1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phạm thị minh ngọc tổng quan các dược liệu có tác dụng chống xơ vữa động mạch

117 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng quan các dược liệu có tác dụng chống xơ vữa động mạch
Tác giả Phạm Thị Minh Ngọc
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Ngọc Hà, TS. Đỗ Thị Nguyệt Quế
Trường học Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên ngành Dược sĩ
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 0,98 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (11)
    • 1.1 Đối tượng nghiên cứu (11)
    • 1.2 Phương pháp nghiên cứu (11)
      • 1.2.1 Phương pháp thu thập thông tin (11)
      • 1.2.2 Phương pháp xử lý thông tin (12)
  • CHƯƠNG 2. ĐẠI CƯƠNG VỀ XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH (13)
    • 2.1 Khái niệm xơ vữa động mạch (13)
    • 2.2 Nguyên nhân của xơ vữa động mạch (13)
    • 2.3 Cơ chế bệnh sinh của xơ vữa động mạch (14)
    • 2.4 Hậu quả của xơ vữa động mạch (17)
    • 2.5 Chẩn đoán (18)
    • 2.6 Điều trị, dự phòng (18)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (21)
    • 3.1 Các dược liệu có tác dụng chống xơ vữa động mạch (21)
      • 3.1.1 Actisô (24)
      • 3.1.2 Bạch quả (24)
      • 3.1.3 Bạch Thược (26)
      • 3.1.4 Bồ kết (27)
      • 3.1.5 Bụp giấm (28)
      • 3.1.6 Cây chè (29)
      • 3.1.7 Cốt khí củ (31)
      • 3.1.8 Đại hoàng (32)
      • 3.1.9 Đan sâm (34)
      • 3.1.10 Giảo cổ lam (37)
      • 3.1.11 Gừng (38)
      • 3.1.12 Hạ khô thảo (41)
      • 3.1.13 Hà thủ ô đỏ (42)
      • 3.1.14 Hậu phác (44)
      • 3.1.15 Hoàng cầm (45)
      • 3.1.16 Hoàng Kỳ (46)
      • 3.1.17 Hoàng Liên (47)
      • 3.1.18 Kỷ tử (49)
      • 3.1.19 Linh chi (50)
      • 3.1.20 Mật mông hoa (52)
      • 3.1.21 Me rừng (53)
      • 3.1.22 Nghệ (54)
      • 3.1.23 Nhân sâm (56)
      • 3.1.24 Sen (58)
      • 3.1.25 Tam thất (59)
      • 3.1.26 Tật Lê (60)
      • 3.1.27 Thìa là đen (61)
      • 3.1.28 Tỏi (62)
      • 3.1.29 Trà tiên (63)
      • 3.1.30 Aronia aucheri (64)
      • 3.1.31 Artemisia melanocarpa (64)
      • 3.1.32 Artemisia scoparia (65)
      • 3.1.33 Celastrus orbiculatus (66)
      • 3.1.34 Cynanchum wilfordii (67)
      • 3.1.35 Glossogyne tenuifolia (67)
      • 3.1.36 Terminalia arjuna (69)
    • 3.2 Thành phần hóa học chính của các dược liệu chống XVĐM (69)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN CHUNG (74)
    • 4.1 Dược liệu và hợp chất chống viêm trong XVĐM (74)
    • 4.2 Dược liệu, hợp chất chống oxy hóa trong XVĐM (79)
    • 4.3 Dược liệu, hợp chất cải thiện thành phần lipid (83)
    • 4.4 Dược liệu, hợp chất ngăn chặn sự hình thành tế bào bọt (88)
    • 4.5 Dược liệu, hợp chất ức chế sự di chuyển và phát triển của VSMC (90)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Tài liệu về tác dụng dược lý, thành phần hóa học của các dược liệu được biết đến có tác dụng chống xơ vữa động mạch.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành theo sơ đồ nghiên cứu sau:

Hình 1 1 Sơ đồ các bước nghiên cứu

1.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

Bước 1: Xác định từ khóa tìm kiếm và nguồn thông tin tìm kiếm

Từ khóa tìm kiếm tiếng Anh: “atherosclerosis”, “herbal medicine”, “natural product”, “natural extract”, “natural compound”, “traditional Chinese medicine”,

Từ khóa tìm kiếm tiếng Việt: “ dược liệu”, “ xơ vữa động mạch”

Nguồn thông tin tìm kiếm: Các nguồn thông tin trong nước: sách, luận văn Các nguồn thông tin nước ngoài là các cơ sở dữ liệu: Pubmed, the Web of Science, Google Scholar, ScienceDirect

Bước 2: Tiến hành tìm kiếm

Sử dụng cụm từ khóa tìm kiếm: “atherosclerosis” “cardiovascular disease” ,kết hợp với “herbal medicine” hoặc “natural product” hoặc “natural extract” hoặc “natural compound” hoặc “traditional Chinese medicine” để tra cứu trên các cơ sở dữ liệu khoa học: Pubmed, the Web of Science, Google Scholar, ScienceDirect

Bước 3: Tiêu chí lựa chọn nghiên cứu

Tiêu chí lựa chọn nghiên cứu: Các bài báo, nghiên cứu là kết quả tìm kiếm của các từ khóa ở trên Bài báo tiếp cận được toàn văn

3 Tiêu chí loại trừ: Các bài báo có đề cập đên các từ khóa tìm kiếm, nhưng không có kết quả nghiên cứu chứng minh dược liệu có tác dụng chống XVĐM Các bài báo không tiếp cận được toàn văn

Bước 4: Tổng hợp và phân tích thông tin

Bước này được trình bày chi tiết ở mục 1.2.2

1.2.2 Phương pháp xử lý thông tin

1.2.2.1 Thu thập thông tin chung về dược liệu

Các thông tin chung của dược liệu bao gồm:

- Công năng, chủ trị (nếu có)

- Thành phần hóa học chính

1.2.2.2 Thu thập thông tin về tác dụng chống XVĐM:

Các thông tin về tác dụng chống XVĐM của dược liệu: Tác dụng, cơ chế chống XVĐM: Loại mẫu thử (chiết xuất, hợp chất ), mô hình đánh giá, kết quả nghiên cứu

Sau khi thu thập các thông tin chung và thông tin về tác dụng chống XVĐM , em tiến hành trình bày kết quả của em theo danh sách các dược liệu, xếp theo thứ tự bảng chữ cái

Sau khi thu thập thông tin, tiến hành phân tích và tổng hợp các thông tin theo theo các tiêu chí sau:

- Tác dụng chống xơ vữa động mạch

- Cơ chế tác dụng chống xơ vữa động mạch: Tập hợp và phân loại theo cơ chế tác dụng

Thông tin này sẽ giúp hệ thống hóa và làm rõ các đặc tính và tác dụng của dược liệu, tạo cơ sở cho việc lựa chọn và áp dụng các dược liệu trong điều trị XVĐM

ĐẠI CƯƠNG VỀ XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH

Khái niệm xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là bệnh lý xảy ra ở các động mạch lớn và vừa, trong đó có động mạch vành; đặc trưng bởi tình trạng lắng đọng dần các mảng lipid ở thành mạch gây hẹp dần lòng mạch, giảm tưới máu mô ở phía xa [1], [209].

Nguyên nhân của xơ vữa động mạch

Các yếu tố nguy cơ di truyền và môi trường đã được xác định bởi các nghiên cứu dịch tễ học, sự hiểu biết về các yếu tố khác góp phần gây ra xơ vữa động mạch để phát triển các chiến lược mới cho phòng ngừa và điều trị [65], [1]

Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

Rối loạn lipid máu: Tăng Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDLc) và lipoprotein cholesterol tỷ trọng rất thấp (VLDL), Giảm lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao (HDLc) [65], [1]

Tăng huyết áp: có thể dẫn đến viêm mạch máu thông qua các cơ chế với angiotensin II là trung gian Angiotensin II kích thích các tế bào nội mô, các tế bào cơ trơn mạch máu (VSMC), và các đại thực bào để sản sinh các chất trung gian tăng xơ vữa, bao gồm các cytokin tiền viêm, các anion superoxid, các yếu tố tăng huyết khối, các yếu tố tăng trưởng, và các receptor giống lectin cho LDLc bị oxy hóa.[13] Đái tháo đường: làm hình thành các chất glycan hóa, qua đó tăng cường quá trình sản xuất các cytokin tiền viêm từ tế bào nội mạc Các chất oxy hóa và gốc tự do chứa oxy sinh ra trong bệnh đái tháo đường gây tổn thương trực tiếp nội mạc và thúc đẩy xơ vữa động mạch [13]

Nam giới: Đàn ông dễ bị xơ vữa động mạch hơn phụ nữ Các triệu chứng đầu tiên của bệnh lý này có thể bắt đầu ở tuổi 45 hoặc thậm chí sớm hơn ở nam giới, và ở phụ nữ, nó có thể được quan sát thấy sau tuổi 55 [13]

Hút thuốc: chứa nicotin và các hóa chất khác độc hại với nội mô mạch máu Hút thuốc, kể cả hút thuốc lá thụ động, làm tăng phản ứng tiểu cầu (có thể làm tăng huyết khối), nồng độ fibrinogen trong huyết tương và hematocrit (tăng độ nhớt máu) Hút thuốc làm tăng LDLc và giảm HDLc; nó cũng thúc đẩy sự co thắt mạch máu, đặc biệt nguy hiểm trên động mạch đã bị hẹp do xơ vữa từ trước [13]

Mức độ homocystein tăng cao [65], [1]

2 Trong số các yếu tố nguy cơ kể trên, rối loạn lipid máu là yếu tố duy nhất đủ để thúc đẩy sự phát triển của XVĐM, ngay cả khi không có các yếu tố nguy cơ khác [65]

Cơ chế bệnh sinh của xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là một bệnh viêm miễn dịch mãn tính, bệnh tăng sinh xơ hóa của các động mạch cỡ lớn và vừa được cung cấp nhiên liệu bởi lipid Các tế bào nội mô, bạch cầu và tế bào cơ trơn nội mô là những nhân tố chính trong sự phát triển của bệnh này [65]

2.3.1 Khởi đầu quá trình XVĐM và hình thành vệt mỡ

XVĐM bắt đầu do rối loạn chức năng nội mô kèm theo sự lắng đọng LDLc và sự biến đổi của nó ở lớp nội mạc LDLc biến đổi, cùng với các yếu tố gây xơ vữa khác, thúc đẩy hoạt hóa nội mạc, dẫn đến huy động bạch cầu đơn nhân trong lớp nội mạc Các LDLc đã biến đổi được các tế bào đơn nhân biệt hóa và VSMC hấp thu, thúc đẩy sự hình thành tế bào bọt Ngoài ra, một số con đường truyền tín hiệu viêm được kích hoạt, cho phép hình thành các vệt mỡ, biểu hiện dấu hiệu đầu tiên của chứng xơ vữa động mạch và được đặc trưng bởi sự tích tụ lipid cả trong tế bào (đại thực bào và VSMC) và môi trường ngoại bào [92]

Rối loạn chức năng nội mô

Sự gián đoạn các cơ chế liên quan đến điều hòa cân bằng nội môi mạch máu dẫn đến rối loạn chức năng nội mô làm thành mạch dễ bị co, tăng thâm nhiễm lipid, tăng kết dính bạch cầu, kích hoạt tiểu cầu và stress oxy hóa, cùng nhiều vấn đề khác Những điều này gây ra phản ứng viêm được coi là bước đầu tiên của quá trình hình thành mảng xơ vữa: vệt mỡ Ngoài ra, rối loạn chức năng nội mô cũng đóng một vai trò đáng chú ý trong các giai đoạn tiếp theo của quá trình xơ vữa động mạch bằng cách tham gia vào quá trình phát triển mảng bám và sự vỡ của nó ở giai đoạn cuối của quá trình xơ vữa động mạch Do đó, rối loạn chức năng nội mô được coi là dấu hiệu sớm của tình trạng xơ vữa động mạch [92] Ảnh hưởng của lực huyết động: Tổn thương thành mạch có xu hướng thường gặp hơn ở những vị trí nhất định trong lòng mạch máu Dòng máu chảy gây ra áp lực lên thành mạch, do đó ảnh hưởng đến đặc tính sinh học của tế bào nội mô Ở đoạn mạch với áp lực thay đổi, nhất là ở đoạn gập góc, có dòng máu xoáy gây ra rối loạn chức năng nội mạc, sẽ kích hoạt quá trình hình thành mảng xơ vữa Điều này giải thích tại sao mảng xơ vữa lại hay gặp ở các vị trí gập góc [92]

Giảm khả năng sản xuất NO cũng gây rối loạn chức năng nội mạc: NO được tổng hợp từ L-arginine trong nội mạc theo phản ứng được xúc tác bởi eNOS và khuếch tán qua màng tế bào, đến mô cơ trơn của thành động mạch NO thúc đẩy sự thư giãn

3 của sợi cơ trơn ( giãn mạch); giảm kết tập tiểu cầu; giảm quá trình oxy hóa và viêm mô; giảm kích hoạt các yếu tố gây huyết khối [92]

Sự tích lũy LDLc trong huyết tương tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của LDLc vào lớp nội mô Các hạt LDLc thoát mạch qua lớp nội mô bị thủng hoặc khiếm khuyết vào khoang dưới nội mô Khi ở trong khoang dưới nội mô, các hạt LDLc bị mắc kẹt sẽ bị oxy hóa, một quá trình được tạo điều kiện thuận lợi do không có chất chống oxy hóa bảo vệ LDLc bị oxy hóa (LDLox) là thành phần gây viêm quan trọng thúc đẩy sự phát triển mảng xơ vữa động mạch [65]

Thu hút bạch cầu đơn nhân và hình thành tế bào bọt

Một trong những phản ứng sớm của quá trình xơ vữa là sự tập trung các tế bào bạch cầu đơn nhân Sự tồn tại dai dẳng của phản ứng tế bào này là nguyên nhân dẫn đến sự tiến triển của bệnh [65]

Trong nội mô, các tế bào bạch cầu đơn nhân biệt hóa thành các đại thực bào và hấp thu các hạt LDLox biến thành các tế bào bọt Các tế bào bọt này lắng đọng trong thành mạch và lại tiếp tục hoạt hóa thúc đẩy quá trình thực bào-lắng đọng tạo thành các mảng xơ vữa động mạch.Với mật độ dày đặc của các lipoprotein gây xơ vữa động mạch tại nội mô, các đại thực bào ăn cho đến khi chúng chết bởi vì sự tích tụ quá mức lipoprotein trong tế bào Cái chết của đại thực bào do apoptosis và hoại tử đã góp phần vào vào sự hình thành lõi giàu lipid mềm và không ổn định bên trong mảng bám [65], [1]

2.3.2 Phát triển mảng xơ sợi

Tăng sinh, thâm nhiễm tế bào cơ trơn thành mạch

Các tổn thương sớm nhất của XVĐM là các vệt mỡ, gồm chủ yếu là các đại thực bào giàu lipid và các tế bào bọt ở lớp dưới nội mạc Tổn thương này phát triển thành mảng xơ khi có sự hình thành, tích luỹ và thâm nhiễm của các VSMC bị biệt hóa thành tế bào sợi, dẫn tới hình thành vỏ xơ bao phủ một lõi chứa đầy lipid, tế bào bọt, những mảnh tế bào hoại tử và các tế bào viêm gồm cả các tế bào lympho T [1]

Trong giai đoạn bệnh tiến triển, VSMC được kích hoạt có thể sinh sôi nảy nở và di chuyển một cách hiệu quả góp phần sửa chữa thành mạch máu Tuy nhiên, trong tình trạng viêm mãn tính xảy ra do xơ vữa động mạch, các VSMC tăng sự biệt hóa và hình thành bức tường xung quanh mảng bám nhờ việc tiết ra: collagen, elastin… đã mang lại sự ổn định cho mảng bám từ đó phát triển một nắp xơ Lõi hoại tử và vỏ xơ là dấu hiệu đặc trưng của chứng xơ vữa động mạch tiến triển, và sự hồi phục mảng xơ vữa khó có thể xảy ra trong giai đoạn này [65]

Sự vôi hóa mảng xơ vữa là dấu hiệu của chứng xơ vữa động mạch tiến triển Nó tồn tại giống như xương trong mảng bám và bắt đầu ở những vùng bị viêm với sự suy giảm cục bộ của các sợi collagen Sự vôi hóa nội mạc giống như sự hình thành xương nội sụn ở các xương dài Sự giải phóng các chất nền khi đại thực bào và VSMC chết sẽ bắt đầu quá trình vôi hóa mảng xơ vữa Tại các vị trí trong mảng xơ vữa tạo mầm tích tụ calci phosphat tinh thể Ngoài ra, các yếu tố khác, bao gồm giảm mức độ ức chế khoáng hóa hoặc tăng quá trình chuyển hóa chất tạo xương, góp phần vào quá trình vôi hóa Đặc biệt, các tế bào ngoại vi và VSMC chuyển hóa thành các kiểu hình giống nguyên bào xương trong quá trình phát triển XVĐM, có được khả năng tạo ra chất nền khoáng hóa và dẫn đến tích tụ calci [65], [1] Điều này góp phần tạo ra hiện tượng vôi hóa vi mô, giai đoạn đầu của dòng vôi hóa mạch máu ở cả lớp nội mạc và lớp giữa Sau đó, các vi vôi hóa tiến triển thành các vôi hóa lớn hơn kéo dài từ đáy lõi hoại tử đến chất nền xung quanh Vị trí và mật độ của quá trình vôi hóa có thể làm thay đổi cấu trúc thành động mạch, sư vôi hóa cũng có thể tạo phần mũ cho mảng xơ vữa mỏng, làm thay đổi lực kéo lên phần mũ và khiến chúng dễ bị tổn thương và vỡ ra [65], [1]

2.3.3 Ổn định mảng bám và vỡ mảng bám

Mảng bám dễ bị tổn thương

Một mảng bám được coi là dễ bị tổn thương khi tổn thương có lõi hoại tử lớn, vỏ sợi mỏng và phản ứng viêm tăng lên do tiếp xúc liên tục với yếu tố kích thích [92]

Lớp nắp xơ ngăn cách lõi hoại tử khỏi các yếu tố đông máu tuần hoàn và tiểu cầu, và độ dày của nó tương quan với tính dễ bị tổn thương của mảng bám Do VSMC chết, việc sản xuất ECM bị giảm và tăng biểu hiên của Metallocoproteinase Matrix (MMP - nhóm enzym phá vỡ các protein ngoại bào có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành XVĐM) làm cho nắp sợi yếu hơn [92]

Tình trạng viêm góp phần vào sự phát triển mảng bám trong tất cả các bước từ khi bắt đầu đến khi mảng bám vỡ ra, nó thúc đẩy sự mất ổn định của nắp sợi Một số cytokin gây viêm nhất định, chẳng hạn như IFN-γ, có thể ức chế sản xuất collagen trong VSMC làm giảm tính đàn hồi của nắp xơ Ngoài ra, các chất trung gian gây viêm thường được tìm thấy trong mảng xơ vữa, chẳng hạn như IL-1β, TNF-α và phối tử CD40, có thể làm tăng biểu hiện MMP ở VSMC Giai đoạn viêm này thường được quan sát thấy ở phần nắp và vai của mảng bám thay vì tình trạng viêm toàn thân Chính vì thế, khi tình trạng viêm chiếm ưu thế, khả năng duy trì nắp sợi chắc và cứng giảm, khiến nắp không ổn định và dễ bị vỡ khi tiếp xúc với lực huyết động, đây cũng là cơ chế vỡ mảng bám phổ biến nhất [92]

Vỡ mảng bám và hình thành huyết khối

5 Khi mảng bám nứt hoặc vỡ, khoang dưới nội mô tiếp xúc với máu, kích hoạt quá trình đông máu để che phủ vết thương Ban đầu, tiểu cầu bám vào collagen dưới nội mô và được kích hoạt, sau đó nhiều tiểu cầu hơn được tuyển dụng và tập hợp trong khu vực để bắt đầu quá trình lành vết thương Đồng thời, các yếu tố thúc đẩy huyết khối của lõi lipid được giải phóng và tiếp xúc với các yếu tố đông máu của huyết tương Cụ thể hơn, yếu tố mô của lõi phản ứng với yếu tố VII của huyết tương, kích hoạt dòng đông máu dẫn đến sản xuất thrombin Thrombin chuyển fibrinogen thành fibrin, tạo thành mạng lưới các sợi fibrin Cùng với tiểu cầu, mạng lưới fibrin này bao phủ tổn thương, hình thành nên cục máu đông [92]

Tóm lại: Vỡ mảng bám dẫn đến kích hoạt tiểu cầu và đông máu, hình thành huyết khối che phủ vết thương [92]

Hậu quả của xơ vữa động mạch

Khi lòng động mạch vành bị hẹp (thường là trên 70%), dòng chảy tưới máu cơ tim phía sau bị giảm trong khi nhu cầu oxy của cơ tim vẫn cần, đặc biệt khi gắng sức Với tình trạng thiếu cung cấp máu, cơ tim thiếu oxy phải chuyển hóa trong tình trạng yếm khí Các sản phẩm của chuyển hóa yếm khí (LDH, adenosine) kích thích các đầu mút thần kinh của hệ mạch vành, gây nên cơn đau thắt ngực [1]

Xơ vữa động mạch chủ: Động mạch chủ là động mạch lớn nhất trong cơ thể Tổn thương do xơ vữa động mạch ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan và hệ thống [13]

Xơ vữa động mạch thận làm hẹp động mạch thận, thiếu máu lưu thông gây rối loạn chức năng thận và tăng huyết áp động mạch [254]

Xơ vữa động mạch mạch máu nuôi não: làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng bộ não, gây thiếu máu cục bộ hoặc đột quỵ não Ngoài ra, xơ vữa động mạch não có thể dẫn đến chứng phình động mạch, khiến vùng động mạch bị suy yếu do sự giãn nở bất thường do tích tụ mảng bám Chứng phình động mạch có thể vỡ và gây chảy máu trong não, dẫn đến đột quỵ do xuất huyết [258]

Xơ vữa động mạch tĩnh mạch ở chân và tay: dẫn đến giảm lưu lượng máu đến các bộ phận đó của cơ thể, làm đau hoặc tê chân, móng chân phát triển kém và các vết loét không lành ở ngón chân, bàn chân hoặc cẳng chân [253]

Sự phát triển của huyết khối gây ra một loạt các phản ứng làm giảm tổn thương ở nắp xơ và làm cho nắp xơ ổn định hơn, do đó ít bị vỡ hơn Tuy nhiên, do có sự hình thành của huyết khối ở trong lòng mạch nên nguy cơ tắc nghẽn mạch tăng lên Do đó, lưu lượng máu trong động mạch bị giảm, gây ra bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, suy tim

6 hoặc đau thắt ngực Hơn nữa, nếu tắc nghẽn hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ [92]

Việc tách huyết khối khỏi thành động mạch sẽ tạo ra cục máu đông, lưu thông trong hệ thống tuần hoàn, gây thuyên tắc ở các động mạch xa, ở đó nó cản trở lưu lượng máu, dẫn đến thiếu máu cục bộ, rối loạn chức năng cơ quan [92]

Chẩn đoán

Chẩn đoán xơ vữa động mạch đã được thực hiện bằng các phương pháp như: đánh giá điện tâm đồ (ECG) cả khi nghỉ ngơi và trong khi hoạt động thể chất, đánh giá Chỉ số áp lực mắt cá chân cánh tay (ABPI) và chụp động mạch xâm lấn Hiện nay, việc thăm dò cấu trúc các mảng bám có thể thực hiện được với sự trợ giúp của các phương pháp hình ảnh không xâm lấn Thực hành lâm sàng sử dụng một số phương pháp để chụp ảnh mảng bám XVĐM bao gồm: siêu âm, chụp cắt lớp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) và chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn photon (SPECT - kỹ thuật hình ảnh hạt nhân) [11]

Liposome có thể đóng vai trò là tác nhân chẩn đoán để phát hiện sớm chứng XVĐM không xâm lấn, bên cạnh các phương pháp hình ảnh đã đề cập ở trên Các chất tạo ảnh liposome truyền tín hiệu ngay từ vị trí tổn thương, giúp xác định vị trí mảng bám XVĐM, xác định kích thước và cấu trúc của nó Trong chẩn đoán XVĐM, liposome cực kỳ quan trọng vì chúng chịu trách nhiệm vận chuyển và phân phối các chất cản quang, giúp nâng cao chất lượng độ phân giải hình ảnh [11]

Lựa chọn phương pháp chẩn đoán XVĐM dựa trên giai đoạn phát triển mảng xơ vữa: với giai đoạn đầu có rối loạn chức năng nội mô có thể được chẩn đoán bằng các phép đo chức năng như đo áp lực động mạch ngoại biên (PAT) và cũng có thể sửa dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng PET và CT Sử dụng siêu âm nội mạch vành, MRI và chụp cắt lớp vi tính mạch vành, có thể tìm thấy các tổn thương tiến triển Các mảng xơ vữa giãn rộng có thể được tìm thấy bằng cách sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính bằng chùm tia điện tử [11]

Các phương pháp kể trên được áp dụng để xác định tác động về mặt giải phẫu và sinh lý của tình trạng XVĐM, từ đó có được thông tin chi tiết về thành phần của mảng bám, kết hợp những phương pháp này cung cấp các thước đo về mức độ nghiêm trọng của bệnh, cần thiết cho thực hành lâm sàng và nghiên cứu về tim mạch [11]

Điều trị, dự phòng

Việc điều trị giúp làm chậm diễn tiến xơ vữa động mạch, làm chậm quá trình xuất hiện biến chứng và hạn chế các tổn thương do biến chứng gây ra.[252]

7 Điều trị xơ vữa động mạch bao gồm thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và thực hiện các kỹ thuật can thiệp Tùy vào từng cá nhân và mức độ xơ vữa động mạch mà kết hợp các phương pháp điều trị với nhau [252]

- Có chế độ ăn lành mạnh để giảm cholesterol máu, huyết áp và đường huyết: Tăng cường rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt; hạn chế chất béo bão hòa, muối và đường bổ sung [252]

- Tập thể dục thường xuyên: Tập ít nhất 30 phút mỗi ngày với các hoạt động thể chất vừa phải, hoặc 15 phút mỗi ngày với các hoạt động thể chất cường độ cao Tập ít nhất

Thuốc hạ mỡ máu: làm giảm quá trình hình thành mảng xơ vữa Các loại thuốc statin phổ biến nhất vẫn được sử dụng để điều trị XVĐM, có tác dụng của chúng là ức chế hoạt động sản xuất cholesterol của gan [13] Statin được khuyến cáo để dự phòng ở nhóm bệnh nhân có bệnh tim mạch do xơ vữa trên lâm sàng hoặc bệnh nhân có tuổi từ 40 đến 75, LDLc từ 70 đến 189 mg/dL, và nguy cơ bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch trong 10 năm ước tính ≥ 7,5% Ngoài ra statin cũng được ủng hộ để sử dụng trên những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ khác, bao gồm tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch do xơ vữa sớm (tuổi < 55 với nam và < 65 với nữ có quan hệ huyết thống trực hệ), điểm vôi hóa động mạch vành ≥ 300 đơn vị Agatson) [8]

Thuốc giãn mạch: Để bảo vệ thành mạch, ổn định mảng xơ vữa, chống quá trình tái cấu trúc thành động mạch [257]

Thuốc ức chế tập kết tiểu cầu: Các thuốc kháng tiểu cầu đường uống có vai trò quan trọng vì đa số biến chứng xảy ra do nứt vỡ mảng xơ vữa dẫn đến hoạt hóa tiểu cầu và hình thành huyết khối Aspirin được chỉ định rộng rãi cho dự phòng thứ phát và được cân nhắc dùng trong dự phòng tiên phát xơ vữa động mạch vành ở bệnh nhân nguy cơ cao (bệnh nhân tiểu đường có hoặc không xơ vữa động mạch, bệnh nhân có ≥ 20% nguy cơ xảy ra biến cố tim mạch trong vòng 10 năm và nguy cơ chảy máu không cao, và bệnh nhân có nguy cơ trung bình; hoặc bệnh nhân có nguy cơ biến cố tim mạch trong vòng 10 năm từ 10% đến 20% và nguy cơ chảy máu thấp) [257]

Các đích tác dụng của thuốc:

Lipid máu: rối loạn lipid máu là yếu tố duy nhất đủ để thúc đẩy sự phát triển của XVĐM, ngay cả khi không có các yếu tố nguy cơ khác [65] Mục tiêu của cải thiện thành phần lipid máu để chống XVDDM là: giảm LDLc và tăng Thuốc điều trị rối loạn

8 lipid máu làm giảm quá trình hình thành mảng xơ vữa, các loại thuốc statin phổ biến đang được sử dụng để điều trị XVĐM [13]

Tiểu cầu: Các thuốc kháng tiểu cầu đường uống có vai trò quan trọng vì đa số biến chứng xảy ra do nứt vỡ mảng xơ vữa dẫn đến hoạt hóa tiểu cầu và hình thành huyết khối [257]

Yếu tố gây viêm và các phân tử bám dính: Ức chế sự biểu hiện của các yếu tố gây viêm interleukin-6 (IL-6) và yếu tố hoại tử khối u-α (TNF-α) và phân tử bám dính: phân tử bám dính tế bào-1 (ICAM-1), phân tử bám dính giữa tế bào nội mô với tế bào miễn dịch (VCAM-1), E-selectin và P-selectin, từ đó giảm thu hút các tế bào lympho và bạch cầu đơn nhân, gắn vào các tế bào nội mô và xâm nhập vào động mạch; ức chế khởi đầu phản ứng viêm ở tế bào nội mô mạch máu [14] eNOS: Cảm ứng eNOS, làm tăng sản xuất NO nội mô NO thúc đẩy sự giãn mạch; giảm kết tập tiểu cầu; giảm quá trình oxy hóa và viêm mô; giảm kích hoạt các yếu tố gây huyết khối, từ đó bảo vệ các tế bào nội mô [14], [92]

Stress oxy hóa: Các chất chống oxy hóa làm giảm stress oxy hóa, giảm nồng độ ROS, cải thiện chức năng nội mô, giảm oxy hóa LDLc, giảm nguy cơ tim mạch do xơ vữa [15] Đại thực bào: Giảm sự xâm nhập của đại thực bào vào nội mô mạch máu và ức chế các yếu tố gây viêm có nguồn gốc từ đại thực bào [14]

Tế bào bọt: Ức chế sự hình thành tế bào bọt có nguồn gốc từ cả đại thực vào và VSMC [14]

VSMC: Rối loạn chức năng VSMC (tăng sinh bất thường, di cư, lão hóa, apoptosis, hoại tử và biến đổi kiểu hình ) dẫn đến tổn thương mạch máu trầm trọng và đẩy nhanh quá trình tiến triển của XVĐM Ức chế sự tăng sinh và di chuyển bất thường của VSMC, ngăn chặn sự phát triển của lõi hoại tử và độ dày của các mảng XVĐM [14]

Hệ vi sinh đường ruột: Các thành phần trong chế độ ăn uống có thể làm thay đổi thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột hoặc được chuyển hóa thành các chất có thể trì hoãn hoặc đẩy nhanh quá trình phát triển của chứng xơ vữa động mạch [10]

- Đặt stent động mạch bị hẹp [249]

- Đặt cầu nối bypass (phẫu thuật bắc cầu động mạch vành) [249]

- Lấy bỏ mảng vữa xơ [249]

- Cắt cụt chi hoại tử do thiếu máu [249]

- Phẫu thuật điều trị phình bóc tách động mạch chủ [249]

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Các dược liệu có tác dụng chống xơ vữa động mạch

Sử dụng phương pháp tìm kiếm như đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu, kết quả đề tài tổng hợp được 36 dược liệu, danh sách cụ thể được trình bày dưới bảng 3.1

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các dược liệu có tác dụng chống XVĐM

STT Dược liệu Tên khoa học Tài liệu tham khảo về tác dụng chống XVĐM

3 Bạch Thược Paeonia lactiflora Pall [100], [115]

4 Bồ kết Gleditsia sinensis Lam [110], [105], [106], [171]

6 Cây chè Camellia sinensis O.Ktze [16], [22], [35], [36], [53], [166], [186], [198]

7 Cốt khí củ Polygonum cuspidatum Sieb et Zucc [57], [146], [145], [193], [211], [214]

8 Đại hoàng Rheum officinale Baillon [77], [116], [135], [149], [177], [213], [216], [236]

9 Đan sâm Salvia miltiorrhiza Bunge

10 Giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum (Thunb.)

12 Hạ khô thảo Prunella vulgaris L [88], [158]

13 Hà thủ ô đỏ Reynoutria multiflora (Thunb.)

14 Hậu phác Magnolia officinalis Rehd et Wils [41], [45], [97], [98], [107], [108], [124], [134], [162]

15 Hoàng cầm Scutellaria baicalensis Georgi [131], [201], [212]

16 Hoàng Kỳ Astragalus membranaceus Bge [43], [205]

17 Hoàng Liên Coptis chinensis Franch [12], [68], [80], [125], [143]

19 Linh chi Ganoderma lucidum Karst [23], [81], [104], [122], [164], [174], [208], [241]

20 Mật mông hoa Buddleja officinalis Maxim [111], [112], [188]

21 Me rừng Phyllanthus emblica Linn [6], [61], [99], [197]

23 Nhân sâm Panax ginseng C.A.Mey [49], [72], [109], [140], [150],

27 Thìa là đen Nigella sativa L [67], [87], [167], [191], [228]

30 Artemisia aucheri Artemisia aucheri Boiss [91]

33 Celastrus orbiculatus Celastrus orbiculatus Thunb [237], [238]

35 Glossogyne tenuifolia Glossogyne tenuifolia Cass [82], [83], [84], [210]

Terminalia arjuna (Roxb ex DC.)

A Tổng quan về dược liệu

Tên khoa học: Cynara scolymus L [4] [5]

Bộ phận dùng: thân và lá tươi của cây actisô [4]

Thuốc thông tiểu tiện, thông mật, các bệnh yếu gan, thận, viêm thận cấp tính và kinh niên, sưng khớp xương [4] Nhuận và tẩy máu nhẹ đối với trẻ con [4] Lợi mật [4], [5] Kháng viêm [5]

Lá tươi và khô dùng dưới hình thức thuốc sắc 5-10% hoặc cao lỏng 2-10g trong một ngày [4]

Dịch chiết phân cực của lá và hoa đầu actisô giàu polyphenol và inulin Các thành phần kém phân cực có trong lá actisô bao gồm các sesquiterpen lacton, các acid béo và các triterpen; Vị đắng của lá actisô là do thành phần cynaropicrin thuộc dẫn chất sesquterpen lacton [5]

B Tác dụng chống xơ vữa động mạch

Một nghiên cứu in vivo chứng minh cao định chuẩn lá cây actisô làm giảm cholesterol huyết tương ở chuột đồng có chế độ ăn chứa nhiều chất béo, cơ chế liên quan đến việc tăng tiết acid mật và sterol trung tính Trong đó, ở chuột đực và chuột cái được nuôi bằng cao lá cây actisô đều có triglycerid (TG), LDLc và cholesterol toàn phần (TC) thấp hơn so với nhóm chứng Acid mật toàn phần và sterol trung tính tăng trong mẫu phân của con đực và con cái so với nhóm chứng [160]

Cao lá cây actisô với mức liều 1280mg trong vòng 8 tuần làm giảm nồng độ TC trong huyết tương ở người trưởng thành tăng cholesterol máu từ nhẹ đến trung bình [34] Một tổng quan hệ thống và phân tích Meta của các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng được đưa ra nhằm đánh giá về tác dụng của cao actisô đối với lipid máu Kết quả của phân tích này chỉ ra rằng: cao actisô làm giảm TG, TC và LDLc và cao actisô không ảnh hưởng đến nồng độ HDLc huyết thanh, việc bổ sung cao actisô có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch bằng cách hạ lipid trong cơ thể [175]

A Tổng quan về dược liệu

Tên khoa học: Ginkgo biloba L [3], [4]

14 Tên khác: ngân hạnh, áp cước tử, công tôn thụ [3], [4]

Bộ phận dùng: Hạt già phơi hay sấy khô của cây ngân hạnh hay cây bạch quả [3], [4] Tính vị, quy kinh: vị ngọt, đắng, sáp, tính bình, có độc; Quy kinh vào 2 kinh phế, vị [3] Công năng – chủ trị:

Bình suyễn hoá đàm, dùng để trị hen suyễn, ho; phối hợp với ma hoàng, hạnh nhân [3] Thu sáp chỉ đới, dùng trong bệnh khí hư bạch đới của phụ nữ hoặc khi bị tiểu đục, tiểu nhiều, đái dầm Có thể phối hợp với tỳ giải, xa tiền, chỉ tử [3] Hiện nay cao được chế từ lá bạch quả, đã bào chế các chế phẩm hoạt huyết dưỡng não Dùng chữa kém trí nhớ, hay gắt bản của người có tuổi, hay ngủ gà ngủ gật, do tác dụng trên vi tuần hoàn [3]

Vỏ quả chứa acid ginkgolic, bilobol và ginnol [4] Lá bạch quả chứa hai loại hoạt chất: Các hợp chất flavonoic và các tecpen [4] Các hợp chất flavonoic (ginkgo-flavon glucosid) là những hợp chất trong đó phần aglycon là một flavonol (quercetin, kaempferol, và isorhamnetin), phần đường là glucose và thamnose Ngoài ra còn có một ít proanthocyanidin [4] Nhóm các terpen gồm có ginkgolid và bilobalid có vị đắng Ngoài hai loại hoạt chất trên, lá bạch quả còn chứa một số acid hữu cơ như hydroxykinurenic, kinurenic, parahydroxybenzoic, vanillic [4]

Bạch quả có tác dụng ức chế sinh trưởng của trực khuẩn lao, hoạt chất có tác dụng là acid, nước sắc bạch quả ức chế một số nấm ngoài da [3]

Liều dùng: Ngày dùng 3-4 quả (6-12g) Dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác [3] Y học hiện đại dùng dạng cao có chứa 24% heterosid flavonoic và 6% hợp chất tecpenic mang tên ginkogink hay ginkor dưới dạng ống 5ml để uống hay viên nang [3], [4]

Chú ý: Thịt quả có độc, không ăn sống được Phải ép bỏ dầu, để lâu trên một năm mới dùng [3]

B Tác dụng chống xơ vữa động mạch

Tác dụng dược lý của bạch quả chủ yếu là do các thành phần flavonoid (ginkgo- flavon glycosid) và terpenoid (ginkgolid và bilobalid) [176], [178]

Thực nghiệm đã chứng minh cao ethanol Ginkgo biloba làm giảm sự tương tác giữa tế bào nội mô động mạch chủ với cytokin [44] Một thử nghiệm trên chuột được nuôi bằng chế độ ăn nhiều chất béo, chiết xuất ethanol bạch quả sử dụng với liều 100mg/kg trong vòng 8 tuần có tác dụng: giảm biểu hiện protein và mRNA của IL-1β và TNF-α (cytokin gây viêm; tăng biểu hiện protein và mRNA của IL-10 (cytokin chống viêm) và IL-10 receptor trong não chuột [94]

15 Chiết xuất ethanol bạch quả thử nghiệm trên tế bào nội mô tĩnh mạch rốn của con người (HUVEC) có tác dụng bảo vệ HUVEC bằng cách điều chỉnh con đường PKC-α/ERK/PPAR-γ/MMP qua trung gian LOX-1, dẫn đến ngăn chặn sự hình thành ROS (các gốc oxy hóa) và làm giảm biểu hiện MMP [195]

A Tổng quan về dược liệu

Tên khoa học Paeonia lactiflora Pall [3], [4]

Thuộc họ Mao lương – Hoàng liên Ranunculaceae [3], [4]

Bộ phận dùng: rễ phơi hay sấy khô của cây bạch thược [4]

Tính vị; quy kinh: Tính vị: vị đắng, chua, tính hơi hàn; Quy kinh: 2 kinh can, tỳ [3], [4] Công năng – chủ trị:

Bổ huyết, cầm máu dùng trong các trường hợp thiếu máu, chảy máu cam, ho ra máu, nôn ra máu, bổ huyết, cầm chảy máu trong ruột, băng lậu, bạch đới, ra mồ hôi trộm, ra nhiều mồ hôi [3], [4] Điều kinh dùng khi huyết hư, kinh nguyệt không đều, khi hành kinh đau bụng [3], [4] Thư cấp (giãn gân), giảm đau, dùng đối với can khí uất kết dẫn đến đau bụng, đau ngực, chân tay co [3], [4] Bình can, dùng trong các chứng đau đầu, hoa mắt phối hợp với sinh địa, cúc hoa [3], [4]

Trong bạch thược có tinh bột, tanin, calci oxalat, một ít tinh dầu, acid benzoic, nhựa và chất béo, chất nhầy, tỉ lệ acid benzoic khoảng 1.07% [4]

Liều dùng: Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc [4]

Kiêng kỵ: Những người ngực đầy trướng không nên dùng [3]

Glycosid của bạch thược, chất paeoniflorin (chiếm 3.1%) Có tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương [3] Có tác dụng dược lý kéo dài thời gian ngủ của Bacbituric, khi tiêm vào phúc mạc của chuột nhắt, liều 1g/1kg [3]

B Tác dụng chống xơ vữa động mạch

Chiết xuất ethanol Paeonia lactiflora đã được chứng minh có tác dụng ngăn chặn sự bám dính của tế bào bạch cầu đơn nhân vào các HUVEC; ức chế sự biểu hiện của phân tử VCAM-1 và NF-κB (phức hợp protein liên quan đến viêm) trong tế bào HUVEC [100] Ngoài ra, chiết xuất ethanol bạch thược còn ngăn chặn sự di chuyển của NF-κB p65 từ tế bào chất vào nhân tế bào, nơi nó có thể kích hoạt các gen gây viêm, đồng thời làm giảm biểu hiện gen mRNA của TNF-α và CCL2 (những gen liên quan đến viêm) trong tế bào HUVEC [100]

Thành phần hóa học chính của các dược liệu chống XVĐM

59 Đề tài tập hợp được 36 dược liệu có tác dụng chống XVĐM dựa trên các nghiên cứu đã được công bố, dưới đây là bảng 3.2 hệ thống hóa các thành phần hóa học chính của các dược liệu, để đưa ra nhận xét về xu hướng các thành phần hóa học chính của các dược liệu có tác dụng chống XVĐM.

Bảng 3.2 Bảng tổng hợp thành phần hóa học của các dược liệu chống VXĐM

Flavonoid Anthranoid Alkaloid Saponin Terpenoid Steroid Phenolic Tinh dầu Tanin Thành phần khác

2 Bạch quả + + Acid hữu cơ

3 Bạch thược + Polysaccharid , acid hữu cơ

5 Bụp giấm + Polysaccharid , acid hữu cơ

Vitamin, acid amin , Polysaccharid , acid hữu cơ

Acid béo , polysaccharid , chất cay

12 Hạ khô thảo + Acid hữu cơ

16 Hoàng kỳ Acid amin và polysaccharid

17 Hoàng liên + Acid amin và vitamin

Acid amin , acid hữu cơ , acid béo , polysaccharid

27 Thìa là đen Acid béo , thymoquinon

62 Trong đề tài tập hợp được 36 dược liệu có tác dụng chống XVĐM, các dược liệu có các hợp chất hóa học phong phú: phần lớn các dược liệu có tác dụng chống XVĐM có thành phần hóa học chính là flavonoid (13/36), terpenoid (11/36), điều này phù hợp với các tác dụng chống chiêm, chống oxy hóa của các dược liệu

Các thành phần khác cùng thường xuất hiện như tinh dầu (7/36), anthranoid (5/36), phenolic (5/36), tanin (5/36), saponin (4/36), alkaloid (4/36), steroid (4/36)…

31 Aronia melanocarpa + Acid hữu cơ

Phenylpropanoids, polyketid và các dẫn xuất benzen

BÀN LUẬN CHUNG

Dược liệu và hợp chất chống viêm trong XVĐM

Quá trình viêm tham gia vào hầu hết các giai đoạn của XVĐM Ở giai đoạn đầu của XVĐM, LDLc tích tụ ở vùng dưới nội mô và bị biến đổi thành LDLox làm rối loạn chức năng nội mạc mạch máu thúc đẩy việc thu hút bạch cầu đơn nhân Hơn nữa, LDLox gây ra phản ứng viêm ở tế bào nội mô mạch máu và đại thực bào, làm tăng tổn thương nội mô và huy động bạch cầu và tế bào lympho T duy chuyển vào thành động mạch bên trong, nơi các tế bào đơn nhân được biệt hóa thành các tế bào bọt Khi hình thành tổn thương vệt mỡ, tế bào lympho T tiết ra TNF-β, IFN-γ [92]

Các tế bào nội mô bị tổng thương làm biểu hiện quá mức các phân tử bám dính tế bào, chẳng hạn như VCAM-1, ICAM-1, PECAM-1, E-selectin và P-selectin, trên bề mặt của chúng Do đó, các EC bị tổn thương này là nguồn huy động bạch cầu cục bộ vào các tổn thương xơ vữa động mạch [92]

Các tế bào nội mô mạch máu, đại thực bào làm tăng biểu hiện LOX-1, liên kết với LDLox, dẫn đến tăng sản xuất ROS và chết VSMC Điều này góp phần làm LDLox xâm nhập vào nội mạc, phá vỡ chức năng nội mô bình thường, tăng sự kết dính và thâm nhiễm bạch cầu đơn nhân vào lớp nội mạc mạch máu [92]

Từ các thử nghiệm in vitro, in vivo đã chứng minh được khả năng chống viêm của các dược liệu và các hợp chất Hầu hết các dược liệu và các hợp chất có tác dụng ức chế sự bám dính của bạch cầu vào tế bào nội mô thông qua việc giảm biểu hiện protein và mARN của các yếu tố bám dính như VCAM-1, ICAM-1, PECAM-1, E- selectin và P-selectin…

Ngoài ra tác dụng chống viêm của các dược liệu và hợp chất còn được thể hiện qua các cơ chế khác: giảm sản xuất các yếu tố gây viêm như CRP, IL-6, TNF-α, CCL2,

… Tăng biểu hiện protein và mARN của các yếu tố chống viêm IL-10 và IL-10 receptor Điển hình của cơ chế này là 3 dược liệu sau đây: đan sâm (Tanshinon IIa, cryptotanshinon, dihydrotanshinon, acid salvianolic A, acid salvianolic B), gừng (6- gingerol, 10-dehydrogingerdion, tinh dầu gừng và hợp chất citral), nhân sâm (Rb1, Rg2, Rg3, CK) Cả 3 dược liệu đều có từ 3 đến 5 thành phần hợp chất thể hiện cơ chế tác

64 dụng chống viêm hoặc ức chế phân tử bám dính trong quá trình XVĐM Mô hình thử nghiệm tác dụng chống viêm, ức chế các phân tử bám dính của cả 3 dược liệu đều là mô hình thử nghiệm in vitro, cho thấy tiềm năng tác dụng của lớn của 3 dược liệu Hợp chất Tanshinon IIa chiết xuất từ đan sâm vừa ngăn chặn phản ứng viêm ở tế bào nội mô ( ức chế biểu hiện của các IL-8 & IL-1β) vừa ngăn chặn sự kết dính của bạch cầu đơn nhân với các tế bào nội mạc mạch máu bị tổn thương thông qua cơ chế ức chế biểu hiện các phân tử bám dính (ICAM-1, VCAM-1, MCP-1, E-selectin) [40], [93], [220] Chính vì thế có thể thấy là chất chống viêm mạnh, đây cũng là hợp chất chính được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất của đan sâm trong y học tim mạch [243]

Dược liệu hoàng cầm với thành phần hợp chất là baicalin có tác dụng viêm chống viêm trên mô hình thử nghiệm in vivo trong khi các dược liệu và hợp chất khác thể hiện tác dụng chống viêm của mình trên mô hình in vitro là chủ yếu Baicalin chiết xuất từ hoàng cầm làm giảm nồng độ IL-6, TNF-α, VE-cadherin (các cytokin gây viêm) huyết thanh ở chuột bị XVĐM, cho thấy baicalin hoạt động như một chất điều chỉnh chống viêm trong quá trình XVĐM [212]

Dưới đây là bảng 4.1 tổng hợp chi tiết 22 dược liệu có dịch chiết hoặc hợp chất có tác dụng chống viêm, ức chế các phân tử bám dính

Bảng 4 1 Bảng tổng hợp các dược liệu, hợp chất chống viêm trong XVĐM

Dược liệu Dịch chiết/Hợp chất Cơ chế

Bạch quả Dịch chiết Giảm biểu hiện protein và mARN của IL-1β, TNF-α

Tăng biểu hiện protein và mARN của IL-10 và IL-10 receptor

Dịch chiết Ức chế sự biểu hiện của VCAM-1, NF-κB

Giảm biểu hiện gen mARM của TNF-α, CCL2 Glycosid toàn phần Giảm TNF-α, IL-6, CRP

Methyl gallat Ức chế biểu hiện mARN của CCL2, TNF-α, IL-6 Bụp giấm Delphinidin-3-O-glucosid Giảm biểu hiện mARN của IL-6, VCAM-1, NF-κB Cốt khí củ Polydatin Ức chế sự biểu hiện protein và mARN của ICAM-1 Đại hoàng Dịch chiết Ức chế sự biểu hiện của NF-κB p65, ICAM-1, VCAM-1 và E-selectin Đan sâm

Tanshinon IIa Giảm biếu hiện TNF-α, ICAM-1, VCAM-1, MCP-1, E-selectin và interleukin (IL-8 & IL-1β) Cryptotanshinon Giảm biểu hiện ICAM-1 và VCAM-1 Dihydrotanshinon Ức chế con đường NOX4 (NADPH oxydase 4)/ROS/NF-κB/LOX-1

Acid salvianolic A Ức chế sản xuất chemokin ligand-20

Giảm biểu hiện chemokin ligand-20 và CCR6

Acid salvianolic B Giảm sự kết dính, khả năng thấm của bạch cầu đơn nhân với các tế bào nội mô

Giảo cổ lam Gypenosid Giảm biểu hiện VCAM-1, ICAM-1, MCP-1 và NF-κB/p65

6-gingerol Giảm nồng độ TNF-α, IL-1β và IL-6 10-dehydrogingerdion Giảm nồng độ CRP, homocystein Tinh dầu gừng và hợp chất citral Ức chế IL-1β

Hà thủ ô đỏ TSG Giảm biểu hiện IL-6, TNF-α, VCAM-1 và MCP-1, ICAM-1

Magnolol Ức chế hoạt động STAT3 Ức chế biểu hiện gen ICAM-1, cyclin D1 và MCP1-1 Ức chế biểu hiện VCAM-1 thông qua con đường ERK/AKT/ NF-κB

Honokiol Giảm biểu hiện các protein gây viêm (TNF-α, IL-6, IL-1β); Ức chế con đường NF-κB

Hoàng cầm Baicalin Giảm nồng độ IL-6, TNF-α, VE-cadherin

Hoàng Liên Berberin Giảm biểu hiện của VCAM-1, ICAM-1, IL-1β, TNF-α, mARN của

Triterpenoid toàn phần Ức chế hình thành VCAM-1, TNF-α và IL-6

Acid ganoderic Ức chế đại thực bào Giảm nồng độ mARN của IL-6, IL-1β và MCP-1 Điều chỉnh đường truyền tín hiệu TLR4/myd88/NF-κB

Dịch chiết Giảm nồng độ CRP

Corilagin Ngăn chặn sự bám dính tế bào bạch cầu đơn nhân vào nội mô tĩnh mạch rốn người

Rb1 Giảm biểu hiện IL-1β, IL-6, VCAM-1, ICAM-1, VEGF, MMP-2 và

Rg2 Ức chế biểu hiện VCAM-1 và ICAM-1

Rg3 Điều hòa phân cực đại thực bào sang kiểu hình M2 theo cơ chế phụ thuộc PPAR-γ

CK Ức chế biểu hiện VCAM-1, ICAM-1 và E-selectin,VLA-4 và LFA-1 Ức chế sự bài tiết IL-8 và biểu hiện CXCR1 Ức chế sự phosphoryl hóa IκB và sự chuyển vị trí hạt nhân NF-κB

Tam thất Panax notoginsenosid Giảm biểu hiện của các yếu tố VCAM-1, ICAM-1 và MCP-1,giảm IL-

6 và TNF-α 20(S)-protopanaxadiol Ức chế hoạt động NF-κB

Tật Lê Dịch chiết Giảm biểu hiện của ICAM-1, VCAM-1 và SELE

Thìa là đen Chiết xuất / Thymoquinon Ức chế biểu hiện gen ICAM-1 và MCP-1

Dầu hạt thìa là đen Giảm VCAM-1, ICAM-1

Tỏi Chiết xuất Tăng biểu hiện Arg1, IL-10, CD206, HIF2α

Giảm biểu hiện CD68, HIF1α, oxid nitric cảm ứng

Aronia melanocarpa Dịch chiết Giảm biểu hiện protein và mARN của ICAM-1, VCAM-1 Ức chế hoạt động của NF-κB

Celastrus orbiculatus Dịch chiết Giảm CRP, IL-6, TNF-α

Cynanchum wilfordii Dịch chiết Ức chế sự biểu hiện VCAM-1 và ICAM-1 p-hydroxyacetophenon và cynandion A Ức chế sự biểu hiện VCAM-1 và ICAM-1

Chú thích: IL - Interleukin; TNF-α - Yếu tố ức chế hoại tử bướu alpha; VCAM-1 - Phân tử trên bề mặt tế bào nội mô thúc đẩy sự bám dính của tế bào miễn dịch; NF-κB - Phức hợp protein liên quan đến viêm; CCL - Chemokin ligand; CRP - C-reactive protein ; MCP-1 - Protein hóa hướng động đơn bào 1; ROS - Reactive Oxygen Species; ICAM-1 - Phân tử bám dính tế bào -1; STAT3- Protein phiên mã 3; MMP - Protein hóa hướng động đơn bào 1; PPAR-γ - Peroxisome proliferator-activated receptor γ; (-) - Không có thông tin

Dược liệu, hợp chất chống oxy hóa trong XVĐM

Stress oxy hóa ở tế bào nội mô làm thúc đẩy quá trình tổng hợp các cytokin tiền xơ vữa (TNF-α và IL-1 và IL-6), các phân tử bám dính (VCAM-I và ICAM-I) và protein hóa hướng động đơn bào (MCP-1) thông qua trung gian hoạt hóa NF-κB Những chất trung gian này ức chế hoạt động của eNOS và do đó, ức chế sản xuất NO, làm rối loạn chức năng nội mô [64]

Các dược liệu thu thập được chủ yếu có tác dụng chống stress oxy hóa thông qua một số cơ chế sau: giảm sản xuất các tác nhân gây stress oxy hóa: giảm sản xuất MDA, ROS, LPO, tăng biểu hiện của protein và gen của các enzym chống oxy hóa telomerase, SOD, CAT, GSH-Px, SIRT1, làm tăng nồng độ của các chất chống oxy hóa GSH và MMP Trong đó gừng là dược liệu có tới 3 thành phần hợp chất có tác dụng chống stress oxi hóa: 6-gingerol, 6-shogaol, 10-dehydrogingerdion với 3 cơ chế khác nhau

Tác dụng chống oxy hóa của dược liệu còn được thể hiện qua vai trò ức chế quá trình oxy hóa LDLc thành LDLox Khi ở trong khoang dưới nội mô, các hạt LDLc bị mắc kẹt sẽ bị oxy hóa, một quá trình được tạo điều kiện thuận lợi do không có chất chống oxy hóa bảo vệ như ở trong huyết tương, chẳng hạn như tocopherol, ascorbat, urat, apolipoprotein hoặc albumin huyết thanh LDLc bị oxy hóa là thành phần gây viêm quan trọng thúc đẩy sự phát triển mảng xơ vữa động mạch, vì chúng chứa lipid bị oxy hóa và các sản phẩm có nguồn gốc từ sự thoái hóa của chúng góp phần vào sinh lý bệnh của bệnh LDLc có thể bị oxy hóa bởi các gốc tự do có trong môi trường ngoại bào, chẳng hạn như superoxid, gốc hydroxyl và các gốc khác, chẳng hạn như HClO, được tạo ra bởi các tế bào xung quanh [92]

Cơ chế của các dược liệu có tác dụng ức chế quá trình oxy hóa LDLc còn khá hạn chế, một số ít thực nghiệm đã chỉ ra cơ chế của con đường này liên quan tới khả năng tạo phức chelat với Cu 2+ từ đó ức chế oxy hóa LDL do Cu 2+ gây ra: axit salvianolic

A từ đan sâm [137], TSG từ hà thủ ô đỏ [132]; Hoặc giảm sản xuất các tác nhân hay các sản phẩm oxy hóa: Tanshinon IIa từ đan sâm [152] Ngoài ra còn có các hợp chất anthocyanin từ bụp giấm [42], catechin từ cây chè [186], berberin từ hoàng liên cũng có tác dụng ức chế quá trình oxy hóa LDLc thông qua cơ chế này [80]

Dưới đây là bảng tổng hợp các dược liệu có tác dụng chống stress oxy hóa tế bào nội mô và ức chế oxy hóa LDL:

Bảng 4 2 Bảng tổng hợp các dược liệu, hợp chất chống oxy hóa trong XVĐM

Hợp chất Cơ chế chống stress oxy hóa Ức chế quá trình oxy hóa LDLc

Bạch quả Dịch chiết Điều chỉnh con đường ERK/PPAR-γ/MMP qua trung gian LOX-1, dẫn đến ức chế sản xuất ROS -

Bạch thược Methyl gallat Ức chế sản xuất ROS -

Anthocyanin - Ức chế quá trình oxy hóa LDLc

Tăng mức độ mRNA của các chất chống oxy hóa: GSH-PX và

Cây chè Dịch chiết Giảm LDLox và peroxy hóa lipid Catechin làm giảm mức độ oxy hóa

LDLc và peroxy hóa lipid Cốt khí củ Polydatin

Tăng biểu hiện của SIRT1 Tăng SOD

Giảm phản ứng stress oxy hóa do MDA và ROS

Tanshinon IIa - Loại bỏ gốc tự do peroxyl và tăng hoạt động liên kết LDL44

Acid Salvianolic A Loại bỏ các gốc tự do oxy hóa và giảm MDA Ức chế quá trình oxy hóa LDLc qua trung gian Cu 2+ ( tạo phức chelat với

Giảo cổ lam Gypenosid Giảm MDA, LDLox

Tăng tổng khả năng chống oxy hóa trong máu -

Gừng 6 – Gingerol Ức chế con đường tín hiệu PI3K/AKT/mTOR, tăng biểu hiện

Bảo vệ màng ty thể và giảm sản xuấ ROS

6 – Shogaol Ức chế LOX-1 làm giảm tác động của LDLox đối với nội mô mạch máu -

Hà thủ ô đỏ TSG - Ức chế quá trình oxy hóa lipoprotein do Cu(2+)

Hậu phác Honokiol Giảm hoạt tính các gốc tự do oxy hóa, tăng cường hoạt động của enzym chống oxy hóa SOD -

Dịch chiết Giảm biểu hiện gen Fas, caspase 8 và caspase 9 -

Hoàng cầm Baicalin Tăng cường hoạt động enzym SOD, CAT, GSH-Px -

Hoàng Liên Berberin Ức chế sản xuất ROS, MDA Ức chế quá trình oxy hóa LDLc

Kỷ tử Polysaccharid Giảm MDA -

Triterpenoid và polysaccharid Ức chế sản xuất ROS, MDA -

PsP Giảm MDA, CEC, EPC -

Me rừng Dịch chiết Giảm LDLox -

Giảm các sản phẩm oxy hóa, giảm biểu hiện Thrombospondin-4 gây ra bởi LDLox

Nhân sâm Rb1 Ức chế sản xuất ROS và MDA

Tăng hoạt động của SOD, CAT, GSH-Px -

Giảm nồng độ LPO và ROS

Tỏi Allicin Ức chế sản xuất ROS thông qua việc kích hoạt SIRT1 -

Aronia melanocarpa Dịch chiết Tăng khả năng tăng sinh và hoạt động telomerase

Celastrus orbiculatus Dịch chiết Giảm MDA, tăng SOD -

Chú thích: ERK - Enzym điều hòa tín hiệu ngoại bào; PPAR-γ - Peroxisome proliferator-activated receptor γ; MMP - Protein hóa hướng động đơn bào 1; ROS - Reactive Oxygen Species; GSH-PX - Glutathion peroxidase; SOD - Enzym chuyển hóa superoxid; SIRT1 - Sirtuin 1; LDLox - LDLc bị oxy hóa; MDA - Malondialdehyd

Dược liệu, hợp chất cải thiện thành phần lipid

Rối loạn lipid máu đặc trưng bởi tình trạng nồng độ LDLc huyết tương tăng cao bất thường và HDLc trong huyết tương thấp là nguyên nhân chính gây XVĐM [181] Các đích tác dụng chủ yếu bao gồm:

PPAR-γ là yếu tố phiên mã hạt nhân được kích hoạt bằng phối tử, đóng vai trò chính trong việc tạo mỡ và biệt hóa tế bào mỡ, các dược liệu và các hợp chất có tác dụng ức chế tín hiệu PPAR-γ làm ức chế sự biệt hóa tế bào mỡ, cải thiện các rối loạn lipid: Emodin, rhein, chiết xuất gừng làm giảm LDLc, TG, TC, tăng HDLc thông qua việc ức chế biểu hiện mARN của PPAR-γ [207]

PPAR-α điều hòa nhiều gen liên quan đến các bước quan trọng của quá trình dị hóa lipid, bao gồm: thanh thải VLDL ở gan, hấp thu acid béo, kích hoạt và vận chuyển acid béo vào ty thể, oxy hóa acid béo trong peroxisome và ty thể Các hợp chất chủ vận trên PPAR-α, kích hoạt quá trình dị hóa lipid, làm giảm lượng, làm tăng HDLc huyết tương thông qua việc tạo ra apolipoprotein apoA-I và apoA-II Baicalin và chiết xuất gừng cải thiện thành phần lipid máu thông qua cơ chế tăng biểu hiện của PPAR-α [207]

HMG-CoA reductase là enzym của con đường trao đổi chất tạo ra cholesterol và các chất isoprenoid khác Enzym này là mục tiêu của các loại thuốc giảm cholesterol phổ biến rộng rãi, đặc biệt là các statin [263] Đây cùng là đích tác dụng của nhiều dược liệu, hợp chất có tác dụng cải thiện thành phần lipid máu, bao gồm: chiết xuất Celastrus orbiculatus Thunb , chiết xuất gừng

Ngoài ra các dược liệu và các hợp chất còn cải thiện thành phần lipid thông qua các đích tác dụng khác: điều chỉnh biểu hiện gen liên quan đến chuyển hóa cholesterol, tăng LDL receptor, SR-B1, CYP7A1, tăng biểu hiện protein liên quan đến phân hủy lipid CPT-1, giảm biểu hiện protein liên quan đến tổng hợp lipid: SREBP-1, ACS

Tác dụng cải thiện thành phần lipid máu được thử nghiệm trên mô hình in vivo là chủ yếu, các mô hình này hầu hết là thử nghiệm trên động vật bị XVĐM hoặc các động vật được nuôi với chế độ ăn giàu chất béo Bên cạnh đó một số dược liệu cũng có tác dụng cải thiện thành phần lipid máu trong các thử nghiệm lâm sàng trên người: Cao lá actisô với liều 1280mg trong vòng 8 tuần làm giảm TC máu ở người trưởng thành tăng cholesterol máu [34] Một tổng quan hệ thống và phân tích Meta chỉ ra rằng: cao lá cây actisô làm giảm TG, TC [175] Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng khác đã được thực hiện trên 45 bệnh nhân bị tăng lipid máu với liều 1g bột gừng/lần x

3 lần/ngày trong vòng 45 chứng minh tác dụng làm giảm TC và TG máu so với nhóm dùng giả dược [19]

73 Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu lâm sàng này đều có giá trị hạn chế do cỡ mẫu nhỏ chính vì thế mà các các dược liệu không thể được sử dụng như một phương pháp điều trị duy nhất cho bệnh XVĐM, mà chúng sẽ được sử dụng kết hợp với các loại thuốc đã được chứng minh khác Do đó, sự tương tác giữa thảo dược và thuốc cần được đánh giá cẩn thận trong các nghiên cứu trong tương lai khi sử dụng các loại thảo mộc hoặc hợp chất Trung Quốc bên cạnh các liệu pháp truyền thống đã được chứng minh Các dược liệu và các hợp chất có nguồn gốc từ chúng được cho là sẽ có tác dụng phụ, nhưng ở các nghiên cứu in vivo được công bố hiếm khi đề cập đến việc có xảy ra tác dụng phụ hay không Trong các nghiên cứu trong tương lai, bao gồm các thử nghiệm trên động vật và thử nghiệm lâm sàng, các tác dụng phụ toàn thân và cụ thể lên cơ quan của dược liệu và các hợp chất có nguồn gốc từ chúng cần được kiểm tra cẩn thận

Dưới đây là bảng 4.3 tổng hợp các dược liệu có tác dụng cải thiện thành phần lipid máu trên mô hình thử nghiệm in vivo:

Bảng 4 3 Dược liệu, hợp chất cải thiện thành phần lipid

Dược liệu Dịch chiết / Hợp chất Thay đổi thành phần lipid

Actiso Cao định chuẩn Giảm TG, TC, LDLc

Bạch Thược Glycosid toàn phần Giảm TC, TG, LDLc, ApoB

Tăng tỷ lệ HDLc/LDLc, ApoA1/ApoB

Bồ kết Dịch chiết gai Giảm TG, TC, LDLc

Bụp giấm Delphinidin-3- O -glucosid Giảm TG, TC, LDLc

Cây chè Dịch chiết / catechin Giảm TC, TG, LDLc

Cốt khí củ Polydatin Giảm TC, TG và LDLc Đại hoàng

Dịch chiết Giảm LDLc, TC

Anthraquinon toàn phần Giảm TC, TG,LDLc

Emodin Giảm TC, TG,LDLc

Danthron Giảm TC, TG, LDLc

Giảo cổ lam Gypenosid Giảm TC, TG, LDLc

Gừng Dịch chiết Giảm TC, LDLc

6 – Gingerol Giảm TC, TG, LDLc

Hạ khô thảo Dịch chiết Giảm TC, TG, LDLc

Hoàng cầm Baicalin Giảm LDLc, TG

Kỷ tử Polysaccharid Giảm TG, TC

Linh chi Triterpenoid và polysaccharid Giảm TG, TC; LDLc

Me rừng Dịch chiết Giảm LDLc; VLDL; TG; LDLox

Nghệ Curcumin Giảm TC, TG

Nhân sâm Rb1 Giảm TC, LDLc, TG

Tam thất Panax notoginsenosid Giảm TG, LDLc, LDLox

Tỏi Dịch chiết tỏi Giảm TC, LDLc, TG

Allicin Giảm TC, TG, LDLc

Trà tiên Dịch chiết Giảm TC,TG,LDLc

Artemisia aucheri Bột dược liệu khô Giảm TG, TC, LDLc

Aronia melanocarpa Dịch chiết Giảm LDLc, TC

Artemisia scoparia Scoparon Giảm cholesterol

Celastrus orbiculatus Dịch chiết Giảm TC, LDLc, TG, ApoB, ApoE

Cynanchum wilfordii p-hydroxyacetophenon và cynandion A Giảm LDLc và TG

Terminalia arjuna Dịch chiết Giảm TC, LDLc và TG

Chú thích: TC - Cholesterol toàn phần; TG - Triglycerid; LDLc - Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp; HDLc - Lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao; VLDL - Lipoprotein cholesterol tỷ trọng rất thấp; ApoA1 - Apolipoprotein A1; ApoB - Apolipoprotein B, ApoE - Apolipoprotein E

Dược liệu, hợp chất ngăn chặn sự hình thành tế bào bọt

Các tế bào bọt chủ yếu phát sinh từ các thực bào đơn nhân, mặc dù các VSMC và nội mô cũng có thể bị ứ đọng lipid và trở thành tế bào bọt [133] Các tế bào bọt này lắng đọng trong thành mạch và lại tiếp tục hoạt hóa thúc đẩy quá trình thực bào-lắng đọng tạo thành các mảng xơ vữa động mạch.Với mật độ dày đặc của các lipoprotein gây xơ vữa động mạch tại nội mô, các đại thực bào ăn cho đến khi chúng chết bởi vì sự tích tụ quá mức lipoprotein trong tế bào Cái chết của đại thực bào hình thành lõi giàu lipid mềm và không ổn định bên trong mảng bám [65] Trong mảng bám, các thực bào đơn nhân biểu hiện các thụ thể nhặt rác, bao gồm CD36, SR-A và SR-BI Các thụ thể nhặt rác này làm trung gian cho việc hấp thu các hạt LDLox hình thành tế bào bọt của đại thực bào Các thụ thể khác đối với các hạt lipoprotein tự nhiên, bao gồm LDL receptor, VLDL receptor và LRP1, cũng góp phần hình thành tế bào bọt có nguỗn gốc từ đại thực bào [133]

Dược liệu đan sâm có tới 2 thành phần hợp chất ức chế hình thành tế bào bọt: tanshinon IIa ( giảm tăng sinh và di chuyển ĐTB do LDLox ,ức chế đại thực bào hấp thu LDLox); Axit salvianolic B (ức chế đại thực bào sự hấp thu LDLox thông qua con đường PPARγ/LXRα/ABCA1) [190], [200] Cả 2 hợp chất này đều được thưr nghiệm trên mô hình in vitro [190], [200] Khác với đan sâm, linh chi là dược liệu có 1 thành phần hợp chất và dịch chiết có tác dụng ức chế hình thành tế bào bọt trên mô hình thử nghiệm in vivo: PsP, dịch chiết (cải thiện dòng chảy cholesterol qua thông qua con đường ABCA1/G1) [241]

Trong các thử nghiệm in vivo, in vitro tác dụng ức chế hình thành tế bào bọt của các dược liệu và các hợp chất đã được chứng minh với các cơ chế cụ thể được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 4 4 Dược liệu, hợp chất ngăn chặn sự hình thành tế bào bọt

Dược liệu Dịch chiết / Hợp chất Cơ chế cụ thể

Bụp giấm Anthocyanin Giảm biểu hiện protein và mARN của thụ thể nhặt rác CD36

Cây chè Chiết xuất/ catechin -

Cốt khí củ Polydatin Điều chỉnh chuyển hóa lipid nội bào bằng con đường truyền tín hiệu PPAR-γ Đại hoàng Danthron - Đan sâm

Tanshinon IIa Giảm tăng sinh và di chuyển đại thực bào do LDLox Ức chế đại thực bào sự hấp thu LDLox

Acid Salvianolic B Ức chế đại thực bào sự hấp thu LDLox thông qua con đường PPAR- γ/LXRα/ABCA1

Giảo cổ lam Gypenosid Tăng cường autophagy thông qua con đường SIRT1-FOXO1

Linh chi Bột dược liệu/ Dịch chiết Cải thiện dòng chảy cholesterol qua thông qua con đường ABCA1/G1

Trà tiên Dịch chiết Giảm sự tích tụ lipid ở đại thực bào

Giảm hoạt động thụ thể nhặt rác

Terminalia arjuna Dịch chiết Tăng cường tầng tín hiệu UPR-JNK/p38MAPK-CHOP thông qua việc ức chế

Dược liệu, hợp chất ức chế sự di chuyển và phát triển của VSMC

VSMC một trong những thành phần quan trọng của thành mạch máu Sự tăng sinh và di chuyển bất thường của nó đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành tổn thương XVĐM [133] Sự tăng sinh và di chuyển bất thường của VSMC là những yếu tố quan trọng trong sự hình thành tân nội mạc và hẹp lòng mạch máu trong quá trình XVĐM [133] Do đó, việc ức chế sự tăng sinh và di chuyển VSMC là một điểm quan trọng trong can thiệp điều trị bệnh XVĐM

Dược liệu đam sâm là dược liệu có số lượng thành phần hợp chất lớn nhất (3 hợp chất) có tác tác dụng chống sự di chuyển và phát triển của VSMC: tanshinon IIa ( ức chế sự kích hoạt ERK 25) [119], [200], cryptotanshinon (ức chế biểu hiện MMP-9 thông qua con đường TNF-α và AP1) [184], acid salvianolic B (bắt giữ và ngăn chặn chu kỳ tế bào CXCR4 cũng như kích hoạt Nrf2) [234] Ngoài ra còn có hậu phác và sen là những dược liệu có 2 thành phần có tác dụng này: magnolol từ hậu phác, dịch chiết hậu phác, polyphenol toàn phần hoặc flavonoid toàn từ sen

Dưới đây là bảng 4.5 tổng hợp cơ chế của các dược liệu và hợp chất có tác dụng chống tăng sinh và di chuyển VSMC nhằm mục đích chống XVĐM:

Bảng 4 5 Dược liệu, hợp chất ức chế sự di chuyển và phát triển của VSMC

Hợp chất Cơ chế tác dụng

Kích hoạt ERK1/2, p38 MAPK và JNK, dẫn đến tăng biểu hiện p21WAF1 và ức chế các protein chu kỳ tế bào G2/M Ức chế sự biểu hiện MMP-9

Kích hoạt p38 MAP kinase, dẫn đến phosphoryl hóa protein mục tiêu và kích hoạt các tầng protein apoptotic

Kích hoạt p53 và tăng biểu hiện bax, dẫn đến giải phóng Cytochrome C khỏi ty thể và chết tế bào theo chương trình Đan sâm

Tanshinon IIa Ức chế sự kích hoạt ERK 25 Cryptotanshinon Ức chế biểu hiện MMP-9 thông qua con đường TNF-α và AP1 Acid Salvianolic B Bắt giữ và ngăn chặn chu kỳ tế bào CXCR4 cũng như kích hoạt Nrf2

Hạ khô thảo Dịch chiết Điều hòa ROS/NF-κB/ERK/p38 MAPK

Hà thủ ô đỏ TSG Ức chế sự phát triển chu kỳ tế bào

Hậu phác Magnolol Ức chế biểu hiện β1-integrin, phosphoryl hóa FAK, hoạt động RhoA và Cdc42 Ức chế phosphoryl hóa Myosin Light Chain 20 Dịch chiết Ức chế sự tăng sinh, di chuyển và biểu hiện của MMP-2 Hoàng Liên Berberin Ức chế con đường truyền tín hiệu ERK/Egr-1

Kỷ tử PS Ức chế con đường truyền tín hiệu PI3K/Akt và tăng cường miR-145

Mật mông hoa Dịch chiết Ức chế p38, JNK, NF-κB và MMP

Nghệ Curcumin Tăng hoạt động PPAR-γ Ức chế biểu hiện NLRP3 qua trung gian NF-κB

Nhân sâm CK Ức chế biểu hiện MMP-2 và MMP-9

Sen Polyphenol tp và/ hoặc flavonoid tp Ức chế đường MAPK của JNK và p38; ức chế bài tiết MMP-2/9 Ức chế con đường FAK/PI3-kinase/protein G Ức chế con đường RhoA/Rac1 Ức chế con đường Ras/ERK và tăng biểu hiện PTEN

Giảm sản xuất ROS nội bào Ức chế huy động Ca 2+

Giảm tín hiệu Akt/MEK/ERK

Artemisia scoparia Scoparon Ức chế hoạt động của MAPK, NF-κB, AP-1, PI 3-kinase và Ras

Chú thích: MMP - Metallicoproteinase Matrix; ERK - Enzym điều hòa tín hiệu ngoại bào; TNF-α - Yếu tố ức chế hoại tử u α; AP1 - Protein hoạt hóa 1; CXCR4 - C-X-C chemokine receptor 4; Nrf2 - Nuclear related factor 2; MAPK - Mitogen-Activated Protein; JNK - c-Jun N-terminal kinase; PPAR-γ - Peroxisome proliferator-activated receptor γ; NF-κB - Yếu tố hạt nhân kappa B; PTEN - Phosphatase and Tensin Homolog có vai trò thúc đẩy quá trình apoptosis; Ras- nhóm protein thuộc loại GTPases có vai trò điều chỉnh sự tăng trưởng và biệt hóa của tế bào

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KẾT LUẬN

Tập hợp đựợc thông tin của 36 dược liệu có tác dụng chống XVĐM

Cơ chế tác dụng của các dược liệu này rất đa dạng, bao gồm: cơ chế chống viêm, ức chế sự kết dính của bạch cầu đơn nhân với nội mô mạch máu, ức chế sản xuất các cytokin gây viêm; cơ chế chống oxy hóa: giảm stress oxy hóa, ức chế quá trình oxy hóa LDLc; cải thiện thành phần lipid huyết tương: tăng HDLc, giảm TG, TC, LDLc, VLDL: ức chế sự tăng sinh và di chuyển của VSMC; ức chế hình thành tế bào bọt,… Ngoài ra, cơ chế chống XVĐM thông qua việc điều chỉnh thành phần hệ vi sinh đường ruột khá hiếm thấy trên các dược liệu được tìm kiếm, tiêu biểu của cơ chế này cần nhắc đến TSG – thành phần hóa học có trong dược liệu Hà thủ ô đỏ

Hầu hết các dược liệu an toàn khi sử dụng, tuy nhiên các nghiên cứu liên quan đến độc tính của các dược liệu, thành phần hóa học còn hạn chế ĐỀ XUẤT

1 Thực hiện đánh giá có hệ thống và toàn diện về tác dụng của các dược liệu đối với tất cả các đích tác dụng của bệnh XVĐM, bao gồm chuyển hóa lipoprotein, tổn thương nội mô, qus trình viêm, quá trình oxi hóa, quá trình apoptosis của VSMC, quá trình hình thành tế bào bọt

2 Đánh giá một cách cụ thể chuyên sâu về tác dụng không mong muốn, thận trọng, chống chỉ định, tương tác thuốc của nhóm dược liệu và các hợp chất của chúng khi được dùng để hỗ trợ chống XVĐM cùng với các thuốc khác

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1 Bộ Y Tế, Quyết định số 5332/QĐ-BYT 2020

2 Bộ Y Tế (2004), Dược liệu 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, pp

3 Bộ Y Tế (2002), Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, pp

4 Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học,

5 Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Huỳnh Lời, Nguyễn Thiện Hải, Phạm Đông Phương,

(2023), "Tổng quan về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây actisô (Cynara scolymus)", Tạp chí khoa học và công nghệ - Đại học Đà Nẵng, 21, pp 11

6 Brown P D S., Ketter N., et al (2023), "Clinical effects of Emblica officinalis fruit consumption on cardiovascular disease risk factors: a systematic review and meta-analysis", BMC Complement Med Ther, 23(1), pp 190

7 Chen Yuh-Lien, Huang Huei-Chen, et al (1994), "Morphological evidence for the antiatherogenic effect of scoparone in hyperlipidaemic diabetic rabbits",

AHA/ACC/AACVPR/AAPA/ABC/ACPM/ADA/AGS/APhA/ASPC/NLA/PC

NA Guideline on the Management of blood cholesterol: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on clinical practice guidelines", Circulation, 139(25), pp e1082-e1143

9 Joanna Kolodziejczyk-Czepas Oleksandra Liudvytska (2020), "Rheum rhaponticum and Rheum rhabarbarum: a review of phytochemistry, biological activities and therapeutic potential", SpringerLink, 20, pp 589-607

10 Jonsson Annika Lindskog, Bọckhed Fredrik %J Nature Reviews Cardiology

(2017), "Role of gut microbiota in atherosclerosis", 14(2), pp 79-87

11 Poznyak A V., Sukhorukov V N., et al (2023), "Diagnostics of atherosclerosis:

Overview of the existing methods", Front Cardiovasc Med, 10, pp 1134097

12 Song D., Hao J., et al (2020), "Biological properties and clinical applications of berberine", Front Med, 14(5), pp 564-582

13 Tohirova J, Shernazarov F %J Science, et al (2022), "Atherosclerosis: causes, symptoms, diagnosis, treatment and prevention", Science and innovation, 1(D5), pp 7-12

14 Wang Tianyu, Ding Juncan, et al (2024), "Glucagon-like peptide-1 receptor agonists: new strategies and therapeutic targets to treat atherosclerotic cardiovascular disease", Frontiers in Pharmacology, 15, pp 1396656

15 Yan Qian, Liu Shasha, et al (2023), "Targeting oxidative stress as a preventive and therapeutic approach for cardiovascular disease", Journal of Translational Medicine, 21(1), pp 519

16 Abdulaali Azeez A., Mohammed Mustafa E., et al (2021), "Effect of Camellia sinensis on Fat Peroxidation and Ox-LDL in Rats", Arch Razi Inst, 76(4), pp

17 Ahn Jae-Hun, Park Yae-Lyeon, et al (2021), "Water extract of Artemisia scoparia Waldst & Kitam suppresses LPS-induced cytokine production and

NLRP3 inflammasome activation in macrophages and alleviates carrageenan- induced acute inflammation in mice", Journal of Ethnopharmacology, 268, pp

18 Aktan F., Henness S., et al (2003), "Gypenosides derived from Gynostemma pentaphyllum suppress NO synthesis in murine macrophages by inhibiting iNOS enzymatic activity and attenuating NF-kappaB-mediated iNOS protein expression", Nitric Oxide, 8(4), pp 235-42

19 Alizadeh-Navaei Reza, Roozbeh Fatemeh, et al (2008), "Investigation of the effect of ginger on the lipid levels", Saudi Med J,29(9), pp 1280-4

20 Amalraj A., Gopi S (2017), "Medicinal properties of Terminalia arjuna (Roxb.)

Wight & Arn.: A review", J Tradit Complement Med, 7(1), pp 65-78

21 Amrani S., Harnafi H., et al (2006), "Hypolipidaemic activity of aqueous

Ocimum basilicum extract in acute hyperlipidaemia induced by triton WR-1339 in rats and its antioxidant property", Phytother Res, 20(12), pp 1040-5

22 Anandh Babu P V., Sabitha K E., et al (2006), "Green tea extract impedes dyslipidaemia and development of cardiac dysfunction in streptozotocin-diabetic rats", Clin Exp Pharmacol Physiol, 33(12), pp 1184-9

23 Andri Wihastuti T., Sargowo D., et al (2015), "The reduction of aorta histopathological images through inhibition of reactive oxygen species formation in hypercholesterolemia rattus norvegicus treated with polysaccharide peptide of Ganoderma lucidum", Iran J Basic Med Sci, 18(5), pp 514-9

24 Asl Rozita Mojtahed Zadeh, Niakousari Mehrdad, et al (2018), "Study of two- stage ohmic hydro-extraction of essential oil from Artemisia aucheri Boiss.:

Antioxidant and antimicrobial characteristics", Food Research International,

25 Azizidoost S., Nazeri Z., et al (2019), "Effect of Hydroalcoholic Ginger Extract on Brain HMG-CoA Reductase and CYP46A1 Levels in Streptozotocin-induced Diabetic Rats", Avicenna J Med Biotechnol, 11(3), pp 234-238

26 Bao Y., Wang L., et al (2012), "Salvianolic acid B inhibits macrophage uptake of modified low density lipoprotein (mLDL) in a scavenger receptor CD36- dependent manner", Atherosclerosis, 223(1), pp 152-9

27 Barbalata T., Deleanu M., et al (2019), "Hyperlipidemia Determines

Dysfunctional HDL Production and Impedes Cholesterol Efflux in the Small Intestine: Alleviation by Ginger Extract", Mol Nutr Food Res, 63(19), pp e1900029

28 Benjamin E J., Blaha M J., et al (2017), "heart disease and stroke statistics-

2017 update: A report from the american heart association", Circulation,

29 Bhandari U., Sharma J N., et al (1998), "The protective action of ethanolic ginger (Zingiber officinale) extract in cholesterol fed rabbits", J Ethnopharmacol, 61(2), pp 167-71

30 Bhansali S., Khatri S., et al (2019), "Terminalia Arjuna bark extract impedes foam cell formation and promotes apoptosis in ox-LDL-stimulated macrophages by enhancing UPR-CHOP pathway", Lipids Health Dis, 18(1), pp 195

31 Bhat Owais Mohammad, Kumar P Uday, et al (2018), "Terminalia arjuna prevents Interleukin-18-induced atherosclerosis via modulation of NF- κB/PPAR-γ-mediated pathway in Apo E−/− mice", Inflammopharmacology,

32 Bi X., Zhang K., et al (2017), "Synthesis and biological evaluation of tanshinone

IIA derivatives as novel endothelial protective agents", Future Med Chem, 9(10), pp 1073-1085

33 Bravo E., Amrani S., et al (2008), "Ocimum basilicum ethanolic extract decreases cholesterol synthesis and lipid accumulation in human macrophages",

34 Bundy R., Walker A F., et al (2008), "Artichoke leaf extract (Cynara scolymus) reduces plasma cholesterol in otherwise healthy hypercholesterolemic adults: a randomized, double blind placebo controlled trial", Phytomedicine, 15(9), pp

35 Bursill C A., Abbey M., et al (2007), "A green tea extract lowers plasma cholesterol by inhibiting cholesterol synthesis and upregulating the LDL receptor in the cholesterol-fed rabbit", Atherosclerosis, 193(1), pp 86-93

36 Bursill C., Roach P D., et al (2001), "Green tea upregulates the low-density lipoprotein receptor through the sterol-regulated element binding Protein in HepG2 liver cells", J Agric Food Chem, 49(11), pp 5639-45

37 Campbell Marilyn S., Berrones Adam J., et al (2017), "Responsiveness to curcumin intervention is associated with reduced aortic stiffness in young, obese men with higher initial stiffness", Journal of Functional Foods, 29, pp 154-160

38 Cao L H., Zhao Y Y., et al (2022), "Mechanistic Studies of Gypenosides in

Microglial State Transition and its Implications in Depression-Like Behaviors: Role of TLR4/MyD88/NF-kappaB Signaling", Front Pharmacol, 13, pp

39 Chan P., Chen Y C., et al (2012), "Tanshinone IIA Attenuates H(2)O(2) - induced injury in human umbilical vein endothelial cells", Am J Chin Med, 40(6), pp 1307-19

40 Chang C C., Chu C F., et al (2014), "The anti-atherosclerotic effect of tanshinone IIA is associated with the inhibition of TNF-alpha-induced VCAM-

1, ICAM-1 and CX3CL1 expression", Phytomedicine, 21(3), pp 207-16

41 Chang W C., Yu Y M., et al (2006), "Inhibitory effect of Magnolia officinalis and lovastatin on aortic oxidative stress and apoptosis in hyperlipidemic rabbits",

42 Chang Y C., Huang K X., et al (2006), "Hibiscus anthocyanins-rich extract inhibited LDL oxidation and oxLDL-mediated macrophages apoptosis", Food Chem Toxicol, 44(7), pp 1015-23

43 Chen Chaojun, Fu Qiang, et al (2015), "Effect of Astragalus mongholicus polysaccharides on gene expression profiles of dendritic cells isolated from healthy donors", Nan Fang yi ke da xue xue bao= Journal of Southern Medical

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Huỳnh Lời, Nguyễn Thiện Hải, Phạm Đông Phương, (2023), "Tổng quan về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây actisô (Cynara scolymus)", Tạp chí khoa học và công nghệ - Đại học Đà Nẵng, 21, pp. 11.TÀI LIỆU TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây actisô (Cynara scolymus)
Tác giả: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Huỳnh Lời, Nguyễn Thiện Hải, Phạm Đông Phương
Năm: 2023
6. Brown P. D. S., Ketter N., et al. (2023), "Clinical effects of Emblica officinalis fruit consumption on cardiovascular disease risk factors: a systematic review and meta-analysis", BMC Complement Med Ther, 23(1), pp. 190 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clinical effects of Emblica officinalis fruit consumption on cardiovascular disease risk factors: a systematic review and meta-analysis
Tác giả: Brown P. D. S., Ketter N., et al
Năm: 2023
7. Chen Yuh-Lien, Huang Huei-Chen, et al. (1994), "Morphological evidence for the antiatherogenic effect of scoparone in hyperlipidaemic diabetic rabbits", Cardiovascular Research, 28(11), pp. 1679-1685 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Morphological evidence for the antiatherogenic effect of scoparone in hyperlipidaemic diabetic rabbits
Tác giả: Chen Yuh-Lien, Huang Huei-Chen, et al
Năm: 1994
8. Grundy S. M., Stone N. J., et al. (2019), "2018 AHA/ACC/AACVPR/AAPA/ABC/ACPM/ADA/AGS/APhA/ASPC/NLA/PCNA Guideline on the Management of blood cholesterol: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on clinical practice guidelines", Circulation, 139(25), pp. e1082-e1143 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2018 AHA/ACC/AACVPR/AAPA/ABC/ACPM/ADA/AGS/APhA/ASPC/NLA/PCNA Guideline on the Management of blood cholesterol: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on clinical practice guidelines
Tác giả: Grundy S. M., Stone N. J., et al
Năm: 2019
9. Joanna Kolodziejczyk-Czepas Oleksandra Liudvytska (2020), "Rheum rhaponticum and Rheum rhabarbarum: a review of phytochemistry, biological activities and therapeutic potential", SpringerLink, 20, pp. 589-607 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rheum rhaponticum and Rheum rhabarbarum: a review of phytochemistry, biological activities and therapeutic potential
Tác giả: Joanna Kolodziejczyk-Czepas Oleksandra Liudvytska
Năm: 2020
10. Jonsson Annika Lindskog, Bọckhed Fredrik %J Nature Reviews Cardiology (2017), "Role of gut microbiota in atherosclerosis", 14(2), pp. 79-87 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Role of gut microbiota in atherosclerosis
Tác giả: Jonsson Annika Lindskog, Bọckhed Fredrik %J Nature Reviews Cardiology
Năm: 2017
11. Poznyak A. V., Sukhorukov V. N., et al. (2023), "Diagnostics of atherosclerosis: Overview of the existing methods", Front Cardiovasc Med, 10, pp. 1134097 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diagnostics of atherosclerosis: Overview of the existing methods
Tác giả: Poznyak A. V., Sukhorukov V. N., et al
Năm: 2023
12. Song D., Hao J., et al. (2020), "Biological properties and clinical applications of berberine", Front Med, 14(5), pp. 564-582 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biological properties and clinical applications of berberine
Tác giả: Song D., Hao J., et al
Năm: 2020
13. Tohirova J, Shernazarov F %J Science, et al. (2022), "Atherosclerosis: causes, symptoms, diagnosis, treatment and prevention", Science and innovation, 1(D5), pp. 7-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Atherosclerosis: causes, symptoms, diagnosis, treatment and prevention
Tác giả: Tohirova J, Shernazarov F %J Science, et al
Năm: 2022
14. Wang Tianyu, Ding Juncan, et al. (2024), "Glucagon-like peptide-1 receptor agonists: new strategies and therapeutic targets to treat atherosclerotic cardiovascular disease", Frontiers in Pharmacology, 15, pp. 1396656 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Glucagon-like peptide-1 receptor agonists: new strategies and therapeutic targets to treat atherosclerotic cardiovascular disease
Tác giả: Wang Tianyu, Ding Juncan, et al
Năm: 2024
15. Yan Qian, Liu Shasha, et al. (2023), "Targeting oxidative stress as a preventive and therapeutic approach for cardiovascular disease", Journal of Translational Medicine, 21(1), pp. 519 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Targeting oxidative stress as a preventive and therapeutic approach for cardiovascular disease
Tác giả: Yan Qian, Liu Shasha, et al
Năm: 2023
16. Abdulaali Azeez A., Mohammed Mustafa E., et al. (2021), "Effect of Camellia sinensis on Fat Peroxidation and Ox-LDL in Rats", Arch Razi Inst, 76(4), pp.949-955 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effect of Camellia sinensis on Fat Peroxidation and Ox-LDL in Rats
Tác giả: Abdulaali Azeez A., Mohammed Mustafa E., et al
Năm: 2021
17. Ahn Jae-Hun, Park Yae-Lyeon, et al. (2021), "Water extract of Artemisia scoparia Waldst. &amp; Kitam suppresses LPS-induced cytokine production and NLRP3 inflammasome activation in macrophages and alleviates carrageenan- induced acute inflammation in mice", Journal of Ethnopharmacology, 268, pp.113606 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Water extract of Artemisia scoparia Waldst. & Kitam suppresses LPS-induced cytokine production and NLRP3 inflammasome activation in macrophages and alleviates carrageenan-induced acute inflammation in mice
Tác giả: Ahn Jae-Hun, Park Yae-Lyeon, et al
Năm: 2021
18. Aktan F., Henness S., et al. (2003), "Gypenosides derived from Gynostemma pentaphyllum suppress NO synthesis in murine macrophages by inhibiting iNOS enzymatic activity and attenuating NF-kappaB-mediated iNOS protein expression", Nitric Oxide, 8(4), pp. 235-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gypenosides derived from Gynostemma pentaphyllum suppress NO synthesis in murine macrophages by inhibiting iNOS enzymatic activity and attenuating NF-kappaB-mediated iNOS protein expression
Tác giả: Aktan F., Henness S., et al
Năm: 2003
19. Alizadeh-Navaei Reza, Roozbeh Fatemeh, et al. (2008), "Investigation of the effect of ginger on the lipid levels", Saudi Med J,29(9), pp. 1280-4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Investigation of the effect of ginger on the lipid levels
Tác giả: Alizadeh-Navaei Reza, Roozbeh Fatemeh, et al
Năm: 2008
20. Amalraj A., Gopi S. (2017), "Medicinal properties of Terminalia arjuna (Roxb.) Wight &amp; Arn.: A review", J Tradit Complement Med, 7(1), pp. 65-78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Medicinal properties of Terminalia arjuna (Roxb.) Wight & Arn.: A review
Tác giả: Amalraj A., Gopi S
Năm: 2017
21. Amrani S., Harnafi H., et al. (2006), "Hypolipidaemic activity of aqueous Ocimum basilicum extract in acute hyperlipidaemia induced by triton WR-1339 in rats and its antioxidant property", Phytother Res, 20(12), pp. 1040-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hypolipidaemic activity of aqueous Ocimum basilicum extract in acute hyperlipidaemia induced by triton WR-1339 in rats and its antioxidant property
Tác giả: Amrani S., Harnafi H., et al
Năm: 2006
22. Anandh Babu P. V., Sabitha K. E., et al. (2006), "Green tea extract impedes dyslipidaemia and development of cardiac dysfunction in streptozotocin-diabetic rats", Clin Exp Pharmacol Physiol, 33(12), pp. 1184-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Green tea extract impedes dyslipidaemia and development of cardiac dysfunction in streptozotocin-diabetic rats
Tác giả: Anandh Babu P. V., Sabitha K. E., et al
Năm: 2006
23. Andri Wihastuti T., Sargowo D., et al. (2015), "The reduction of aorta histopathological images through inhibition of reactive oxygen species formation in hypercholesterolemia rattus norvegicus treated with polysaccharide peptide of Ganoderma lucidum", Iran J Basic Med Sci, 18(5), pp. 514-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The reduction of aorta histopathological images through inhibition of reactive oxygen species formation in hypercholesterolemia rattus norvegicus treated with polysaccharide peptide of Ganoderma lucidum
Tác giả: Andri Wihastuti T., Sargowo D., et al
Năm: 2015
24. Asl Rozita Mojtahed Zadeh, Niakousari Mehrdad, et al. (2018), "Study of two- stage ohmic hydro-extraction of essential oil from Artemisia aucheri Boiss.:Antioxidant and antimicrobial characteristics", Food Research International, 107, pp. 462-469 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Study of two-stage ohmic hydro-extraction of essential oil from Artemisia aucheri Boiss.: Antioxidant and antimicrobial characteristics
Tác giả: Asl Rozita Mojtahed Zadeh, Niakousari Mehrdad, et al
Năm: 2018

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1 Sơ đồ các bước nghiên cứu - phạm thị minh ngọc tổng quan các dược liệu có tác dụng chống xơ vữa động mạch
Hình 1. 1 Sơ đồ các bước nghiên cứu (Trang 11)
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các dược liệu có tác dụng chống XVĐM - phạm thị minh ngọc tổng quan các dược liệu có tác dụng chống xơ vữa động mạch
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các dược liệu có tác dụng chống XVĐM (Trang 21)
Bảng 3.2 Bảng tổng hợp thành phần hóa học của các dược liệu chống VXĐM - phạm thị minh ngọc tổng quan các dược liệu có tác dụng chống xơ vữa động mạch
Bảng 3.2 Bảng tổng hợp thành phần hóa học của các dược liệu chống VXĐM (Trang 71)
Bảng 4. 2 Bảng tổng hợp các dược liệu, hợp chất chống oxy hóa trong XVĐM - phạm thị minh ngọc tổng quan các dược liệu có tác dụng chống xơ vữa động mạch
Bảng 4. 2 Bảng tổng hợp các dược liệu, hợp chất chống oxy hóa trong XVĐM (Trang 80)
Bảng 4. 3 Dược liệu, hợp chất cải thiện thành phần lipid - phạm thị minh ngọc tổng quan các dược liệu có tác dụng chống xơ vữa động mạch
Bảng 4. 3 Dược liệu, hợp chất cải thiện thành phần lipid (Trang 85)
Bảng 4. 4 Dược liệu, hợp chất ngăn chặn sự hình thành tế bào bọt - phạm thị minh ngọc tổng quan các dược liệu có tác dụng chống xơ vữa động mạch
Bảng 4. 4 Dược liệu, hợp chất ngăn chặn sự hình thành tế bào bọt (Trang 89)
Bảng 4. 5 Dược liệu, hợp chất ức chế sự di chuyển và phát triển của VSMC - phạm thị minh ngọc tổng quan các dược liệu có tác dụng chống xơ vữa động mạch
Bảng 4. 5 Dược liệu, hợp chất ức chế sự di chuyển và phát triển của VSMC (Trang 91)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w