên ngoài có ý nghĩa rất quan trọng, khi phân tích và biết được mức độ tác động của các yếu tố đối với doanh nghiệp thì từ đó doanh nghiệp sẽ xác định được cơ hội và đe dọa mà doanh nghiệp sẽ gặp phải để có những chiến lược hoạt động phù hợp trong từng hoàn cảnh khác nhau, để có thể chủ động đối phó với những đe dọa mà môi trường bên ngoài gây ra và nắm bắt được cơ hội trong môi trường này mang đến, và có chiến lược phát triển doanh nghiệp Môi trường bên ngoài là tổng hợp các yếu tố khách quan và chủ quan vận động tương tác lẫn nhau, nó tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty, về cơ bản môi trương bên ngoài bao gồm 2 loại: môi trường tổng quát và môi trường ngành.

3.1.1 Các yếu tố trong môi trường bên ngoài

- Các yếu tố kinh tế: Môi trường kinh tế chỉ bản chất và định hướng của nền inh tế mà công ty hoạt động Ảnh hưởng của nền kinh tế đến THACO có thể làm thay đổi khả năng tạo giá trị và lợi nhuận của công ty, cụ thể như: Xu hướng và tốc độ phát triển của GDP, GNP… đây là các yếu tố đo lường “ sức khỏe” của nền kinh tế, từ đó giúp các công ty có cơ sở dự đoán ban đầu về sự biến động nhu cầu tiêu dung của tầng lớp dân cư đối với sản phẩm của công ty.

Tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường, lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, và trong đó Việt Nam cũng bị ảnh hưởng ở một mức độ nhất định Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, thách thức Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác của nước ta

Với tình hình kinh tế trong thời kỳ năm 2009 sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm của THACO trở nên khó khăn hơn, trong tình hình nền kinh tế lạm phát diễn ra, mặt dù nó không mạnh mẽ như một số nước khác trên Thế Giới nhưng điều đó cũng ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của cá nhân tổ chức trong nền kinh tế trong việc quyết định lựa chọn mua các sản phẩm của các công ty sản xuất ôtô nói chung và ô tô Trương Hải nói riêng

Năm 2010 trong điều kiện kinh tế toàn cầu hậu khủng hoảng phục hồi chậm, nhưng kinh tế Việt Nam đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh GDP quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và quý IV tăng 7,34% Tính chung cả năm, GDP tăng 6,78%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,5%), vẫn thuộc nhóm có mức tăng trưởng khá cao trong khu vực và trên thế giới, trong đó, tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm trước Với sự biến động của GDP của nền kinh tế nó ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người dân, cũng như nhu cầu đầu tư vào thiết bị cơ sở hạ tầng của một số các doanh nghiệp trong nước qua các năm, điều đó làm cho tình hình kinh doanh của THACO cũng có sự thay đổi

- Lạm phát: Lạm phát của Việt Nam trong thời gian qua có xu hướng tăng cao, thể hiện ở cả 03 yếu tố: cầu kéo, chi phí đẩy và tiền tệ Năm 2007, lạm phát gia tăng với mức tăng 12,6% cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP; đến năm 2008, tỷ lệ lạm phát đã tăng đến 22,97% cao nhất từ năm 1993 đến nay Chính phủ Việt Nam đã đưa ra và thực hiện 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, đặc biệt là các giải pháp tiền tệ như thắt chặt tín dụng, tăng lãi suất cơ bản lên 14%, theo đó các ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiền gửi lên 16 - 18%/năm và lãi suất tiền vay vượt quá 20%/năm đã gây tác động tiêu cực đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút là hậu quả của việc tập trung những giải pháp kiềm chế lạm phát này Lạm phát không những làm gia tăng chi phí vốn của công ty mà còn có tác động trực tiếp làm tăng chi phí đầu vào như nguyên liệu, nhân công, chi phí vận chuyển…kéo theo đó là giá thành sản phẩm tăng theo ảnh hưởng lớn đến qua trình tiêu thụ và mở rộng thị trường. Lạm phát là một vấn đề dai dẳng đối với Việt Nam Với việc gia tăng lạm phát, dẫn đến lãi suất thị trường biến động theo chiều hướng bất lợi cho doanh nghiệp sản xuất cũng như tiêu dùng tác đã động không nhỏ đến khả năng sản xuất và nhu cầu tiêu dùng nói chung, với cac doanh nghiệp sản xuất ô tô, và người tiêu dùng sản phẩm ô tô nói riêng

