1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Kỹ Năng Giao Tiếp Tiếng Hàn Của Sinh Viên Năm Nhất Khoa Hàn Quốc Học Trường Đh Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn.pdf

70 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
Tác giả Phan Thị Thanh Huệ, Bạch Nhật Minh, Hồ Phạm Thiên Nga, Trần Hoàng Ngân, Võ Thị Kim Ngân
Người hướng dẫn PTS. Châu Văn Ninh
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Phương pháp Nghiên cứu Khoa học
Thể loại Bài Cuối Kì
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 5,47 MB

Cấu trúc

  • II. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu (0)
    • 2.1. Mục tiêu nghiên cứu....................................................... 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................... III. Phạm vi nghiên cứu (12)
    • 3.1. Khách thể nghiên cứu..................................................... 3.2. Đối tượng nghiên cứu..................................................... IV. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn (15)
    • 5.1. Ý nghĩa khoa học............................................................. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................. PHẦN NỘI DUNG (15)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU (17)
    • 1. Cơ sở lý luận (17)

Nội dung

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu III Phạm vi nghiên cứu

Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Trên cơ sở đó, nhóm đưa ra đề xuất các phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn hiệu quả nhằm giúp các sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học có được kỹ năng tốt hơn.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài sẽ được thực hiện theo các nhiệm vụ sau:

Hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn: ảnh hưởng là gì, giao tiếp là gì, vai trò của kỹ năng giao tiếp và tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn.

Tìm hiểu và phân tích thực trạng, mô tả và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất hệ Chính Quy khoa Hàn Quốc Học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh Đồng thời thu thập kinh nghiệm, phương pháp cải thiện và nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên. Đưa ra những đề xuất về các phương pháp học giao tiếp tiếng Hàn hiệu quả nhằm giúp cho sinh viên hệ Chính Quy khoa Hàn Quốc Học giao tiếp tiếng Hàn tốt hơn.

III Phạm vi nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu 3.2 Đối tượng nghiên cứu IV Phương pháp nghiên cứu

Sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc Học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc Học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu này được thực hiện tại các lớp học tiếng Hàn năm nhất khóa 2022 khoa Hàn Quốc học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuộc nghiên cứu hoạt động học kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khóa 2022 khoa Hàn Quốc học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện từ ngày 15/5/2023 đến 29/5/2023.

Bài nghiên cứu nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn Dựa trên những phương diện chủ quan và khách quan của người học, nhóm nghiên cứu đưa ra các yếu tố làm ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên như tâm lý của người học, động cơ, phương pháp giảng dạy, yếu tố về kính ngữ, văn hóa, môi trường giao tiếp Từ đó rút ra những khó khăn thường gặp trong hoạt động giao tiếp tiếng Hàn, đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khóa 2022 khoa Hàn Quốc học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

IV Phương pháp nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu, để đảm bảo được độ tin cậy từ kết quả nghiên cứu nhóm nghiên cứu đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết gồm nghiên cứu tài liệu, tư liệu có sẵn, nghiên cứu thực nghiệm thông qua bảng hỏi, phỏng vấn

- Phương pháp nghiên cứu tư liệu: Tham khảo các công trình trước đó, các báo cáo, nghiên cứu có liên quan để khái quát tổng thể về tác động các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Đồng thời phương pháp này còn được dùng để thành lập các lý thuyết, lý luận, khái niệm có liên quan đến đề tài.

- Phương pháp khảo sát: Thông qua các phiếu điều tra, thu thập ý kiến, mục đích nhằm tìm hiểu mức độ tác động của các yếu tố về các mặt phương pháp học, lợi ích, động cơ học, phương pháp giảng dạy và các yếu tố về tâm lý của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học 5.2 Ý nghĩa thực tiễn PHẦN NỘI DUNG

Bài nghiên cứu này đã đóng góp một số phát hiện mới về các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Thông qua việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn và tầm ảnh hưởng của các yếu tố đó trong giao tiếp, nhóm nghiên cứu thực hiện các phương pháp như thu thập, chọn lọc, tìm hiểu các tài liệu có liên quan đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn và có cái nhìn khách quan về mức độ ảnh hưởng đối với người học

Kết quả nghiên cứu này giúp người học nhận diện rõ các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn, từ đó xem xét các yếu tố ấy có tác động tích cực hay tiêu cực đối với bản thân người học để họ nhận thức được vấn đề mình đang gặp phải trong giao tiếp tiếng Hàn Khi hiểu rõ bản thân đang gặp phải vấn đề gì họ sẽ tìm cho mình một vài phương pháp học giao tiếp tiếng Hàn hiệu quả, phù hợp với năng lực của bản thân nhằm cải thiện, nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếngHàn Thông qua các phương pháp đó, nó sẽ giúp các bạn sinh viên thêm tự tin,mạnh dạn và sẵn sàng tham gia giao tiếp với các bạn người Hàn Quốc.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận

Theo từ điển Oxford định nghĩa khái niệm ảnh hưởng được hiểu là ‘the effect that somebody/something has on the way a person thinks or behaves or on the way that something works or develops” (ảnh hưởng là sự tác động mà ai đó, thứ gì đó gây ra đối với cách một người suy nghĩ, cư xử hoặc đối với cách mà một thứ gì đó hoạt động và phát triển) Như vậy, ảnh hưởng được hiểu là một sự việc nào đó có thể tác động xấu hoặc tác động tốt đến mọi người cũng như mọi sự việc khác

Theo Martin P Andelem (1950) “Giao tiếp là quá trình, qua đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta” John B Hoben (1954) cũng khẳng định “Giao tiếp là sự trao đổi với nhau qua tư duy hoặc ý tưởng bằng lời” Trong hoạt động giao tiếp diễn ra quá trình thiết lập và phát triển các mối quan hệ giữa các cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động Đây là hoạt động nhằm xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với người trong đời sống xã hội vì những mục đích nhất định Như vậy, giao tiếp được hiểu là một quá trình, trong đó con người chia sẻ với nhau các ý tưởng, thông tin và cảm xúc, nhằm xác lập và vận hành các mối quan hệ trong đời sống xã hội vì những mục đích nhất định.

1.3 Vai trò của kỹ năng giao tiếp

Brian Tracy - một trong những diễn giả hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tư vấn quản trị nhân sự đã từng nói: “Để thành công trong cuộc sống, công việc và sự nghiệp của mình bạn cần học kỹ năng giao tiếp, 85% sự thành công của bạn được quyết định bởi chính khả năng xây dựng các mối quan hệ của mình và chỉ có 15% được quyết định bởi bằng cấp, kiến thức và trí thông minh của bạn”. Giao tiếp là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn lớn và có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người Như vậy, cần tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của giao tiếp để đảm bảo cho các kỹ năng khác được thực hiện tốt Đồng thời giao tiếp còn là phương tiện thể hiện mặt cá nhân của mỗi người Tâm lý của con người được hình thành, phát triển trong giao tiếp với những người xung quanh và mức độ tự tin cũng được hình thành trong hoạt động giao tiếp Vì vậy yếu tố chủ quan của con người là một phần ảnh hưởng của hoạt động giao tiếp.

1.4 Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất

Theo Khảo sát các công trình nghiên cứu về giáo dục tiếng Hàn vì mục đích nghề nghiệp (Hoàng Thị Yến, 2009), việc sở hữu một kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn tốt sẽ tạo nhiều cơ hội trong các lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên, quá trình giao tiếp ngôn ngữ luôn có sự tác động của các yếu tố làm ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả giao tiếp Đối với người học tiếng Hàn các yếu tố này xuất phát từ nhiều khía cạnh và có mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với người học tiếng Hàn Đối với sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học, yếu tố có sức ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình giao tiếp là việc chú trọng quá nhiều vào lý thuyết, điểm số mà hạn chế đi kỹ năng giao tiếp đã khiến cho khả năng giao tiếp bị giảm sút nghiêm trọng.

2 Các tài liệu liên quan

Với vấn đề nghiên cứu “Communication Culture in Korean” (Văn hóa giao tiếp bằng tiếng Hàn) (2021) của Gulchekhra Alisherovna Yusupova, Khoa Ngữ văn Hàn Quốc, Đại học Nghiên cứu Phương Đông, Tashkent, Uzbekistan đã phân tích rõ ảnh hưởng quan trọng của vai trò kính ngữ trong giao tiếp tiếng Hàn. Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, bài nghiên cứu đã chỉ ra nguồn gốc lâu đời của các quy tắc, nghi thức nghiêm ngặt về kính ngữ bắt nguồn từ triều đại Joseon đồng thời do ảnh hưởng của Nho giáo Sự xuất hiện của kính ngữ mang ý nghĩa quan trọng cả về văn hóa, đạo đức, kỹ năng giao tiếp, nghề nghiệp và thế giới quan của người học tiếng Hàn (theo kết quả nghiên cứu của giáo sư Kim Gyu Son) Bài nghiên cứu cũng khẳng định rõ “người học ngoại ngữ bắt buộc phải nắm rõ các kỹ thuật giao tiếp trang trọng khi giao tiếp tiếng Hàn”. Sau đó tác giả đã đưa ra một số đối tượng cần sử dụng yếu tố kính ngữ khi giao tiếp và cho rằng đây là một thách thức đối với người học tiếng Hàn Thông qua bài nghiên cứu, tác giả đã kết luận rằng kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố kính ngữ, đây là nền tảng để giao tiếp, thể hiện thái độ, sự tôn trọng và địa vị của người nói tiếng Hàn

2.2 상호문화 의사소통 능력 향상을 위한 한국어 교육 방안 연구

Với vấn đề nghiên cứu “상호문화 의사소통 능력 향상을 위한 한국어 교육 방안 연구” (12/2021), (Nghiên cứu về phương án giáo dục tiếng Hàn để nâng cao năng lực giao tiếp văn hóa tương hỗ) của tác giả 김도연 (Kim Do Yeon), Đại học Yeungnam đã chỉ ra nền văn hóa ở mỗi quốc gia là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp tiếng Hàn Bằng phương pháp thu thập dữ liệu, tham khảo nguồn tài liệu nghiên cứu có sẵn, đề tài đề cập đến mối quan hệ giữa văn hóa và giao tiếp, trên cơ sở đó nghiên cứu về vấn đề giáo dục giao tiếp văn hóa tương hỗ và thực trạng giáo dục giao tiếp văn hóa tương hỗ hiện nay. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu đề ra phương pháp giảng dạy kết hợp giữa học và

19 hiểu về văn hóa Hàn Quốc, sự am hiểu về văn hóa giúp người học tự tin trong quá trình giao tiếp tiếng Hàn Đồng thời, dựa trên dữ liệu khảo sát, nghiên cứu chỉ ra những thuận lợi nhất định trong quá trình giao tiếp đối với người học tiếng Hàn, tránh những mâu thuẫn xảy ra khi giao tiếp Qua nghiên cứu, họ kết luận rằng việc giáo dục giao tiếp văn hóa tương hỗ đóng vai trò quan trọng giúp người học nhận thức khách quan về văn hóa, tôn trọng văn hóa ngôn ngữ và nâng cao khả năng thích ứng để giúp người học vượt qua trở ngại về văn hóa và tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Hàn.

2.3 한국어 의사소통 능력 향상을위한과정극 (Process Drama) 교수방안

Với vấn đề nghiên cứu “한국어 의사소통 능력 향상을위한과정극 (Process Drama) 교수방안” ( Phương án giảng dạy Process Drama để nâng cao năng lực giao tiếp tiếng Hàn), (2021) của tác giả Yoon Hye Jeong (윤혜정), Đại học Kyunghee, Hàn Quốc đã đề cập đến phương pháp giảng dạy Process Drama đối với kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của người học Bài nghiên cứu nêu lên thực trạng thiếu sự tương tác giữa giảng viên và người học có thể làm ảnh hưởng đến khả năng tự tin giao tiếp tiếng Hàn Từ đó tiến hành nghiên cứu phương pháp giảng dạy “Process Drama” Phương pháp này đề cao vai trò của bầu không khí trong tiết học bằng cách “làm giảm vai trò của giáo viên và người học trở thành trung tâm”, vì vậy hoạt động đối thoại diễn ra tự nhiên Bằng phương pháp khảo sát, thống kê với bảng hỏi, phỏng vấn, bài nghiên cứu chứng minh được hiệu quả giao tiếp tiếng Hàn được cải thiện khi dùng phương pháp “Process Drama”. Song song với đề tài nghiên cứu này đã cho thấy phương pháp học tập là yếu tố ảnh hưởng đến việc cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của người học Tuy nhiên, việc áp dụng phải phù hợp với trải nghiệm của người học và không phủ nhận hiệu quả, vai trò của giảng viên trong các phương pháp giảng dạy cũ

2.4 한국어 말하기 연습을 위한 모바일 기반 가상현실 애플리케이션 내용 설계 연구

Với vấn đề nghiên cứu “한국어 말하기 연습을 위한 모바일 기반 가상현실 애플리케이션 내용 설계 연구” (Một nghiên cứu về thiết kế nội dung ứng dụng thực tế ảo dựa trên thiết bị di động để luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn), (2021) của tác giả 노몽림 (Nomongnim) đã chỉ ra mặt hạn chế trong giáo dục ở lớp học đối với sinh viên, từ đó xây dựng ứng dụng luyện tập kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn bằng ứng dụng thực tế ảo trên thiết bị di động để khắc phục những mặt hạn chế đó Ứng dụng thực tế ảo cung cấp môi trường luyện tập kỹ năng giao tiếp ở mọi lúc mọi nơi, hỗ trợ sinh viên học phát âm, chỉnh âm từ đó người học nhận ra thiếu sót để cải thiện kỹ năng giao tiếp, tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và duy trì sự hứng thú Đồng thời, nắm bắt được tiến độ học tập, lên kế hoạch cho quá trình luyện tập và nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn Thông qua bài nghiên cứu đã cho thấy ứng dụng công nghệ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên

2.5 애니메이션을 활용한 초급 학습자의

Với đề tài nghiên cứu “애니메이션을 활용한 초급 학습자의” (Tập trung vào việc cải thiện kỹ năng giao tiếp thông qua mô phỏng), (2021) của cố vấn 민정호 (Min Jung Ho), Khoa Ngôn ngữ và Văn học Hàn Quốc, Đại học Dongguk đã đề cập đến vấn đề hỗ trợ người học kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động lồng tiếng phim hoạt hình Bằng phương pháp khảo sát với bảng hỏi dựa trên đối tượng là người mới bắt đầu học tiếng Hàn và mong muốn cải thiện kỹ năng giao tiếp, nghiên cứu đề xuất một mô hình học tập áp dụng cho lớp học tiếng Hàn dựa trên kết quả khi áp dụng mô hình đối với ngôn ngữ tiếng Trung, tiếng Nhật và tiếng Anh Hoạt động lồng tiếng được sử dụng trong lớp học tiếng Hàn giúp cải thiện phát âm, ngữ điệu, sự tự tin và tạo hứng thú cho người học Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích trình bày một mô hình lớp hoạt động lồng tiếng có thể áp dụng cho kỹ năng nói tiếng Hàn và đưa ra đề xuất việc sử dụng mô

21 hình đối với những người mới bắt đầu học tiếng Hàn trong môi trường lớp học thực tế.

2.6 KFL 환경의 초급 학습자를 위한 한국어 교육 방안 연구 의사소통능력 향상을 위한: 스마트러닝의 활용을 중심으로

Với đề tài nghiên cứu “KFL 환경의 초급 학습자를 위한 한국어 교육 방안 연구 :

의사소통능력 향상을 위한 스마트러닝의 활용을 중심으로” (Nghiên cứu về các phương pháp giáo dục tiếng Hàn cho người mới bắt đầu trong môi trường KFL: Tập trung vào việc sử dụng phương pháp học thông minh để cải thiện kỹ năng giao tiếp), (2022) của tác giả 왕샤오 (Wang Yao) đã phân tích tình hình giáo dục tiếng Hàn, những nguyên nhân gây thiếu khả năng giao tiếp nhằm nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên Trung Quốc Bằng phương pháp lập bảng phân tích dựa vào kết quả học tập tiếng Hàn thông qua Smart Learning tại Trung Quốc VR, tác giả đã chỉ ra phương án giảng dạy bằng ứng dụng Smart Learning là một yếu tố tác động tích cực đến học tập và kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên Trung Quốc Ngoài ra phương pháp này còn thích hợp để nâng cao năng lực giao tiếp tiếng Hàn của người học

2.7 The effects of physical movement on language learners’ self- confidence and willingness to communicate

Bàn về vấn đề “The effects of physical movement on language learners’ self- confidence and willingness to communicate” (Ảnh hưởng của chuyển động cơ thể đối với sự tự tin và sẵn sàng giao tiếp của người học ngoại ngữ), (2021) của Huỳnh Thị Thu Nguyệt, Nguyễn Văn Long đã phân tích về yếu tố chuyển động cơ thể đến kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ Bằng phương pháp sử dụng bảng hỏi,khảo sát, điều tra, phân tích mô tả, đề tài ghi nhận những tác động tích cực vận động thể chất đối với quá trình giao tiếp, tương tác xã hội Chuyển động cơ thể được xem là có khả năng cải thiện sự tự tin và giúp người học sẵn sàng tham gia giao tiếp trong lớp học ngoại ngữ Bên cạnh đó, nghiên cứu còn phân tích mối tương quan giữa sự tự tin và năng lực giao tiếp Kết quả cho thấy sự tự tin có những đóng góp đáng kể trong hoạt động giao tiếp ngoại ngữ của người học. Những sinh viên tự tin có xu hướng tích cực tham gia vào các cuộc trò chuyện, đặc biệt là trong các lớp học ngoại ngữ Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế như số lượng mẫu nhỏ, chỉ sử dụng khả năng tự phản ánh của học sinh mà không có các công cụ khác để kiểm tra chéo như thành tích học tập (điểm số), phỏng vấn hoặc ghi hình lớp học nên trong tương lai nghiên cứu sẽ tích hợp nhiều công cụ để đưa ra kết quả thuyết phục hơn.

Thông qua quá trình lược khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

“Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn” đã cho thấy có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên.

Ngày đăng: 22/08/2024, 15:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w