1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] Công tác kế toán tài sản cố định tại công ty Dịch vụ Khí

83 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước, kế toán là một công việcquan trọng phục vụ cho việc hạch toán và quản lý kinh tế Nó còn có vai trò tích cực đốivới việc quản lý các tài sản và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vậtchất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng của quá trình sảnxuất; là một trong những yếu tố quyết định của quá trình sản xuất kinh doanh TSCĐ làđiều kiện cần thiết để giảm được hao phí sức lao động của con người, nâng cao năng suấtlao động, là điều kiện đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động thường xuyên liên tục

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì TSCĐ còn là yếu tố quan trọng quyết địnhsự thành bại và tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp.Việc quản lý và sửdụng TSCĐ là nội dung không thể thiếu trong kế hoạch và thực tiễn sản xuất, kinh doanhcủa doanh nghiệp Sự vận động của vốn cố định gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất,sử dụng hạch toán phải hết sức cụ thể, chặt chẽ, để thể hiện chính xác hoạt động kinh tếphát sinh xuất kinh doanh

Kế toán TSCĐ là một khâu quan trọng trong bộ phận kế toán Bởi vì nó cung cấp toànbộ các nguồn thông tin, số liệu về tình hình TSCĐ của công ty Chính vì vậy, hạch toánTSCĐ luôn luôn là sự quan tâm của các doanh nghiệp cũng như các nhà quản lý kinh tếcủa Nhà nước

Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý, sử dụng TSCĐ đối với sản xuấtkinh doanh, đối với kế hoạch mở rộng thị trường trong những năm tới, đặt ra cho doanhnghiệp yêu cầu xác định tình trạng quản lý, sử dụng TSCĐ hiện nay như thế nào để cóthể định hướng đầu tư một cách hợp lý Em đã chọn đề tài “Kế toán tài sản cố định tạiCông ty Dịch vụ Khí” để làm đề tài báo cáo thực tập của mình

Trang 2

2 Mục đích, phạm vi, giới hạn và nhiệm vụ của đề tài

Qua việc nghiên cứu đề tài này có thể giúp chúng ta nắm rõ hơn về công tác hạch toántài sản cố định doanh nghiệp, đánh giá được hiệu quả quản lý TSCĐ của doanh nghiệp,xem xét việc thực hiện hệ thống kế toán nói chung, kế toán TSCĐ doanh nghiệp nói riêngcủa doanh nghiệp như thế nào, việc hạch toán đó có khác so với những gì đã học được ởtrường Đại học hay không? Qua đó có thể rút ra những ưu khuyết điểm của hệ thống kếtoán đó, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệthống kế toán về tài sản cố định hữu hình để việc quản lý tài sản cũng như hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp ngày càng nâng cao và có hiệu quả

3 Những phương pháp được sử dụng trong đề tài tốt nghiệp

Đề tài này được thực hiện dựa vào số liệu sơ cấp và thứ cấp qua việc phỏng vấn lãnhđạo và các bộ phận trong Công ty, phân tích các số liệu ghi chép trên sổ sách, các báo cáotài chính của Công ty và một số sách chuyên ngành kế toán Số liệu chủ yếu được phântích theo phương pháp diễn dịch và thống kê Đồng thời em cũng tham khảo một số vănbản quy định chế độ tài chính hiện hành

4 Kết cấu của đề tài tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu của bài báo cáo bao gồm những phầnsau:

Chương 1: Giới thiệu khái quát về chi nhánh Tổng công ty Khí Việt Nam - Công tyTNHH một thành viên – Công ty Dịch vụ Khí

Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán tài sản cố địnhChương 3:Thực trạng tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại công ty Dịch vụ KhíChương 4: Một số nhận xét và kiến nghị

Do thời gian cũng như trình độ còn hạn chế, bài viết của em không thể tránh khỏinhững sai sót Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô nhằm hoàn chỉnh bài viếtcủa mình hơn

CHƯƠNG 1

Trang 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH TỔNGCÔNG TY KHÍ VIỆT NAM CÔNG TY TNHH MỘT

 Điện thoại: +84.64.3586380  Fax: 064.3586376

 Email: dvk-info@pvgas.com.vn Website: http//www.pvgas.com.vn  Địa chỉ: 101 Đường Lê Lợi, Phường 6, Thành phố Vũng Tàu. Mã số thuế: 3500102710 - 022

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Ngày 10/5/2007 tổng công ty khí Việt Nam thành lập Xí nghiệp Bảo dưỡng sửa chữacông trình Khí trên cơ sở bộ phận bảo dưỡng sửa chữa của các đơn vị trực thuộc PVGAS

Vào ngày 15/08/2007 công ty dịch vụ khí đã được thành lập trên cơ sở Xí nghiệp Bảodưỡng sửa chữa công trình Khí, và chính thức trở thành công ty trực thuộc của TổngCông ty Khí Việt Nam (PV GAS)- đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc giaViệt Nam

Tính từ thời điểm bắt đầu thành lập cho đến nay, công ty dịch vụ khí (PV GASSERVICES) luôn tự hào có một đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vựckhảo sát, bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống thiết bị vận chuyển khí, điều này đã góp phầnkhông nhỏ trong việc hoàn thiện hơn cơ cấu tổ chức điều hành của công ty, đồng thời rasức làm tăng lợi nhuận vốn có cho toàn công ty

Trang 4

Song song với việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh được giao, công ty còn ra sứchưởng ứng các phong trào an sinh xã hội do Tập đoàn và Tổng Công ty phát động, luônquan tâm đến các hoạt động xã hội từ thiện khác.

Đánh giá sự nỗ lực không ngừng của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên củacông ty dịch vụ khí, trong các năm qua, Chính phủ, Bộ Công thương, Tập đoàn Dầu khíViệt Nam và Tổng Công ty Khí Việt Nam đã tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý chonhiều cá nhân và tập thể của công ty dịch vụ khí

Cùng với sự lớn mạnh của Tổng Công ty Khí Việt Nam trong 20 năm qua, công tydịch vụ khí đã và đang không ngừng vươn lên, phấn đấu là đơn vị chủ lực của ngành Khítrong công tác khảo sát, bảo dưỡng, sửa chữa (BDSC) cải hoán, nâng cấp các thiết bị vàcông trình khí

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty1.2.1 Chức năng kinh doanh

 Thực hiện công tác khảo sát, bảo dưỡng, sửa chữa (Hệ thống đường ống, các thiếtbị trao đổi nhiệt/gia nhiệt, bình áp lực, bình lọc,bồn chưa, tháp tách; Các loại van điềukhiển, van cô cập, van an toàn; Các thiết bị quay như: động cơ khí, máy nén khí, máybơm, máy tăng áp-giãn nở; Các thiết bị điện, cung cấp điện, máy phát, UPS; Các hệthống điều khiển, đo lường, giám sát sản xuất, đường ống như: DCS, SCADA, PLC, ICS,HMI; hiệu chuẩn, lắp đặt hệ thống đo đếm sản phẩm khí lỏng; các thiết bị đo lường côngnghệ )

 Cải hoán & nâng cấp các hệ thống, thiết bị thuộc hệ thống vận chuyển khí, phânphối khí, nhà máy chế biến khí, kho chứa tại các công trình khí thuộc Tổng Công ty KhíViệt Nam

 Cung cấp các dịch vụ kỹ thuật khảo sát, bảo trì bảo dưỡng, cải hoán/ nâng cấp cácthiết bị công nghệ, hệ thống đo lường điều khiển, hệ thống cung cấp điện…cho các nhàmáy chế biến khí, hoá dầu, kho chứa và các nhà máy công nghiệp tiêu thụ khí khác

 Khảo sát, kiểm tra các thiết bị chịu áp lực, bình bồn, trao đổi nhiệt. Khảo sát, sửa chữa hệ thống đường ống dẫn khí, dẫn sản phẩm lỏng trong bờ vàngoài biển

 Tiền chạy thử và chạy thử các công trình, dự án khí. Hiệu chuẩn, kiểm tra, lắp đặt các thiết bị đo lường công nghệ, hệ thống đo đếm sảnphẩm khí

Trang 5

 Thiết kế, gia công, lắp đặt các kết cấu cơ khí, đường ống công nghệ, bồn bể. Cho thuê nhà xưởng, thiết bị bảo trì chuyên dụng.

 Cung cấp thiết bị, phụ tùng thay thế cho ngành khí, hoá chất, nhiên liệu. Thực hiện các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh khác do Tổng Công ty Khí ViệtNam giao

1.2.2 Nhiệm vụ kinh doanh

 Công ty Dịch vụ khí (PVGAS SERVICES) là đơn vị chuyên trách với nhiệm vụchính là khảo sát, bảo dưỡng, sửa chữa (BDSC) cải hoán, nâng cấp các thiết bị, công trìnhkhí, công ty Dịch vụ khí đã và đang tiếp tục là đơn vị góp phần đảm bảo cho hệ thống,công trình khí của PVGAS được vận hành an toàn, liên tục và hiệu quả

 Công ty không ngừng đổi mới phương thức quản lý tạo ra hiệu quả kinh tế cao,thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước, và thực hiện đầy đủ các cam đoan đã ký

 Thực hiện phân phối theo lao động, ra sức chăm lo đời sống vật chất và tinh thầnđối với công nhân viên, không ngừng bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn kỹthuật cho cán bộ công nhân viên

 Thực hiện hoạch toán kinh tế và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn vốn, nâng cấp bảo trì và đổi mớitrang thiết bị chuyên dùng

 Thực hiện tối đa các chế độ quản lý và kiểm tra tài sản, tài chính, lao động, tiềnlương và các chính sách xã hội khác, làm tốt công tác cán bộ, tăng cường đào tạo bồidưỡng nghiệp vụ cán bộ công nhân viên trong Công ty

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty1.3.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý

Trang 6

Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức quản lý của công ty

1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban

 Thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công Ty  Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công Ty

như bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề xuất cách chức các chức danh quản lý trongCông Ty, trừ các chức danh do Hội đồng Quản trị, Hội đồng thành viên bổnhiệm

 Hỗ trợ công việc cho Giám Đốc, có trách nhiệm thường xuyên bàn bạc vớitổng giám đốc về công tác tổ chức, tài chính, sản xuất kinh doanh, tạo điềukiện cho tổng giám đốc nắm bắt và điều chình kế hoạch, đồng thời chịu trách

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÂNXƯỞNG

CƠ KHÍPHÂN

XƯỞNGĐIỆN-TỰ

ĐỘNGHÓAPHÒNG

THƯƠNG MẠIHỢP ĐỒNGPHÒNG

KỸTHUẬT

SẢNXUẤTPHÒNG

HÀNHCHÍNHTỔ CHỨCPHÒNG

KẾTOÁN

Trang 7

nhiệm trước tổng giám đốc cũng như trước cơ quan nhà nước về nhiệm vụđược phân công của mình

 Thực hiện quyền điều hành công ty do chính Tổng giám đốc ủy nhiệm  Triển khai các công việc đã thống nhất xuống các bộ phận phụ trách một cách

yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán Cung cấpthông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật

Phòng hành chính – tổ chức:

 Thực hiện công tác tổ chức, nhân sự, đào tạo, lao động, tiền lương, chế độchính sách và công tác thi đua, khen thưởng – kỷ luật trong toàn công ty; côngtác hành chính, quản trị văn phòng và văn thư lưu trữ

Phòng kỹ thuật sản xuất:

 Quản lý các dự án do công ty thực hiện;  Xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật phục vụ công tác quản lý của công ty; Quản lý và theo dõi công tác hoàn công, thực hiện việc quyết toán các côngtrình; quản lý, theo dõi, bảo trì và bảo dưỡng toàn bộ vật tư thiết bị phục vụ sảnxuất kinh doanh toàn công ty

 Tham gia lập hồ sơ đấu thầu, mời thầu

 Quản lý, theo dõi công tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh và xây dựng thương hiệucủa công ty trên thị trường trong nước và quốc tế, xúc tiến quan hệ với kháchhàng trong và ngoài nước

Trang 8

 Chủ trì lập hồ sơ dự thầu và mời thầu  Chủ trì trong việc đàm phán và thực hiện các thủ tục cho việc ký kết các hợp

đồng kinh tế, thương mại

 Thiết kế, lắp đặt và tổ chức thi công hệ thống điện- tự động hóa vận hành chocông trình bảo dưỡng, sữa chữa

 Đồng thời cung cấp các dịch vụ kỹ thuật khảo sát hệ thống điện cho các nhàmáy chế biến khí, hóa dầu

 Nghiên cứu hồ sơ thiết bị kỹ thuật, triển khai xây dựng kế hoạch, biện pháp tổchức thi công công trình do công ty nhận thầu, chỉ đạo thi công các công trình,hạng mục công trình và chịu trách nhiệm về chất lượng, mỹ thuật công trình. Phối hợp với chủ đầu tư công trình nghiệm thu khối lượng công việc thực hiện

cho thanh lý hợp đồng  Quản lý, theo dõi, chỉ đạo giám sát sửa chữa và bảo dưỡng các phương tiện

thiết bị thi công của đơn vị

1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty1.4.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán

Việc tổ chức ra bộ máy kế toán là một vấn đề có ý nghĩa rất lớn nhằm đảm bảo vaitrò, chức năng, nhiệm vụ của kế toán Chính vì vậy, hiện nay Công ty đang áp dụng hìnhthức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tập trungtại phòng kế toán Ở các bộ phận khác không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trímột số nhân viên làm nhiệm vụ thu nhận kiểm tra chứng từ, sau đó chuyển toàn bộ chứngtừ về phòng kế toán để xử lý và tiến hành ghi sổ, lập báo cáo…

Với hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung như vậy sẽ tạo ra một số ưu điểmthuận lợi cũng như gặp phải một số nhược điểm khó tránh khỏi như sau:

Ưu điểm : Bộ máy kế toán ngắn gọn, có điều kiện để chuyên môn hóa công tác kế toán

ở mức độ cao

Nhược điểm: Không có điều kiện kiểm tra một cách trực tiếp nghiệp vụ kế toán phát

sinh tại đơn vị kinh tế cơ sở

Trang 9

1.4.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty

1.4.3 Chức năng và nhiệm vụ của từng kế toán

- Điều hành mọi hoạt động của phòng kế toán tài vụ Tổ chức chỉ đạo công tác kế toán

thống kê tại đơn vị Tổ chức hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ghi chép sổ sáchtừ chi tiết đến tổng hợp

- Phối hợp với các phòng chức năng, tổ chức phân tích đánh giá tình hình họat động

của Công ty, kiểm tra giám sát công việc của kế toán viên

Kế toánvật tư,CCDCTSCĐ

Kế toántiền mặt,tạm ứng,văn thưKế toán

ngân hàng,thuế

PHÓ PHÒNG

Thủ quỹKế toán

thanhtoán

Trang 10

Kế toán ngân hàng, thuế: - Theo dõi tài khoản 112, 113, 144, 311, các tài khoản ngân hàng trong nước- Chịu trách nhiệm chung về thanh toán và hạch toán qua các ngân hàng.- Lập thủ tục vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, theo dõi các hợp đồng vay, báo cáo các

khoản vay đến hạn

- Tổng hợp, lập báo cáo tháng về số dư nợ cuối kỳ của các tài khoản vay ngân hàng.- Đồng thời hạch toán và theo dõi việc nộp thuế thu nhập cá nhân của từng cán bộ nhân

viên trong toàn công ty

- Kiểm tra tài khoản, lên biên bản đối chiếu công nợ và xác định công nợ cuối tháng,

quý, năm

- Theo dõi thuế GTGT của hàng nhập khẩu (TK 33312), Thuế nhập khẩu (TK 3333),

hàng đang đi trên đường và công nợ

- Theo dõi tổng hợp nhập xuất tồn vật tư kho trong công ty (TK 152),Trích lập dự

phòng giảm giá hàng tồn kho

- Ghi chép, phản ánh chính xác , kịp thời số hiện có và tình hình tăng giảm TSCĐ,

CCDC trong công ty (TK 211, 153)

- Thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ theo đúng quy định của Pháp luật, đồng thời

phân bổ chi phí khấu hao vào các đối tượng sử dụng tài sản cố định

- Tính giá các hóa đơn nội bộ trong công ty.- Lập các báo cáo về tài sản cố định, tham gia phân tích tình hình trang bị, sử dụng và

bảo quản tài sản cố định

- Thực hiện việc theo dõi các khoản tạm ứng của nhân viên công ty trong quá trình đi

công tác

- Tiếp nhận các chứng từ, công văn, thông tư…được gửi đến phòng kế toán hoặc chịu

trách nhiệm chuyển các hồ sơ, chứng từ từ phòng kế toán đến các phòng ban có liên quan

Trang 11

Kế toán thanh toán: - Kế toán thanh toán tiền mặt tại quỹ (TK111) Kiểm tra và lập các chứng từ thanh toán

thu chi và thanh toán tạm ứng, đồng thời ghi vào các tài khoản liên quan như chi phí,các khoản chờ phân bổ

- Lập báo cáo tiền mặt và kiểm tra đối chiếu tiền mặt hằng ngày với thủ quỹ theo quy

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ”

Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toántổng hợp bao gồm:

- Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ- Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợpchứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệuliên tục trong từng tháng hoặc cả năm theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ vàcó chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán

Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:- Chứng từ ghi sổ

Trang 12

- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ- Sổ cái;

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

(1) Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toáncùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ.Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng đểghi vào sổ cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng đểghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan

(2) Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chínhphát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh nợ, tổngsố phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái Căn cứ vào sổ cái lập bảng cânđối số phát sinh

(3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh cócủa tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng sốtiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của cáctài khoản trên Bảng Cân Đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoảntrên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảngtổng hợp chi tiết

Trang 13

Chứng từ kế toán

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán

các loạiSổ quỹ

Sổ thẻ kế toán chi tiết

Chứng từ ghi sổ

Bảng tổng hợp chi tiếtBảng cân đối số

phát sinh

Báo cáo tài chínhSổ cái

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

Ghi chú :

Ghi hàng ngàyGhi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

1.4.5 Hệ thống các chứng từ, tài khoản đang sử dụng tại công ty

Công ty đang sử dụng các chứng từ, hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính

Trang 14

1.4.6 Tổ chức vận dụng chế độ và phương pháp kế toán

 Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt nam đồng (VNĐ). Chế độ kế toán áp dụng: chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định 15/2006/QĐ-

BTC. Hình thức kế toán áp dụng: kế toán chứng từ ghi sổ. Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: ghi nhận theo giá gốc.- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân gia quyền.- Phương pháp hoạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên

 Phương pháp kế toán TSCĐ:

- Nguyên giá của một tài sản cố định bao gồm giá mua và các khoản chi phí liên

quan trực tiếp đến việc đưa tài sản đó vào sử dụng

- Trích khấu hao tài sản cố định: công ty tiến hành trích khấu hao tài sản cố định

theo phương pháp đường thẳng, tỷ lệ khấu hao hàng năm được áp dụng phù hợpvới Thông tư số 203/2009/TT – BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/10/2009. Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: được ghi nhận vào chi phí SXKD

 Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: theo chi phí thực tế đã sử dụng. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản nợ dự phòng phải trả. Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái: chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu

1.4.7 Phương tiện phục vụ công tác kế toán

Hiện nay, mỗi nhân viên trong phòng kế toán đều được trang bị một máy vi tính đểcập nhật số liệu hàng ngày vào máy Và công tác kế toán được sử dụng chủ yếu bằngphần mềm Bravo 4.1, phần mềm này được viết theo đúng các quy định của luật kế toánViệt Nam và có cập nhật Thông tư, Nghị định, Quyết định mới của Bộ tài chính Các sốliệu trên chứng từ phát sinh các nghiệp vụ đều được nhập vào máy, máy sẽ tự động kiểmtra, xử lý dữ liệu theo chương trình đã cài sẵn, cập nhật và in phiếu thu, chi, nhập, xuất,các báo cáo Xuất - nhập - tồn, Báo cáo tài chính,…

Trang 15

Một số nét tổng quan về phần mềm Bravo 4.1

Được xây dựng và phát triển trên cơ sở thực tế quản trị - quản lý tài chính của doanhnghiệp và các quy định của Bộ tài chính cùng với các chuẩn mực kế toán mới nhất củaViệt Nam, "Phần mềm quản trị tài chính - kế toán BRAVO 4.1" không chỉ dừng lại ở việcđáp ứng những yêu cầu quản lý kế toán thông thường mà nó còn cung cấp cho kháchhàng các giải pháp quản trị tài chính toàn diện Với phần mềm BRAVO các công việc tậphợp và liên kết dữ liệu giữa các bộ phận kế toán, kinh doanh, vật tư, kho hàng, nhân sựđược thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, thuận thiện và không bị chồng chéo(Dữ liệu được nhập tại một đầu vào “1 công đoạn của 1 bộ phận” và sử dụng qua nhiềubộ phận với nhiều kết quả báo cáo đầu ra)

Các phân hệ cơ bản của phần mềm BRAVO

 Vốn bằng tiền Mua hàng - phải trả Bán hàng - Phải thu Hàng tồn kho Quản lý tài sản - công cụ dụng cụ Chi phí giá thành

 Tiền lương Kế toán tổng hợp Hệ thống

Đặc điểm nổi bật của phần mềm:

Phần mềm kế toán sản xuất: Tính giá thành chi tiết theo sản phẩm, hợp đồng,

đơn hàng theo nhiều phương pháp khác nhau Phân tích giá thành theo khoản mục và yếutố Hỗ trợ quản lý vật tư số lượng lớn

Chức năng theo vết: Cho phép truy cập từ báo cáo tổng hợp (Bảng cân đối phát

sinh) đến báo cáo chi tiết (Sổ chi tiết tài khoản) hay từ hóa đơn truy xuất ngược lại chứngtừ thanh toán,…

Chất lượng chuyên nghiệp ISO 9001:2000: Xây dựng và cung cấp sản phẩm theo

các quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ và toàn diện giúp cho sản phẩm phần mềmBRAVO ổn định và có độ tin cậy cao Có quy trình để khác hàng điểm soát chất lượngđào tạo sử dụng phần mềm Là sản phẩm của hệ thống quản lý chất lượng ISO9001:2000

Trang 16

Công nghệ tiên tiến: Cơ sở dữ liệu SQL Server 2005 được sử dụng cùng với hệ

thống được thiết kế theo mô hình nhiều lớp cho phép làm việc tốt với khối lượng dữ liệulớn

Phần mềm kế toán quản trị: Công cụ hỗ trợ các nhà quản lý phân tích và đưa ra

các quyết định kinh doanh kịp thời, hiệu quả Quản lý đa cấp, nhiều chiều, xem xét thôngtin trên nhiều khía cạnh giúp nhà quản lý có được cái nhìn tổng thể Lập kế hoạch, sosánh và phân tích biến động giữa thực tế và kế hoạch

Tính toàn diện: Tuân thủ các quy định về kế toán Đầy đủ các phân hệ phù hợp

với các phần hành kế toán trong doanh nghiệp Kết nối dữ liệu của các bộ phận trongdoanh nghiệp, cập nhật phiếu nhập, phiếu xuất, ở phòng vật tư, hóa đơn ở phòng tiêu thụcuối cùng kiểm tra tổng hợp lên dữ liệu chung Chạy mạng đa người dùng, bảo mật vàphân quyền chi tiết với từng người sử dụng đến từng chức năng, thao tác

Hệ thống mở: Mềm dẻo, linh hoạt để có thể điều chỉnh không chỉ phù hợp với

yêu cầu hiện tại của doanh nghiệp mà còn sẵn sàng cho các yêu cầu của sự phát triểntrong tương lai và sự biến động khách quan của chính sách, chế độ kế toán tài chính củanhà nước

Ứng dụng “Phần mềm quản trị tài chính – kế toán BRAVO” cho các đối tượngkhác nhau trong doanh nghiệp

Ban lãnh đạo: Cho phép theo dõi biến động tài sản (tiền, giá trị hàng tồn kho, tài

sản cố định, công nợ phải thu, phải trả…) của doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinhdoanh, doanh thu, chi phí của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, kế hoạch nguồntiền thu - chi trong các kỳ tiếp theo… Giúp cho việc đưa ra các quyết định kịp thời trongviệc điều hành doanh nghiệp và hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp

Bộ phận kinh doanh: Cho phép theo dõi chi tiết kế hoạch giao, đặt hàng của

khách hàng và tình hình doanh thu bán hàng theo từng mặt hàng, khách hàng theo cácvùng miền khác nhau Từ kết quả đó có thể dễ dàng so sánh tình hình bán hàng, doanhthu giữa các mặt hàng, vùng miền, nhân viên kinh doanh cũng như so sách giữa kế hoạchvà thực tế đã thực hiện

Bộ phận kế hoạch vật tư mua sắm: Từ thông tin nhập, xuất, tồn kho trong kỳ

giúp cho bộ phận này có thể đưa ra kế hoạch về lượng dự trữ hàng tồn kho cũng như kếhoạch cần mua sắm vật tư phục vụ sản xuất kịp thời và chính xác

Trang 17

Bộ phận quản lý kho: Theo dõi việc Nhập/Xuất/Tồn, quản lý hàng hóa theo số

lượng và giá trị hàng tồn kho theo nhiều chỉ tiêu Từ đó phân tích rõ biến động hàng hóatheo lô hàng, từng kệ hàng trong kho, hạn mức tồn kho cũng như thời hạn lưu kho Trêncơ sở đó cung cấp số liệu một cách chính xác cho các bộ phận cũng như Lãnh đạo côngty về tình hình luân chuyển hàng hóa trong sản xuất kinh doanh

Bộ phận kế toán: Quản lý dòng tiền, tài sản cố định – công cụ dụng cụ, quản lý

nguồn vốn, quản lý công nợ, tính giá thành sản phẩm, hạch toán các nghiệp vụ kế toántheo chuẩn mực nhà nước… trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Trên cơ sở đó cung cấp phản ánh đầy đủ tình hình tài chính một cách chính xác kịp thờicũng như đưa ra hệ thống báo cáo theo chuẩn mục nhà nước phục vụ công tác kế toán,kiểm toán của doanh nghiệp

Bộ phận nhân sự - tiền lương: Theo dõi quá trình biến động nhân sự, tính chính

xác các khoản lương thưởng của cán bộ nhân viên theo nhiều tiêu thức khác nhau Từ đóđưa ra được các hệ thống biểu đồ phân tích tình hình nhân sự của doanh nghiệp cũng nhưchất lượng lao động của các phòng ban và đơn vị cấp dưới

1.4.8 Tổ chức hệ thống báo cáo

Hệ thống báo cáo tài chính

 Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DNN) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03-DNN) Báo cáo thuyết minh tài chính (mẫu số B09-DNN) Bảng kê doanh thu, giá vốn, lợi nhuận

Hệ thống báo cáo quản trị

 Báo cáo tổng hợp vật tư nhập, xuất ,tồn Bảng kê chi phí theo khoản mục, hợp đồng Báo cáo quản trị công nợ phải thu, phải trả theo hóa đơn, theo hạn thanh toán và

theo khách hàng, nhà cung cấp Bảng kê tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ

CHƯƠNG 2CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Trang 18

2.1 Những vấn đề chung về kế toán tài sản cố định2.1.1 Khái niệm

Tài sản cố định (TSCĐ) là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể và cũng có thểtồn tại dưới hình thái giá trị được sử dụng để thực hiện một hoặc một số chức năng nhấtđịnh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, có giá trị lớn và sử dụng được trongmột thời gian dài

Các tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể gọi là tài sản cố dịnh hữu hình, còncòn các tài sản chỉ tồn tại dưới hình thức giá trị được gọi là tài sản cố định vô hình

Theo quy định hiện nay, một tài sản được xác định nếu thỏa mãn đồng thời cả 4 tiêuchuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ:

(1) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.(2) Nguyên giá tài sản cố định được xác định một cách tin cậy

(3) Có thời gian sử dụng trên năm.(4) Có giá trị theo quy định hiện hànhNhững tư liệu lao động không hội đủ tiêu chuẩn nêu trên được coi là công cụ, dụngcụ

 Theo dõi, ghi chép, kiểm tra chặt chẽ quá trình thanh lý, nhượng bán TSCĐ nhằm bảođảm việc quản lý và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả

 Lập các báo cáo về TSCĐ, tham gia phân tích tình hình trang bị sử dụng và bảo quảncác loại TSCĐ

2.1.3 Phân loại

Trang 19

Tùy theo quan điểm mà tài sản cố định được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau.Mỗi cách phân loại phục vụ cho một mục đích quản lý khác nhau đối với từng doanhnghiệp.

2.1.3.1 Căn cứ vào hình thái hiện hữu và kết cấu thì TSCĐ được phân thành:

TSCĐ hữu hình : là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ

sử dụng mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, hay dùng để hỗ trợ sản xuất bao gồm:

Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc là TSCĐ loại máy móc , thiết bị dung trong hoạt động

kinh doanh như máy móc chuyên dung, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ…

Loại 2: Máy móc, thiết bị gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất, kinh

doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dung, máy móc thiết bị công tác dâychuyền công nghệ và máy móc đơn lẻ

Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin , hệ thống

điện, đường ống nước, băng tải…

Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý là những thiết bị, dụng cụ dung trong công tác quản

lý như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử,máy hút ẩm , hút bụi, chống mốimọt…

Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm như vườn cà phê,

súc vật làm việc và//hoặc cho sản phẩm như đàn trâu, đàn bò…

Loại 6: Các loại TSCĐ khác là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào 5 loại

trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật… TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng xác định được

giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ hay có khả năng kiểm soát nhằm mang lại lợi ích kinhtế cho doanh nghiệp bao gồm các loại:

 Chi phí về đất sử dụng Quyền phát hành Bản quyền, bằng sáng chế Nhãn hiệu hàng hóa Phần mềm máy vi tính Giấy phép và giấp phép nhượng quyền TSCĐ vô hình khác

2.1.3.2 Căn cứ vào mục đích và tình hình sử dụng thì TSCĐ được phân thành:

Trang 20

 TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh quốc phòng TSCĐ chờ xử lý

 TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ cho nhà nước

2.1.3.3 Căn cứ vào tính chất sở hữu thì TSCĐ được phân thành:

 TSCĐ tự có TSCĐ đi thuê

2.1.3.4 Ngoài ra, TSCĐ còn được phân loại theo nguồn vốn hình thành:

 TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu TSCĐ được hình thành từ các khoản nợ phải trả

2.2 Tính giá tài sản cố định2.2.1 Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình

TSCĐ hữu hình mua sắm:

Giá mua thực tế phải trả:

 Giá mua không bao gồm thuế GTGT nếu DN kê khai và nộp thuế GTGT theophương pháp khấu trừ, tài sản mua về dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuếGTGT theo phương pháp khấu trừ

 Giá mua bao gồm thuế GTGT nếu DN kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháptrực tiếp

Các khoản thuế không hoàn lại: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệtChi phí phát sinh trước khi đưa TS vào sử dụng: chi phí vận chuyển, chi phí vận hành

máy, lệ phí trước bạ… Trường hợp mua TSCĐ trả chậm, trả góp:

TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:

Nguyên giáTSCĐ = Giá mua thựctế phải trả + Các khoản thuếkhông hoàn lại + CP phát sinh trước khiđưa TS vào sử dụng

Nguyên giáTSCĐ = Giá mua trả ngay + Các khoản thuếkhông hoàn lại + CP phát sinh trước khiđưa TS vào sử dụng

Trang 21

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua với hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hìnhkhông tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giátrị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đicác khoản phải thu về ) cộng (+) các khoản thuế ( không bao gồm các khoản thuế đượchoàn lại ), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vàotrạng thái sẵn sang sử dụng như :chi phí vận chuyển bốc dở, chi phí nâng cấp, chi phí lắpđặt, chạy thử, lệ phí trước bạ…

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua với hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hìnhtương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một TSCĐ hữuhình là tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi

TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc là tự sản xuất:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất là giá thành thực tế củaTSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp phải chira tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nộibộ, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khácvượt quá mức quy định trong xây dựng hoặc tự sản xuất)

TSCĐ hữu hình do đầu tư XDCB hình thành theo phương thức giao thầu:

Là giá quyết toán công trình theo quy định tại quy chế quản lý đầu tư xây dựng hiệnhành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác

Đối với TSCĐ là súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thìnguyên giá là toàn bộ chi phí hực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hìnhthành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định tại quy chế quản lýđầu tư xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan

TSCĐ được cấp, được chuyển đến

Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được chuyển đến…là giá trị còn lại trên sổ kếtoán TSCĐ ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển…hoặc giá trị theo đánh giá thực tế củaHội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thờiđiểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sang sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dở, chi phínâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có)…

Riêng TSCĐ điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanhnghiệp là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ TSCĐ đó.Đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao lũy kế, giá trị còn lại trên sổ kếtoán và bộ hồ sơ của TSCĐ đó để phản ánh vào sổ kế toán Các chi phí có liên quan đến

Trang 22

việc điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc không hạch toántăng nguyên giá TSCĐ mà hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

TSCĐ được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp,do phát hiện thừa…

Nguyên giá TSCĐ được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lạivốn góp, do phát hiện thừa…là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng(+) các chi phí mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạngthái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dở, chi phí nâng cấp, chi phí lắp đặt,chạy thử, lệ phí trước bạ…

2.2.2 Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình

Quyền sử dụng đất:

Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn vàquyền sử dụng đất lâu dài: là tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) chiphí cho đền bù giải phóng mặt bằng, sang lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ…( không baogồm các khoản chi ra để xây dựng các công trình trên đất, hoặc là giá trị quyền sử dụngđất nhận vốn góp

Trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí kinhdoanh, không ghi nhận vào TSCĐ vô hình

Quyền phát minh, bản quyền, bằng sáng chế:

Nguyên giá tài sản cố định là quyền phát minh, bản quyền, bằng sáng chế, là toàn bộchi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát minh, bản quyền, bằng sángchế

2.2.3 Xác định nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính:

Trang 23

Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợiích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê Quyền sở hữu tài sản có thể chuyểngiao vào cuối thời hạn thuê.

Điều kiện phân loại thuê tài sản là thuê tài chính: một hợp đồng thuê tài chính phảithỏa mãn một trong 5 điều kiện sau:

 Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê. Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sảnthuê với mứa giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý và cuối thời điểm thuê

 Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế củatài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu

 Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuêtối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê

 Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụngkhông cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào

Hợp đồng thuê tài sản được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu thỏa mãn ít nhất mộttrong ba điều kiện sau:

 Nếu bên thuê hủy hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc hủyhợp đồng cho bên cho thuê

 Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sảnthuê gắn liền với bên thuê

 Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê vớitiền thuê thấp hơn giá trị thị trường

Nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị hợp lý củatài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơngiá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tài sản tối thiểu, thì nguyên giá ghi theo giátrị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu Chi phí phát sinh ban đầu liên quantrực tiếp đến hoạt động thuê tài chính được tính vào nguyên giá của TSCĐ cho thuê

Nguyên giá của tài sản cố định đi thuê tài chính không bao gồm số thuế GTGT bêncho thuê đã trả khi mua tài sản cố định để cho thuê (kể cả trường hợp TSCĐ thuê tàichính dung vào hoạt động sản xuất kinh doanh hang hoa, dịch vụ thuộc đối tượng chịuthuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế và trường hợp TSCĐ thuê tài chínhdùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hang hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịuthuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp)

Trang 24

Lưu ý: Nguyên giá tài sản có định của cá nhân, hộ kinh doanh cá thể thành lập doanh

nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần mà không có hóa đơn, chứng từ là giá trịhợp lý do doanh nghiệp tự xác định tại thời điểm đăng ký kinh doanh và chịu trách nhiệmtrước pháp luật về tính chính xác của giá trị đó

Trường hợp giá trị tài sản cố định do doanh nghiệp tự xác định lớn hơn so với giá bánthực tế của TSCĐ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường, thì doanh nghiệp phải xácđịnh lại giá trị hợp lý của TSCĐ làm căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu giá trịtài sản cố định vẫn chưa phù hợp với giá bán thực tế trên thị trường, cơ quan thuế cóquyền yêu cầu doanh nghiệp xác định lại giá trị của TSCĐ thông qua Hội đồng định giá ởđịa phương hoặc tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật

 Nguyên giá TSCĐ trong doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau: Đánh giá lại giá trị TSCĐ theo quy định của pháp luật

 Nâng cấp TSCĐ  Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐKhi thay đổi nguyên giá TSCĐ doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thayđổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao lũykế của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo các quy định hiện hành

Viêc phản ánh tăng, giảm nguyên giá TSCĐ được thực hiện tại thời điểm tăng, giảmTSCĐ

 Ngoài ra để phản ánh đúng đắn năng lực thực tế về TSCĐ thì TSCĐ còn được tínhtheo giá trị còn lại

Giá trị còn lại = Nguyên giá – Số khấu hao lũy kế Hoặc: Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị đã hao mòn

 Số thuế GTGT bên thuê phải trả cho bên cho thuê theo định kỳ nhận được hóa đơnthanh toán tiền thuê tài chính được hách toán như sau:

- Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hànghóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế thì sốthuế GTGT phải trả từng kỳ được ghi vào bên Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ(1332)

- Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hanghóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theophương pháp trực tiếp thì số thuế GTGT phải trả từng kỳ được ghi vào chi phí sản xuấtkinh doanh trong kỳ

Trang 25

2.3 Kế toán tình hình tăng giảm tài sản cố định:2.3.1 Nội dung:

Kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện cho từng TSCĐ, từng nhóm (hoặc loại) và theonơi sử dụng TSCĐ

 Để theo dõi, quản lý TSCĐ kế toán sử dụng thẻ TSCĐ Thẻ TSCĐ được lập chotừng đối tượng ghi TSCĐ

 Để theo dõi chi tiết các loại, nhóm TSCĐ theo kết cấu kế toán sử dụng các tàikhoản cấp hai theo quy định của nhà nước và mở thêm các chi tiết của các tài khoản cấphai này

VD: Theo dõi chi tiết TSCĐ hữu hình theo loại (nhóm):

- Nhà xưởng, vật kiến trúc: + Nhà xưởng

+ Vật kiến trúc- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: + Cây lâu năm: cao su, cà phê

+ Súc vật làm việc: trâu, bò Để theo dõi chi tiết TSCĐ theo nơi sử dụng kế toán sử dụng sổ TSCĐ mở chungcho toàn doanh nghiệp và mở cho từng bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ Căn cứ để ghivào sổ TSCĐ là các thẻ TSCĐ

2.3.2 Tài khoản sử dụng:

TK 211 “TSCĐ hữu hình” có các tài khoản cấp 2:

2111: Nhà cửa, vật kiến trúc2112: Máy móc, thiết bị2113: Phương tiện vận tải, truyền dẫn2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý2115: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm2218: Tài sản cố định khác

TK 213 “TSCĐ vô hình” có các tài khoản cấp 2:

2131: Quyền sử dụng đất2132: Quyền phát hành2133: Bản quyền, bằng sáng chế

Trang 26

2134: Nhãn hiệu hàng hóa2135: Phần mềm máy vi tính2136: Giấy phép và giấy phép nhượng quyền2138: TSCĐ vô hình khác

Kết cấu của 2 tài khoản 211, 213 giống nhau, được thể hiện:

Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ tăng lên (do mua sắm, xây dựng)Bên có: Nguyên giá TSCĐ giảm xuống (do nhượng bán, thanh lý)Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ hiện có

Trang 27

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ ghi nhận TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp

trong giai đoạn triển khai

133lắp đặt, chạy thử) được giảm giá TSCĐ

mua vàovào sử dụng

Thuế GTGT

(nếu có)Giá mua, chi phí

liên quan trực tiếp (nếu mua về sử dụng ngay)

XDCB hoàn thành bàn giao

411

414441Nếu mua TSCĐ bằng

nguồn vốn đầu tư XDCBNếu mua TSCĐ bằng quỹ

đầu tư phát triển

242

Phần lãi trả chậm

Trao đổi TSCĐtương tư

214

811Thanh lý

Nhượng bán TSCĐ

Giá trị còn lại

Trang 28

Khi phát sinh chi phí triển khai thỏa mãn các điều kiện ghi nhận TSCĐ vô hình

Khi phát sinh chi phí trong giai đoạn triển khai không thỏa mãn các điều kiệnghi nhận TSCĐ vô hình

TK 212 dùng để theo dõi tài sản cố định thuê tài chính, được mở chi tiết để theo

dõi từng loại, từng TSCĐ đi thuê Tài khoản này không có tài khoản cấp 2 theo quyđịnh, công ty có thể tự mở tài khoản chi tiết để theo dõi

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ TSCĐ thuê tài chính

trong

242

trong giai đoạn triển khai

Nếu phải phân bổ dần

Nếu tính vào chi phíquản lý doanh nghiệpThuế GTGT (nếu có)

Trang 29

Trường hợp nợ gốc phải trả xác định theo giá mua chưa có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua tài sản để cho thuê

Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua có thuếGTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê

315

342

212Số nợ gốc

phải trả kỳ

Khi nhận TSCĐ thuê tài chính

Cuối niên độ kế toán, ghi sổ nợgốc thuê tài chính đến hạn trả

Ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểutrong niên độ kế toán tiếp

theo (căn cứ vào hợp đồng thuê TS)

hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ thuê trừ(-) số nợ gốc phải trả kỳ này

244Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan Khi nhận TSCĐ, ghi vào nguyên giá

đến TSCĐ thuê tài chính trướckhi nhận TSCĐ thuê như đàm

phán, ký kết hợp đồng

các chi phí trực tiếp lên quan đếnTSCĐ thuê phát sinh trước đóChi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê

phát sinh khi nhận TSCĐ thuê tài chính

Chi tiền ký quỹ đảm bảo việc thuê tài sản

315

Trang 30

2.4 Kế toán khấu hao TSCĐ:2.4.1 Các phương pháp tính khấu hao:

212

111,112

244142

342

Số nợ gốc phải trả kỳ này Khi nhận TSCĐ(có cả thuế GTGT)thuê tài chính

Thuế GTGTđầu vào của TSCĐ thuê

Nguyên giáchưa có thuế

GTGT)Ghi theo giá trị hiện tại của

khoản thanh toán tiền thuêtối thiểu hoặc giá trị hợp lýcủa TSCĐ thuê

Trừ (-) số nợ gốc phải trả kỳnày, cộng(+) số thuê GTGTbên thuê còn phải trả dần trongsuốt thời hạn thuê

Cuối niên độ kế toán,ghi sổ nợ gốc có cả thuế

GTGT đến hạn trảtrong niên độ kế toán tiếptheo (theo hợp đồng thuê)

CP trực tiếp ban đầu liên quan đến TSCĐthuê tài chính trước khi nhận TSCĐ thuê

như đàm phán, ký kết hợp đồng

Khi nhận TSCĐ, ghi vào nguyên giá các chi phí trực tiếp liên quan đến

TSCĐ thuê phát sinh trước đó

Chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê phát sinh khi nhận TSCĐ thuê tài chính

Chi tiền ký quỹ đảm bảo việc thuê tài sản

Trang 31

Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên

giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của tàisản cố định

Khấu hao TSCĐ là phần giá trị của TSCĐ được tính chuyển vào chi phí sản xuất kinhdoanh nên một mặt nó làm tăng giá trị hao mòn, mặt khác làm tăng chi phí sản xuất kinhdoanh

Khấu hao TSCĐ phải được tính hàng tháng để phân bổ vào chi phí của các đối tượngsử dụng Mức khấu hao hàng tháng tính theo phương pháp đường thẳng được xác địnhtheo công thức:

Mức khấu hao tăng giảm được xác định bởi nguyên tắc: việc tính hoặc thôi tính khấuhao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng giảmhoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh

Khấu hao TSCĐ trích trong tháng liên quan đến nhiều đối tượng sử dụng Do vậy đểcó căn cứ phản ánh vào từng đối tượng chịu chi phí khấu hao cần lập bảng phân bổ khấuhao TSCĐ

Theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ (ban hành kèm heo quyết địnhsố 206/2003- QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) có 3phương pháp tính khấu hao tài sản cố định

Phương pháp 1: Phương pháp khấu hao đường thẳng: TSCĐ tham gia vào hoạt

động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng

Phương pháp 2: Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Mức khấu haocủa tháng này

Mức khấu haotrung bình đầu

tháng này

Mức khấu haotăng thêm trong

tháng này - giảm bớt trongMức khấu hao

tháng này

Thời gian sử dụng của TSCĐ=

Tỷ lệ khấu hao năm

Thời gian sử dụng của TSCĐ

1=

Trang 32

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp sốdư giảm dần có điều chỉnh phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

 Là TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng) Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với cácdoanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh

Phương pháp 3: Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp nàylà các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

 Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiếtkế của TSCĐ

 Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn50% công suất thiết kế

2.4.2 Tài khoản sử dụng:

Mức trích khấu

Giá trị còn lại củatài sản cố định

sản phẩm

Mức trích khấu hao bình quân

Nguyên giá của tài sản cố định=

Trang 33

TK 214 “Hao mòn TSCĐ” có 4 tài khoản cấp 2:

TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hìnhTK 2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chínhTK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hìnhTK 2147: Hao mòn bất động sản đầu tư TK 214 dùng điều chỉnh giảm giá trị TSCĐ, có kết cấu như sau:

Bên nợ: Giá trị hao mòn giảm xuốngBên có: Giá trị hao mòn tăng lênDư có: Giá trị hao mòn hiện có

2.4.3 Sơ đồ kế toán tổng hợp

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hao mòn TSCĐ

2.5 Kế toán sửa chữa tài sản cố định

811

Thanh lý, nhượng bán TSCĐ

(Giá trị còn lại)

Điều chỉnh giảm khấu hao

Khấu hao TSCĐ dung cho hoạt độngSXSP, KDDV (đồng thời ghi Nợ 009)

Khấu hao TSCĐ dùng cho HĐBH

Khấu hao TSCĐ dùng cho HĐQL

Khấu hao TSCĐ dùng cho

sự nghiệp, dự án

431(4313)

Khấu hao TSCĐ dùng chohoạt động văn hóa, phúc lợi

Trang 34

2.5.1 Nội dung:

Sửa chữa nhỏ là loại sửa chữa có các đặc điểm, mức độ hư hỏng nhẹ nên kỹ thuật

sửa chữa đơn giản, công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự thực hiện, thời gian sửachữa ngắn, chi phí sửa chữa phát sinh ít nên được hạch toán toàn bộ một lần vào cho phícủa đối tượng sử dụng TSCĐ

Khi sửa chữa nhỏ TSCĐ, kế toán căn cứ vào chi phí sửa chữa thực tế phát sinh đểphản ánh:

Nợ TK 627: Nếu TSCĐ cho hoạt động sản xuấtNợ TK 641: Nếu TSCĐ cho hoạt động bán hàngNợ TK 642: Nếu TSCĐ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp Có cho các TK 334, 338, 152,…: Chi phí sửa chữa Sửa chữa lớn là loại sửa chữa có các đặc điểm: mức độ hư hỏng nặng nên kỹ

thuật sửa chữa phức tạp, công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự thực hiện hoặcphải thuê ngoài, thời gian sửa chữa kéo dài và TSCĐ phải ngừng hoạt động, chi phí sửachữa phát sinh lớn nên không thể tính hết một lần vào chi phí đối tượng sử dụng mà phảisử dụng phương pháp phân bổ thích ứng

Chứng từ kế toán phản ánh công việc kế toán hoàn thành là “biên bản giao nhậnTSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành” Đây là chứng từ xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khihoàn thành sửa chữa lớn giữa bên có TSCĐ và bên thực hiện việc sửa chữa

2.5.2 Tài khoản sử dụng: (sửa chữa lớn TSCĐ)TK 2413 “Sửa chữa lớn TSCĐ”, kết cấu của TK này như sau:

Bên nợ: Tập hợp chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh Bên có: Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn hoàn thành vào các tài khoản có liên quan Dự nợ: Chi phí sửa chữa lớn dở dang

2.5.3 Sơ đồ kế toán tổng hợp:

Sơ đồ 2.5: Sơ đồ sửa chữa lớn TSCĐ

242

Trang 35

2.6 Kế toán tài sản cố định đi thuê hoạt động2.6.1 Nội dung:

Thuê tài sản là thuê hoạt động thì doanh nghiệp không phản ánh giá trị tài sản đi thuêtrên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, mà chỉ phản ánh chi tiết tiền thuê hoạt độngvào chi phí sản xuất, kinh doanh theo phương pháp đường thẳng cho suốt thời hạn thuêtài sản, không phụ thuộc vào phương thức thanh toán tiền thuê (trả tiền thuê từng kỳ haytrả trước trả sau)

627,641,642

Hàng thángphân bổ

Trang 36

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI

Với đặc điểm sản xuất của công ty là kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt, nâng cấpcũng như cung cấp các dịch vụ về hệ thống, dự án và các thiệt bị khí cho nên tài sản cốđịnh trong công ty chiếm 1 tỷ trọng khá lớn so với nguồn vốn kinh doanh của công ty

Nguyên giá của một tài sản cố định bao gồm giá mua và các khoản chi phí liên quantrực tiếp đến việc đưa tài sản đó vào sử dụng

Trích khấu hao tài sản cố định: công ty tiến hành trích khấu hao tài sản cố định theophương pháp đường thẳng, tỷ lệ khấu hao hàng năm được áp dụng phù hợp với Thông tưsố 203/2009/TT – BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/10/2009

Trang 37

Các loại TSCĐ khác: Đồ nghệ treo tường, móc, kệ đồ nghề cửa cuốn,container, kệ đựng đồ, …

TSCĐ vô hình gồm:

Quyền phát hànhBản quyền, bằng sáng chếNhãn hiệu hàng hóaPhần mềm máy vi tính: Phần mềm quản lý các thiết bị đo kiểm, phần mềmđiều hành trực tuyến SSP STM 3.8.1, phần mềm kế toán Bravo 4.1, …

Giấy phép và giấp phép nhượng quyềnTSCĐ vô hình khác

Việc phân loại tài sản cố định theo hình thái hiện hữu và kết cấu sẽ rất thuận tiện chocông tác quản lý TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ phân bổ cho các đối tượng sử dụng.Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để kế toán có thể dễ dàng lập các sổ theo dõi chi tiết TSCĐvà xác định tỷ lệ khấu hao áp dụng cho các nhóm tài sản cố định khác nhau Do công tyhoạt động trong lĩnh vực khảo sát, bảo dưỡng, sửa chữa (BDSC) cải hoán, nâng cấp cácthiết bị, công trình khí nên số lượng TSCĐ hiện có của công ty là khá lớn Đặc biệt làmáy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn chiếm một tỷ trọng lớn cả về số lượnglẫn giá trị Tại công ty hiện nay không có TSCĐ thuê hoạt động và thuê tài chính Sauđây là bảng báo cáo tổng hợp TSCĐ tại công ty

(Xem chi tiết tại phụ lục số 1).

 TSCĐ hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu: Vốn tổng công ty cấp

 Vốn tự bổ sung TSCĐ hình thành từ nguồn vốn đi vayViệc phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành cho phép công ty nắm bắt được tình hìnhđầu tư TSCĐ cũng như các nguồn vốn tài trợ Trên cơ sở đó cho phép công ty điều chỉnhviệc đầu tư một cách hợp lý các nguồn tài trợ cho TSCĐ

3.1.3 Tổ chức quản lý tài sản cố định tại công ty:

 Các bộ phận, tổ, nhóm sẽ tự quản lý và sử dụng TSCĐ được giao

Trang 38

 Các TSCĐ sử dụng hằng ngày sẽ giao cho các nhóm, cá nhân quản lý Tài sản ítsử dụng hoặc dùng chung sẽ do thủ kho của các phân xưởng quản lý.

 Các bộ phận sẽ lập sổ quản lý riêng cho TSCĐ theo mẫu quy định, trong đó ghi rõcác thông số: mã tài sản, model, serial/part number, dải làm việc, số lượng, ngườiquản lý

 Tài sản thuộc về công ty đều được quản lý bằng hình ảnh, slide để sẵn sàng trìnhchiếu cho khách hàng khi cần thiết

 Các tài sản đều được đặt trên giá, kệ hoặc treo, sắp xếp có thứ tự và có mã quản lý. Lập sổ theo dõi việc mượn tài sản trong đó các bộ phận, cá nhân đều phải ghi rõthời gian sẽ trả và phải trả đúng hạn

 Lập sổ theo dõi các thiết bị cần kiểm định hiệu chuẩn Định kỳ sẽ kiểm định, hiệuchuẩn các thiết bị này

 Khi có sự lưu chuyển, bàn giao quản lý giữa các bộ phận với nhau cần phải lậpbiên bản bàn giao và chuyển một bản về phòng kế toán để làm quyết định giao lại. Đối với các thiết bị dùng pin ít sử dụng phải tháo pin khi cất giữ

 Các thiết bị đều được lau chùi sau khi sử dụng, có kế hoạch bảo dưỡng, các cánhân không được làm hỏng, tróc các tem dán kiểm định hoặc tem quản lý của thiết bị

3.1.4 Kiểm kê và lập báo cáo tài sản cố định

 Định kỳ 6 tháng phòng kế toán sẽ gửi danh mục và giá trị tài sản cố định của cácbộ phận đang quản lý

 Định kỳ vào ngày 30 tháng 6 hàng năm các phòng, xưởng tự thực hiện việc kiểmkê tài sản do bộ phận mình quản lý

 Cuối năm các phòng, xưởng có trách nhiệm phối hợp với phòng kế toán thực hiệnviệc kiểm kê TSCĐ theo quy định để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính hàngnăm, thực hiện dán tem kiểm kê tài sản

 Kết quả kiểm kê được lập thành biên bản và ghi rõ các TSCĐ bị hư hỏng, mất mát,nguyên nhân và đề xuất phương án xử lý

3.2 Đánh giá TSCĐ:

Trang 39

Tại đơn vị có phát sinh các nghiệp vụ tăng TSCĐ do mua sắm, do đầu tư XDCB vàdo tổng công ty cấp Tất cả các trường hợp trên TSCĐ đều phải được ghi nhận theonguyên giá Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí thực tế đã chi ra để có TSCĐ cho tới khiđi vào hoạt động bình thường.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình do mua sắm sẽ bao gồm giá mua (trừ các khoản đượcchiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế đượchoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sửdụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắpđặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phíchuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác

VD1: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế được ký kết ngày 08/12/2011 giữa công ty Dịchvụ khí và công ty Daihtsu về việc công ty Daihtsu bán xe ô tô tải cẩu ISUZU, biển số:72M-5838 cho công ty dịch vụ khí với tổng trị giá: 596.516.667 đồng, thuế GTGT 10%.Chi phí vận chuyển được thanh toán bằng tiền mặt với phiếu chi số 03 ngày 09/12/2011là 300.000 đồng, kế toán xác định nguyên giá TSCĐ như sau:

Nguyên giá TSCĐ: 596.516.667 + 300.000 = 596.816.667 đồng

VD2: Sau khi nhận bàn giao và nghiệm thu công trình xây dựng “Xưởng hàn cắtGPP”, căn cứ vào quyết định phê duyệt quyết toán dự án công trình của Tổng giám đốccông ty với tổng giá trị được quyết toán là 75.814.422 đồng, kế toán đã xác định nguyêngiá TSCĐ như sau:

Nguyên giá TSCĐ = Giá quyết toán công trình = 75.814.422 đồng

Trang 40

VD3: Căn cứ vào quyết định số 156/QĐ –KVN ngày 15/10/2011 của giám đốc Tổngcông ty khí về việc giao tài sản là một máy vi tính xách tay Toshiba TECRA A8 cho côngty dịch vụ khí với tổng trị giá 16.359.624 đồng, giá trị hao mòn là 11.524.408 đồng Chiphí vận chuyển được thanh toán bằng tiền mặt với phiếu chi số 06 ngày 17/10/2010 là100.000 đồng Kế toán xác định nguyên giá TSCĐ như sau:

Nguyên giá TSCĐ = 16.359.624 + 100.000= 16.459.624 đồngNgoài ra, TSCĐ còn được đánh giá theo giá trị còn lại Tức là giá trị còn lại củaTSCĐ đó là giá tri sau khi lấy nguyên giá tài sản trừ đi số hao mòn lũy kế

VD4: Lấy lại VD3 Như vậy khi công ty dịch vụ khí tiếp nhận TSCĐ do tổng công tykhí cấp thì kế toán sẽ ghi nhận giá trị còn lại của tài sản như sau:

Giá trị còn lại của TSCĐ = 16.359.624 – 11.524.408 + 100.000 = 4.935.216 đồng

3.3 Kế toán tình hình tăng, giảm TSCĐ:3.3.1 Kế toán tăng TSCĐ do mua mới:3.3.1.1 Nội dung:

TSCĐ do mua mới tại công ty là những tài sản do công ty mua sắm từ các nguồn cungcấp bên ngoài khi các bộ phận, phòng ban có nhu cầu mua sắm gửi trình giám đốc

3.3.1.2 Chứng từ, thủ tục kế toán, trình tự luân chuyển chứng từ

 Yêu cầu mua sắm TSCĐ Dự toán chi phí

 Hợp đồng mua bán TSCĐ Hóa đơn GTGT mua TSCĐ Quyết định của Tổng giám đốc công ty Biên bản bàn giao và nghiệm thu TSCĐ. Biên bản giao nhận TSCĐ

 Các chứng chỉ liên quan đến TSCĐ.(Xem bộ chứng từ ở phụ lục 2) Thủ tục kế toán, trình tự luân chuyển chứng từ:

Lập kế hoạch nhu cầu sử dụng tài sản:

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, số lượng TSCĐ hiện có của công ty, các bộ phận cónhu cầu sử dụng (các phòng ban, xưởng, tổ, nhóm…) có trách nhiệm lập kế hoạch của bộ

Ngày đăng: 22/08/2024, 12:11

w