1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài phân tích các bước đột phá về đổi mới kinh tế thời kỳ trước đổi mới 1975 1986

22 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các bước đột phá về đổi mới kinh tế thời kỳ trước đổi mới (1975-1986)
Người hướng dẫn Ths Nguyễn Thị Giang
Trường học Trường Quốc tế Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại Bài tiểu luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 173,76 KB

Nội dung

Tìnhhình đó đã đặt ra một yêu cầu là cần phải có những chủ trương, chính sách, biệnpháp phù hợp với tình hình mới của đất nước để thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.. Trên thực tế, các

Trang 1

TRƯỜNG QUỐC TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT

Trang 2

TRƯỜNG QUỐC TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Đề tài:

Phân tích các bước đột phá về đổi mới kinh tế thời kỳ

trước đổi mới (1975-1986)

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

1 Bối cảnh lịch sử 1

2 Các bước đột phá về đổi mới kinh tế thời kỳ trước đổi mới (1975-1986) 3

3 Đánh giá bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ chế kinh tế trước thời kỳ đổi mới 1975 - 1986 11

4 Sự vận dụng trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 14

KẾT LUẬN 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 4

MỞ ĐẦU

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày 30/4/1975, cảnước độc lập thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng bước vào thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam từ đây có một sự thay đổi lớn: đấtnước thoát khỏi thời kỳ vừa kháng chiến vừa kiến quốc Nhiệm vụ chính lúc này làkhôi phục, ổn định xây dựng và phát triển đất nước trong điều kiện hòa bình Tìnhhình đó đã đặt ra một yêu cầu là cần phải có những chủ trương, chính sách, biệnpháp phù hợp với tình hình mới của đất nước để thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển

Trên thực tế, các chủ trương, chính sách, biện pháp của Đảng ở một số mặt trong

thời kỳ này về cơ bản là có nhiều bước đột phát, nhưng còn nhiều điểm chưa triệt để,chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, đặc biệt là những chủ trương, đường lốitrong quản lý kinh tế Từ những hạn chế này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút rađược các bài học kinh nghiệm về xây dựng mô hình kinh tế, tạo được bước ngoặtsửa sai cơ bản từ đường lối chính sách, trước hết trên lĩnh vực kinh tế và cả với tổngthể đường lối, để đứng vững và phát triển

Để làm rõ hơn về vấn đề này, em xin trình bày đề bài: Phân tích các bước độtphá về đổi mới kinh tế thời kỳ trước đổi mới (1975-1986)?

NỘI DUNG

1 Bối cảnh lịch sử

Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, sự tiến bộ nhanh chóng của cuộc cách mạngkhoa học và công nghệ đã thúc đẩy lực lượng sản xuất thế giới phát triển mạnh; NhậtBản và Tây Âu vươn lên trở thành hai trung tâm lớn của kinh tế thế giới; xu thế chạyđua phát triển kinh tế đã dẫn đến cục diện hòa hoãn giữa các nước lớn

Với thắng lợi của cách mạng Việt Nam và các nước Đông Dương (năm 1975),phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh Đảng ta nhận định: "hệ thống cácnước xã hội chủ nghĩa đã và đang lớn mạnh không ngừng; phong trào độc lập dântộc và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân đang trên đà phát triển mãnhliệt" Tuy nhiên, từ giữa thập niên 70 của thế kỷ XX, tình hình kinh tế - xã hội ở cácnước xã hội chủ nghĩa xuất hiện sự trì trệ và mất ổn định

Trang 5

Tình hình khu vực Đông Nam Á cũng có những chuyển biến mới Sau năm

1975, Mỹ rút quân ra khỏi Đông Nam Á, khối quân sự SEATO tan rã; tháng 2-1976,các nước ASEAN ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ướcBali), mở ra cục diện hòa bình, hợp tác trong khu vực

Sau ngày chiến thắng 30-4-1975, miền Nam được giải phóng, đất nước thốngnhất, cả nước cùng bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội với hainhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Công cuộc xây dựng chủ nghĩa

xã hội đã đạt được một số thành tựu quan trọng Đây là những thuận lợi rất cơ bảncủa cách mạng nước ta

Tuy nhiên, quan hệ giữa Việt Nam với Campuchia xấu đi nhanh chóng donhững cuộc tấn công quân sự trên toàn tuyến biên giới của Chính quyền Pôn Pốt tiếnhành, đồng thời quan hệ Việt Nam – Trung Quốc cũng ngày càng căng thẳng Quan

hệ giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á nhìn chung vẫn còn lạnh nhạt, thậm chíbất đồng sâu sắc Như vậy, mặc dù đất nước không còn chiến tranh xâm lược, đãbước vào thời bình khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, nhưng một môi trườnghòa bình và ổn định để xây dựng đất nước chưa được bảo đảm

Sau thắng lợi, không khí cách mạng dâng cao là một thuận lợi, nhưng hậu quảchiến tranh để lại rất nặng nề cả về vật chất và con người, trong khi đó Việt Nam lạiphải đối phó với chính sách cấm vận và chiến lược hậu chiến phá hoại của Mỹ Tưduy quản lý từ thời chiến khi chuyển sang thời bình chưa kịp thời thay đổi, vẫn nặng

về duy ý chí và quan lieu bao cấp trong quản lý, khiến tình hình kinh tế - xã hội rấtkhó khăn

Trên trường quốc tế, chiến thắng của Việt Nam là nguồn cổ vũ và đóng góp tolớn vào sự phát triển của phong trào nhân dân thế giới đấu tranh vì hòa bình Tuynhiên, mâu thuẫn Xô - Trung, Mỹ - Trung diễn ra rất phức tạp, vừa cạnh tranh vừahòa hoãn, cũng đặt phong trào ở nhiều nước trước những tình huống phức tạp

Trước bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế với những thuận lợi cũng nhưkhó khăn thách thức, Hội nghị nêu rõ: “Nhiệm vụ công tác đối ngoại của Đảng vàNhà nước ta là: Tích cực tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng xâydựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời củng cố quốc phòng

Trang 6

và an ninh; phát huy tác dụng của Đảng ta và nước ta trong cuộc đấu tranh chung củanhân dân thế giới vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội Tăngcường đoàn kết với Lào và Campuchia, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, thựchiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ lẫn nhau, làm cho ba nước ở Đông Dương trở thành lựclượng vững chắc của cách mạng và hòa bình ở Đông Nam Á Củng cố và tăngcường quan hệ hợp tác xã hội chủ nghĩa giữa nước ta và các nước xã hội chủ nghĩaanh em Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa nước ta và các nước trong thếgiới thứ ba cùng các nước khác trên cơ sở năm nguyên tắc chung sống hòa bình”.Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội Đảng làn thứ IV tháng 12-1976 đã nêu rõ: “Tronggiai đoạn mới, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cần ra sức tranh thủ những điều kiệnquốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn những vết thương chiến tranh, xây dựng

cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, củng cố quốc phòng; tiếp túc kề vaisát cánh với các nước xã hội chủ nghĩa anh em và tất cả các dân tộc trên thế giới đấutranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội chống chủ nghĩa đếquốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ”

Những thuận lợi, khó khăn từ tình hình thế giới và trong nước ở giai đoạn này

đã ảnh hưởng to lớn đến công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và tác động tớiviệc hoạch định đuờng lối kinh tế của Đảng

