1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kỳ quan điểm của triết học mác lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử ý nghĩa của tư tưởng lấy dân làm gốc trong quá trình phát triển ở việt nam hiện nay

36 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Làm cho khoa học sẽ trở thành giáo điều và vai trò của các nhà khoa học do đó sẽ bị hạn chế nếu tách rời khỏi hoạt động sản xuất trực tiếp và càng khẳng định lại hoạt động sản xuất của q

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

MÔN HỌC: TRIT HỌC MC - LÊNIN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

QUAN ĐIỂM CỦA TRIT HỌC MC – LÊNIN VỀ VAI TRÒ CỦAQUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ Ý NGHĨA CỦA TƯTƯỞNG “LẤY DÂN LÀM GỐC” TRONG QU TRÌNH PHT TRIỂN Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY.

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

MÔN HỌC: TRIT HỌC MC - LÊNIN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

QUAN ĐIỂM CỦA TRIT HỌC MC – LÊNIN VỀ VAI TRÒ CỦAQUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ Ý NGHĨA CỦA TƯTƯỞNG “LẤY DÂN LÀM GỐC” TRONG QU TRÌNH PHT TRIỂN Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY.

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng em xin được gửi tới cô Trần Thị Phương, giảng viên, người hướng dẫn, và cũng chính là người đã tận tình chỉ dạy, dìu dắt chúng em có được thành quả như ngày hôm nay, những lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất Là lứa tân sinh viên buổi đầu bước chân vào ngưỡng cửa đại học, với chúng em, môi trường nơi đây vẫn còn là điều gì đó vô cùng mới lạ, và việc thực hiện một bài tiểu luận cũng không phải là ngoại lệ Song, dưới sự quan tâm của cô, cùng với những kiến thức quý giá mà cô đã truyền đạt, đến cuối, chúng em cũng đã có thể hoàn thành bài tiểu luận đầu tay của mình.

Trong quá trình tham khảo, tìm tòi và nghiên cứu, chúng em cũng đã có được những cái nhìn mới mẻ hơn, đa chiều hơn về bộ môn này cũng như thế giới quan mà nó bao hàm Những từ ngữ như “khô khan”, “trừu tượng” và “khó hiểu” đã dần dà không còn nữa trong nhận định Giờ đây, chúng em đã biết, Triết học, thực tế vẫn luôn hiện hữu xung quanh chúng ta, là nền tảng của xã hội, là những lý thuyết không thể tách rời khỏi thường thức Để có thể đi đến những kết luận đó, sự hỗ trợ từ những thầy cô khác, từ bạn bè, từ những anh chị khóa trên là không thể thiếu, vậy nên đồng thời, chúng em cũng muốn trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của mọi người trong những lúc khó khăn, kiệt quệ về ý tưởng.

Dẫu đã cố gắng hết sức mình, song, những thiếu sót và hạn chế trong bài là điều không thể tránh khỏi, bởi lẽ chúng em hiểu rằng, hiện tại, hơn ai hết trên giảng đường đại học, khóa K23 chúng em là những cá nhân còn nhiều thứ phải trau dồi, còn nhiều thứ phải học hỏi Chúng em rất mong có thể nhận được những đánh giá, những nhận xét, những lời góp ý chi tiết từ cô và các bạn để có thể lấy đó làm hành trang cho mai sau, để có thể củng cố năng lực từng cá nhân cũng như để có thể cải thiện chất lượng mỗi bài luận về sau Một lần nữa, chúng em xin cảm ơn tất cả mọi người, những người đã hết lòng tương trợ, tạo điều kiện thuận lợi để nhóm có thể hoàn thành bài tiểu luận này một cách tốt nhất.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Nhóm sinh viên thực hiện.

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 5

BẢNG ĐNH GI MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆCCỦA CC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Trang 6

MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 1 3 Phương pháp nghiên cứu 2

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA TRIT HỌC MC – LÊNIN VỀ VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ

1.1 Quan hệ giữa cá nhân và xã hội 3 1.2 Vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử 4

CHƯƠNG 2 Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG “LẤY DÂN LÀM GỐC” TRONG QU TRÌNH PHT TRIỂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Vận dụng tư tưởng “Lấy dân làm gốc” 7 2.2 Quan điểm của Đảng về tư tưởng “Lấy dân làm gốc” trong quá trình phát

triển ở Việt Nam hiện nay 11 2.3 Một số giải pháp năng cao vai trò của quần chúng nhân dân trong giai đoạn hiện nay 14

KT LUẬN 17TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Hàng vạn năm kể từ khi con người bước ra khỏi thuở hồng hoàng để ngẩng cao đầu cảm nhận thế giới và nhận biết về mọi thứ xung quanh thì như một quy luật của cuộc sống này chúng ta phải biết rằng: Để có được sống yên bình như ngày hôm nay là sự đánh đổi của bao thế hệ cha anh đi trước, những con người bất khuất, kiên cường, gan dạ, dũng cảm,… “Không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ đã làm nên đất nước” ( Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm) chúng ta gọi chung đó là Quần chúng nhân dân Xuyên suốt các tiến trình lịch sử chúng ta nhận ra được trong bất cứ giai đoạn lịch sử xã hội nào, ở mọi nền văn hóa, quốc gia,… thì luôn có những cá nhân kiệt xuất đứng lên lãnh đạo, dẫn dắt nhân dân theo con đường đúng đắn Song cũng không thể thiếu đi thành phần đông đảo, cơ bản và chủ yếu tạo nên một xã hội hoàn chỉnh, các cuộc cách mạng và quyết định sự tồn tại hay suy vong, sự hưng thịnh hoặc suy thoái của cả một quốc gia – Quần chúng nhân dân Như vậy, chúng ta có thể thấy được rằng cả vai trò của quần chúng nhân dân luôn được coi trọng từ khi con người xuất hiện, nhà nước và giai cấp ra đời Hơn thế nữa nó ngày càng được quan trọng hóa và đề cao hơn khi chủ nghĩa Triết học Mác – Lênin có mặt trong sự phát triển của thế giới Chính Triết học Mác – Lênin đã đưa ra cho chúng ta thấy những quan điểm về vai trò của quần chúng nhân dân một cách xác đáng, đúng đắn và khoa học nhất Quan điểm đó không bị giới hạn ở bất cứ khu vực, quốc gia hay dân tộc nào mà nó lan rộng và có sức ảnh hưởng rất lớn đến khắp mọi nơi trên thế giới, ở mọi thời đại Những tưởng như ai nắm bắt và vận dụng được nó sẽ có được chiếc chìa khóa của sự phát triển vượt bậc.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Bằng cách tìm hiểu quan điểm triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của quần chúng, từ đó rút ra được

2.1 Quan điểm triết học về quần chúng 2.2 Vai trò của công chúng

2.3 Vai trò của cá nhân

2.4 Ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm triết học 7

Trang 8

Như vậy, chúng ta có thể thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong đời sống thực tế ngày nay.

3 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Phương pháp nghiên cứu tiểu luận là những cách thức giúp tác giả bài nghiên cứu thu thập số liệu, kiến thức hoặc thông tin nhằm tìm ra một hệ thống tri thức từ thực tiễn nhằm giúp tìm ra quy luật của các sự vật hoặc hiện tượng liên quan đến chủ đề lựa chọn, từ đó xây dựng nên một khung lý thuyết mới, hoặc sàng lọc loại bỏ giả thuyết của một đề tài khoa học Để thực hiện nội dung nghiên cứu, chú trọng vận dụng phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp giả thuyết…

8

Trang 9

NỘI DUNG

Chương 1 QUAN ĐIỂM CỦA TRIT HỌC MC – LÊNIN VỀ VAI TRÒCỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ

1.1 Quan hệ giữa cá nhân và xã hội

Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội được thể hiện ở chỗ cá nhân là chủ thể và là sản phẩm của xã hội Cá nhân là chủ thể của các quan hệ xã hội, thúc đẩy sự biến đổi và tiến bộ xã hội Cá nhân là sản phẩm của sự phát triển xã hội Trong bất cứ giai đoạn nào, cá nhân cũng không tách rời khỏi xã hội Là một hiện tượng lịch sử, quan hệ cá nhân - xã hội luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển, trong đó, sự thay đổi về chất chỉ diễn ra khi có sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác.

Thực chất mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là quan hệ lợi ích Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội do sự quy định của mặt khách quan và mặt chủ quan

Mặt khách quan biểu hiện ở trình độ phát triển và năng suất lao động xã hội Mặt chủ quan biểu hiện ở khả năng nhận thức và vận dụng quy luật xã hội phù hợp với mục đích của con người.

Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, xã hội giữ vai trò quyết định đối với cá nhân Bởi vậy, thực chất của việc tổ chức xã hội là giải quyết quan hệ lợi ích nhằm tạo khả năng cao nhất cho mỗi cá nhân tác động vào mọi quá trình kinh tế, xã hội, cho sự phát triển được thực hiện Xã hội càng phát triển thì cá nhân càng có điều kiện để tiếp nhận ngày càng nhiều những giá trị vật chất và tinh thần Vì vậy, thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội Bất cứ vấn đề gì, dù là phạm vi nhân loại hay cá nhân, dù trực tiếp hay gián tiếp, nếu lợi ích cá nhân và xã hội là thống nhất thì chính ở đó bắt gặp mục đích và động lực của sự nỗ lực chung vì một tương lai tốt đẹp.

1.2 Vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử

Trong mọi tiến trình lịch sử, quần chúng nhân dân đều có vai trò quyết định Điều đó được thể hiện qua ba mặt lớn:

9

Trang 10

Thứ nhất, quần chúng nhân dân có vai trò là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội là thành phần trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội Không có quần chúng nhân dân thì không có người trực tiếp sản xuất sẽ không có của cải vật chất, sẽ không có đời sống vật chất, không có đời sống tinh thần, không có xã hội,không có lịch sử Để quy định cho sự xuất hiện, đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội và quyết định sự biến đổi của lịch sử được quyết định bởi lực lượng lao động cơ bản bao gồm lao động chân tay và lao động trí óc Vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất, nhất là trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đó chính là khoa học và các nhà khoa học Khoa học và các nhà khoa học bị hạn chế khi chỉ chỉ có thể xuất hiện và phát huy tác dụng thông qua thực tiễn sản xuất của quần chúng nhân dân lao động, nhất là đội ngũ công nhân hiện đại và trí thức trong nền sản xuất xã hội, của thời đại kinh tế tri thức Làm cho khoa học sẽ trở thành giáo điều và vai trò của các nhà khoa học do đó sẽ bị hạn chế nếu tách rời khỏi hoạt động sản xuất trực tiếp và càng khẳng định lại hoạt động sản xuất của quần chúng nhân dân là điều kiện cơ bản để quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội.

Thứ hai, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội Thực tế lịch sử chứng minh rằng trong suốt chiều dài lịch sử chưa bao giờ có một cuộc thay đổi chế độ hay cách mạng xã hội nào mà không có sự hành động đông đảo của quần chúng nhân dân Vai trò của quần chúng nhân dân được tăng cường rõ rệt trong mọi cuộc cách mạng của xã hội Trong những thời kỳ lịch sử này, sức sáng tạo và sức mạnh của quần chúng là động lực trực tiếp và mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội Khi nói về các nguyên nhân của cuộc cách mạng, có thể thấy chỉ khi nào chế độ xã hội đảm bảo được những ước muốn cũng như quyền lợi của phần lớn quần chúng nhân dân thì chế độ xã hội đó mới có quyền được tiếp tục tồn tại Do đó một khi lợi ích của quần chúng nhân dân không được đảm bảo, quần chúng nhân dân đòi hỏi sự thay đổi của chế độ xã hội thì các cuộc cách mạng nổ ra là một điều tất yếu.

Thứ ba, quần chúng nhân dân là người tạo ra các giá trị văn hóa, tinh thần của xã hội Những người sáng tạo ra văn học, nghệ thuật, khoa học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị, đạo đức, v.v đều do quần chúng nhân dân sáng tạo ra Để tạo ra nguồn cảm hứng vô tận của các thiên tài văn hóa, khoa học đều bắt nguồn phần lớn từ những hoạt động thực tiễn và cuộc sống của quần chúng nhân dân Khi đó, giá trị của một nhà

10

Trang 11

văn lớn hay một thiên tài nhân loại chỉ được đánh giá và công nhận khi phần lớn quần chúng nhân dân chấp nhận và phổ biến trong cuộc sống xã hội.

Đối với quần chúng, người lãnh đạo có nhiệm vụ sau đây: Đầu tiên là nắm bắt các xu hướng quốc gia, quốc tế và đương đại, dựa trên sự hiểu biết về các quy luật khách quan của các quá trình kinh tế và chính trị chính trị và xã hội Thứ hai, về định hướng chiến lược và hoạch định kế hoạch hành động cách mạng Ba là, tổ chức quân đội, giáo dục, thuyết phục quần chúng, đoàn kết ý chí và hành động của quần chúng để giải quyết những nhiệm vụ quan trọng nhất Các nhà lãnh đạo đóng một vai trò rất quan trọng trong lịch sử Vai trò này được thể hiện như sau:

Thứ nhất, các nhà lãnh đạo có thể thúc đẩy hoặc hạn chế tiến bộ xã hội Nếu người lãnh đạo hiểu rõ quy luật của các phong trào xã hội và chỉ đạo đúng đắn các phong trào cách mạng dựa trên đó thì sẽ thúc đẩy xã hội phát triển Mặt khác, nếu người lãnh đạo không hiểu rõ động lực của dân tộc và thời đại thì có thể cản trở sự phát triển của xã hội và dẫn lịch sử đi vào con đường phức tạp, phức tạp

Thứ hai, người lãnh đạo thường là người sáng lập và là linh hồn của các tổ chức chính trị, xã hội Vì vậy, người lãnh đạo là người sáng lập, quản lý, lãnh đạo các tổ chức xã hội và đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại, phát triển của các tổ chức này Thứ ba, các nhà lãnh đạo cũng là hình mẫu cho công chúng, những người nỗ lực và học hỏi từ việc cải thiện tính cách của các thành viên trong tổ chức Một khi người lãnh đạo hoàn thành vai trò của mình, người đó sẽ trở thành một biểu tượng tinh thần sống mãi trong cảm xúc và niềm tin (trái tim) của quần chúng.

Nói cách khác, trong lịch sử trên mọi lĩnh vực, từ kinh tế đến chính trị, hoạt động vật chất đến hoạt động tinh thần, quần chúng nhân dân luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng Tuy vậy, tùy theo hoàn cảnh cụ thể của các giai đoạn lịch sử khác nhau, vai trò chủ quan của quần chúng nhân dân cũng có thể thể hiện khác nhau Quần chúng có đủ điều kiện để phát triển tài năng và trí tuệ sáng tạo dưới chủ nghĩa xã hội.Song sức mạnh của quần chúng chỉ có thể được phát huy nếu quần chúng được lãnh đạo, tổ chức và hướng dẫn Kết luận lại: vai trò của quần chúng trong việc định hình lịch sử gắn chặt với vai trò của người lãnh đạo.

11

Trang 12

Chương 2 Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG “LẤY DÂN LÀM GỐC” TRONGQU TRÌNH PHT TRIỂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Vận dụng tư tưởng “Lấy dân làm gốc”

“Lấy dân làm gốc” là quan điểm của cha ông ta trong việc trị nước từ bao đời nay Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục củng cố, phát huy và vươn lên tầm cao mới “Lấy dân làm gốc” là kim chỉ nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước Hiểu dân vì dân và đoàn kết, đoàn kết toàn dân sẽ tạo nên nguồn sức mạnh to lớn Nguyễn Trãi nổi tiếng kết luận vào năm: “Việc nhân là để bảo vệ con người” Quân đội trước nhận trừng phạt, lo việc bài trừ bạo lực.” Khi vua hỏi tướng Trần Hưng Đạo về kế hoạch giữ nước, ông khuyên: “Chiến lược tốt nhất là dùng sức dân để “phát triển cội rễ sâu xa và giữ vững cội nguồn” để giữ nước.” Khi giành được độc lập (1945), Đảng và Bác Hồ ngoài việc bảo vệ chính quyền non trẻ còn đặt việc chăm lo đời sống của nhân dân lên hàng đầu là chăm lo cho nhân dân Họ đã đồng cảm với những “nồi cơm” của phong trào xóa đói, phổ cập giáo dục, chia ruộng cho nông dân, trao trách nhiệm cho người dân về đất đai và chăm lo cho đời sống vật chất, tinh thần của mình.

Khi sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Đảng ta không có lợi ích gì ngoài lợi ích của Tổ quốc, giai cấp và dân tộc; Tại Đại hội VI của Đảng, Người đã đúc kết khẩu hiệu “Lấy dân làm gốc” và đề xuất như một tư tưởng chiến lược trên con đường cách mạng Việt Nam Đại hội Đảng lần thứ 13 năm 2021 đã đặt ra quyền “giám dân, dân vui”, đồng thời bổ sung phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm soát…”, đã được đề xuất vào nhiệm kỳ thứ bảy Đây cũng là lần đầu tiên Đảng ta đặt chiến lược “Lòng dân” lên trên tình hình quốc phòng an ninh trong các văn kiện Quốc hội Trong bài viết mới đây về “Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giải thích thêm: “Mối quan hệ giữa Đảng, nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể đoàn kết với nhau trong mục tiêu và lợi ích; Mọi chính sách, chủ trương, pháp luật và hoạt động của Đảng, Nhà nước đều hướng tới hạnh phúc của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu Nó cũng là một mô hình chính trị chung xác định quan điểm “nhân dân là trên hết” của Đảng và Nhà nước chúng ta.

12

Trang 13

Tư tưởng “Nước lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện ở hai khía cạnh cơ bản Thứ nhất, Người chỉ rõ mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước đều xuất phát từ nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân; chúng ta phải tôn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân để nhân dân phục vụ Bởi vì nhân dân là chủ sở hữu thực sự của đất đai, là lực lượng lao động cơ bản của xã hội, là chủ thể sáng tạo của lịch sử; chính lực lượng quyết định sự thành bại của cách mạng; không có quần chúng thì không có câu chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng chứ không phải của một anh hùng” Thứ hai, để phát huy trách nhiệm của nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng, Người yêu cầu mọi tổ chức Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên phải gần gũi với nhân dân, lắng nghe và hiểu nhân dân để đề ra những chính sách đúng đắn, dễ hiểu Hướng dẫn mọi người và tổ chức, lãnh đạo và khuyến khích mọi người biến điều đó thành hiện thực Nếu trở thành Đảng cầm quyền, mọi chính sách, chỉ thị của Đảng phải nhằm mục đích cải thiện đời sống nhân dân, trước hết là đảm bảo cho người dân có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, giáo dục Cán bộ, đảng viên phải gắn bó chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, sách vở, pháp luật của Nhà nước; họ phải coi việc phụng sự Tổ quốc, nhân dân là mục đích, là lý do sống, là niềm vui, hạnh phúc của mình và tuyệt đối không được lên mặt “Quan cách mạng”, “ra lệnh ra oai” Chỉ khi đó ‘gốc’ mới vững chắc và được đảm bảo Cầu mong Cách mạng dẫn đến thắng lợi.

Trong lĩnh vực quân sự, với tư tưởng “Nước lấy dân làm gốc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, lực lượng tham gia hoạt động quân sự là toàn dân; bởi vì, sức mạnh của nhân dân là vô cùng to lớn, có vai trò quyết định đến thắng lợi Theo Người, mọi người dân đều có thể tham gia hoạt động trên lĩnh vực quân sự, không phân biệt giới tính, độ tuổi; tất cả các tầng lớp nhân dân trong xã hội đều tham gia đánh giặc bằng mọi vũ khí, từ thô sơ đến hiện đại, bằng mọi cách đánh trên các địa bàn chiến lược Chúng ta tiến hành đánh địch bằng mọi lực lượng, như bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, kết hợp giữa chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy, kết hợp giữa đánh lớn, đánh vừa, đánh nhỏ, Người nói: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc Ai có súng dùng súng Ai có

13

Trang 14

gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc” Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “31 triệu đồng bào ta ở cả hai miền, bất kỳ già trẻ, gái trai, phải là 31 triệu chiến sĩ anh dũng diệt Mỹ, cứu nước, quyết giành thắng lợi cuối cùng”.

Tư tưởng “Nước lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, góp phần bổ sung vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong việc làm phong phú thêm lịch sử Đồng thời, hệ tư tưởng của nó cũng là cơ sở quan trọng để Đảng ta đề ra con đường cách mạng đúng đắn, hướng tới quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, của Tổ quốc Tổ chức, giáo dục, hình thành đảng trong sạch, vững mạnh, thực sự là đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Nhờ đó, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhận được sự tin tưởng, cảm thông, ủng hộ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, giành được những thắng lợi vẻ vang trong lịch sử, giành được sự nghiệp giải phóng dân tộc năm 1945, đoàn kết toàn dân tộc đất nước và thực hiện sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thực tế lịch sử dân tộc Việt Nam cho thấy, tùy vào nước mà nước đó thịnh hay suy, mạnh hay yếu, giữ được đất nước, kiên định bảo vệ độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia của mình Nó phụ thuộc vào “lòng dân”, về việc xây dựng “vị trí trong lòng dân” Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cho rằng: “Khai thác sức mạnh của nhân dân để xây dựng kế hoạch sâu xa Đó là châm ngôn chính trị, bảo vệ đất nước.”; Nguyễn Trãi giải thích: “Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân.” Ở thời đại Hồ Chí Minh, tư tưởng “Nước lấy dân làm gốc” của Người là gốc rễ, là nền tảng nhằm hình thành một chính sách chiến tranh nhân dân toàn diện, độc đáo, sáng tạo và đóng góp cho toàn dân Điều quan trọng là phát huy sức mạnh tổng hợp để đánh bại bất kỳ kẻ thù xâm lược nào Trên cơ sở thành tích đó, Đảng ta quyết định xây dựng “thái độ lòng dân” làm cơ sở phát huy sức mạnh toàn dân tộc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tại Đại hội X của Đảng, thuật ngữ “lòng dân” lần đầu tiên được ghi nhận trong văn kiện đại hội: “Xây dựng “lòng dân” làm cơ sở phát huy sức mạnh thống nhất của toàn Đảng Tiếp nối quan điểm này, các Đại hội XI, XII, XIII của

14

Trang 15

Đảng đã khẳng định thêm: “Xây dựng thế trận “lòng dân”, thế trận phòng thủ toàn dân, thế trận an ninh vững chắc của nhân dân” là cơ sở cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc”.

“Thế trận lòng dân” thực chất là trạng thái chính trị, tinh thần của nhân dân, thể hiện ở tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lòng tự trọng và sự tin cậy của nhân dân đối với chế độ, vào sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Nhà nước, của chính quyền Đảng Nhà nước này được xác lập vững chắc, trở thành “thế trận” được huy động và sử dụng, tạo nên sức mạnh tổng hợp của hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Xây dựng “thái độ trong lòng nhân dân” là thực hiện đồng thời các giải pháp về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh để người dân hài lòng, yên tâm, tin tưởng, yêu mến Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa Đây là sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về “lòng dân”, “đất nước lấy dân làm gốc”, là quan điểm, chính sách đúng đắn, phù hợp với nhân dân Sự phát triển này đã đánh thức, tập hợp, đoàn kết, phát huy sức mạnh của mọi yếu tố tạo nên “thế trận lòng dân”; Đó là một trong những bí quyết thành công của Cách mạng Việt Nam.

Trong những năm qua, với nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của “lòng dân”, Đảng, Nhà nước ta và các cấp, các ngành luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, Đảng viên, chiến sĩ và nhân dân các tầng lớp xã hội đời sống truyền thống yêu nước Việt Nam, đường lối, quan điểm của Đảng, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Đồng thời, nhiều chính sách được ban hành và giải pháp đề xuất nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước Nhờ đó, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, như đã nêu trong văn kiện Đại hội khóa XIII Đại hội Đảng có ý nghĩa: “Đất nước ta chưa bao giờ trải qua chuyện như thế này Hạnh phúc, tiềm lực, vị thế và danh tiếng quốc tế như ngày nay”.

Đảng và Nhà nước luôn phấn đấu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; ban hành nhiều chính sách, chủ trương, pháp luật nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; Đẩy mạnh xây dựng, chấn chỉnh hệ thống

15

Trang 16

Đảng, chính trị trong sạch, vững mạnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực Vì lẽ đó, cán bộ, Đảng viên và nhân dân nhiệt tình, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, vào tiến trình đổi mới, vào sự thịnh vượng của đất nước, triển vọng phát triển; tin tưởng vào lực lượng vũ trang; tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, năng động, sáng tạo của nhân dân Việt Nam được phát huy và củng cố Vị thế và sức mạnh của đất nước ngày càng được củng cố và nâng cao.

2.2 Quan điểm của Đảng về tư tưởng “Lấy dân làm gốc” trong quá trìnhphát triển ở Việt Nam hiện nay

Trong lịch sử, Hồ Chí Minh là người thấm nhuần quan điểm Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong việc chỉ đạo tư tưởng và hành động thực tiễn, luôn đề cao vai trò quản lý của nhân dân Nhân dân, sức mạnh của nhân dân, luôn tin tưởng vào khả năng, sức mạnh của nhân dân, chỉ cần có dân thì sẽ có nước, chinh phục được lòng dân là được tất cả Trong tác phẩm “Đường kách mệnh” (1927), trả lời cho câu hỏi: “Ai là người cách mệnh?”, Người giải thích: “Vì bị áp bức mà sinh ra cách mệnh, cho nên ai mà bị áp bức càng nặng thì lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết Khi trước tư bản bị phong kiến áp bức cho nên nó cách mệnh Bây giờ tư bản lại đi áp bức công nông, cho nên công nông là người chủ cách mệnh.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng bào ta đã huy động sức mạnh của cả nước “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, đất nước ta nhận nhiệm vụ “vừa kháng chiến, vừa dựng nước” và quyết giữ được độc lập, thành lập quốc gia và lãnh đạo cuộc kháng chiến giành thắng lợi hoàn toàn Để hoàn thành nhiệm vụ khó khăn và to lớn này, quan điểm của Hồ Chí Minh là phải nhìn thấu mọi việc và phát huy tối đa sức mạnh của nhân dân Trong một nước cộng hòa Dân chủ, Chính phủ và người dân phải đoàn kết thành một khối Không có người dân, Chính phủ sẽ không có đủ quyền lực Không có Chính phủ thì người dân không có ai hướng dẫn Lực lượng bao nhiêu đều nhờ dân hết, rằng “có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được Không có, thì việc gì làm cũng không xong Dân chúng biết cách giải

16

Trang 17

quyết nhiều vấn đề một cách dễ dàng, nhanh chóng và triệt để hơn mà đôi khi những người tài giỏi và các tổ chức lớn không thể nghĩ tới."

Kế thừa và phát huy tư tưởng “trọng dân” trong truyền thống lịch sử của dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định: Dân là "gốc của nước" Nếu gốc khỏe thì cây sẽ bền và có thể xây dựng những tòa nhà thắng lợi từ nó: "Chiến thắng dựa trên nền tảng của nhân dân" Nhận thức được “sức mạnh của toàn dân là sức mạnh vĩ đại nhất, không ai có thể vượt qua được sức mạnh này”, Người đã dạy cán bộ như sau: Nếu ta có thể nhận được sự ưu ái của dân thì ta không có gì phải sợ hãi Ta không thể chiến thắng trừ khi ta giành được ta được lòng dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tin tưởng vào sức mạnh và trí tuệ của nhân dân Người khẳng định: “Trên trời không có gì quý hơn dân, trên đời này không có gì mạnh hơn sức mạnh đoàn kết của toàn dân” và khẳng định “cách duy nhất để làm được điều đó là dựa vào lực lượng của nhân dân, sức mạnh của nhân dân, tinh thần của nhân dân”, “Từ bỏ tinh thần dân sinh để tạo hạnh phúc cho nhân dân” Niềm tin vào sức mạnh và trí tuệ của nhân dân là một trong những phẩm chất cơ bản của người Cộng sản Xét tình hình đất nước ngày càng khó khăn, chúng ta càng phải tin tưởng hơn vào khả năng cách mạng và sức mạnh của quần chúng Nhân dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng vào Nhân dân và trông cậy vào Nhân dân Ông luôn đề cao việc phát huy tinh thần làm chủ và tôn trọng, lắng nghe ý kiến người dân “Nước lấy dân làm gốc” là mục tiêu, động lực của mọi đường lối, chính sách của Đảng ta và của dân tộc, đồng thời cũng là bí quyết thắng lợi Chủ nghĩa xã hội nhằm mục đích nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của Nhân dân và do Nhân dân xây dựng Điều này có nghĩa là phát huy tinh thần làm chủ và sáng tạo ở Nhân dân Nhân dân phải được tham gia thực tế vào quá trình sản xuất và quản lý cuộc sống của mình Chúng ta phải tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người dân thông qua các tổ chức đại diện như Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ… Hy vọng cho tương lai của hàng triệu người dân Nếu không có ý kiến đóng góp của công chúng thì không tập hợp được trí tuệ của quần chúng sẽ không tránh khỏi những hạn chế sai lầm

Dưới đường lối của Đảng cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dặn dò: Chúng ta phải nỗ lực thực hiện dân chủ và thực sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân

17

Trang 18

dân, dân chủ kinh tế và dân chủ chính trị Theo Bác: “Với dân chủ, cả quan chức và công chúng đều có thể nắm quyền kiểm soát” Chỉ khi đó con người mới có niềm tin, mới lên tiếng, có tính sáng tạo và từ đó mới có động lực sản xuất.

Với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên rèn luyện cán bộ, Đảng viên nêu cao tinh thần phục vụ, trách nhiệm với Nhân dân, phê phán mạnh mẽ những phát ngôn gây tổn hại đến lợi ích của nhân dân Với tư tưởng “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, Bác luôn coi mình là người phục vụ quần chúng và có trách nhiệm với họ Bác miêu tả bộ máy quan liêu, xa cách nhân dân, coi thường nhân dân, đặc biệt là “bộ máy quan liêu cách mạng” ra lệnh, áp đặt quyền lực, “không tin nhân dân”, dẫn đến “dân không tin tưởng”, Chính phủ bị chỉ trích gay gắt, Chính phủ “không thể tin cậy được người dân.'' “Điều này làm tổn hại đến uy tín của Đảng và chính phủ”

Trước khi ra đi, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nhức nhối trong lòng khi nghĩ tới việc phải chăm lo cho cuộc sống của người dân Trong di chúc, Người để lại những chỉ dẫn chi tiết về những việc cần làm đối với những người đã dũng cảm hi sinh một phần xương máu của mình, đối với cha mẹ, vợ con các thương binh liệt sĩ, đối với các chiến sĩ trẻ của lực lượng vũ trang và thanh niên xung phong, đối với nông dân, với “xây dựng lại các thị trấn, làng mạc đẹp”, “phát triển công tác vệ sinh y tế”, “sửa đổi chế độ giáo dục” nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần Nhân dân

Với tư tưởng “Nước lấy dân làm gốc”, yêu thương, tôn trọng Nhân dân, luôn tin tưởng vào khả năng, sức mạnh của quần chúng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vun đắp vì đại đoàn kết toàn dân tộc, giúp ngày càng lan rộng mạnh mẽ, vững chãi, góp phần to lớn vào những thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “nước lấy dân làm gốc” là tư tưởng vì dân, vì con người Dựa vào Nhân dân, tin vào sức lực, trí tuệ của Nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết, quan hệ chặt chẽ giữa Đảng và nhân dân Đó cũng là nền tảng cho công cuộc đổi mới và phát triển mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang lãnh đạo Nhân dân thực hiện.

2.3 Một số giải pháp nâng cao vai trò của quần chúng nhân dân trong giai đoạn hiện nay

18

Ngày đăng: 20/04/2024, 10:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN