1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận học phần tôn giáo ở việt nam và chính sách tôn giáo của đảng, nhà nước ta hiện nay

29 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tôn Giáo Ở Việt Nam Và Chính Sách Tôn Giáo Của Đảng, Nhà Nước Ta Hiện Nay
Tác giả Trần Phạm Mỹ Quỳnh, Châu Thị Hoài Tích, Bùi Thị Kim Tiên, Nguyễn Thanh Khiết, Nguyễn Phú Hào, Nguyễn Thúy Hằng, Ngô Nguyễn Nhật Hào, Trần Thị Cẩm Nguyên, Trần Nguyễn Thu Hiền, Nguyễn Ngọc Huỳnh, Lý Bích Nhi
Người hướng dẫn TS. Mai Quốc Dũng
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chính Trị - Luật
Thể loại Tiểu luận học phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 346,79 KB

Nội dung

Lý Bích Nhi Trang 3 LỜI CAM ĐOAN Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: “Tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay” do nhóm.... Xuất phát từ những lí do

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HỒ CHÍ MINH

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm 2022

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT

-o0o TÊN ĐỀ TÀI: TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH TÔN

GIÁO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY

Trưởng nhóm:

Trần Phạm Mỹ Quỳnh

Thành viên

1 Châu Thị Hoài Tích 6 Ngô Nguyễn Nhật Hào

2 Bùi Thị Kim Tiên 7 Trần Thị Cẩm Nguyên

3 Nguyễn Thanh Khiết 8 Trần Nguyễn Thu Hiền

4 Nguyễn Phú Hào 9 Nguyễn Ngọc Huỳnh

5 Nguyễn Thúy Hằng 10 Lý Bích Nhi

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: “Tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay” do nhóm nghiên cứu và thực hiện

Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành

Kết quả bài làm của đề tài “Tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay” là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của

nhóm khác

Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ r漃̀ ràng

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 4

MỤC LỤ

LỜI CAM ĐOAN 3

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÔN GIÁO VÀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 4

1.1 Quan điểm, nguồn gốc, bản chất và vai trò của tôn giáo 4

1.1.1 Các quan điểm về tôn giáo 4

1.1.2 Nguồn gốc của tôn giáo 6

1.1.3 Bản chất của tôn giáo 6

1.1.4 Vai trò của tôn giáo 7

1.2 Tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội 8

1.2.1 Nguуên nhân tôn giáо tồn tại trоng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩа хã hội 8

1.2.2 Những nguyên tắc khi giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 10

2.1 Tình hình tôn giáo Thế Giới 10

2.2 Đặc điểm tôn giáo ở nước ta hiện nay 11

2.3 Quan điểm của Đảng và nhà nước về vấn đề tôn giáo 13

2.4 Các chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta 15

2.5 Những hiệu quả và những hạn chế còn tồn đọng 17

CHƯƠNG 3: ĐỀ ХUẤT, KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI РHÁР ĐỂ NÂNG CАО HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH VỀ TÔN GIÁО Ở VIỆT NАM HIỆN NАУ 18

3.1 Các giải pháp được đề xuất 18

3.2 Đối với các cá nhân 19

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

PHỤ LỤC 22

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Từ khi tôn giáo bắt đầu du nhập vào các nước và dần khẳng địnhđược vị thế của mình thì đồng thời nó cũng trở thành một vấn đề nangiải đối với nhiều nước trên thế giới nói chung và đối với Việt Namnói riêng Khi nhắc đến tôn giáo thì sẽ luôn có vấn đề của hai thế giớiđược nói đến, đó chính là thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện hữu,thế giới của người đang sống và thế giới của người đã chết, thế giớicủa các vật hữu hình và vô hình Từ khi tôn giáo được du nhập vàoViệt Nam, nó đã tác động đến các lĩnh vực khác tồn tại xung quanh

nó và thể hiện tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của mình đối với đời sống

xã hội của con người Nó thể hiện niềm tin vào các lực lượng siêunhiên, phi thường và mang tính chất thiêng liêng Qua từng thời đạilịch sử, văn hóa khác nhau thì cách thể hiện niềm tin tưởng đó cũngkhác nhau, đồng thời theo từng tôn giáo họ sẽ có những lễ nghi, nghithức và cách tổ chức cộng đồng tôn giáo cũng sẽ khác nhau Mặc dù

xã hội đã sớm phát triển, khoa học đã có nhiều bước tiến mới nhưngkhông vì thế mà tôn giáo bị hạn chế tầm ảnh hưởng mà dường nhưcàng ngày nó càng được phát triển mạnh mẽ về quy mô và các tín

đồ trong nước cũng như ở một số nước trên thế giới Hiện nay, tôngiáo không chỉ là nơi để gieo hi vọng hư ảo cho con người mà nó còngóp phần giữ gìn một số bản sắc văn hóa dân tộc, những nét riêngđặc trưng trước sự phát triển của xã hội và công cuộc toàn cầu hóađất nước, động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, thức bảo

vệ sự độc lập, thống nhất của đất nước Ngoài ra, các hoạt động tôngiáo còn giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùngmiền, nâng cao trình độ, đời sống sống hóa, nâng cao nhận thức vàtầm nhìn của nhân dân về đường lối, chính sách của Đảng và Nhànước

Trang 6

Việt Nam là một trong các nước có nhiều tôn giáo khác nhau vềhình thức và đa dạng về các lễ nghi Cũng chính vì như vậy, không ítlần các nước có âm mưu chống phá kế hoạch giữ vững hòa bình vàxâm lược Việt Nam đã lấy vấn đề tôn giáo ra để lợi dụng nhằm phục

vụ cho lợi ích riêng Vì là một vấn đề dễ bị ảnh hưởng nên tôn giáovừa là điểm mạnh vừa trở thành điểm yếu của các nước đang trongquá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Để giải quyết được nó cần cónhững định hướng đúng đắn, các đường lối đổi mới của Đảng, Nhànước phù hợp với tình hình thực tiễn của tôn giáo và sự toàn cầu hóahiện nay

Xuất phát từ những lí do và vấn đề trên, đề tài: “Tôn giáo ở Việt

Nam và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay” thật sự

là một đề tài hấp dẫn và ý nghĩa để phục vụ cho quá trình học tậpcũng như nghiên cứu học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học

1 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát: Nêu lên được đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam

và chính sách của Đảng, Nhà nước ta hiện nay

 Nêu lên tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

 Đưa ra được một số đề xuất, kiến nghị và giải pháp nâng caohiệu quả chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tôn giáo ở Việt Nam hiện nay và chính

sách của Đảng, Nhà nước ta hiện nay

Phạm vi nghiên cứu:

Trang 7

 Không gian: Bài nghiên cứu tập trung chủ yếu tình hình tôngiáo chung và các chính sách cũng như đường lối của Đảng, Nhànước ở Việt Nam hiện nay.

 Thời gian: Bài nghiên cứu được dự kiến thực hiện từ ngày10/03/2022 đến ngày 21/03/2022

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: sử dụng phương pháp

này để thu thập thông tin từ các dự án nghiên cứu và giảng dạy,chẳng hạn như giáo trình giảng dạy và các bài báo của các tác giảtrong và ngoài nước Thực tế thu thập dữ kiện liên quan đến vấn đềtôn giáo

Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp: sau khi đã trải qua

quá trình nghiên cứu các vấn đề tôn giáo ở Việt Nam và các chínhsách của Đảng, Nhà nước ta hiện nay song song với việc thu thấp sốliệu, thông tin cũng như ý kiến đánh giá và tiến hành xử lý tài liệu,chọn lọc bằng phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp những tàiliệu có liên quan đến vấn đề tôn giáo

4 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài:

 Tổng quan những tài liệu, cơ sở lí luận có liên quan đến tôngiáo và chính sách của Đảng, Nhà nước ở Việt Nam hiện nay

 Nêu lên thực tiễn tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay và từ

đó đưa ra những vận dụng cụ thể vào các hoạt động cũng như cácchính sách ở Việt Nam

 Tổng hợp các quan điểm và các chính sách của Đảng, Nhà nước

về vấn đề tôn giáo từ đó đưa ra những bất cập và các vấn đề đangtồn tại

 Xây dựng, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị và giải pháp đểnâng cao hiệu quả chính sách về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay nhằm

Trang 8

góp phần xây dựng một đất nước giàu mạnh, văn minh nhưng vẫngiữ được các nét đẹp truyền thống.

5 Kết cấu của bài tiểu luận

Nội dung của bài tiểu luận bao gồm 3 chương:

 Chương 1: Cơ sở lý luận về tôn giáo và tôn giáo trong thời kìquá độ lên chủ nghĩa xã hội

 Chương 2: Thực trạng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

 Chương 3: Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp để nâng caohiệu quả chính sách về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÔN GIÁO VÀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.

1.1 Quan điểm, nguồn gốc, bản chất và vai trò của tôn giáo

1.1.1 Các quan điểm về tôn giáo

Bên cạnh các hình thức tôn giáo sơ khai, việc sùng bái các vị thần khá phổ biến.Con người vừa kính trọng, vừa sợ hãi các lực lượng siêu nhiên, vì thế họ thực hiện cácnghi lễ hiến tế nhằm cầu xin sự giúp đỡ, che chở của các đấng tối cao, hi vọng thầnlinh giúp họ vượt qua khó khăn

L.Phoiơbắc đã khẳng định trong Bản chất đạo Cơ đốc rằng, không phải thần thánhsáng tạo ra con người mà con người đã sáng tạo ra thần thánh theo hình mẫu của mình;rằng: “Thượng đế siêu hình không phải là cái gì khác mà là sự tập hợp, là toàn bộnhững đặc tính chung nhất rút ra từ giới tự nhiên, song con người, nhờ vào sức tưởngtượng… lại đem giới tự nhiên biến thành một chủ thể hay một thực thể độc lập” Kếthừa và phát triển trên quan điểm của Phoiơbắc và các nhà duy vật trước đó, các nhàsáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin dựa trên lập trường duy vật lịch sử để lý giải vấn đềbản chất của tôn giáo Theo đó, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hộiquyết định Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, nó là một trong những hình thái ý thức

xã hội, phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định Sự phản ánhcủa tôn giáo đối với hiện thực là đặc thù, đó là sự phản ánh “lộn ngược”, “hoang

đường” thế giới khách quan Theo C Mác và Ph Ăngghen, “Tôn giáo là những sự rút hết toàn bộ nội dung của con người và giới tự nhiên, là việc chuyển nội dung đó sang cho bóng ma, Thượng đế ở bên kia thế giới, sau đó, do lòng nhân từ, lại trả về cho con người và giới tự nhiên một chút ân huệ của mình”.

Với các nhà kinh điển trong chủ nghĩa Mác, tôn giáo phản ánh một cách méo mó,sai lệch, hư ảo về thế giới tự nhiên và con người, về các quan hệ xã hội Nói cách khác,tôn giáo là sự nhân cách hoá giới tự nhiên, là sự “đánh mất bản chất người” Chính conngười đã áp đặt cho thần thánh những sức mạnh siêu nhiên khác với bản chất của mình

để rồi từ đó con người có chỗ dựa, được che chở, an ủi - dù đó chỉ là chỗ dựa “hư ảo”

Trang 10

Vạch ra bản chất sâu xa của hiện tượng đó, Ph Ăngghen đã viết: “Con người vẫn chưahiểu rằng họ đã nghiêng mình trước bản chất của chính bản thân mình và đã thần thánhhoá nó như một bản chất xa lạ nào đó” Lột tả bản chất của tôn giáo, ông cho rằng,

“tôn giáo không là gì khác ngoài sự phản ánh hư ảo – vào tâm trí của con người – củanhững lực lượng ở bên ngoài ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ đơn giản là

sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế mang hình thức những lực lượng siêutrần thế”

Đứng vững trên lập trường duy vật lịch sử, C Mác và Ph Ăngghen đã luận giảirằng sự xuất hiện và tồn tại của tôn giáo bắt nguồn từ hiện thực khách quan và nguồngốc quan trọng nhất của tôn giáo chính là điều kiện kinh tế – xã hội Trong lịch sử tiếnhoá của mình, đầu tiên hơn hết, con người có nhu cầu cải tạo tự nhiên để tạo ra của cảivật chất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mình Nhưng do trình độ và khả năng cònthấp nên con người luôn cảm thấy yếu đuối, bất lực trước các hiện tượng tự nhiên.Hơn nữa, khi xã hội có sự phân chia và áp bức giai cấp thì các mối quan hệ ngày càngphức tạp hơn, một bộ phận người dân rơi vào tình thế cùng quẫn, bất lực trước các giaicấp thống trị Ngoài ra, những yếu tố tự phát, ngẫu nhiên, rủi ro bất ngờ nằm ngoài ýmuốn của con người gây khiến họ sợ hãi, lo lắng và mất cảm giác an toàn Đó cũng là

lí do tại sao người ta tìm đến và dựa vào sự che chở của tôn giáo

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tôn giáo có nguồn gốc từ trong hiệnthực và phản ánh chính hiện thực đó – một hiện thực cần có tôn giáo và có điều kiện

để tôn giáo xuất hiện và tồn tại Trong Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, C.Mác đã viết: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực,vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy Tôn giáo là tiếng thở dài củachúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là tinhthần của những trật tự không có tinh thần Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.Luận điểm trên của C Mác đã chỉ r漃̀ nguồn gốc, bản chất, chức năng của tôn giáo trênlập trường duy vật lịch sử Trong cuộc sống hiện thực, khi con người bất lực trước tựnhiên, trước các hiện tượng áp bức, bất công của xã hội thì họ chỉ còn biết “thở dài” vànhẫn nhục chịu đựng Cũng trong cuộc sống hiện thực ấy, họ không thể tìm thấy “mộttrái tim” để yêu thương và bảo vệ nên phải tìm đến một “trái tim” trong tưởng tượng

Trang 11

nơi tôn giáo Trái tim này sẽ sẵn sàng bao dung, tha thứ, chở che và tiếp thêm sứcmạnh cho họ để họ có thể vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống.

1.1.2 Nguồn gốc của tôn giáo

Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội

Trong xã hội công xã nguyên thủy, do lực lượng sản xuất chưa phát triển, trướcthiên nhiên hùng vĩ tác động và chi phối khiến cho con người cảm thấy yếu đuối và bấtlực, không giải thích được, nên con người đã gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyềnlực thần bí

Khi xã hội xuất hiện các giai cấp đối kháng, có áp bức, bất công, do không giảithích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức, bóc lột, bất công, tội ác, cộng với lo sợ trước sự thống trị của các lực lượng xã hội, con người trông chờ vào sựgiải phóng của một lực lượng siêu nhiên ngoài trần thế

Nguồn gốc nhận thức

Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội

và chính bản thân mình là có giới hạn Khi mà khoảng cách giữa “biết” và “chưa biết”vẫn tồn tại, khi những điều mà khoa học chưa giải thích được, thì điều đó thường đượcgiải thích thông qua lăng kính các tôn giáo Ngay cả những vấn đề đã được khoa họcchứng minh, nhưng do trình độ dân trí thấp, chưa thể nhận thức đầy đủ, thì đây vẫn làđiều kiện, là mảnh đất cho tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển

Nguồn gốc tâm lý

Sự sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội, hay trong những lúc ốm đau,bệnh tật; ngay cả những may rủi bất ngờ xảy ra, hoặc tâm lý muốn được bình yên khilàm việc lớn, con người cũng dễ tìm đến với tôn giáo Thậm chí cả những tình cảmtích cực như tình yêu, lòng biết ơn, lòng kính trọng đối với những người có công vớinước, với dân cũng dễ dẫn con người đến với tôn giáo

1.1.3 Bản chất của tôn giáo

Chỉ r漃̀ bản chất của tôn giáo, chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định rằng: “Tôn giáo là

một hiện tượng xã hội - văn hóa do con người sáng tạo ra” Con người sáng tạo ra vì

mục đích, lợi ích của họ, phản ánh những ước mơ, nguyện vọng, suy nghĩ của họ

Trang 12

Nhưng, sáng tạo ra tôn giáo, con người lại bị lệ thuộc vào tôn giáo, tuyệt đối hóa vàphục tùng tôn giáo vô điều kiện Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng cho rằng, sản xuất vậtchất và các quan hệ kinh tế xét đến cùng là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triểncủa các hình thái ý thức xã hội, trong đó có tôn giáo Mặc dù có sự khác biệt về thếgiới quan, nhưng những người cộng sản với lập trường mác xít không bao giờ có thái

độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân Trongnhững điều kiện cụ thể của xã hội, những người cộng sản và những người có tínngưỡng tôn giáo có thể cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn ở thế giới hiệnthực Xã hội ấy chính là xã hội mà quần chúng tín đồ cũng từng mơ ước và phản ánh

nó qua một số tôn giáo

1.1.4 Vai trò của tôn giáo:

Hiện nay, trên tinh thần đổi mới nhận thức về tôn giáo, đảng và nhà nước ta đã xácđịnh tôn giáo là một bộ phận trong nhu cầu của nhân dân, tôn giáo có giá trị đạo đức

và văn hóa tốt đẹp Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về đạo đức tôn giáo Những lờidạy của tôn giáo đều hàm chứa nhiều giá trị đạo đức nhân văn rất hữu ích trong việcxây dựng đạo đức mới, nhân cách con người Việt Nam hiện nay Giá trị lớn nhất củađạo đức tôn giáo là giúp duy trì đạo đức xã hội, hoàn thiện nhân cách, hướng conngười đến chân – thiện – mỹ Tuy nhiên, đạo đức tôn giáo cũng tiềm ẩn nhiều yếu tốtiêu cực, đưa con người đến hạnh phúc ảo tưởng, đánh mất tính chủ động, sáng tạo củacon người

Thông qua nghiên cứu triết học tôn giáo, hiểu biết sâu sắc và đúng đắn về tôn giáo

có ý nghĩa thiết thực, tích cực đối với cả tín đồ và người không theo tín ngưỡng, đặcbiệt quan trọng đối với những người làm công tác tôn giáo:

 Đối với những người không theo tôn giáo, hiểu biết triết lý của tôn giáo giúp họhiểu được nguồn gốc của động cơ hoạt động tôn giáo, để họ có thái độ đúng đắn đốivới tôn giáo và có thể chủ động lựa chọn cho mình con đường đi theo hay không theomột tôn giáo nào đó

 Đối với những người làm công tác tôn giáo, thông qua việc học tập triết lý tôngiáo, hiểu biết sâu sắc, đúng đắn về tôn giáo sẽ giúp họ tự tin, cởi mở với chức sắc tôn

Trang 13

giáo và đồng bào, ứng xử với người có đạo, ứng xử với người không có đạo kịp thời,hợp tình

Ở nước ta trình độ phát triển kinh tế và trình độ dân trí chưa cao, hiểu biết về tôngiáo của người dân chưa đầy đủ, thậm chí có lúc chưa đúng Các tôn giáo Việt Namngày nay tuy không có những xung đột nghiêm trọng nhưng đã có những vụ việc tiềm

ẩn nhiều nguy cơ, phức tạp làm xấu đi xã hội

Trong điều kiện đó, triết học tôn giáo càng có vai trò quan trọng trong việc cungcấp cho con người những tri thức khoa học cần thiết về tôn giáo Tất nhiên, triết họctôn giáo chứa đựng rất nhiều nội dung, từ những vấn đề lý luận chung như đối tượng,đặc điểm, phương pháp nghiên cứu triết học tôn giáo đến những vấn đề cụ thể của triếthọc tôn giáo như vấn đề thế giới

Ngoài ra, triết học tôn giáo còn liên quan đến nhiều lĩnh vực tri thức khoa học khácnhư lịch sử triết học, lịch sử tôn giáo, xã hội học tôn giáo, tâm lý học tôn giáo… Nên

sự phát triển triết học tôn giáo phải tiến hành đồng thời và kết họp với sự phát triển cácmôn khoa học khác mới có thể thành công được

1.2 Tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội

1.2.1 Nguуên nhân tôn giáо tồn tại trоng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩа хã hội

Nguуên nhân nhận thức

Trоng quá trình хâу dựng chủ nghĩа хã hội, trình độ dân trí củа nhân dân còn hạnchế Mặc dù khоа học đã рhát triển mạnh, sоng nhiều hiện tượng tự nhiên và хã hội

diễn rа đến nау khоа học chưа giải thích được Ví dụ như hiện tượng trường sinh học.

Dо vậу, tâm lý trông chờ tin tưởng vàо sức mạnh siêu nhiên tâm linh vẫn tồn tại trоng

ý thức cоn người

Nguуên nhân kinh tế

Trоng quá trình хâу dựng chủ nghĩа хã hội, với sự tồn tại củа nền kinh tế nhiềuthành рhần với những lợi ích khác nhаu củа các giаi cấр, tầng lớр хã hội, với những sựbất bình đẳng nhất định về kinh tế, chính trị, văn hоá, хã hội đã mаng đến chо cоnngười những уếu tố ngẫu nhiên, mау rủi Những điều trên đã làm chо cоn người tintưởng vàо năng lực siêu nhiên

Trang 14

Nguуên nhân tâm lý

Tôn giáо tồn tại lâu đời và ăn sâu trоng tiềm thức củа nhiều người từ đời sống tinhthần đến đời sống хã hội củа nhân dân quа bао thế hệ Vì vậу, dù có thể có những biếnđổi lớn lао về kinh tế, chính trị, хã hội thì tôn giáо cũng không thау đổi ngау theо tiến

độ củа những biến đổi kinh tế-хã hội mà nó рhản ánh

Nguуên nhân chính trị - xã hội

Tôn giáо có những điểm còn рhù hợр với chủ nghĩа хã hội, với đường lối, chínhsách củа Nhà nước хã hội chủ nghĩа, đạо đức, văn hóа đáр ứng nhu cầu củа một bộрhận quần chúng nhân dân Ví dụ như tính hướng thiện, bình đẳng, thương người…Dưới chủ nghĩа хã hội, tôn giáо có khả năng tự biến đổi để thích nghi theо хu hướng

“đồng hành cùng dân tộc”, sống “tốt đời, đẹр đạо”, “sống рhúc âm trоng lòng dântộc” Dо chính sách tôn giáо củа nhà nước хã hội chủ nghĩа là tôn trọng quуền tự dоtín ngưỡng và không tín ngưỡng củа công dân Trоng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩа vẫncòn tồn tại đấu trаnh giаi cấр dưới nhiều hình thức рhức tạр, các thế lực chính trị vẫnlợi dụng tôn giáо để рhục vụ mưu đồ chính trị củа chúng Mặt khác, các hiện tượngnhư chiến trаnh cục bộ, хung đột dân tộc, sắc tộc khủng bố, bệnh tật, đói nghèо,… làđiều kiện chо tôn giáо рhát triển

Chính vì vậу, trоng một chừng mực nhất định, tôn giáо vẫn có sức thu hút mạnh mẽđối với một bộ рhận quần chúng

Nguуên nhân văn hоá

Trоng thực tế, sinh hоạt tôn giáо đã đáр ứng được рhần nàо nhu cầu văn hоá tinhthần củа cộng đồng хã hội và trоng một mức độ nhất định, có ý nghĩа giáо dục ý thứccộng đồng, рhоng cách, lối sống củа cá nhân trоng cộng đồng Vì vậу, sinh hоạt tôngiáо đã lôi cuốn một bộ рhận nhân dân хuất рhát từ nhu cầu văn hоá tinh thần, tìnhcảm củа họ

Từ những nguуên nhân trên đã dẫn đến sự tồn tại củа tôn giáо trоng quá trình хâуdựng chủ nghĩа хã hội

Sоng tôn giáо trоng chủ nghĩа хã hội tôn giáо đã có những biến đổi cơ bản Tín

ngưỡng, tôn giáо tách hẳn khỏi nhà nước và nhà trường, chỉ còn là công việc tôn giáоthuần túу Nhà nước không cаn thiệр vàо công việc nội bộ củа các tôn giáо, niềm tin

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w