BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐẶNG HỮU HẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ XÍCH LÔ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐỊNH HƯỚNG
Trang 1TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG
Thừa Thiên Huế, 5/2024
Trang 2TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG - MÃ SỐ 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS VŨ HOÀNG MẠNH TRUNG
Thừa Thiên Huế, 5/2024
BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Trang 3Lời cam đoan
Tôi xin bảo đảm Đề án “Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt
động hành nghề xích lô du lịch trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế” là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân, với sự hướng dẫn
nhiệt tình, chu đáo của TS Vũ Hoàng Mạnh Trung tôi đã nghiêm túc tiếp thu
Trang 4Lời cảm ơn
Để đề án tốt nghiệp này được hoàn thành tốt, ngoài sự phấn đấu, bản thân còn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các phòng, ban thành phố Huế và đồng nghiệp
Lời đầu tiên, cho tôi xin được gửi tới quý thầy, cô giáo Khoa Quản lý Kinh tế, cùng quý cô, thầy Học viện Hành chính Quốc gia lời cảm ơn sâu sắc nhất Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn TS
Vũ Hoàng Mạnh Trung, người đã luôn đồng hành, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề án
Ngoài ra, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ tập thể cán bộ, công công chức của các phòng, ban và các phường, xã thành phố Huế Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các đơn vị và toàn thể cán bộ, công chức Đặc biệt, những anh đang hành nghề xích lô du lịch trên địa bàn thành phố Huế đã hỗ trợ mọi điều kiện thuận lợi để tôi có được những số liệu, đề xuất thực tế cần thiết
Kính chúc quý thầy, cô thành công trong sự nghiệp trồng người Chúc các anh hành nghề xích lô du lịch trên địa bàn thành phố Huế đạt được những điều mong muốn trong cuộc sống
Huế, ngày 21 tháng 5 năm 2024
Đặng Hữu Hải
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHYT Bảo hiểm y tế
CN – TTCN Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp HĐDL Hoạt động du lịch
HTX Hợp tác xã
LĐLĐ Liên đoàn Lao động
NĐXLDL Nghiệp đoàn xích lô du lịch
QLNN Quản lý nhà nước
TDP Tổ dân phố
UBND Ủy ban nhân dân
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa Liên hợp quốc
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do xây dựng đề án 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề án 4
4.1 Mục tiêu nghiên cứu 4
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
5.1 Phương pháp luận 4
5.2 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Hiệu quả/lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn 5
7 Kết cấu đề án 6
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HÀNH NGHỀ XÍCH LÔ DU LỊCH 7
1.1 Tổng quan về quản lý nhà nước về hoạt động hành nghề xích lô du lịch 7 1.1.1 Một số khái niệm 7
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về du lịch 10
1.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với người hành nghề xích lô du lịch 13
1.2.1 Quản lý phương tiện xích lô 13
1.2.2 Quản lý con người hành nghề xích lô du lịch 14
1.2.3 Quản lý về giá cả 15
1.3 Quy định về hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe xích lô trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 16
Trang 71.4 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề xích lô du lịch
của một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho thành phố Huế 20
1.4.1 Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội 20
1.4.2 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng 20
1.4.3 Kinh nghiệm của thành phố Hội An 21
1.4.4 Bài học cho thành phố Huế 21
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI HÀNH NGHỀ XÍCH LÔ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 23
2.1 Đặc điểm tự nhiên, quá trình hình thành và tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 23
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 23
2.1.2 Quá trình hình thành 23
2.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội 25
2.1.4 Văn hóa 27
2.1.5 Những ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, quá trình hình thành và tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội đến quản lý nhà nước với hoạt động hành nghề xích lô du lịch 28
2.2 Thực trạng quản lý nhà nước đối với người hành nghề xích lô du lịch ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 29
2.3 Đánh giá việc quản lý nhà nước đối với người hành nghề xích lô du lịch ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 33
2.3.1 Những kết quả đạt được 33
2.3.2 Một số hạn chế 35
2.3.3 Nguyên nhân, hạn chế 36
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ XÍCH LÔ DU LỊCH
Trang 8TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 38
3.1 Định hướng và mục tiêu quản lý nhà nước đối với người hành nghề xích lô du lịch 38
3.1.1 Định hướng quản lý nhà nước đối với người hành nghề du lịch 38
3.1.2 Mục tiêu quản lý nhà nước đối với người hành nghề xích lô du lịch 39
3.2 Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề xích lô du lịch trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 41
3.2.1 Xây dựng môi trường du lịch “Văn minh - Thân thiện - An toàn - Giàu bản sắc” 41
3.2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch xích lô Huế 44
3.2.3 Phát triển du lịch bằng xích lô trở thành chương trình trong hành trình khám phá “di sản” 46
3.2.4 Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng người hành nghề xích lô du lịch trên địa bàn thành phố Huế 49
3.2.5 Phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu xích lô Huế 50
3.3 Kiến nghị 53
3.4 Lộ trình và các nguồn lực tổ chức thực hiện 54
KẾT LUẬN 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC 62
Trang 9từ đó có thể thấy và cảm nhận văn hóa Huế, điều mà du khách mong muốn được trải nghiệm và rất thích thú Xích lô Huế không chỉ là một phương tiện chuyên chở mà còn là một nét đẹp văn hóa của Huế và trong mắt khách thập phương mỗi khi đến du lịch Huế
Khi mà những phương tiện chở khách hiện đại và tiện lợi ngày càng phổ biến, bóng dáng xích lô dần khuất ở các đô thị hiện đại thì xích lô Huế lại xuất hiện với một dáng vẻ mới - xích lô du lịch Thành phố Huế là đô thị có nhiều di sản văn hoá thế giới, là điểm đến của du khách trong và ngoài nước Khách du lịch sử dụng xích lô bây giờ không chỉ các mẹ, các “mệ” đi lại mà còn có du khách trong nước và những vị khách quốc tế Vậy nên, không có gì
lạ khi những người làm nghề đạp xích lô (người đạp xích lô) cũng cần được
“nâng cấp”, biết ngoại ngữ, lịch sự, tao nhã, tấm lòng rộng mở đón khách phương xa và hơn cả là cốt cách, tâm hồn Huế, văn hóa Huế Tóm lại, đó phải
là thứ “văn hóa xích lô” đậm đà bản sắc vùng đất Cố đô mà họ đang có và dần
bổ sung, hoàn thiện để trên những cung đường trải nghiệm của du khách có thể hiểu hơn về chùa chiền, lăng tẩm, thành cổ, đường đi của Huế mà lâu nay được biết qua những bài hát, câu hò…
Thời gian qua, hiện tượng những người hành nghề xích lô không tham gia vào một tổ, đội nào mà tự do hành nghề hoặc có những người hành nghề xích lô sinh hoạt trong tổ đội nhưng do hám lợi nên "chặt chém" du khách khi trải nghiệm trên những chiếc xích lô Chính vì hiện tượng này đã được du
Trang 102
khách đưa lên trên mạng xã hội, nên nhiều du khách không dám hoặc nghi ngờ với trải nghiệm Huế, khám phá Huế bằng xích lô Và xích lô du lịch Huế cũng bị ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh của mình, làm xấu cho ngành du lịch Huế
Chính vì vậy, học viên chọn nghiên cứu đề án “Tăng cường Quản lý
Nhà nước đối với hoạt động hành nghề xích lô du lịch trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế” một cách có hệ thống, phân tích thực trạng
thực hiện một cách cụ thể, kịp thời phát hiện những hạn chế, tồn tại để đề xuất giải pháp thực hiện tốt hơn việc quản lý nhà nước đối với người hành nghề xích lô du lịch tại thành phố Huế, đây là việc quan trọng và cấp thiết góp phần
xây dựng thành phố Huế “Văn minh-Thân thiện-An toàn-Giàu bản sắc” trên
cơ sở bảo tồn, phát huy và khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời lan tỏa các giá trị của tinh hoa văn hóa Huế, cốt cách con người Huế trong bối cảnh hội nhập và phát triển
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Học viên đã đọc và nghiên cứu một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề QLNN đối với lĩnh vực du lịch nói chung, QLNN với hành nghề xích lô du lịch ở các địa phương khác nhau trong thời gian vừa qua Cụ thể:
Định Thị Thùy Liên (2016), “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh” Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công, Học viện
Hành chính Quốc gia Trong luận văn, tác giả đã tập trung đánh giá thực trạng trong việc quản lý các dịch vụ, cơ sở du lịch từ đó rút ra những khó khăn, hạn chế và đưa ra những giải pháp khắc phục những khó khăn, hạn chế
Lê Thị Phương (2017), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính sách
công, Học viện Hành chính Quốc gia Với đề tài “Quản lý nhà nước bằng
pháp luật đối với hoạt động du lịch ở thành phố Đà Nẵng hiện nay” Luận
văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng về QLNN bằng pháp luật đối với
Trang 113
HĐDL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong đó việc ban hành văn bản pháp luật về du lịch còn nặng tư duy cục bộ và thiếu tính dự báo, các văn bản quy phạm về du lịch vẫn đang trong tình trạng thiếu… Từ đó, đưa ra các giải pháp hoàn thiện QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch với mong muốn góp phần hoàn thiện HĐDL thành phố Đà Nẵng
Võ Thị Thu Ngọc (2017), Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học Đại học Huế: Kinh tế phát triển, ISSN
2588-1205, Tập 126, số 5C Bài viết định hướng, chiến lược; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, bài viết cũng đưa ra 09 nhóm giải pháp nhằm tăng cường QLNN về du lịch nhằm hướng đến phát triển bền
vững ở Thừa Thiên Huế
Nhìn chung các đề tài nghiên cứu trên đề cập các khía cạnh, góc nhìn khác nhau về tình hình thực tế việc QLNN đối với lĩnh vực du lịch ở các tỉnh, thành trên toàn quốc Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện QLNN đối với lĩnh vực du lịch Trong đó, có những giải pháp sát thực với bối cảnh hiện nay
Có thể khẳng định, rất nhiều công trình, đề án, luận văn nghiên cứu QLNN đối với lĩnh vực hoạt động du lịch, nhưng trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế chưa có một đề án nào tập trung nghiên cứu, phân tích một cách thực tế, chi tiết, sát hợp hoạt động QLNN đối với người hành nghề xích lô du lịch Đặc biệt, khi thành phố Huế mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thành phố Huế có 265,99 km2 diện tích tự nhiên với quy mô dân số 652.572 người; có 36 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 29 phường và 07 xã, trong điều kiện thực tế, cần phải nhìn nhận một cách cụ thể, khoa học, đúng thực tế hiện nay để từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp thực hiện hoạt động QLNN đối với người hành nghề xích lô du lịch ở thành phố Huế một
Trang 124
cách bài bản, khoa học
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề xích lô du lịch ở Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: địa bàn thành phố Huế
Về thời gian: từ năm 2021 đến năm 2023 định hướng đến năm 2030
Về nội dung: tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề xích lô du lịch trên địa bàn Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề án
4.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với người hành nghề xích lô và xe xích lô du lịch trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2023 và những năm tiếp theo
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở khoa học việc quản lý nhà nước đối với với xích lô du lịch và người hành nghề xích lô du lịch
Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện các chính sách quản lý nhà nước đối với xích lô du lịch và người hành nghề xích lô du lịch ở Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề xích lô du lịch ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Trang 135
Việc xây dựng đề án trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách quản lý nhà nước
5.2 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập số liệu:
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập và tổng hợp từ 2 nguồn: + Các sách, công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề xích lô du lịch ở Thành phố Huế và thực trạng thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề xích lô du lịch ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
+ Các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, các báo cáo tổng kết hằng năm của UBND thành phố Huế…
* Phương pháp phân tích, mô tả, so sánh, quan sát
- Phương pháp: thống kê mô tả được sử dụng để mô tả thực trạng, thống kê so sánh và phân tích số bình quân để phân tích thực trạng việc quản
lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề xích lô du lịch ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thực trạng đối với hoạt động quản lý nhà nước đối với người hành nghề xích lô du lịch ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế để đưa ra những định hướng cũng như các giải pháp quản lý nhà nước về lĩnh vực này trong thời gian tiếp theo
6 Hiệu quả/lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn
Chỉ ra những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân, đồng thời đưa ra các giải pháp có ý nghĩa trong điều hành, chỉ đạo giúp cho đội ngũ làm công tác quản lý của Thành phố có cách nhìn tổng thể đối với hoạt động quản lý nhà nước đối với người hành nghề xích lô du lịch ở Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, từ đó có thể góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các
Trang 146
chính sách cho du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung
7 Kết cấu đề án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và danh mục bảng biểu,
đề án được kết cấu gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về hành nghề xích lô du lịch Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với người hành nghề xích lô
du lịch trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước
đối với hoạt động hành nghề xích lô du lịch trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 157
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ HÀNH NGHỀ XÍCH LÔ DU LỊCH 1.1 Tổng quan về quản lý nhà nước về hoạt động hành nghề xích lô
du lịch
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Quản lý nhà nước
Quản lý
Quản lý là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động của một
tổ chức Bất cứ mọi tổ chức nào dù có nhỏ hay lớn, hình thức hoạt động như
thế nào, theo phương thức nào, tất cả cần có hoạt động quản lý Việc quản lý
nhằm đảm bảo tổ chức đó được hoạt động đúng chủ đích, định hướng mà tổ
chức đặt ra để đạt được một cách tốt nhất
Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là một hoạt động thực thi quyền lực nhà nước được các
cơ quan quyền lực nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hành vi và xây dựng
trật tự, ổn định và phát triển xã hội theo những định hướng, mục tiêu mà gia
cấp cầm quyền hướng tới
1.1.1.2 Quản lý nhà nước về du lịch
Du lịch
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): Du lịch bao gồm tất cả mọi
hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan,
khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư
giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời
gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư;
nhưng loại trừ các du hành có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một
dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư [1, tr.14]
Trang 168
Theo Luật du lịch năm 2017: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 1 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm
hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác
Quản lý nhà nước về du lịch
Quản lý nhà nước về du lịch là sự can thiệp, tác động của Nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực du lịch nói chung và các hoạt động du lịch để tạo sự đồng thuận và thống nhất trong hoạt động và điều hành nhằm bảo đảm du lịch tăng trưởng theo định hướng để phát triển kinh tế, giữ vững môi trường bền vững, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc; đồng thời tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tham gia để phát triển du lịch
Vai trò của quản lý nhà nước về du lịch
vững, góp phần tăng nguồn thu, tạo việc làm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, đồng thời bảo vệ môi trường bền vững, phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống
Thứ hai, hoàn thiện và hình thành môi trường toàn diện về pháp lý, tạo
cho hoạt động kinh doanh du lịch ổn định, phát triển
Thứ ba, xây dựng mối quan hệ hài hòa lợi ích giữa các lĩnh vực kinh tế,
bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà nước - doanh nghiệp và cộng đồng trong phát triển du lịch
Hệ thống pháp luật của Nhà nước về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch
Thông thường sử dụng phong tục, đạo đức, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, hương ước, nội quy, quy định… của tổ chức của khu vực cư dân thì sử dụng luật pháp sẽ mang tính pháp lý cao hơn rất nhiều Cụ thể là mang tính chất nhất quán, không ngoại lệ, tính bắt buộc, tính tuân thủ, tính răn đe, cưỡng chế…
Chính pháp luật có các thuộc tính nêu trên, nên đó đã đưa chủ trương,
Trang 17Luật Du lịch 2017, là bước đột phá trong cơ chế và tạo điều kiện phát triển ngoạn mục của du lịch trong thời gian qua
1.1.1.3 Quản lý nhà nước về xích lô du lịch
Nghề
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được truyền dạy, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội Nghề thường được hiểu là một việc làm có tính tương đối ổn định (trong khoảng thời gian đủ dài), người làm nghề có thể dễ dàng tìm được việc làm với nghề của mình Lao động nghề đem lại thu nhập để duy trì và phát triển cuộc sống cho mỗi người Nghề không đơn giản chỉ để kiếm sống mà còn là con đường để thể hiện và khẳng định giá trị của bản thân
Hành nghề xích lô
Hành nghề xích lô là một lĩnh vực hoạt động lao động đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện thô sơ của xã hội Tạo việc làm ổn định, mang lại thu nhập để ổn định cuộc sống
Hành nghề xích lô du lịch
Hành nghề xích lô du lịch là một lĩnh vực hoạt động lao động đáp ứng nhu cầu đi lại, tham quan, trải nghiệm của du khách bằng phương tiện thô sơ Tạo việc làm ổn định, mang lại thu nhập để ổn định cuộc sống và tái tạo lại phương tiện xích lô; đồng thời chấp hành theo quy định của pháp luật về du lịch
Trang 1810
QLNN về xích lô du lịch
QLNN về xích lô là sự can thiệp, tác động của Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động hành nghề xích lô du lịch để tạo sự đồng thuận và thống nhất trong hoạt động và điều hành bảo đảm theo định hướng để phát triển kinh tế, giữ vững trật tự an toàn xã hội; đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tham gia để phát triển xích lô du lịch
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về du lịch Nhận thức của người dân
Luật pháp là rất quan trọng trong toàn bộ đời sống xã hội, song nhận thức của mỗi người dân còn vô cùng quan trọng hơn Bởi vì, không thể đạt mục tiêu đề ra khi không có ai thực hiện theo đúng pháp luật hay nói cách khác là không có ý thức, không có sự tôn trọng pháp luật và khi đã không có ý thức
và không có sự tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật thì việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam sẽ khó thành hiện thực Điều này càng quan trọng hơn trong những hoạt động phát triển du lịch của nước ta hiện nay Chúng ta đã xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và xây dựng phát triển theo khu vực, theo vùng để phát huy hiệu quả của các địa phương, các lĩnh vực và sự phối hợp giữa chính quyền - doanh nghiệp và cộng đồng để hướng đến là tăng trưởng và phát huy những giá trị vốn có của văn hóa, di tích, thắng cảnh và con người Việt Nam
Để có những sản phẩm du lịch hấp dẫn và thu hút được du khách thì vai trò của cộng đồng dân cư là vô cùng quan trọng và chính cộng đồng cư dân là chủ thể để đưa đến cho du khách những sản phẩm đó, như văn hóa địa phương, tập quán, di sản vật thể và phi vật thể… nhưng nó phải đúng quy định của địa phương và tuân thủ pháp luật của Nhà nước
Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước
về du lịch
Trang 1911
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn khẳng định, vấn đề cán bộ là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp cách mạng: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán
bộ tốt hoặc kém” Sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao, như Tổng
bí thư Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định trong bài phát biểu khai mạc Đại hội XIII của Đảng: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ
đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”
Thực tế hiện nay cho thấy, cán bộ, công chức làm lĩnh vực du lịch được chú trọng về chuyên môn nghiệp vụ, về lý luận chính trị cũng như chế độ chính sách được quan tâm
Tuy nhiên, đa số cán bộ, công chức làm QLNN về du lịch chưa được đào tạo từ chuyên ngành mà chủ yếu là khi được tuyển dụng hoặc bố trí mới nghiên cứu và đi học chuyên ngành hoặc có chuyên ngành nhưng chỉ là chuyên ngành kinh tế, kế toán, lữ hành, khách sạn…
Chức năng cơ bản của quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra Quản lý nói chung là nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua người khác, là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của từng thành viên trong tổ chức, sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt được các mục tiêu của tổ chức đề ra Để thực hiện được mục tiêu đó trong QLNN về du lịch thì cần có đội ngũ cán bộ, công chức am hiểu chuyên sâu lĩnh vực du lịch, kể cả thông lệ quốc tế về du lịch để từ đó xây dựng các quy hoạch,
kế hoạch, chiếc lược, chương trình phát triển du lịch sát hợp và bền vững
Sự phối hợp trong quản lý về du lịch
Nghị quyết 08 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
Trang 2012
Bộ Chính trị (năm 2017) về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã xác định: ngành Du lịch nước ta còn một số tồn tại, yếu kém Sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn, lôi kéo khách du lịch và cộng đồng, chưa
có sự khác biệt sảm phẩm du lịch giữa các vùng miền, lễ hội, khả năng cạnh tranh chưa cao Chất lượng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng yêu cầu Hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch chưa đáp ứng thực tiễn đặt ra trong gia đoạn hiện nay Môi trường du lịch, an toàn thực phẩm và an toàn giao thông còn nhiều bất cập Công tác quảng bá, xúc tiến cho lĩnh vực du lịch còn nhiều hạn chế cả nguồn lực đầu tư và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành Đặc biệt, tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch hiệu quả chưa cao Nguồn nhân lực đáp ứng du lịch vừa thiếu vừa yếu…
Những hạn chế, yếu kém nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan Song, chúng ta có thể nhìn rõ, những hạn chế đó là nguyên nhân chủ quan là chính; đó là, các thành phần kinh tế, các bộ ngành trung ương và địa phương, cộng đồng dân cư chưa thực sự coi phát triển du lịch là mũi nhọn, là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên kết liên ngành, liên vùng, có tính xã hội hóa và hội nhập quốc tế cao, mang nội dung văn hóa sâu sắc; chúng ta vẫn thiếu những cơ chế, chính sách quốc gia phù hợp để “cởi trói” nhằm phát triển du lịch theo đúng tính chất của một ngành kinh tế vận hành theo quy luật thị trường có sự định hướng của Nhà nước Thể chế, chính sách phát triển du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, vẫn còn nặng tư tưởng bao cấp Sự phối hợp liên ngành, liên vùng hiệu quả còn thấp; đầu tư còn dàn trải, chưa huy động được nhiều nguồn lực của xã hội cho phát triển du lịch Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm đúng mức”
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”, Nghị quyết Hội nghị lần thứ
Trang 2113
sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, tiếp tục khẳng định về phân công, phân cấp trách nhiệm trong công tác QLNN, đó là: thực hiện nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính, còn các
cơ quan có liên quan phối hợp thực hiện Vì vậy, việc phối hợp giữa các tỉnh, thành, giữa các bộ, ngành khi thực hiện nhiệm vụ QLNN nói chung là một nguyên tắc hiến định, nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của
bộ máy Nhà nước hiện nay Trong đó, quản lý theo ngành, lĩnh vực là hoạt động quản lý các đơn vị, tổ chức kinh tế, văn hoá xã hội có cùng cơ cấu kinh
tế - kỹ thuật hoặc hoạt động với mục đích giống nhau nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được với yêu cầu của QLNN và xã hội
1.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với người hành nghề xích lô du lịch
1.2.1 Quản lý phương tiện xích lô
Luật giao thông đường bộ quy định xe xích lô là phương tiện giao thông thô sơ, cụ thể: “Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự”
Trong hoạt động QLNN về giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời
có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân là phải bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ Đồng thời, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật với mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ
Liên quan đến điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ là phải bảo
Trang 2214
đảm điều kiện, tiêu chuẩn an toàn giao thông đường bộ theo quy định; hoạt động của xe thô sơ được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xe thô sơ đó hoạt động quy định, cụ thể về điều kiện và phạm vi hoạt động, đồng thời người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông phải có sức khỏe bảo đảm điều khiển xe
an toàn và hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ
Đối với vận chuyển hành khách bằng xe thô sơ, Luật giao thông đường bộ quy định phải theo đúng về trật tự, an toàn giao thông và giao trách nhiệm cho
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc thực hiện Trên cơ sở quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định
cụ thể việc tổ chức thực hiện tại địa phương đối với phương tiện vận chuyển khách bằng xe thô sơ Như: việc đăng ký biển số, thu hồi và các thông số kỹ thuật khác để quản lý đúng quy định
Ứng dụng công nghệ thông tin để sử dụng mã QR Code trong việc quản lý các phương tiện xích lô hoạt động trên địa bàn Thành phố, giao trách nhiệm Phòng Văn hóa và Thông tin
1.2.2 Quản lý con người hành nghề xích lô du lịch