3.1.1.2 Các yếu tố chính trị - pháp luật

Các yếu tố thuộc về chính trị - pháp luật bao gồm: Môi trường chính trị, mức độ ổn định về chính trị, các xu hướng xung đột chính trị, đây là yếu tố quyết định sự sống còn của công ty Chủ tịch nước nhấn mạnh, một trong những thế mạnh nổi bật của nước ta là môi trường chính trị, an ninh quốc phòng ổn định để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế Đây là tiền đề cho các công ty của Việt Nam nói chung và công ty THACO nói riêng để phát triển sản xuất kinh doanh Hệ thống các điều luật, quy định nói chung và các luật liên quan đến lĩnh vực sản xuất ô tô của công ty Như năm 2003, thủ tướng chính phủ ban hành quyết định về việc quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010 – tầm nhìn đến năm 2020 Theo đó có những chính sách ưu đãi lớn cho các doanh nghiệp trong nước sản xuất lắp ráp ô tô Các hàng rào thuế quan, rào cản kĩ thuật được chính phủ lập lên để bảo vệ các doanh nghiệp còn non trẻ trong nước (ưu đãi thuế thu nhập lớn, đánh thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc cao (hơn 80%) để khuyến khích tự sản xuất Nhanh chóng nắm bắt cơ hội, công ty đề ra chiến lược và quyết sách mạnh dạn vào khu kinh tế mở Chu Lai, xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô Chu Lai – Trường Hải chuyên về xe tải và xe khách

3.1.1.3 Các yếu tố Văn hóa – Xã hội

- Một số yếu tố thuộc về văn hóa – xã hội bao gồm: Niềm tin và giá trị, thái độ quan điểm của các tầng lớp dân cư Phong cách sống, mức sống của các tầng lớp dân cư Truyền thống văn hóa từng vùng, miền Tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán Hệ thống giáo dục nói chung của vùng miền cũng như trình độ dân trí của tầng lớp dân cư… Rào cản của văn hóa đối với việc phát triển thị trường đã quá rõ ràng Để vượt qua rào cản này đòi hỏi nhà sản xuất và người kinh doanh phải “luôn luôn thấu hiểu” văn hóa bản địa và tầm ảnh hưởng của văn hóa ấy lên quyết định mua hàng Trong một phạm vi xã hội, hành vi tiêu dùng của cá nhân sẽ thể hiện cá tính riêng và sẽ xây dựng mối quan hệ xã hội dưới sự dẫn dắt của yếu tố văn hóa Để thành công trong thị trường đầy cạnh tranh, công ty phải hiểu hành vi người tiêu dùng, niềm mong ước và sự khát khao của họ để từ đó chúng ta mới có thể phát triển hàng hóa, dịch vụ bằng các chiến lược marketing cụ thể trên thị trường các nước trên thế giới

- Ưu thế là doanh nghiệp bản địa, Thaco thấu hiểu nhu cầu của khách hàng nội địa và hiểu rõ địa hình, từ đó cải tiến liên tục các mẫu mã kiểu dáng, thay đổi thiết kế cho các dòng xe để đưa ra được những dòng sản phẩm tiện lợi phù hợp đáp ứng nhu cầu cao cho người tiêu dùng Không có gì là quá khó để giải thích tại sao những dòng xe như Newmorning, xe gia đình của Thaco –Kia lại được người Việt ưa chuộng đến vậy ( nhỏ gọn, tiết kiệm nhiên liệu, phù hợp với địa hình, dáng vóc)

3.1.1.4 Các yếu tố tự nhiên

Các yếu tố tự nhiên bao gồm môi trường sinh thái mà tồn tại xung quanh môi trường mà công ty hoạt động sản xuất, cho các yếu tố đầu vào của công ty, về quá trình vận chuyển các nguyên liệu đầu vào của công ty, nhiên liệu như điện, khí đốt, xăng dầu… một số các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất của công ty qua yếu tố tự nhiên bao gồm:

Sự ôi nhiễm không khí, môi trường Rác công nghiệp Tình trạng thiên tai, trong khi nước ta là một nước có khí hậu bất ổn hơn các nước khác Yếu tố tự nhiên khá quan trọng, với lợi thế tự nhiên của quốc gia, nhà nước đã tạo lên những khu quy hoạch, trung tâm công nghiệp quy mô lớn, điều đó đã tạo cho Thaco xây dựng được khu liên hợp sản xuất hiện đại, quy mô lớn nhất cả nước Bên cạnh đó yếu tố tự nhiên góp phần định hướng sản phẩm phải phù hợp với địa hình, khí hậu thời tiết của sản phẩm Yếu tố tự nhiên quốc gia với tài nguyên khá phong phú, cung cấp những nguồn nguyên nhiên liệu lớn, giá thấp đem lại nhiều lợi thế cho cty trong sản xuất, định hướng quá trình nội địa hóa từ khâu sản xuất phụ tùng cho đến lắp ráp, phân phối sản phẩm thay cho nhập khẩu từ các nhà cung cấp

3.1.1.5 Các yếu tố khoa học – kỹ thuật

- Việc sử dụng kiến thức khoa học công nghệ vào sản xuất trở thành nhu cầu thường nhật của xã hội

- Việc xử lý, chuyển giao kiến thức và thông tin diễn ra nhanh chóng, rộng khắp nhờ vào sự phát triển của hệ thống công cụ hiện đại, trong đó công nghệ thông tin có vai trò quyết định Sự phát triển trên đã thực sự tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho giao thương quốc tế về phương diện thời gian cũng như chi phí

- Sự phát triển của công nghệ : Tuy nhiên tại Việt Nam hiện tại, tình trạng công nghệ còn hết sức lạc hậu, chưa được đầu tư đổi mới nhiều, thiếu trang thiết bị tinh chế mang tính hiện đại do đó chất lượng sản phẩm không đồng đều, năng suất thấp dẫn tới giá thành cao làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm

- Với tính chất đặc trung của ngành thì khoa học công nghệ là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng quy mô sản lượng đầu ra, và tối ưu chi phí

- Xu thế hội nhập, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ hứa hẹn cho THACO nhiều cơ hội được tiếp cận với công nghệ mới, tiên tiến Trình độ tiếp cận công nghệ mới : Một đặc điểm hết sức quan trọng cần phải đề cập tới ở Việt Nam hiện nay là đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý, công nhân phần lớn không được đào tạo đầy đủ theo yêu cầu mới Đặc biệt, thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ, có ngoại ngữ để tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật thế giới

Phân Tích Môi Trường Bên Trong

- THACO hiện đang sở hữu tổ hợp nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô hiện đại với quy mô lớn nhất ở Việt Nam Tổ hợp này được xây dựng tại Đặc khu kinh tế mở Chu Lai, bao gồm 10 công ty sản xuất và lắp ráp ôtô, 3 công ty giao nhận vận chuyển và phân phối và 1 công ty kinh doanh linh kiện phụ tùng Năm 2009, tổ hợp sản xuất này giúp công ty xuất xưởng 20.346 xe Đầy đủ các chuỗi cung ứng tập hợp trong một khu vực địa lý Có được lợi thế từ hiệu quả nhờ quy mô. Việc tổ chức tập trung tạo hiệu quả kinh tế lớn, tiết kiểm, giảm thiểu rất nhiều chi phí sản xuất à lợi thế trong định giá sản phẩm

- Đội ngũ điều hành Ban lãnh đạo của THACO xuất thân từ thành phần kinh tế tư nhân, rõ ràng về chiến lược dài hạn và nỗ lực về sự minh bạch cao nhất hướng tới các lợi ích của cổ đông Cổ đông lớn của THACO có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh ô tô THACO được điều hành chính bởi những người tiên phong, giàu kinh nghiệm trong ngành sản xuất và lắp ráp ô tô ở Việt Nam.Jardine Cycle & Carriage là một trong số tập đoàn phân phối và kinh doanh ô-tô hàng đầu tại Singapore Đây là nhà phân phối độc quyền cho Mercedes-Benz,Mitsubishi, Kia and Citroởn Tập đồn này đó đầu tư rất thành cơng vào nhiều các công ty lắp ráp và phân phối ô tô lớn trong khu vực, như Astra International Tbk PT và PT Tunas Ridean Bkt của Indonesia, Cycle & Carriage Bintang Bhd tại Malaysia Kinh nghiệm quốc tế và khu vực của tập đoàn này thực sự hữu ích cho THACO từ khi ra đời và trong suốt quá trình phát triển cho tới việc đầu tư và trong tương lai

- Mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước, khâu phân phối mạnh cả 3 miền. THACO xây dựng hệ thống phân phối theo từng phân khúc sản phẩm riêng đối với xe thông dụng triển khai xuống các đại lý à quản lý và hỗ trợ phát triển tốt cho các đại lý, nâng cao hiệu quả hoạt động Việc củng cố, mở rộng hệ thống bán hàng được diễn ra thường xuyên theo nhu cầu phát triển của thị trường. Năm 2010 củng cố, mở rộng hệ thống bán hàng lên 136 showroom THACO, 92 đại lý Là một thế mạnh không nhỏ tác động đến việc tiêu thụ sản phẩm Điều này được chứng minh bởi doanh số bán của công ty trong năm 2010 đã có nhiều thời điểm vượt qua đối thủ là Toyota và chiếm vị trí dẫn đầu về thị phần.

- Công ty phát triển theo mô hình quản lý chuỗi giá trị đầy đủ giúp tăng hiệu quả kinh doanh Chi phí giá vốn hàng bán rẻ, do được ưu đãi thuế từ nhà nước vì hoạt động trong ngành được nhà nước có chính sách khuyến khích và ưu thế của mô hình chuỗi tổ hợp sản xuất tập trung cũng đem lại cũng là một điểm mà THACO hơn hẳn các đối thủ

- Hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng, địa hình của của các vùng miền trên cả nước à Cải tiến các mẫu xe phù hợp với sở thích của người tiêu dùng, phù hợp với địa hình, hệ thống giao thông ( Các dòng xe nhỏ gọn, tiện lợi,tiết kiệm nhiên liệu như Kia Morning, xe gia đình rất được người tiêu dùng yêu thích )

- Tốc độ tăng trưởng nhanh hơn 120% / năm, tốc độ tăng trưởng khá đều và ổn định Sản phẩm đa dạng, phục vụ khá đầy đủ các phân khúc trên thị trường Hệ thống phân phối mạnh, rộng khắp, việc chăm sóc, phụ vụ khách hàng tốt và được trú trọng

- Là doanh nghiệp sản xuất tư nhân trong nước à nguồn lực tài chính không bằng được với các đối thủ có công ty mẹ là các tập đoàn đa quốc gia như TOYOTA, Mec, GM, FORD… Kinh nghiệm trong quản lý và sản xuất không bằng các cty lớn, lâu đời như TOYOTA, FORD, … Với sự non trẻ của một doanh ngiệp mới, lại là doanh nghiệp đi tiên phong trong ngành sản xuất, lắp ráp ô tô – một ngành cũng còn non trẻ tại Việt Nam, đòi hỏi THACO phải nỗ lực nhiều hơn.

- Khả năng tiếp cận với các công nghệ sản xuất hiện đại, mô hình quản lý tiên tiến không bằng các hãng sản xuất khác như Toyota, Ford, Mec, GM …( đó là các tập đoàn đa quốc gia, tiềm lực tài chính mạnh )

- Độ mạnh của thương hiệu không bằng các thương hiệu lâu đời như Toyota, Ford, Mec… vì THACO là doanh nghiệp mới, doanh nghiệp nội đia, thương hiệu KIA không được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến nhiều như các hãng trên Từ đó cũng tạo ra những bất lợi không nhỏ cho THACO Trình độ kĩ thuật của đội ngũ sản xuất chưa cao, thiếu các chuyên gia

- Từ môi trường tự nhiên, đị lý, cùng với sự ưu đãi của nhà nước về chính sách, môi trường chính trị -> đem đến cho Thaco cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, hoàn thiện hệ thống sản xuất khép kín, từ tự sản xuất linh kiện, phụ tùng > lắp ráp > phân phối, và các dịnh vụ sửa chữa, chăm sóc khách hàng Từ sự gia tăng dân số, thu nhập, và sự sụt giảm chất lượng, uy tín, và khủng hoảng của một số công ty lớn như Toyota, GM đem lại cho Thaco cơ hội mở rộng thị trường, thâm nhập sâu hơn vào thị trường và xây dựng một vị thế lớn hơn trong tâm trí của người tiêu dùng Việt Các chủ trương, chính sách của chính phủ về tiêu dùng nội địa, phong trào, khẩu hiệu “ Người Việt dùng hàng Việt” cùng với sự am hiểu văn hóa Việt đem lại cho Thaco cơ hội có được một vị trí đứng tốt hơn trong tâm trí của người Việt

- Cơ hội được tiếp cận khoa học công nghệ mới hiện đại tiên tiến, cũng như những quy trình quản lý sản xuất mới hiệu quả hơn đến từ quá trình hội nhập và xu thế toàn cầu hóa Cơ hội huy động được nguồn vốn lớn hơn phục vụ cho quá trình sản xuất, mở rộng quy mô, tạo đà cho THACO trở thành tập đoàn đa ngành, đa quốc gia