2 Các bước đột phá về đổi mới kinh tế thời kỳ trước đổi mới (1975-1986)

Trước trình hình đó, với bản lĩnh và kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng đươngđầu với khó khăn, thách thức, Đảng đã nhận thức rõ sự nghiêm trọng của tình hình,tập trung lãnh đạo tìm tòi, khảo nghiệm con đường đổi mới đất nước Điều đó đượcthể hiện qua 3 bước đột phá tại các Hội nghị Trung ương lần thứ 6, khóa IV(8/1979); Hội nghị Trung ương lần thứ 8, khóa V (6/1985) và Hội nghị Bộ Chính trị(8/1986) về: đổi mới tư duy kinh tế; về giá - lương - tiền; về lưu thông phân phối; vềtừng bước xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp; thực hiện hạchtoán kinh tế và kinh doanh XHCN; về cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý, điều hành củaNhà nước về kinh tế; về đổi mới kinh tế đối ngoại, đổi mới chính sách quốc phòng,

an ninh, đối ngoại, chính sách về văn hóa, xã hội… Đảng và Nhà nước ta đã đề ranhiều chủ trương, biện pháp để khắc phục như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu

Trang 7

Ban Chấp hành Trung ương Khóa IV (8/1979) làm cho sản xuất bung ra; Chỉ thị 100của Ban Bí thư (13/1/1981) về khoán sản phẩm trong hợp tác xã nông nghiệp; Quyếtđịnh 25-CP và 26-CP của Chính phủ (21-1-1981)về cải tiến cơ chế quản lý trongkinh tế quốc doanh; quan điểm của Đại hội V (3/1982) đến Nghị quyết Hội nghị lầnthứ tám Ban Chấp hành Trung ương Khóa V (6/1985) về giá - lương - tiền, xóa bỏ

cơ chế tập trung quan liêu hành chính bao cấp, những kết luận về các quan điểm kinh

tế của Bộ Chính trị (9/1986) Những thử nghiệm đó cả thành công và thất bại tuykhông kiềm chế nổi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng trầm trọng,song đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới tư duy của Đảng và xã hội để đi tớicông cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc, được mở đầu bằng Đại hội VI của Đảngnăm 1986 - Đại hội của đổi mới

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong hoàn cảnh và điều kiện

ấy là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử loài người Chúng ta đã học hỏi và vận dụngkinh nghiệm của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đi trước, song hoàn cảnh vàđiều kiện của họ rất khác biệt so với Việt Nam, nhất là về trình độ kinh tế ở điểmxuất phát Hơn nữa vào lúc này, nhiều nước cũng bắt đầu lâm vào khó khăn, khủnghoảng ở những mức độ khác nhau Thực tế cho thấy có những vấn đề rất cơ bản vềđường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa mà trước đây chúng ta vẫn nghĩ là chân lýtuyệt đối, nay cần phải nghiền ngẫm lại

Chẳng bao lâu, hậu quả của việc áp dụng máy móc, sai lầm kinh nghiệm củacác nước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã lộ rõ Vào nhữngnăm cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, kinh tế, xã hội nước ta lâm vào khủng hoảngngày càng nặng nề Kinh tế sa sút, làm không đủ ăn, thu không đủ chi, xuất không đủnhập Lương thực và những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu đều vô cùng thiếu thốn.Năm 1979, ta phải nhập khẩu 1,8 triệu tấn lương thực nhưng vẫn không đủ để cungcấp cho nhu cầu của nhân dân, nhất là của nhân dân các thành phố và khu côngnghiệp Lạm phát "phi mã", giá cả leo thang chóng mặt, một số cơ quan và xí nghiệpnhà nước có lúc nợ lương công nhân, viên chức vài ba tháng Đời sống của nhân dân,nhất là của những người làm công ăn lương, hoặc sống bằng lương hưu hết sức khókhăn Nhu cầu chi quốc phòng tăng đột biến, tích lũy trong nước giảm sút, nguồn

Trang 8

vay và viện trợ từ bên ngoài thì ít dần, trong khi nhu cầu khôi phục và xây dựng cơ

sở hạ tầng kinh tế, xã hội rất lớn và cấp bách Mặt khác không kém phần nghiêmtrọng của tình hình là người lao động không hăng hái làm việc, nhiều nguồn lựctrong xã hội bị bỏ phí, nông dân để nhiều đất hoang hóa, chỉ lo chăm bón trên đất5%(1), năng suất cây trồng trên phần ruộng hợp tác rất thấp; hiệu suất sử dụng côngsuất thiết bị của nhiều xí nghiệp chỉ đạt dưới 50% Tình trạng lãng phí, tiêu cực, lợidụng chênh lệch giá lấy cắp của cải nhà nước, cửa quyền, sách nhiễu diễn ra phổbiến ở nhiều nơi Nhân dân lo lắng, giảm sút lòng tin Câu hỏi lớn đặt ra cho lãnh đạoĐảng và Nhà nước ta lúc này là nguyên nhân của tình trạng trên do đâu và đâu lànhững giải pháp để nhanh chóng đưa đất nước ra khỏi bế tắc? Nguyên nhân kháchquan có nhiều, khó khăn khách quan là rất lớn Song, chúng ta cũng cảm nhận thấychính sách kinh tế của Đảng có gì đó sai lầm, không phù hợp, không được lòng dân,vừa cản trở sản xuất, vừa gây khó khăn cho đời sống

Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (8-1979), với chủ trương bằng mọi cách "làmcho sản xuất bung ra", là bước đột phá đầu tiên của quá trình tìm tòi và thử nghiệm

đó Hội nghị chủ trương ổn định nghĩa vụ lương thực trong 5 năm, phần dôi ra đượcbán cho Nhà nước hoặc trao đổi tự do; khuyến khích mọi người tận dụng ao hồ,ruộng đất hoang hóa; đẩy mạnh chăn nuôi gia súc dưới mọi hình thức; sửa lại thuếlương thực và giá lương thực để khuyến khích sản xuất; sửa lại chế độ phân phối nội

bộ hợp tác xã nông nghiệp, bỏ lối phân phối theo định suất, định lượng, v.v Nghịquyết Hội nghị Trung ương 6 đã nhanh chóng được nhân dân cả nước đón nhận vàbiến thành hành động cụ thể trong thực tiễn kinh tế Chỉ một thời gian ngắn, trong cảnước đã xuất hiện rất nhiều điển hình về cách làm ăn mới Long An từ giữa năm

1980 đã thí điểm mô hình theo cơ chế "mua cao, bán cao", "bù giá vào lương" thayđổi cho cơ chế "mua cung, bán cấp" Hải Phòng, Vĩnh Phú, Nghệ Tĩnh thí điểm hìnhthức khoán Từ thực tế các thí điểm đó, Chỉ thị 100 CT/T.Ư (ngày 13-1-1981) củaBan Bí thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và ngườilao động trong hợp tác xã nông nghiệp ra đời Tiếp đó, trong công nghiệp, bước đầuxác định quyền tự chủ của cơ sở trong sản xuất kinh doanh, tự chủ về tài chính củacác xí nghiệp theo các Quyết định 25/CP và 26/CP của Hội đồng Chính phủ Các

Trang 9

nghị quyết Trung ương 6, Chỉ thị 100 của Ban Bí thư và các quyết định 25/CP và 26/

CP của Hội đồng Chính phủ cho thấy những ý tưởng ban đầu của đổi mới, tuy còn

sơ khai, chưa cơ bản và toàn diện, nhưng đó là bước mở đầu có ý nghĩa, đặt những

cơ sở đầu tiên cho quá trình đổi mới sau này

Ðại hội toàn quốc lần thứ V của Ðảng (3-1982) phát triển thêm một bước, đánhgiá một cách khách quan thành tựu và hạn chế trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, đãchỉ ra nguyên nhân chủ quan gây nên sự sa sút của nền kinh tế là những khuyếtđiểm, sai lầm về lãnh đạo và quản lý Ðể góp phần khắc phục tư tưởng nóng vội, Ðạihội đưa ra khái niệm về "chặng đường trước mắt" của thời kỳ quá độ và xác địnhtrong chặng đường này, nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là "coinông nghiệp là mặt trận hàng đầu, kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng

và công nghiệp nặng trong một cơ cấu hợp lý" Ðại hội cũng khẳng định sự tồn tại 5thành phần kinh tế trong một thời gian nhất định ở miền nam

Tuy nhiên, sau đó, Hội nghị Trung ương 5 khóa V (12-1983) lại cho rằng sựchậm chạp trong cải tạo xã hội chủ nghĩa là một trong những nguyên nhân của tìnhtrạng khó khăn về kinh tế, xã hội, từ đó, chủ trương để ổn định tình hình, phải đẩymạnh hơn nữa sự cải tạo xã hội chủ nghĩa; Nhà nước phải nắm hàng, nắm tiền, xóa

bỏ thị trường tự do về lương thực và các nông hải sản quan trọng, thống nhất quản lýgiá, v.v

Việc thực hiện các chính sách mới đã đem lại sinh khí cho nền kinh tế, gópphần đáng kể thúc đẩy sản xuất và cải thiện đời sống xã hội trong những năm đầuthập kỷ 80 của thế kỷ XX Tuy nhiên, như Báo cáo của Bộ Chính trị trình bày tại Hộinghị Trung ương 8, khóa V (tháng 6-1985) đã nhận định, những cuộc điều chỉnh giá,lương, tiền cho đến lúc này "vẫn có nhiều nhược điểm và khuyết điểm cả về chủtrương, phương án cụ thể và tổ chức thực hiện", nên sau những đợt điều chỉnh ấy,tình hình phân phối, lưu thông vẫn không đi vào thế ổn định mà tiếp tục diễn biếnphức tạp và rối ren; giá, lương, tiền ngày càng trở thành vấn đề nóng bỏng đòi hỏiphải xử lý cấp bách

Tháng 6-1985, Hội nghị Trung ương 8, khóa V, bàn phương hướng, giải phápchuyển biến tình hình nói trên Theo sự ủy nhiệm của đồng chí Tổng Bí thư Lê

Trang 10

Duẩn, đồng chí Trường Chinh đã chủ trì điều khiển Hội nghị Hội nghị Trung ươngchỉ rõ nguồn gốc căn bản của tình hình trên là: chúng ta vẫn chưa nhận rõ căn bệnhsâu xa của cơ chế quản lý kinh tế quốc dân là quan liêu, bao cấp; những bước cải tiến

về giá và lương từ năm 1980 đến giữa năm 1985 vẫn còn tiến hành một cách thiếuđồng bộ và nửa vời, sau khi điều chỉnh một bước giá và lương, vẫn tiếp tục để giá vàlương ở cơ chế tĩnh; tiến hành điều chỉnh về giá và lương một cách đơn độc không điliền với cải cách cơ chế quản lý kinh tế, sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, phân phối,lưu thông , kết quả là hệ thống giá nhà nước vẫn xa rời, giá trị, hạch toán chỉ là hìnhthức, bù lỗ sản xuất kinh doanh ngày càng lớn, bội chi ngân sách và tiền mặt ngàycàng tiếp tục tăng, tiền lương thực tế ngày càng giảm

Rõ ràng là, việc điều chỉnh chính sách kinh tế một cách nửa vời không thể đemlại kết quả mong đợi; tình hình đòi hỏi cải cách chính sách kinh tế một cách cơ bảnhơn với những biện pháp mạnh mẽ hơn, đồng bộ hơn

Hội nghị Trung ương 8 khóa V (6-1985) lại là bước đột phá thứ hai với chủtrương dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện cơ chế mộtgiá; xóa bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp; chuyển mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa Tháng 9 năm 1985,cuộc tổng điều chỉnh giá lương - tiền được bắt đầu bằng việc đổi tiền, xóa bỏ hoàntoàn chế độ tem phiếu Do tư tưởng nóng vội, cuộc tổng điều chỉnh này đã dẫn tớitình trạng giá cả thị trường có nhiều diễn biến phức tạp; lạm phát bị đẩy lên tốc độphi mã Ðầu năm 1986, lại phải lùi một bước: Quay trở lại thực hiện chính sách haigiá

Thực hiện hai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là Kế hoạch 5 năm lần thứhai (1976-1980) và Kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981-1985), nhân dân Việt Nam đãđạt được những thành tựu quan trọng: Khắc phục từng bước những hậu quả nặng nềcủa chiến tranh; Khôi phục phần lớn những cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giaothông ở miền Bắc và xây dựng lại các vùng nông thôn ở miền Nam bị chiến tranh tànphá

Với những bước đi đổi mới từng phần theo những chủ trương, chính sách đúngđắn của Đảng và Nhà nước, những sáng kiến, sự năng động, sáng tạo của nhân dân

Trang 11

của các địa phương, cơ sở sản xuất kinh doanh, đã làm cho nền kinh tế Việt Namnhững năm 1981-1985 có bước phát triển khá Sản lượng lương thực bình quân mỗinăm đạt 17 triệu tấn, sản lượng công nghiệp tăng bình quân 9,5%/năm Thu nhậpquốc dân tăng bình quân hàng năm 6,4% Cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội đượcxây dựng đáng kể với hàng trăm công trình tự động hóa và hàng nghìn công trìnhvừa và nhỏ, trong đó có những cơ sở quan trọng về điện, dầu khí, xi măng, cơ khí,dệt, giao thông Về năng lực sản xuất, đã tăng thêm 456.000 kW điện, 2,5 triệu tấnthan, 2,4 triệu tấn xi măng, 33.000 tấn sợi, 58.000 tấn giấy, thêm 309.000 ha đượctưới nước, 186.000 ha được tiêu úng Tuy vậy, tình hình kinh tế-xã hội và đời sốngnhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, khủng hoảng kinh tế-xã hội vẫn trầm trọng màbiểu hiện là: (1) kinh tế tăng trưởng thấp và thực chất không có phát triển Nếu tínhchung từ năm 1976 đến 1985 tổng sản phẩm xã hội tăng 50,5%, bình quân hàng nămchỉ tăng ở mức 4,6%; thu nhập quốc dân tăng 38,8% bình quân hàng năm chỉ tăng3,7%, trong khi tỷ lệ dân số tăng trung bình hàng năm 2,3%; (2) không có tích luỹ từnội bộ nền kinh tế vì làm không đủ ăn, thu nhập quốc dân sản xuất chỉ bằng 80 -90% thu nhập quốc dân sử dụng; (3) siêu lạm phát hoành hành Suốt trong thời kỳ1976-1985 chỉ số giá bán lẻ hàng hóa năm sau so năm trước luôn tăng ở mức hai con

số và giao động ở mức 19-92% Năm 1986 lạm phát đạt đỉnh điểm với tốc độ tănggiá 774,7% và (4) đời sống nhân dân hết sức khó khăn, thiếu thốn

Thời kỳ này, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chínhdựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt từ trên xuống dưới Các doanh nghiệphoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉtiêu pháp lệnh được giao Tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm trong giaiđoạn 1977-1985 tăng 4,65%, trong đó: nông, lâm nghiệp tăng 4,49%/năm; côngnghiệp tăng 5,54%/năm và xây dựng tăng 2,18%/năm Theo loại hình sở hữu, sở hữuquốc doanh tăng 4,29%; sở hữu tập thể tăng 10,26% và sở hữu tư nhân, cá thể tăng0,71% Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ này thấp và kém hiệu quả.Nông, lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng (chiếm 38,92% GDP trong giai đoạnnày), nhưng chủ yếu dựa vào độc canh trồng lúa nước Công nghiệp được dồn lựcđầu tư nên có mức tăng khá hơn nông nghiệp, nhưng tỷ trọng trong toàn nền kinh tế

Ngày đăng: 22/08/2024, 14:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Mác-Ăngghen Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mác-Ăngghen Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
2. Lênin Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva, 1977, t.39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lênin Toàn tập
Nhà XB: Nxb. Tiến bộ
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, t.47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng Toàn tập
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốcgia
6. Tần Ngôn Trước, Thời đại kinh tế tri thức, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời đại kinh tế tri thức
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1991 Khác
5. Lê Mậu Hãn, Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002 Khác
10.Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Bộ GD&ĐT, CTQG 2021) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w