Về Quy định vận chuyển hành khách bằng xe xích lô: bắt buộc người điều khiển phương tiện phải có biển hiệu hoặc trang phục do UBND cấp tỉnh quy định để nhận biết với các đối tượng tham gia giao thông khác
Đồng thời, Luật về giao thông đường bộ, cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với người tham gia giao thông bằng xích lô, như: Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép, tụ tập đua xe, cổ vũ đua xe và tổ chức đua xe trái phép, quá trình tham gia giao thông có hành vi lạng lách, đánh võng; điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất
ma túy, trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, vượt ẩu; hành vi đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách cũng như bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; Việc lợi dụng nghề nghiệp của bản thân hoặc người
Trang 2315
khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ cũng như các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ
UBND các phường, xã thống kê, tổng hợp danh sách các cá nhân, hộ, tổ, đội tham gia hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe xích lô trên địa bàn quản lý và lập hồ sơ quản lý, theo dõi, tổ chức cấp biển đăng ký hoạt động theo địa bàn Đồng thời, phối hợp Liên đoàn Lao động tổ chức vận động tất
cả các cá nhân hoạt động, hành nghề vận chuyển hành khách bằng xe xích lô tham gia vào nghiệp đoàn xích lô thuộc Liên đoàn Lao động thành phố quản lý
UBND các phường, xã chịu trách nhiệm và tăng cường quản lý toàn bộ các đối tượng đang hoạt động hành nghề xích lô trên địa bàn mình về đảm bảo trật tự tại khu vực dừng, đỗ, số lượng người đang hoạt động hành nghề bằng xe xích lô, xử lý các trường hợp vi phạm an toàn giao thông, gây mất trật tự trên địa bàn, chèo kéo hành khách ảnh hưởng đến môi trường du lịch ; chủ trì, phối hợp với Phòng Quản lý Đô thị và Liên đoàn Lao động Thành phố
tổ chức các điểm dừng, đỗ xe xích lô trên địa bàn; cắm biển báo điểm dừng,
đỗ đảm bảo yêu cầu trật tự an toàn giao thông của địa phương
Thành lập các tổ tự quản và tổ chức cho các thành viên đến từ các tổ tự quản xích lô, xe thồ ký cam kết đảm bảo văn hoá giao thông, văn hoá ứng xử với người dân và du khách
1.2.3 Quản lý về giá cả
UBND các phường, xã và Liên đoàn Lao động Thành phố tổ chức lấy ý kiến của các thành viên trong nghiệp đoàn xích lô để xây dựng khung giá cước theo giờ, theo km hoặc theo tuyến vận chuyển; trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện
Sau khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt giá cả, phòng Tài chính-Kế hoạch Thành phố tổ chức hướng dẫn các đơn vị kê khai giá cước và tổ chức
Trang 2416
thực hiện
Việc công khai giá cước và thanh toán giá cước được áp dụng qua app hoặc tiền mặt Đặc biệt, qua ưng dụng công nghệ thông tin để sử dụng mã QR Code quản lý giá cả và phản ánh của du khách khi sử dụng dịch vụ xích lô du lịch Huế
1.3 Quy định về hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe xích lô trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Nhằm quản lý xe thô sơ trong hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 01, ngày 10 tháng 01 năm 2022 về ban hành quy định về quản lý và sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó nêu rõ Quy định về hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe xích lô trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Đối tượng áp dụng Quy định này đối với cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý, sử dụng và vận chuyển hành khách bằng xe thô sơ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Đồng thời, không áp dụng đối với xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh thuộc biên chế lực lượng công an và quân đội; xe thô sơ ba, bốn bánh làm nhiệm vụ thu gom rác thải và xe mô tô ba bánh, xe thô sơ ba bánh của thương binh, người tàn tật dùng làm phương tiện đi lại
Quy định cũng nêu rõ, hành khách, xe thô sơ Trong đó, hành khách là người được chở trên phương tiện vận tải đường bộ có trả tiền Xe thô sơ là phương tiện giao thông thô sơ đường bộ được quy định tại khoản 3.33 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm
Trang 25Biển hiệu được quy định: Bằng mica hoặc giấy bìa cứng được ép Plastic, kích thước 85mm x 50mm, được quàng dây trước ngực Nội dung Biển hiệu thể hiện tên người điều khiển phương tiện và tổ chức kinh doanh (nếu là cá nhân thì ghi rõ địa chỉ thường trú), nơi đón khách, có dán ảnh của người điều khiển phía bên trái Biển hiệu có nền màu xanh da trời, chữ viết màu trắng, in hoa
Trang 2618
Trang phục áo của người hành nghề vận chuyển khách bằng xe thô sơ, có chất liệu vải, màu, do cá nhân, tổ chức, đơn vị tự chọn thống nhất cho tất cả người điều khiển trong tổ chức, đơn vị và đăng ký màu áo với đơn vị Quản lý
đô thị thuộc UBND huyện, thành phố, thị xã; Tuy nhiên, áo phải có cổ, túi trước có nắp và tùy theo mùa có thể sử dụng áo ngắn tay hoặc tay dài Giao trách nhiệm UBND các huyện, thành phố, thị xã quản lý màu áo của các tổ chức, cá nhân hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hóa theo lựa chọn của từng tổ chức, cá nhân trên nguyên tắc không trùng màu áo của nhau và của các cơ quan quản lý Nhà nước
Xe thô sơ khi tham gia hoạt động vận chuyển hành khách phải bảo đảm các điều kiện chất lượng an toàn kỹ thuật, như: phải có hệ thống hãm còn hiệu lực, cơ cấu điều khiển hệ thống hãm phải phù hợp với kết cấu của xe dễ sử dụng; có càng chuyển hướng đủ độ bền, điều khiển chính xác, kịp thời, linh hoạt;
Có vành và lốp xe đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và được che chắn; Thùng xe phải đảm bảo độ cứng, độ bền, phải được lắp đặt chắc chắn; không được rỉ rét, rách nát Chiều rộng của thùng xe phải thuận tiện cho người ngồi không có
Trang 27sơ hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn Nội dung quản
lý, bao gồm:
Lập hồ sơ danh sách các cá nhân, hộ, tổ, đội, hợp tác xã, nghiệp đoàn (chủ thể kinh doanh) tham gia hoạt động vận chuyển hành khách, bằng xe thô sơ, bao gồm cả danh sách phát sinh, định kỳ hàng quý gửi về UBND huyện, thị
xã, thành phố Huế
Quản lý các vị trí đón trả khách trên địa bàn trên cơ sở đề xuất của chủ thể kinh doanh, đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn đô thị, vệ sinh môi trường Kiểm soát, hướng dẫn việc mua, bán, cho, tặng phương tiện theo đúng quy định của pháp luật và việc kê khai giá cước theo hướng dẫn của Sở Tài chính
Thường xuyên tuyên truyền đến chủ thể kinh doanh đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước nói chung và chính sách pháp luật của nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn đô thị nói riêng Kịp thời, biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt Xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật
Khuyến khích ứng dụng công nghệ trong hoạt động vận chuyển, nghiên cứu triển khai dịch vụ gọi xe qua ứng dụng di động; ưu tiên sử dụng hoặc tích hợp lên nền tảng dịch vụ đô thị thông minh Hue-S phục vụ công tác quản lý, giám sát, hỗ trợ vận chuyển hành khách bằng xe thô sơ và các loại xe tương tự trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Về phạm vi, thời gian hoạt động vận chuyển đối với xe thô sơ được hoạt động 24 giờ trong ngày trên các tuyến đường giao thông công cộng trong tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 2820
1.4 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề xích lô
du lịch của một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho thành phố Huế
1.4.1 Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội
Để bảo đảm QLNN đối với xích lô du dịch trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hà Nội chủ trương:
-Xe xích lô phải có giấy chứng nhận đăng ký, điều khiển lưu hành xích lô
và được gắn biển kiểm soát
- Biển kiểm soát phải do Công an thành phố Hà Nội cấp
- Quy định xe xích lô du lịch chỉ được chở khách du lịch và phục vụ nghi
lễ cưới hỏi mang tính truyền thống
- Quy định về khung thời gian, lộ trình hoạt động, địa điểm dừng đỗ đón trả khách…
- Người hành nghề xe xích lô du lịch phải là thành viên của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch bằng xe xích lô
1.4.2 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
Để bảo đảm QLNN đối với xích lô du dịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng đưa ra các tiêu chí sau:
- Giao Trung tâm Xúc tiến Du lịch thành phố Đà Nẵng quản lý trực tiếp đối với người hành nghề xích lô du lịch và xe xích lô du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Quy định xây dựng các chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, kiến thức và
kỹ năng về văn hoá ứng xử văn minh trong công tác phục vụ khách du lịch đối với người hành nghề xích lô du lịch
- Quy định tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã, vật liệu đối với xe xích lô du lịch, như: khung sườn bằng chất liệu inox, có nệm ngồi và mái che màu đỏ…
- Xây dựng bộ trang phục riêng của người hành nghề xích lô du lịch (áo được thiết kế tươi trẻ, hiện đại với tông vàng chủ đạo, kèm hoạ tiết cỏ cây hoa
lá miền nhiệt đới với chiếc mũ cói được điểm thêm logo Danang Fantasticity
vô cùng ấn tượng, góp phần mang lại hình ảnh đẹp hơn trong cái nhìn của du
Trang 2921
khách đến từ khắp nơi)
1.4.3 Kinh nghiệm của thành phố Hội An
Kinh nghiệm của thành phố Hội An trong QLNN đối với hoạt động hành nghề xích lô du lịch:
- Để quản lý người hành nghề xích lô du lịch và xe xích lô du lịch một cách chặt chẽ thành phố Hội An giao cho Phòng Quản lý đô thị và LĐLĐ thành phố
- Các Nghiệp đoàn Xích lô du lịch phải xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, trên cơ sở thảo luận, bàn bạc thống nhất của các thành viên
- LĐLĐ thành phố Hội An chịu trách nhiệm chỉ đạo nghiệp đoàn xích lô
du lịch xây dựng chương trình hoạt động cụ thể, phù hợp, phân công nhiệm
vụ, tập trung tổ chức thực hiện đạt kết quả cao;
- LĐLĐ thành phố Hội An có trách nhiệm phối hợp với Nghiệp đoàn xích
lô du lịch để tuyên truyền, vận động thu hút đoàn viên tham gia các đợt học tập quán triệt chủ trương, nghị quyết của Đảng; chính sách pháp luật của nhà nước, các quy định của công đoàn, thành phố và địa phương; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; tham gia công tác quản lý, đảm bảo trật tự an toàn xã hội
- Thành phố cấm một số phương tiện (ô tô, ô tô điện), chỉ cho phép xe xích lô du lịch, xe đạp, xe máy và người đi bộ…
1.4.4 Bài học cho thành phố Huế
Từ những kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề xích lô du lịch của một số địa phương, thành phố Huế cần rút ra bài học kinh nghiệm cho riêng mình để xây dựng thương hiệu “xích lô Huế” gắn với xây dựng môi trường du lịch “Văn minh - Thân thiện - An toàn - Giàu bản sắc”:
Một là, giao trách nhiệm các phường, xã có người hành nghề xích lô du
lịch bồi dưỡng, tập huấn nâng cao ý thức chất lượng dịch vụ du lịch xích lô Huế trong kinh doanh, tránh làm mất giá trị văn hóa truyền thống Văn hóa Huế;
Hai là, xây dựng bộ tiêu chuẩn về xe xích lô du lịch; về biển tên người
Trang 30Bốn là, quy định về khung thời gian, lộ trình hoạt động, địa điểm dừng đỗ
đón trả khách…Đặc biệt, có thể cấm một số phương tiện tuyến đường Nội Thành chỉ dành cho xe xích lô du lịch, xe đạp và người đi bộ ở một số khung giờ phù hợp
Năm là, xây dựng bộ khung quy định về sức khỏe của người hành nghề
xích lô; hướng dẫn các nghiệp đoàn xích lô du lịch, tổ tự quản xích lô du lịch, HTX xích lô du lịch xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, giá cả… trên cơ sở thảo luận, bàn bạc thống nhất của các thành viên
Trang 3123
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI HÀNH NGHỀ XÍCH LÔ DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Đặc điểm tự nhiên, quá trình hình thành và tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Thành phố Huế nằm ở giữa khu vực miền Trung của đất nước, cách Hà Nội hơn 670 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh hơn 1.000 km trên trục Bắc - Nam của các tuyến đường bộ, sắt, hàng không, biển và trên tuyến hành lang Đông - Tây tuyến đường Xuyên Á Toạ độ địa lý: 107o31‘45‘‘-107o38\' kinh Ðông và 16o30\'‘45‘‘-16o24\' vĩ Bắc
Thành phố Huế có vị trí thuận lợi, hệ sinh thái đa dạng phong phú mà không nơi nào có được, Thành phố có biển, có đồi núi, có đầm phá, hệ thống sông hồ phong phú với phong cảnh hữu tình sông Hương - núi Ngự - đồi Thiên An; đặc biệt là hệ thống chùa chiền, lăng tẩm… Huế được công nhận là Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, qua các kỳ Festival đã từng bước khẳng định vị thế của Huế trong việc tổ chức các hoạt động du lịch, văn hóa, thể dục thể thao Thành phố Huế là một trong ít địa phương của cả nước kết hợp hài hòa văn hóa truyền thống với du lịch, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch khám chữa bệnh…
Thành phố Huế có hai mùa rõ rệt là mùa nóng thì khô và mùa lạnh thì ẩm Nhiệt độ trung bình hàng năm vùng đồng bằng khoảng 24°C - 25°C
2.1.2 Quá trình hình thành
Năm 192 sau Công nguyên vùng đất này thuộc địa bàn nước Lâm Ấp và sau đó là vương quốc Champa kéo dài gần 12 thế kỷ Năm 1306, vua Trần Anh Tông gả Huyền Trân Công chúa cho Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô - Rí
Trang 32Ngày 20-10-1898, dụ của Vua Thành Thái lập thị xã Huế, ngày 30-8-1899 Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định chuẩn y đạo dụ và ngày 12-12-1929 được nâng thành thành phố Huế (địa giới hành chính chỉ gồm 9 phường nằm ngoài Kinh thành, từ phường đệ nhất đến phường đệ cửu, đến năm 1934 được sắp xếp thành 11 phường)
Sau Cách mạng Tháng Tám, thị xã Huế bao gồm cả khu vực nội ngoại thành, là tỉnh lỵ của Thừa Thiên
Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm cải cách hành chính, Huế là thành phố (về sau là thị xã) ngang cấp với tỉnh Thừa Thiên, nhưng tỉnh lỵ Thừa Thiên vẫn đặt tại Huế
Sau năm 1975, Huế là thành phố, tỉnh lỵ của tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) gồm
18 phường và 22 xã, đến năm 1989, Thừa Thiên tách khỏi tỉnh Bình Trị Thiên, Huế là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên Huế
Từ năm 1990 đến 2010, thành phố Huế đã thực hiện nhiều lần chia tách các phường, xã trực thuộc: Ngày 29-9-1990, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 345/HĐBT về việc điều chỉnh lại các địa giới hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế, theo đó thành phố Huế có 18 phường, 5 xã Ngày 29/7/1992, Huế được nâng cấp là thành phố loại 2 Ngày 22/11/1995, Chính phủ ban hành Nghị định 80/CP Theo đó thành phố Huế gồm 20 phường, 5 xã
Tháng 9-2005, Huế tiếp tục được nâng cấp thành đô thị loại 1 trực thuộc
Trang 33và 7 xã
2.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội
Festival Nghề truyền thống Huế các năm với sự đổi mới về nội dung, cách thức triển khai các sự kiện, hình thức huy động vốn xã hội hóa,… được Nhân dân, doanh nghiệp, du khách đánh giá cao; thúc đẩy du lịch, dịch vụ phục hồi sau đại dịch Covid-19 Với tiềm năng và lợi thế di sản văn hóa và các danh hiệu “Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “Thành phố văn hóa ASEAN”, “Thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “Thành phố du lịch sạch ASEAN”, “Thành phố Xanh quốc gia” được khai thác hiệu quả Hoạt động du lịch, dịch vụ trên địa bàn đa dạng về không gian, phong phú về hình thức; bám sát mục tiêu xây dựng môi trường du lịch “Văn minh - thân thiện -
an toàn, giàu bản sắc” Huế được đánh giá là một trong 10 thành phố hàng đầu Châu Á điểm đến lý tưởng để tìm hiểu về lịch sử - văn hóa và những giá trị truyền thống lâu đời (Tạp chí du lịch nổi tiếng Travel & Leisure - tháng 6/2023)
Từ khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, từ năm 2022 đến năm 2023, tình hình du lịch trên địa bàn thành phố Huế đã ổn định trở lại, lượng khách
du lịch đến Huế ngày càng nhiều hơn; doanh thu ngoài quốc doanh năm 2022 vượt 2,85% đã thể hiện sự phục hồi và tăng trưởng nhanh của các thành phần kinh tế, nhất là lĩnh vực dịch vụ, du lịch, thương mại
Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp An Hòa theo kế hoạch Tạo điều kiện các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh cũng như
Trang 3426
việc di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư Chủ động đề xuất
và đã được Tỉnh thống nhất chủ trương bổ sung quy hoạch cụm công nghiệp Hương An, Thủy Bằng Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân trên 10%/năm
Diện tích đất nông nghiệp thành phố từ 785 ha mở rộng lên 5.320 ha, tăng gần 07 lần so với trước ngày 01/7/2021; nuôi trồng thủy sản là lĩnh vực mới với diện tích mặt nước 751,751 ha Ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát triển
mô hình nông nghiệp công nghệ cao; liên kết với doanh nghiệp để phát triển nông nghiệp hữu cơ Quan tâm hỗ trợ các nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2023 trên 2.000 tỷ đồng (giá hiện hành) tăng 9,6% so với năm 2022
Công tác thẩm định điều kiện đền bù và phương án bồi thường hỗ trợ, thu hồi đất, giao đất tái định cư đối với các dự án giải tỏa trên địa bàn thành phố được tích cực thực hiện, đặc biệt là các dự án trọng điểm của Tỉnh, thành phố trong năm 2023, dự án di dời dân cư tại khu vực di tích (giai đoạn 2 từ năm
2022 đến 2025 tại các khu vực: Hồ Tịnh Tâm, Mang Cá, Trấn Bình Đài, Xã Tắc, Hồ Học Hải, Khâm Thiên Giám, Xiển Võ Từ, Lục Bộ, Hệ thống hồ với tổng số hộ dân hiện nay đang triển khai thực hiện khoảng 1.700 hộ)
Thành phố quan tâm, chủ động xây dựng và làm sạch đẹp công viên, điểm xanh, đường phố, tuyến phố đi bộ, tuyến kiệt hưởng ứng xây dựng thành phố
“Bốn mùa hoa”, “sắc hồng cố Đô”, các hoạt động hưởng ứng đề án “Ngày Chủ nhật xanh”, “Chủ nhật vì cộng đồng” của các đơn vị, 36 phường, xã trên địa bàn thành phố được đẩy mạnh tạo khí thế thi đua sôi nổi; công tác kiểm tra, giám sát các trường hợp kiến nghị về hoạt động gây ô nhiễm môi trường theo đơn kiến nghị của công dân cũng như phản ánh qua dịch vụ Đô thị thông minh (Huế -S) tại các phường, xã đã được triển khai kịp thời, các điểm nóng
Trang 3527
môi trường được tập trung xử lý dứt điểm
Xây dựng và triển khai Đề án phát triển giáo dục và đào tạo thành phố Huế giai đoạn 2022 - 2030 và tầm nhìn đến 2045 Huy động các nguồn lực đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Quan tâm công tác chăm lo đời sống người có công với cách mạng, gia đình thương binh, liệt sỹ, các hộ nghèo,… Hỗ trợ người dân gặp khó khăn do Covid-19 với tổng số tiền hơn 65 tỷ đồng Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề
từ 3 tháng trở lên đạt 77% Hỗ trợ giải quyết việc làm 26.000 lượt người lao động; hơn 420 lao động đi xuất khẩu lao động
Năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 1,62% do tăng đột biến 886 hộ nghèo; đến cuối năm 2023 chỉ còn 0,65%
Thành phố đã có quan hệ kết nghĩa, hợp tác với 31 thành phố của các nước trên thế giới, với nhiều hoạt động, chương trình hợp tác văn hóa, giáo dục và kinh tế, hội thảo quốc tế trực tuyến và trực tiếp
2.1.4 Văn hóa
Văn hóa Huế, một nền văn hóa của sự hài hòa và gắn bó giữa môi trường sống và người dân Huế Người ta thường nói văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người trong cuộc sinh tồn của mình, thì con người Huế trong lịch sử vươn lên phía trước đã ứng xử hợp với tự nhiên, để rồi tự nhiên hữu tình vì có con người và cho con người
Văn hóa Huế, một nền văn hóa được làm giàu bởi các dòng văn hóa đô thị
- văn hóa làng (chùa) và văn hóa cung đình (bác học) - văn hóa dân gian không có sự đối lập, loại trừ Nơi chốn thần kinh, tinh hoa văn hóa được dịp hội tụ và phát triển, dòng văn hóa cung đình - bác học xuất hiện với những di sản tinh thần quý giá về các lĩnh vực thơ ca, âm nhạc, nghệ thuật múa, kiến trúc, nghệ thuật trang trí kim cổ, đông tây
Văn hóa Làng xã của những làng quê phản ánh đậm nét phong tục, tập
Trang 3628
quán của cư dân làm nông và nghề thủ công Riêng trong lĩnh vực tín ngưỡng dân gian, hằng năm đều đặn diễn ra những lễ hội, cúng tế ở các làng Trong mỗi làng điều có đình, nơi thờ cúng chư thần, cử hành tế lễ và hội họp của làng khi có việc; Hầu hết các làng ở Huế đều có chùa hoặc niệm Phật đường Trong chùa, niệm Phật đường thì gian chính thờ các vị Phật, còn ở án hậu thờ ngài khai canh các họ của làng Với số lượng trên 150 ngôi chùa lớn, nhỏ, Phật giáo đã và đang có một vai trò quan trọng trong văn hóa dân gian Huế
Có người cho rằng Huế còn là kinh đô của Phật giáo, ở Huế đã hình thành dòng văn hóa chùa, chiền tiêu biểu cho bản sắc của văn hóa Huế
Huế là kinh đô nên các dòng văn hóa khắp nơi đều có mặt, Huế đã dung hợp giữa các dòng văn hóa trên đã làm giàu cho bản sắc văn hóa Huế Theo thời gian, chúng bổ sung và nâng cao cho nhau, làm nên cái bản sắc, "cái hồn cốt" của văn hóa Huế
Nói đến Huế không thể không nói đến di sản kiến trúc ở Huế và phong cách nghệ thuật sống của người Huế Không phải ngẫu nhiên mà người ta vẫn quen gọi thành những cụm từ mang sắc thái tiêu biểu riêng cho Huế, như: người Huế, kiến trúc Huế, nhà vườn Huế, món ăn Huế, màu tím Huế, nón lá Huế, giọng Huế - tiếng Huế, ca Huế Tất nhiên không phải cái gì thuộc về Huế đều là bậc nhất cả Song trong nghệ thuật kiến trúc và phong cách sống, cái đẹp vẫn là nét trội, nét tiêu biểu
2.1.5 Những ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, quá trình hình thành và tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội đến quản lý nhà nước với hoạt động hành nghề xích lô du lịch
Quản lý nhà nước luôn mang tính kế thừa và chịu sự tác động của các yếu
tố tự nhiên, quá trình hình thành và tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội như truyền thống, tập quán, thói quen,… Đặc biệt, đối với Huế với bề dày hơn 700 năm và là Cố đô cuối cùng của Việt Nam, nơi được lưu dữ khá đầy đủ nguyên
Trang 3729
vẹn tổng thể kiến trúc thành quách, cung điện, lăng tẩm, đàn miếu…
“Chúng ta có thành tích và kinh nghiệm về bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, nhưng phần di sản tinh thần được nuôi dưỡng
và bảo lưu trong mỗi con người Huế - phần di sản quan trọng, vẫn chưa được đánh giá, bảo vệ và phát huy đầy đủ Đó là lòng yêu nước; tinh thần hiếu hòa, nhân hậu, trọng lễ nghĩa; coi trọng tri thức, các giá trị tinh thần, luật pháp; ý thức về bản sắc ngôn ngữ, giọng nói, nếp sống, truyền thống văn hóa Những giá trị này cũng không nằm ngoài những phẩm chất của dân tộc, có điều ở Huế nó được hội tụ theo một cách riêng, tạo nên vẻ khác biệt trong con người Huế” Chính những đặc điểm đó, nó chi phối, ảnh hưởng nhất định đối với quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước với hoạt động hành nghề xích lô du lịch nói riêng và tác động của các yếu tố này luôn bao hàm cả hai khả năng tích cực và tiêu cực
2.2 Thực trạng quản lý nhà nước đối với người hành nghề xích lô du lịch ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trước thời điểm điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Việc quản lý nhà nước đối với người hành nghề xích lô du lịch ở thành phố Huế tuy được quan tâm nhưng ở mức vừa phải, chỉ dừng lại ở tuyên truyền, giáo dục đi đôi với xử lý vi phạm theo chuyên đề Cụ thể:
Ngày 07/01/2019, Liên Đoàn Lao động Thừa Thiên - Huế phối hợp với Liên Đoàn Lao động thành phố Huế tổ chức gặp mặt lãnh đạo thành phố với
300 đoàn viên các Nghiệp đoàn xích lô, xe thồ, bốc xếp trực thuộc Nghiệp đoàn xích lô Huế Tại buổi gặp mặt, đại diện lãnh đạo thành phố và các bên liên quan đã trực tiếp đối thoại với đoàn viên nghiệp đoàn trực thuộc về vấn
đề tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông và văn minh đô thị trên địa bàn như: một số đối tượng trá hình đoàn viên nghiệp đoàn để hoạt động xích lô,
Trang 3830
xe thồ chui; quyền lợi khi tham gia nghiệp đoàn; việc phối hợp với các phường trong công tác quản lý đoàn viên nghiệp đoàn, Tại buổi gặp mặt, những ý kiến, thắc mắc của đoàn viên nghiệp đoàn được đại diện các bên liên quan ghi nhận, giải đáp trực tiếp và có kế hoạch điều chỉnh phù hợp, khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong thời gian tới
Hay việc chấn chỉnh tình trạng vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, đi hàng hai, hàng ba… gây mất an toàn giao thông, trật tự an toàn đô thị lực lượng Công
an thành phố đã tổ chức nhiều đợt ra quân, kiên quyết xử lý nghiêm đối với các trường hợp người điều khiển xe xích lô vi phạm Luật Giao thông đường bộ Nhìn chung công tác quản lý nhà nước đối với người hành nghề xích lô du lịch ở thành phố Huế chưa được quan tâm đúng mức, chưa có một văn bản nào dành riêng cho lĩnh vực này Việc quản lý chủ yếu là giao cho các phường, xã nên xe dù, xe gắn mô tơ điện, xe không số, khu vực đậu - đỗ đón, đợi khách tùy tiện và gây nhiều tai tiếng cho xích lô Huế nói riêng và hình ảnh người hành nghề xích lô du lịch ở thành phố Huế nói chung
Từ thời điểm điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết, việc số phường xã tăng lên, diện tích tăng lên, dân số tăng lên… đồng nghĩa, người hành nghề xích lô
du lịch Huế cũng tăng lên dẫn đến những hạn chế bất cập trong quản lý nhà nước nói chung và trong hoạt động xe xích lô trên địa bàn thành phố Huế nói riêng Trên cơ sở đó, ngày 03/8/2022 UBND thành phố Huế đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND về việc đẩy mạnh các giải pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động xe xích lô trên địa bàn thành phố Huế để chỉ đạo các đơn vị
Trang 39Trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý nhà nước của Thành phố đã đồng loạt
ra quân chấn chỉnh hoạt động các phương tiện xe xích lô trên địa bàn Tổ chức thống kê, tổng hợp danh sách các cá nhân, hộ, tổ, đội tham gia hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe xích lô trên địa bàn
Đặc biệt, các phường, xã có người hành nghề xích lô chịu trách nhiệm và tăng cường quản lý toàn bộ các đối tượng đang hoạt động hành nghề xích lô trên địa bàn mình về đảm bảo trật tự tại khu vực dừng, đỗ, số lượng người đang hoạt động hành nghề bằng xe xích lô, xử lý các trường hợp vi phạm an toàn giao thông, gây mất trật tự trên địa bàn, chèo kéo hành khách ảnh hưởng đến môi trường du lịch Thành lập các tổ tự quản và tổ chức cho các thành viên đến từ các tổ tự quản xích lô, xe thồ ký cam kết đảm bảo văn hoá giao thông, văn hoá ứng xử với người dân và du khách
Thành phố tổ chức các điểm dừng, đỗ xe xích lô trên địa bàn; cắm biển báo điểm dừng, đỗ đảm bảo yêu cầu trật tự an toàn giao thông của địa phương Tăng cường công tác quản lý nghiệp đoàn xích lô; xây dựng hoàn chỉnh quy chế hoạt động đối với nghiệp đoàn xích lô làm cơ sở cho việc tổ chức quản lý và hoạt động hiệu quả Trong đó lưu ý các điều khoản hỗ trợ các thành viên về cấp biển hiệu (thẻ đeo), sơn xe, trang phục áo, bố trí điểm dừng đỗ, Tổ chức lấy ý kiến của các thành viên trong nghiệp đoàn xích lô để xây dựng khung giá cước theo giờ, theo km hoặc theo tuyến vận chuyển; trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện