1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài “tam giáo đồng nguyên” trong xã hội việt nam thời phong kiến và sự tồn tại của nó ở việt nam hiện nay

28 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠIMÔN: VĂN HÓA VIỆT NAM NAM VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾĐỀ TÀI“Tam giáo đồng nguyên” trong xã hội Việt Nam thời phong kiến và sự tồntại của

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI

MÔN: VĂN HÓA VIỆT NAM NAM VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI

“Tam giáo đồng nguyên” trong xã hội Việt Nam thời phong kiến và sự tồntại của nó ở Việt Nam hiện nay

Giảng viên hướng dẫn : TS Trần Thị Hồng Thúy TS Đào Ngọc Tuấn Nhóm thực hiện : Nhóm 4

Nhóm trưởng : Lê Minh Huyền

Hà Nội, 2022

Trang 2

MỤC LỤC

1 Quan điểm về “tam giáo đồng nguyên” ở hiện tại: 4

4 Bảng so sánh điểm khác nhau của 3 tôn giáo trong quá khứ: 10

VI TÔN GIÁO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG THỜI ĐẠI TOÀN CẦU

Trang 3

I GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI

Trong bối cảnh Đông Á nói chung, dù ở mức độ này hay mức độ khác, các nước đều chịu ảnh hưởng của các nền văn minh lớn Trung Hoa và Ấn Độ Trước hết phải kể tới đó là sự ảnh hưởng của văn hoá, đặc biệt là tôn giáo (chủ yếu là Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Ấn Độ giáo….) Do hoàn cảnh địa lý -lịch sử đặc biệt mà Việt Nam có những đặc trưng của nền văn hoá nông nghiệp Đó là, con người có sự phụ thuộc vào các hiện tượng tự nhiên (như trời, đất, nước, nắng, mưa ), nên trong nhận thức đã hình thành một lối tư duy tổng hợp, trọng quan hệ, trọng tình, biện chứng, thiên về kinh nghiệm, trực giác, cảm tính và duy linh (linh cảm) Trong tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa tổ chức xã hội theo nguyên tắc trọng tình, chuộng sự hòa thuận, tương trợ, quan tâm đến những láng giềng Lối tư duy tổng hợp biện chứng, cộng với nguyên tắc trọng tình dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn ứng biến cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.

Tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt của văn hóa nông nghiệp còn quy định thái độ dung hợp trong tiếp nhận các yếu tố khoan dung trong ứng xử, mềm dẻo trong đối phó.

Trên nền tảng nền văn hoá bản địa Đông Nam Á nông nghiệp, các tôn giáo Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo vào nước ta đã được biến đổi linh hoạt để phù hợp với văn hoá chủ thể Việt Nam Để khẳng định chỗ đứng trong đời sống tinh thần của người Việt, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo có lối đi riêng với những hình thức khác nhau, có khi ôn hòa, có khi gay gắt, dần ăn sâu, cắm rễ vào mảnh đất Đại Việt Các tôn giáo này đã dần hòa nhập với truyền thống văn hóa của dân tộc Việt và bản thân chúng cũng kết hợp, hòa hợp, thống nhất lẫn

nhau, ở cùng một nguồn gốc, hình thành hình thức Tam giáo đồng nguyên.

Trang 4

II “TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN”

1 Quan điểm về “tam giáo đồng nguyên” ở hiện tại:

Mỗi nhà nguyên cứu lại có những quan điểm khác nhau về “Tam giáo đồng nguyên”, dưới đây là một số quan điểm:

Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh từng viết: Hiện tượng tam giáo đồng nguyên (hay là sự dung hợp nhuần nhuyễn giữa ba tôn giáo: Nho-Đạo-Phật”).

Giải thích cụm từ: “tam giáo đồng nguyên”.

Tam giáo là ba tôn giáo, bao gồm: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo Đây là ba tôn giáo của Việt Nam trong xã hội phong kiến, đến nay ba tôn giáo đã đi sâu vào tín ngưỡng của người Việt “Đồng” có nghĩa là cùng, “nguyên” có nghĩa là nguồn gốc, căn cơ Vậy, “tam giáo đồng nguyên” được hiểu là ba tam giáo (bao gồm Nho, Phật, Đạo) có cùng một gốc, cùng xuất phát từ một điểm Tuy nhiên, nhóm chúng tôi không đồng tình với quan điểm đó, chúng tôi nhận định rằng ba tôn giáo đã có sự tác động, dung hợp lẫn nhau và ảnh hưởng đến nền văn hóa Việt Nam.

Nhiều tôn giáo đã ra sức phản đối cái gọi là tam giáo đồng nguyên, cụ thể là phật giáo, nho giáo.

2 Quan điểm “tam giáo đồng nguyên” ở quá khứ:

Chủ trương “tam giáo đồng nguyên” bắt đầu được nói đến ở Việt Nam từ cuối thế kỉ II, thông qua tác phẩm “Lí và luận” của Mâu Tử Ngay trong bài “Tựa Sách”, Mâu Tử có viết: “Bèn mài chí theo đạo Phật, cùng nghiên cứu Lão Tử, lấy huyền diệu làm rượu ngon, lấy Ngũ Kinh làm đàn sao… Người thế tục đa số không biết Mâu Tử đã phản lại ngũ kinh mà theo dị đạo Thực ra nếu mở miệng tranh luận với họ thì cũng là phi đạo, mà im lặng thì ra như bất lực, bèn dùng bút mực, lược dẫn lời thánh hiền mà chứng giải điều mình nghĩ.” Từ đó có thể thấy, khái niệm “tam giáo đồng nguyên” đã xuất hiện từ rất sớm.

Trang 5

Thế kỉ XVIII, trong tác phẩm “Tam giáo nhất nguyên thiết” của Trịnh Tuệ có viết: “Nhà Nho có tam tài, nhà Phật có tam thế, nhà Đạo có tam thanh, cũng chẳng khác gì trời có mặt trời, trăng, sao, như vạc ba chân, quan hệ mật thiết với nhau và không tác rời nhau được Nói cho rõ là lễ nhạc, hình, chính của nhà Nho dùng để ngăn ngừa lòng người khiến cho người ta xu hướng về điều thiện và cấm chỉ các điều ác, xa rời cái xấu và tăng thêm cái đẹp, hiện nhiên là như vật Thanh tĩnh, từ bi của nhà Phạt, trừ bỏ nghiệp chướng cứu người độ vật, cùng đi đến chỗ giác ngộ, thì đó lại là uyên vi trong uyên vi Nhà Nho chủ trương chỉnh đốn luận thường, duy trì giáo hóa, làm cho người ta đổi thói bạc làm thói hậu, bỏ điều bạo chăm điều nhân Đó là công việc rõ ràng Nhà Đạo chủ trưởng rửa sạch lụy trần, từ bỏ tham dục, vượt cõi phàm vào cõi thánh, cùng chung duyên lành thì đó lại là huyền diệu trong huyền diệu… Cho nên, Tam giáo vẫn là một môn, ba dòng vẫn là một lý, vốn không phải như nước lửa, đen trắng, ngọt đắng có tính chất chống lại nhau.” Ông đã khẳng định vấn đề Tam giáo đều cùng nguồn gốc, đều thống nhất, và Nho giáo đóng vai trò hạt nhân nền tảng: “Ai hay Tam giáo bất đồng, Thích Ca, Lão tử cùng dòng Nho gia.” Ngô Thì Sĩ cho rằng cả Phật Phật giáo và Đạo giáo đều nằm trong phạm vi của đạo thánh hiền, của Học thuyết Khổng Phu Tử.

Hiện tượng tam giáo đồng nguyên đã gây ra nhiều làn sóng tranh cãi giữa những người khẳng định có quan điểm với những người bác bỏ; giữa những người theo một trong ba tôn giáo này với nhau Vấn đề tranh cãi đó không chỉ trong lịch sử mà còn ở hiện tại.

III SỰ DU NHẬP CỦA 3 TÔN GIÁO

Cả ba tôn giáo (Phật, Nho, Đạo) đều là tôn giáo, hệ tư tưởng ngoại lai được du nhập vào Việt Nam Tuy nhiên khi vào Việt Nam thì nó bị Việt Nam, trở thành tam giáo của Việt nam, mang đậm bản sắc của người Việt Nam.

Trang 6

1 Nho giáo

Nho giáo ở dạng Hán nho được các quan lại Trung Hoa như Tích Quang, Nhâm Diên, Lý Thiện, Sĩ Nhiếp… tích cực truyền bá từ công nguyên Nhưng Phật giáo đã có ưu thế hơn Nho giáo rất nhiều Trong khi Nho giáo chỉ dừng lại ở tầng lớp quan lại xung quanh chính quyền ngoại bang thì Phật giáo đã thâm nhập vào các tầng lớp nhân dân ở mọi miền đất nước Có thể nói rằng suốt cả giai đoạn chống Bắc thuộc, Nho giáo chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam.

2 Phật giáo

Phật Giáo được truyền vào Việt Nam từ rất sớm và bằng nhiều con đường khác nhau Theo tài liệu lịch sử thì từ đầu thế kỉ I, Phật giáo đã du nhập vào miền Bắc Việt Nam theo con đường hàng hải và vào phía Nam theo đường bộ Luy Lâu (Bắc Ninh) thuộc Giao Chỉ đã sớm trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng Vào thời điểm đó Phật giáo vẫn còn mang sắc thái nguyên thuỷ, tức là theo tiểu thừa (Nam tông).

Thời kỳ Bắc thuộc, Phật giáo được truyền vào Việt Nam cùng với sự cai trị của các triều đại phong kiến Trung Hoa Trong lòng nền văn hoá Trung Hoa, Phật giáo đã bị biến đổi một cách căn bản - trở nên thực dụng và ít mang tính chất siêu hình hơn, gần gũi và rộng mở hơn với đời sống trần tục Đó chính là Phật giáo Đại thừa (Bắc tông), mà cốt lõi của của nó là Thiền tông và Tịnh Độ tông.

Trong thời kỳ dựng nước và mở mang bờ cõi về phía Nam, Phật giáo lại có cơ hội được củng cố, bởi đại bộ phận cư dân ở khu vực này (người Khơ Me ở Nam Bộ) đã là các tín đồ của dòng Tiểu thừa từ trước đó.

3 Đạo giáo

Đạo giáo được truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm, về thời điểm cụ thể thì chưa có một nguồn sử liệu nào xác định chính xác cuối thế kỉ II (theo Đại cương

Trang 7

về Văn hóa Việt Nam) Nhưng, theo quan điểm được nhiều người thừa nhận thì Đạo giáo được truyền bá vào nước ta sau Nho giáo và Phật giáo Đạo giáo được truyền bá vào Việt Nam qua những đạo sĩ Trung Hoa chạy xuống phương Nam lánh nạn khi chiến tranh, loạn lạc; đã có lúc nó trở thành một tôn giáo độc lập như dưới triều đại Lý, Trần.

Đạo giáo du nhập vào Việt Nam đồng thời với thời kỳ áp đặt chính sách đô hộ của phong kiến phương Bắc Vào thời gian này, có một đạo sĩ thời Đông Hán (25 – 220) tên là Yên Kì Sinh đến Việt Nam và tu đạo ở một quả núi nằm ở phía Đông Bắc, nơi mà sau đó ông trở thành trường sinh bất lão Khi Sĩ Nhiếp cai trị ở Giao Châu vào thế kỉ thứ II sau Công nguyên, thì đã có nhiều đạo sĩ đến đây tu luyện và truyền đạo.

IV BIỂU HIỆN CỦA 3 TÔN GIÁO Ở PHONG KIẾN

Ở Việt Nam, suốt thời phong kiến chưa từng có hệ tư tưởng nào được độc tôn, được tuyệt đối hóa để loại bỏ các hệ tư tưởng hay giá trị khác.

1 Nho giáo trong quá khứ

Nho giáo ở dạng Hán nho được các quan lại Trung Hoa như Tích Quang, Nhâm Diên, Lý Thiện, Sĩ Nhiếp tích cực truyền bá từ đầu Công Nguyên Nhưng Phật giáo đã có ưu thế hơn Nho giáo rất nhiều Trong khi Nho giáo chỉ dừng lại ở tầng lớp quan lại xung quanh chính quyền ngoại bang thì Phật giáo

đã thâm nhập vào các tầng lớp nhân dân ở mọi miền đất nước Có thể nói rằngsuốt cả giai đoạn chống Bắc thuộc, Nho giáo chưa có chỗ đứng trong xã hộiViệt Nam.

Đến thời Lý, với sự kiện Lý Thái Tổ cho xây cất Văn Miếu thờ ChuCông, Khổng Tử (1076), mới có thể xem là Nho giáo được tiếp nhận chínhthức Chính vì vậy mà Nho giáo ở Việt Nam chủ yếu là Tống Nho (Nhà Lý

cùng thời với nhà Tống ở Trung Hoa) chứ không phải Hán Nho,

Trang 8

Vào năm 1232 vua Trần đã đặt ra học vị đầu tiên cho thi cử Nho giáo ở nước ta, đó là học vị Thái học sinh (về sau đổi thành tiến sĩ) và có Chu Văn An đỗ thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học, đào tạo được khá đông học trò Các nhà Nho thời kỳ này ra sức bài xích Phật giáo để khẳng định chỗ đứng của mình Tuy nhiên, đến cuối đời Trần, Nho giáo vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi Không cứ gì ở nơi nông thôn, ngay ở chốn triều đình, các tập tục, lề lối của khuôn mẫu Nho giáo cũng rất xa lạ với ta Một lần có người đề nghị cải tổ triều đình theo khuôn mẫu Phương Bắc đã bị vua Trần cự tuyệt và nói rằng ta có cách của ta.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, các nhà Nho, đứng đầu là

Nguyễn Trãi, tập hợp dưới ngọn cờ của Lê Lợi đã có những đóng góp to lớn Với sự lớn mạnh của Nho giáo Việt Nam, với nhu cầu cải cách đất nước đã dẫn

đến việc triều Lê chủ động đưa Nho giáo thành Quốc giáo; Nho giáo giữ địavị độc tôn Tuy nhiên, việc độc tôn Nho giáo không thể hiểu theo nghĩa hoàn

toàn của từ này ở thời đó Nếu nhìn kĩ hơn, thì chúng ta có thể thấy rất nhiều biểu hiện của Phật giáo vẫn tương đối rõ nét Từ đó, Nho giáo thịnh suy theo

bước thăng trầm của các triều đại phong kiến Nhà Nguyễn lên cầm quyền, địavị của Nho giáo một lần nữa khẳng định để rồi tàn lụi dần khi phải đối mặtvới sự tấn công của văn hóa phương Tây.

2 Phật giáo trong quá khứ

Đời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần là giai đoạn cực thịnh, Phật Giáo đã trởthành quốc giáo và ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt trong đời sống Dưới hai

triều đại Đinh - Lê, tuy không tuyên bố Phật giáo là Quốc đạo nhưng đã công nhận Phật giáo là tôn giáo chính của cả nước Năm 971, Vua Đinh Tiên Hoàng đã triệu tập các vị cao tăng để định rõ phẩm trật cho tăng chúng Đến thời kỳ dưới triều Vua Lê Đại Hành, các vị cao tăng được Vua trọng dụng, giúp triều đình trong việc đối nội, đối ngoại Tuy nhiên, đến triều nhà Lý thì mới được

Trang 9

xem là triều đại Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam vì Lý Công Uẩn - Lý Thái Tổ xuất thân từ chốn thiền môn nên ông hết lòng ủng hộ cho Phật giáo Trong thời kỳ nhà Trần, ở Việt Nam xuất hiện phái Thiền Trúc lâm Yên Tử nơi được xem là dòng thiền thuần túy ở Việt Nam và là nền móng đầu tiên cho việc thống nhất Phật giáo ở Việt Nam.

Từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ 19 là giai đoạn suy thoái Từ triều Lê

Sơ (thế kỷ XV) trở đi, chế độ Phong kiến ở Việt Nam phát triển lên một bước mới, lấy Nho giáo làm chỗ dựa cho tư tưởng chính trị và đạo đức nên Phật giáo từ chỗ phát triển cực thịnh đã suy yếu dần.

Từ thế kỉ 20, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu Hai nhà sư đã có công trong việc vận động chủ trương chấn hưng Phật giáo trong thời kỳ Phật giáo nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung bị xuống cấp hay suy đồi do chính sách ngu dân của chế độ thực dân.

3 Đạo giáo trong quá khứ

Hiện tượng dung hợp Đạo giáo với Phật giáo và Nho giáo đã diễn ra.

Đến thời Lê, Đạo giáo nhanh chóng kết hợp với Phật giáo, đa số đạoquán biến thành Phật tự, đạo sĩ, đạo kinh đều bị mai một Đến thời Nguyễn, khi

Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội, được nhà Nguyễn trọng

dụng và được tôn vinh là “quốc giáo” thì Đạo giáo gần như mất hẳn trong đờisống tín ngưỡng của người Việt Nam, danh từ Đạo giáo đã không còn được

người đời nhắc đến nhiều.

Trong suốt tiến trình phát triển của dân tộc, cùng với Nho giáo và Phật giáo, Đạo giáo có ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống tinh thần, truyền thống và văn hóa của dân tộc ta, đặc biệt trong đời sống của những người dân lao động Trong buổi đầu truyền bá vào nước ta, Đạo giáo đã tìm thấy những tín ngưỡng tương đồng có sẵn từ lâu Sự sùng bái ma thuật, phù phép, bùa chú…

Trang 10

của người Việt cổ, đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự gieo mầm của Đạo

Vô tư cống hiến, tích cực hành thiện, đời sau Phật giáo đề xướng nhân quả luân hồi, thiên có thiện báo, ác có ác báo Do đó con người cần phải làm nhiều việc

Lĩnh ngộ đạo pháp, xem nhẹ danh lợi Bởi vì đạo giáo cho rằng cuộc sống hiện thực không quá quan trọng, con

Trang 11

Tam Tòng (tại gia tòng phu, xuất giá mối quan hệ giữa người với người

thiện thì có được nhiều quả thiện.

người là phải vô vi, thuận theo tự

Tướng do tâm sinh, trong tâm là thế giới hiện giá trị nhân sinh, thúc đẩy sự hài hòa của xã hội

Khi thực hiện giá trị nhân sinh quan, thế giới quan thì đồng thời nâng cao tài năng và đạo đức

Trang 12

không ăn thì sẽ đói

Là trái cây, không ăn thì

5 Điểm giống nhau:

Tuy ba tôn giáo có rất nhiều sự khác nhau nhưng đều hướng tới sự tốt đẹp, hạnh phúc của nhân loại Ngoài ra, khi vào Việt Nam, ba tôn giáo đều chịu ảnh hưởng và thấm được nội dung dân tộc sâu sắc mà chủ nghĩa yêu nước là tư tưởng trung tâm Các trí thức Việt nam truyền thống, dù theo Nho hay theo Phật, dù chủ trương nhập thế hay xuất thế, dù có cách kiến giải khác nhau về cuộc đời, song đều nhất trí cao ở một điểm đó là khẳng định tâm tầm quan trọng, tính tất yếu của tiền đề cho một xã hội hạnh phúc tốt đẹp, mà tiền đề không có gì khác hơn là độc lập dân tộc.

Ngoài ra tư tưởng nhân nghĩa còn là một trong những tư tưởng quan trọng nhất của tư tưởng truyền thống Việt Nam về một xã hội tốt đẹp Xã hội tốt đẹp cần có sự thống nhất, ổn định, thì còn phải có sự tôn trọng công bằng, chính trực (nghĩa), phải biết yêu thương, đùm bọc nhau (nhân) Không chỉ là đường lối trị nước như “đức trị”, “lễ trị” của Nho giáo Trung Quốc, nhân nghĩa còn hướng tới mục tiêu trong việc cứu nước, là nền tảng của đạo đức Quan niệm nhân nghĩa được cụ thể hóa, biểu hiện trong luân lí xã hội chính là đạo lý làm người Đó là điểm dung hợp giữa lý tưởng của một Phật giáo nhấn mạnh đến siêu thế tục với một Nho giáo nghiêng về thế tục trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.

Trang 13

Tam giáo đã có sự bổ sung, thấm sang nhau Rất nhiều những nhân vật lịch sử đã có sự kết hợp giữa các tôn giáo Ví dụ: Lê Thánh Tông là một nhà Nho chính tông song vẫn vãn cảnh chùa, đổi tên chùa Vân yên thành Hoa Yên; Nguyễn Trãi xuất thân từ gia đình có truyền thống Nho học, bản thân ông cũng tự nhận mình là nhà Nho, nhưng ông lại có quyết định theo Thiền Phật giáo trong thơ ông từng nói:

“Lão khứ cuồng ngôn hưu quái ngã; Lâm kỳ ngã diệc thượng thừa thiên”

(Già rồi hay nói cuồng, đừng lạ ta;

Từ biệt nhau rồi thì ta sẽ tu đạo thiền thượng thừa)

6 Kết luận:

Ở Việt Nam, Nho giáo chú trọng phương diện chính trị xã hội; Phật giáo giải quyết vấn đề sinh tử, họa phúc; Đạo gia cung cấp cho người muốn thoát tục một con đường đối đãi con người, sự vật, cuộc đời Nếu như cố chấp đi vào một khuôn mẫu thì sẽ bị đào thải Ngược lại, bao dung về tư tưởng và văn hóa sẽ đem lại cách nhìn tiến bộ và cởi mở hơn.

V BIỂU HIỆN CỦA 3 TÔN GIÁO Ở HIỆN TẠI1 Nho giáo trong hiện tại

- Có rất nhiều yếu tố của Nho giáo khi vào Việt Nam đã biến đổi cho phù hợp với truyền thống của văn hoá dân tộc, tức là: “Chữ nghĩa nó vẫn thế nhưng cách hiểu thì đã khác nhiều.”

+ Trước tiên, Tư tưởng Trung quân của Nho giáo được người Việt Nam tiếp thu trên cơ sở tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sẵn có khiến cho nó bị biến đổi, “Trung quân” gắn liền với “Ái quốc” + Chủ Tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại, người con tiêu biểu của

dân tộc Việt Nam, đã kế thừa và phát huy những giá trị tinh túy

Trang 14

nhất của Nho giáo trong cuộc đời cách mạng của mình, đưa dân tộc đi lên con đường phát triển mới của thời đại Chữ Trung trong thời đại Bác Hồ mang nội dung mới hoàn toàn: Không phải “Trung với Vua” mà là “Trung với nước” và chữ Hiếu với nội dung được mở rộng đến vô cùng đó là “Hiếu với dân”, chứ không còn hạn hẹp như khái niệm của Nho giáo xưa kia.

- Trọng dụng người tài là 1 trong những điểm tiến bộ của nho giáo Vì vậy việc coi trọng giáo dục, đào tạo nhân tài cho đất nước chính là một trong những mục tiêu quan trọng và cấp thiết mà Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm.

+ Hiện nay Đảng và nhà nước ta, ngay cả các địa phương, đã lập ra các quỹ học bổng, quỹ khuyến học, các giải tài năng trẻ… để giúp đỡ học sinh, sinh viên nghèo hiếu học, và đó cũng chính là thể hiện sự ưu ái, coi trọng người hiền tài trong xã hội ngày nay.

+ Câu châm ngôn "Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn" phổ biến ở các trường học tại Việt Nam hiện nay chính là quan niệm giáo dục của Nho giáo.

- Khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, chữ Nhân được người Việt Nam rất tâm đắc và nó trở thành truyền thống tốt đẹp bao đời nay của dân tộc ta:

+ Trong xã hội ngày nay nó vẫn được coi trọng và thể hiện qua cách hiểu và cách sống: “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” Các phong trào thực hiện nếp sống văn minh, văn hoá, phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, thực hiện gia đình văn hoá “Ông bà, cha mẹ mẫu mực con cháu thảo hiền”…

+ Các nghĩa cử tương thân tương ái trong xã hội như “Lá lành đùm lá rách”,… là biểu hiện tốt đẹp của chữ Nhân trong cả phạm vi rộng và hẹp của xã hội ngày nay

- Nho giáo nhấn mạnh sản xuất đi đôi với tiết kiệm Khổng Tử nói: “Đạo lớn làm ra của cải là: số người làm việc sinh lợi ngày càng nhiều, số ăn

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:13

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN