- Ngân hàng mở hay ngân hàng phát hành thư tín dụng The issuing bank: là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, ở bên nước ngoài nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu và là ngân hà
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
Phương thức tín dụng chứng từ (TTD)
Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng sẽ mở một bưc thư tín dụng (L/C), theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng), cam kết thanh toán một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng số tiền của thư tín dụng) khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ phù hợp.
- Người xin mở L/C (Applicant): là người đề nghị một ngân hàng phục vụ mình mở L/C cho người thụ hưởng Thông thường, đó là người mua, nhà nhập khẩu hoặc một người khác do nhà nhập khẩu chỉ định.
- Người thụ hưởng (Beneficiary) : là người nhận được số tiền thanh toán từ ngân hàng phát hành khi người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp Thông thường, đó là người bán, nhà xuất khẩu hay một người khác do người thụ hưởng chỉ định.
- Ngân hàng mở hay ngân hàng phát hành thư tín dụng (The issuing bank): là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, ở bên nước ngoài nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu và là ngân hàng thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận, lựa chọn và được quy định trong hợp đồng thương mại Nếu chưa có sự quy định trước người nhập khẩu có quyền lựa chọn.
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng (The advising bank): là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, thông báo cho người xuất khẩu biết thư tín dụng đã mở Ngân hàng này thuongf ở nước ngoài xuất khẩu và có thể là ngân hàng chi nhánh hoặc đại lý của ngân hàng phát hành tín dụng.
- Ngân hàng được chỉ định (Nominated bank): là ngân hàng được ngân hàng phát hành chỉ định thực hiện một số nghiệp vụ như: xác nhận, trả tiền ngay, trả chậm, chấp nhận, thương lượng Tương ứng theo đó, ngân hàng được chỉ định được gọi tên cụ thể trong từng trường hợp Cụ thể:
Xác nhận L/C - Confirming bank: là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng, bảo đảm trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo thư tín dụng hay là một ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu Thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế.
Trả tiền - Paying bank: là ngân hàng thanh toán, có thể là ngân hàng mở thưu tín dụng hoặc có thể là ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định thay mình thanh toán trả tiền hay chiết khấu hối phiếu cho người xuất khẩu.
Trả tiền khi đến hạn: Defferred undertaking bank
Chấp nhận hối phiếu: Accepting bank
Thương lượng: Negotiating bank: là ngân hàng đứng ra thương lượng bộ chứng từ và thường cũng là ngân hàng thông báo L/C Trường hợp L/C quy định thương lượng tự do bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể là ngân hàng thương lượng Tuy nhiên, cũng có trường hợp L/C quy định thương lượng tại một ngân hàng nhất định.
Chuyển nhượng: Transfering bank , Ngân hàng chỉ định
(Nominated bank), Ngân hàng hoàn trả (Reimbursing bank), Ngân hàng đòi tiền (Claiming bank), Ngân hàng chấp nhận (Accepting bank), Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting bank). Tất cả được giáo trách nhiệm cụ thể trong thư tín dụng.
3 Quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
- Quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện theo các bước sau:
+ Người nhập khẩu chuẩn bị hồ sơ xin mở L/C Hai bên xuất khẩu và nhập ký kết hợp đồng ngoại thương Ngân hàng mở L/C sẽ chỉ định: đơn xin mở L/C sẽ liên hệ ngân hàng xin mẫu và tải về, Phươn án kinh doanh, giấy Chứng minh năng lực tài chính như giấy phép nhập khẩu, giấy phép kinh doanh Để ngân hàng xác định mức kí quỹ phù hợp.
+ Người nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở L/C mở L/C cho người xuất khẩu thụ hưởng.
+ Ngân hàng mở L/C mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu và chuyển L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho người xuất khẩu biết
+ Ngân hàng thông báo L/C thông báo cho người xuất khẩu biết rằng L/C đã mở và ngân hàng kiểm tra tính chân thật.
+ Dựa vào nội dung của L/C, người xuất khẩu tiến hàng giao hàng cho người nhập khẩu.
+ Người xuất khẩu sau khi giao hàng lập bộ chứng từ thanh toán gửi vào ngân hàng thông báo để được thanh toán.
+ Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang để ngân hàng mở L/C xem xét trả tiền.
+ Ngân hàng mở L/C sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì trích tiền chuyển ngân hàng thông báo để ghi có cho người thụ hưởng Nếu không thấy phù hợp thì từ chối thanh toán.
+ Ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho người xuất khẩu.
+ Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho người nhập khẩu.
+ Người nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng mở L/C trao bộ chứng từ để người nhập khẩu có thể nhận hàng.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán sòng phẳng đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu Bên xuất khẩu được ngân hàng đứng ra xem xét, kiểm tra bộ chứng từ nhằm đảm bảo cho bên nhập khẩu nhận đầy đủ, kịp thời và chính xác hàng hóa đặt mua trước khi trả tiền Trong phương thức này ngân hàng đóng vai trò chủ động trong thanh toán chứ không chỉ làm trung gian đơn thuần như những phương thức thanh toán khác
- Phương thức này được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán quốc tế.
Thư tín dụng (Letter of credit – L/C)
- Thư tín dụng (Letter of credit – L/C) là một bức thư do một ngân hàng phát hàng cho người thụ hưởng, thể hiện cam kết thanh toán của ngân hàng này đối với người thụ hưởng khi người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với nội dung của L/C.
Số hiệu, địa điểm và ngày phát hành
- Số hiệu: Tất cả các L/C phải có số hiệu riêng của nó Tác dụng của số hiệu là để thuận lợi trong việc trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện L/C đó Có L/C người ta ghi bên phải câu “Đề nghị ghi số L/C trên các chứng từ giao dịch” (Please quote credit No…all correspondance” Số hiệu L/C còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan.
- Địa điểm mở L/C: là nơi mà ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, địa điểm mở L/C có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp nếu có xung đột pháp lý về L/C đó.
- Ngày phát hành L/C: là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với người xuất khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hiệu của L/C và là căn cứ để người xuất khẩu có thực hiện việc mở L/C đúng thời hạn như hợp đồng quy định hay không.
Tên, địa chỉ của những chủ thể tham gia
- Các thương nhân bao gồm: Người nhập khẩu là người yêu cầu mở L/C, người xuất khẩu là người thụ hưởng L/C.
- Các ngân hàng bao gồm: Ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo L/C và có thể là accs ngân hàng được chỉ định…
- Số tiền của L/C phải vừa được ghi bằng số, vừa được ghi bằng chữ và thống nhất với nhau.
Thời hạn hiệu lực, thời hạn thanh toán và thời hạn giao hàng
- Thời hạn hiệu lực: là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu xuất trình bộ chứng từ thanh toán trong thời hạn đó và phù hợp với những điều kiện quy định trong L/C Trong hạn hiệu lực của L/C bắt đầu từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực L/C.
- Cần phải lưu ý, có nước quy định:
+ Nếu thời hạn hiệu lực của L/C dưới 3 tháng thì phí thông báo L/C là 0,1%.
Vì vậy không thể mở L/C có thời hạn trên 3 tháng
- Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không được trùng với ngày hết hạn hiệu lực L/C Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, không được trùng với ngày giao hàng Thời hạn hợp lý này được tính tối thiểu bằng tổng số của số ngày cần phải có thể thông báo L/C, số ngày lưu L/C ở ngân hàng thông báo, số ngày chuẩn bị hàng để giao.
- Ngày hết hạn hiệu lực L/C sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý Số ngày này bao gồm số ngày chuyển chứng từ nơi giao hàng đến cơ quan của người xuất khẩu, số nagyf lập bộ chứng từ, số ngày lưu giữ chứng từ tại ngân hàng thông báo, số ngày vận chuyển chứng từ từ ngân hàng thông báo đến ngân hàng đến ngân hàng mở L/C (hay ngân hàng trả tiền) và 7 ngày làm việc để ngân hàng thể hiện ý chí chấp nhận hau từ chối trả tiền (kiểm tra bộ chứng từ có phsu hợp với các điều kiện quy định của L/C hay không).
- Thời hạn thanh toán L/C: Được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định.
Những nội dung về hàng hóa
- Bao gồm tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, qui cách phẩm chất, ba bì đóng gói, kí mã hiệu,…
Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa
- Nơi gửi và giao hàng
- Cách vận chuyển: có được phép chuyển tải hay không.
- Cách giao hàng: có được phép giao hàng từng phần hay không.
Những quy định về chứng từ xuất trình
- Về chứng từ, ngân hàng mở L/C thường yêu cầu người xuất khẩu thõa mãn những điều sau:
+ Loại chứng từ phải xuất trình, các loại chứng từ này nhiều hay ít phụ thuộc vào yêu cầu của người nhập khẩu, thường được thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Số lượng chứng từ của mỗi loại, loại bản.
+ Yêu cầu về việc kí phát từng loại chứng từ.
Cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành
- Là nội dung cuối cùng của L/C và nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng phát hành.
Những điều kiện khác biệt khác
- Những điều kiện khác có thể liệt kê như phí ngân hàng được tính như thế nào, điều kiện đặc biệt hướng dẫn đối với ngân hàng chiết khấu, dẫn chiếu số UCP áp dụng.
Chữ kí của ngân hàng phát hành
- L/C thực chất là một khế ước dân sự, do vậy người kí L/C cũng phải là người có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực pháp lý để tham gia và thwucj hiện quan hệ dân sự.
- Nếu L/C bằng thư, chữ ký trên ẩn chỉ L/C phải đúng với chữ ký đã được thông báo cho nhau giữa các ngân hàng mở L/C và ngân hàng thông báo L/C.
- Nếu gởi bằng telex, swift thì không có chữ ký, khi đó căn cứ vào mã khóa (textkey) của L/C.
3 Các loại thư tín dụng:
- Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C)
- Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C)
- Thư tín dụng không thể hủy ngang và không được truy đòi lại tiền (Irrevocable without recourse L/C)
- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)
- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)
- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)
- Thư tín dụng thanh toán chậm (Deferred payment L/C)
- Thư tín dụng với điều khoản đỏ (Red clause L/C)
- Thư tín dụng dự phòng (Stand – by L/C)
- Thư tín dụng có điều khoản T/TR (Telegraphic transfer Reimbursement)
- Thư tín dụng chuyển nhượng được (Transferable L/C)
3.1 Ưu và nhược điểm của phương thức thư tín dụng không thể huỷ ngang:
Đảm bảo thanh toán cho người bán: Thư tín dụng không hủy ngang cung cấp cho người bán sự bảo đảm rằng họ sẽ được thanh toán nếu họ giao hàng đúng thỏa thuận Điều này giúp người bán yên tâm sản xuất và giao hàng, không lo bị mất tiền nếu người mua không thanh toán.
Giảm rủi ro cho người mua: Thư tín dụng không hủy ngang cung cấp cho người mua sự bảo đảm rằng họ sẽ nhận được hàng hóa hoặc dịch vụ theo đúng thỏa thuận Điều này giúp người mua yên tâm đặt hàng, không lo bị mất tiền nếu người bán không giao hàng hoặc giao hàng không đúng thỏa thuận.
Tạo dựng lòng tin giữa người mua và người bán: Thư tín dụng không hủy ngang giúp xây dựng lòng tin giữa người mua và người bán, đặc biệt là khi hai bên không quen biết nhau hoặc có uy tín thấp.
Chỉ được thay đổi khi có sự đồng ý của tất cả các bên liên quan
Mang tính chất không thể huỷ ngang
Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của phương thức tín dụng chứng từ
- Quy tắc thống nhất về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ
(Uniform customs and practice for documentary credits - UCP) UCP doPhòng thương mại quốc tế (the International Chamber of Commerce) phát hành đầu tiên vào năm 1933 Để ngày càng phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế lúc ra đời đến nay, UCP đã 6 lần sửa đổi vào các năm:
- Hiện nay UCP được sử dụng trên 180 nước trên thế giới, năm 1962 lần đầu tiên được dịch ra Tiếng Việt UCP được coi là một văn bản quy tắc hướng dẫn, tùy ý các bên sử dụng được quyền lựa chọn một trong sáu bản UCP Tuy nhiên chỉ có bản UCP tiếng Anh mới có giá trị pháp lý Tháng 12/2006 ICC ban hành UCP 600 có hiệu lực vào ngày 1/7/2007, UCP 600 là văn bản hiện hành Khi sử dụng chỉ cần dẫn chiếu UCP 600 vào TTD
- Trường 40E: Applicable Rules: UCP LATEST VERSION
- Khi đã dẫn chiếu UCP vào TTD thì nó trở thành một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia Ngoài các quy định cụ thể của UCP 600, còn cho phép các bên sử dụng có quyền thỏa thuận thêm một số nội dung phù hợp với yêu cầu của mình nhưng phải ghi vào TTD, thậm chí nếu có nội dung nào trên TTD không sử dụng điều khoản nào của UCP 600 thì quy định cụ thể trong TTD.
- Nhìn chung UCP 600 ra đời được hoàn thiện và phát triển trên nền tảng của UCP 500 nhằm phù hợp với thương mại quốc tế, tập trung giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình ứng dụng UCP 500.
Một số loại chứng từ kèm theo
- Chứng từ trong thương mại quốc tế là những văn bản chứa đựng các thông tin về hàng hóa, vận tải, bảo hiểm và thanh toán để chứng minh một sự việc, để nhận hàng, để thanh toán, để khiếu nại đòi bồi thường
1 Hối phiếu (Draft/Bill of Exchange):
- Hối phiếu thương mại là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do người xuất khẩu ký phát (drawer) đòi tiền nhà nhập khẩu (drawee) yêu cầu phải trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (beneficiary) quy định trên hối phiếu tại một thời điểm nhất định trong một thời gian nhất định
- Trong đó cần ghi rõ các nội dung sau :
Tên hối phiếu, địa điểm phát hành, ngày, tháng ký phát hối phiếu.
Mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện
Số tiền của hối phiếu ( căn cứ vào số tiền ghi bằng số và chữ )
Thời hạn và địa điểm trả tiền của hối phiếu
Người hưởng lợi, người trả tiền, người ký phát hối phiếu
2 Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice ):
- Hóa đơn thương mại là chứng từ cơ bản trong các chứng từ hàng hóa Hóa đơn do người bán lập xuất trình cho người mua sau khi gửi hàng đi. Đó là yêu cầu của người bán đòi người mua trả tiền, theo tổng số hàng đã được ghi trên hóa đơn.
- Khi kiểm tra dựa vào điều 18, 30 UCP 600 cần chú ý một số nội dung sau:
Ngày tháng lập hóa đơn
Tên, địa chỉ của người bán và người mua (tên người mua phải ghi đúng tên người đã ký kết hợp đồng với mình hoặc tên người mua đã quy định trong L/C)
Tên hàng hoặc tên dịch vụ được mua bán (hàng hóa phải được mô tả chính xác như trong hợp đồng hoặc trong L/C)
Số lượng hàng hóa (căn cứ vào số lượng thực giao cho người vận tải để ghi, do đó phải phù hợp với số lượng
Về giá đơn vị và tổng giá trị: cần ghi rõ điều kiện thương mại ( FOB, CIF hay C and F ) , tổng giá trị trên hóa đơn không được vượt quá trị giá của L/C.
3 Phiếu đóng gói hàng hóa ( Packing list ) :
- Phiếu đóng gói hàng hóa là một chứng từ hàng hóa liệt kê những mặt hàng, những loại hàng được đóng gói trong kiện hàng nhất định
- Phiếu đóng gói do người sản xuất, người xuất khẩu lập ra khi đóng gói hàng hóa
- Phiếu đóng gói hàng hóa có tác dụng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc kiểm điểm hàng hóa trong mỗi kiện.
Tên người bán, tên người mua
Số thứ tự trong kiện hàng
Số lượng hàng đựng trong kiện hàng
Thể tích của kiện hàng
Đôi khi cần ghi rõ tên xí nghiệp sản xuất, người đóng gói và người kiểm tra kỹ thuật
- Phiếu đóng gói được lập thành 3 bản:
Một bản để trong kiện hàng
Một phiếu được tập hợp cùng các phiếu đóng gói của kiện hàng khác thành một bộ đầy đủ các phiếu đóng gói của lô hàng.( bộ này được xếp trong kiện hàng thứ nhất )
Bản này cũng được tập hợp thành một bộ khác đầy đủ các phiếu đóng gói của lô hàng ( bộ này được gửi đến công ty xuất khẩu để công ty kèm với hóa đơn thương mại khi xuất trình chứng từ cho ngân hàng, làm cơ sở cho việc thanh toán tiền).
4 Bảng kê chi tiết ( Specification ):
- Là chứng từ hàng hóa, trong đó thống kê cụ thể tất cả các loại hàng và các mặt hàng của lô hàng trên hóa đơn hoặc trên hợp đồng Có 2 loại bảng kê chi tiết:
Một bản kê chi tiết được lập ra khi ký kết hợp đồng, bản này được dùng làm phụ lục hợp đồng và là phần không thể tách rời khỏi hợp đồng
Hai là bản kê chi tiết được lập ra khi gói hàng cho người mua bao gồm các chi tiết về các loại hàng, các mặt hàng của lô hàng gửi đi ( trong trường hợp này này là bảng tông hợp của các phiếu đóng gói, nhằm bổ sung và cụ thể hóa các chi tiết trên hóa đơn.
5 Giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of Origin – C/O ):
- Giấy chứng nhận xuất xứ là chứng từ do Phòng Thương mại của nước xuất nhập khẩu cấp cho chủ hàng, xác nhận nơi sản xuất hoặc nguồn gốc xuất phát của hàng hóa Nhưng nếu hợp đồng hoặc L/C không có đòi hỏi cụ thể thì người xuất khẩu có thể tự cấp.
- Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm những chi tiết sau :
Tên địa chỉ người mua, người bán
Lời khai của chủ hàng và xác nhận của Phòng Thương mại về nơi sản xuất hàng hóa.
- Người xuất khẩu phải chuẩn bị sẵn nội dung trên thành văn bản và đưa đến Phòng Thương mại ký tiếp vào giấy đó để chứng nhận Mỗi lần xin chứng nhận, chủ hàng phải chịu một khoản lệ phí nhất định.
Form A: Dùng để thực hiện các chế độ ưu đãi phổ cập (GSP -
GENERALISED SYSTEM OF PREFERENCES) Các quốc gia thuộc hệ thống GSP gồm: Mỹ, Nhật, Canada, Thụy Điển, Thụy
Sĩ, Phần Lan, Úc, Áo và các nước thuộc liên minh châu Âu thòa thuận một chính sách ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng có xuất xứ từ một nước mà hàng hóa này sử dụng 65% nguyên liệu trong nước Mẫu "C/O form A" được lập theo hình thức thống nhất và dùng cho toàn bộ các nước trong hệ thống GSP Nếu C/O được lập không theo mẫu quy định thi sẽ không được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan
Form B: Đươc lập cho các hàng hóa xuất khẩu theo yêu cầu của người mua.
Form O: Dùng cho hàng cafe sang những nước thuộc Hiệp hội cà phê trên thế giới (ICO) Mục đích của C/O này là đề nhận được những chính sách ưu đãi do hiệp hội cả phê quốc tế ban hành
Form X: Được lập riêng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu sang các nước không thuộc ICO.
Form T: Dùng cho hàng may mặc và đệt xuất khẩu sang thị trưởng EU
Form D: Dùng cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang các nước
chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập khu vực thương mại tự do AFTA".
Form Al: Dùng cho hàng hóa của Việt Nam hay các nước
ASEAN xuất khẩu sang Ấn Độ.
6 Hóa đơn hải quan ( Custom Invoice ):
Theo quy định của một số nước, khi nhập khấu hàng hóa, thương nhân phải xuất trình cho cơ quan hải quan "hóa đơn hải quan" nhằm :
- Thuận tiện cho việc thống kê của hải quan nước nhập khẩu
- Thuận tiện cho việc xác định nguồn gốc (xuất xứ) của hàng hóa, trên cơ sở đó thay thế giấy chứng nhận xuất xứ
- Thuận tiện cho hải quan nước nhập khẩu, ngăn chặn thủ đoạn bán phá giá, mặt khác xác định chính xác giá của hàng hóa nhằm ngăn chặn việc thương nhân báo giá giả để trốn thuế.
- Nội dung của hóa đơn hải quan bao gồm :
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÔNG TY NHỰA
I Tổng quan về công ty cổ phần sản xuất nhựa Duy Tân:
Được thành lập vào năm 1987, đến nay Duy Tân được ghi nhận là một trong những doanh nghiệp sản xuất nhựa lớn nhất, có uy tín hàng đầu Việt Nam và đang hướng đến mục tiêu trở thành nhà sản xuất nhựa hàng đầu Đông Nam Á.
Để đảm bảo chất lượng và giữ vững uy tín thương hiệu, tất cả những sản phẩm của Duy Tân đều trải qua quy trình kiểm định nghiêm ngặt dựa trên các tiêu chuẩn chất lượng về bao bì dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, sản phẩm nhựa gia dụng, nhựa công nghiệp và khuôn mẫu chính xác (ISO 9001:2015); chai và nắp thực phẩm, dược phẩm và chai mỹ phẩm (BRC5); bao bì dược phẩm sơ cấp (ISO 15378:2017)
Do đó, nhiều năm qua, sản phẩm của không chỉ là chọn lựa hàng đầu của khách hàng trong nước mà còn tiến ra thị trường thế giới, đến với những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu, và vinh dự đón nhận nhiều giải thưởng, danh hiệu, chứng nhận cao quý từ các tổ chức uy tín trong và ngoài nước như: Thương hiệu Quốc Gia (2014- 2016-2018), Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 24 năm liền, Top 500 Doanh Nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) và là Nhà cung cấp được yêu thích của nhiều đối tác lâu năm như: Unilever, Nestlé, Sano v.v
Trở thành một nhà cung cấp dẫn đầu mảng bao bì nhựa cứng và gia dụng ở ASEAN, cung cấp các giải pháp đáng tin cậy, tân tiến và bền vững nhằm nâng cao phong cách sống của người tiêu dung.
Năm 2021, Duy Tân chính thức trở thành thành viên của SCG
Packaging (SCGP) và hướng đến mục tiêu trở thành nhà sản xuất nhựa hàng đầu ASEAN.
- Khách hàng là trung tâm
- Hợp tác và làm việc nhóm
- Sáng tạo và chủ động
- Cam kết và trách nhiệm.
- Năm 1987, thành lập tổ hợp sản xuất Nhựa Duy Tân.
- Năm 1997, Đổi tên thành Công ty TNHH Duy Tân
- Năm 2008, Công ty cổ phần sản xuất nhựa Duy Tân
- Năm 2014, công ty TNHH Nhựa Duy Tân Bình Dương.
- Năm 2015, Công ty TNHH Nhựa MaTa chuyên cung cấp hạt màu và các loại phụ gia trong ngành nhựa.
- Năm 2016, Vận hành SAP-ERP Hệ thống quản trị nguồn nhân lực.
- Năm 2017, Công ty TNHH Duy Tân Long An.
- Năm 2018, Khuôn chính xác Duy Tân Sản phẩm chính: khuôn ép, ép sản phẩm nhựa, nhựa điện tử, nhựa kỹ thuật, nhựa tinh xác.
- Năm 2020, Forbes – Top 50 thương hiệu dẫn đầu.
- Năm 2021, Duy Tân trở thành thành viên của SCGP (Thái Lan) Năm
2021 đánh dấu thay đổi lớn của Duy tân khi chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn SCG Packaging – SCGP (Thái Lan) SCG Group là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á, quản lý hơn 20 công ty con tại Việt Nam Từ bước chuyển mình này, Duy Tân tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu “vươn ra biển lớn”: mở rộng hoạt động kinh doanh bao bì nhựa cứng trên toàn ASEAN, đồng thời củng cố năng lựa của công ty trong việc phục vụ các nhà sản xuất
FMCG và người tiêu dùng tại Việt Nam.
- Năm 2022, Duy Tân đạt Chứng nhận ISCC PLUS Tháng 11/2022, Duy Tân đạt chứng nhận ISCC PLUS do Tổ chức Phát triển Bền vững Quốc tế và Chứng nhận Carbon (ISCC) cấp.
- 28 năm hàng Việt Nam chất lượng cao (từ 1997 đến nay).
- 12 năm top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500).
- Thương hiệu truyền cảm hứng châu Á 2023 Asia Pacific Enterprise Awards (APEA).
- 4 năm thương hiệu quốc gia (2014-2016-2018-2020).
- Doanh nghiệp hoạt động tốt nhất châu Á 2023 Asia Corporate
II Quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ ở công ty Duy Tân
1 Công ty Duy tân chuẩn bị hồ sơ xin mở L/C Hai bên Duy Tân và NH International Corp ký kết hợp đồng ngoại thương Ngân hàng HSBC sẽ chỉ định: đơn xin mở L/C, Phương án kinh doanh, giấy chứng minh năng lực kinh doanh để ngân hàng HSBC xác định mức kí quỹ phù hợp.
2 Công ty Duy Tân làm thủ tục yêu cầu ngân hàng HSBC mở L/
C cho công ty NH International Corp thụ hưởng.
3 Ngân hàng HSBC mở L/C theo yêu cầu của công ty Duy Tân và chuyển L/C sang ngân hàng Woori Bank để báo cho công ty
4 Ngân hàng HSBC thông báo L/C cho công ty NH International Corp biết rằng L/C đã mở và ngân hàng kiểm tra tính chân thật.
5 Dựa vào nội dung của L/C, NH International Corp tiến hàng giao hàng cho công ty Duy Tân.
6 NH International Corp sau khi giao hàng lập bộ chứng từ thanh toán gửi vào ngân hàng Woori bank để được thanh toán.
7 Ngân hàng Woori bank chuyển bộ chứng từ thanh toán sang để ngân hàng HSBC xem xét trả tiền.
8 Ngân hàng HSBC sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì trích tiền chuyển ngân hàng Woori để ghi có cho công ty NH International Corp Nếu không thấy phù hợp thì từ chối thanh toán.
9 Ngân hàng Woori bank ghi có và báo có cho công ty NH
10 Ngân hàng HSBC trích tài khoản và báo nợ cho công ty Duy Tân.
11 Công ty Duy Tân xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng HSBC trao bộ chứng từ để công ty Duy Tân có thể nhận hàng.
III Quy trình kiểm tra bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công ty CPSX Nhựa Duy Tân
Kiểm tra trường 27 (Sequence of Total) - Số lượng trang điện
Trên L/C ta thấy “1/1” tức là chỉ có một bản điện duy nhất được gửi đi.
Kiểm tra trường 40A (Form of Documentary Credit) - Loại L/C
IRREVOCABLE: Thể hiện đây là loại L/C “Không hủy ngang”.
Kiểm tra trường 20 (Documentary Credit Number) - Số L/C
Số của L/C này là “DPCVNM300895”
Kiểm tra trường 31C (Date of Issue) - Ngày mở (phát hành) L/C
“230217” L/C mở chính thức ngày 17 tháng 02 năm 2023
Kiểm tra trường điện 40E (Applicable Rules) – Quy tắc áp dụng
UCP LATEST VERSIONÁp dụng UCP văn bản mới nhất (UCP 600)
Kiểm tra trường 31D (Expiry Date and Place) – Ngày và địa điểm hết hạn hiệu lực L/C
L/C hết hạn hiệu lực vào ngày 15 tháng 03 năm 2023 tại nước của người xuất khẩu (người bán).
Kiểm tra trường 50 (Applicant) – Người yêu cầu mở L/C (người mua)
Trên L/C thể hiện: Người yêu cầu mở L/C (người mua) là CÔNG TY NHỰA
DUY TÂN ĐỊA CHỈ: SỐ 298 ĐƯỜNG HỒ HỌC LÃM, PHƯỜNG AN LẠC, QUẬN BÌNH TÂN, TP.HCM, VIỆT NAM.
Kiểm tra trường 59 (Beneficiary) – Người thụ hưởng (người bán)
Trên L/C thể hiện: Người thụ hưởng (người bán) là CÔNG TY CỔ PHẦN
QUỐC TẾ NH ĐỊA CHỈ: TẦNG 3, 42, ĐƯỜNG SEOSEOK, QUẬN DONG, THÀNH PHỐ GWANGJU, HÀN QUỐC MÃ BƯU ĐIỆN: 61487.
Kiểm tra trường 32B (Currency code, Amount) – Loại tiền, Tổng tiền
USD388960,00 Loại tiền là USD, Tổng số tiền mà Công ty Nhựa Duy Tân phải trả cho Công ty Cổ phần Quốc tế NH là USD388960,00
Kiểm tra trường 39A (Percentage credit amount Tolerance) – Dung sai của số tiền
Dung sai số tiền cho phép, là phần trăm chênh lệch số tiền so với số tiền ở trường 32B
05/05 thể hiện mức chênh lệch cho phép là 10%, nghĩa là bên xuất khẩu sẽ nhận được khoản tiền từ USD369512,00 đến USD408408,00
Kiểm tra trường 41D (Available with … by…) – Cách thực hiện L/C
ANY BANK BY NEGOTIATION thể hiện L/C trả ngay và Người bán được phép chiết khấu bộ chứng từ tại bất kì ngân hàng nào (chiết khấu ngay khi xuất trình chứng từ cho ngân hàng tại nước người bán)
Chiết khấu bộ chứng từ là một hình thức khi ngân hàng căn cứ vào L/C để hỗ trợ cho người xuất khẩu được thanh toán trước Tất cả các chi phí lãi vay tương đương vay ngắn hạn sau đó thì người xuất khẩu sẽ phải chịu toàn bộ Đương nhiên số tiền mà ngân hàng sử dụng để thanh toán cho người xuất khẩu sẽ luôn thấp hơn số tiền nhà xuất khẩu nhận được từ bên phía L/C Nói theo một cách dễ hiểu hơn thì chiết khấu chính là một hình thức cho vay được đảm bảo và phương thức đảm bảo thì chính là số tiền sẽ nhận được tương đương giá trị của L/C xuất khẩu.
Kiểm tra trường 42C (Drafts at…) – Thời hạn thanh toán của hối phiếu
Trên L/C thể hiện thời hạn thanh toán của hối phiếu là: 30 Chương 1.ngày Chương 1.kể Chương 1.từ Chương 1.ngày Chương 1.vận Chương 1 đơn Chương 1.đối Chương 1.với Chương 1.giá Chương 1.trị Chương 1.hóa Chương 1.đơn Chương 1.đầy Chương 1.đủ
Kiểm tra trường 42D (Drawee) – Người bị kí phát/Người trả tiền
Thể hiện người trả tiền trên hối phiếu, người trả tiền trên hối phiếu phải là một ngân hàng Trên L/C Người trả tiền hối phiếu là Ngân hàng phát hành L/C
Kiểm tra trường 43P (Partial shipments) – Giao hàng từng phần
ALLOWED Cho phép giao hàng từng phần
Kiểm tra trường 43T (Transshipment) – Chuyển tải
ALLOWED Cho phép chuyển tải
Kiểm tra trường 44E (Port of Loading/ Airport of Departure) – Cảng xếp hàng (cảng biển/sân bay)
ANY PORT IN INDIA thể hiện có thể xếp hàng ở bất kì cảng nào tại Ấn Độ
Kiểm tra trường 44F (Port of Discharging/ Airport of Destination) – Cảng dỡ hàng (cảng biển/sân bay)
ANY PORT IN HO CHI MINH CITY, VIETNAM thể hiện có thể dỡ hàng ở bất kì cảng nào tại TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Kiểm tra trường 44C (Latest date of shipment) – Ngày giao hàng trễ nhất
230215 thể hiện ngày giao hàng trễ nhất là ngày 15 tháng 02 năm 2023
L/C sẽ ghi ngày muộn nhất mà người xuất khẩu được phép giao hàng (chứng từ vận tải phải thể hiện đúng theo yêu cầu này) Mục này ngân hàng Mở ghi dựa vào thoả thuận trên hợp đồng mua bán Việc quy định ngày giao hàng muộn nhất phải bảo đảm:
Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không được trùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C.
Ngày giao hàng phải sau ngày mở L/C một thời gian hợp lý Tối thiểu bằng tổng của số ngày cần có để thông báo mở L/C, số ngày lưu L/C ở ngân hàng thông báo, số ngày chuẩn bị hàng để giao cho người nhập khẩu.
So sánh với Trường 31C (Ngày phát hành L/C) thì ngày giao hàng trễ nhất (230215) đã trước ngày mà L/C được phát hành (230217), tuy nhiên ở Trường 47A (ĐKBS) đã đề cập:
Nên ngày giao hàng trước ngày phát hành L/C là được chấp nhận.
Kiểm tra trường 45A (Description of Goods and/ or Services) – Mô tả hàng hóa/ dịch vụ Điều kiện thương mại: Điều kiện CIF, bất kì cảng nào tại TP Hồ Chí Minh, Việt Nam (ĐKTM 2020)
- Tên hàng hóa: Nhựa Polypropylene Homopolymer.
- Hợp đồng thương mại số: NH 3834
Kiểm tra trường 46A (Documents required) – Bộ chứng từ xuất trình mà L/C yêu cầu Ở trường 46A này quy định các loại chứng từ:
+ Hóa đơn thương mại đã kí gồm 3 bản gốc.
+ Phiếu đóng gói hàng hóa gồm 3 bản gốc.