1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nguyễn duy tùng tổng quan về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của một số vị thuốc cổ truyền có tác dụng điều trị bệnh đái tháo đường

128 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

CỦA MỘT SỐ VỊ THUỐC CỔ

TRUYỀN CÓ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ BỆNH

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Trang 2

HÀ NỘI - 2024

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN DUY TÙNG Mã sinh viên: 1901767

TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC

CỦA MỘT SỐ VỊ THUỐC CỔ

TRUYỀN CÓ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ BỆNH

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn : PGS TS Bùi Hồng Cường Nơi thực hiện : Bộ môn Dược học cổ truyền

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến giáo viên hướng

dẫn đề tài khóa luận tốt nghiệp của tôi: PGS.TS Bùi Hồng Cường - Giảng viên Bộ

môn Dược học Cổ truyền, trường Đại học Dược Hà Nội Trong quá trình thực hiện đề tài của mình, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, dạy dỗ, chỉ bảo nhiệt tình, tâm huyết của thầy Thầy là người đã định hướng tư duy, cung cấp các nguồn tài liệu cần thiết, chia sẻ kinh nghiệm cho tôi có đủ kiến thức, vận dụng để có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Dược học Cổ truyền đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp của bộ môn

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường, các phòng ban, thầy cô và bạn bè trường Đại học Dược Hà Nội, những người đã gắn bó, hướng dẫn, chia sẻ, giúp đỡ, tạo môi trường và điều kiện để tôi có thể học tập, phát triển trong suốt 5 năm học Đại học

Lời cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân đã luôn bên cạnh, ủng hộ, động viên tôi, là nguồn động lực lớn lao để tôi có thể hoàn thành đề tài này và tiếp tục phấn đấu trong sự nghiệp học tập, công việc của mình

Vì đây là lần đầu tiên tôi thực hiện một đề tài lớn nên còn nhiều hạn chế về mặt kinh nghiệm cũng như phần kiến thức còn hạn hẹp, đề tài khóa luận của tôi chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo về đề tài của mình để được hoàn thiện hơn Đó cũng sẽ là hành trang quý giá để tôi có thể mang theo vững bước trong sự nghiệp sau này

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, tháng 06 năm 2024

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT6 DANH MỤC CÁC BẢNG7

ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG I ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN 2 CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ THUỐC CÓ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 3

1 KHÁI NIỆM 3 2 PHÂN LOẠI THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 5 3 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 6

CHƯƠNG III BÀN LUẬN CHUNG 93

1 THÀNH PHẦN HÓA HỌC CHÍNH CỦA CÁC VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 93 2 TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CÁC VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 96

2.1 Đặc điểm chung của các vị thuốc có tác dụng điều trị đái tháo đường 96 2.2 Tác dụng sinh học của một số nhóm chất chính trong các vị thuốc có tác dụng điều trị đái tháo đường 99

2.2.1 Tác dụng của flavonoid trong các vị thuốc có tác dụng điều trị đái tháo đường 99 2.2.2 Tác dụng của polysaccharid trong các vị thuốc có tác dụng điều trị đái tháo đường 99 2.2.3 Tác dụng của các thành phần khác trong các vị thuốc có tác dụng lợi tiểu 99 3 TÁC DỤNG BẤT LỢI CỦA CÁC VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG LỢI TIỂU 100 4 BÀN LUẬN VỀ SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA QUAN ĐIỂM ĐÔNG Y VỚI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HIỆN ĐẠI 102

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ALT alanine aminotransferase AST aspartate aminotransperase CAT catalase

DPPH 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl GOT glutamic oxaloacetic transaminase GPT glutamic pyruvic transaminase GPX glutathione peroxidase

GSH glutathione Gr (+) Gram (+) Gr (-) Gram (-) HSY-5Y u nguyên bào thần kinh LC50 nồng độ gây chết 50% LD50 liều gây chết 50% LDH lactate dehydrogenase LPS lipopolysaccharide MIC nồng độ ức chế tối thiểu NO nitric oxide

PT prothrombin SOD superoxide dismutase TC cholesterol toàn phần TLTK tài liệu tham khảo TG triglyceride YHCT y học cổ truyền YHHĐ y học hiện đại

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 Danh mục các vị thuốc điều trị đái tháo đường 7 Bảng 2 Nhóm chất hóa học chính của các vị thuốc có tác dụng điều trị đái tháo đường 94 Bảng 3 Tóm tắt các tác dụng sinh học chính thường gặp của các vị thuốc có tác dụng điều trị đái tháo đường 97 Bảng 4 Bảng các tác dụng bất lợi của các vị thuốc có tác dụng điều trị đái tháo đường 101

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thảo dược truyền thống đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ ở các nền văn hóa khác nhau trên thế giới để điều trị nhiều loại bệnh Cây thuốc có đặc tính chống đái tháo đường được biết đến với khả năng làm giảm glucose huyết, cải thiện tình trạng kháng insulin, phòng ngừa và điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường

Đã có nhiều nghiên cứu đặt ra giả thuyết rằng các dược liệu truyền thống có đặc tính chống đái tháo đường có chứa nhiều loại hợp chất hóa học góp phần tạo nên hiệu quả điều trị của chúng Những hợp chất này bao gồm các flavonoid, terpenoid, phenolic, coumarin,…

Các vị thuốc có tác dụng điều trị đái tháo đường còn được chứng minh có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa Đây là những tác dụng điển hình thường gặp ở nhóm thuốc này Tuy nhiên, vấn đề quan trọng cần lưu ý là mặc dù được sử dụng rộng rãi trong truyền thống Y học xưa cho đến tận bây giờ, tính an toàn và hiệu quả của các vị thuốc điều trị đái tháo đường vẫn chưa được thiết lập đầy đủ thông qua các thử nghiệm lâm sàng

Như đã đề cập, vẫn còn nhiều điều cần được khai thác về các vị thuốc cổ truyền có tác dụng điều trị đái tháo đường và các nhà nghiên cứu khoa học ngày nay cũng đã liên tục cập nhật về thành phần hóa học và tác dụng sinh học mới của những vị thuốc này Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có đề tài tổng quan nào được thực hiện để tổng hợp các thành phần hóa học, tác dụng sinh học đó cũng như so sánh tác dụng theo YHCT và YHHĐ của các vị thuốc điều trị đái tháo đường

Trong bối cảnh này, đề tài: “Tổng quan về thành phần hóa học và tác dụng

sinh học của một số vị thuốc cổ truyền có tác dụng điều trị bệnh đái tháo đường” được thực hiện với mục tiêu:

1 Tìm kiếm, thu thập, tổng hợp một cách khoa học, cập nhật các thông tin về

thành phần hóa học và tác dụng sinh học của các vị thuốc có tác dụng điều trị đái tháo đường

2 Tìm hiểu mối liên quan giữa thành phần hoá học và tác dụng sinh học,

công năng chủ trị, sự tương đồng về tác dụng giữa YHCT và YHHĐ của các vị thuốc có tác dụng điều trị đái tháo đường

Trang 9

CHƯƠNG I ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN 1 ĐỐI TƯỢNG

- Tài liệu về thành phần hóa học, tác dụng dược lý của các vị thuốc được biết đến với tác dụng điều trị đái tháo đường truyền thống trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại

- Tiêu chí lựa chọn các vị thuốc: các dược liệu được chứng minh là có tác dụng điều trị đái tháo đường thuộc danh mục vị thuốc cổ truyền thiết yếu ban hành kèm theo Thông tư số 19/2018/TT-BYT của Bộ Y tế và/hoặc được sử dụng phổ biến và được ghi trong các sách về y dược học cổ truyền, Dược điển Việt Nam, Dược điển Trung Quốc…

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp thu thập thông tin

- Tìm kiếm các vị thuốc cổ truyền điều trị bệnh “đái tháo đường” theo quan điểm y học cổ truyền dựa trên các bài thuốc cổ tuyền chữa chứng tiêu khát

- Tập hợp các thông tin khách quan trong y học cổ truyền về tính, vị, quy kinh, công năng- chủ trị

- Tìm kiếm, tập hợp các thông tin về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của các dược liệu có hoạt tính điều trị đái tháo đường thông qua sách, tài liệu, luận văn, luận án, tạp chí, các bài báo nghiên cứu khoa học, thực nghiệm, bài viết đánh giá, tổng quan từ các nguồn tài liệu nước ngoài cũng như trong nước đăng trên các trang web khoa học đáng tin cậy:

(https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/;https://www-sciencedirect-

com.dbvista.idm.oclc.org/; https://www.researchgate.net/directory/publications)

2.2 Phương pháp xử lý thông tin

- Phân tích, tổng hợp ngắn gọn các nội dung chính về thành phần hóa học, tác dụng dược lý chính của các vị thuốc có tác dụng điều trị đái tháo đường

- So sánh, đánh giá mối tương đồng về quan điểm, ứng dụng các vị thuốc có tác dụng điều trị đái tháo đường giữa y học hiện đại và y học cổ truyền

- Khái quát, bàn luận về tác dụng chung nhất của các vị thuốc có tác dụng điều trị đái tháo đường, thành phần hóa học chính của các vị thuốc có tác dụng điều trị đái tháo đường và mối tương quan giữa tác dụng điều trị đái tháo đường và các tác dụng khác nói chung của các vị thuốc này

Trang 10

CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ THUỐC CÓ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ ĐÁI

THÁO ĐƯỜNG 1 KHÁI NIỆM

1.1 Bệnh đái tháo đường Theo y học hiện đại

- Định nghĩa: Đái tháo đường là tình trạng tăng đường máu mãn tính do rối loạn

chuyển hóa carbonhydrate, lipid, protein Đây là hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin hoặc hoạt động kém hiệu quả của insulin hoặc phối hợp cả hai [9]

- Sinh lý bệnh: [9]

 Đái tháo đường type I: Giả thuyết về bệnh lý tự miễn dịch được trình bày ở dưới

Cơ địa bệnh nhân mang yếu tố HLADR3 - DR4

Yếu tố khởi phát (virus quai bị) Viêm tụy (thâm nhiễm tụy lympho) Tấn công tự miễn tế bào β (kháng thể kháng đảo tụy)

Phá hủy tế bào β tụy (90%) Mất khả năng tiết insulin

Đái tháo đường  Đái tháo đường type II: 2 yếu tố cơ bản trong sinh lý bệnh của đái tháo

đường type II đó là sự đề kháng insulin và rối loạn tiết insulin

Rối loạn tiết insulin: đái tháo đường type II có tiết insulin nhưng sự tiết

insulin chậm so với mức tăng đường huyết

Sự đề kháng insulin: do tăng sản xuất glucose ở gan, giảm thu nạp glucose

ở ngoại vi và giảm thụ thể insulin ở các ngoại vi

Theo y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền không có khái niệm bệnh đái tháo đường Dựa vào các triệu chứng của bệnh, YHCT quy đái tháo đường vào phạm vi chứng tiêu khát Bệnh được đại y thiền sư Tuệ Tĩnh miêu tả: “Tiêu khát là chứng trên thì muốn uống nước, dưới thì ngày đêm đi tiểu rất nhiều, nguyên nhân do dâm dục quá độ, trà rượu không chừng, hoặc ăn nhiều đồ xào nướng, hoặc uống thuốc bằng kim thạch làm cho khô kiệt chất

Trang 11

nước trong thận, khí nóng trong tâm cháy rực, tam tiêu bị nung nấu, ngũ tạng khô ráo, từ đó sinh ra chứng tiêu khát.” [3]

Bệnh nguyên: [3]

 Tiên thiên bất túc: Do bẩm tố tiên thiên bất túc, ngũ tạng hư yếu, tinh khí của các tạng đưa đến thận để tàng chứa giảm sút dẫn đến tinh khuy dịch kiệt mà gây ra chứng tiêu khát

 Ăn uống không điều độ: Ăn quá nhiều đồ béo ngọt, uống quá nhiều rượu, ăn nhiều đồ cay nóng lâu ngày làm nung nấu, tích nhiệt ở tỳ vị, nhiệt tích lâu ngày thiêu đốt tân dịch mà gây ra chứng tiêu khát

 Tình chí thất điều: Do suy nghĩ, căng thẳng thái quá, do uất ức lâu ngày, lao tâm lao lực quá độ mà ngũ chí cực uất hóa hỏa Hỏa thiêu đốt phế, vị, thận làm cho phế táo, vị nhiệt, thận âm hư Thận âm hư dẫn đến tân dịch giảm, phế táo làm mất chức năng tuyên phát túc giáng, thông điều thủy đạo, không đưa được nước, tinh hoa của thủy cốc đi nuôi cơ thể mà dồn xuống bàng quang nên người bệnh khát nước, tiểu nhiều, nước tiểu có vị ngọt

 Phòng lao quá độ: Do đam mê tửu sắc, phòng lao quá độ làm thận tinh hao tổn, hư hỏa nội sinh làm tân dịch càng khuy kiệt Cuối cùng thận hư, phế táo, vị nhiệt dẫn đến tiêu khát

 Dùng thuốc ôn táo kéo dài làm hao tổn tân dịch: Ngày xưa nhiều người thích dùng phương thuốc “Tráng dương chí thạch”, là loại thuốc táo nhiệt, làm tổn hại chân âm và sinh ra tiêu khát Các thuốc tráng dương khác cũng thường có tính ôn táo, dùng lâu ngày cũng sinh táo nhiệt, hao tổn tân dịch mà gây bệnh

1.2 Thuốc điều trị đái tháo đường Theo y học hiện đại

- Thuốc điều trị đái tháo đường là thuốc có tác dụng làm hạ đường huyết [7] - Thuốc điều trị đái tháo đường ngoài tác dụng làm hạ đường huyết còn có tác dụng

dự phòng các biến chứng của bệnh tiểu đường như biến chứng về tim mạch (cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim); thận (đạm trong nước tiểu, suy thận); mắt (đục thủy tinh thể, mù mắt); thần kinh (dị cảm, tê tay chân); nhiễm trùng (da, đường tiểu, lao phổi, bàn chân) do bệnh tiểu đường gây ra [7] [8]

Theo y học cổ truyền

- Theo y học cổ truyền, không có khái niệm bệnh đái tháo đường Tuy nhiên, dựa theo các biểu hiện trên lâm sàng như: khát nước nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, cảm

Trang 12

giác đói, thèm ăn, gầy, tê bì dị cảm ngoài ra, mờ mắt, được YHCT mô tả trong một số chứng trạng như tiêu khát, hư lao, ma mộc, Các thuốc điều trị đái tháo đường theo y học cổ truyền là điều trị các chứng trạng trên.[3]

2 PHÂN LOẠI THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Theo y học hiện đại: Thuốc điều trị đái tháo đường được chia vào 2 nhóm chính [7]

[8] - Nhóm insulin - Nhóm thuốc điều trị đái tháo đường dạng uống

 Nhóm sulfonylurea: Thế hệ I: tolbutamid, chlorpropamid, tolazamid, acetohexamid Thế hệ II: glyburid, glipizid, gliclazid có tác dụng mạnh hơn thế hệ I

 Dẫn xuất biguanid: Metformin  Thuốc ức chế alpha glucosidase: Acarbose  Nhóm thiazolidindion: Pioglitazon, Rosiglitazon, Troglitazon  Nhóm ức chế DPP4 (DiPeptidyl Peptidase 4): Sitagliptin, vildagliptin,

saxagliptin,  Nhóm đồng vận thụ thể GLP-1 (Glucagon-like-peptide-1): Liraglutide,

exenatide, semaglutide  Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển natri - glucose SGLT2: Dapagliflozin,

empagliflozin

Theo y học cổ truyền: Như đã trình bày ở trên, bệnh đái tháo đường được quy vào

phạm vi của bệnh “tiêu khát” Thời xưa, bệnh được chia thành 3 thể: Thượng tiêu khát (phế nhiệt) sẽ gây ra uống nhiều, trung tiêu khát (vị nhiệt) sẽ gây ra ăn nhiều, hạ tiêu khát (thận âm hư) sẽ gây ra đái nhiều Tuy nhiên, hiện nay cách phân chia này không còn phù hợp do các triệu chứng cổ điển rất mờ nhạt Do đó, dựa vào nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện lâm sàng người ta chia bệnh thành 5 thể: Thể vị âm hư, tân dịch hư tổn; thể vị âm hư, vị hỏa vượng; thể khí âm lưỡng hư; thể thận âm hư và thể thận dương hư Tùy theo thể bệnh mà lựa chọn các thuốc có công năng, chủ trị phù hợp để điều trị [3]

 Thể vị âm hư, tân dịch hư tổn: Phương pháp điều trị là dưỡng âm sinh tân Cổ

phương dùng bài “Tăng dịch thang” gồm huyền sâm, mạch môn và sinh địa, có thể gia giảm thêm cát căn, thiên hoa phấn, đại hoàng, chỉ thực, nhân trần, trạch tả [9]

 Thể vị âm hư, vị hỏa vượng: Phương pháp điều trị là tư âm thanh nhiệt Cổ

phương sử dụng huyền sâm, mạch môn, sinh địa, thạch cao, tri mẫu, thiên hoa phấn, có thể gia giảm thêm hoàng liên, chi tử, đại hoàng [3]

Trang 13

 Thể khí âm lưỡng hư: Phương pháp điều trị là ích khí dưỡng âm Sử dụng

huyền sâm, mạch môn, sinh địa, nhân sâm, ngũ vị tử, gia thêm các vị cát căn, sơn thù, hoàng kỳ, hoài sơn.[3]

 Thể thận âm hư: Phương pháp điều trị là tư bổ thận âm Cổ phương dùng lục

vị địa hoàng hoàn, gồm thục địa, sơn thù, bạch linh, trạch tả, đan bì, gia thêm các vị thiên hoa phấn, thạch hộc, kỷ tử [3]

 Thể thận dương hư: Phương pháp điều trị là bổ thận dương Dùng cổ phương

là thận khí hoàn, gồm sinh địa, bạch linh, phụ tử chế, sơn thù, hoài sơn, trạch tả, quế chi, đan bì [3]

Ngoài ra còn sử dụng một số vị thuốc nam như phá cố chỉ, mướp đắng, đỗ đen [3]

3 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Danh mục các vị thuốc có tác dụng điều trị đái tháo đường được trình bày ở bảng 1

Trang 14

Bảng 1 Danh mục các vị thuốc điều trị đái tháo đường

STT Vị thuốc Bộ phận dùng Tên khoa học của cây

họ Đậu (Fabaceae)

Tính bình, vị ngọt Tâm, phế,

tỳ, vị, thông 12 kinh

Kiện tỳ, ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thông, điều hòa tác dụng của các thuốc

Chè (Theaceae)

Tính lương, vị đắng, chát, hơi ngọt

Can, thận Giải nhiệt, giải khát, tiêu cơm,

lợi tiểu, làm cho đầu não thư thái, da thịt mát mẻ, khỏi chóng mặt, xây xẩm, bớt mụn nhọt, cầm tả lỵ

[4]

6 Dừa cạn Lá, rễ Catharanthus roseus,

họ Trúc đào (Apocynaceae)

Tính hàn, lương, có độc Tâm, can,

Trang 15

8 Giảo cổ lam Phần trên mặt

đất

Gynostemma pentaphyllum, họ Bí

Ôn trung tán hàn, hồi dương, thông mạch, táo thấp tiêu đàm

Thanh nhiệt táo thấp, tư âm giáng hỏa, giải độc

Tính hàn, vị đắng Tâm, tỳ, vị,

can, đởm, đại tràng

Thanh nhiệt táo thấp, thanh tâm, trừ phiền, thanh can sáng mắt, tả hỏa, giải độc

[2] [4]

13 Linh chi Thể quả hóa gỗ Ganoderma lucidum,

họ Nấm lim (Ganodermataceae)

Tính ôn, bình, vị hơi đắng, ngọt

Can, thận Hành khí, hoạt huyết, tư bổ

Thanh nhiệt trừ đờm, lợi tiểu, thông lâm, chỉ huyết

[2] [5]

Trang 16

15 Mạch môn Rễ củ Ophiopogon

japonicus, họ Mạch

môn đông (Convallariaceae)

Tính hơi hàn, vị ngọt, hơi đắng

Tâm, phế, vị

Dưỡng vị sinh tân, nhuận phế thanh tâm

Gừng (Zingiberaceae)

Tính ôn, vị đắng, cay Can, tỳ Hành khí, phá huyết, chỉ thống,

sinh cơ

[2] [5] 18 Lô hội Nhựa cây Aloe vera, họ Lô hội

Tính bình, vị ngọt, đắng Tỳ, phế,

tâm

Đại bổ nguyên khí, ích huyết, kiện tỳ ích phế, sinh tân, an thần ích trí

[2] [5]

20 Ổi Búp non, lá, quả Psidium guajava, họ

Sim (Myrtaceae)

Tính ôn, vị đắng, chát, hơi chua

Đại tràng, vị

Sáp trường chi tả, sát trùng [2] [5] 21 Phá cố chỉ Hạt Psoralea corylifolia,

họ Đậu (Fabaceae)

Tính nhiệt, vị cay, đắng Tỳ, thận,

tâm bào

Bổ hỏa, mệnh môn, nạp thận khí [5] 22 Quế Vỏ thân, vỏ

cành

Cinnamomum cassia,

họ Long não (Lauraceae)

Tính đại nhiệt, vị ngọt, cay Thận, tỳ,

tâm, can

Bổ hỏa trợ dương tán hàn, chỉ thống, hoạt huyết thông kinh

Trang 17

thanh tâm, chỉ huyết

Gương sen và ngó sen: Thu

Thanh nhiệt trừ đờm, lợi tiểu, thông lâm, chỉ huyết

[2] [5]

25 Xuyên tâm liên

Phần trên mặt đất

Andrographis paniculata, họ Ô rô

(Acanthaceae)

Tính hàn, vị rất đắng Phế, can, tỳ Thanh nhiệt, giải độc, tiêu

thũng, giảm đau

[2] [5]

Trang 18

1 Bạch linh A Tổng quan về vị thuốc

- Tên khoa học của cây thuốc: Poria cocos (Schw) Wolf, họ Nấm lỗ

(Polyporaceae) [2] [5] Tên khác: Bạch phục linh, phục linh [5] - Bộ phận dùng: Thể quả hóa gỗ [2] [5] - Tính, vị, quy kinh: Tính bình; vị ngọt, nhạt; Quy vào các kinh tâm, phế, thận, tỳ,

vị [2] [5] - Công năng: Lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ, ninh tâm an thần [2] [5] - Chủ trị

 Thủy thũng kèm tiểu són, kém ăn, phân lỏng, tiết tả [2] [5]  Đánh trống ngực, mất ngủ.[2] [5]

- Liều dùng, cách dùng: Ngày dùng 9 - 15g, thường phối hợp với các vị thuốc khác [2]

- Kiêng kỵ: Âm hư thấp nhiệt không nên dùng.[2]

B Tổng quan về thành phần hóa học

Poria cocos có chứa triterpen Nhiều triterpen đã được phân lập từ Poria cocos, chủ

yếu có khung lanostane và secolanostane Ngoài ra, người ta cũng phân lập được một số triterpen có cấu trúc khung eburicane [171]

Một thành phần quan trọng khác là polysaccharide Trước đây, người ta phân lập

được từ Poria cocos một polysaccharide là β - pachyman cùng các dẫn chất của nó là

pachymaran, carboxymethyl pachymaran, U - pachymaran và polysaccharide H11

Gần đây, đã phân lập được một số polysaccharide mới từ Poria cocos như PCS1,

PCS2, PCS3-I, PCS3-II, PCS4-I, và PCS4-II [171]

Ngoài ra, Poria cocos còn có amino acid, choline, ergosterol, muối kali,

C Tổng quan về tác dụng dược lý

- Tác dụng hạ đường huyết

Một nghiên cứu với cao chiết methanol thô của Poria cocos trên chuột đái tháo đường

do streptozotocin cho thấy cao chiết làm giảm lượng đường trong máu thông qua tăng độ nhạy insulin Tác giả đã phân lập được 3 hợp chất triterpen là acid pachymic, acid

dehydrotumulosic và acid dehydrotrametenolic cũng như cao chiết thô của Poria

cocos đều không hoạt hóa con đường (PPAR)-γ và đưa ra giả thuyết rằng các hợp

chất này ảnh hưởng đến hoạt hóa protein kinase 5’-AMP [172] Tuy nhiên, ở một nghiên cứu với cao chiết ethyl acetat trên tế bào người LX-2 và tế bào chuột HSC-T6 cho thấy tác dụng tích cực trên con đường (PPAR)-γ [173]

- Tác dụng chống viêm

Trang 19

Trong một nghiên cứu với cao chiết hydroalcoholic của Poria cocos trên chuột bị phù

do 12-O-tetradecanoylphorbol 13-acetate (TPA), arachidonic acid, tác giả đã phân lập được 2 hợp chất có tác dụng ức chế phù tai cấp tính là acid pachymic và acid dehydrotumulosic với ID50 lần lượt là 4,7 và 0,68 nmol/ear Cả 2 hợp chất này cũng cho thấy ức chế phù chân ở chuột do phospholipase A2 và serotonin [174]

Các nghiên cứu trên các hợp chất triterpen khác của Poria cocos cũng cho thấy kết

quả tương tự, với acid poricoic B và acid dehydrotrametenolic lần lượt cho thấy hiệu quả trên thử nghiệm TPA và thử nghiệm với acid arachidonic [175]

- Các tác dụng khác

Các nghiên cứu khác nhau trên Poria cocos cho thấy những tác dụng chống virus

viêm gan B, chống ký sinh trùng, chống thải ghép, kháng ung thư, điều hòa miễn dịch [171]

- Tên khoa học của cây thuốc: Glycyrrhiza uralensis Fisch, Glycyrrhiza inflata Bal, Glycyrrhiza glabra L., họ Đậu (Fabaceae) [2] [3] [4]

Tên khác: Diêm cam thảo, sinh cam thảo, phấn cam thảo [2] [4] - Bộ phận dùng: Rễ và thân rễ [2] [3] [4]

- Tính, vị, quy kinh: Tính bình, vị ngọt; Quy vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị và thông 12 kinh [2] [3]

- Công năng: Kiện tỳ, ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống, điều hòa tác dụng của các thuốc [2] [4]

Trang 20

- Liều dùng, cách dùng: Ngày dùng 4 - 20g, dưới dạng bột, thuốc hãm, nước sắc hoặc cao mềm [2] [4]

B Tổng quan về thành phần hóa học

Rễ loài Glycyrrhiza glabra phân lập được hoạt chất glycyrhizin (acid glycyrhizic) với

hàm lượng từ 6 - 12% đối với dược liệu khô Ngoài ra còn có acid desoxyglycyrhetic I, acid desoxyglycyrhetic II, acid 18α - hydroxyglycyrhetic, acid liquintic, glycyrhetol, glabrolid, deoxyglabrolid, isoglabrolid, … [4] [46]

Rễ loài Glycyrrhiza uralensis có chứa glycyrizin 5,49 - 10,04%, acid 2,4 -

hydroxyglycyretic, acid 3β - hydroxyolean - 11,13 (18) - dien - 30 - oic, acid 3β - hydroxyolean - 9 (11), 12 (13) - dien - 30 - oic Ngoài ra còn có khoảng 20 hợp chất flavonoid như liquiritin, isoliquiritin, isoliquiritigenin,… [4]

Rễ loài G inflata có chứa glycyrizin và acid glycyrhetic [4]

Ngoài các hợp chất saponin, terpenoid và flavonoid như trên, rễ cam thảo còn có các hợp chất steroid, coumarin, phenol, acid hữu cơ cùng một số alcol, aldehyde [4] [46]

C Tổng quan về tác dụng dược lý - Tác dụng giảm ho

Cam thảo có tác dụng tốt trong điều trị đau họng, ho và viêm phế quản Đây là tác dụng của hoạt chất glycyrrhizin, giúp làm giảm tắc nghẽn đường hô hấp trên và tăng tiết chất nhầy khí quản Ngoài ra, một hợp chất từ chiết xuất methanol của cam thảo là liquiritin apioside giúp ức chế chất gây ho là capsasin [47] Trong một thí nghiệm, cao chiết ethanol của cam thảo ức chế ho do khí sulfo dioxide trên chuột thí nghiệm [48] Cam thảo làm giảm kích ứng và hoạt động như codein trong đau họng

- Tác dụng chống loét

Cao chiết cam thảo ức chế 2 enzyme chuyển hóa prostaglandin là 15 - hydroxyprostaglandin (chuyển đổi prostaglandin E2 và F2 alpha thành 15 - ketoprostaglandin) và delta 13 - prostaglandin reductase (chuyển đổi prostaglandin thành 13, 14-dihydro, 15-ketoprostaglandin), từ đó làm tăng lượng prostaglandin [49] Ngoài ra cao chiết cam thảo còn có carbenoxolone ức chế bài tiết gastrin [50]

- Tác dụng chống ung thư

Acid 18 - β - glycyrrhetinic và acid glycyrrhizic trong cam thảo có hoạt tính chống

ung thư in vitro và in vivo, bằng cách thay đổi tính thấm ty thể và gây chết tế bào ung

thư Acid glycyrrhizinic có thể gây ra tín hiệu AKT / mTOR trên các tế bào ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú, từ đó ức chế sự tăng sinh của các tế bào ung thư này [51] Ngoài ra, acid 18-β-glycyrrhetinic có tác dụng ức chế mạnh đối với sự tăng sinh

tế bào ung thư đại trực tràng ở cả thí nghiệm in vivo và in vitro [52]

Trang 21

Cao chiết cam thảo cũng chứa nhiều hợp chất phytosestrogene, cho thấy hoạt động chống lại ung thư Các cao chiết methanol, ethanol cũng như hydromethanolic có tác dụng chống ung thư được quan sát thấy trong các thử nghiệm với các dòng tế bào ung thư biểu mô ruột, ung thư vú, ung thư phổi và ung thư bạch cầu [46]

- Tác dụng chống đái tháo đường

Một số hợp chất từ rễ cam thảo như Glycycoumarin, glycyrin, glyasperin D, dehydroglyasperin, glyasperin B và dung dịch ethyl iso-glycyrol có thể liên kết đáng kể với gamma PPAR (một yếu tố phiên mã liên quan đến chuyển hóa glucose và lipid), làm giảm đáng kể mức đường huyết [49] Còn có chalcone và amorfrutin giúp biệt hóa tế bào mỡ và cải thiện chuyển hóa glucose và lipid Ngoài ra, amorfrutin và glabridin còn tăng độ nhạy với insulin, tăng dung nạp glucose Glycyrrhizin cũng được quan sát thấy cải thiện glycohaemoglobin, cholesterol và triglyceride trong huyết thanh [53]

- Tác dụng chống béo phì và hạ lipid máu

Cam thảo làm giảm cholesterol toàn phần, giảm triglyceride và tăng HDL cholesterol trong huyết thanh Nó làm tăng lượng enzyme Acetyl CoA dehydrogenase và giảm lượng enzyme acetyl CoA carboxylase (2 enzyme rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa lipid), từ đó đóng một vai trò quan trọng trong việc chống béo phì [54]

- Tác dụng bảo vệ gan

Các thử nghiệm cho thấy, cam thảo có hiệu quả trong cải thiện mô học gan và giảm mức aminotransferase trong huyết thanh so với giả dược Trong một thí nghiệm trên mô gan chuột bạch tạng, cao chiết rễ cam thảo trong hydromethanolic được sử dụng với liều 300mg/kg và 600mg/kg đã cho thấy tác dụng bảo vệ gan khỏi stress oxy hóa gây ra bởi CCl4 sau 7 ngày Cao chiết cam thảo được sử dụng với liều 2mg/kg, 1 lần/ngày cho thấy hiệu quả đáng kể trong cải thiện chức năng gan ở các bệnh gan mãn tính [55]

- Tác dụng chống đông máu

Cao chiết cam thảo trong hydromethanolic với liều 250mg được nhận thấy có tác

dụng ức chế yếu tố đông máu Xa in vitro [56].Glycyrrhizin được tìm thấy trong cam

thảo được chứng minh có tác dụng ức chế thrombin, từ đó kéo dài thời gian đông máu thrombin - fibrinogen, ức chế kết tập tiểu cầu do thrombin gây ra Tuy nhiên quá trình này không ảnh hưởng đến kết tập tiểu cầu do collagen [47]

Trang 22

Bacillus cereus và Staphylococcus aureus Chất liquiritigenin từ cam thảo ngăn ngừa

hình thành một ngoại độc tố từ Pseudomonas aeruginosa và S aureus là α - haemolysin, một chất có thể gây nhiễm trùng da, viêm phổi gây chết người [58] Ngoài ra, cao chiết trong hydroalcoholic của cam thảo được quan sát thấy hoạt tính

kháng nấm trên thử nghiệm với các chủng nấm Candida [59]

Chất Glycyrrhizin từ cam thảo có thể can thiệp vào liên kết virus và ngăn ngừa sự nhân lên của virus, cũng như cùng với acid 18-β-glycyrrhetenic ức chế biểu hiện gen của virus, tăng hoạt động tế bào chủ, tăng sinh tế bào lympho T và ức chế quá trình chết theo chu trình của tế bào chủ Điều này đã mang lại lợi ích cho bệnh nhân SARS, HIV-1 và viêm gan virus C [57]

- Tác dụng chống sốt rét

Cam thảo được coi là thành phần có thể giảm nguy cơ mắc bệnh sốt rét Nghiên cứu

in vitro cao chiết rễ cam thảo bằng dung môi nước - ethanol (9,95 μg/ml) và dung

môi ethyl acetat (13 μg/ml) có hoạt tính tốt chống lại chủng P falciparum, trong khi nghiên cứu in vivo cao chiết này cho thấy sự ức chế tăng trưởng lần lượt 72,2% và 65% của P berghei ở chuột Hợp chất licochalcol từ cam thảo có hoạt tính chống sốt

rét, khi liều 1000 mg / kg ở chuột đã loại bỏ hoàn toàn ký sinh trùng sốt rét [60]

- Tác dụng chống viêm và giảm đau

Đã phân lập được 5 flavonoid từ cam thảo có hoạt tính chống viêm bằng cách giảm oxide nitric, interleukin-6 và prostaglandin E2 trong các tế bào đại thực bào Các cytokine như TNF - α, IL-6 và IL-10 đã bị giảm đáng kể bằng cách xử lý tế bào đại thực bào bằng cao chiết cam thảo ở nồng độ 0,2 - 0,5mg / ml Acid Glycyrrhizic, một chất rễ cây cam thảo có thể ức chế hoạt động cyclooxygenase và có hoạt tính chống viêm tương tự hydrocortisone khi ức chế hoạt động phospholipase A2 [61]

Cam thảo cũng là thuốc giảm đau tự nhiên phổ biến, với tác dụng đã được chứng minh trong các thử nghiệm Cao chiết trong hydroalcoholic của rễ cam thảo ức chế sự di chuyển của bạch cầu cũng như hình thành các chất trung gian gây viêm và bạch cầu trung tính [62]

- Tác dụng chống oxy hóa

Trong thử nghiệm loại bỏ gốc tự do, cao chiết trong methanol của rễ cam thảo được chứng minh là có tác dụng loại bỏ gốc tự do mạnh (loại bỏ tối đa 67,22% gốc tự do ở nồng độ 500 μg / ml) Các hoạt chất phenolic có trong cam thảo như glabridin, hispaglabridin A và 30-hydroxy-40-methylglabridin đều được chứng minh là có tác dụng chống oxy hóa Người ta ước tính tác dụng chống oxy hóa của các hợp chất flavonoid trong cam thảo mạnh gấp 100 lần tác dụng chống oxy hóa của vitamin E

Trang 23

- Các tác dụng khác

Các thử nghiệm còn quan sát thấy cam thảo có các tác dụng chống co thắt cơ trơn, tăng tỷ lệ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), chống dị ứng, kích thích miễn dịch, cải thiện trí nhớ và chống trầm cảm [46]

- Độc tính

Sử dụng lượng lớn cam thảo có thể gây tăng huyết áp thông qua hệ thống RAA, hạ kali và giữ natri dẫn đến phù nề [46]

D Nhận xét

Cam thảo (Glycyrrhiza uralensis Fisch, Glycyrrhiza inflata Bal, Glycyrrhiza glabra

L.) có tính bình; vị ngọt; Quy vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị, thông 12 kinh

Công năng: Kiện tỳ, ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thông, điều hòa tác dụng

của các thuốc

Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, mệt mỏi yếu sức, hóa đởm chỉ ho, đánh trống ngực, mạch

kẹt đại (mạch dừng), loạn nhịp tim, đau họng, mụn nhọt, thải độc

Thành phần hóa học: Terpenoid, saponin, flavonoid, coumarin Tác dụng dược lý điển hình: Tác dụng chống oxy hóa, chống đái tháo đường, hạ lipid

máu, chống viêm và giảm đau, chống ung thư

2 Câu kỷ tử A Tổng quan về vị thuốc

- Tên khoa học của cây thuốc: Lycium barbarum L (tên đồng nghĩa: Lycium

chinensis Mill.), họ Cà (Solanaceae) [2] [3] [4]

Tên khác: Củ khởi, rau khởi, địa cốt bì [4] - Bộ phận dùng: Quả chín [2] [3] [4]

- Tính, vị, quy kinh: Tính bình, vị ngọt; Quy vào 3 kinh phế, can, thận [2] [3] [4] - Công năng: Tư bổ can, thận, ích tinh, sáng mắt [2] [3]

Thành phần quan trọng được nghiên cứu nhiều nhất của L barbarum là

polysaccharide (5 - 8% quả khô) Các hợp chất này được cấu thành từ 6 monosaccharide, chủ yếu là glucose và xylose, với một lượng nhỏ arabinose,

rhamnose, mannose và galactose Ngoài ra quả L barbarum còn chứa carotenoid [4]

[63]

Trang 24

Quả L barbarum chín chứa tinh dầu, trong đó có các sesquiterpen dehydro - α -

cyperon và solavetivon, methyl linoleat (18% phân đoạn trung tính), các este của các acid béo C14, C16 và C18, betain, zeaxanthin, physalien,… Ngoài ra còn có 8 - 10% acid amin như acid aspartic (1,2%), prolin (0,65%), acid glutamic (0,63%), [4] [63] Hạt chứa nhiều sterol, trong đó có gramisterol (44%), lophenol (9%), cycloeucalenol (8%), nor - cycloartenol (6%),… [4] [63]

Ngoài ra, cây L barbarum còn có scopoletin, acid vanillic, betain và nicotamin [4]

[63]

C Tổng quan về tác dụng dược lý - Tác dụng trên hoạt động trao đổi chất

Câu kỷ tử chứa các monosaccharide giúp tăng cường hoạt động chuyển hóa thức ăn cũng như tỷ lệ kẽm và sắt trong cơ thể Ở một thử nghiệm trên chuột, nó cũng cho thấy hiệu quả ngăn ngừa gan nhiễm mỡ do rượu, có thể do ức chế biểu hiện enzyme cytochrome P450 2E1 (CYP2E1) của tế bào gan và ngăn ngừa peroxy hóa lipid [64] Một số thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên cho thấy nước ép câu kỷ tử làm tăng đáng kể hoạt động tiêu thụ năng lượng sau ăn so với giả dược Bằng cách kích thích tỷ lệ trao đổi chất thông qua hormoon tuyến thượng thận, nước ép câu kỷ tử giúp kiểm soát chu vi bụng ở những người tham gia thử nghiệm, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các hội chứng chuyển hóa [65]

- Tác dụng trên hệ tim mạch

Tác dụng hạ huyết áp của câu kỷ tử đã được nhận thấy trong một thử nghiệm in vivo

trên chuột Polysaccharide từ L barbarum (LBP) làm giảm sự co bóp của các động

mạch chủ đã bị cô lập bởi tác dụng của phenylephrine Hiệu quả này là do sự tác động làm tăng tác dụng, nồng độ của yếu tố giãn mạch nội mô (EDRF) Ngoài ra, chuột

được sử dụng polysaccharide từ L barbarum cũng gia tăng đáng kể đáp ứng với

acetylcholine [66] Thuốc sắc câu kỷ tử được sử dụng trên chuột với nồng độ từ 1g/kg đến 4g/kg cũng cho thấy hiệu quả giảm cholesterol toàn phần, triglyceride và LDL - cholesterol trong máu và gan sau 10 ngày sử dụng Hiệu quả này cũng thấy khi thử nghiệm trên thỏ [67]

- Tác dụng chống tiểu đường

Câu kỷ từ làm giảm quá trình oxy hóa ở bệnh nhân có tổn thương giác mạc do bệnh tiểu đường Nó giúp giảm hàm lượng lipid peroxide trong huyết thanh, cũng như tăng hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa Superoxide Dismitase (SOD) [68]

Ở các thí nghiệm trên chuột bị tiểu đường do streptozotocin, polysaccharide từ L

Trang 25

gây ra, cũng như kiểm soát đường huyết và thay đổi quá trình chuyển hóa glucose, từ đó cải thiện các dấu hiệu stress oxy hóa (SOD, MDA và oxide nitric (NO)) LBP cũng có tác dụng làm giảm kháng insulin, bằng việc tăng biểu hiện của chất vận chuyển glucose GLUT4 trên màng tế bào cơ xương của chuột Các thí nghiệm trên chuột và thỏ cũng cho thấy LBP làm giảm đáng kể nồng độ đường huyết lúc đói ở động vật thí nghiệm [69]

Thí nghiệm trên động vật cũng cho thấy L barbarum làm gia tăng đáng kể SOD,

catalase (CAT), tổng khả năng chống oxy hóa (TAOC) cũng như làm giảm hoạt động creatine kinase, peroxy hóa lipid nội sinh, stress oxy hóa Khi kết hợp cùng với thuốc

độc tế bào doxorubicin, L barbarum cho thấy khả năng cải thiện chức năng tim ở

chuột, cải thiện tỷ lệ tử vong, bình thường hóa aspartate aminotransferase và creatine kinase huyết thanh, cũng như cải thiện rối loạn nhịp tim và bất thường dẫn truyền, trong khi không ảnh hưởng đến hoạt tính của doxorubicin [71]

- Tác dụng điều hòa miễn dịch

Cao chiết L barbarum được chứng minh làm ức chế sự giảm số lượng bạch cầu do sử dụng cyclophosphamide Polysaccharide từ L barbarum được nhận thấy làm tăng

biểu hiện của IL-2 và TNF-α ở cả mức mRNA và protein và có phụ thuộc vào liều, từ đó cho thấy tiềm năng trong điều trị ung thư [72]

- Tác dụng kháng khuẩn

Cao chiết L barbarum có tác dụng kháng khuẩn trên 17 chủng vi khuẩn, bao gồm

Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Salmonella Typhi, Salmonella Paratyphi A đến C, Salmonella Typhimurium, Bacillus subtilis, Bacillus anthracis, Pseudomonas aeruginosa, Bacillus dysenteriae (Shigella dysenteriae), E coli, Candida albicans và trực khuẩn thương hàn Tác dụng này có thể ứng dụng trong

điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và nhiễm khuẩn ngoài da [73]

- Tác dụng chống ung thư

Polysaccharide của L barbarum (LBP) có tác dụng chống ung thư thông qua cơ chế

tăng cường miễn dịch LBP gây tăng số lượng tế bào lympho T CD4 (+) và CD8 (+) xâm nhập vào khối u, từ đó dẫn đến giảm ức chế miễn dịch, tăng khả năng chống khối u của hệ miễn dịch Một thử nghiệm trên chuột cho thấy LBP liều 10mg/kg làm giảm đáng kể khối u và cải thiện hệ thống miễn dịch Trong các nghiên cứu trên người

Trang 26

và chuột mắc ung thư thư tuyến tiền liệt, LBP ức chế đáng kể sự phát triển của tế bào ung thư so với nhóm đối chứng [74]

- Tác dụng khác

L barbarum còn cho thấy tác dụng cải thiện sức khỏe, chống viêm, bảo vệ thần kinh,

tăng cường chất lượng giấc ngủ và giảm khó chịu trong kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ [63]

- Độc tính

L barbarum được chứng minh là không có độc tính [63]

D Nhận xét

Câu kỷ tử (Lycium barbarum L.), tính bình; vị ngọt; Quy vào các kinh phế, can, thận

Công năng: Tư bổ can, thận, ích tinh, sáng mắt Chủ trị: Hư lao tinh suy biểu hiện đau thắt lưng, đầu gối, chóng mặt, ù tai, nội nhiệt

gây tiểu đường, huyết hư, mờ mắt

Thành phần hóa học: Polysaccharide, tinh dầu, terpenoid, sterol, acid amin,

carotenoid

Tác dụng dược lý điển hình: Tác dụng chống tiểu đường, chống oxy hóa, chống ung

thư, kháng khuẩn và bảo vệ tim mạch

3 Chè đắng A Tổng quan về vị thuốc

- Tên khoa học của cây thuốc: Ilex kaushue S.Y.Hu (tên đồng nghĩa: Syn Ilex

kudingcha C.J Tseng), họ Trâm bùi (Aquifoliaceae) [2] [3]

- Bộ phận dùng: Lá [2] [3] - Tính, vị, quy kinh: Tính lương, vị đắng, ngọt; Quy vào các kinh tâm, tỳ, thận [2]

[3] - Công năng: Thanh nhiệt tư hỏa, bình can hạ áp [2] [3] - Chủ trị:

 Thanh nhiệt tư hỏa: Cảm nắng sốt cao, các chứng do thử nhiệt như: viêm họng, lỵ, viêm dạ dày cấp tính; đau đầu hoa mắt [2] [3]

 Bình can hạ áp: Còn dùng trị bệnh tăng huyết áp, cholesterol máu cao; trừ lỵ do thấp nhiệt [2] [3]

- Liều dùng, cách dùng: Ngày dùng từ 10 - 12g, dạng thuốc sắc hoặc hãm [2]

B Tổng quan về thành phần hóa học

Các hợp chất đặc chưng nhất của I kaushue là các triterpenoid loại ursane, được phân

vào nhóm α-kudinlactone, β-kudinlactone và γ-kudinlactone với nhóm lactone gắn ở vị trí C20 và C28 [75]

Trang 27

I kaushue cũng chứa các hợp chất acid phenolic, chủ yếu là polyphenol và các hợp

chất liên quan Nó cũng chứa flavonoid (rutin, quercetin, kaempferol, ), tinh dầu, phytosterol và polysaccharide [75]

C Tổng quan về tác dụng dược lý - Tác dụng trên chuyển hóa lipid và bệnh tim mạch

Sử dụng nước I kaushue cho thấy hiệu quả bảo vệ chống oxy hóa trong huyết tương

và máu ở bệnh nhân rối loạn mỡ máu, cũng như cải thiện chỉ số lipid và tăng tác dụng hạ LDL-cholesterol ở bệnh nhân được điều trị bằng statin

Triterpenoid saponin từ lá I kaushue có tác dụng làm giảm lắng đọng LDL- cholesterol trong đại thực bào Nghiên cứu trên chuột ApoE -/- cho thấy saponin từ I

kaushue có tác dụng đáng kể trong điều trị tăng cholesterol máu và xơ vữa động mạch,

khi cải thiện các chỉ số huyết học bất thường ở chuột [75]

- Tác dụng chống tăng cân và chống đái tháo đường

Các thử nghiệm in vivo cho thấy hoạt tính chống béo phì mạnh của cao chiết I

kaushue, cũng như điều hòa sự biểu hiện của một số gen liên quan đến béo phì Cao

chiết này có tác dụng giảm sự biệt hóa của tiền tế bào mỡ cũng như giảm sự tích tụ lipid trong tế bào mỡ, từ đó làm giảm sự phát triển của mô mỡ, giảm sự tăng cân và béo phì [75]

Trên các bệnh nhân đái tháo đường typ II (T2DM), việc sử dụng nước I kaushue cho thấy hiệu quả kiểm soát đường huyết và chỉ số lipid máu, trong khi kết hợp nước I

kaushue với can thiệp chế độ dinh dưỡng ở người tiền đái tháo đường có hiệu quả cao

làm chỉ số lipid huyết thanh và giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành Trên chuột béo

phì bị tiểu đường, nước I kaushue (100mg/kg) trong 7 tuần làm giảm đáng kể trọng

lượng cơ thể cũng như chỉ số khối cơ thể; trong khi ở thử nghiệm trên chuột béo phì

do chế độ ăn nhiều chất béo, cao chiết I kaushue cải thiện tình trạng kháng insulin

[75]

Các acid dicaffeoylquinic và triterpenoid saponins từ lá I kaushue có hoạt tính làm

giảm đáng kể nồng độ glucose và lipid trong huyết thanh ở chuột đái tháo đường typ II Nó còn làm tăng đáng kể mức glucagon-like peptide 1 (GLP-1) ở chuột, từ đó gây ra tác dụng biếng ăn [75]

- Tác dụng chống oxy hóa

Cao chiết methanol 80% của I kaushue có hàm lượng polyphenol cao (11,51 g / 100 g) cũng như hoạt tính chống oxy hóa Các phenolic chính của I kaushue là các acid

mono và dicaffeoylquinic có độ ổn định hoạt tính sinh học cao và đóng góp đáng kể

cho tác dụng chống oxy hóa của I kaushue [75]

Trang 28

Ngoài ra, nước I kaushue cũng cho thấy hoạt tính chống oxy hóa mạnh trên thử nghiệm với các gốc tự do hydroxyl và superoxide; trong khi sử dụng kéo dài nước I

kaushue cho thấy hiệu quả giảm quá trình peroxide hóa lipid [75]

- Tác dụng chống viêm

Cao chiết ethanol của I kaushue có tác dụng cải thiện tổn thương ở chuột thiếu máu

cục bộ/tái tưới máu động mạch não thông qua cơ chế chống oxy hóa và chống viêm

Ở thí nghiệm gây viêm do lipopolysaccharide, saponin và quercetin từ I kaushue cho

thấy tác dụng ức chế hiệp đồng iNOS và COX-2 thông qua con đường NFκB [75]

- Tác dụng kháng vi sinh vật

Cao chiết nước của I kaushue cho thấy hoạt tính kháng khuẩn trên Escherichia coli O157:H7 và S aureus Các saponin từ I kaushue cũng cho thấy hoạt tính kháng khuẩn chống lại Staphylococcus aureus và Staphylococcus aureus kháng methicillin

(MRSA) Ngoài ra, các dẫn chất của acid ursolic (một acid triterpene pentacyclic) cho thấy tác dụng ức chế thoái hóa hemin qua trung gian hydrogen peroxide và glutathione, cung cấp một cơ chế bổ sung cho hoạt động chống ký sinh trùng sốt rét [75]

- Tác dụng chống ung thư

Một hợp chất từ I kaushue, acid 3,4,5-Tricaffeoylquinic có tác dụng ức chế yếu tố

hoại tử khối u alpha của các chất trung gian gây viêm trong tế bào sừng thông qua ức chế con đường Akt- và NF-κB Trong khi đó, ở thử nghiệm trên tế bào ung thư ruột kết ở người, acid dicaffeoylquinic có khả năng ức chế chuyển vị nhân NF-κB trong đại thực bào và gây ra quá trình chết tế bào theo chương trình (apotosis) thông qua

kích hoạt capases -8 và -3 Ngoài ra, Epigallocatechin gallate từ I kaushue cho thấy

độc tính tế bào lớn hơn quercetin và acid gallic trên tế bào ung thư HepG25 [75]

Trang 29

Tác dụng dược lý điển hình: Tác dụng chống oxy hóa, chống đái tháo đường, chống

ung thư và bảo vệ tim mạch

4 Chè xanh A Tổng quan về vị thuốc

- Tên khoa học của cây thuốc: Camellia sinensis (L.) O Ktze (tên đồng nghĩa:

Thea sinensis Seem), họ Chè (Theaceae) [3] [4]

Tên khác: Trà, mạy chà (Tày) [4] - Bộ phận dùng: Lá [3] [4]

- Tính, vị, quy kinh: Tính lương, vị đắng, chát, hơi ngọt; Quy vào 2 kinh can, thận [3] [4]

- Công năng: Giải nhiệt, giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, làm cho đầu não thư thái, da thịt mát mẻ, khỏi chóng mặt, xây xẩm, bớt mụn nhọt, cầm tả lỵ [3] [4]

- Chủ trị:

 Tâm thần mệt mỏi, ngủ nhiều, đau đầu, mắt mờ [3] [4]

 Sốt, khát nước, tiểu tiện không lợi, ngộ độc rượu [3] [4] - Liều dùng, cách dùng: Dùng lá chè tươi nấu nước uống hoặc lá chè khô hãm nước

sôi uống Dùng ngoài nước chè đặc rửa vết thương, vết bỏng hoặc lở loét giúp se da và chóng lên da non [3] [4]

B Tổng quan về thành phần hóa học

Các thành phần quan trọng trong “nước chè” là cafein, các polyphenol và tinh dầu Trong lá chè chứa caroten, riboflavin, acid nicotinic, pancothenic và ascorbic Tuy nhiên, acid ascorbic chỉ có trong lá chè tươi và bị phá hủy trong quá trình chế biến chè [4] [76]

Cafein là alkaloid nhân purin quan trọng nhất trong lá chè Tỷ lệ cafein phân bố trên cùng một nhánh lần lượt là 4 - 7% ở búp chè và lá thứ nhất, 4 - 5% ở lá thứ 2, 3 - 7% ở lá thứ 3, 3% ở lá thứ 4 và 1,9% ở cành (so với nguyên liệu khô) Cafein không bị thay đổi trong quá trình chế biến chè [4] [76]

Các tannin (polyphenol) là thành phần quan trọng thứ 2 trong lá chè Đây là thành phần biến đổi chủ yếu trong quá trình chế biến chè đen Bằng phương pháp sắc ký, người ta đã xác định được các thành phần polyphenol trong lá chè, bao gồm: d, l - galocatechin 5 - 8%, l - epicatechin 2 - 3%, d, l - catechin 1 - 2%,… [4] [76]

Lá chè tươi chứa từ 0,007 - 0,014% tinh dầu, chủ yếu là α, β hexenal; β, γ hexenol và các aldehyde Ngoài ra còn chứa các saponin triterpen, các flavonoid, acid hữu cơ, amino acid, các nguyên tố khoáng, vitamin, [4] [76]

Trang 30

C Tổng quan về tác dụng dược lý - Tác dụng chống oxy hóa

Nghiên cứu chỉ ra rằng cao chiết C chinensis chứa 3 thành phần có hoạt tính chống

oxy hóa là polyphenol, theanin và caffeine, có khả năng ức chế peroxide hóa LDL - cholesterol bằng cơ chế tạo phức chelat với ion đồng Trong đó, các polyphenol như EGCG, ECG, EGC hay EG thể hiện hoạt tính chống oxy hóa mạnh nhất [77]

Người ta cũng phát hiện ra các polysaccharide từ lá, hạt và hoa của cây cũng có tác dụng chống oxy hóa [78]

- Tác dụng chống ung thư

EGCG, một polyphenol từ C chinensis có tác dụng chống ung thư thông qua một số

cơ chế đã được nghiên cứu: (1) Ức chế sự di chuyển và xâm lấn của các tế bào khối u; (2) Tăng cường quá trình chết theo chu trình ở tế bào khối u; (3) Ức chế quá trình tân tạo mạch; (4) Ức chế sự tăng sinh của các tế bào khối u Ngoài ra, các cơ chế khác vẫn đang được nghiên cứu [76]

- Tác dụng chống đái tháo đường

Tác dụng chống tiểu đường của C chinensis chủ yếu thông qua 4 cơ chế chính (1) Cải thiện tình trạng kháng insulin: Nghiên cứu trên chó chỉ ra rằng cao chiết C

chinensis khi sử dụng với liều 80 mg/kg trong 12 tuần cho thấy tác dụng cải thiện độ

nhạy insulin và phân bố mỡ [79]

(2) Tăng cường chuyển hóa glucose: Cao chiết C chinensis khi sử dụng trên chuột bị

tiểu đường với liều 75mg/kg trong 30 ngày cho thấy tác dụng hạ đường huyết tương tự metformin, với cơ chế tăng tạo glycogen ở gan và thay đổi hoạt động của các enzyme chuyển hóa glucose [80]

(3) Tăng cường bài tiết insulin: Polysaccharide 7WA phân lập từ lá C chinensis cho

thấy tác dụng thúc đẩy bài tiết insulin [81]

(4) Cải thiện các biến chứng tiểu đường: Các chất polyphenol từ C chinensis có hoạt

tính chống oxy hóa mạnh, từ đó có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch do đái tháo đường [82]

- Tác dụng kháng khuẩn

Các nghiên cứu cho thấy EGCG và EC từ C chinensis có thể ức chế sự phát triển của

Helicobacter pylori, với MIC90 lần lượt là 50 ~ 100 μg / mL và 800 ~ 1600 μg / mL

[83] EGCG cũng được phát hiện có thể ức chế sự sống sót của vi khuẩn lao

Mycobacterium tuberculosis trong đại thực bào, cũng như có tác dụng ức chế đáng

kể trên S aureus với MIC90 là 58 mg / L Ngoài ra, EGCG cũng có tác dụng trên vi khuẩn nha chu, như Porphyromonas gingivalis với các giá trị MIC lần lượt là 250 -

Trang 31

- Tác dụng kháng virus

EGCG từ C chinensis là thành phần có hoạt tính kháng virus cao nhất Nghiên cứu

chỉ ra rằng ở nồng độ lớn hơn 1 μM, EGCG phá hủy các hạt virus và ức chế đáng kể sự xâm nhập sau hấp phụ cũng như quá trình phiên mã ngược của virus trong các bạch cầu đơn nhân; trong khi ở nồng độ lớn hớn 10 μM, EGCG ức chế hoạt động của enzyme protease Trong một nghiên cứu với virus cúm A, giá trị EC50 của EGCG là 22 ~ 28 μM [76]

- Tác dụng bảo vệ thần kinh

C chinensis và các hợp chất của nó đã được nghiên cứu tác dụng trên nhiều bệnh lý

thần kinh

(1) Bệnh Alzheimer: Thử nghiệm trên chuột già cho thấy cao chiết C chinensis nồng

độ 0,5% sử dụng trong 8 tuần có tác dụng cải thiện trí nhớ và khả năng học tập Ngoài ra, nó còn ức chế chọn lọc acetylcholine [84] Trong khi đó, hợp chất L - theanin cũng được báo cáo tác dụng cải thiện trí nhớ và vùng LTP hồi mã hải ở chuột mắc Alzheimer

(2) Bệnh Parkinson: Trong thử nghiệm trên chuột bị Parkinson, polyphenol từ C

chinensis (GTP) cho thấy hiệu quả trong bảo vệ tế bào thần kinh dopamine thông qua

cơ chế ức chế NO và các gốc tự do có nguồn gốc từ oxy (ROS) Các nghiên cứu trên chuột cũng cho thấy hiệu quả bảo vệ khỏi các chất độc thần kinh của EGCG - một

polyphenol chính của C chinensis [85]

(3) Bệnh thiếu máu não: Các thử nghiệm cho thấy sử dụng EGCG với liều 50mg/kg có thể giảm tổn thương tế bào thần kinh sau thiếu máu não; trong khi sử dụng

polyphenol từ C chinensis với liều 400mg/kg có tác dụng cải thiện nhận thức không

gian sau khi giảm tưới máu não mạn tính, thông qua các cơ chế loại bỏ gốc tự do, giảm các sản phẩm peroxide lipid cũng như giảm tổn thương AND bởi quá trình oxy

hóa Ngoài ra, có báo cáo cho thấy theanin từ C chinensis có tác dụng giảm tổn

thương vùng đồi thị ở chuột có tổn thương thiếu máu cục bộ não/tái tưới máu (IR) [86]

(4) Bảo vệ khỏi tổn thương não: Các nghiên cứu cho thấy EGCG có tác dụng bảo vệ khỏi sự chết tế bào dopaminergic bởi tác nhân thuốc trừ sâu DDT Trong khi đó, cao

chiết C chinensis nồng độ 5µg/L cho thấy tác dụng chống oxy hóa và giảm tổn

thương ADN do chì ở chuột [87]

Trang 32

D Nhận xét

Chè xanh (Camellia sinensis (L.) O Ktze), tính lương; vị đắng, chát, hơi ngọt; quy

vào các kinh can, thận

Công năng: Giải nhiệt, giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, làm cho đầu não thư thái, da thịt

mát mẻ, khỏi chóng mặt, xây xẩm, bớt mụn nhọt, cầm tả lỵ

Chủ trị: Tâm thần mệt mỏi, ngủ nhiều, đau đầu, mắt mờ, sốt, khát nước, tiểu tiện

không lợi, ngộ độc rượu

Thành phần hóa học: Polyphenol, alkaloid, tinh dầu, saponin, flavonoid, acid hữu cơ,

amino acid

Tác dụng dược lý điển hình: Tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư, chống đái tháo

đường và bảo vệ thần kinh

6 Dừa cạn A Tổng quan về vị thuốc

- Tên khoa học của cây thuốc: Catharanthus roseus (L.) G Don (tên đồng nghĩa:

Lochnera rosea (L.) Reichb f.; Vinca rosea L.), họ Trúc đào (Apocynaceae)

[2][3][4] - Bộ phận dùng: Lá, rễ [2] [3] [4] - Tính, vị, quy kinh: Tính hàn, lương, có độc; Quy vào các kinh tâm, can, thận - Công năng: Hoạt huyết, tiêu thũng giải độc, an thần hạ áp [2] [3] [4]

Thành phần có hoạt tính quan trọng nhất của C roseus là các alkaloid, với tỷ lệ hàm

lượng khoảng 0,37 - 1,15% ở lá, 0,7 - 2,4% ở rễ chính và 0,9 - 3,7% ở rễ phụ Khoảng

70 alkaloid trong cây C roseus đã được G.H Svoboda phân loại vào các nhóm hóa

học khác nhau [4] [88] Đầu tiên là các alkaloid dưới dạng monomer Nhóm này gồm có các alkaloid nhân indol (alstonin, amorosin, catharanthin, ) nhóm 2 - acyl indol (perividin, perosin, reserpine, serpentin, …), nhóm oxidol (mitraphylin), nhóm α - methylene indolin

Trang 33

(lochnericin, lochneridin, lochnerivin, …), nhóm dihydroindol (vincolin, vindolin, catharosin, …) [4] [88]

Ngoài ra còn có các alkaloid dạng dimer, bao gồm carosin, catharisin, isoleurosin,

vincamicin, vindolidin,… Các alkaloid quan trọng nhất của cây C roseus là

vinblastine, vincristine và ajmalicine [4] [88]

C roseus cũng chứa các hợp chất flavonoid, tannin, saponin, glycoside, terpenoid,

protein và phenol [88]

C Tổng quan về tác dụng dược lý - Tác dụng chống oxy hóa

Các hợp chất phenolic trong cây C roseus có hoạt tính chống oxy hóa Tác dụng này

đã được nhìn thấy trong các thử nghiệm nhặt gốc tự do DPPH với cao chiết ethanol,

methanol và dichloromethane của lá và rễ C roseus [101]

