1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá hiệu quả ngoại giao văn hóa của việt nam qua sự kiện và định hướng trong tương lai

52 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Ngoại giao Văn hóa có khả năng giải quyết những thách thức lớn của thời đại chúng ta theo hướng bền vững, đó là những thách thức về sự bất bình đẳng, bất công bằng, nghèo đói và chiến tr

Trang 1

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng như hiện nay, ngoại giao Văn hóa được coi là một trong những thành tố chính trong quan hệ ngoại giao của thế kỷ 21 Ngoại giao Văn hóa có khả năng giải quyết những thách thức lớn của thời đại chúng ta theo hướng bền vững, đó là những thách thức về sự bất bình đẳng, bất công bằng, nghèo đói và chiến tranh.

Trong thập niên đầu thế kỷ 21, ngoại giao văn hóa được sử dụng rộng rãi với nhiều hình thức phong phú và có vai trò quan trọng hơn trong nền ngoại giao của mỗi quốc gia bởi sức lan tỏa mạnh mẽ của văn hóa có tác dụng to lớn trong việc xây dựng lòng tin, giúp làm sâu sắc và thắt chặt hơn các mối quan hệ chính trị và kinh tế giữa các quốc gia.

Sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với sự hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước, chúng ta đã và đang phát huy sức mạnh của văn hóa trong đối ngoại nhằm thực hiện thắng lợi chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Trong số các hoạt động được thúc đẩy triển khai , việc quảng bá hình ảnh đất nước và con người được coi là cần thiết, chính vì thế, chúng em chọn phân tích Festival Huế 2018 để phân tích kĩ hơn ngoại giao văn hóa của Việt Nam.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Giới thiệu về Festival Huế 2018 từ đó nghiên cứu kĩ hơn về quá trình thực hiện công tác ngoại giao văn hóa của Việt Nam Phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu để rút ra bài học kinh nghiệm cho chiến lược ngoại giao văn hóa trong các năm sau.

Trang 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Festival Huế năm 2018

 Phạm vi nghiên cứu: đặt đối tượng trong công tác ngoại giao văn hóa của Việt Nam năm 2018

4 Bố cục tiểu luận

Bài tiểu luận gồm 3 chương:

- Chương I: Khái quát về Festival Huế và ngoại giao văn hóa của Việt Nam - Chương II: Các hoạt động diễn ra xuyên suốt Festival Huế 2018 và hiệu

quả đạt được

- Chương III: Đánh giá hiệu quả ngoại giao văn hóa của Việt Nam qua sự kiện và định hướng trong tương lai

Trang 3

“Festival” có nghĩa là một loại hình sự kiện lớn hoặc siêu lớn được sản xuất ra cho một phân khúc thị trườngnào đó, có nguồn gốc từ phương tây, với công nghệ tổ chức rất khác so với các lễ hội truyền thống ở nước ta.

Việc ra đời các festival có hai nguyên nhân:

- Bản thân đời sống đô thị- công nghiệp cần có những cách tổ chức riêng, khác với đời sống nông thôn Nhu cầu của cư dân đô thị đòi hỏi cần có các sự kiện văn hóa làm sống động đời sống tinh thần trong bối cảnh đường phố, quảng trường Các festival là cách thức tốt nhất biểu thị bản sắc địa phương

- Những người tổ chức đã nhìn thấy thêm một tiềm năng của festival, đó là: có thể mang lại lợi nhuận về mặt kinh tế hay hiệu quả về mặt văn hóa xã hội.

Như vậy, festival ra đời như một công cụ, một cách để quảng bá hình ảnh của địa phương, đáp ứng yêu cầu của đời sống tinh thần, và để tạo ra lợi nhuận, nếu biết đầu tư cho nó như một sản phẩm được bán trên thị trường Festival là một sản phẩm của ngành công nghiệp văn hóa, nó cần được đặt trong một chiến lược

Trang 4

phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam Ðây cũng là cách để chúng ta có thể hội nhập văn hóa quốc tế một cách hiệu quả.

1.1.2 Ngoại giao văn hóa là gì?

Có rất nhiều nhận định hoặc khái niệm khác nhau về ngoại giao văn hóa ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Theo nhà nghiên cứu Zhulite Antonius Sarborosi của Đại học Georgetown Mỹ “Ngoại giao văn hóa là sự đầu tư mang tính lâu dài được tiến hành nhằm thúc đẩy quan hệ giữa nhân dân ta với nhân dân các nước khác nhằm thúc đẩy hiểu biết hai bên, để nhân dân các nước hiểu hơn về lươi ích và chính sách quốc gia của chúng ta”.

Nhật Bản coi ngoại giao Văn hóa là một trong những nhiệm vụ ưu tiên và cấp bách trong chiến lược đối ngoại; là biện pháp xây dựng lòng tin với các đối tác trong quan hệ chính trị và kinh tế, là kênh hấp thu những giá trị văn hóa tinh túy của thế giới và cộng sinh ra các dạng thức văn hóa mới trong quá trình truyền bá và hấp thu.

Nhiều học giả, nhà phân tích phương Tây quan niệm, chính sach đối ngoại cần thiết phải chính trị hóa văn hóa, ngoại giao Văn hóa là hoặt động chính trị phục vụ lợi ích quốc gia dưới vỏ bọc của văn hóa.

Từ những quan niệm tuy có sự khác nhau tương đối nhưng tất cả đều có chung những điều cơ bản sau: “Ngoại giao văn hóa cũng là một lĩnh vực của ngoại giao mà sử dụng công cụ văn hóa chủ đạo để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ góp phần hỗ trợ cho việc xây dựng và phát triển đất nước về mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, an ninh; đặc biệt đóng vai trò cầu nối để vừa giúp quảng bá, nâng cao uy

Trang 5

tín, vị thế quốc gia, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu cho nền văn hóa nước nhà.”

1.2 Festival Huế

1.2.1 Quá trình hình thành

Từ cuối năm 1998 - thời điểm chuẩn bị bước vào thế kỷ XXI và thiên niên kỷ mới, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế với sự phối hợp, hỗ trợ của Chính phủ Pháp và Đại sứ quán nước cộng hòa Pháp tại Việt Nam, sự giúp đỡ trực tiếp của Bộ Văn hóa - Thông tin, Tổng Cục Du lịch, Bộ Ngoại giao và các bộ, ban ngành đã chính thức đề nghị Chính phủ cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Festival Huế 2000 - một lễ hội văn hóa nghệ thuật, du lịch có quy mô quốc gia và tính quốc tế đầu tiên ở Việt Nam.

Sau thành công của Festival Huế 2000, Festival Huế 2002 tiếp tục được tổ chức với sự phối hợp giữa tỉnh Thiên Thiên Huế và Đại sứ quán Cộng hòa Pháp, sự tham gia của nhiều nước ASEAN và các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, tạo tiếng vang lớn trong và ngoài nước, làm cơ sở để Chính phủ cho phép xây dựng thành phố Huế trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam và tiếp tục chỉ đạo tổ chức các kỳ Festival quốc tế định kỳ 2 năm 1 lần.

1.2.2 Các kỳ Festival Huế

- Festival Huế 2000 có sự tham gia của hơn 30 đơn vị nghệ thuật của Việt :

Nam và Pháp với trên 1.000 nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên, thu hút hơn 410.000 lượt người tham dự, trong đó có 6.000 lượt khách quốc tế Đây thực sự là ngày hội văn hóa, nghệ thuật, một đợt tổng diễn tập hoạt động giao lưu về văn hóa, mang ý nghĩa chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa sâu sắc, là hoạt động thí điểm quan trọng để rút kinh nghiệm, chỉ đạo các kỳ Festival tiếp theo.

Trang 6

- Festival Huế 2002 tiếp tục phát triển với chủ đề “Khám phá nghệ thuật sống của Cố đô Huế”có sự tham gia của 33 đoàn nghệ thuật tiêu biểu đến từ các quốc gia: Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Lào, Campuchia và các đoàn nghệ thuật trong nước gồm 1.554 nghệ sỹ, diễn viên, cán bộ kỹ thuật, thu hút trên 1 triệu lượt người tham dự, trong đó có 18.000 lượt khách quốc tế (tăng gấp 3 lần so với Festival 2000) Festival Huế 2002 đã tạo được tiếng vang lớn, mang tầm quốc gia và quốc tế, tạo cơ hội cho ý tưởng xây dựng Huế trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam được hình thành

- Festival Huế 2004 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” đã quy tụ 15 đoàn nghệ thuật đến từ các quốc gia Pháp, Trung Quốc, Argentina, Austrailia, Ấn Độ, Đức, Mỹ… và 25 đoàn nghệ thuật trong nước, với 1.300 diễn viên chuyên nghiệp, gần 2.000 diễn viên không chuyên, cán bộ kỹ thuật, thu hút 1,2 triêu lượt người tham dự, trong đó có 11.950 lượt khách quốc tế, là dịp để tôn vinh Nhã nhạc cung Đình Huế - kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vừa được UNESCO công nhận, khẳng định lợi thế của một thành phố Festival của Việt Nam.

- Festival Huế 2006 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế” đã quy tụ 1.400 nghệ sĩ, diễn viên của 22 đoàn nghệ thuật trong nước, 22 đoàn nghệ thuật quốc tế đến từ các quốc gia Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Lào, Anh, Nga, Australia, Argentina Festival Huế 2006 phát huy những kết quả và kinh nghiệm của các kỳ Festival trước đã mang đến cho công chúng 138 suất diễn, trên 40 hoạt động văn hóa và lễ hội có quy mô lớn, đảm bảo các yêu cầu: dân tộc, hiện đại, hoành

Trang 7

tráng, hấp dẫn và an toàn, thể hiện đẳng cấp của một Festival chuyên nghiệp và có tính quốc tế của Việt Nam.

- Festival Huế 2008 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” đã hội tụ tinh hoa của 62 đoàn nghệ thuật đến từ các vùng miền Việt Nam và quốc tế, các nghệ sỹ biểu diễn, các nhạc sỹ, họa sỹ và các nhà điêu khắc đến từ 23 quốc gia Hơn 2.500 diễn viên, nghệ sỹ chuyên nghiệp và hơn 5.000 diễn viên quần chúng đã đem đến cho khán giả 164 suất diễn (86 suất diễn quốc tế) đặc sắc, 10 buổi quảng diễn đường phố sôi động, 9 lễ hội chính thức, hàng chục lễ hội cộng đồng ở các địa phương trong tỉnh và trên 40 cuộc triển lãm, trưng bày, nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật trình diễn, các hoạt động âm nhạc đường phố, hoạt động thể thao, hoạt động ẩm thực thu hút gần 2 triệu lượt người tham dự, trong đó có 150.000 lượt khách trong nước, 30.000 lượt khách quốc tế đến từ 75 quốc gia và vùng lãnh thổ Festival Huế 2008 tiếp tục khai thác, tôn vinh những giá trị văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế, quảng bá có hiệu quả với bạn bè trong nước và quốc tế hình ảnh Huế, tổ chức quy mô hoành tráng, có chất lượng, thể hiện được nội dung và tiêu chí “Truyền thống, hiện đại, hoành tráng, lộng lẫy, ấn tượng và an toàn”.

- Festival Huế 2010: với chủ đề “Di sản văn hóa, hội nhập và phát triển, hướng đến 1000 năm Thăng Long - Hà Nội" là nơi hội tụ 70 đoàn nghệ thuật đến từ những vùng miền của Việt Nam và 28 đất nước anh em 5 châu lục trên thế giới Có 10 lễ hội chính với 2 lễ hội mới: Hành trình mở cõi, Cuộc thao diễn Thủy binh dưới thời các chúa Nguyễn Có 198 suất diễn tại 29 sân khấu ở Đại Nội, Cung An Định và một số sân khấu khác trên toàn tỉnh; 34 hoạt động cộng đồng và 20 hoạt động hưởng ứng với 6 loại hình: nghệ thuật sắp đặt, trình diễn nghệ thuật, lễ hội cộng đồng, hội chợ, trưng bày và triển lãm mỹ thuật và hoạt động thể dục thể thao Thu

Trang 8

hút gần 3 triệu lượt người tham dự, trong đó có trên 130.000 khách lưu trú các khách sạn tại Huế, trong đó khách quốc tế trên 30.000 người, chiếm 23,8% tổng lượt khách.

