1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giải pháp hoàn thiện văn hóa công vụ tại trung tâm phát triển khoa học và công nghệ trẻ thành đoàn bình dương

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH

THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆPChuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã ngành: 8340101GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA CÔNG VỤTẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀCÔNG NGHỆ TRẺ -THÀNH ĐOÀN BÌNH DƯƠNG

HVTH : VŨ THỊ THÙY DUNG

MSHV : 226201175 Lớp : 222MBA12

Thành phố Hồ Chí Minh, 16 tháng 03 năm 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH

THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆPChuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

Mã ngành: 8340101GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA CÔNG VỤTẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀCÔNG NGHỆ TRẺ -THÀNH ĐOÀN BÌNH DƯƠNG

HVTH : VŨ THỊ THÙY DUNG

MSHV : 226201175 Lớp : 222MBA12GVHD : TS TRƯƠNG QUANG DŨNG

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024

TRƯỞNG NGÀNH GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 4

2.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

5 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN 3

5.1 Nghiên cứu ngoài nước… 3

5.2 Nghiên cứu trong nước 4

6 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 5

7 BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN 6TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ii

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

iv

Trang 8

Tên đề tài: “GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA CÔNG VỤ TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRẺ -THÀNH ĐOÀN BÌNH DƯƠNG”1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Công vụ là hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước hoặcnhững người khác được nhà nước ủy quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nướcbằng quyền lực hành chính nhằm phục vụ nhân dân và xã hội ngày càng hiệu quả, bảo đảmvì nhân dân, do nhân dân (Trần Anh Tuấn, 2008)

Công vụ thường gắn với văn hóa của công chức, viên chức và có giá trị cơ bản củahoạt động công vụ Văn hóa công vụ là hệ thống các giá trị, hành vi, biểu tượng, chuẩn mựcđược hình thành trong quá trình xây dựng và phát triển của đội ngũ công chức, viên chức cótác dụng truyền tải và tác động đến tâm lý, hành vi của mọi người Về văn hóa chung, cácnhà nghiên cứu cho rằng, văn hóa công vụ bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể;là sản phẩm của con người trong hoạt động công vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân, tổchức và xã hội; là hệ thống các giá trị được chấp nhận Văn hóa công vụ có thể học hỏi vàlưu truyền qua các thế hệ, thể hiện ở các cấp độ khác nhau, như cá nhân, tổ chức hay hệthống và phản ánh tầm nhìn, sứ mệnh, các mục tiêu chính của công vụ… Văn hóa công vụchứa đựng những nội dung nhất định; những tiêu chuẩn hành vi; các nguyên tắc đạo đứclịch sử, truyền thống

Với những tổ chức có nhiều tính trẻ và hoạt động Đoàn thanh niên như Trung tâmPhát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ - Thành Đoàn Bình Dương thì yêu cầu về nâng caovăn hóa công vụ trong quá trình xử lý và giải quyết công việc được xem là một nhu cầu cấpbách và cần được chú trọng thực hiện, thể hiện bộ mặt của lớp cán bộ trẻ khi thực thi cáccông việc mà tổ chức, đoàn thể giao cho khi thường xuyên trực tiếp tiếp xúc, làm việc vớingười dân trên địa bàn Thành phố

Trong thời gian làm việc, trung tâm ghi nhận của ban cán bộ vẫn xảy ra các tìnhtrạng mâu thuẫn nội bộ, các cán bộ công chức, viên chức vẫn hỗ trợ nhau trong công việcnhưng không nhiệt tình Dẫn đến hiệu quả làm việc tại trung tâm không đồng đều giữ cácnhân viên và phòng ban Tất cả những hạn chế trên là nguyên nhân ảnh hưởng tới hành vi

của cán bộ trong cơ quan Vì vậy, trên cơ sở đó, tác giả chọn đề tài “ Giải pháp hoàn thiện

Trang 9

văn hóa công vụ tại trung tâm phát triển khoa học và công nghệ trẻ - Thành đoàn BìnhDương”

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu tổng quát

Đề xuất một số Giải pháp hoàn thiện văn hóa công vụ tại trung tâm phát triển khoa

học và công nghệ trẻ - Thành đoàn Bình Dương 2.2 Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa công vụ.Phân tích thực trạng về văn hóa công vụ trong cán bộ công chức, viên chức, ngườilao động tại Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ - Thành đoàn Bình Dương

Giải pháp hoàn thiện văn hóa công vụ tại trung tâm phát triển khoa học và công nghệ

trẻ - Thành đoàn Bình Dương 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là văn hóa công vụ của cán bộ công chức, viên chức và ngườilao động

3.2 Phạm vi nghiên cứu

+ Về không gian: Nghiên cứu được giới hạn tại Trung tâm Phát triển Khoa học và

Công nghệ Trẻ - Thành Đoàn Bình Dương

+ Về thời gian: Từ năm 2021-2023.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu định tính: Thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu, sử dụng các phương

pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp, thống kê, phân tích, phỏng vấn sâu và thu thập mẫu khảosát với các công cụ nghiên cứu dự kiến là ma trận SWOT, IFE, EFE,

Điều tra khảo sát bảng hỏi: Thực hiện khảo sát quy mô rộng các đối tượng nghiên

cứu, các đối tác và công chúng có liên quan nhằm cung cấp thêm thông tin tổng hợp, phântích logic để tìm ra vấn đề, đưa ra giải pháp cho đề tài nghiên cứu

5 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN

Tại Việt Nam và trên thế giới, đã có các chuyên gia, nhà nghiên cứu về chính trịnghiên cứu về văn hóa công vụ, tác giả mong muốn đóng góp thêm vào kho tàng lý luận và

2

Trang 10

quan điểm về văn hóa công vụ theo hướng phù hợp với thể chế chính trị và hướng phát triểncủa văn hóa công vụ của Việt Nam, cụ thể đã có các nghiên cứu như sau:

5.1 Nghiên cứu ngoài nước

Các tác giả John Gretton, Anthony Harrison (1989) trong nghiên cứu Reshapingcentral government (Định hình lại chính phủ trung ương, NXB Transaction) đã đề cập đếnkhái niệm văn hoá công vụ Theo các tác giả, văn hoá công vụ là những tập hợp giá trị củamột nền công vụ Những giá trị này hiện hữu và bền vững trong hoạt động công vụ Cáchtiếp cận này xuất phát từ khía cạnh văn hoá và nhấn mạnh đến yếu tố giá trị, một thành tốquan trọng của văn hoá

Tác giả Kenneth Kernaghan (1994), The emerging public service culture: values,ethics and reforms[2], quan niệm văn hoá công vụ là các giá trị, chuẩn mực đạo đức, địnhhướng, tầm nhìn của nền công vụ Yếu tố giá trị là thành tố quan trọng của văn hoá công vụđược đề cập đến, đồng thời, tác giả quan niệm các chuẩn mực đạo đức cũng là yếu tố củavăn hoá công vụ Điều này có thể nói là hợp lý bởi lẽ quan niệm giá trị và định hướng chuẩnmực đạo đức, chuẩn mực hành vi luôn có sự tương thuộc với nhau

Tác giả Prijono Tjiptoherijanto[3] trong nghiên cứu Civil Service Reform inIndonesia: Culture and Institution Issues (Cải cách công vụ ở Indonesia: vấn đề văn hoá vàthể chế) đã đưa ra quan niệm về văn hoá công vụ ở một góc độ tổng quát hơn Văn hoácông vụ là tập hợp các giá trị, thái độ, chuẩn mực, niềm tin và các định hướng tinh thần có ýnghĩa định hình và quyết định hành vi của nền công vụ Quan niệm này có thể nói khá toàndiện, bao quát những thành tố căn bản nhất của văn hoá công vụ

Theo Edgar H Schein, văn hoá công vụ là các giá trị, niềm tin và những định ướctrong tổ chức được chia sẻ lẫn nhau giữa các thành viên của một nhóm hoặc tổ chức Nhữnggiá trị, niềm tin và những định ước đó thấm sâu vào tổ chức, trở thành truyền thống của tổchức và chi phối hành vi của các thành viên trong tổ chức đó [Schein EH, (2004)Organisational culture and leadership (3rd ed), San Francisco: Jossey-Bass, tr.22]

Văn hoá công vụ có ba cấp độ khác nhau: (1) cấp độ với sự xuất hiện của các dạngvật chất chuyển tải văn hoá công vụ (như quy định về ăn mặc, các phát ngôn về triết lý củatổ chức, v.v.); (2) cấp độ xuất hiện các giá trị và (3) cấp độ với sự xuất hiện của các địnhước (như cách thức con người trong tổ chức hành động và suy nghĩ) [Schein EH, (2004)Organisational culture and leadership (3rd ed), San Francisco: Jossey-Bass, tr.26]

5.2 Nghiên cứu trong nước

Trang 11

Theo tác gả Huỳnh Văn Thới, trong tài liệu Văn hóa công vụ ở Việt Nam – Lý luậnvà thực tiễn H NXB Lý luận chính trị, 2016, tr 39 -40 thì bản chất của văn hóa công vụ làthể hiện những chuẩn mực của con người trong các mối quan hệ liên quan đến hoạt độngcông vụ Đến nay, các chuẩn mực đó được quy định trong hệ thống các văn bản do cơ quancó thẩm quyền ban hành với nhiều tên gọi và thể loại khác nhau đã tạo thành khung pháp lýcho văn hóa công vụ được thực thi trên thực tiễn

Công vụ là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước – pháp lý, do các cơ quan, tổchức, cá nhân có thẩm quyền đảm nhiệm theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của Nhà nước, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân Từ một số quan niệmvề “văn hóa” và “công vụ” nêu trên có thể hiểu VHCV “là hệ thống biểu tượng, chuẩn mực,giá trị, niềm tin hình thành trong nhận thức, tạo nên tầm nhìn, tác động đến hành vi và lề lốilàm việc, cách sống của người thực thi công vụ, của môi trường tổ chức, có khả năng lưutruyền và ảnh hưởng tới chất lượng công vụ”3 Do vậy, VHCV có những đặc thù riêng sovới các loại hình văn hóa khác Theo Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 BanChấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách xây dựng Đảng hiện nay

Trong Báo cáo đánh giá tổng kết thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hànhchính giai đoạn 2001 – 2010 thì VHCV được đặc trưng bởi tính định hướng giá trị và cónhiều cấp độ, cụ thể, có 3 lớp văn hóa: Một là, lớp ngoài cùng – các yếu tố thực thể hữuhình, bao gồm: công sở, nghi thức, lễ tân, những hành vi giao tiếp, ứng xử của cán bộ, côngchức Hai là, lớp giữa – các yếu tố về giá trị thể hiện các chuẩn mực: các quy định, nguyêntắc, chuẩn mực, qua thời gian áp dụng dần trở thành thông lệ, thành quy tắc ứng xử chungmà mọi thành viên trong tổ chức đều tuân thủ và những nét văn hóa truyền thống được thểhiện trong hoạt động công vụ Ba là, lớp trong cùng – các giá trị cốt lõi, ngầm định Đó là lýtưởng, niềm tin, nhận thức, suy nghĩ, cảm xúc là nền tảng cho các giá trị và hành động

4

Trang 12

6 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Tháng 3 (năm 2024)Dự kiến nội dung

thực hiện

Thực hiện đề cương đề án tốt nghiệpHoàn thiện và được duyệt đề cương, bắt đầu thu thậptài liệu nghiên cứu

Trang 13

-7 BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂNLỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.2 Mục tiêu nghiên cứu3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu4 Phương pháp nghiên cứu.5 Lược khảo tài liệu

6 Cấu trúc luận văn

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Khái niệm và tầm quan trọng trong việc xây dựng văn hóa công vụ

1.2 Cơ sở pháp lý về văn hóa công vụ

1.3 Các tiêu chí đánh giá văn hóa công vụ1.3.1 Năng lực giao tiếp

1.3.2 Trình độ chuyên môn 1.3.3 Lề lối – tác phong 1.3.4 Quy trình thực hiện các hoạt động công vụ

1.4 Bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao văn hóa công vụ trong cán bộ côngchức, viên chức, người lao động tại các cơ quan nhà nước tại Việt Nam

TÓM TẮT CHƯƠNG 1CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG VỤ TRONG CÁN BỘ CÔNGCHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂNKHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRẺ - THÀNH ĐOÀN BÌNH DƯƠNG

2.1 Giới thiệu tổng quan về Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ Thành Đoàn Bình Dương

-2.1.1 Thông tin cơ bản2.1.2 Cơ cấu tổ chức, nhân sự2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

2.1.2.2 Cơ cấu nhân sự

6

Trang 14

2.2 Thực trạng văn hóa công vụ tại Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệTrẻ - Thành Đoàn Bình Dương

2.2.1 Thực trạng năng lực giao tiếp

2.2.2 Thực trạng trình độ chuyên môn

2.2.3 Thực trạng lề lối – tác phong

2.2.4 Thực trạng quy trình thực hiện các hoạt động công vụ

2.3 Đánh giá chung văn hóa công vụ hiện nay tại Trung tâm Phát triển Khoa học vàCông nghệ Trẻ - Thành Đoàn Bình Dương

2.3.1 Ưu điểm2.3.2 Nhược điểm

TÓM TẮT CHƯƠNG 2CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA CÔNG VỤ TẠI TRUNG TÂMPHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRẺ - THÀNH ĐOÀN BÌNH DƯƠNG

3.1 Phương hướng phát triển của Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ Thành Đoàn Bình Dương

-3.2 Đề xuất một số Giải pháp hoàn thiện văn hóa công vụ tại trung tâm phát triểnkhoa học và công nghệ trẻ - Thành đoàn Bình Dương

3.3 Kiến nghị

TÓM TẮT CHƯƠNG 3KẾT LUẬN

Trang 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 John Gretton, Anthony Harrison (1989), Reshaping central government (Định hìnhlại chính phủ trung ương), Transaction Publishers.

2 Kenneth Kernaghan (1994), The emerging public service culture: values, ethics

and reforms, Canadian Public Administration.

3 Prijono Tjiptoherijanto (1998), Civil Service Reform in Indonesia: Culture and

Institution Issues (Cải cách công vụ ở Indonesia: vấn đề văn hoá và thể chế), Department of

Economics, Faculty of Economics University of Indonesia

4 Schein EH (2004), Organisational culture and leadership (3rd ed), San Francisco:Jossey-Bass

5 Tài liệu Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI, 2008) về một số vấn đề cấp bách về xâydựng Đảng hiện nay

6 Huỳnh Văn Thới (2016), Văn hóa công vụ ở Việt Nam-lý luận và thực tiễn, NXB.

Lý luận chính trị, Hà Nội

7 Trần Anh Tuấn (2008), 10 năm thực hiện Pháp lệnh cán bộ, công chức và vấn đề

đổi mớichế độ công chức, công vụ, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Hà Nội.

PHỤ LỤC

8

Ngày đăng: 22/08/2024, 14:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w