- Tác dụng chống tiêu chảy

Thử nghiệm trên chuột cho thấy tác dụng chống tiêu chảy của lá C roseus Cao chiết

lá trong ethanol khi sử dụng ở liều 200mg và 500mg/kg, với loperamid và atropine sulfate làm chất chuẩn, đã cho thấy tác dụng làm giảm tiêu chảy phụ thuộc vào liều ở chuột bị tiêu chảy do thầu dầu [102]

- Tác dụng chống đái tháo đường

Cao chiết toàn cây cho thấy tác dụng hạ đường huyết khi sử dụng ở liều 500mg/kg Trong khi đó, cao chiết trong ethanol của lá và hoa cũng cho thấy tác dụng hạ đường

huyết tương đương thuốc tiêu chuẩn glibenclamide Tác dụng hạ đường huyết của C

roseus đã được nhận thấy trong các thử nghiệm trên thỏ và chuột bị tiểu đường [103]

- Tác dụng kháng khuẩn, nấm và virus

Các hợp chất steroid, phenolics, tannin và saponin, alkaloid và flavonoid từ C roseus

có hoạt tính kháng khuẩn Các thử nghiệm với các cao chiết của cây trong ethanol, methanol, aceton và chloroform đều cho thấy hoạt động kháng khuẩn trên các chủng

Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Vibrio cholerae và Streptococcus faecalis

Tác dụng này được thể hiện mạnh nhất với cao chiết lá của cây [104]

Ngoài ra, đã có thử nghiệm cho thấy tác dụng của cao chiết C roseus đối với virus herpes simplex (typ 1), nấm Candida albicans Hợp chất vincristine và vinblastine từ cây C roseus cũng được nhận thấy có tác dụng chống lại Trypanosoma cruzi gây ra

bệnh ngủ châu Phi ở người [105]

- Tác dụng chống ung thư

Các dimerics alkaloid từ C roseus, bao gồm vincristine, vinblastine và

anhydrovinblastine được chứng minh hiệu quả kháng ung thư Các hợp chất này đã được ứng dụng vào sản xuất thuốc điều trị ung thư Vincristine đã được sử dụng để

Trang 34

điều trị bệnh bạch cầu lympho cấp tính ở cả trẻ em và người lớn, cũng như điều trị các bệnh Hodgkin, khối u Wilms, u nguyên bào thần kinh và u lympho của xương Trong khi đó, vinblastine được sử dụng để điều trị bệnh Hodgkin, cũng như u lympho không Hodgkin, ung thư màng đệm, u nguyên bào thần kinh, ung thư biểu mô vú và phổi, và bệnh bạch cầu mạn dòng lympho [106]

- Tác dụng tăng cường trí nhớ

Vipocetin, một hợp chất được tạo thành từ vincamine của cây C roseus có tác dụng

cải thiện chức năng não và trí nhớ, đặc biệt ở bệnh nhân Alzheimer [107]

- Tác dụng chống loét

Các thử nghiệm trên chuột cho thấy 2 hợp chất alkaloid từ C roseus là vincamine và

vindoline có tác dụng chống lại tổn thương dạ dày [108]

- Tác dụng hạ huyết áp

Các alkaloid có trong lá C roseus có tác dụng hạ huyết áp, khi thử nghiệm sử dụng cao chiết lá C roseus cho thấy hạ huyết áp ở trên động vật thí nghiệm [109]

D Nhận xét

Dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G Don), tính hàn, lương; có độc; Quy vào các

kinh tâm, can, thận

Công năng: Hoạt huyết, tiêu thũng giải độc, an thần hạ áp Chủ trị: Tăng huyết áp, tiểu đường, kinh nguyệt không đều, lỵ, bí tiêu Thành phần hóa học: Alkaloid, flavonoid, tannin, saponin, glycoside, terpenoid,

protein và phenol

Tác dụng dược lý điển hình: Tác dụng chống đái tháo đường, chống oxy hóa, chống

ung thư, tăng cường trí nhớ và kháng khuẩn

7 Đan sâm A Tổng quan về vị thuốc

- Tên khoa học của cây thuốc: Salvia miltiorrhiza Bunge, Họ Bạc hà (Lamiaceae)

[2] [3] [4] Tên khác: Đơn sâm, huyết sâm, xích sâm [4] - Bộ phận dùng: Rễ và thân rễ [2] [3][4] - Tính, vị, quy kinh: Tính hàn, vị đắng; Quy vào các kinh tâm, can [2] [3] [4] - Công năng: Hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lương huyết [2] [3] [4] - Chủ trị:

 Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục [2] [3] [4]

 Đau thắt ngực; mất ngủ, tâm phiền [2] [3] [4] - Liều dùng, cách dùng:

Trang 35

 Ngày dùng 8 - 15g dạng thuốc sắc [2] [4]

 Ngoài ra còn dùng để chế thuốc xoa bóp [2] [4]

B Tổng quan về thành phần hóa học

Rễ và thân rễ của S miltiorrhiza chứa các dẫn chất của phenol và acid phenolic:

danshensu; acid rosmarinic; các acid salvianolic A, B, C; acid lithospermic,… [4] [110]

Ngoài ra còn có các hợp chất diterpen (Miltirol, tanshinone, salviol, dihydromiltirol, feruginol, miltionon, miltiodiol,…) và một số thành phần khác (tannin, vitamin E, β - sitosterol,…) [4] [110]

C Tổng quan về tác dụng dược lý - Tác dụng chống đái tháo đường

Tác dụng chống đái tháo đường của acid salvianolic B từ S miltiorrhiza đã được

nghiên cứu Ở thử nghiệm trên chuột đái tháo đường, nồng độ glucose huyết lúc đói (FBG) đã giảm đáng kể ở tuần thứ 4 và thứ 6, khi sử dụng acid salvianolic B với liều 100 và 200 mg/kg Nó cũng làm giảm nồng độ insulin huyết và cải thiện độ nhạy insulin (ISI) Các tác dụng này tương tự với thuốc đối chứng rosiglitazone Ngoài ra, sau 6 tuần sử dụng acid salvianolic B, có sự cải thiện đáng kể nồng độ TG, TC, LDL- C, HDL-C ở huyết thanh chuột [89]

- Tác dụng chống ung thư

Tanshinone IIA chiết xuất từ S miltiorrhiza được chứng minh có tác dụng gây độc tế

bào trên một số dòng tế bào khối u ở người thông qua cơ chế kích thích quá trình chết tế bào theo chu trình Ngoài ra, neo - tanshinlacton cũng được nghiên cứu tác dụng trong ung thư vú, trong khi tanshinone I được nghiên cứu trong ung thư biểu mô phổi [90]

Nghiên cứu trên tế bào ung thư HepG2 cho thấy, S miltiorrhiza gây cạn kiệt thiol nội

bào, từ đó dẫn đến thay đổi tính thấm ty thể (MPT), tăng sinh các gốc tự do nguồn gốc oxy (ROS) và gây chết tế bào theo chu trình [91]

- Tác dụng chống viêm

Nghiên cứu chỉ ra rằng tanshinone có tác dụng ức chế sản xuất prostaglandin D2 cũng như động hóa học đối với bạch cầu Cơ chế có thể là do tanshinone ức chế sản xuất các cytokine từ tế bào viêm cũng như quá trình chuyển hóa acid arachidonic [92] Tanshinone IIA được chứng minh có vai trò tương tự phytoestrogen trong quá trình viêm, có tác dụng chống viêm bằng cách ức chế sản xuất NO, IL-1 beta, IL-6, TNF- alpha và iNOS cũng như biểu hiện của mARN Tanshinone IIA có thể được sử dụng

Trang 36

như một loại thuốc chống viêm chống lại các rối loạn viêm trong thời kì mãn kinh [110]

- Tác dụng kháng khuẩn

Các hoạt chất từ S miltiorrhiza (Cryptotanshinone và dihydrotanshinone I) thể hiện

hoạt tính kháng khuẩn trên một số vi khuẩn gram âm và gram dương Trong các

nghiên cứu trên chuột, S miltiorrhiza thể hiện khả năng bảo vệ độc tính

lipopolysaccharide từ vi khuẩn gram âm thông qua ức chế giải phóng TNF - α cũng như bảo vệ tổn thương gan [93]

Cao chiết trong ethanol của S miltiorrhiza thể hiện hoạt tính kháng khuẩn trên các vi khuẩn gây bệnh răng miệng là Porphyromonas gingivalis, A actinomycete

mcomitans, Streptococcus mutans, Lactobacillus, với nồng độ ức chế tối thiểu lần

lượt là 15.62, 15.62, 62.50 và 15.62 mg/ml Trong khi đó, cao chiết trong hexan và

chloroform có hoạt tính kháng khuẩn trên S aureus và S aureus kháng methicillin

(MRSA) [94]

- Tác dụng kháng virus

Nghiên cứu cho thấy cao chiết nước của S miltiorrhiza có tác dụng ức chế khả năng tích hợp in vitro và khả năng sao chép in vivo của virus HIV - 1 Hai hợp chất phân lập từ S miltiorrhiza, acid lithospermic và acid lithospermic B, đều có hoạt tính mạnh

chống lại sự tích hợp của virus HIV - 1, với IC50 lần lượt là 0,83 và 0,48 µM [95] Ngoài ra, cao chiết trong hexan và trong chloroform cho thấy hoạt tính kháng lại enterovirus

- Tác dụng chống oxy hóa

Acid salvianolic A và B chiết xuất từ S miltiorrhiza cho thấy hoạt tính chống oxy

hóa với EC50 lần lượt là 1,35 ± 0,00 và 1,43 ± 0,01 g/ml Trong khi đó, Danshensu(3- (3,4- dihydroxyphenyl) lactic acid) và tanshinone có tác dụng loại bỏ các gốc tự do

superoxide anion cũng như gốc tự do lipid Lá S miltiorrhiza chứa một lượng đáng

kể các hợp chất phenolic, trong đó có acid salvianolic B và acid rosmarinic, có hoạt tính chống oxy hóa [96]

- Tác dụng trên tim mạch

Nhiều nghiên cứu chỉ ra S miltiorrhiza có tác dụng giãn động mạch vành, giảm độ

dày nội mạc động mạch cảnh, ức chế kết tập tiểu cầu cũng như giảm oxy hóa LDL -

cholesterol Khi thử nghiệm trên chuột bị nhồi máu cơ tim, S miltiorrhiza và acid

salvianoic cho thấy tác dụng giảm kích thước vùng nhồi máu và giảm tỷ lệ tử vong [97]

Trang 37

S miltiorrhiza có vai trò quan trọng trong điều trị một số bệnh tim mạch như nhồi

máu cơ tim, bệnh mạch vành, bệnh tim bẩm sinh, chống xơ vữa động mạch, phòng ngừa tái hẹp động mạch, [97]

Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge), tính hàn; vị đắng; quy vào các kinh tâm, can

Công năng: Hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lương huyết Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích

hòn cục, đau thắt ngực, mất ngủ, tâm phiền

Thành phần hóa học: phenol, diterpen, tannin, sterol, vitamin Tác dụng dược lý điển hình: Tác dụng chống đái tháo đường, chống ung thư, bảo vệ

tim mạch, kháng khuẩn và kháng virus

8 Giảo cổ lam A Tổng quan về vị thuốc

- Tên khoa học của cây thuốc: Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino, họ Bí

(Cucurbitaceae) [2] - Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất [2] - Tính, vị, quy kinh: Tính hàn, vị đắng; Quy vào kinh can, phế [2] - Công năng: Thanh nhiệt giải độc, chỉ ho, trừ đờm [2]

- Chủ trị:

 Đợt cấp cùa viêm phế quản mạn tính [2]

 Viêm gan virus, viêm thận, viêm dạ dày cẩp, bệnh tiêu đường, chứng tăng mỡ máu [2]

- Liều dùng, cách dùng: ngày dùng 15 - 30g dưới dạng thuốc sắc, hoặc tán thành bột thô làm chè hãm uống [2]

B Tổng quan về thành phần hóa học

Thành phần hóa học quan trọng nhất là saponin Trong đó, có những hoạt chất giống

với ginsenosides từ P ginseng (Panax ginseng), chiếm khoảng một phần tư toàn bộ

saponin của cây Các saponin còn lại chủ yếu là gypenosides Tổng hàm lượng saponin trong dược liệu khô là khoảng 2,4% [98]

Trang 38

G pentaphyllum còn chứa các thành phần khác như polysaccharide, flavonoide,

sterol, amino acid, các nguyên tố vô cơ, [98]

C Tổng quan về tác dụng dược lý - Tác dụng chống ung thư

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy các thành phần hóa học như saponin,

polysaccharide, flavonoid, từ G pentaphyllum có hoạt tính chống ung thư thông

qua các cơ chế khác nhau (1) Điều hòa miễn dịch: Trên thí nghiệm ở chuột bị ung thư biểu mô dạ dày (MFC),

sử dụng polysaccharide từ G pentaphyllum (GPP) với liều 50 và 100 mg / kg trong

12 ngày cho thấy tác dụng ức chế phát triển khối u Ngoài ra, nó còn ngăn ngừa teo cơ quan miễn dịch và suy giảm chức năng trên chuột, cho thấy tác dụng chống ung thư này liên quan đến hoạt động tăng cường miễn dịch [99] Các nghiên cứu với

saponin từ G pentaphyllum (GPS) cũng cho thấy hiệu quả ức chế sự phát triển của

khối u [100] (2) Hoạt hóa quá trình chết tế bào theo chu trình: Thử nghiệm trên tế bào ung thư đại trực tràng SW-480 cho thấy GPS với liều 70 - 130 µg/mL cho thấy hiệu quả giảm tỷ lệ tế bào và tăng tính thấm màng plasma của tế bào SW-480 một cách phụ thuộc vào liều và thời gian Sau khi điều trị với GPS, nồng độ gốc tự do có nguồn gốc từ oxy (ROS) tăng lên, từ đó gây ra độc tính cho tế bào và hoạt hóa chết tế bào theo chương trình [101]

(3) Ức chế sự di căn: GPS có tác dụng ức chế sự di chuyển của tế bào trong ống nghiệm, phụ thuộc vào liều, theo cơ chế gây ảnh hưởng đến mạng lưới vi sợi, tổn thương hình dạng tế bào và khả năng di chuyển của nó Ngoài ra, damulin B, một

saponin từ G pentaphyllum, đã được báo cáo có khả năng ức chế sự di chuyển của

các tế bào ung thư phổi (A549 và H1299) ở người [102] (4) Điều hòa hệ vi sinh vật đường ruột: GPS đã thúc đẩy đáng kể sự phát triển của vi khuẩn sản xuất acid béo chuỗi ngắn, từ đó làm giảm sự phong phú đối với vi khuẩn khử sulfate (tạo ra hydro sulfua gây tổn thương biểu mô ruột và thúc đẩy tiến triển ung thư) [103]

(5) Ngừng chu kỳ tế bào: Gypenoside LI, một monomer gypenoside từ G

pentaphyllum, có tác dụng gây độc tế bào mạnh đối với các tế bào u ác tính bằng cách

ngừng chu kỳ tế bào ở pha S và ức chế sự tăng sinh tế bào khối u ác tính Nghiên cứu trên tế bào A549, GPS cho thấy tác dụng ngừng chu kỳ tế bào ở pha G0/G1, trong

khi flavonoid từ G pentaphyllum, (GPF) cho thấy khả năng ngừng chu kì tế bào ở

pha S và G2/M [104]

Trang 39

- Tác dụng chống đái tháo đường

Thử nghiệm trên chuột bị tiểu đường do streptozotocin (STZ), saponin từ G sylvestre

(GPS) cho thấy có tác dụng làm giảm glucose huyết hiệu quả sau 2 tuần Hoạt chất

phanoside từ G pentaphyllum, được chứng minh có khả năng tăng cường bài tiết

insulin trên đảo tụy chuột bị cô lập Ở mức liều 500µM, hoạt tính của nó được báo cáo mạnh gấp 5 lần hoạt tính của glibenclamide Ngoài ra, ở nghiên cứu trên chuột béo tiểu đường Zucker, Gypenosides cho thấy tác dụng cải thiện độ nhạy cảm của thụ thể insulin và giảm tăng đường huyết do glucose ngoại sinh [105]

- Tác dụng chống oxy hóa

Các nghiên cứu in vitro và in vivo đã được thực hiện cho thấy khả năng chống oxy hóa của polysaccharide từ G pentaphyllum (GPP) Các chất GPA1, GPA2 và GPA3 phân lập từ cao chiết nước của G pentaphyllum được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa ở thử nghiệm in vitro GPA3 có khả năng loại bỏ gốc tự do lớn hơn GPA1

và GPA2, cũng như khả năng tạo phức chelat với ion sắt và khả năng khử tốt hơn Một polysaccharide khác, GMC, cho thấy tác dụng đáng kể loại bỏ gốc tự do superoxide cũng như ngăn cản quá trình tự oxy hóa 1,2,3-phentriol [106]

- Tác dụng điều hòa miễn dịch

Trong các nghiên cứu, polysaccharide từ G pentaphyllum (GPP) cho thấy tác dụng

tăng khả năng miễn dịch thông qua trung gian tế bào, miễn dịch dịch thể và miễn dịch không đặc hiệu Thử nghiệm trên chuột cho thấy GPP được chứng minh có khả năng hoạt hóa lách, tuyến ức, đại thực bào và tế bào diệt tự nhiên NK, với tác dụng phụ thuộc vào liều Nó cũng tăng số lượng tế bào lympho T CD4, cũng như tăng tỷ lệ CD4+/CD8+ trong huyết thanh và lách ở chuột bị ức chế miễn dịch Ngoài ra GPP cũng tăng nồng độ các chất chống oxy hóa như SOD, GSH-Px, T-AOC, GSH và CAT, trong khi làm giảm nồng độ MDA, từ đó có khả năng bảo vệ tránh tổn thương oxy hóa hệ thống miễn dịch [106]

- Tác dụng bảo vệ gan

Saponin từ G pentaphyllum (GPS) được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa gan

nhiễm mỡ Ở thử nghiệm trên chuột với chế độ ăn nhiều chất béo, cholesterol và rượu, GPS được báo cáo ngăn ngừa thoái hóa mỡ gan thông qua tăng biểu hiện của PPAR- α trong gan để ức chế peroxid hóa lipid và chết tế bào theo chương trình của tế bào gan, do đó cải thiện gan nhiễm mỡ, tổn thương ty thể và cải thiện chức năng gan

Ngoài ra, G pentaphyllum cũng được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa gan nhiễm

mỡ không do rượu (NAFLD) thông qua cơ chế giảm phản ứng viêm cũng như giảm stess oxy hóa ở gan [106]

Trang 40

- Tác dụng bảo vệ thần kinh

Các saponin nhóm dammarane, bao gồm gypenoside S1, gypenoside S3, gypenoside S2 và gypenoside S4, đã được nghiên cứu tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh SH - SY5Y Ở nghiên cứu trên 3 dòng tế bào ung thư, là A549 (phổi), HepG2 (gan) và SH- SY5Y (dây thần kinh), cả 4 saponin trên đều cho thấy độc tính tế bào thấp (IC50 lớn hơn 100 μM), trong khi có tác dụng bảo vệ phụ thuộc vào liều ngăn cản sự chết tế bào SH-SY5Y do hydrogen peroxide gây ra, với tỷ lệ sống sót tăng từ 66% lên 69% ở nồng độ 20 μM Đặc biệt, gypenoside S2 và gypenoside S4 cho thấy tỷ lệ sống tăng lên 79% ở nồng độ 100 µM [106]

Ngoài ra, G pentaphyllum còn được chứng minh có tác dụng đối với bệnh Alzheimer,

Parkinson, sa sút trí tuệ do mạch máu não và tổn thương thiếu máu cục bộ/tái tưới máu não [98]

- Tác dụng bảo vệ tim mạch

Các thử nghiệm cho thấy hiệu quả giảm lipid trong máu, chống xơ vữa và chống tăng

cân của G pentaphyllum [98]

- Độc tính

Các thử nghiệm trên chuột cho thấy không có tác dụng có hại của G pentaphyllum

[98]

D Nhận xét

Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino), tính hàn; vị đắng; quy

vào kinh can, phế

Công năng: Thanh nhiệt giải độc, chỉ ho, trừ đờm Chủ trị: Đợt cấp cùa viêm phế quản mạn tính, viêm gan virus, viêm thận, viêm dạ

dày cẩp, bệnh tiêu đường, chứng tăng mỡ máu

Thành phần hóa học: Saponin, polysaccharide, flavonoide, sterol, amino acid Tác dụng dược lý điển hình: Tác dụng chống ung thư, chống đái tháo đường, chống

oxy hóa, bảo vệ gan

9 Gừng A Tổng quan về vị thuốc

- Tên khoa học của cây thuốc: Zingiber officinale Rose., họ Gừng (Zingiberaceae)

Tên khác: Khương, co khinh (Thái), sung (Dao) [2] [4] - Bộ phận dùng: Thân rễ [2][4]

- Tính, vị, quy kinh: Tính nhiệt, vị cay; Quy vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị, thận, đại tràng [2] [4]

- Công năng: Ôn trung tán hàn, hồi dương, thông mạch, táo thấp tiêu đàm [2] [4] - Chủ trị:

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN