Để bảo tồn các địa điểm du lịch và tiếp tục mở cửa phục vụ khách du lịch sau này, Việt Nam đã chọn hướng phát triển du lịch bền vững, vừa mở cửa du lịch vừa bảo tồn nguyên vẹn văn hóa, s
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG
BÀI BÁO CÁO MÔN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
DU LỊCH VIỆT NAM – QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TRONG DU LỊCH
GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Xoan
Lớp: K23 - BC CLC 1
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI CẢM ƠN 2
I MỞ ĐẦU 3
II QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 3 1 Giai đoạn 2000 - 2010 3
2 Giai đoạn 2011-2019 5
3 Giai đoạn 2020 đến nay 6
III TÍNH BỀN VỮNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 8
1 Du lịch bền vững là gì? 8
2 Thực trạng du lịch bền vững tại Việt Nam 8
a Những mục tiêu đặt ra khi phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam 9
b Những thách thức, hạn chế của phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam hiện nay.10 c Giải pháp để khắc phục các điểm hạn chế 11
IV CHÍNH SÁCH DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM 11
1 Các chính sách về du lịch ở nước ta 11
2 Bình luận về chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững của nước ta 13
3 Các kiến nghị 14
V KẾT LUẬN 14
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Xoan, người đã hướng dẫn em cũng như là các bạn trong lớp học môn Xã hội học đại cương trong suốt học phần vừa qua Em xin cảm ơn cô vì sự nhiệt tình giảng dạy của
cô dành cho lớp chúng em trong suốt học kỳ vừa qua
Em hiện tại chỉ là một sinh viên năm nhất, báo cáo này của em có thể còn nhiều thiếu sót, mong cô thông cảm và góp ý em có thể làm tốt hơn trong những lần sau
Em xin chân thành cảm ơn cô!
Sinh viên
Huỳnh Trần Minh An
Trang 4I MỞ ĐẦU
Ngành Du lịch hiện nay đang được Nhà nước ta xem là một trong các ngành mũi nhọn
vì nước ta có tiềm năng phát triển ngành này khá phong phú Nước ta có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như vịnh Hạ Long, động Phong Nha,… Ngành du lịch đang trên đà phát triển rất tốt, kể từ sau mùa dịch COVID-19 đến nay đã phục hồi nhanh chóng và đạt được nhiều kết quả tốt
Các địa điểm du lịch như các di tích lịch sử, các bãi biển, sông, hồ, núi non,… đều đang được bảo tồn và xây dựng ngày càng phát triển để phục vụ khách du lịch Bên cạnh đó, các khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi đang được xây dựng ngày càng nhiều để phục vụ nhu cầu của khách du lịch
Để bảo tồn các địa điểm du lịch và tiếp tục mở cửa phục vụ khách du lịch sau này, Việt Nam đã chọn hướng phát triển du lịch bền vững, vừa mở cửa du lịch vừa bảo tồn nguyên vẹn văn hóa, sự đa dạng sinh học, các công trình tại các địa điểm du lịch
Vì vậy, bài báo cáo này nghiên cứu về quá trình phát triển ngành du lịch Việt Nam từ năm 2000 cho đến nay, hướng đi phát triển du lịch bền vững của nước ta, từ đó rút ra tầm quan trọng của ngành du lịch cũng như những thiếu sót mà nước ta cần khắc phục
để có thể phát triển một cách toàn diện nhất theo hướng du lịch bền vững
II QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
1 Giai đoạn 2000 - 2010
Năm 2000, Bộ Chính trị ban hành Chương trình hành động quốc gia về du lịch, đề ra các mục tiêu, chiến lược phát triển cho du lịch Việt Nam cho giai đoạn 2001 – 2005
Cụ thể, mục tiêu được đề ra là “tạo cơ hội cho sự tăng trưởng ổn định trong các năm
từ 2001 đến 2005, đảm bảo lượng khách quốc tế tăng mỗi năm từ 10 – 20%, lượng khách nội địa tăng trung bình 20%.” Các mục tiêu của Chương trình đề ra được thực
Trang 5hiện ổn định, với các nội dung được triển khai toàn vẹn Theo Tổng cục thống kê, vào năm 2005, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước tính khoảng 3.467.757 lượt, tăng 18,4% so với năm 2004, lượng khách du lịch nội địa khoảng 16.100.000 lượt với tốc
độ tăng trưởng là 11%
Năm 2000, Vịnh Hạ Long lần thứ hai được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới Đến năm 2003, vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng cũng được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới Hàng loạt khách du lịch quốc tế cũng như nội địa
đã đến tham quan các di sản này
Vào những năm 2000, sau Đổi mới 14 năm, tại Việt Nam bắt đầu xuất hiện các khách sạn 4-5 sao, các resort nghỉ dưỡng với sự đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân, thu hút được nhiều lượt khách du lịch hơn sao với những năm 1990
Năm 2006, Vinpearl Land Nha Trang khai trương Đây là một địa điểm bao gồm khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí cùng các nhà hàng và khách sạn 5 sao nằm trên đảo Hòn Tre tại vịnh Nha Trang Du lịch Nha Trang từ đó lại có them một địa điểm hút khách
Trong các năm sau đó, du lịch tiếp tục phát triển Các lễ hội truyền thống được phát triển và mở của cho khách du lịch đến xem Theo Wikipedia, thống kê năm 2009, nước ta có 7.966 lễ hội, thu hút hàng loạt khách du lịch đến xem
Năm 2010 được đánh giá là một năm thành công của du lịch Việt Nam Lượng khách quốc tế đến Việt Nam du lịch tăng đến 34,8% so với năm 2009, cụ thể tăng hơn 1,2 triệu lượt khách Lượng khách nội địa cũng tăng đáng kể, đạt đến 28 triệu lượt khách tham qua các địa điểm khắp Việt Nam
Thu nhập thu được từ du lịch trong giai đoạn 2000 – 2010 tăng từ trên 20.000 tỷ đồng
đến 96.000 tỷ đồng với tốc độ trung bình là 16,7 % một năm, theo tạp chí Kinh tế đô
thị.
Đây chính là giai đoạn đầu tiên mà du lịch Việt Nam bắt đầu phát triển của thế kỷ 21 với lượng khách du lịch tăng theo từng năm, mở ra những bước đệm để du lịch tiếp tục phát triển sau này
Trang 6Nguồn số liệu: Cục du lịch Quốc gia Việt Nam
2 Giai đoạn 2011-2019
Năm 2011, Tổng cục Du lịch Việt Nam đề ra Dự thảo chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2010 – 2020 cùng với tầm nhìn đến năm 2030, xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng, định hướng du lịch hướng đến thu hút các lượt khách đến từ nhiều nơi trên thế giới chứ không chỉ tập trung vào khách nội địa như giai đoạn trước đó Tính đến năm 2015, kết quả đạt được rất khả quan Năm 2015 có 7,94 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam và 57 triệu lượt khách nội địa tham quan Theo Báo cáo tác động kinh tế của ngành Du lịch của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC), năm 2015 Việt Nam xếp hạng thứ 40 trên toàn thế giới về đóng góp của du lịch Năm 2015, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng lần thứ 2 được UNESCO công nhận
là Di sản Thiên nhiên Thế giới, từ đó thu hút được 2,86 triệu lượt khách đến tham quan tại Quảng Bình Doanh thu du lịch năm 2015 của tỉnh Quảng Bình đạt đến 179 tỉ
đồng, tăng 89,7%, theo báo Tuổi Trẻ.
Đến năm 2019, Việt Nam được trao danh hiệu “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới năm 2019 cùng với đó là được vinh danh “Điểm đến ẩm thực hang đầu châu Á”, thu”,
Trang 7hút hàng loạt lượng khách du lịch đến tham quan Nhờ đó, năm 2019 Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có mức tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới với doanh thu hơn 720.000 tỉ đồng, đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế và 85 triệu lượt khách nội địa, theo ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Cục du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết Du lịch Việt Nam năm 2019 được gọi là “năm đạt kỳ tích vàng tăng trưởng”
Những năm này du lịch Việt Nam có sự phát triển đáng kể Những khu di tích lịch sử được phát triển và bảo tồn, những địa điểm vui chơi mới được xây dựng như Vinpearl Land Phú Quốc (2014),…
Nguồn số liệu: Cục du lịch Quốc gia Việt Nam
3 Giai đoạn 2020 đến nay
Đến năm 2020, diễn ra dịch bệnh Covid-19, du lịch rơi vào khó khăn do các đợt giãn cách xã hội kéo dài cộng thêm tình hình dịch phức tạp, khó lường Đây là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Do tình hình dịch bệnh, từ tháng 4 năm 2020 Việt Nam không mở của đón khách du lịch quốc tế Vì vậy lượng khách du lịch quốc
tế năm 2020 giảm 79,5% so với năm 2019, chỉ đạt 3,7 triệu lượt Khách nội địa giảm 34,1%, đạt 56 triệu lượt
Trang 8Năm 2020 là năm cả ngành du lịch phải đối phó với những khó khăn do dịch
Covid-19 mang lại Đến năm 2021, ngành du lịch tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình dịch bệnh phức tạp
Những tháng đầu năm 2021, du lịch Tết giảm mạnh, không có khách quốc tế do dịch bệnh, lượng khách nội địa cũng ít dần Đến đợt lễ 30/4 – 1/5, khi tình hình dịch bệnh
đã có sự suy giảm thì lượng khách đi du lịch nhân dịp lễ tăng lên đến hàng triệu lượt Tuy nhiên sau kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5, số ca Covid tăng mạnh trở lại khiến gần như toàn
bộ các tỉnh thành trên cả nước đều phải giãn cách xã hội suốt nhiều tháng liền Tháng 9/2021, các Hãng hàng không phải tạm dừng hết các đường bay nội địa, du lịch đóng băng Lượng khách nội địa năm 2021 đạt khoảng 40 triệu lượt
Năm 2022, du lịch được phục hồi hậu Covid-19 Ngày 15/3/2022, Việt Nam mở cửa đón khách du lịch quốc tế trở lại, đánh dấu sự hồi phục của ngành du lịch sau đại dịch Năm 2022, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 3,6 triệu lượt, khách nội địa đạt đến 101,3 triệu lượt, sau khi mọi hạn chế do đại dịch gây ra đã được gỡ bỏ
Năm 2023, theo ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Cục du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, tính đến tháng 10/2023 đã đạt được 9,9 triệu lượt khách quốc tế và 98,7 triệu lượt khách nội địa
Từ sau đai dịch Covid-19 đến nay, ngành du lịch nước ta đã được phục hồi và phát triển mạnh mẽ Lượng khách du lịch đến nay ngày càng tăng cao, các địa điểm du lịch cũng được phát triển và luôn thu hút hàng loạt khách du lịch đến tham quan
Trang 9Nguồn số liệu: Cục du lịch Quốc gia Việt Nam
III TÍNH BỀN VỮNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
1 Du lịch bền vững là gì?
Du lịch bền vững là hoạt động du lịch vừa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách
du lịch cũng như yêu cầu phát triển của ngành du lịch, vừa đáp ứng được các điều kiện bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa, đa dạng sinh học, nguồn tài nguyên tại địa điểm
du lịch Luật Du lịch năm 2017 đã đưa ra định nghĩa về du lịch bền vững như sau:
“Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.” Du lịch cũng là một hoạt động phát triển gắn liền với thiên nhiên và tài nguyên môi trường, vì vậy phát triển bền vững hiện nay đang là xu hướng phát triển của du lịch trên toàn thế giới
2 Thực trạng du lịch bền vững tại Việt Nam
Việt Nam hiện nay đang phát triển ngành du lịch theo hướng du lịch bền vững Nước
ta có rất nhiều các cảnh quan thiên nhiên đẹp, các di tích lịch sử cũng như sự đa dạng
về văn hóa giữa các dân tộc trên cả nước và mỗi năm các địa điểm này đều thu hút
Trang 10một lượng lớn khách du lịch đến thăm Theo Cục di sản văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện nay Việt Nam có hơn 40.000 di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, trong đó có 33 di sản thế giới được UNESCO công nhận Đây chính là tiềm năng để nước ta có cơ hội phát triển mạnh mẽ các hoạt động du lịch bền vững Theo báo cáo Du lịch bền vững năm 2021 của hãng Booking.com được đăng trên tạp chí Tài chính: “97% du khách Việt Nam cho rằng du lịch bền vững là cực kì quan trọng, và 88% nói rằng nhờ đại dịch mà họ quyết định chọn hướng du lịch bền vững, 100% du khách Việt được khảo sát cho biết trong thời gian tới, họ mong muốn lưu trú tại các cơ sở cam kết du lịch bền vững.” Đây cũng chính là cơ hội để nước ta đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững
a Những mục tiêu đặt ra khi phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam
Du lịch bền vững có một lợi ích rất lớn đó chính là bảo vệ môi trường Vì vậy đây chính là mục tiêu hàng đầu mà hoạt động du lịch bền vững tại Việt Nam cũng như tại các nước thế giới hướng đến Loại hình du lịch này hạn chế các tác động đến môi trường nhằm giữ cho hệ sinh thái nơi du lịch được ổn định và không bị phá hủy, từ đó bảo vệ được môi trường, giữ cho môi trường ít bị ô nhiễm, bảo vệ được môi trường sống của cư dân địa phương, của các loài động vật và thực vật ở nơi du lịch Định hướng, khai thác hoạt động du lịch bền vững một cách hợp lí để có thể mang lại nhiều lợi nhuận về kinh tế nhờ tính ổn định về nguồn tài nguyên du lịch Nguồn tài nguyên, hệ sinh thái, môi trường tại nơi du lịch được bảo tồn có thể thu hút thêm được khách du lịch đến hàng năm, tăng doanh thu cho ngành du lịch Những hoạt động này giúp phát triển nền kinh tế địa phương của những địa điểm du lịch, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
Phát triển du lịch bền vững còn hướng đến thúc đẩy phát huy các giá trị văn hóa của người bản địa Những nét văn hóa độc đáo ở mỗi địa phương sẽ được bảo tồn và phát triển, khách du lịch đến sẽ được tìm hiểu về các nét văn hóa này, từ đó sẽ thúc đẩy các giá trị này phát triển hơn
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng Sản vào năm 2021, Đảng
đã nhấn mạnh việc thúc đẩy cơ cấu lại ngành Du lịch, để đảm bảo sự phát triển bền
Trang 11vững, phát triển đồng bộ cũng như là đáp ứng các tiêu chí để hội nhập quốc tế Đảng đặt ra mục tiêu “đến năm 2030, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 47-50 triệu lượt, du lịch đóng góp khoảng 14-15% GDP.” (Theo báo Hà Nội Mới)
b Những thách thức, hạn chế của phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam hiện nay
Phát triển du lịch theo hướng bền vững là phát triển các hoạt động du lịch thỏa mãn các nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch nhưng vẫn phải đảm bảo việc bảo vệ môi trường Tuy nhiên vấn đề bảo vệ môi trường vẫn chưa được thực hiện một cách triệt
để Vẫn còn tình trạng rác thải nhiều ở các khu du lịch, các bãi biển Nhiều khách du lịch vẫn chưa ý thức được việc phát triển du lịch bền vững và bảo vệ môi trường Nhiều di tích lịch sử chưa được bảo tồn đúng cách và vẫn còn bị khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên làm cho di tích bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng Như tình trạng ô nhiễm môi trường tại bãi biển Vịnh Hạ Long vẫn đang diễn ra hay tình trạng ô nhiễm đáng báo động di tích kênh Nhà Lê tại tỉnh Nghệ An
Bên cạnh đó, tại nhiều một số điểm du lịch vẫn chưa có một hệ thống cơ sở hạ tầng như đường xá, phương tiện, nơi nghỉ ngơi cho khách du lịch thuận tiện trong việc tham quan Từ đó gây ra nhiều bất tiện để đưa khách du lịch tiếp cận các địa điểm du
lịch này Cơ sở hạ tầng tại Vườn quốc gia U Minh Hạ vẫn còn yếu Theo báo VOV Online, du khách đến thăm Vườn quốc gia U Minh Hạ cho biết họ không hài lòng về
cơ sở vật chất tại đây Đường vào vườn bị xuống cấp và nhỏ hẹp, không đủ cho cả 2 chiếc ô tô qua lại, những chòi lá giữa vườn để du khách ngồi nghỉ chân cũng bị xuống cấp nghiêm trọng
Một số doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa hiểu đúng về khái niệm du lịch bền vững Họ biết nhu cầu và mong muốn của du khách hiện nay là du lịch bền vững nên đã dùng hình ảnh “du lịch bền vững” để quảng bá các tour du lịch nhằm kiếm khách và kiếm lợi nhuận nhưng những tour du lịch do họ tổ chức vẫn chưa mang tính bền vững thật sự Một số công ty lữ hành vẫn chưa có định hướng cụ thể về du lịch bền vững và những điều quan trọng mà hình thức du lịch này mang lại cho môi trường, xã hội, kinh tế Họ chỉ xem du lịch bền vững như một hình thức để họ kinh doanh các dịch vụ du lịch của họ, xem đó như một sản phẩm để họ bán Các công ty
Trang 12du lịch còn lo sợ nếu đầu tư vào loại hình du lịch bền vững sẽ dẫn đến tăng cao về chi phí đầu tư, vì họ chưa hiểu rõ làm thế nào để phát triển theo hướng bền vững Một phần do chính sách về phát triển bền vững của nước ta chưa thật sự rõ ràng và chưa có sự thống nhất chặt chẽ trong việc quản lý các hoạt động du lịch bền vững này
c Giải pháp để khắc phục các điểm hạn chế
Việt Nam cần phải tăng cường sự liên kết chặt chẽ giữa phát triển du lịch với việc bảo
vệ môi trường Chính phủ cũng cần nâng cao ý thức người dân để mọi người hiểu về khái niệm phát triển bền vững cũng như có ý thức bảo vệ môi trường Còn đối với các
cá nhân vô ý thức, vi phạm quy định, xả rác, phá hoại gây hại đến các điểm du lịch, chính phủ nên có hình phạt thật hợp lý, mang tính răn đe và cảnh cáo để họ không tái phạm nữa
Nước ta cũng cần phái khắc phục cơ sở hạ tầng, xây dựng các hệ thống đường xá cũng như nâng cấp các cơ sở hạ tầng lên để khách du lịch có thể thuận tiện hơn trong việc tiếp cận các điểm du lịch Theo báo VOV Online, những hạn chế về cơ sở hạ tầng tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ đang dần dần được khắc phục Phía ban quản lý Vườn đã xây dựng Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đến năm 2030 Các phần hạn chế của Vườn sẽ sớm được khắc phục trong tương lai
Du lịch nước ta cũng cần thêm các hoạt động truyền thông để quảng bá hình ảnh đất nước đến bạn bè quốc tế, tăng cường xây dựng hình ảnh đất nước văn minh, xanh-sạch-đẹp để tạo ấn tượng tốt với khách quốc tế
Và điều quan trọng nhất có lẽ là nước ta cần phải triển khai các hoạt động giúp cho các doanh nghiệp, các công ty du lịch để nâng cao nhận thức về du lịch bền vững Từ
đó các đơn vị này có thể tạo ra các tour du lịch theo hướng bền vững đúng nghĩa, vừa bảo vệ môi trường lại vừa thu hút được nhiều khách du lịch, bên cạnh đó bảo đảm được các mục tiêu của du lịch bền vững Nhà nước cũng cần đưa ra các chính sách đơn giản, rõ ràng và cụ thể hơn để người dân cũng như các doanh nghiệp, công ty du lịch nắm rõ hơn về hướng phát triển du lịch bền vững