- Festival Huế 2012: Với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Nơi gặp gỡ của các thành phố lịch sử", Festival Huế 2012 là điểm nhấn của Năm du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ Huế - 2012 Nét mới trong Festival Huế 2012 là bên cạnh Lễ Tế giao, Lễ hội Áo dài, chương trình nghệ thuật trong lễ khai mạc, lễ bế mạc còn có các chương trình sân khấu hóa "Thiên Hạ Thái Bình" (diễn xướng cung đình và lễ hội đèn lồng, hoa đăng), chương trình "Đêm Phương Đông" Nằm trong chương trình Năm Du lịch quốc gia, mà điểm nhấn là Festival Huế, tỉnh còn đăng cai tổ chức nhiều họat động văn hóa đặc sắc khác như: Sao Mai điểm hẹn 2012, Liên hoan sân khấu kịch nói toàn quốc Trong 9 ngày diễn ra Festival, số lượng khách tham quan các di tích Huế đạt 79.626 lượt, trong đó có 38.874 lượt khách quốc tế.

- Festival Huế 2014: Với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”, đã hội tụ các chương trình nghệ thuật truyền thống và đương đại đến từ 37 quốc gia của cả 5 châu lục Đây là kỳ Festival Huế có số nghệ sĩ, đoàn nghệ thuật và quốc gia tham dự nhiều nhất từ trước đến nay Gần 100 chương trình nghệ thuật tiêu biểu với 170 suất diễn mang các lễ hội đầy màu sắc và trên 50 hoạt động văn hóa cộng đồng phong phú, đa dạng diễn ra liên tục tại 15 sân khấu trên địa bàn thành phố và 10 địa điểm khác ở các huyện, thị xã trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế

- Festival Huế 2016: với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển – 710 năm Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế” Festival này được tổ chức vào dịp 30/4 nhằm thu hút đông đảo hơn du khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch, qua đó cũng là điều kiện quảng bá tốt hơn

Trang 9

cho sự kiện văn hóa đặc biệt của tỉnh cũng như tiềm năng du lịch đất Cố đô

1.3 Ngoại giao văn hóa của Việt Nam

Các hoạt động mang tính chất ngoại giao, văn hóa có từ rất sớm ở Việt Nam Theo sử sách Trung Quốc vào Việt Nam ghi lại vào đời vua Đường Nghiêu thứ V năm, (2353 trước công nguyên) Chúng ta có sứ bộ qua hai lần thông dịch đến được Trung Quốc, quà tặng ngoại giao là một chú rùa lớn trên mai có chữ Khoa đẩu ghi lại sự việc trời đất mở mang Con rùa trong văn hóa phương Đông thể hiện sự bền vững, trường tồn, mang hàm nghĩa, xây dựng mối quan hệ lâu dài, bền vững giữa 2 nước Chữ viết trên mai rùa thể hiện một dân tộc có văn hóa lâu dài, bền vững giữa hai nước

Sự kết hợp giữa đánh và đàm, sử dụng các yếu tố văn hóa đánh vào lòng người như Lý Thường Kiệt với bài Lộ Bố, Nam Quốc Sơn Hà; Nguyễn Trãi – Lê Lợi với quan điểm “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”; chủ trường lấy ngọn bút thay giáp binh của vua Quang Trung và gần đây hơn đó là hoạt động ngoại giao tâm công của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược đã nhận được sự ủng hộ to lớn về tinh thần và vật chất của nhân dân tiến bộ và yêu chuộng hòa bình thế giới, trong đó nhân dân Pháp, Mỹ góp phần không nhỏ và thắng lợi to lớn của dân tộc trên con đường đi đến hòa bình, độc lập, tự do, dân chủ, giàu mạnh.

Từ khi thực hiện đổi mới đất nước, chúng ta từng bước mở rộng ra quan hệ quốc tế khái niệm, vai trò của ngoại giao văn hóa dần được mở rộng Trong Hội nghị Ngoại giao lần thứ 26 (12/2006) Ngoại giao văn hóa được xác định vai trò là “Mô hình hoa đào 5 cánh”:

- Mở đường

Trang 10

- Xúc tác - Quảng bá - Vận động - Tiếp thu

Bắt đầu từ những năm 2000, các chuyên gia tại Bộ Ngoại giao đã khởi xuất vấn đề ngoại giao văn hóa, sau đó tổ chức nhiều cuộc hội thảo để bàn luận, tham khảo ý kiến từ các nhà nghiên cứu, nhà ngoại giao Sau nhiều lần được đưa ra bàn thảo trong các kỳ hội nghị ngoại giao của Bộ Ngoại giao, lần đầu tiên tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 25 năm 2006, ngoại giao văn hóa được xác định là trụ cột trong chính sách ngoại giao toàn diện của Việt Nam, cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế Theo đó, ngoại giao văn hóa sẽ tạo nền tảng tinh thần, đóng vai trò mở đường cho ngoại giao chính trị và kinh tế Năm 2008, Bộ Ngoại giao ban hành chỉ thị số 4252/2008/CT0BNG, ngày 23-12-2008: “Về tăng cường công tác ngoại giao văn hóa tạo động lực mới cho Ngoại giao Văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế” Điều này thể hiện vai trò của ngoại giao văn hóa đã từng bước khẳng định trong công tác đối ngoại thời kỳ mới Một điểm nhấn đặc biệt quan trọng trong năm 2009, Nguyên phó Thủ tướng Bộ trưởng Phạm Gia Khiêm đã lựa chọn chủ đề công tác năm là “Năm Ngoại giao văn hóa” Thành tựu nổi bật của năm này là đã tạo được bước chuyển biến rõ nét trong nhận thức cũng như hành động của các cấp, các ngành và địa phương về tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa cũng như tác động mạnh cho việc triển khai các chiến lược.

Sau nhiều nỗ lực, Bộ Ngoại giao đã hình thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược về Ngoại giao văn hóa giai đoạn 2011 – 2020 Nhờ có chiến lược này, nội hàm, quan điểm mục tiêu và các biện pháp của ngoại giao văn hóa được xác định rõ ràng, bài bản tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, cơ quan,

Trang 11

tổ chức thực hiện công tác ngoại giao văn hóa, đồng thời khẳng định một lần nữa ý nghĩa, vai trò của ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của đất nước.

Như vậy, có thể thấy Đảng và các cơ quan chính quyền ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa, không ngừng bổ sung các chiến lược, chỉ thị đầy đủ và toàn diện hơn để xây dựng và phát triển ngoại giao văn hóa phù hợp tình hình trong nước và bối cảnh thế giới.

Trang 12

Chương II: Các hoạt động diễn ra trong chuỗi sự kiện Festival Huếgiai đoạn 2018 – 2020 và hiệu quả đạt được

2.1 Festival Huế 2018

2.1.1 Giới thiệu

Với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Huế 1 điểm đến 5 di sản”, Festival Huế lần thứ 10 diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 2/5, qui tụ những chương trình nghệ thuật đặc sắc, đại diện và mang dấu ấn của những vùng văn hoá khác nhau trên thế giới.

Trong đó, nhấn mạnh về tinh hoa văn hóa nghệ thuật Việt Nam, đặc biệt là 5 di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế Đây là nguồn tài nguyên văn hóa đa dạng, mang bản sắc đặc trưng để giới thiệu với công chúng và bạn bè quốc tế.

Trang 13

Trong 6 ngày diễn ra Festival Huế 2018 Festival Huế 2018 có sự góp mặt của 21 quốc gia gồm: châu Á có 07 đại diện (Hàn Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Sri Lanka, Israel); châu Âu có 09 đại diện (Pháp, Bỉ, Đan Mạch, Ba Lan, Slovakia, Rumania, Nga, Italia, Tây Ban Nha); châu Mỹ có 03 đại diện (Colombia, Mexico, Cuba); châu Phi có Ma rốc; và châu Đại Dương có Australia, …mang đến những chương trình biểu diễn hấp dẫn, đa sắc màu văn hóa.

Cụ thể các đoàn như sau:

 Hàn Quốc: Đoàn nghệ thuật trống Serotonin, Đoàn múa Hiệp hội ngành nghề truyền thống Hàn Quốc.

