CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐIVỚI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ VỐN NGÂN SÁCHNHÀNƯỚC
Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốnngân sáchnhànước
Xây dựng cơ bản là hoạt động xây dựng có chức năng tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định có tổ chức sản xuất và không có tổ chức sản xuất các ngành kinh tế thông qua các hoạt động xây dựng mới, xây dựng mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hóa hay khôi phục các tài sản cốđịnh. Đầu tư xây dựng cơ bản là đầu tư các tài sản cố định nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, xây dựng cơ bản là một bộ phận của hoạt động đầu tư, đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước là việc chi đầu tư xây dựng cơ bản.
Chi đầu tư xây dựng cơ bảnlà nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội [6]
Công trình xây dựnglà sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.
Hoạt động xây dựnggồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
Hoạt động đầu tư xây dựnglà quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng.
Hoạt động xây dựnggồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án ĐTXD công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
Hoạt động ĐTXD đòi hỏi một số lượng lớn về vốn, lao động và vật tư xây dựng Nguồn vốn được phân bổ trong suốt quá trình đầu tư, vì vậy chúng ta phải có kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, đồng thời có kế hoạch phân bổ nguồn lao động, vật tư thiết bị phù hợp đảm bảo cho công trình hoàn thành đúng chất lượng, trong thời gian ngắn, chi phí thấp mang lại hiệu quả kinh tếcao.
Sản phẩm của ĐTXD là đơn chiếc, cố định,nơi sản xuất chính là nơi tiêu thụ sản phẩm nên sản xuất phải di động, tư liệu sản xuất, nhân công lao động cũng phải di động khiến cho công tác quản lý phức tạphơn.
Sản phẩm của ĐTXD có quy mô, khối lượng lớn, thi công ngoài trờinên phải chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, dễ hư hỏng, thất lạc.
Thời gian của một chu kỳ đầu tư kéo dàinên quá trình đầu tư dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội dẫn đến tổng vốn đầu tư công trình có nhiều biến đổi lớn, thường là tăng lên so với dự kiến ban đầu Do vậy nhiều dự án đầu tư hoàn thành chậm tiến độ hoặc bị phá sản.
Các sản phẩm của ĐTXD có giá trị sử dụng lâu dài, có khi hàng trăm, hàng nghìn năm
Hoạt động ĐTXD rất phức tạp liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, diễn ra không những ở phạm vi một địa phương mà còn nhiều địa phương với nhau Vì vậy cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các địa phương, các ngành, các cấp trong quản lý quá trình đầu tư, bên cạnh đó phải quy định rõ phạm vi trách nhiệm của các chủ thể tham gia đầu tư và vẫn phải đảm bảo được tính tập trung dân chủ vì mục tiêu chung.
Dự án đầu tư xây dựnglà tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xâydựng.
Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựnggồm Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
Cơ quan chuyên môn về xây dựnglà cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấphuyện.
Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tưlà cơ quan, tổ chức có chuyên môn phù hợp với tính chất, nội dung của dự án và được người quyết định đầu tư giao nhiệm vụ thẩm định.[7]
1.1.2 Sự cần thiết phải quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhànước Đầu tư xây dựng tác động đến sự ổn định, tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đấtnước. Đầu tư xây dựng được tăng cường sẽ làm tăng hiệu suất lao động và dịch vụ của ngành, phát triển và hình thành những ngành mới để phục vụ, nâng cao năng lực sản xuất nền kinh tế quốc dân Từ đó góp phần tăng nhanh giá trị sản xuất và tổng giá trị sản phẩm trong nước; tăng tích luỹ, đồng thời nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân lao động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cơ bản về chính trị, kinh tế - xãhội.
Như vậy đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động rất quan trọng, là một giai đoạn trong quá trình thực hiện đầu tư phát triển, nó có vai trò quyết định trực tiếp đến sự hình thành chiến lược phát triển kinh tế từng thời kỳ; góp phần làm thay đổi cơ chế quản lý, chính sách kinh tế của Nhà nước.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từnguồn vốn ngân sáchnhànước
Là các yếu tố như thiên tai, các rủi ro hệ lụy từ sự biến động của nền kinhtếthế giới, của cả nước tác động tới địa phương, các chính sách, chiến lược kinh tế ở tầm vi mô, vĩ mô của Nhànước.
Phải tính toán các phương án dự phòng để giảm các thiệt hại xảy ra.
Công nghiệp hoá là nhiệm vụ trọng tâm của đất nước và ảnh hưởng đến các chính sách kinh tế khác Việc chọn chiến lược công nghiệp hoá đúng góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
Các chính sách kinh tế gồm:
Chính sách định hướng phát triển kinh tế như: Chính sách công nghiệp, chính sách thương mại, chính sách đầu tư
Chính sách làm công cụ điều tiết vĩ mô hoặc vi mô như: Chính sách tài khoá (công cụ chủ yếu là chính sách thuế và chi tiêu của Chính Phủ), chính sách tiền tệ (công cụ là chính sách lãi suất và mức cung ứng tiền), chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách khấu hao
Các chính sách kinh tế tác động đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, chiều hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là hệ thống quan điểm định hướng của Đảng, củaNhà nước về phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, theo vùng kinh tế trong từng giai đoạn.
Việc thực hiện có cơ sở khoa học, thực tiễn để đầu tư có ưu tiên, có trọng điểm các công trình xây dựng cơ bản, lượng vốn đầu tư, bố trí cụ thể, thích hợp từng dự án, từng công trình, tránh việc đầu tư dàn trải để thu được hiệu quả nguồn lực đầu tư. Định mức đơn giá dự toán trong XDCB là yếu tố quan trọng và là căn cứ tính toán về mặt kinh tế của dự án Nếu xác định sai định mức đơn giá cũng như sai lầm trong thiết kế, khi đã được phê duyệt thì đó là những sai lầm lãng phí hợp pháp và rất khó sửa chữa Vì vậy, tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải tính đúng, tính đủ và phù hợp với độ dài thời gian xây dựng công trình.
1.2.1.3 Công tác tổ chức quản lý đầu tư xâydựng.
Công tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng bao gồm nhiều nội dung nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược vàquyhoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đạihoá.
Quản lý chặt chẽ theo đúng trình tự XDCB đối với các dự án thuộc nguồn vốn NSNN gồm:
- Phân cấp quản lý theo tính chất, quy mô, loại dự án đầutư;
- Công tác kế hoạch hoá đầutư;
- Công tác giám định đầu tư các dự án do cơ quan có thẩm quyền quyết định đầutư;
- Công tác xây dựng cơ chế, chính sách về quy hoạch quản lý đầu tư xâydựng;
- Công tác chuẩn bị đầu tư, thăm dò thị trường, thu thập tài liệu, khảo sát môi trường sinh thái, điều tra khí tượng thuỷ văn, lập dự án đầu tư, khảo sát thiếtkế,
- Công tác đấu thầu xây dựng;
- Công tác tổ chức chuẩn bị thực hiện dự án, quản lý thi công xây lắp, triển khai thực hiện dự án đầutư;
- Công tác kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn đầutư;
- Công tác tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoànthành.
Chất lượng của công tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng nói trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đầu tư.
1.2.1.4 Nhân tố khoa học côngnghệ
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã làm tăng năng suất lao động, giúp cải tiến nhiều trong quá trình tổ chức thi công, rút ngắn thời gian hoàn thành công trình.
Nguồn lực tài chính của mỗi chủ đầu tư đều có giới hạn nhất định, đây là một yếu tố nội tại chi phối việc quyết định đầu tư Do vậy, cần đưa ra các giải pháp quản lý và huy động vốn đầu tư cho dự án để nâng cao hiệu quả kinh tế của dựán.
1.2.1.6 Hệ thống kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng vốn đầu tưXDCB
Hệ thống kiểm tra, giám sát là một chức năng quan trọng của quản lý nhà nước góp phần ngăn ngừa, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật thông qua các cuộc thanh tra.
XDCB là một lĩnh vực phức tạp về mặt kỹ thuật và có nhiều lợi ích đan xen, ràng buộc, nhiều người, nhiều tổ chức can thiệp vào công việc này làm cho nguồn lực dễ bị chi phối, lãng phí, thất thoát, phát sinh nhiều cách lách luật và vận dụng cục bộ địa phương gây hại đến lợi ích nước nhà Đây là một lĩnh vực rất cần có vai trò kiểm tra, giám sát mới có thể quản lý, sử dụng vốn tốt nhất là kiểm tra đột xuất Tuy nhiên muốn nâng cao kết quả công tác này phải coi trọng nguyên tắc khách quan, trung thực, công khai minh bạch và tuân thủ phápluật.
1.2.1.7 Tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoànthành.
Nhân tố này là một trong hai nhân tố cấu thành hiệu quả vốn đầu tư thuộc mắt xích cuối cùng của sợi dây chuyền hiệu quả Lợi ích kinh tế của vốn đầu tưlà kết quả của việc tổ chức khai thác các đối tượng đầu tư hoàn thành.
Tổ chức khai thác các đối tượng đầu tư hoàn thành có kết quả tốt hay không lại phụ thuộc vào nhiều nhân tố:
- Mức độ đúng đắn, thích hợp của việc chọn mô hình chiến lược kinh tế và tác động của công tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng tác động đến kết quả khai thác các đối tượng đầu tư hoànthành.
- Các nhân tố thuộc bản thân tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành như công tác quản lý, tổ chức sản xuất, công tác nghiên và phát triển sản xuất, công tác tiếpthị
Các nhân tố trên có thể tác động độc lập hay tác động tổng hợp đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Nhân tố con người là nhân tố vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bởi vì cho dù khi đã có cơ chế chính sách đúng, môi trường đầu tư thuận lợi nhưng năng lực quản lý đầu tư xây dựng yếu kém, luôn có xu hướng tìm kẽ hở trong chính sách để tham nhũng thì công tác quản lý vốn sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn.
Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về quản lý đầu tư XDCB từ vốn Ngân sáchnhànước
1.3.1 Kinhnghiệm của một số quốcgia
Nhật Bản: Là quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới, đi trước nước ta nhiều năm, vì vậy các kinh nghiệm về quản lý, triển khai các chương trình chính sách công của Nhà nước rất đáng được quan tâm xem xét Qua nghiên cứu một số tài liệu, việc thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư công của Nhật Bản có một số nội dung đáng quan tâm như sau:
Thứ nhất, chính phủ Nhật Bản xây dựng các quy định pháp luật thúc đẩy đảm bảo chất lượng công trình xây dựng cơ bản của nhà nước bắt đầu từ việc lựa chọn nhà thầu xây dựng đảm bảo hiệu quả kinh tế đồng thời đảm bảo năng lực thi công công trình;
Thứ hai, bên cạnh cơ quan quản lý và điều hành đầu tư công ngoài chính phủ và các tập đoàn công cộng còn có các tổ chức hợp tác đầu tư giữa nhà nước và tưnhân;
Thứ ba, thực hiện giám sát đánh giá chính sáchcảtừ nội bộ và từ bên ngoài Chính phủ ban hành Luật đánh giá chính sách có hiệu lực từ năm 2001, tất cả các bộ chịu trách nhiệm đánh giá nội bộ tất cả các chính sách, chương trình thuộc bộ quản lý; ngoài ra còn quy định về giám sát đánh giá từ bên ngoài nhằm kiểm chứng lại những giám sát đánh giá nội bộ Kết quả đánhgiálà cơ sở cho việc phân bổ ngân sách Tất cả các báo cáo đánh giá chính sách được phát hành hàng năm để cho tất cả các đối tượng liênquan,quantâmđếngiámsát đánhgiáchínhsáchđềucóthểđượctiếpcận.
Hàn Quốc:Sau khủng hoảng kinh tế 1997 các nhà nghiên cứu đã rút ra một số nguyên nhân của các tồn tại yếu kém trong quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước như sau:
Một là, thiếu sự hợp tác của các cơ quan chức năng Không có hệ thống trao đổi thông tin về thẩm định, kiểm toán, kiểm tra đã được thực hiện giữa các cơ quan chức năng, thiếu sự phối hợp, sự kế thừa, mỗi cơ quan chỉ thực hiện nhiệm vụ của mình làm cho quá trình quản lý mang tính rời rạc và không rút ra được các biện pháp nhằm tăng hiệu quả quản lý vốn đầu tư.
Hai là, cán bộ quản lý thiếu chuyên nghiệp và không được đào tạo đầy đủ, phù hợp.
Ba là, không rõ ràng về trách nhiệm của các cơ quan quản lý Có sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ của một số cơ quan quản lý và chưa thực hiện được kiểm toán độc lập (cơ quan thực hiện dự toán, thực hiện ngân sách đồng thời là cơ quan kiểm tra, kiểm toán)
Bốn là, hướng dẫn đánh giá đầu tư không phù hợp thựctế,hiệu lựccủacác đề nghị sau đánh giá thấp, không có tính pháp lý và ràng buộc Các phương pháp đánh giá đơn giản và áp dụng giống nhau cho tất cả các dự án Công tác đánh giá như là nhiệm vụ hành chính, các kiến nghị đề xuất sau đánh giá không được xem xét áp dụng cho các quá trìnhkếtiếp.
Từ đó, bên cạnh việc khắc phục các tồn tại yếu kém trên, các nhà quản lý còn đề racác cải cách trong quản lý chi tiêu côngnhư:
+ Đưa ra nhiều biện pháp để đảm bảo chi đầu tư công liên tụcđượcgiám sát và đánh giá cẩn thận, như: Xây dựngbộtiêu chí đánh giá, chấm điểm các hoạt động của cơ quan nhà nước, theo đó hàng năm sẽ đánh giá, chấm điểm đối với từng chương trình, dự án để xem xét tính hiệu quả và việc chi tiêu kinh phí NSNN cho các hoạt động; Tăng cường vai trò giám sátcủangười dân thông qua quyền đề xuất các sáng kiến, giải pháp, kiến nghị vớicáccơ quan nhà nước trong việc sử dụng NSNN tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí… Để thực hiện được điều này, Hàn Quốc có cơ chế khen thưởng rõràngđối với những giải pháp được chấpthuận.
+ Áp dụng các phương pháp mới trong quản lý: Thực hiện đầu tư dựa trên nguồn ngân sách; Kiểm tra việc hoàn thành thực hiện; Nghiên cứu khả thi sơ bộ; Khuyến khích khen thưởng cho tiết kiệm chi tiêu, thực hiện chi tiêu có hiệu quả.
+ Hệ thống ngân sách được thực hiện và quản lý tập trung, Chính phủ ban hành khung chi tiêu trung hạn (5 năm) cùng với chính sách ngân sách từ trên xuống.
Trung Quốclà quốc gia lớn với nền văn hoá có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam.
Chính phủ Trung Quốc cũng đang thực hiện các biện pháp phòng, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB tại các dự án sử dụng NSNN và các nguồn khác của nhà nước Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được phân quyền theo cấp ngân sách: Trung ương, tỉnh, thành phố và cấp huyện, xã Cấp có thẩm quyền quyết định việc phân bổ ngân sách có toàn quyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn từ ngân sách của cấpmình.
Trước khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án phải lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan của ngân sách cấp trên.
Việc thực hiện được triển khai ở tất cả các bước như: chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công và tổng mức đầu tư, giá xây dựng, đấu thầu… thông qua Hội đồng thẩm định của từng cấp và lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cùng cấp và cơ quan cấp vốn.
Hội đồng thẩm định của từng cấp do cơ quan quản lý chuyên ngành thành lập Thành viên Hội đồng thẩm định bao gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định của từng dự án cụ thể.
Quản lý đầu tư công tại các dự án ở Trung Quốc vẫn còn xảy ra tình trạng phát sinh chi phí vượt dự toán như dự án đường sắt Bắc Kinh - Thiên Tân Intercity đã tăng đến 75% chi phí Nguyên nhân cơ bản là vì thay đổi quy hoạch xây dựng đường sắt từ vận tốc 200km/giờ sau đã được nâng cấp thành350km/giờ.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNGCƠ BẢN TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINHBÌNH
Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnhNinhBình
Ninh Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ nằm ở cực nam miền Bắc và khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam Ninh Bình tiếp giáp với 4 tỉnh: Nam Định ở phía đông, biển vịnh Bắc Bộ ở phía đông nam, Thanh Hóa ở phía tây nam, Hòa Bình ở phía tây bắc, Hà Nam ở phía bắc, Trung tâm thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía nam.[10]
Hình 2 1 Thành phố Ninh Bình
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình) 2.1.2 Kinhtế xãhội
Năm 2021, mặc dù dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến hầu hết các ngành kinh tế Bên cạnh đó, thiên tai, bão lũ, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm gây khó khăn cho sản xuất và đời sống Tuy nhiên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành tập trung cho công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo sứckhỏe,đờisốngcủanhândân,cócác biệnpháptíchcựckhôiphụcvàpháttriển kinh tế Do đó tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 của Ninh Bình vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Tổng sản phẩm xã hội (GRDP) trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 42.517,2 tỷ đồng, tăng 6,35% so với năm 2020, cao thứ 4 vùng đồng bằng sông Hồng và cao thứ 10 toàn quốc [11]
Hình 2 2 Tổng sản phẩm trong nước
(Nguồn: Trang thông tin điện tử Cục thống kê tỉnh Ninh Bình)
Hình 2 3 Cơ cấu vốn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
(Nguồn: Trang thông tin điện tử Cục thống kê tỉnh Ninh Bình)
Hình 2 4 Chỉ số sản xuất công nghiệp các năm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
(Nguồn: Trang thông tin điện tử Cục thống kê tỉnh Ninh Bình)
Hình 2 5 Thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
(Nguồn: Trang thông tin điện tử Cục thống kê tỉnh Ninh Bình)
Thực trạng quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN tại tỉnhNinhBình
2.2.1 Cácvăn bản và các chính sách liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bảntừ vốnNSNN
Hiện nay công tác quản lý, thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được Đảng và Nhà nước cùng các Bộ, Ngành và địa phương đặc biệt quan tâm, đảm bảo cho việc sử dụng kinh phí NSNN tiết kiệm, hiệu quả, góp phần hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Tinh thần đó được thể hiện xuyên suốt trong quá trình điều hành, chỉ đạo được thể hiện trong các Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 Hội nghị lần 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 03/8/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018; các văn bản chỉ đạo điều hành của Trung ương và địa phương về đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư (Văn bản 6480/VPCP-KTTH ngày 22/7/2019 của Văn phòng Chính phủ, các văn bản của Bộ Tài chính số: 11456/BTC- NSNN ngày 26/9/2019, 11256/BTC-QLN ngày 24/9/2019; các văn bản của UBND tỉnh số: 119/UBND-VP4 ngày 22/3/2019, 463/UBND-VP5 ngày 27/9/2019)….[12]
- Căn cứ luật đầu tư công số: 39/2019/QH14 ngày 13-06-2019 được Quốc hội thông qua quy định việc quản lý, sử dụng vốn, quản lý nhà nước, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công;[13]
- Căn cứ Luật Xây dựng hợp nhất Số: 02/VBHN-VPQH ngày 15/07/2020 quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xâydựng;
- Căn cứ Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 quy định quản lý nhà nước về đấu thầu, trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu;[14]
- Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/04/2020 của Chính phủ : Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;[15]
- Nghị định số 113/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 09 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết điểm Đ khoản 3 điều 3 luật sửa đổi bổ sungmộtsố điều của luật xây dựng [16];
- Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 của Chính phủ Về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; [17]
- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;[18]
Các thông tư, thông tư liên tịch và các văn bản liên quan khác.
2.2.2 Quản lý, thống nhất quy hoạch xây dựng, các hoạt động quản lý dự án trênđịa bàn tỉnh NinhBình
Quy hoạch giao thông Ninh Bình
Giao thông đường bộ: Xây dựng, nâng cấp hoàn thiện hệ thống giao thông đối ngoại như: Quốc lộ 1 đạt quy mô 4 làn xe, quốc lộ 10 đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe, quốc lộ 38B đạt tiêu chuẩn đường cấp II, 2 làn xe Xây dựng mới 3 bến xe khách đạt tiêu chuẩn loại I.
Giao thông đường sắt: Xây dựng hoàn chỉnh ga đường sắt mới tại phường Nam Bình, ga đường sắt hiện tại chuyển đổi thành ga hàng hóa, kho bãi tập kết hàng hóa; đến năm
2020, hoàn thành cải tạo, nâng cấp đường sắt quốc gia hiện có đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc gia cấp I.
Giao thông đường thủy: Cải tạo nạo vét luồng tuyến, nâng cấp, xây mới các cảng, bến thủy dọc các sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc phục vụ giao thông thủy liên kết với mạng lưới vận tải và du lịch toàn quốc.
Giao thông đường không: Xây dựng mới sân bay taxi Tràng An tại khu vực Sơn Lai phù hợp với quy hoạch ngành giao thông vận tải.
Giao thông đô thị: Mạng lưới đường xây dựng theo mạng ô bàn cờ, hình thành các trục chính theo hướng Đông - Tây và Bắc - Nam, đảm bảo quy chuẩn xây dựng.
Giao thông nông thôn: Cải tạo nâng cấp các tuyến đường hiện có; đến năm 2015 100% đường xã được bê tông xi măng hoặc nhựa hóa; đến năm 2020 mật độ đường giao thông nông thôn đạt trên 3 km/km2.
Giao thông công cộng: Xây dựng hệ thống xe bus vận tải hành khách công cộng đô thị và liên kết với khu vực lân cận; xây dựng một số tuyến xe bus nhanh kết nối khu vực trung tâm với Khu du lịch Tràng An - Bái Đính - Cúc Phương; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng bằng xe bus đạt trên 30% vào năm 2020 và trên 40% vào năm 2030 trên tổng lượng hành khách.
Giao thông đường thủy: Cải tạo, nạo vét, nâng cấp các tuyến đường thủy nội địa và hệ thống luồng lạch, thung nước trong các khu du lịch đảm bảo kết nối đường thủy nội địa; xây dựng mới Cảng hành khách Hoàng Long, cảng hành khách Ninh Bình, các bến thuyền phục vụ du lịch đường thủy.
Các dự án ưu tiên đầu tư tại Ninh Bình
Giao thông: Xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam, đoạn Ninh Bình - Thanh Hóa qua địa bàn tỉnh Ninh Bình, nâng cấp tuyến quốc lộ 10, quốc lộ 12B, xây dựng hoàn thiện tuyến tránh quốc lộ 1 (ĐT 447 kéo dài).
Chuẩn bị kỹ thuật: Triển khai dự án đầu tư xử lý cấp bách hệ thống chống ngập lụt thành phố Ninh Bìnhv à h u y ệ n H o a L ư ( x â y d ự n g t r ạ m b ơ m B ạ c h
Cấp nước: Xây dựng nhà máy nước Bái Đính, quy mô 5.000 m3/ngày đêm Xây dựng đường ống cấp nước chính D200, D150 Bái Đính - Kim Sơn, Bái Đính - Cúc Phương.
Cấp điện: Triển khai theo các quy hoạch phát triển điện lực được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thoát nước thải: Triển khai dự án hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải tại khu vực trung tâm thành phố Ninh Bình.
Xúc tiến đầu tư các dự án trọng điểm: Các trung tâm chuyên ngành, trung tâm CBD, trung tâm hành chính…
Tạo điều kiện và đa dạng hóa các hình thức phát triển nhà ở: Phát triển theo dự án khu đô thị tập trung, phát triển nhà xã hội…
Xây dựng chương trình bảo tồn di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.
Khu vực đô thị trung tâm thành phố Ninh Bình
Gồm thành phố Ninh Bình và thị trấn Thiên Tôn, phát triển mở rộng về phía Bắc đến sông Hoàng Long, phía Đông đến sông Đáy, về phía Tây đến đường tránh quốc lộ 1A và về phía Nam đến hành lang cao tốc Bắc Nam; là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa, lịch sử, dịch vụ, y tế, giáo dục đào tạo chất lượng cao tỉnh Ninh Bình. Dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 29,6 vạn người; đất xây dựng đô thị khoảng
5.331 ha, được chia thành ba phân khu:
Khu đô thị hiện hữu: Là trung tâm thành phố Ninh Bình hiện nay, có giới hạn phía Bắc đến đường Vạn Hạnh và Trịnh Tú, phía Tây giáp đường tránh quốc lộ 1A (ĐT447 kéo dài), phía Nam đến hết phường Thanh Bình và đường Ngô Gia Tự, phía Đông đến sông Đáy; là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ của Tỉnh và đô thị Ninh Bình Dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 11,88 vạn người; đất xây dựng đô thị khoảng 1.853 ha Định hướng pháttriển:
ĐánhgiáchungvềtìnhhìnhquảnlýđầutưXDCBtừvốnngânsáchnhànước
Một là, công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư công đã được thực hiện theo một quy trình hợp lý; việc phân công chức năng nhiệm vụ các đơn vị, bộ phận rõ ràng, phù hợp với các quy định về quản lý đầu tư công do Nhà nước ban hành Trình tự, thủ tục và thời gian thực hiện hoàn thành công tác giao kế hoạch vốn được đảm bảo; Tính đến 8/7/2020, tổng số vốn kế hoạch năm 2020, tỉnh Ninh Bình đã giải ngân đạt 2.162,481 tỷ đồng, bằng 71,22% kế hoạch vốn (tỷ lệ giải ngân của cả nước là 30,22%) Thống kê trên Cổng thông tin Quốc gia về giám sát và đánh giá đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ lệ giải ngân của tỉnh Ninh Bình luôn đứng trong top 10 đơn vị, địa phương có tỷ lệ giải ngân cao trên toàn quốc.[23]
Hai là, công tác cấp phát, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã được các đơn vị liên quan cơ bản thực hiện nghiêm túc đúng các hướng dẫn của Bộ Tài chính về quyết toán vốn đầu tư, đảm bảo đúng quy trình;
Ba là, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát vốn đầu tư công được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh được các cơ quan chức năng theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Tài chính Các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cơ bản đều được tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá đầu tư định kỳ hoặc đột xuất của các cơ quan, đặc biệt là các công trình trọng điểm, có mức đầu tư lớn đã được kiểm toán nhà nước triển khai thực hiện;
Bốn là, đối với công tác quyết toán dự án hoàn thành tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; Văn bản số 4819/BTC-ĐT ngày 08/4/2016 của Bộ Tài chính; Văn bản số 13496/ BTC-ĐT ngày 09/10/2017 của Bộ Tài chính về việc xử lý dứt điểm tình trạng tồn đọng quyết toán các dự án hoàn thành từ năm 2005 đến năm 2014 do không đủ hồ sơ quyết toán và sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của UBNDtỉnhbằng tổ chức các hội nghị chuyên đề hoặc làm việc trực tiếp với các đơn vị Chủ đầu tư (Ban quản lý dự án) để bàn giải pháp tháo gỡ những tồn tại, khó khăn, vướng mắc đối với nhóm dự án hoặc từng dự án cụ thể Trên cơ sở các văn bản, Thông báo kết luận,cơquan Tài chính các cấp đã tập trung nhân lực, tích cực đẩy nhanh thực hiện thẩm tra và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán được các dự án hoàn thành từ năm 2014 trở vềtrước.
Công tác quản lý, thanh quyết toán vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian qua còn một số điểm hạn chế như sau:
Thứ nhất,công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Ninh Bình còn có những hạn chế Kế hoạch vốn đầu tư còn tình trạng trùng lặp; kế hoạch dự toán được đưa ra thấp so với thực tế triển khai dự án đầu tư, dẫn đến tình trạng thiếu chủ động trong việc cân đối vốn NSNN cho các dự án, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng hoàn thiện của các dự án trên địa bàntỉnh;
Thứ hai,công tác chuẩn bị đầu tư của các dự án còn chậm;
Thứ ba,một số dự án trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã triển khai nhưng chưa được hoàn chỉnh các thủ tục dự án về giải phóng mặt bằng tái định cư, phương án bồi thường hỗ trợ, dự toán chi phí bồi thường hỗ trợ và tái định cư Công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn chậm làm kéo dài thời gian thi công, gây ứ đọng vốn đầu tư, tăng chi phí đầu tư do biến động giá…;
Thứ tư,chưa xử lý kịp thời những vướng mắc về thủ tục thanh, quyết toán, nên hiệu quả còn thấp, chưa chấp hành đầy đủ các chế độ tài chính kế toán nhà nước hiện hành;
Thứ năm,công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát vốn đầu tư công còn nhiều hạn chế Tình trạng nợ đọng XDCB vẫn ở mức cao;
Thứ sáu,các điều kiện và nguồn lực chưa được chuẩn bị đầy đủ Cơ quan cấp phát vốn chưa hướng dẫn đầy đủ thủ tục để chủ đầu tư hiểu và bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thanh toán ;
2.3.3 Nguyên nhân của những hạnchế
Những hạn chế trong công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có những nguyên nhân chủ quan và khách quan chính nhưsau: a Nguyên nhân chủquan
Thứ nhất, trong công tác chỉ đạo điều hành của các chính quyền cấp huyện, cấp xã chưa thật sát sao Việc quản lý chương trình, dự án còn phân tán, chưa tập trung Khâu chuẩn bị chương trình, dự án còn yếu kém, nên chưa chủ động trong việc đề xuấtvớiTỉnh, Trung ương để được bố trí vốn đầu tư Đây chính là nguyên nhân quan trọng và trực tiếp nhất dẫn đến hạn chế về công tác xây dựng kế hoạchvốn;
Thứ hai,năng lực các đơn vị liên quan đến các công tác đầu tư còn hạn chế Các chủ đầu tư chưa kiên quyết xử lý nhà thầu có năng lực thực tế không đúng hồ sơ dự thầu;
Thứ ba, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư còn nhiều bất cập như đã nêu ở phần hạn chế ở trên, chưa tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các dự án; nhận thức chưa rõ ràng của người dân về mục tiêu đầu tư xây dựng các dự án đầu tư xâydựng;
Thứ tư, việc cung cấp thông tin về tiến độ thực hiện, số liệu giải ngân thanh toán, những khó khăn, vướng mắc đề xuất giải pháp tháo gỡ… theo chế độ báo cáo quy định chưa được một số đơn vị chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh quan tâm, đôi khi còn không đầy đủ, thiếu chính xác gây khó khăn và mất rất nhiều thời gian cho cơ quan tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.
Thứ năm,Công tác giám sát đầu tư của các đơn vị chức năng bị xem nhẹ; Công tác theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án, chế độ báo cáo từ cơ sở và phản hồi thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước chưa được thực hiện nghiêm túc theo các quy định của pháp luật hiệnhành;
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦUTƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀNTỈNHNINHBÌNH
Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Ninh Bình giai đoạn2020-2025
3.1.1 Phươnghướng đầu tư XDCB phục vụ phát triểnKT-XH
Xây dựng những giải pháp cơ bản khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, cụ thể:
Xây dựng, hoàn thiện bộ máy quản lý vốn đầu tư;
Xây dựng, hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Nâng cao chất lượng công tác cấp phát, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn NSNN;
Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN;
Khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế, phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững theo hướng tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ, đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tạo ra giá trị hàng hoá cao phục vụ nhu cầu đôthị; Đa dạng hoá hình thức huy động các nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý đô thị, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đời sống vật chất, tinh thần của nhândân;
Tăng cường, củng cố quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị, phát triển đô thị theo hướng hiện đại, bền vững;
Xây dựng, hoàn thiện cơ chế thuê tổ chức quản lý dự án đầu tư XDCB Trừ một số dự án đơn giản, nhỏ lẻ cần nghiên cứu ban hành cơ chế bắt buộc phải thuê tư vấn quản lý điều hành dự án Với hình thức là một tổ chức chuyên nghiệp, độc lập, làm thuê cho chủ đầu tư thông qua hợp đồng kinh tế Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án và chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đã được quy định trong Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, bộ ngành trung ương Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các chủ đầu tư các dự án trên địa bàn thường chỉ chọn hình thức tự quản lý dự án và giao nhiệm vụ này cho ban quản lý dự án do chủ đầu tư tự lập hoặc cấp quyết định đầu tư lập, mối quan hệ triển khai công việc chỉ là mối quan hệ phối hợp công tác chắc chắn sẽ không hiệu quả, không chuyên nghiệp bằng mối quan hệ trên cơ sở hợp đồng kinh tế như khi triển khai hình thức thuê tư vấn quản lý dự án Mặt khác, triển khai thuê tư vấn quản lý dự án sẽ phù hợp hơn với nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước mà chúng ta đang thực hiện và chắc chắn nó sẽ chuyên nghiệp hơn, tiết kiệm hơn, đỡ thất thoát lãng phí hơn, dễ quản lý hơn so với việc thành lập một ban quản lý dự án với biên chế tổ chức bộ máy và ngân sách để duy trì hoạt động cho bộ máyđó;
Làm tốt công tác huy động, gắn với phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển Tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực; sản phẩm; quy hoạch đô thị làm căn cứ xây dựng chương trình và kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;
Triển khai thực hiện Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu gắn với tiếp tục tăng cường quản lý đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn kết chặt chẽ với kế hoạch đầu tư trung hạn và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020), bố trí tập trung, có trọng tâm, trọng điểm,đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng, cơ cấu ngành, lĩnh vực đượcChính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân huyện giao Trong đó quan tâm, bố trí thực hiện các nhiệm vụ sau: Đầu tư nâng cấp, sửa chữa đường giao thông đến trung tâm xã; chương trình nông thôn mới; các công trình phòng, chống giảm nhẹ thiên tai; các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, an sinh xã hội Trong từng nguồn vốn ưu tiên bố trí thanh toán nợ xây dựng cơ bản, số vốncònlạibốtríchocá c dựán chuyển tiếpđ ể thực h i ệ n t h e o đ ú n g tiếnđộ đã phê duyệt Chỉ bố trí khởi công mới sau khi đã thực hiện hết các nhiệm vụ trên và phải rõ khả năng cân đối, đủ thủ tục đầu tư;
Việc cân đối bố trí các nguồn lực phải đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theo hướng bền vững, tạo sức lan tỏa và động lực thúc đẩy giữa vùng kinh tế Các nguồn vốn ngân sách tập trung đầu tư theo hướng ưu tiên các công trình, dự án cấp thiết, trọng điểm, các dự án thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội theo hình thức đối tác công - tư (PPP) Hỗ trợ một phần ngân sách để thực hiện các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn: mô hình khuyến nông, mô hình trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao;
Nâng cao giám sát, kiểm tra, đánh giá việc quản lý và sử dụng vốn của các dự án đầu tư trong tất cả các khâu từ quy hoạch, lập dự án, thẩm định, thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán côngtrình;
Khuyến khích thành lập các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, ở khu vực nông thôn Hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho lao động nông thôn, quỹ hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất
Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng; huy động, cho vay vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu cho vay vốn phát triển sản xuất của các thành phần kinh tế, nhất là các đối tượng ưu tiên trong phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn, hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ ngân hàng, mạng lưới và dịch vụ ngân hàng đến các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.
Quản lý và khai thác tốt các nguồn thu để đầu tư trở lại phục vụ tốt mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững Tăng cường các biện pháp quản lý thu, nhất là các nguồn thu từ kinh doanh công thương nghiệp - dịch vụ, các khoản thu từ cấp quyền sử dụng đất; chống thất thu, gian lận thương mại, trốn thuế Phấn đấu hoàn thành toàn diện và vượt dự toán thu ngân sách Nhànước.
3.1.2 Quan điểm trong quản lý vốn đầu tư trong những nămtới
Cần nâng cao hiệu quả quản lý, thanh quyết toán vốn đầu tư XDCB, sử dụng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh.
Giải quyết tình trạng thiếu chủ động trong việc cân đối vốn NSNN cho các dự án, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng hoàn thiện của các dự án trên địa bàn tỉnh.
Xử lý kịp thời những vướng mắc về thủ tục, nâng cao hiệu quả trong công tác thanh, quyết toán các dự án, công trình, chấp hành đầy đủ các chế độ tài chính kế toán nhà nước hiện hành.
Huy động rộng rãi các tổ chức xã hội, các nhà chuyên môn, những người thụ hưởng hoặc bị ảnh hưởng từ dự án tham gia vào quá trình thực hiện, theo dõi đánh giá nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu suất của các chương trình, dự án.
Xây dựng các chế tài trong việc xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý dự án cũng còn chưa nghiêm, khiến tiến độ thực hiện còn kéo dài gây lãng phí, giảm hiệu quả đầu tư.
Rà soát sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện theo tinh thần các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, các bộ ngành trung ương tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để triển khai thực hiện quản lý vốn đầu tư trên địa bàn trong đó trọng tâm phải bổ sung sửa đổi các nội dungsau:
Căn cứ đề xuấtgiải pháp
pháp Cơ sở chính trị, pháplý
Chủ trương của Đảng, Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật (Luật, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các bộ ngành, các văn bản quy phạm pháp luật khác của Trung ương và địaphương.
Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 Hội nghị lần 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạngiaiđoạn 2016-2020;[24]
Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 03/8/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công;[25]
Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018; [26]
Các văn bản chỉ đạo điều hành của Trung ương và địa phương về đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư (Văn bản 6480/VPCP-KTTH ngày 22/7/2019 của Văn phòng Chính phủ, các văn bản của Bộ Tài chính số: 11456/BTC-NSNN ngày 26/9/2019, 11256/BTC- QLN ngày 24/9/2019;
Các văn bản của UBND tỉnh số: 119/UBND-VP4 ngày 22/3/2019, 463/UBND-VP5 ngày 27/9/2019)….
Thực tế công tác quản lý vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN hiện nay còn cồng kềnh, chồng chéo, rườm rà, phức tạp dẫn đến không đảm bảo có hiệu quả và chặt chẽ trong quản lý Đây là rào cản lớn đối với tăng trưởng kinh tế và hiệu quả đầu tư.
Nguồn vốn đầu tư thuộc khu vực nhà nước tuy giai đoạn gần đây có giảm, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội Nguồn vốn đầu tư từ NSNN chiếm tỷ trọng cao, chủ yếu chỉ tập trung vào những lĩnh hạ tầng cơ sở, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng, ; những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người Những lĩnh vực này không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận rất thấp, thậm chí hầu hết không thu hồi được vốn nên các nguồn vốn khác không muốn đầu tư.
Các dự án đầu tư công còn dàn trải, phân tán khiến đầu tư chậm, thiếu đồng bộ, gây thất thoát, lãng phí và kém hiệu quả Hơn nữa, nhiều dự án sau khi hoàn thành không đưa vào sử dụng, khai thác Qua đó, có thể nhận thấy hiệu quả đầu tư công còn thấp Trong bối cảnh tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương các cấp quyết tâm nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư từ nguồn NSNN. Để giải quyết những hạn chế, trên cơ sở định hướng, chính sách của Đảng, Nhà nước,cần phải có các đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền về hoàn thiện thể chế, tăng cường sự phối hợp tham gia của các bên liên quan, bố trí hợp lý các nguồn lực, có các giải pháp đồng bộ, kiện toàn tổ chức, tăng cường năng lực quản lý và thực hiện các chương trình, dự án nhằm sử dụng có hiệu quả các khoản đầu tư; đồng thời, tiếp tục vận động, thu hút, huy động các nguồn lực mới để đầu tư cho phát triển, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh NinhBình.
Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngânsách Nhà nước trên địa bàn TỉnhNinhBình
3.3.1 Nhóm giải pháp, kiến nghị về luật pháp, chínhsách
Có những chính sách, chế độ, chế tài và những hướng dẫn thực hiện tạo điều kiện thực hiện Luật nghiêm túc, hiệu quả.
Xây dựng luật và hướng dẫn thi hànhluật, chính sách một cách đơn giản, dễ hiểu giải quyết kịp thời, triệt để các vướng mắc, khó khăn.
Các biện pháp phổ biến luật pháp, chính sách:
- Họp báo, thông cáo báo chí về văn bản quy phạm phápluật;
- Đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điệntử;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đạichúng;
- Tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu phápluật;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tốcáo
Thực tế hiện nay, các dự án đầu tư xây dựng có nhiều hạng mục công trình thuộc nhiều chuyên ngành kỹ thuật và cấp khác nhau, nếu tất cả các hạng mục này đều phải tính theo hạng mục công trình chính và trình thẩm định sẽ kéo dài quá trình thực hiện dự án, gây ảnh hưởng đến tiến độ chung của cả dự án Do vậy, cần quy định cụ thể về việc phân cấp thẩm định, thẩm tra đối với từng cấp của hạng mục Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra không có sự thống nhất giữa các ngành Mỗi ngành lại có thanh tra riêng của Sở và kế hoạch thanh tra các doanh nghiệp không có ai là đầu mối, dẫn đến tình trạng trong một thời điểm một doanh nghiệp xây dựng có thể đón tiếp vài đoàn thanhtra.
3.3.2 Nhóm giải pháp về xúc tiến đầutư
Thứ nhất, hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.
- Các đơn vị đăng ký kế hoạch vốn với Sở Kế hoạch và đầu tư theo quy định hiệnhành;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm rà soát, tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ hoặc điều chỉnh, bổ sung vốn đầu tư công hàng năm theo đúng các quy định tại điểm a, điểm b Điều 8 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ và khoản 10 Điều 3 Thông tư số 122/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ Tài chính; đồng thời chịu trách nhiệmđônđốc các chủ đầu tư cung cấp mã dự án trong trường hợp khi tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ hoặc điều chỉnh, bổ sung vốn đầu tư công hàng năm mà chưa có mã dự án theo quyđịnh;
- Cơ quan tài chính (Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện) chịu trách nhiệm nhập và phê duyệt vốn kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hàng năm trên Tabmis theo phân cấp và quy định hiện hành Cơ quan tài chính không chịu trách nhiệm việc chậm giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công của các dự án đã có Quyết định phân bổ hoặc điều chỉnh, bổ sung vốn đầu tư công nhưng chưa có mã dự án do chủ đầu tư không kịp thời cung cấp mã dự án hoặc do Sở Kế hoạch và Đầu tư không tổng hợp mã dự án khi tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ hoặc điều chỉnh, bổ sung vốn đầu tư công theo mẫu quyđịnh. Để làm tốt công tác lập và phân bổ kế hoạch đầu tư Công trên địa bàn tỉnh cần căn cứ vào các tài liệu sau đây:
- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có) và báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư được cấp có thẩm quyền phêduyệt;
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật thi công công trình trên địa bàntỉnh;
- Khối lượng công tác xây lắp tính theo thiết kế phù hợp với danh mục của đơn giá XDCB;
- Danh mục và số lượng các thiết bị công nghệ, các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất,là mv iệc, s i n h h oạt c ầ n p hải l ắ p đ ặ t t h e o yê uc ầ u sản x uấ t c ủ a c ô n g tr ìn h x â y dựng;
- Giá thiết bị theo kết quả đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh mua sắm thiết bị phục vụ cho dựán;
- Định mức các chi phí, phí tính theo tỷ lệ % hoặc các bảng giá theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ Tài chính, Bộ Xâydựng;
- Các chế độ, chính sách liên quan do Bộ Xây dựng và các cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Thứ hai,có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực các đơn vị có liên quan đến công tác đầu tư xây dựng cơ bản; nâng cao chất lượng công tác xây dựng dự toán và phân bổ dự toán cho công tác đầu tư XDCB hàngnăm.
- Trên cơ sở yêu cầu về đầu tư xây dựng các công trình, UBND tỉnh Ninh Bình cần chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương, các Sở, ban, ngành cần xây dựng lộ trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương trên cơ sở nguồn lực ngân sách có thể bố trí được để tránh đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, cần xác định được dự án XDCB nào là trọng tâm, ưu tiên, cấp bách tập trung nguồn lực đầu tư để dự án hoàn thành phát huy được tối ưu hiệu quả kinh tế - xãhội.
- Công tác chuẩn bị lập dự án, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư cho năm sau phải đảm bảo hoàn thành xong trước ngày 31/10 của năm trước để các cấp trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch và chủ động bố trí nguồn vốn cho từng dự án trên địa bàntỉnh.
- Hoàn chỉnh công tác bố trí và cấp phát nguồn vốn đầu tư cho các dự án XDCB sử dụng nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh NinhBình.
Chấp hành nghiêm Nghị quyết của HĐND tỉnh trong việc phân bổ dự toán chi đầu tư XDCB trong năm, hạn chế cấp bổ sung kinh phí cho đầu tư XDCB, nhằm từng bước hạn chế và đẩy lùi nạn tiêu cực trong quản lý dự án đầu tư XDCB sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Nâng cao chất lượng trong công tác thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình hoànthành.Tậptrungnguồnvốnngânsáchthanhtoánchocácdựánhoànthànhđưa vào sử dụng đã được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
- Xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm trong quản lý dự án, làm rõ trách nhiệm cá nhân trong công tác thẩm định, phê duyệt dự án khi không chủ động bố trí được nguồn vốn thanh toán dự án hoặc chậm quyết toán vốn đầu tư cũng như quyết toán dự án hoànthành.
Trong thời gian tới, công tác phân bổ vốn đầu tư XDCB cho các danh mục công trình dự án, điều hành kế hoạch vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, UBND tỉnh cần chỉ đạo sát sao nhằm tháo gỡ những khó khăn và điều chỉnh,bổsung tăng kế hoạch vốn đầu tư XDCB cho các dự án có nhu cầu, giảm kế hoạch vốn đối với các dự án không có khả năng thực hiện được hoặc hiệu quảthấp.
Thứ ba,giám sát chặt chẽ các bước thực hiện của công tác đầu tư xây dựng cơ bản để thực hiện đúng và đảm bảo đúng tiến độ, đặc biệt lưu ý và có phương án giải phóng mặt bằng tối ưu nhanh chóng đúng hoặc vượt tiến độ là để không ảnh hưởng đến tiến độ của các giai đoạn tiếp theo, từ đó giảm thiểu, tránh được ảnh hưởng của biến động trượt giá, việc ứ đọng vốn,…
- Đơn vị tư vấn giám sát thi công, đại diện của chủ đầu tư có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ quá trình thi công của nhàthầu;
- Mọi kết quả kiểm tra phải được ghi vào biên bản và nhật ký thi công theo quyđịnh;
- Nếu phát hiện sai sót về thiết kế, thi công phải liên hệ chủ đầu tư để báo cáo ngay và phối hợp nhà thầu chỉnh sửa kịpthời;
- Xác nhận bản vẽ hoàn công côngtrình;
- Phối hợp tổ chức nghiệm thu công trình theo quy định của Luật xâydựng;
- Kiểm tra tài liệu phục vụ quá trình nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục, nghiệm thu côngtrình;
- Khi có nghi ngờ về chất lượng, phải tiến hành kiểm định lại chất lượng các hạng mục, công trình xâydựng;
- Phối hợp giải quyết các vấn đề, vướng mắc phát sinh trong quá trình thicông.
Thứ tư,Có những hướng dẫn cụ thể về xử lý tình huống liên quan đến vướng mắc của thủ tục thanh quyết toán thông qua các cuộc họp, buổi tập huấn địnhkỳ.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến của tỉnh để cập nhật và dễ dàng tra cứu thông tin hướng dẫn lên quan dến thủ tục thanh quyếttoán;