- Thách thức lớn nhất chính là thách thức về sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành sản xuất ô tô Sự sụt giảm chất lượng, sụt giảm sản xuất của một số hãng lớn chỉ là tạm thời, và một phần do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế, sự vực dậy và gia tăng cạnh tranh trong ngành là điều chắc chắn Trong thời gian tới với mức độ phát triển kinh tế, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng của người dân với sản phẩm ô tô chắc chắn sẽ đem lại sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn

- Thách thức trong việc phát triển bền vững : Với tốc độ phát triển trung bình hàng năm trên 120%, tháng 5/2009 Thaco Kia vinh dự được Tập đoàn Kia Motors bình chọn là nhà sản xuất và phân phối ô tô có tốc độ phát triển mạnh nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Để giữ vững được tốc đọ mà mức độ phát triển như vậy là một thách thức lớn với THACO trên con đường chinh phục vị trí số 1 trong ngành của mình và định hướng ra thị trường quốc tế thời gian tới - Thách thức về công nghệ, ngành sản xuất ô tô đòi hỏi sự tích hợp công nghệ cao Mặc dù với công nghệ được xem là hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á, nhưng so với mặt bằng chung của ngành sản xuất ô tô thế giới thì công nghệ của Thaco vẫn còn thua kém rất nhiều Đồng thời để đáp ứng cho sự phát triển ồn định của mình thì việc nâng cấp cải tiến công nghệ để nâng cao hiệu quả, quy mô sản xuất là một thách thức không thể xem nhẹ đối với THACO

- Thách thức về chất lượng sản phẩm và sự cải tiến sản phẩm Đáp ứng nhu cầu tốt hơn cho khách hàng là điều vô cùng quan trọng với bất kì doanh nghiệp nào. Cải tiến tạo ra sự khác biệt đem lại vị trí cạnh tranh có lợi cho doanh nghiệp từ đó góp phần nâng cao sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp Bài học về chất lượng của Toyota vẫn còn đó và nó được xem như lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trên thế giới Thaco đang có cơ hội đi sâu hơn một bước nữa trong tâm trí của khách hàng đó là chất lượng sản phẩm Làm sao để chứng minh để khách hàng thừa nhận thương hiệu Việt, chất lượng Việt không thua gì thương hiệu ngoại, chất lượng ngoại là một thách thức nữa mà THACO cần phải vượt qua trên con đường chinh phục vị trí số một của mình

- Để giải quyết tốt thách thức về công nghệ và chất lượng sản phẩm thì THACO còn phải đối mặt với một thách thức nữa là thách thức về sự phát triển đội ngũ công nhân có trình độ kĩ thuật cao Những người sẽ trực tiếp làm chủ các công nghệ mới, những công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại

Phân tích chiến lược hiện tại và hướng chiến lược tương lai

Phân tích chiến lược hiện tại

4.1.1 Chiến lược thâm nhập thị trường :

- Các biện pháp mà công ty thực hiện khi theo đuổi chiến lược này đó là tăng quy mô sản xuất, đầu tư công nghệ mở rộng sản xuất nâng cao hiệu quả và số lượng sản phẩm đầu ra.

+ Xây dựng khu chế tạo, lắp ráp tổ hợp, tăng công suất lắp ráp

+ Nâng cao dịch vụ hậu mãi, mở rộng hệ thống phân phối, các ( tăng số lượng showroom và các đại lý phân phối)

+ Tăng các hoạt động hỗ trợ bán hàng THACO xây dựng hệ thống phân phối theo từng phân khúc sản phẩm riêng đối với xe thông dụng triển khai xuống các đại lý Hệ thống phân phố được xây dựng dựa trên đặc điểm từng phân khúc sản phẩm Đồng thời, công ty cũng lập kế hoạch đưa các sản phẩm xe thông dụng triển khai xuống các đại lý)

Nhận xét : Chiến lược này đã đem lại nhiều thành công cho cty Công ty đã tận dụng được tốt cơ hội có được để thâm nhập sâu vào thị trường Bằng chứng là vị trí dẫn đầu thị trường của THCO, thị phần không ngừng được mở rộng Đánh bại đối thủ Toyota ông vua của thị trường xe ô tô dòng xe cá nhân, thương mại, du lịch trước đây để vươn lên vị trí đứng đầu

