Mặc dù vậy, về cơ bản những thuật ngữ này trước hết đều biểu thị một khái niệm thống nhầt, đó là chỉ giai cấp công nhân hiện đại, con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu cho phần lý thuyết
Nắm bắt được những thông tin cơ bản về giai cấp công nhân, chỉ qua quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin về giai cấp công nhân, đồng thời làm rõ về sứ mệnh mang tính lịch sử của giai cấp này đối với thế giới nói chung vàViệt Nam nói riêng Hơn thế nữa, một mục đích khác là chỉ ra những điều kiện cốt lõi nhằm góp phần tạo ra giá trị lịch sử cũng như là làm nên sứ mệnh của giai cấp công nhân, qua đó đề ra những phương hướng và giải pháp để xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam
Mục tiêu cho phần liên hệ thực tiễn
Tạo sự tương quan, gần gũi nhằm phản ánh chi tiết cơ sở lý thuyết và làm rõ được những luận điểm đã nêu, từ đó xây dựng cái nhìn khách quan, rõ ràng và đồng thời xây dựng được cơ sở vững chắc cho lập luận được sử dụng. Ngoài ra việc liên hệ còn là một biện pháp để cụ thể hóa những quan điểm cốt lõi của Mác và Lê-nin trong quá trình nghiên cứu của mình, qua đó có thể truyền tải một cách dễ dàng hơn đến với mọi người Không những thế, mục tiêu được đề ra ưu tiên nhất cho việc liên hệ thực tiễn là nhằm xây dựng một cái nhìn đúng đắn hơn về giai cấp công nhân, về giá trị và sứ mệnh mang tính lịch sử và nhân loại của họ, qua đó nhấn mạnh rằng đây là một giai cấp không thể vắng mặt trong xã hội này.
3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu của phần lý thuyết
Hướng đến những vấn đề cơ bản thuộc về giai cấp công nhân theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, cụ thể là về cơ sở lý thuyết căn bản của vấn đề này Từ những luận điểm lý thuyết này tiếp tục cụ thể hóa đối tượng về lại giai cấp công nhân, hay nói một cách gần nhất là nhằm bàn về Giai cấp công nhân Việt Nam, từ đó tiếp tục mở rộng ra để xem xét và nghiên cứu đến những vấn đề cốt lõi nằm trong sứ mệnh lịch sử cũng như những điều xây dựng, cấu thành nên lý luận này.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của phần liên hệ
Hướng đến liên hệ tầng lớp công nhân trong xã hội, mà cụ thể hơn là những ngành lao động mang tính nặng nhọc, để từ đó mở rộng đối tượng và các yếu tố, thành phần liên quan, cũng như cái nhìn đi từ tổng quan đến chi tiết nhưng vẫn đảm bảo được sự rõ nét khi nói về bộ phận này Ngoài ra qua việc liên hệ đến cái gần, cái giản dị, ta có thể dễ dàng thấy được giá trị của những người công nhân, rằng những điều lớn lao luôn không thể thiếu đến tầng lớp này, chứng minh được rằng điều kì diệu của xã hội luôn khởi nguồn từ những gì bình thường nhất.
Tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn, đặc biệt là các bài báo được đăng tải, và quan trọng nhất không thể không nói đến là tham khảo giáo trình để từ đó tổng hợp, phân loại và giới hạn ra những vấn đề, những điểm có liên quan mật thiết giai cấp công nhân cũng như là sứ mệnh lịch sử của giai cấp này, xét trên mặt bằng thế giới và từ đó cụ thể hóa vào phạm vi Việt Nam Từ những điều thu thập trên, căn cứ vào đó để phân tích và làm tiền đề cho các lí luận, nhận xét, đánh giá.
CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊNIN
VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN
VÀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI
CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
1.1 Khái niệm giai cấp công nhân
C.Mác và Ph.Ăngghen đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ giai cấp công nhân như giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giải cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp
Khi sử dụng khái niệm giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ giai cấp công nhân như giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp Mặc dù vậy, về cơ bản những thuật ngữ này trước hết đều biểu thị một khái niệm thống nhầt, đó là chỉ giai cấp công nhân hiện đại, con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuát hiện đại.
Như vậy, giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động trong các lĩnh vực công nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất ra của cải vật chất, có trình độ công nghệ và kĩ thuật hiện đại, có tính xã hội cao; là giai cấp của những người mà sức lao động của họ kết hợp với tư liệu sản xuất sẽ sản xuất ra giá trị thặng dư - nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có của xã hội.
1.2 Nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 1.2.1 Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Lịch sử phát triển của thế giới chính là lích sử phát triển của các hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao Trong xã hội có giai cấp, để giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất phát triển đến trình độ xã hội hoá cao với quan hệ sản xuất cũ, giữa giai cấp thống trị với giai cấp bị trị phải phát triển từ hình thái kinh tế xã hội thấp đến cao.
Giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để, có khả năng tổ chức và lãnh đạo toàn thể nhân dân lao động tiến hành cuộc cải biến cách mạng từ hình thái kinh tế xã hội tư bản sang hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa, giải phóng nhân loại khỏi áp bức, bất công và mọi hình thức bóc lột Hay nói cách khác, nội dung tổng quát sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là: xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi sự áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.
Trong lĩnh vực kinh tế: giai cấp công nhân tiến hành xoá bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, xây dưng chế độ công hữu tư liệu sản xuất ,nâng cao năng xuất lao động thoả mãn từng bước nhu cầu phát triển của nhân dân Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong lĩnh vực này chỉ rõ mục tiêu cuối cùng của giai cấp công nhân , thoả mãn nhu cầu ngày càng đầy đủ hơn: làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu.
Trong lĩnh vực chính trị: giai cấp công nhân phải trở thành giai cấp thống trị xã hội Đó là phải đập tan chính quyền tư sản; xây dựng chính quyền nhà nước (nền chuyên chính vô sản); thực chất là để đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân giữ vai trò quan trọng là công cụ quan trọng xây dựng xã hội mới, là kiểu nhà nước: nhà nước nửa nhà nước và nhà nước tự tiêu vong.
Trong lĩnh vực xã hội: đó là phải xoá bỏ giai cấp bóc lột; phải tiến hành xoá bỏ giai cấp nói chung, tạo ra sự bình đẳng trong quan hệ người với người. Ở đây xoá bỏ giai cấp bóc lột với tư cách là giai cấp chứ không xáo bỏ các cá nhân vì họ có thể là những cá nhân có ích cho xã hội mới.
1.2.2 Đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân a) Sứ mê nh lịch sử cửa giai cấp công nhân xuất phát từ nh5ng tiền đề kinh tế – xã hội của sản xuất mang tính xã hội hóa với hai biểu hiê n n