 Mông Cổ: Đoàn nghệ thuật Cung Văn hóa Trung ương Mông Cổ  Nhật Bản: Đoàn nghệ thuật múa sư tử Yaese, Okinawa

 Trung Quốc: Đoàn nghệ thuật tổng hợp tỉnh Chiết Giang

Trang 14

 Thái Lan: Đoàn ca múa nhạc dân tộc Sisaket Rajabhat  Sri Lanka: Đoàn múa truyền thống Ranranga  Israel: Ca sĩ Noa và ban nhạc

 Pháp: Ban nhạc rock Lysistrata; nhóm beatbox/acapella Berywam, triển lãm truyện tranh của Vùng Nouvelle Aquitaine.

 Bỉ: Nghệ sĩ trình diễn nghệ thuật thị giác Gwendoline Robin (Vùng Wallonie-Bruxelles), Đoàn Cà kheo De Steltenlopers van Merchtem  Đan Mạch: Ban nhạc Sounds from the Northern Wind

 Ba Lan: Đoàn múa dân gian Neptun  Slovakia: Đoàn nghệ thuật dân gian Urpin

 Rumania: Đoàn nghệ thuật tổng hợp của thành phố Iasi  Nga: Đoàn múa dân gian “Sibirskye Uzory” (Họa tiết Siberia)  Italia: Đoàn múa cờ truyền thống

 Tây Ban Nha: nghệ sĩ guitar flamenco Daniel Casares  Colombia: Ban nhạc Pambil

 Mexico: Nhóm nhạc Nematatlin

 Cuba: Đoàn nghệ thuật truyền thống quốc gia  Ma rốc: Nhóm nhạc jazz & blues Majid Bekkas  Australia: Ca sĩ Deni Hines

Về phía Việt Nam, Festival Huế 2018 hội tụ nhiều đoàn nghệ thuật và nhóm nghệ sĩ đại diện cho các vùng miền trên khắp cả nước: Nhà Hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen TP HCM, Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, Đoàn Ca múa nhạc Đắc Lắc, Liên Đoàn Xiếc Việt Nam, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh Đà Nẵng, Trung tâm Bảo tồn và Phát huy dân ca xứ Nghệ, Đoàn nghệ thuật truyền thống Quảng Bình, nhóm nhạc Đường Chân Trời, một số nghệ sĩ và nhóm nghệ thuật tiêu biểu về phong cách khác ở Hà nội và TP HCM Ngoài

Trang 15

ra các đoàn của tỉnh sẽ tham gia gồm Nhà hát Ca kịch Huế, Nhà hát Cung đình Huế…

2.1.2 Các hoạt động và chương trình nghệ thuật chính:

Ngoài lễ khai mạc (20h00 ngày 27/4/2018) và bế mạc (20h00 ngày 02/5/2018) được dàn dựng công phu mang đậm bản sắc được tổ chức tại Quảng trường Ngọ Môn, các chương trình biểu diễn nghệ thuật của các đoàn nghệ thuật quốc tế và trong nước diến ra liên tục tại các sân khấu chính.

2.1.2.1 Chương trình “Văn hiến Kinh kỳ”

Nguồn: Báo Tuổi trẻ

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chủ trì tổ chức trong 2 ngày 28 và 30/4/2018 tại Đại Nội Huế Với tính chất sử thi sẽ khái quát nên những giá trị văn hóa Huế qua các loại hình di sản.

Trang 16

Đây là một vở diễn sân khấu hóa được kết hợp giữa nhiều yếu tố như: âm nhạc, diễn xướng, hoạt cảnh, ngâm thơ, âm nhạc, hiệu ứng âm thanh, kỹ xảo màn hình led, hiệu ứng ánh sáng, khói màu, pháo hoa kỹ thuật cũng nhiều yếu tố cộng hưởng trong nghệ thuật sân khấu khác.

Trang 17

Nguồn: Báo Tuổi trẻ

Câu chuyện được kể bằng cách xâu chuỗi các sự kiện lịch sử để làm nổi bật năm di sản văn hóa của Huế được công nhận là di sản nhân loại, đó là quần thể di tích cố đô Huế, nhã nhạc cung đình, mộc bản, châu bản triều Nguyễn và thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế.

Với 90 phút, kịch bản được cấu trúc thành ba chương, mỗi chương có nhiều cảnh diễn đan xen, tương ứng 14 hồi Xem vở diễn, khán giả không chỉ hiểu được câu chuyện lịch sử nước Việt thế kỷ 19, mà còn cảm nhận vẻ đẹp của văn hóa Việt thông qua sự phô diễn của âm nhạc, vũ đạo, trang phục, đạo cụ, ánh sáng, bằng sự hòa quyện của nghệ thuật hát - múa - diễn xướng - ngâm thơ

Đây là tác phẩm được đầu tư công phu, do Nhà hát nghệ thuật cung đình Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế thực hiện.

2.1.2.2 Chương trình “Tỏa sáng niềm tin” của Phật giáo Thừa Thiên Huế

Trang 18

Chương trình có các tiết mục hát múa "Dòng máu Lạc Hồng" của Lê Quang và"Việt Nam gấm hoa" của Minh Châu; "Từ Đàm quê hương tôi" của Nguyên Thông; các điệu hò mái nhì - Nam Bình cùng các nghi lễ tâm linh diễn ra để cầu nguyện quốc thái dân an; cúng sinh an lạc, đạo pháp trường tồn.

Nguồn: Báo Tài nguyên và Môi trường

Trang 19

Điểm nhấn của chương trình là nghi lễ truyền đăng và thả hoa đăng trên sông Hương diễn ra theo nghi thức truyền thống của Phật giáo Đặc biệt, trong chương trình biểu diễn nghệ thuật ánh sáng, trên tay mỗi người cầm một cây đèn hoa đăng và truyền ngọn đèn cho tất cả mọi người và thả trên dòng sông Hương để cầu nguyện cho đất nước thanh bình, mưa thuận gió hòa, nhân dân an cư lạc nghiệp, thế giới hòa bình Chương trình đã thành công trong việc góp phần giới thiệu chiều sâu văn hoá, tâm linh của mảnh đất cố đô.

Có thể nói, suốt chiều dài lịch sử, Huế là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của cả nước Kinh đô của triều Nguyễn cũng từng là thủ đô một thời của Phật giáo Việt Nam Tiềm ẩn nhiều giá trị, văn hóa Phật giáo là một di sản độc đáo của dân tộc Nhiều hoạt động văn hóa Phật giáo đã tham gia vào nhiều kỳ Festival Huế và được xem là một điểm nhấn đặc biệt tại mỗi kỳ Festival Chương trình biểu diễn “Toả sáng niềm tin” năm nay với các nghi lễ tâm linh hòa quyện biểu diễn nghệ thuật là một trong các lễ hội, chương trình nghệ thuật chính có chất lượng cao, độc đáo, hoành tráng đã diễn ra trong tuần lễ Festival Huế 2018.

Trang 20

Nguồn: Báo Tài nguyên và Môi trường

Khoảng 30.000 ngọn hoa đăng được thả xuống dòng Hương Giang, lung linh và huyền hoặc Không gian tràn ngập sắc màu và âm thanh hướng thiện thắp sáng cả một khúc sông trước Kinh thành Huế Trong không khí thiêng liêng đến tận cùng, người dân và du khách phương xa như thấy tâm hồn mình bỗng trở nên an yên đến lạ, bao xô bồ, hối hả, ganh đua giữa dòng đời như tan biến, chỉ còn lại sự thiện tâm ẩn hiện giữa dòng Hương…

2.1.2.3 Liên hoan “Hát văn, hát Chầu văn toàn quốc”

Từ ngày 26 đến 29.4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Liên hoan Hát văn, hát Chầu văn toàn quốc- năm 2018 Liên hoan là hoạt động văn hóa nằm trong khuôn khổ Festival Huế 2018 nhằm tôn vinh, quảng bá và phát huy các giá trị nghệ thuật của loại hình Hát văn, hát Chầu văn.

Trang 21

Nguồn: Huefestival

Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng trong việc bảo tồn, thừa kế, giới thiệu với công chúng và du khách về những giá trị nghệ thuật của loại hình Hát văn, hát Chầu văn trong “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Trang 22

Nguồn: Huefestival

2.1.2.4 Chương trình nghệ thuật đường phố “Sắc màu văn hóa” Lễ hội đường phố là sự kiện văn hóa lớn có ý nghĩa, góp phần quan trọng cho thành công Festival Huế 2018, khẳng định và tôn vinh giá trị văn hóa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới Lễ hội đường phố lần này tiếp tục thu hút nhiều đoàn nghệ thuật của Việt Nam và nhiều đoàn đến từ các quốc gia trên thế giới như Bỉ, Thái Lan, Nhật Bản, Ba Lan, Mông Cổ, Slovakia…

Ngay sau lễ khai mạc tại Cung An Định, các đoàn nghệ thuật lần lượt di chuyển kết hợp với biểu diễn âm nhạc, múa, xiếc… qua các tuyến phố chính như Nguyễn Huệ, Bà Triệu, Hùng Vương, Đống Đa, Lý Thường Kiệt của thành phố Huế Các đoàn nghệ thuật đã giới thiệu, trình diễn những tiết mục đa sắc màu văn hóa của nhiều địa phương, nhiều quốc gia Các màn trình diễn trên

Trang 23

đường phố đã tạo nên một không khí sôi động ở vùng đất Cố đô, với sự đa dạng màu sắc văn hóa, cộng hưởng giữa tài năng trình diễn của các nghệ sĩ, cùng với sự cổ vũ đầy hào hứng, nhiệt tình của người dân và du khách.

Đoàn ca múa dân tộc Đăk Lăk với vũ điệu Tây Nguyên - Nguồn: Báo tuổi trẻ

Trang 24

Nghệ sĩ Mông Cổ biểu diễn điệu múa cao nguyên truyền thống – Nguồn: Báo Tuổi trẻ

Đoàn người đi cà khoe của Bỉ - Nguồn: Báo VOV

Trang 25

2.1.2.5 Chương trình “Chợ quê ngày hội – Cầu ngói Thanh Toàn” Diễn ra bên cạnh các chương trình nghệ thuật đặc sắc, “Chợ quê ngày hội” tại cầu ngói Thanh Toàn (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) trưng bày nhiều sản vật nổi tiếng của địa phương như nếp Thủy Phù, bột lọc Thủy Dương, Bánh tráng Thủy Lương, đậu xanh, đậu phụng, bắp của Dương Hòa, Thanh trà Thủy Bằng, Dưa gang Thủy Châu, Thủy Lương

Nguồn: Huefestival

Đặc biệt, du khách tham gia lễ hội sẽ được thưởng thức các món ẩm thực dân dã mà không kém phần hấp dẫn từ làng quê ở Hương Thủy như: xôi thịt hon, cơm mo, cơm nắm, bánh canh cá lóc, đậu hũ, các loại chè đậu xanh, đậu ván, bánh tráng chè kê, nước chè xanh gừng, nước lá, kẹo câu, kẹo đậu phụng và ẩm thực chay Hòa cùng với các sinh hoạt chợ quê, du khách gần xa còn

Trang 26

tham gia vào các hoạt động như: Hội thi vẽ tranh với chủ đề “Vì trái đất xanh”, “Em chằm nón bài thơ” theo từng cung đoạn, hội thi xay lúa, giã gạo

Trò chơi Bài Chòi – Nguồn: Huefestival

Bên cạnh đó, các hoạt động góp phần làm phong phú thêm chương trình lễ hội là các trò chơi dân gian truyền thống như: Hội Bài chòi, bịt mắt đập om, bắt vịt trên sông, đá gà, hoạt động trình diễn các thao tác sản xuất, sinh hoạt truyền thống của nông dân nông thôn như: xay lúa, giã gạo, xay bột, làm bánh ít

Về đêm, lễ hội đem lại nhiều điều mới lạ, hấp dẫn bằng các chương trình độc đáo như: Chương trình Đêm Hội Hoa đăng trên sông Thanh Thủy Chánh; chương trình Lễ hội áo dài; Chương trình nghệ thuật của nhà hát ca múa nhạc Việt Bắc; chương trình nghệ thuật đến từ đoàn múa dân gian Ranranga -Sri Lanka

2.2 Hiệu quả đạt được

Ngày đăng: 20/04/2024, 07:55

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w