4.1.2 Chiến lược phát triển thị trường

- Với mục tiêu dành vị trí số 1 trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp xe ô tô ở Việt Nam và hướng đến thị trường các nước trong khu vực AFTA Mục tiêu đạt vị trí số 1 tại thị trường Việt Nam, hướng ra thị trường các nước khu vực AFTA. Công ty đã hoàn thành mục tiêu đầu tiên vượt kế hoạch ( 2011 đã đạt được vị trí số 1)

- Chặng đường tiếp theo là việc phát triển thị trường ra ngoài nước Để chuẩn bị công ty đã: Xây dựng Khu tổ hợp sản xuất lắp ráp hiện đại và quy mô lớn nhất Việt Nam, đẩy mạnh đầu tư công nghệ Nội địa hóa các nguyên vật liệu, linh kiện phụ tùng, từng bước tự cung cấp sản xuất, đáp ứng nhu cầu sản xuất ( hiện tại là hơn 40 %) Quy mô sản xuất không ngừng ra tăng, công suất đầu ra cho các sản phẩm đã vượt nhu cầu tiêu dùng trong nước Kêu gọi các đối tác đầu tư vốn để phát triển quy mô, tranh thủ công nghệ, kinh nghiệm quản lý Xây dựng hệ thống kho, cơ sở vật chất ở các nước trong khu vực để chuẩn bị cho kế hoạch phát triển thị trường ra các nước khu vực AFTA.

4.1.3 Chiến lược hội nhập dọc ngược chiều

- Công ty đang không ngừng tăng tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất Đã tự có thể cung cấp trên 40 % linh kiện, phụ tùng cho mình Sản xuất được linh kiện phụ tùng bán ra thị trường, giảm tỉ lệ nhập khẩu các thiết bị, linh kiện bên ngoài. Xây dựng nhiều công ty ( chuỗi cung ứng ở trên ) để cung cấp các linh kiện phụ tùng cho việc lắp ráp sản phẩm

- Mục tiêu đến 2020, THACO xây dựng hoàn chỉnh hệ thống sản xuất kinh doanh ô tô khép kín từ sản xuất linh kiện, phụ tùng, lắp ráp sản phẩm, vận chuyển phân phối đến hệ thống bán lẻ trực tiếp và cung cấp dịch vụ sửa chữa, phụ tùng sau bán hàng với đa dạng chủng loại, phân khúc sản phẩm, đáp ứng nhu cầu nhiều đối tượng khách hàng khác nhau; Hệ thống phân phối ô tô THACO chuyên biệt theo từng dòng sản phẩm

- Xây dựng hệ thống chuỗi siêu thị ô tô tại các thành phố lớn và đầu mối giao thông quan trọng (Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Tây Ninh); Hệ thống phân phối ô tô Thaco chuyên biệt theo từng dòng sản phẩm Xây dựng hệ thống chuỗi siêu thị ô tô tại các thành phố lớn và đầu mối giao thông quan trọng (Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Tây Ninh); Hoàn thiện hệ thống dịch vụ sửa chữa và cung cấp phụ tùng trên cả nước theo tiêu chuẩn 3S: bán hàng, xưởng dịch vụ và quầy phụ tùng

- Nâng cấp công nghệ sửa chữa xanh sạch kết hợp hệ thống chuỗi siêu thị ô tô trong chiến lược ‘một điểm dừng nhiều tiện tích cho ô tô và cuộc sống; Hoàn thiện hệ thống giao nhận - vận chuyển tại Chu Lai: Logistics, vận tải biển, cảng biển, kho ngoại quan, hệ thống vận chuyển, kho tại các khu vực THACO có chiến lược mua lại giá trị quyền sử dụng đất của các showroom để gia tăng quỹ đất và giảm chi phí thuê vị trí cho khâu phân phối sản phẩm Hiện nay, mô hình kết hợp giữa kinh doanh bất động sản và phân phối sản phẩm là mô hình khá thành công được nhiều hãng xe lớn trên thế giới áp dụng Giá trị gia tăng của các bất động sản này là một lợi thế không nhỏ mà chúng tôi chưa tính đến trong mô hình định giá THACO.

Định hướng chiến lược tương lai thời gian tới

Công ty sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược thâm nhập thị trường và chiến lược hội nhập dọc ngược chiều Đồng thời bắt đầu thực hiện chiến lược phát triển thị trường Đó là hướng hợp lý vì thị phần công ty hiện tại đang tạm thời dẫn đầu,nhưng sự bùng lên của các đối thủ luôn đe dọa Cơ hội thâm nhập thị trường sâu hơn nữa của công ty là rất lớn, khách hàng tiềm năng lớn, việc đẩy mạnh chiến lược thâm nhập thị trường là hợp lý và cần thiết Giúp công ty mở rộng thị phần,tăng lợi nhuận và xây dựng được vị thế mới lớn mạnh hơn trong tâm trí khách hàng Chiến lược phát triển thị trường là một chiến lược đúng đắn, khi mà thị trường trong nước đã được chinh phục, khả năng sản xuất cung cấp sản phẩm của công ty còn rất lớn,và yêu cầu mở rộng thị trường là tất yếu Công ty chắc chắn sẽ đẩy mạnh thực hiện chiến lược này trong thời gian tới, để tận dụng tốt cơ hội, lợi thế cạnh tranh mà công ty đã tạo được trong thời gian qua Cũng như thực hiện khát vọng trở thành doanh nghiêp sản xuất ô tô số một Việt Nam, hướng ra thị trường quốc tế, như đúng tầm nhìn , sứ mệnh đặt ra Những thành quả mà công ty đạt được đã chứng minh hướng đi của công ty thời gian qua là đúng đắn, chứng min tầm nhìn dài hạn của những người quản lý công ty là đúng. Ngoài ra công ty sẽ thực hiện thêm một số chiến lược khác để tận dụng cơ hội từ môi trường vĩ mô đem tới cũng như những lợi thế có được từ quá trình hoạt động: Chiến lược đa dạng hóa hàng ngang: Mở rộng các ngành, lĩnh vực kinh doanh mới, như là kinh doanh địa ốc, đầu tư kinh doanh hạ tầng và đô thị, kinh doanh bất động sản Ngành đầu tư hạ tầng khu công nghiệp & đô thị hỗ trợ tăng cường tỷ lệ nội địa hóa thông qua đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, liên doanh liên kết mời gọi các nhà sản xuất linh kiện phụ tùng đầu tư vào Khu Công Nghiệp cơ khí ô tô tập trung bổ trợ chiến lược phát triển sản xuất, nội địa hóa và xuất khẩu ô tô Hoàn thiện các nhóm dịch vụ tổng hợp hỗ trợ đối tác đầu tư và xây dựng, nâng cao chất lượng sống trong khu vực:

 Giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa, thực hiện các thủ tục cần thiết để hỗ trợ các nhà đầu tư

 Nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội, đời sống dân cư tại KCN Ô Tô tập trung: khu nhà tái định cư cho cư dân khu vực, khu nhà ở cho cán bộ, nhân viên, khu nghỉ dưỡng cho chuyên gia cao cấp, khu dịch vụ, tạo điều kiện thu hút nhân lực cao cấp đến sinh sống và làm việc tại KCN.

 Đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ khu công nghiệp: Cảng Tam Hiệp, KhoNgoại quan, hệ thống dịch vụ cơ bản (nước, điện, gas, khí nén, hơi nước)…Ngành đầu tư kinh doanh địa ốc bổ trợ ngành kinh doanh, phân phối ô tô nhằm tạo ra chuỗi siêu thị phân phối ô tô kết hợp các tổ hợp thương mại cao ốc, văn phòng, khách sạn, trung tâm mua sắm, giải trí

Chiến lược phát triển THACO sau năm 2018

4.3.1 Chiến lược sản xuất kinh doanh ô tô

- Mô hình kinh doanh ô tô:

- Chiến lược kinh doanh ô tô:

Sản xuất – kinh doanh đầy đủ chủng loại xe: xe tải, xe bus, xe du lịch và xe chuyên dụng có đầy đủ phân khúc theo thương hiệu: từ trung cấp đến cao cấp và đầy đủ các tải trọng (từ nhỏ đến lớn) theo chuỗi giá trị khép kín từ nghiên cứ phát triển (R&D); Sản xuất; Phân phối và bán lẻ, bao gồm dịch vụ bảo hành, sửa chữa nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.

- Chiến lược sản xuất ô tô:

 Tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm R&D, đáp ứng nhu cầu của khách hang trong và ngoài nước.

 Gia tang sản lượng ô tô và sản xuất linh kiện, phụ tùng, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa hướng tới xuất khẩu.

 Đầu tư công nghệ sản xuất theo hướng tự động hóa và ứng dụng số hóa trong điều hành sản xuất theo tinh thần của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Chiến lược phân phối ô tô:

 Phát triển hệ thống phân phối và bán lẻ ô tô rộng khắp trên cả nước, định vị theo nhóm thương hiệu và phân khúc sản phẩm.

 Cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng.

 Quản trị theo chuỗi giá trị từ đặt hàng đến sản xuất, giao nhận và bán lẻ một cách toàn diện, chính xác và đúng thời gian trên tinh thần của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Chiến lược phát triển hệ thống bán lẻ ô tô:

 Cung cấp sản phẩn phù hợp và dịch vụ tốt nhất với tinh thần “Tận tâm phục vụ khách hàng”

 Đầu tư hệ thống showroom du lịch chuẩn mực theo từng thương hiệu tại cùng một địa điểm Hình thành kinh doanh ô tô trong tổ hợp thương mại dịch vụ

 Đầu tư hệ thống showroom tải bus theo mô hình trung tâm xe tải, xe bus.

 Triển khai thương mại điện tử và ứng dụng các công nghệ mới hướng tới mô hình “Showroom thông minh – Xưởng sửa chữa công nghiệp”

4.3.2 Chiến lược về giao – nhận – vận chuyển

 Đầu tư mở rộng cảng Chu Lai, có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng đến 50 nghìn tấn nhằm thu hút các nhà đầu tư vào khu kinh tế mở Chu Lai nói riêng và miền Trung nói chung.

 Liên kết với các doanh nghiệp vận tải biển trong và ngoài nước để khai thác ổn định tuyển Container từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đến cảng Chu Lai và ngược lại.

 Phát triển du lịch Logistic trọn gói, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Thaco và đẩy mạnh kinh doanh bên ngoài.

4.3.3 Chiến lược đầu tư xây dựng hạ tầng – đô thị - khu công nghiệp

 Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông và các công trình tiện ích xã hội theo nhiều hình thức như: PPP, BOT, BTO, Bt…

 Đầu tư xây dựng các dự án phát triển và chỉnh trang đô thị với đầy đủ các sản phẩm bất động sản nhà ở và đầy đủ các hoạt động thương mại, dịch vụ Đầu tư xây dựng các sản phẩm bất động sản đơn lẻ, đáp ứng nhu cầu bán lẻ ô tô và thương mại dịch vụ dựa trên quỹ đất của Thaco.

 Đầu tư các khu công nghiệp, khu công nghiệp phục vụ nông nghiệp với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và đầy đủ các loại hình dịch vụ đa dạng.

4.3.4 Chiền lược đầu tư phát triển các ngành nghề mới

4.3.4.1 Chiến lược đầu tư phát triển ngành thương mại – dịch vụ và du lịch

 Đầu tư phát triển và vận hành trung tâm thương mại, siêu thị, khu vui chơi giải trí, ẩm thực, văn phòng cho thuê, trung tâm hội nghị và nhà hàng tiệc cưới tại những địa điểm thích hợp để bổ trợ cho phát triển đô thị - bất động sản.

 Tập trung vận hành mô hình điểm về thương mại dịch vụ tại khu đô thị SALA, qua đó xây dựng các thương hiệu, hình thành mô hình quản trị và đội ngũ nhân sự.

 Nghiên cứu phát triển mô hình “Một điểm dừng – Nhiều dịch vụ” kết hợp công năng hợp lý giữa showroom ô tô và thương mại dịch vụ.

 Tổ chức, điều phối kinh doanh du lịch dựa trên các sản phẩm du lịch do công ty phát triển kết hợp với các sản phẩm du lịch hiện hữu của địa phương, vùng miền trên cơ sở vận dụng thế mạnh và bổ trợ cho các ngành nghề chính của công ty.

4.3.4.2 Chiền lược đầu tư phát triển ngành nông nghiệp

 Nghiên cứ nhằm cung cấp giải phát, cơ giới hóa (Bao gồm máy móc nông nghiệp) cho tất cả các khâu từ canh tác tới thu hoạch, vận chuyển, bảo quản và chế biến trên cơ sở áp dụng mô hình quản trị công nghiệp vào nông nghiệp.

 Đầu tư khu công nghiệp chuyên nông nghiệp và nông trường thực nghiệp riêng biệt theo nhóm ngũ cốc, cây ăn trái và cây công nghiệp.

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN - Chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần ô tô Trường Hải
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN (Trang 41)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w